BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TỘI PHẠM HỌC | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Mứcđộvàtínhchấtcủatìnhhìnhtộiphạmtạicáchệthốngkinhtế-xãhộikhácnhauvàtạicácquốcgiakhácnhaucómốitươngquanchặtchẽvớinhữnghoàncảnhsốngvàhoạtđộngcủaconngườinơiđó. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Xã hội học pháp luật
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP
MÔN TỘI PHẠM HỌC
Dành cho chương trình đào tạo: chuẩn trình độ đại học ngành Luật
Tên học phần: TỘI PHẠM HỌC
Mã học phần: CRL3002
Số tín chỉ: 2
1. Khái niệm tội phạm học?
2. Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học?
3. Phương pháp nghiên cứu tội phạm học?
4. Nhiệm vụ của tội phạm học?
5. Mối liên hệ của tội phạm học với khoa học luật hình sự?
6. Mối liên hệ của tội phạm học với khoa học luật tố tụng hình sự?
7. Mối liên hệ của tội phạm học với khoa học điều tra hình sự?
8. Mối liên hệ của tội phạm học với xã hội học và tâm lý học?
9. Khái niệm tình hình tội phạm?
10. Khái niệm nguyên nhân của tội phạm?
11. Phân biệt các khái niệm “nguyên nhân của tội phạm”, “điều kiện của tội
phạm”, “tính quyết định của tội phạm”?
Nguyên nhân của tội phạm là những hiện tượng đời sống xã hội, phát sinh ra
tội phạm, hỗ trợ nó tồn tại thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của tội phạm.
Điều kiện của tội phạm là những yếu tố làm cho tội phạm nảy sinh và nảy
sinh trở lại, tiếp tục tồn tại hoặc phát triển, làm cho tội phạm ngày càng phổ biến,
nghiêm trọng. Các điều kiện đó thường là: pháp chế, kỉ cương không nghiêm; công
tác kiểm tra, giám sát, kiểm kê, kiểm sát không nhạy bén, kém hiệu lực; môi trường
đạo đức nhân văn sa sút; chế độ trách nhiệm cá nhân không rõ ràng, thưởng phạt thiếu nghiêm minh …
Tính quyết định của tội phạm là những nhân tố tác động vào chủ thể làm chủ
thể đưa đến quyết định của tội phạm.
12. Khái niệm nh ân thân người phạm tội?
13. Khái niệm cơ chế của hành vi phạm tội?
14. Khái niệm nạn nhân của tội phạm?
15. Khái niệm dự báo tội phạm?
16. Khái niệm phòng ngừa tội phạm?
17. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tội phạm trong tội phạm học?
18. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm trong tội phạm học?
19. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong tội phạm học?
20. Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ chế của hành vi phạm tội trong tội phạm học?
21. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nạn nhân của tội phạm trong tội phạm học?
22. Ý nghĩa của việc nghiên cứu dự báo tội phạm trong tội phạm học?
23. Ý nghĩa của việc nghiên cứu phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học?
24. Phân tích các thuộc tính của tình hình tội phạm?
Tình hình tội phạm bao gồm các thuộc tính: tính xã hội,
tính pháp lý, tính thay đổi về mặt lịch sử, tính tiêu cực,
tính phổ biến. * Tính xã hội
– Tình hình tội phạm được quy định không phải bởi bản chất
sinh học của con người, mà là bản chất và nội dung của những
mối quan hệ và mâu thuẫn xã hội. Nó được thể hiện như sau:
+ Tình hình tội phạm có xuất xứ mang tính lịch sử.
+ Tình hình tội phạm có mối quan hệ nhân quả với các quá
trình và hiện tượng xã hội.
+ Mức độ và tính chất của tình hình tội phạm tại các hệ thống
kinh tế-xã hội khác nhau và tại các quốc gia khác nhau có mối
tương quan chặt chẽ với những hoàn cảnh sống và hoạt động của con người nơi đó.
+ Những dạng tình hình tội phạm cụ thể được xác định bởi xã hội và quốc gia.
+ Trong những quốc gia khác nhau có đặc trưng riêng của mình
trong cách hiểu tội phạm và không phải là tội phạm.
+ Sự thay đổi các chỉ số cảu tình hình tội phạm theo thời gian
và theo không gian trong giới hạn một quốc gia phụ thuộc vào
sự biến chuyển tương ứng trong những điều kiện tồn tại cụ thể của con người.
+ Tình hình tội phạm chứa đựng kết quả xã hội nguy hiểm của
hoạt động và đời sống của con người.
+ Tình hình tội phạm gây ra thiệt hại cho xã hội, gây ra những
tác hại rất lớn vè các mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức.
+ Đấu tranh với tình hình tội phạm đòi hỏi việc áp dụng các
biện pháp xã hội. Chúng mang lại những kết quả đáng kể trong
việc kiểm soát tình hình tội phạm. * Tính pháp lý
– Theo nguyên tắc được thừa nhận chung: “Không có tội phạm
nếu như luật không quy định” được ghi nhận ở hầu hết các
nước, trong đó có Việt Nam.
– Tình hình tội phạm có thể được xem xét với tư cách là những
dạng sai lệch với những chuẩn mực xử sự (đạo đực). Nhưng chỉ
khi tội phạm hóa những dạng đặc biệt nguy hiểm vào trong luật
hình sự thì mới tạo ra những dạng tương ứng của hành vi lệch
chuẩn là tội phạm và tình hình tội phạm mới trở thành hiện
tượng pháp lý và xác định tương đối.
* Tính thay đổi về mặt lịch sử
– Có mối liên hệ với những sự thay đổi của xã hội: đạo đức,
chính trị- Tư tưởng, quản lý- Tổ chức, khoa học – công nghệ và
những điều kiện khách quan khác làm thay đổi cả về lượng và
về chất tình hình tội phạm. Cùng với quá trình này sẽ diễn ra
quá trình làm mất đi dạng xử sự tội phạm này và làm phát sinh dạng khác. * Tính tiêu cực
– Có thể mói rằng các thiệt hại mà tội phạm mang lại cho xã hội
là hết sức lớn: thiệt hại về con người, kinh tế. trật tự xã hội, an
ninh xã hội, chính quyền quốc gia và các chủ thể bị xâm hại khác.
– Cái giá của tội phạm phản ánh qua tình hình tội phạm bao
gồm cả những chi phí khổng lồ mà xã hội phải chi trả cho công
tác đấu tranh phòng, chống, phục hồi công lý, hình phạt dành cho người phạm tôi.
– Tình hình tội phạm bao giờ cũng mang tính xã hội bởi vì nó
phản ánh các đặc tính chống đối xã hội, chống đối tập thể và
các đặc điểm cá nhân khác của những người phạm tội. Nó là
hiện tượng tiêu cực đối vơi xã hôi, mỗi thành viên cảu xã hội và chính người phạm tội. * Tính phổ biến
– Tình hình tội phạm với tư cách là hiện tượng phổ biến chứa
đựng tổng thể những hành vi phạm tội và những người thực
hiện chúng trong không gian và thời gian xác định.
25. Vai trò của những dấu hiệu định lượng trong nghiên cứu về tình hình tội phạm?
26. Vai trò của những dấu hiệu định tính trong nghiên cứu về tình hình tội phạm?
27. Mối liên hệ giữa những dấu hiệu định lượng và những dấu hiệu định tính
của tình hình tội phạm?
27. Nội dung những dấu hiệu định lượng của tình hình tội phạm?
28. Nội dung những dấu hiệu định tính của tình hình tội phạm?
29. Khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu tội phạm ẩn?
30. Trình bày cách phân loại nguyên nhân của tội phạm trên cơ sở những mức
độ khác nhau (mức độ tâm lý, xã hội, triết học)?
31. Những đặc điểm cơ bản của nhân thân người phạm tội?
32. Nêu căn cứ và ý nghĩa của việc phân loại và dạng người phạm tội?
33. Phân tích động cơ của tội phạm trong cơ chế của hành vi phạm tội?
34. Vai trò của những tình huống cụ thể trong cơ chế của hành vi phạm tội?
35. Vai trò của nhân thân trong cơ chế của hành vi phạm tội?
36. Phân tích sự tác động của kết quả của tội phạm đến nhân thân người phạm
tội trong cơ chế của hành vi phạm tội?
37. Phân tích sự tác động của môi trường bên ngoài đến việc hình thành nhân thân người phạm tội?
38. Phân tích sự tương tác lẫn nhau giữa môi trường bên ngoài và nhân thân
người phạm tội trong việc hình thành động cơ của tội phạm?
39. Sự hình thành và phát triển khái niệm nạn nhân của tội phạm trong tư pháp hình sự?
40. Đối tượng nghiên cứu của nạn nhân học?
41. Nạn nhân học nghiên cứu nạn nhân ở những mức độ nào?
– Những đặc điểm xã hội, tâm lý- đạo đức của nạn nhân của tội phạm để làm sáng tỏ những phẩm
chất đạo đức, ý trí, xúc cảm nào, những khuynh hướng xã hội.
– Những mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân để làm sáng tỏ trong chừng mực nào đó
những mối quan hệ này có ý nghĩa đối với việc tạo ra tiền đề cho tội phạm, chúng có ảnh hưởng thế
nào đến việc phát sinh hành vi phạm tội, hình thành động cơ hành động của người phạm tội.
– Những hoàn cảnh xuất hiện trước tội phạm, và thậm chí là những tinh huống trực tiếp liên quan
đến hành vi phạm tội nhằm trả lời cho câu hỏi, trong những hoàn cảnh như vậy, trong mối liên hệ với
xử sự của người phạm tội, ý nghĩa tội phạm học của việc xuất hiện hành vi (hành động hay không
hành động) của nạn nhân.
– Hành vi hậu tội phạm (sau khi xảy ra tội phạm) của nạn nhân trả lời cho câu hỏi rằng nạn nhân làm
điều g昀椀 để phục hồi quyền của mình, che dấu hay nhờ đến sự bảo vệ của các cơ quan bảo vệ pháp
luật và tòa án, cản trở theo thúc đẩy cho việc phục hồi công lý.
– Hệ thống những biện pháp có tính chất phòng ngừa để bảo vệ nạn nhân tiềm ẩn cũng như nạn nhân hiện thời.
– Cách thức khả năng phương pháp bồi thường những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, mà trước
tiên là phục hồi về thể chất cho nạn nhân.
42. Vai trò của nạn nhân trong cơ chế của hành vi phạm tội?
Trong một số trường hợp vai trò của nạn nhân là nguyên nhân làm phát sinh hoặc thúc đẩy tội phạm được thực hiện.
Ví dụ: Trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (theo quy định của điều
124 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017).
43. Ý nghĩa tội phạm học của việc làm sáng tỏ mối liên hệ giữa người phạm tội và nạn nhân?
- Nạn nhân và npt kg quen bt nhau
- Nạn nhân và npt có quan hệ vs nhau => Ý nghĩa:
– Xác định được nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, qua đó đưa ra các chủ trương, chính sách,
các biện pháp phòng ngừa phù hợp, giúp hạn chế hoặc loại bỏ những nguyên nhân và điều kiện đó,
loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
– Xác định được cơ chế hành vi phạm tội để đưa ra biện pháp, chiến thuật và chiến lược trong phòng ngừa tội phạm.
44. Phân loại nạn nhân của tội phạm?
45. Nguyên nhân của nạn nhân hóa? - Do lỗi của nạn nhân:
+ Thuyết lối sống: do sống lỗi
+ Do chính vấn đề của họ như tôn giáo, ... - Do môi trường:
+Hoạt động thường nhật + Vị trí lệch lạc
- Trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao NPT khi thực hiện hvi lại chọn đối tượng này?
+ Tại sao lại chọn đối tượng nào đó làm mục tiêu
46. Vai trò của nạn nhân của tội phạm trong hệ thống tư pháp hình sự?
- Nạn nhân của tội phạm trong luật hình sự được quy định trong các trường hợp: nạn nhân là
yếu tố định tội, nạn nhân là yếu tố định khung, nạn nhân là yếu tố tăng nặng, giảm nhẹ hình
phạt đối với tội phạm.
- Công lý phục hồi tìm cách lôi kéo các nạn nhân vào việc giải quyết các vụ án và phục hồi
những người phạm tội, thúc đẩy sự hàn gắn và hòa giải.
47. Các quyền của nạn nhân của tội phạm?
Quyền được đối xử với tình thương và nhân phẩm của họ cần được tôn trọng,
2. Quyền được nhận thông tin,
3. Quyền được cung cấp thông tin cho chính quyền; theo đó cho phép quan điểm của
nạn nhân được thể hiện và cân nhắc trong quá trình tố tụng hình sự,
4. Quyền được hỗ trợ thích hợp trong suốt quá trình pháp lý,
5. Quyền được bảo vệ sự riêng tư và an toàn thân thể,
6. Quyền được tham gia vào bất kỳ cuộc giải quyết tranh chấp chính thức nào (tư
pháp phục hồi không được đề cập trong Tuyên bố của L
. Quyền được trợ giúp xã hội,
8. Quyền được bồi thường bởi người phạm tội,
9. Quyền được nhà nước đền bù,
10. Quyền được Nhà nước thiết lập các quan hệ hợp tác giữa các cơ quan nhà nước,
các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự để thúc đẩy các quyền của nạn nhân.
48. Phân tích vai trò của tình huống trong nạn nhân học? GTRINH 206
49. Phương pháp phép ngoại suy trong dự báo tội phạm?
50. Phương pháp đánh giá chuyên gia trong dự báo tội phạm?
51. Phương pháp kiểu mẫu trong dự báo tội phạm?
52. Nội dung của các nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng ngừa tội phạm?
– Nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng ngừa Tội phạm là những quan điểm, phương
châm xuyên suốt toàn bộ việc tổ chức và hoạt động phòng ngừa Tội phạm.
– Nguyên tắc pháp chế XHCN: Phòng ngừa tội phạm là hoạt động thực hiện nhiệm vụ
chung của nhà nước và xã hội cho nên ở mức độ nhất định mang tính quyền lực nhà
nước, do đó việc tổ chức và hoạt động phòng ngừa tội phạm phải tuân theo Hiến pháp
và Pháp luật. Nói cách khác là chỉ khi tuân theo đúng hiến pháp và pháp luật thì phòng
ngừa tội phạm mới bảo đảm mục đích của nó là phục vụ lợi ích xã hội, nhà nước và công dân.
– Nguyên tắc dân chủ xã hội: Là đặc điểm nổi bật của bản chất xã hội Việt Nam, đòi hỏi
sựu tham gia của toàn xã hội, huy động được sức mạn tổng hợp của xã hội (sáng kiến,
đoàn kết, kết hợp, phối hợp …)
– Nguyên tắc nhân đạo: Bản thân phòng ngừa tội phạm là hoạt động mang tính nhân
đạo (bảo về xã hội, bảo về con người: không để họ thực hiện tội phạm cũng như không
để con người bị hoạt động tội phạm xâm hại). nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động phòng
ngừa tội phạm không xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của xã hội, nhà nước và công
dân; hoạt động phòng ngừa tội phạm phải có hiệu quả (hiệu quả càng cao thì tính nhân
đạo càng được đảm bảo).
– Nguyên tắc bảo đảm sự phối hợp đồng bộ hoạt động phòng ngừa tội phạm: Để thực
hiện được nguyên tắc này đòi ỏi phải có chương trình, kế hoạch, chiến lược xây dựng
một cách khoa học. quá trình áp dụng phải đồng bộ, có sự chỉ đạo thống nhất, tập trung.
53. Ý nghĩa của các nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng ngừa tội phạm?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng ngừa tội phạm là những quan điểm, phương châm xuyên
suốt toàn bộ việc tổ chức và hoạt động phòng ngừa tội phạm. Nó có ý nghĩa:
– Giúp cho các chủ thể thực hiện hoạt động phòng ngừa tội phạm tuân thủ tuyệt đối theo hiến pháp
và pháp luật, đảm bảo mục đích phục vụ lợi ích xã hội, nhà nước và công dấn.
– Đảm bảo sự đoàn kết, kết hợp, phối hợp, phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong phòng ngừa tội phạm.
– Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng ngừa tội phạm định hướng cho các hoạt động phòng
ngừa của các chủ thể, tạo sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng với nhau mới
có thể mang lại hiệu quả cao, góp phần đẩy lùi tội phạm ra khỏi xã hội.
54. Phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm?
55. Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong phòng ngừa tội phạm?
Về công tác phòng ngừa tội phạm, Đảng cộng sản Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng, Đảng đề ra
đường lối, chủ trương, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, xác định công tác này là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên cấp thiết; đề ra các nghị quyết, chương trình để thực hiện
có hiệu quả các chủ trương, kế hoạch phòng, chống tội phạm.
– Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm; phát huy sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa công tác phòng, chống tội phạm với nhiệm vụ
phát triển kinh tế – xã hội.
– Thường xuyên tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và
nhân dân về phòng, chống tội phạm để mỗi người thấy được quyền lợi, nghĩa vụ, tích cực tham gia công tác này.
– Tập trung điều tra, khám phá, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm, nhất là tội xâm phạm
an ninh quốc gia, tội phạm về tham nhũng, tội phạm có tổ chức, các loại tội phạm về ma túy, mua
bán người, lừa đảo chiếm đoạt lớn tài sản nhà nước.
56. Vai trò của Hội đồng nhân dân các cấp trong phòng ngừa tội phạm?
Hội đồng nhân dân các cấp tiến hành phòng ngừa tội phạm trên các phương diện sau:
– Chủ động, kịp thời ban hành các đạo luật, nghị quyết, các văn bản pháp lý về phòng chống tội
phạm, từng bước hoàn thiện pháp luật, làm cơ sở cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, mỗi
công dân làm tốt công tác phòng chống tội phạm:
– Thành lập các ban, các tiểu ban soạn thảo ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến công
tác đấu tranh chống tội phạm nói chung.
– Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói
riêng của các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội.
– Hội đồng nhân dân địa phương ra các Nghị quyết về phòng chống tội phạm ở địa phương mình.
57. Vai trò của các cơ quan chấp hành của Nhà nước từ trung ương đến địa
phương trong phòng ngừa tội phạm?
58. Vai trò của các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội trong phòng ngừa tội phạm?
– Các cơ quan quản lý kinh tế, văn hoá, giáo dục, dịch vụ, du lịch trong phạm vi tổ chức hoạt động chuyên môn
+ Phát hiện những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh phát triển tội phạm thuộc lĩnh vực mình quản lý.
+ Đề ra những quy định thích hợp, tham mưu cho Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách
đúng đắn góp phần khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án phòng ngừa tội phạm trong phạm vi cơ quan có hiệu quả.
+ Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, làm tốt công tác phòng chống trong nội bộ, ngoài xã hội
theo chương trình chung của Chính phủ.
– Các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản
+ Các tổ chức đoàn thể trên giữ vị trí vô cùng quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, cụ thể:
+ Phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn soạn thảo, tham gia kế hoạch phòng ngừa tội phạm.
+ Tuyên truyền cho hội viên thấy được tính chất, thủ đoạn hoạt động của tội phạm nâng cao ý thức cảnh giác.
+ Trực tiếp huy động các hội viên tham gia chương trình phòng chống tội phạm nói chung của Chính
phủ trong phạm vi địa phương, nội bộ hiệp hội của mình. – Công dân
+ Công dân có nghĩa vụ và quyền lợi trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự. Công dân với tư cách là
chủ thể trong phòng chống tội phạm phải quán triệt:
+ Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, tích cực tham
gia hoạt động phòng ngừa tội phạm.
+ Tích cực, chủ động phát hiện mọi hoạt động của tội phạm và thông báo cho các cơ quan chức năng.
+ Tham gia nhiệt tinh vào công tác giáo dục, cảm hoá các đối tượng có liên quan đến hoạt động
phạm tội tại cộng đồng dân cư.
+ Phối hợp tham gia, giúp đỡ các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện tốt chương trình “Quốc
gia phòng chống tội phạm”. Làm tốt công tác tái hoà nhập cộng đồng cho người phạm tội khi trở về địa phương.
+ Trực tiếp làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm ngay trong phạm vi gia đình (quản lý, giáo dục các
thành viên trong gia đình).
59. Vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật và tòa án trong phòng ngừa tội phạm?
Các cơ quan bảo vệ pháp luật: Công an, Toà án, Viện kiểm sát.
- Nghiên cứu, phân tích tinh trạng phạm tội, xác định chính xác những nguyên nhân, điều kiện của tội
phạm, soạn thảo đề xuất các biện pháp phòng chống thích hợp.
- Sử dụng các biện pháp luật định và các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn theo chức năng, trực tiếp
tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm.
- Đối với lực lượng Công an phải trực tiếp tổ chức, triển khai các hoạt động phòng ngừa tội phạm
theo hai hướng: Tham gia phòng ngừa xã hội (phòng ngừa chung) và trực tiếp tiến hành toàn diện
hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ, điều tra tội phạm.
+ Viện kiểm sát: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án,
giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân, giữ quyền công tố.
+ Ngoài ra thì còn các cơ quan khác như Thanh tra, kiểm lâm, kiểm sát biển… cũng góp phần tích cức
trong việc loại bỏ các yếu tố
+ Thông qua hoạt động xét xử các vụ án đảm bảo công minh, đúng pháp luật; phát hiện những
nguyên nhân, điều kiện của tội phạm để Chính Phủ, các ngành, các cấp kịp thời có biện pháp ngăn chặn, loại trừ.
- Bộ Tư pháp trực tiếp tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến công tác
đấu tranh, phòng chống tội phạm, khắc phục những sỏ hở thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện của tội phạm.
60. Những cơ sở khoa học của việc tổ chức phòng ngừa tội phạm?
– Phòng ngừa tội phạm phải đảm bảo tính hệ thống ở đây tức là không chỉ cơ quan có chức nhân mà
toàn dân các tổ chức khác cũng tham vào quá trình phòng ngừa tội phạm.
– Phòng ngừa tội phạm phải đảm bảo tính toàn diện: tính toàn diện ở đây tức là phòng ngừa tội
phạm phải phòng ngừa trên mọi lĩnh vực chính trị – Tư tưởng, kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục,
pháp luật, quản lý Nhà nước, và đối với tất cả các loại tội phạm.
– Phòng ngừa tội phạm phải đảm bảo tính khoa học tức là nó phải phù hợp với những giải pháp của
ngành khoa học tội phạm học.
– Phòng ngừa tội phạm phải đảm bảo tính khả thi đối với biện pháp được áp dụng: Phù hợp với thực
tế, tinh hình kinh tế xã hội của đất nước…
61. Trình bày các đề án của Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm 1998
62. Khái niệm tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội?
Khái niệm: Tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội là các chương trình và các biện pháp hòa nhập
xã hội được thiết kế đặc biệt nhằm giúp người phạm tội được tha từ một cơ sở giam giữ và để giúp
họ đối mặt với những thách thức liên quan đến việc trở về cộng đồng.
- Có 02 loại chương trình:
+ Các chương trình hỗ trợ ngay trong các cơ sở giam giữ, trước khi phóng thích của người phạm tội,
nhằm giúp người phạm tội giải quyết các vấn đề, xử lý các yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi
phạm tội của họ, trang bị các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt các chức năng xã hội của mình và
chuẩn bị tái tham gia vào cộng đồng.
+ Những chương trình dựa trên cộng đồng, thường được gọi là chương trình “hậu chăm sóc” nhằm
tạo thuận lợi cho hòa nhập xã hội của người phạm tội sau khi thả họ từ các cơ sở giam giữ. Rất nhiều
chương trình sau này bao gồm cả một số hình thức giám sát cũng như hỗ trợ tại động đồng.
63. Ý nghĩa của tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội?
64. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các yếu tố nguy cơ trong tái hòa nhập xã hội
đối với người phạm tội?
– Giúp cho người phạm tội nhận thức được các yếu tố đưa họ đối mặt với nguy cơ và gây khó khăn
cho họ khi tái hòa nhập.
– Giúp giải quyết các nguy cơ phạm tội ngay từ trong các cơ sở giam giữ các chương trình can thiệp
vào cộng động, có liên quan đến giáo dục, việc làm, chỗ ở, ma túy và đồ uống có cồn, bệnh tâm thần,
mạng lưới xã hội, kỹ năng nhận thức và thái độ.
– Tạo ra các biện pháp hỗ trợ hiệu quả những nhất là những biện pháp giải quyết trực tiếp các yếu tố nguy cơ.
– Giải quyết yếu tố nguy cơ như bên trong cá nhân có cá tính khó chiều, là nạn nhân từ sớm, mắc
bệnh tâm thần, bị hạn chế học tập, hoặc bên ngoài gia đình, xã hội trường học cộng đồng, trong quan hệ cùng trang lứa.
– Người phạm tội chưa thành niên, các yếu tố nguy cơ từ phía gia đình đối với hành vi phạm pháp và
chống đối xã hội chính là một gia đình không bình thường cha mẹ bỏ rơi không quan tâm hay có
những nguyên tắc những giáo điều cứng nhắc kém hiệu quả, thiếu sự giám sát tác động hợp lý.
– Sự phân biệt giàu nghèo chủng tộc giới tính tôn giáo, chương trình giáo dục chất lượng kém gây ra
những việc nghỉ học bỏ dở. Nghèo đói là yếu tố nguy cơ chung dẫn đến hành vi chống đối xã hội,
thanh thiếu niên tham gia chơi với bạn bè có lối sống lệch lạc.
65. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các yếu tố kiềm chế trong tái hòa nhập xã hội
đối với người phạm tội?
67. Tái hòa nhập xã hội có thể được coi là một biện pháp phòng ngừa tội phạm không? Vì sao?
68. Những đặc điểm sinh học và xã hội của nhân thân người phạm tội?
* Nhóm đặc điềm sinh học Nhóm đặc điểm sinh học bao gồm giới tính, tuổi và một số đặc điểm thể chất khác:
– Xác định giới tính người phạm tội cho chúng ta thấy tính chất, mức độ, đặc điểm tội phạm theo từng giới.
– Xác định độ tuổi của người phạm tội cho chúng ta thấy tính chât, mức độ, đặc điểm tội phạm của
từng lứa tuổi, ảnh hưởng của lứa tuổi đến việc thực hiện tội phạm. Qua đó rút ra kết luận về tính tích
cực mang tính tiềm ẩn tội phạm và những đặc trưng của hành vi phạm tội đại diện cho những nhóm
người ở các lứa tuổi khác nhau.
Yếu tố lứa tuổi của người phạm tội ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm cũng xuất phát từ các đặc
điểm thể chất, tâm lý, xã hội của mỗi lứa tuổi khác nhau. Trong đó, vai trò vị trí xã hội của mỗi độ tuổi
luôn ảnh hưởng quyết định đến việc lựa chọn phương thức thủ đoạn thực hiện tội phạm
* Nhóm đặc điểm xã hội Vị trí tính chất xã hội của công việc cho phép kết luận những nhóm và giai
tầng xã hội nào, những lĩnh vực hoạt động nào của đời sống xã hội phổ biến nhất về loại tội phạm
này hay loại tội phạm kia.
– Nghề nghiệp Khi nghiên cứu về nghề nghiệp, tội phạm học nhận thấy những người không có việc
làm ổn định thường có tỷ lệ phạm tội cao hơn so với người có việc làm ổn định. tội phạm cũng có sự
liên quan chặt chẽ đến ngành nghề mà người phạm tội đang đảm nhiệm (Ngành hải quan thì phổ
biến tội phạm buôn lậu, hối lộ; ngành kiểm lâm thì phổ biến tội phạm phá rừng…)
– Hoàn cảnh gia đình Khi nghiên cứu về hoàn cảnh gia đình, tội phạm học nhận thấy tội phạm có mối
liên hệ đến những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, những gia đình có hoàn cảnh hôn nhân
bất hạnh hay điều kiện quản lý buông lỏng Gia đình đóng vai trò quan trọng trong đời sống con
người, tác động trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách.
– Nơi cư trú Khi nghiên cứu về nơi cư trú, tội phạm học nhận thấy tinh hình tội phạm thường tập
trung ở những thành phố lớn, những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa,
tốc độ dịch chuyển cơ cấu xã hội ở mức cao. Đặc biệt tội phạm cũng thường phát sinh ở những địa
bàn có sự giáp ranh về địa giới hành chính, có sự khó khăn trong việc quan hệ xã hội, quan hệ con
người. Ví dụ Tam giác Hà nội – Quảng ninh – Hải phòng, Thành phố Hồ Chí Minh,
69. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nạn nhân của tội phạm trong công tác phòng ngừa tội phạm?
70. Vai trò của tình hình tội phạm trong việc làm sáng tỏ nguyên nhân của tội phạm?
71. Mối liên hệ giữa nguyên nhân của tội phạm, nhân thân người phạm tội và cơ
chế của hành vi phạm tội?
72. Có thể nói tình hình tội phạm là bước đầu tiên trong việc đề ra các giải pháp
phòng ngừa tội phạm không? Vì sao?
73. Nhân thân người phạm tội và nhân thân nạn nhân của tội phạm có mối liên hệ nào không? Vì sao?
74. Từ vị trí công tác hoặc nơi sinh sống của mình, anh (chị) hãy phân tích một
biện pháp phòng ngừa tội phạm đã được áp dụng hiệu quả? (sử dụng kiến thức
tội phạm học đã được trang bị)
75. Thông qua một đạo luật chuyên ngành, hãy làm rõ vai trò của các tổ chức xã
hội trong phòng ngừa tội phạm?
76. Vai trò của cá nhân trong phòng ngừa tội phạm? Nêu ví dụ minh họa?
77. Bằng những kiến thức tội phạm học được trang bị, hãy phân tích tầm quan
trọng của việc xã hội hóa công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm?
78. Mối liên hệ của các cơ quan bảo vệ pháp luật và toà án với các chủ thể khác
trong phòng ngừa tội phạm được thể hiện như thế nào?
79. Hệ thống thống kê hình sự có ảnh hưởng thế nào đến vấn đề tội phạm ẩn của một quốc gia?
80. Nạn nhân đóng vai trò như thế nào trong việc xác định tội phạm ẩn?
81. Phân loại các học thuyết giải thích về nguyên nhân của tội phạm?
82. Vai trò của các học thuyết tội phạm học trong việc làm sáng tỏ nguyên nhân của tội phạm?
83. Trình bày các học thuyết về sinh học trong giải thích nguyên nhân của tội phạm?
84. Trình bày các học thuyết về tâm lý trong giải thích nguyên nhân của tội phạm?
85. Trình bày các học thuyết về cấu trúc xã hội trong giải thích nguyên nhân của tội phạm?
86. Trình bày các học thuyết về quá trình xã hội trong giải thích nguyên nhân của tội phạm?
87. Trình bày các học thuyết về xung đột xã hội trong giải thích nguyên nhân của tội phạm?
88. Vai trò của đạo luật chuyên ngành trong phòng ngừa tội phạm? Lấy ví dụ minh họa?
89. Phân tích một hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm thông qua một đạo luật chuyên ngành?
90. Phân tích một hệ thống các chủ thể phòng ngừa tội phạm thông qua một đạo luật chuyên ngành?
91. Vai trò của tội phạm học trong phòng ngừa các mối đe dọa của an ninh phi truyền thống?
92. Tội phạm học giúp ích gì cho công việc của anh (chị)?
93. Sự tác động của các nghiên cứu tội phạm học đến chính sách hình sự?
94. Nhận thức của anh (chị) về hệ thống phòng ngừa tội phạm?
95. Tội phạm học có vai trò thế nào trong kiểm soát xã hội đối với tội phạm?
96. Vai trò của những yếu tố nguy cơ và những yếu tố kiềm chế trong phòng ngừa tái phạm tội?
97. Tội phạm ẩn có vai trò như thế nào trong việc làm sáng tỏ tình hình tội phạm?
98. Sự hình thành và phát triển tội phạm học Việt Nam?
99. Sự hình thành và phát triển tội phạm học thế giới?
Tội phạm học là khoa học nghiên cứu về tội phạm, hành vi
phạm tội và hệ thống tư pháp hình sự. Nó tìm hiểu nguyên nhân của
tội phạm và hành vi phạm tội, các yếu tố xã hội và tâm lý góp phần
vào hành vi tội phạm, cũng như tính hiệu quả của các phương pháp
khác nhau để phòng ngừa và kiểm soát tội phạm. Lịch sử tội phạm
học có thể bắt nguồn từ các nền văn minh cổ đại, nhưng nó đã phát
triển đáng kể qua nhiều thế kỷ. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan
ngắn gọn về lịch sử tội phạm học:
1. Thời kỳ cổ đại và cổ điển:
- Các xã hội cổ đại, chẳng hạn như ở Lưỡng Hà và Ai Cập, có các bộ
luật và hình phạt, đặt nền móng cho tư duy ban đầu về tội phạm và công lý.
- Ở Hy Lạp cổ đại, các triết gia như Plato và Aristotle đã khám phá
các khái niệm về công lý và hình phạt. Aristotle, trong tác phẩm
“Chính trị” của mình, đã thảo luận về ý tưởng về sự tương xứng trong hình phạt. 2. Thời Trung cổ:
- Trong thời Trung cổ ở Châu Âu, Giáo hội Thiên chúa giáo đóng một
vai trò quan trọng trong việc hình thành các quan niệm về tội phạm
và tội lỗi. Tội phạm thường được coi là vi phạm đạo đức.
- Khái niệm xét xử bằng thử thách rất phổ biến, trong đó các cá
nhân phải chịu những thử thách đau đớn hoặc nguy hiểm để xác
định tội lỗi hay vô tội của họ.
3. Khai sáng và Trường phái Cổ điển:
- Thời kỳ Khai sáng thế kỷ 18 chứng kiến sự xuất hiện của trường
phái tội phạm học cổ điển. Những nhà tư tưởng như Cesare Beccaria
và Jeremy Bentham nhấn mạnh tính hợp lý và khế ước xã hội trong việc thực thi công lý.
- Tác phẩm "Về tội phạm và hình phạt" của Beccaria (1764), chủ
trương hình phạt tương xứng, nhân đạo và đặt nền móng cho cải
cách tư pháp hình sự hiện đại. Tội phạm được lý giải trên cơ sở thoả
mãn nhu cầu của con người một cách trái pháp luật.
4. Chủ nghĩa thực chứng và thế kỷ 19:
- Thế kỷ 19, tội phạm học thực chứng xuất hiện. Trường phái tư
tưởng này tập trung vào nghiên cứu khoa học về hành vi phạm tội
và tìm cách xác định nguyên nhân của tội phạm thông qua nghiên cứu thực nghiệm.
- Cesare Lombroso, một bác sĩ người Ý, thường được coi là người tiên
phong trong lĩnh vực tội phạm học thực chứng. Ông đề xuất rằng tội
phạm được sinh ra với những đặc điểm thể chất và tâm lý nhất định.
- Các học giả khác như Emile Durkheim đã nghiên cứu các yếu tố xã
hội góp phần hình thành tội phạm và phạm pháp. 5. Thế kỷ 20:
- Thế kỷ 20 chứng kiến sự phát triển của nhiều học thuyết tội phạm
học khác nhau, trong đó có học thuyết căng thẳng, thuyết học tập
xã hội và thuyết dán nhãn, trong đó nhấn mạnh vai trò của các yếu
tố xã hội và môi trường trong hành vi phạm tội.
- Trường phái xã hội học Chicago đã góp phần vào sự hiểu biết về tội
phạm đô thị và tác động của điều kiện khu phố đối với hoạt động tội phạm.
- Phong trào dân quyền và phong trào công bằng xã hội vào giữa thế
kỷ 20 cũng ảnh hưởng đến tội phạm học khi nêu bật các vấn đề bất
bình đẳng và phân biệt đối xử trong hệ thống tư pháp hình sự.
6. Tội phạm học đương đại:
- Tội phạm học hiện đại tiếp tục phát triển, kết hợp những hiểu biết
sâu sắc từ các lĩnh vực như tâm lý học, xã hội học và khoa học thần
kinh để hiểu về tội phạm và hành vi phạm tội.
- Các nhà tội phạm học nghiên cứu nhiều chủ đề khác nhau, bao
gồm tội phạm cổ cồn trắng (tội phạm chức vụ), tội phạm mạng (tội
phạm công nghệ), tội phạm vị thành niên và hiệu quả của các chính
sách và sự can thiệp bằng hệ thống tư pháp hình sự.
Ngày nay, tội phạm học là một lĩnh vực đa ngành, liên ngành dựa
trên nhiều học thuyết và phương pháp khác nhau để hiểu rõ hơn và
giải quyết các vấn đề phức tạp xung quanh tội phạm và công lý. Nó
đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình các chính sách và
thực tiễn trong hệ thống tư pháp hình sự cũng như trong việc phát
triển các chiến lược phòng ngừa và giảm thiểu tội phạm.
100. Những xu hướng chính trong nghiên cứu và phát triển tội phạm học hiện đại?
101. Khái niệm và các đặc điểm của phòng ngừa tội phạm?
102. Mục đích của phòng ngừa tội phạm?
103. Nội dung của phòng ngừa tình huống phạm tội?
104. Nội dung của phòng ngừa tội phạm thông qua sự phát triển xã hội?
105. Nội dung của phòng ngừa tội phạm dựa trên cộng đồng?
106. Phòng ngừa tình huống phạm tội dựa trên nền tảng những học thuyết nào?
107. Phòng ngừa tội phạm thông qua sự phát triển xã hội dựa trên nền tảng những học thuyết nào?
108. Phòng ngừa tội phạm trên cơ sở cộng đồng dựa trên nền tảng học thuyết nào?
109. Nội dung của phòng ngừa tội phạm thông qua thiết kế môi trường vật chất?
110. Trình bày kiểm soát xã hội đối với tội phạm?
111. Trình bày phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính?
112. Trình bày phương pháp nghiên cứu thực nghiệm?
113. Trình bày phương pháp nghiên cứu quan sát và phỏng vấn?
114. Trình bày phương pháp nghiên cứu số liệu tổng hợp?
114. Trình bày phương pháp nghiên cứu theo chiều dọc?
115. Trình bày phương pháp nghiên cứu phân tích dữ liệu thứ cấp?
116. Trình bày phương pháp nghiên cứu tự báo cáo?
117. Trình bày phương pháp nghiên cứu quan sát tham dự?
118. Trình bày phương pháp nghiên cứu nghiên cứu tình huống?
119. Trình bày phương pháp nghiên cứu khảo sát?