Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng và sự vận dụng để giải quyết quan hệ giữa phát triển kinh tế với đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn Triết học Mác – Lênin
Trong quá trình nghiên cứu xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen không chỉ nghiên cứu xã hội thông qua mối quan hệ biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà còn nghiên cứu cả những quan hệ khác. Trong đó mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng . Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Bộ môn: Những NLCB của CNMLN ---------- TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
Đề tài: Số 36: Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến
trúc thượng tầng và sự vận dụng để giải quyết mối
quan hệ giữa phát triển kinh tế với đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Nhóm SVTT: STT 81.Hồ Thị Thu Nhàn- 21136190
82. Nguyễn Lê Đức Nhân- 21136192
85. Nguyễn Ngọc Nhi- 21136194
87. Trần Thị Bảo Nhi- 21136196
90. Huỳnh Trần Hiệp Nữ- 21136063
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thúy Cường Tp HCM, 12-2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Bộ môn: Những NLCB của CNMLN ---------- TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
Đề tài: Số 36: Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến
trúc thượng tầng và sự vận dụng để giải quyết mối
quan hệ giữa phát triển kinh tế với đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Nhóm SVTT: STT 81.Hồ Thị Thu Nhàn- 21136190
82. Nguyễn Lê Đức Nhân- 21136192
85. Nguyễn Ngọc Nhi- 21136194
87. Trần Thị Bảo Nhi- 21136196
90. Huỳnh Trần Hiệp Nữ- 21136063
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thúy Cường Tp HCM, 12-2021
DANH SÁCH THÀNH VIÊN TAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021
Tên đề tài: Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng và sự vận
dụng để giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với đổi mới chính trị ở
Việt Nam hiện nay TỈ LỆ % STT
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN HOÀN THÀNH 1 Nguyễn Lê Đức Nhân 21136192 100% 2 Nguyễn Ngọc Nhi 21136194 100% 3 Huỳnh Trần Hiệp Nữ 21136063 100% 4 Hồ Thị Thu Nhàn 21136190 100% 5 Trần Thị Bảo Nhi 21136196 100% Ghi chú:
- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia. - Trưởng nhóm: N guyễn Lê Đức Nhân SĐT: 0384167768
- Nhận xét của giáo viên
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………. MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
B. PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 2
I. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ
BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG
TẦNG.................................................................................................................. 2
1.1 Khái niệm. .................................................................................................. 2
1.1.1. Cơ sở hạ tầng và các yếu tố cấu thành ................................................... 3
1.2 Mối quan hệ xã hội giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.............. 3
1.2.1 Cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng ....... 5
1.2.2 Kiến trúc hạ tầng mang tính độc lập tương đối và tác động trở lại cơ sở
hạ tầng .............................................................................................................. 5
II. SỰ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ
TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG ĐỂ GIẢI QUYẾT QUAN HỆ
GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY............................................................................................... 6
2.1. Thời kì trước đổi mới ( trước 1986) ......................................................... 6
2.1.1. Thực trạng nền kinh tế trước khi tiến hành đổi mới .............................. 6
2.1.2.Những thiếu sót còn tồn tại ................................................................... 12
2.2. Thời kỳ đổi mới ( từ 1986 đến nay) ....................................................... 13
2.2.1. Những thành tựu về kinh tế- chính trị đã đạt được .............................. 13
2.2.2. Những thiếu sót còn tồn tại .................................................................. 15
2.3 Các giải pháp và phương hướng đề nghị ................................................. 16
2.3.1.Xây dựng kiến trúc thượng tầng chính trị phù hợp với cơ sở hạ tầng .. 18
2.3.2.Vai trò định hướng của nhà nước trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam ................................................................................ 19
III. TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN ....................................................... 20
3.1 Tích cực học tập và rèn luyện các kỹ năng cần thiết: .............................. 20
3.2. Vận dụng lý thuyết để phát triển thực hành ............................................ 21
3.3 Tích cực tham gia các hoạt động xây dựng bảo vệ tổ quốc ..................... 21
3.4 Tích cực tham gia vào việc phòng chống Covid-1
9 ................................ 23
C. KẾT LUẬN ................................................................................................. 24
D. PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 25 A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong quá trình nghiên cứu xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen không chỉ nghiên cứu
xã hội thông qua mối quan hệ biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất mà còn nghiên cứu cả những quan hệ khác. Trong đó mối quan hệ biện chứng
giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng được xem là một quy luật chung
chi phối sự vận động và phát triển của xã hội loài người. Trong quá trình phát triển
của bất kỳ chế độ xã hội nào từ xưa đến nay, mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đây là một trong
những nội dung cơ bản của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa duy
vật lịch sử, là phương pháp luận khoa học để nhận thức, cải tạo xã hội, vạch ra
những quy luật cơ bản của sự vận động phát triển xã hội. Tuy nhiên, đây là một kết
cấu kinh tế năng động, phong phú được phản chiếu trên nền kiến trúc thượng tầng
và đặt ra đòi hỏi khách quan là nền kiến trúc thượng tầng cũng phải đổi mới để đáp
ứng đòi hỏi của cơ sở kinh tế. Do đó, trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần theo định hướng xã hội ở nước ta, cần vận dụng và quán triệt quan hệ
biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Chính vì vậy nên việc
nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết mối quan hệ này là rất cần thiết, nó giúp chúng
ta tìm hiểu và xác định những định hướng đúng đắn để khắc phục những mâu
thuẫn nội tại trong xã hội nhằm duy trì và củng cố sự ổn định của chế độ xã hội
hiện thời. Việt Nam cũng không là một ngoại lệ, trong công cuộc đổi mới ở đất
nước ta hiện nay, chúng ta cần nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng
và kiến trúc thượng tầng, từ đó dựa trên cơ sở điều kiện thực tiễn của nước ta nhằm
mục đích vận dụng và quán triệt mối quan hệ này vào việc định hướng phát triển
nền kinh tế kết hợp với củng cố hệ thống chính trị, đổi mới một cách toàn diện và
triệt để sâu sắc, tiến lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trong khuôn khổ nhỏ của tập tiểu luận này nhóm em xin trình bày một cách ngắn
gọn về Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng và sự vận dụng để 1
giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với đổi mới chính trị ở Việt Nam
hiện nay, cùng một số giải pháp, ý kiến đề xuất của nhóm em. Do kiến thức của tụi
em còn rất có hạn và vốn hiểu biết hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót trong quá trình viết tiểu luận, rất mong nhận được sự đóng góp của cô. B. PHẦN NỘI DUNG
I. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỀ MỐI QUAN
HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG 1.1 Khái niệm.
- Cơ sở hạ tầng (CSHT): là toàn bộ những quan hệ sản xuất (QHSX) hợp thành cơ
cấu kinh tế của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định.
Khái niệm CSHT phản ánh chức năng xã hội của các QHSX với tư cách là cơ sở
kinh tế của các hiện tượng xã hội. CSHT của một xã hội cụ thể bao gồm những
CSHT thống trị, những QHSX tàn dư của xã hội trước và những QHSX là mầm
mống của xã hội sau. Trong một CSHT có nhiều thành phần kinh tế, nhiều QHSX
thì kiểu QHSX thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các thành phần
kinh tế và các kiểu QHSX khác; nó quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng
chung của toàn bộ đời sống kinh tế xã hội. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, tính
giai cấp của cơ sở hạ tầng là do kiểu QHSX thống trị quy định. Tính chất đối
kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp và sự xung đột giai cấp bắt nguồn từ ngay trong CSHT.
- Kiến trúc thượng tầng (KTTT): là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội,
những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành
trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
KTTT của xã hội có đối kháng giai cấp bao gồm: hệ tư tưởng và thể chế giai cấp
thống trị, tàn dư của các quan điểm của xã hội trước để lại; quan điểm và tổ chức 2
của các giai cấp trung gian. Tính chất hệ tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định
tính chất cơ bản của KTTT trong một hình thái xã hội nhất định. Trong đó bộ phận
mạnh nhất của KTTT là nhà nước- công cụ của giai cấp thống trị tiêu biểu cho chế
độ xã hội về mặt chính trị, pháp lý. Chính nhờ có nhà nước mà tư tưởng của giai
cấp thống trị mới thống trị được toàn bộ đời sống xã hội. [1]
1.1.1. Cơ sở hạ tầng và các yếu tố cấu thành - Cơ sở hạ tầng
+ Cấu trúc của cơ sở hạ tầng:
* Quan hệ sản xuất thống trị
* Quan hệ sản xuất mầm mống
* Quan hệ sản xuất tàn dư
- Kiến trúc thượng tầng
+ Cấu trúc của kiến trúc thượng tầng:
* Tư tưởng xã hội: tư tưởng chính trị, đạo đức, pháp quyền, triết học, nghệ thuật, tôn giáo...
* Thiết chế xã hội: nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể , công đoàn và tổ chức xã hội. [2]
1.2. Mối quan hệ xã hội giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
- Vài nét về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong chủ nghĩa xã hội:
+ Cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa và kiến trúc thượng tầng không phát sinh một
cách tự phát trong xã hội cũ mà nảy sinh thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa. 3
+ Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng phải được thực hiện từng bước với những hình thức và quy mô
phù hợp, tránh khuynh hướng chủ quan, duy ý chí.
+ Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa khi được phát triển đầy
đủ và hoàn thiện sẽ có tính ưu việt: cơ sở hạ tầng không còn mâu thuẫn đối kháng ,
cơ cấu kinh tế không có sự đối lập về lợi ích kinh tế; Kiến trúc thượng tầng là sự
nhất trí về chính trị và tinh thần trong toàn xã hội, dựa trên hệ tư tưởng của giai cấp
công nhân, thể hiện vai trò của nhà nước và pháp luật.
- Ý nghĩa trong đời sống xã hội:
+ Đây Là cơ sở khoa học để nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính
trị. Kinh tế và chính trị có mối quan hệ biện chứng, trong đó kinh tế quyết định
chính trị, chính trị tác động trở lại đối với kinh tế.
- Trong nhận thức và thực tiễn, nếu tách rời và tuyệt đối hóa một yếu tố nào đều là sai lầm:
* Nếu tuyệt đối hóa kinh tế, hạ thấp,coi thường hoặc phủ nhận yếu tố chính trị là
rơi vào quan điểm duy vật tầm thường, dẫn đến vô chính phủ, bất chấp kỉ cương, pháp luật.
* Nếu tuyệt đối hóa chính trị, hạ thấp, coi thường, bỏ qua hoặc phủ nhận vai trò
của kinh tế sẽ dẫn đến duy tâm, duy ý chí, nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn.
- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm đến
việc nâng cao nhận thức và thực hiện quy tắc này. Trong thời kì đổi mới, Đảng ta
chủ trương đổi mới toàn diện cả kinh tế và chính trị, trong đó đổi mới kinh tế là
trung tâm, đồng thời đổi mới chính trị từng bước, thận trọng, vững chắc với những
hình thức và bước đi thích hợp. [3] 4
1.2.1. Cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng
- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
+ Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung, tính chất của kiến trúc thượng tầng:
* Mỗi cơ sở hạ tầng đều tạo nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng.
* Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị
thống trị về chính trị, đời sống tinh thần của xã hội.
+ Cơ sở hạ tầng quyết định sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng:
* Khi cơ sở hạ tầng thay đổi, thì sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng cũng thay
đổi theo. Nguyên nhân của sự thay đổi đó, xét đến cùng là do sự phát triển của lực lượng sản xuất.
* Quá trình này không chỉ diễn ra từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái
kinh tế - xã hội khác, mà còn diễn ra trong bản thân mỗi hình thái kinh tế - xã hội.
* Sự thay đổi của cơ sở hạ tầng kéo theo sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng là
rất phức tạp. Có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng
cùng với sự thay đổi của cơ sở hạ tầng (chính trị, pháp luật.), Có những yếu tố thay
đổi chậm (nghệ thuật, tôn giáo), hoặc có những yếu tố vẫn được kế thừa trong xã hội mới. [4]
1.2.2. Kiến trúc hạ tầng mang tính độc lập tương đối và tác động
trở lại cơ sở hạ tầng
Kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối và có vai trò tác động trở lại lên cơ sở hạ tầng. 5
+ Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng thể hiện trước tiên ở chức năng
chính trị xã hội của nó
+ Trong xã hội chủ nghĩa, kiến trúc thượng tầng, đặc biệt là nhà nước giữ vai trò cực kỳ quan trọng.
+ Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng nếu có cùng chiều với cơ sở hạ tầng
thì sự tác động này thúc đẩy tiến bộ xã hội. Nếu không cùng chiều mà là trường
hợp ngược chiều (trái quy luật), tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở
hạ tầng sẽ là tiêu cực, cản trở và ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội.[5]
II. SỰ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ
HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG ĐỂ GIẢI QUYẾT
QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI ĐỔI MỚI CHÍNH
TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thời kì trước đổi mới (trước 1986)
2.1.1. Thực trạng nền kinh tế trước khi tiến hành đổi mới
Trước năm 1986,nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế có hai hình thức sở hữu , hai
loại hình kinh tế chủ yếu là xí nghiệp quốc doanh và tập thể , chỉ có một ít là loại
hình kinh tế cá thể ,chưa có kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài .
Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ
thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới . Các doanh nghiệp hoạt
động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu
pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuất nguồn vật tư , tiền vốn, định
giá sản phẩm,tổ chức bộ máy , nhân sự , tiền lương… điều độ các cấp có thẩm
quyền quyết định . Trong quá trình sản xuất và trao đổi , các yếu tố thị trường như
cung cầu , giá cả có tác động điều tiết quá trình sản xuất hàng hóa , phân bổ các
nguồn lực kinh tế và tài nguyên thiên nhiên như vốn , tư liệu sản xuất , sức lao
động ,…Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất ,kinh
doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và 6
pháp lý đối với các quyết định của mình . Thiệt hại vật chất do các doanh nghiệp
làm chủ hoạt động kinh doanh , nền kinh tế xuất hiện dựa trên cơ sở phân công lao
động xã hội và các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất . Các doanh nghiệp không
có quyền tự chủ sản xuất , kinh doanh ,cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối
với kết quả sản xuất , kinh doanh.
Lịch sử kinh tế Việt Nam giai đoạn 1976-1986 hay còn gọi là Thời kỳ bao cấp
đồng thời là giai đoạn của những tìm tòi để thoát khỏi mô hình này. Gồm 3 thời kỳ
chủ yếu: Thời kì xác lập mô hình kinh tế chung cho cả nước, thời kỳ đổi mới, thời kỳ siết lại.
Thời kì xác lập mô hình kinh tế chung cho cả nước : Ngày 30 tháng 4 năm 1975,
Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, nước Việt Nam thống nhất. Tại đây, Đại hội quyết
nghị đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đổi tên Đảng thành
Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả
nước. Nội dung chính của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội là:
Thứ nhất, thực hiện sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Sản xuất lớn có nghĩa là nền
kinh tế dựa vào những đơn vị có quy mô lớn, huyện trở thành pháo đài kinh tế-xã
hội, các tỉnh được sáp nhập lại còn 29 tỉnh. Còn sản xuất xã hội chủ nghĩa tức là
nền kinh tế dựa vào 2 thành phần kinh tế cơ bản: quốc doanh (trong công và
thương nghiệp) và tập thể (trong nông nghiệp - với hợp tác xã cấp cao là nòng cốt).
Để thực hiện được sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, cần tiến hành đồng thời 3 cuộc
cách mạng: quan hệ sản xuất, khoa học kỹ thuật, và văn hóa tư tưởng. Cách mạng
quan hệ sản xuất có nội dung cơ bản là cải tạo các thành phần kinh tế tư nhân, cá
thể, biến chúng thành các thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể - gọi chung là
cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, làm chủ tập thể. Đây là một tư tưởng do Lê Duẩn sáng tạo mà rất ít người
hiểu, kể cả các nhà triết học. 7
Thứ ba, áp dụng chế độ kế hoạch hóa tập trung. Đây là mô hình chung ở các nước xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư, công nghiệp nặng được lựa chọn làm ngành động lực chính của tăng
trưởng và phát triển kinh tế.
Thứ năm, Nhà nước độc quyền về kinh tế đối ngoại.
Cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam:
Hợp tác hóa: Việc hợp tác hóa ở miền Nam được tiến hành khẩn trương trong các
năm từ 1977 đến 1980.Theo kế hoạch thì ruộng đất được tập hợp lại để tổ chức
canh tác tập thể, sản phẩm được phân chia căn cứ theo mức đóng góp. Máy móc
nông nghiệp của nông dân bị trưng mua để thành lập các tập đoàn phục vụ sản xuất
nông nghiệp. Tuy nhiên tình hình kinh tế Miền Nam không thích hợp với mô hình
hợp tác hóa vì chương trình "Người cày có ruộng" vào đầu thập niên 1970 đã phân
phối ruộng đất khiến đa số nông dân Miền Nam thuộc hạng trung nông với năng
suất khá cao. Hơn nữa chính quyền cũng đã nhận thấy lịch sử hợp tác hóa ở miền
Bắc đã gặp nhiều thất bại nên hợp tác hóa ở miền Nam cũng bị bỏ dở.
Cải tạo công thương nghiệp: Cuối tháng 8 năm 1975, Bộ Chính trị Đảng Lao động
Việt Nam đã chỉ đạo tiến hành các chiến dịch cải tạo. Tiếp theo, Thường vụ Trung
ương Cục miền Nam thông qua một kế hoạch nhắm vào tư sản mại bản, gọi bằng
mật danh là Chiến dịch X2. Trong Chiến dịch X2, nhiều nhà tư sản lớn của miền
Nam đã bị bắt, tài sản của họ bị tịch thu. các hoạt động cải tạo công thương ở miền
Nam cho đến trước năm 1978 vẫn diễn ra một cách thận trọng.Từ năm 1978, hoạt
động cải tạo công thương nghiệp diễn ra mạnh hơn.
Thống nhất tiền tệ :Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam thống nhất lãnh thổ
và tiếp sau đó là thống nhất về chế độ chính trị. Một trong số đó là việc tồn tại
đồng thời 2 đơn vị tiền tệ: Đồng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đồng của 8
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Mặt khác, quốc hiệu của Việt
Nam đã được đổi thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không dùng quốc
hiệu cũ vẫn ghi trên các đơn vị tiền tệ đang lưu thông. Ngày 02 tháng 5 năm 1978,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đã ra quyết nghị số 230 NQ-QH/K về việc
Thống nhất tiền tệ trong cả nước, thu đổi tiền Ngân hàng Nhà nước hiện đang lưu
hành ở hai miền Việt Nam và phát hành tiền mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hội nhập kinh tế: Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ lập tức triển khai cấm
vận kinh tế đối với Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ khoảng 1 năm sau, Hoa Kỳ đã có dấu
hiệu muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam. Tổng thống Gerald Ford đề nghị Quốc
hội Hoa Kỳ tạm ngừng cấm vận Việt Nam trong 6 tháng để tạo điều kiện cho trao
đổi giữa 2 nước. Hoa Kỳ tuyên bố sẵn sàng bỏ cấm vận Việt Nam và tiến hành
viện trợ nhân đạo nếu Việt Nam trao trả hài cốt binh sĩ Hoa Kỳ và không đặt vấn
đề bồi thường chiến tranh. Ngày 4 tháng 5 năm 1977, Hoa Kỳ đồng ý để Việt Nam
vào Liên Hợp Quốc. Đông Nam Á muốn tạo dựng mối quan hệ hữu nghị với Việt
Nam. Dù có quan hệ quốc tế khá thuận lợi để đẩy mạnh hội nhập kinh tế rộng rãi,
nhưng Việt Nam đã không tranh thủ
Việc thực hiện kế hoạch kinh tế 5 năm 1976-1980 gặp nhiều khó khăn. Trước tiên
là nguồn viện trợ từ phía các nước xã hội chủ nghĩa giảm sút. Các nguồn viện trợ
này gồm những mặt hàng quan trọng như gạo, sợi, đường, sữa, vải vóc, thuốc men,
v.v… Sau khi tham gia Hội đồng Tương trợ Kinh tế, Việt Nam phải theo thể chế
giá của khối này, trong đó có nguyên tắc giá trượt. Thứ hai, từ năm 1978, Khmer
Đỏ tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Chi tiêu cho quốc phòng của Việt
Nam vì vậy tăng mạnh. Thứ ba, cuối năm 1978 và cả năm 1979, đồng bằng sông
Cửu Long chịu những trận lũ lớn. Diện tích canh tác bị ngập úng tới 5-6 tháng.
Thứ tư, và quan trọng, là cơ chế kinh tế mới áp dụng ở miền Nam đã khiến cho nền
kinh tế miền Nam nói riêng và cả nước nói chung sa sút. 9
Thời kỳ đổi mới
Xé rào ở cơ sở : Do đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn, do sản xuất ách
tắc, các cơ sở kinh tế và địa phương đã tìm những cách thức để giải quyết khó khăn
và ách tắc của mình. Sau khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế, Liên
Xô đã cử các chuyên gia kinh tế sang giúp Việt Nam. Nội dung của lớp học phù
hợp với nhu cầu tìm tòi hướng đi mới của các cán bộ Việt Nam, vừa là cái ô che
chở cho những cán bộ có tinh thần đổi mới bởi lẽ Đổi mới tư duy ở Trung ương:
Nhận ra những bất cập của cơ chế kinh tế hiện hành, từ những kết quả tích cực của
phong trào «phá rào» ở cơ sở, Nhà nước Việt Nam cũng bắt đầu có một số thay đổi
trong chính sách quản lý kinh tế.
Cho phép kết hợp kế hoạch hóa với cơ chế thị trường:
Sử dụng lại kinh tế tư nhân bao gồm cả tư bản tư nhân dưới sự quản lý của Nhà nước.
Sửa lại giá lương thực và giá các nông sản khác theo hướng dựa trên thỏa thuận.
Cho phép địa phương tiến hành xuất nhập khẩu.
Cải cách giá-lương: Thời kỳ 1979-1982 là thời kỳ có những chuyển biến trong tư
duy về kế hoạch hóa kinh tế, về chính sách giá thu mua nông sản, về khoán sản
xuất. Tuy nhiên, cũng có những hậu quả tiêu cực như tình trạng tranh mua, tranh
bán đẩy giá lên cao, tình trạng kế hoạch tập trung của nhà nước bị các đơn vị kinh
tế không chấp hành do mải chạy theo kế hoạch 2 (kế hoạch liên doanh liên kết) và
kế hoạch 3 (kế hoạch làm ăn kiểu thị trường). Những mặt tiêu cực này đã khiến
hình thành chủ trương xét lại, thể hiện rõ qua Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ
V vào tháng 3 năm 1982, hội nghị lần thứ 1 (tháng 9/1982), thứ 3 (tháng 12/1982),
thứ 4 (tháng 6/1983)và thứ 5 (12/1983) của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
V, chiến dịch Z-30, v.v... Giữa lúc chủ trương uốn nắn lại được đẩy mạnh thì Chủ 10
tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh trước vốn là được xem là người bảo thủ đã
có những thay đổi lớn về tư duy, đặc biệt là sau khi nghiên cứu những kết quả của
các cải cách thời kỳ 1979-1982 và đi thực tiễn địa phương ở nhiều nơi.Ông đã nêu
ra ý kiến cần đổi mới và phải đổi mới triệt để tại các hội nghị trung ương lần thứ 6,
và 7.. Đến hội nghị trung ương 8 (tháng 6/1985), Ban chấp hành trung ương đã
quyết nghị tiến hành một cuộc cải cách lớn về giá - lương - tiền, với nội dung chính như sau:
● Tính đủ chi phí hợp lý vào sản xuất
● Thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống giá cả
● Đảm bảo tiền lương thực tế, thực sự đảm bảo cho người ăn lương sống
chủ yếu bằng tiền lương, tái sản xuất được sức lao động.
● Xác lập quyền tự chủ về tài chính của các ngành và các cơ sở kinh tế
Để triển khai thực hiện nghị quyết của hội nghị trung ương 8 của Đảng, Nhà nước
Việt Nam thành lập Ban chỉ đạo chiến dịch cải cách giá - lương - tiền do Phó Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách phân phối lưu thông Trần Phương đứng đầu.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ vừa thiết kế vừa triển khai chiến dịch. Tháng 8 năm 1985,
phương án cải cách được đưa ra như sau:
+ Về giá, phải tính toán đầy đủ giá các mặt hàng Nhà nước cung cấp và giá
các mặt hàng Nhà nước mua của nông dân, thợ thủ công theo giá sát với chi
phí sản xuất. Để tiện cho tính toán, các mức giá trên được quy ra thóc. Còn
giá thóc được xác định bình quân là 25 đồng/kg, dựa trên tính toán thực tế
của các chuyên gia. Các địa phương khác nhau thì mức giá thóc quy đổi này
có thể cao hoặc thấp hơn. Nhà nước ban hành mức giá mới của một số vật
tư, như xăng, dầu, xi măng, sắt, theo đó giá sắt 6 tăng 11,5 lần so với mức
giá cũ, giá xi măng tăng 12,5 lần. 11
+ Về lương, Ban chỉ đạo đề nghị tăng lương thêm 20%.
+ Về tiền, để đáp ứng giá mới và lương mới, phải in thêm tiền, để tổng tiền
trong lưu thông là 120 tỷ đồng. Vì lẽ đó, để in ít tiền mà vẫn có sức mua lớn,
Ban chỉ đạo đưa ra chủ trương đổi tiền. Như vậy 12 tỷ đồng in mới và đem
đổi sẽ tương đương 120 tỷ đồng hiện hành.
2.1.2. Những thiếu sót còn tồn tại
Từ thời chiến chuyển sang thời bình, đòi hỏi Đảng phải đổi mới tư duy, thay đổi
nội dung và phương thức lãnh đạo cho phù hợp với tình hình mới. Nghị quyết Đại
hội IV và Đại hội V của Đảng đã đặt ra yêu cầu phải đẩy mạnh phát triển kinh tế -
xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, từng bước xây dựng nước ta thành một
nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh. Tuy vậy, do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đất
nước vừa trải qua nhiều năm chiến tranh, cơ chế tập trung, quan liêu, hành chính
mệnh lệnh đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người, việc đổi mới tư duy và phương
thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với điều kiện mới chưa được đặt ra một cách
đúng mức. Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, một mặt,
tạo ra những thuận lợi vô cùng to lớn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội;
mặt khác, cũng tạo ra tâm lý chủ quan duy ý chí cản trở sự phát triển nhận thức của
Đảng. Tính độc lập, chủ động của Nhà nước bị vi phạm, hiệu lực quản lý của bộ
máy nhà ước bị hạn chế. Quyền làm chủ của Nhân dân không được coi trọng, phát
huy một cách thực chất.
Chiến tranh kết thúc, sự viện trợ của các nước anh em giảm dần và chuyển sang
hợp tác, trao đổi theo giá thị trường quốc tế. Sau sự kiện Campuchia, nước ta gặp
rất nhiều khó khăn trong quan hệ đối ngoại, vị thế đất nước bị giảm sút trên trường quốc tế...
Do những sai lầm trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và quản lý kinh tế,
tình hình kinh tế - xã hội đất nước ngày càng khó khăn: tốc độ tăng trưởng kinh tế 12
thấp, lạm phát phi mã, hiệu quả đầu tư hạn chế, đời sống Nhân dân không được cải
thiện, thậm chí nhiều mặt còn sa sút hơn... Đất nước dần lâm vào một cuộc khủng
hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
Trước tình hình đó, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp từng bước tháo gỡ
khó khăn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IV
về phương hướng phát triển hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương, tháo gỡ
các rào cản, làm cho sản xuất “bung ra”; Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 31-1-1981
của Ban Bí thư khóa V về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến
nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp... đã tạo ra những
bước đột phá nhất định, song vẫn không làm thay đổi được đáng kể tình hình kinh
tế - xã hội đất nước. [6]
2.2. .Thời kỳ đổi mới ( từ 1986 đến nay)
Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Quy mô, trình độ nền
kinh tế được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện
rõ rệt. Đây là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững
bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững đất nước. [7]
2.2.1. Những thành tựu về kinh tế- chính trị đã đạt được
- Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành
vượt mức nhiều mục tiêu.
+ Trong suốt 35 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn
tượng. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới , mức tăng trưởng GDP bình quân
hằng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi,
đạt 8,2%/năm. Trong 5 năm 1991-1995, nhịp độ tăng bình quân hằng năm về tổng 13
sản phẩm trong nước đạt 8,2% , về sản xuất công nghiệp là 13,3%, sản xuất nông
nghiệp 4,5%, kim ngạch xuất khẩu 20%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi: tỉ
trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP từ 22,6% năm 1990 đến 29,1% năm
1995; Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút
vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao, quy mô tổng sản phẩm trong nước
năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỷ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000.
+ Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19
nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao
nhất khu vực. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới
đạt 6,3 tỷ USD/năm thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm. Đời sống
nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân thu
nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm.
+ Những thành tựu của 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã tiếp tục khẳng định
đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo. Thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện; chủ trương,
đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được thể chế hoá thành luật pháp, cơ chế,
chính sách ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn; Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
- Hội nhập quốc tế sâu rộng, vị thế ngày càng được nâng cao
+ Trong 35 năm đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu
rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức. Đến nay, đã có 71 quốc gia công
nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác
thương mại lớn của Việt Nam. Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã ký kết
15 FTA khu vực và song phương và đang đàm phán 2 FTA với các đối tác khác.
Các FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ rộng hầu hết các châu lục với gần 60 14
nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới, trong đó có 15 nước thành
viên G20 và 9/10 đối tác kinh tế - thương mại lớn nhất của Việt Nam thuộc 3
trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, Tây u và Đông Á. Do đó, việc tham
gia và thực thi các FTA sẽ mang lại những cơ hội lớn cho Việt Nam, tác động tích
cực tới phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm...
- Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh.
+ Chúng ta đã giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền và môi trường hòa
bình của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công cuộc đổi mới. Đảng đã
định rõ phương hướng, nhiệm vụ và quan điểm chỉ đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện có kết quả việc điều chỉnh chiến lược quốc
phòng, an ninh. Chất lượng và sức chiến đấu của quân đội và công an được nâng
lên. Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố. Công tác
bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được tăng cường. [8]
2.2.2. Những thiếu sót còn tồn tại
Cùng với việc đánh giá đúng thành tựu, cần nhận rõ những khuyết điểm và yếu
kém. Nước ta còn nghèo và kém phát triển.
Đến nay nước ta vẫn còn là một trong những nước đang phát triển trên thế giới;
trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp,
cơ sở vật chất - kỹ thuật còn lạc hậu, nợ nần nhiều. Trong khi nhu cầu vốn đầu tư
phát triển rất lớn và cấp bách, một số cơ quan nhà nước, đảng, đoàn thể, tổ chức
kinh tế, một bộ phận cán bộ và nhân dân lại tiêu xài lãng phí, chưa tiết kiệm để dồn
vốn cho đầu tư phát triển. Đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là ở một số vùng
căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, vùng đồng bào dân tộc, còn quá khó khăn.
Việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần vừa lúng túng vừa buông lỏng. 15
Chậm tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách để tạo động lực và điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Việc thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước làm chậm, chưa quan tâm tổng kết thực tiễn, kịp thời chỉ ra phương hướng,
biện pháp đổi mới kinh tế hợp tác, để hợp tác xã ở nhiều nơi tan rã hoặc chỉ còn là
hình thức, cản trở sản xuất phát triển; Chưa giải quyết tốt một số chính sách để
khuyến khích kinh tế tư nhân phát huy tiềm năng, đồng thời chưa quản lý tốt thành phần kinh tế này.
Hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm.
Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà
nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị, xã hội chưa nâng lên kịp
thời với đòi hỏi của tình hình. Công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, thay đổi, trẻ hóa
cán bộ, chuẩn bị cán bộ kế cận còn lúng túng, chậm trễ. Năng lực và phẩm chất
của đội ngũ cán bộ chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ. Điều đáng lo
ngại là không ít cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hóa về
phẩm chất, đạo đức; sức chiến đấu của một bộ phận tổ chức cơ sở Đảng suy yếu.[9]
2.3. Các giải pháp và phương hướng đề nghị
Thực tế cho thấy, chúng ta về cơ bản đã giải quyết thành công mối quan hệ giữa
kinh tế và chính trị - hạt nhân của mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng nói chung. Nhằm tiếp tục phát triển nền kinh tế, củng cố chế độ chính
trị, đồng thời có biện pháp khắc phục những mặt hạn chế, thiếu sót, tiếp tục công
cuộc xây dựng đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa trong những năm tiếp theo.
Về vấn đề phát triển kinh tế,cần tiếp tục duy trì và tăng nhịp độ tăng trưởng kinh tế
so với hiện nay, tăng thu ngân sách. Đẩy mạnh đầu tư về vốn và kỹ thuật cho các
ngành công nghiệp và các ngành xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, thông tin 16