Bộ câu hỏi ôn tập môn Luật Hình Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bộ câu hỏi ôn tập môn Luật Hình | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự (ĐHQG)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LUẬT HÌNH SỰ
Dành cho chương trình đào tạo: chuẩn trình độ đại học ngành Luật kinh doanh
Tên học phần: LUẬT HÌNH SỰ
Mã học phần: CRL1008 Số tín chỉ: 4
I. PHẦN CHUNG LUẬT HÌNH SỰ
1. Vị trí, vai trò của luật hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
2. Chức năng và nhiệm vụ của luật hình sự trong quá trình cải cách tư pháp và xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam?
3. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự? Các yếu tố nào thể hiện yếu tố
điều chỉnh độc lập của luật hình sự?
4. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự?
5. Mối liên hệ giữa quy định của luật hình sự, thực tiễn áp dụng luật hình sự và ý thức pháp luật?
6. Khái niệm khoa học luật hình sự? Mối liên hệ giữa khoa học luật hình sự với tội
phạm học, khoa học tố tụng hình sự, khoa học thi hành án hình sự, thống kê hình sự?
7. Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hình sự ?
8. Các phương pháp của khoa học luật hình sự?
9. Khái niệm và ý nghĩa của các nguyên tắc của luật hình sự? Nêu mối quan hệ
giữa nguyên tắc của luật hình sự và nguyên tắc pháp luật?
10. Nguyên tắc pháp chế trong Luật hình sự Việt Nam?
11. Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật trong luật hình sự?
12. Nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự Việt Nam?
13. Nguyên tắc trách nhiệm hình sự cá nhân trong Luật hình sự Việt Nam?
14. Nguyên tắc trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình sự Việt Nam? 1
15. Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong Luật hình sự Việt Nam?
16. Nguyên tắc công bằng về trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam?
17. Nguyên tắc dân chủ trong Luật hình sự Việt Nam?
18. Khái niệm và hệ thống nguồn luật hình sự Việt Nam?
19. Đạo luật hình sự-Nguồn chủ yếu của Luật hình sự Việt Nam?
20. Khái niệm và cấu tạo của đạo luật hình sự?
21. Khái niệm và cấu trúc của quy phạm pháp luật hình sự?
22. Hiệu lực theo không gian của đạo luật hình sự?
23. Hiệu lực theo thời gian của đạo luật hình sự?
24. Hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự?
25. Vấn đề áp dụng nguyên tắc tương tự trong luật hình sự?
26. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và các hình thức giải thích đạo luật hình sự?
27. Nêu khái quát lịch sử luật hình sự của các triều đại phong kiến Việt Nam trước thế kỷ thứ XV?
28. Trình bày khái quát các chế định hình sự trong Bộ luật Hồng Đức năm 1483?
29. Trình bày lịch sử Luật hình sự Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc?
30. Trình bày khái quát lịch sử Luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám
năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985?
31. Trình bày khái quát lịch sử Luật hình sự Việt Nam từ khi ban hành Bộ luật hình sự
năm 1985 đến trước khi Ban hành Bộ luật hình sự năm 1999?
32. Trình bày khái quát lịch sử Luật hình sự Việt Nam từ khi ban hành Bộ luật hình sự
năm 1985 đến trước khi Ban hành Bộ luật hình sự năm 1999?
33. Trình bày những nội dung mới chủ yếu của Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa
năm 2017 so với Bộ luật hình sự năm 1999?
34. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của tội phạm? Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác?
35. Khái niệm và ý nghĩa của phân loại tội phạm trong luật hình sự? 2
36. Khái niệm, ý nghĩa và phân loại cấu thành tội phạm? Mối liên hệ giữa cấu
thành tội phạm với tội phạm?
37. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của khách thể của tội phạm? Mối tương quan
giữa khách thể của tội phạm và khách thể bảo vệ của luật hình sự?
38. Khái niệm, ý nghĩa và phân loại đối tượng tác động của tội phạm?
39. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của mặt khách quan của tội phạm?
40. Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan của tội phạm?
41. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan của tội phạm?
42. Mối quan hệ nhân quả trong mặt khách quan của tội phạm?
43. Những dấu hiệu về công cụ, phương tiện phạm tội; thời gian, địa điểm, hoàn
cảnh phạm tội trong mặt khách quan của tội phạm?
44. Quan niệm về chủ thể của tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam? Phân biệt
chủ thể của tội phạm với nhân thân người phạm tội?
45. Quan niệm về năng lực trách nhiệm hình sự của cá nhân trong Luật hình sự
Việt Nam? Theo Luật hình sự Việt Nam, trách nhiệm hình sự được giải quyết như
thế nào đối với người thực hiện hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội trong
tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác?
46. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự của cá nhân được quy định như thế nào trong Luật hình sự Việt Nam?
47. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của nghiên cứu chủ thể đặc biệt của tội phạm?
48. Cơ sở lý luận về pháp nhân là chủ thể của tội phạm?
49. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của mặt chủ quan của tội phạm? mối quan hệ
giữa các dấu hiệu của mặt chủ quan của tội phạm với mặt khách quan của tội phạm?
50. Cở sở lý luận về lỗi trong Luật hình sự Việt Nam?
51. Khái niệm, đặc điểm, bản chất và các dạng lỗi cố ý trong Luật hình sự Việt Nam? 3
52. Khái niệm, đặc điểm, bản chất và các dạng lỗi vô ý trong Luật hình sự Việt Nam?
53. Những vấn đề lý luận về mục đích và động cơ phạm tội?
54. Sai lầm và giải quyết trách nhiệm hình sự đối với trường hợp sai lầm trong Luật hình sự Việt Nam?
55. Khái niệm, bản chất, và ý nghĩa chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam?
56. Khái niệm, bản chất và điều kiện của phòng vệ chính đáng quy định trong Luật hình sự Việt Nam?
57. Khái niệm, bản chất và điều kiện của tình thế cấp thiết quy định trong Luật hình
sự Việt Nam? Phân biệt với phòng vệ chính đáng?
58. Khái niệm, bản chất và điều kiện của phòng vệ chính đáng quy định trong Luật hình sự Việt Nam?
59. Khái niệm, bản chất và điều kiện của trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt
người phạm tội quy định trong Luật hình sự Việt Nam?
60. Khái niệm, bản chất và điều kiện của trường hợp gây thiệt hại trong khi thực
hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
trong Luật hình sự Việt Nam?
61. Khái niệm, bản chất và điều kiện của trường hợp gây thiệt hại trong khi thi
hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong Luật hình sự Việt Nam?
62. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy dịnh chế định giai đoạn phạm tội trong luật
hình sự? Tại sao luật hình sự Việt Nam không quy định trách nhiệm hình sự đối với ý định phạm tội?
63. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của giai đoạn chuẩn bị phạm tội? Chuẩn bị
phạm tội có được đặt ra đối với tội phạm có cấu thành hình thức không? Trách
nhiệm hình sự đối với chuẩn bị phạm tội được quy định như thế nào trong lịch sử Luật hình sự Việt Nam? 4
64. Khái niệm, bản chất, các đặc điểm và các dạng của giai đoạn phạm tội chưa
đạt? Trách nhiệm hình sự đối với giai đoạn phạm tội chưa đạt được quy định như
thế nào trong lịch sử Luật hình sự Việt Nam?
65. Quan niệm về tội phạm hoàn thành trong khoa học luật hình sự? Sự thể hiện
của nó trong Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017? Phân biệt tội phạm
hoàn thành với tội phạm kết thúc và ý nghĩa của sự phân biệt?
66. Khái niệm, bản chất, các đặc điểm và ý nghĩa của quy định tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội trong luật hình sự? Phân biệt tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội với phạm tội chưa đạt?
67. Khái niệm, các dấu hiệu cấu thành đồng phạm và ý nghĩa của quy định chế định
đồng phạm trong luật hình sự?
68. Trình bày khái quát lịch sử chế định đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam?
69. Phân tích sự khác nhau giữa các hình thức đồng pham? Lấy ví dụ minh họa?
70. Phân biệt phạm tội có tổ chức, tổ chức phạm tội, tội phạm có tổ chức? Lấy ví dụ minh họa?
71. Những nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam?
72. Cơ sở của trách nhiệm hình sự? Phân biệt trách nhiệm hình sự với các dạng
trách nhiệm pháp lý khác?
73. Cơ sở và điều kiện của trách nhiệm hình sự đối với cá nhân phạm tội?
74. Cơ sở và điều kiện của trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân phạm tội theo Luật hình sự Việt Nam?
75. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của việc quy định thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự trong luật hình sự?
76. Trình bày các điều kiện để người phạm tội hoặc pháp nhân phạm tội được
hưởng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự? 5
77. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của chế định miễn trách nhiệm hình sự trong
luật hình sự? Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với không phải chịu trách nhiệm
hình sự và miễn hình phạt?
78. Phân tích trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự sau: Khi tiến hành điều
tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi
phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa?
79. Phân tích căn cứ miễn trách nhiệm hình sự sau: Khi tiến hành điều tra, truy tố,
xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho
xã hội nữa? Lấy ví dụ minh họa?
80. Phân tích căn cứ miễn trách nhiệm hình sự sau đây: Khi tiến hành điều tra, truy
tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây
nguy hiểm cho xã hội nữa?
81. Phân tích căn cứ miễn trách nhiệm hình sự: Người phạm tội tự thú, khai rõ sự
việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế
đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc
biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận?
82. Phân tích căn cứ miễn trách nhiệm hình sự sau: Người thực hiện tội phạm ít
nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc
người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm
hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự?
83. Trình bày các trường hợp cụ thể được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định
trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017?
84. Khái niệm và đặc điểm chung của hình phạt? Phân biệt hình phạt với biện pháp tư pháp hình sự?
85. Phân biệt hình phạt áp dụng với cá nhân phạm tội và hình phạt áp dụng đối với pháp nhân phạm tội?
86. Quan niệm như thế nào về mục đích của hình phạt hình sự? 6
87. Khái niệm, đặc điểm và các bộ phận cấu thành của hệ thống hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam?
88. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hình phạt chính? Phân biệt hình phạt chính với hình phạt bổ sung?
89. Khái niệm, nội dung và điều kiện áp dụng hình phạt không tước tự do của người phạm tội?
90. Khái niệm, nội dung và điều kiện áp dụng hình phạt tù có thời hạn?
91. Khái niệm, nội dung và điều kiện áp dụng hình phạt tù chung thân?
92. Khái niệm, nội dung và điều kiện áp dụng hình phạt tử hình?
93. Khái niệm, nội dung và điều kiện áp dụng hình phạt tiền đối với pháp nhân
phạm tội? Phân biệt với hình phạt tiền áp dụng với cá nhân phạm tội?
94. Khái niệm, nội dung và điều kiện áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động có thời
hạn và hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân phạm tội?
95. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hình phạt bổ sung?
96. Khái niệm, nội dung và điều kiện áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định? Phân biệt hình phạt bổ sung đối với
người phạm tội với hình phạt bổ sung đối với pháp nhân phạm tội?
97. Khái niệm, nội dung và điều kiện áp dụng hình phạt cấm cư trú?
98. Khái niệm, nội dung và điều kiện áp dụng hình phạt quản chế?
99. Khái niệm, nội dung và điều kiện áp dụng hình phạt tước một số quyền công dân?
100. Khái niệm, nội dung và điều kiện áp dụng hình phạt tịch thu tài sản? Phân biệt
hình phạt tịch thu tài sản với hình phạt tiền?
101. Khái niệm, nội dung và vai trò hình phạt bổ sung đối với pháp nhân phạm tội?
102. Khái niệm, nội dung và điều kiện áp dụng hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt
động trong một số lĩnh vực nhất định đối với pháp nhân phạm tội?
103. Khái niệm, nội dung và điều kiện áp dụng hình phạt cấm huy động vốn đối với pháp nhân phạm tội? 7
104. Khái niệm, bản chất và vai trò của biện pháp tư pháp hình sự? Phân biệt giữa
biện pháp tư pháp áp dụng đối với cá nhân và biện pháp tư pháp đối với pháp nhân?
105. Khái niệm, nội dung và điều kiện của biện pháp tư pháp áp dụng cả với cá
nhân và pháp nhân: Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm?
106. Khái niệm, nội dung và điều kiện của biện pháp tư pháp áp dụng cả với cá
nhân và pháp nhân: Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi?
107. Khái niệm, nội dung và điều kiện của biện pháp tư pháp áp dụng với cá nhân: Bắt buộc chữa bệnh?
108. Khái niệm, nội dung và điều kiện của biện pháp tư pháp áp dụng với pháp
nhân: Khôi phục lại tình trạng ban đầu?
109. Khái niệm, nội dung và điều kiện của biện pháp tư pháp áp dụng với pháp
nhân: Thực hiê rn một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra?
110. Quan niệm về quyết định hình phạt? Mối quan hệ giữa quyết định hình phạt với định tội danh?
111. Khi quyết định hình phạt Tòa án cần phải dựa vào những nguyên tắc cơ bản nào?
112. Khái niệm căn cứ quyết định hình phạt? Mối quan hệ giữa căn cứ quyết định
hình phạt với nguyên tắc quyết định hình phạt?
113. Phân tích nội dung của quy định: Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào
quy định của Bộ luật hình sự? Tại sao?
114. Phân tích nội dung của quy định: Khi quyết định hình phạt, Tòa án cân nhắc
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội?
115. Hiểu thế nào về nhân thân người phạm tội? Tại sao khi quyết định hình phạt,
Tòa án cần phải cân nhắc nhân thân người phạm tội?
116. Khái niệm, vai trò, phân loại các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?
117. Khái niệm, vai trò và phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự? 8
118. Phân biệt tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với tình tiết định tội, tình tiết định khung giảm nhẹ?
119. Phân biệt tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự với tình tiết định tội, tình tiết định khung tăng nặng?
120. Nêu những điểm mới quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
trong Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017 so với Bộ luật hình sự năm 1999? Tại sao?
121. Nêu những điểm mới quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
trong Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017 so với Bộ luật hình sự năm 1999? Tại sao?
122. Tại sao Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017 lại cho phép Tòa án
khi quyết định hình phạt có thể áp dụng tình tiết đầu thú hoặc các tình tiết khác
không được quy định là những tình tiết giảm nhẹ?
123. Trình bày nội dung của tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự
thuộc về nhân thân người phạm tội?
124. Trình bày nội dung của các tình tiết khách quan giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,
tăng nặng trách nhiệm hình sự?
125.Trình bày nội dung của các tình tiết chủ quan giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,
tăng năng trách nhiệm hình sự?
126. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội được quy định trong
Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017 như thế nào?
127. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
có những điểm nào mới được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa
năm 2017 so với Bộ luật hình sự năm 1999?
128. Trình bày vấn đề tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án theo
Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017?
129. Trình bày vấn đề quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội,
phạm tội chưa đạt theo Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017 ? 9
130. Trình bày vấn đề quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm theo Bộ
luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017?
131. Khái niệm, bản chất, điều kiện để người bị kết án, pháp nhân bị kết án không
phải chấp hành bản án đã tuyên đối với họ? Tại sao luật hình sự quy định không áp
dụng thời hiệu thi hành bản án đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội
phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh?
132. Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của biện pháp miễn chấp hành hình phạt theo Bộ
luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017? Phân biệt miễn chấp hành bản án với
miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt?
133. Khái niệm, ý nghĩa và điều kiện miễn chấp hành hình phạt theo Bộ luật hình
sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017? Nêu những quy định mới tại Bộ luật hình sự
năm 2015, chỉnh sửa năm 2017 về miễn chấp hành hình phạt đã tuyên so với Bộ luật hình sự năm 1999?
134. Khái niệm, ý nghĩa và điều kiện giảm mức hình phạt đã tuyên theo Bộ luật
hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017? Nêu những quy định mới tại Bộ luật hình
sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017 về giảm mức hình phạt đã tuyên so với Bộ luật hình sự năm 1999?
135. Khái niệm, bản chất và điều kiện của án treo theo Bộ luật hình sự năm 2015,
chỉnh sửa năm 2017? Nêu những quy định mới tại Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh
sửa năm 2017 về án treo so với Bộ luật hình sự năm 1999?
136. Khái niệm, ý nghĩa và điều kiện của biện pháp tha tù trước thời hạn có điều
kiện theo Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017? Phân biệt tha tù trước
thời hạn có điều kiện với đặc xá?
137. Phân biệt biện pháp hoãn chấp hành hình phạt tù với biện pháp tạm đình chỉ
chấp hành hình phạt tù theo Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017?
138. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của chế định xóa án tích theo Bộ luật hình sự
năm 2015, chỉnh sửa năm 2017? 10
139. Trình bày những quy định về đương nhiên được xóa án tích theo Bộ luật hình
sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017? Nêu những quy định mới tại Bộ luật hình sự
năm 2015, chỉnh sửa năm 2017 về đương nhiên được xóa án tích so với Bộ luật hình sự năm 1999?
140. Trình bày những quy định Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017 về
hình thức xóa án tích theo quyết định của Tòa án? Nêu những quy định mới tại Bộ
luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017 về xóa án tích theo quyết định của Tòa
án so với Bộ luật hình sự năm 1999?
141. Cách tính thời hạn để xóa án tích theo Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa
năm 2017 quy định như thế nào? Có điểm gì mới so với quy định cách tính thời hạn
để xóa án tích trong Bộ luật hình sự năm 1999?
142. Cơ sở lý luận và thực tiễn quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo
Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017?
143. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo Bộ luật
hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017?
144. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo Bộ luật hình
sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017?
145. Trình bày khái niệm, bản chất, nội dung các hình phạt chính áp dụng với pháp nhân phạm tội?
146. Trình bày khái niệm, bản chất, nội dung của các hình phạt bổ sung áp dụng
với pháp nhân phạm tội?
147. Trình bày khái niệm, bản chất, nội dung các biện pháp tư pháp áp dụng với pháp nhân phạm tội?
148. Các quy định đặc thù về căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân phạm tội?
149. Phân tích nội dung các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với pháp
nhân phạm tội theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017? 11
150. Phân tích nội dung các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với pháp
nhân phạm tội theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017?
151. Phân tích những quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017
về tổng hợp hình phạt trong trường hợp pháp nhân phạm nhiều tội?
152. Phân tích những quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017
về tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án đối với pháp nhân?
153. Các quy định về miễn hình phạt, miễn, giảm hình phạt, xóa án tích đối với
pháp nhân phạm tội có những nội dung gì khác so với các chế định này áp dụng với cá nhân phạm tội?
154. Phân tích những nội dung mới về trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18
tuổi được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017 so với Bộ luật hình sự năm 1999?
155. Những nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định
của Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017 so sánh với Bộ luật hình sự
năm 1999 có những nội dung gì mới? Tại sao?
156. Trình bày nội dung và điều kiện áp dụng các hình phạt với người dưới 18 tuổi
phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017?
157. Trình bày nội dung và điều kiện áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự
theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017?
158. Trình bày nội dung và điều kiện áp dụng biện pháp tư pháp "Giáo dục tại
trường giáo dưvng" theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017?
159. Những đặc thù về quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình
phạt, xóa án tích áp dụng với người phạm tội dưới 18 tuổi theo quy định của Bộ
luật hình sự năm 2015, chỉnh sửa năm 2017?
160. Trình bày nội dung và điều kiện áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn có
điều kiện với người dưới 18? 12