-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Luật lao động | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
AnhL làmviệctheohợpđồnglaođộngkhôngxác địnhthời hạn tạicông ty P. Ngày nghỉ hằng tuần của anh L là vào ngày thứ 2. Giả sử công ty có yêu cầu anh L đi làm vào ngày thứ 2 (không phải ngày lễ, tết) và sắp xếp cho anh L nghỉ bù vào ngày thứ 3 sau đó. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Luật lao động (lld) 4 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Luật lao động | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
AnhL làmviệctheohợpđồnglaođộngkhôngxác địnhthời hạn tạicông ty P. Ngày nghỉ hằng tuần của anh L là vào ngày thứ 2. Giả sử công ty có yêu cầu anh L đi làm vào ngày thứ 2 (không phải ngày lễ, tết) và sắp xếp cho anh L nghỉ bù vào ngày thứ 3 sau đó. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật lao động (lld) 4 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
Câu 1: Anh L làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại công
ty P. Ngày nghỉ hằng tuần của anh L là vào ngày thứ 2. Giả sử công ty có yêu
cầu anh L đi làm vào ngày thứ 2 (không phải ngày lễ, tết) và sắp xếp cho anh L
nghỉ bù vào ngày thứ 3 sau đó. Khi này: *1/1
A. Công ty P không phải trả tiền lương cho anh L vì anh L đã được sắp xếp nghỉ bù
B. Công ty P phải trả tiền lương cho anh L bằng mức lương của ngày làm việc bình thường
C. Công ty P phải trả tiền lương cho anh L bằng 200% mức lương ngày làm việc bình thường
D. Công ty P chỉ phải trả phàn giá trị chênh lệch giữa tiền lương vào ngày thứ
2 và ngày làm việc bình thường khác.
Câu 2: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc: *1/1
A. Do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận
B. Do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nhưng không được
vượt quá 85% mức lương của công việc đó
C. Do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nhưng ít nhất phải
bằng 85% mức lương của công việc đó
D. Ít nhất phải bằng 75% mức lương của công việc đó
Câu 3: Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền đối với hành vi "Không xây dựng
thang lương, bảng lương, định mức lao động" là: *
A. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
B. Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
C. Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (sai)
D. từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Câu 4: Tiền lương trong thời gian tạm thời chuyển người lao động sang làm
công việc khác so với hợp đồng mà mức lương công việc mới *1/1
A. Áp dụng theo tiền lương do các bên thỏa thuận
B. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì
được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc.
Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ
C. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì
được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc.
Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc
cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
D. Người lao động luôn được trả lương theo công việc mới
Câu 5: Người lao động bị khấu trừ tiền lương trong trường hợp nào sau đây? *0/1
A. Khi người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo quy định về bảo hiểm xã hội
và thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật thuế thu nhập cá nhân
B. Khi người lao động bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động, đóng
bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân
C. Khi người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo quy định về bảo hiểm xã hội
D. Khi người lao động thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tài sản cho
người sử dụng lao động theo quy định của BLLĐ 2019
Câu 6: Nội quy lao động của doanh nghiệp có hiệu lực khi: *0/1
A. Sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ
hồ sơ đăng ký nội quy lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động sử
dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu
lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động
B. Sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ
hồ sơ đăng ký nội quy lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động sử dụng
dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do
người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể
C. Sau 30 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ
hồ sơ đăng ký nội quy lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động sử dụng
dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do
người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động
D. Sau 30 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ
hồ sơ đăng ký nội quy lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động sử dụng
dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do
người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể
Câu 7: Thẩm quyền quyết định cho người lao động nghỉ ngày liền trước hoặc
ngày liền sau ngày Quốc Khánh Việt Nam là: *0/1
A. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
D. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Câu 8: Cơ quan có thể thực hiện việc đăng ký nội quy lao động? * 1/1
A. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
B. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh
và Xã hội khi được ủy quyền
C. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
D. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được ủy quyền
Câu 9: Theo Bộ luật lao động 2019, không phải là hình thức kỷ luật lao động? *1/1 A. Cách chức
B. Buộc thôi việc
C. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng D. Khiển trách
Câu 10: Số lượng người tối thiểu bến phái người sử dụng lao động khi thamgia
đối thoại nơi làm việc là bao nhiêu? *1/1
A. 03 người b. 04 người c. 09 người D. 14 người
Câu 11; Trường hợp có đình công thì tiền lương của người lao động được xác định như thế nào? *1/1
A. Người lao động tham gia đình công không được trả lương; người lao động
không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được
trả lương theo thỏa thuận nhưng ít nhất bằng mức lương tối thiểu
B. Người lao động tham gia đình công không được trả lương; người lao động
không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả đủ lương
C. Tất cả người lao động được trả đủ lương
D. Tất cả người lao động không được trả lương
Câu 12: Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người
sử dụng lao động phải thông báo cho cơ quan nào sau đây? *1/1
A. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
B. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
D. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
D. Liên đoàn lao động tại nơi tổ chức làm thêm giờ
Câu 13: Chị V và Công ty H thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ vào ngày
15/10/2021sau 15 năm làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn. Theo
quy định của pháp luật hiện hành, Công ty H phải chi trả khoản tiền nào sau đây cho chị V? *1/1
A. Trợ cấp thôi việc
B. Trợ cấp mất việc làm C. Bảo hiểm xã hội
D. Trợ cấp thất nghiệp
Câu 14: Trường hợp làm việc theo ca, người lao động phải được nghỉ ít nhất bao
lâu trước khi chuyển sang ca làm việc khác *1/1 A. 12 giờ B. 24 giờ C. 15 giờ D. 10 giờ
Câu 15: Trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động sau khi hết
thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ? *1/1
A. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng
lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động
và người sử dụng lao động phải cùng nhau sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết
B. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng
lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động
phải nhận người lao động trở lại làm công việc mới nếu công việc mới này phù
hợp với khả năng của người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc
pháp luật có quy định khác.
C. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng
lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động
phải nhận người lao động trở lại làm công việc mới, trừ trường hợp hai bên có
thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
D. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng
lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao
động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã
giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Câu 16: Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, người lao động: *0/1
a. Được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do
b. Được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải thực hiện nghĩa vụ báo trước
c. Được nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh
d. Có nghĩa vụ chứng minh lỗi vi phạm của mình trong trách nhiệm kỳ luật lao động
Câu 17: Chị L và doanh nghiệp P ký HĐLĐ xác định thời hạn 24 tháng. Thời
gian thử việc là 02 tháng. Hãy cho biết HĐLĐ có thời hạn này sẽ đương nhiên
chuyển hóa thành HĐLĐ không xác định thời hạn trong trường hợp nào dưới đây? *1/1
A. Sau khi hết hạn HĐLĐ 24 tháng, chị L vẫn tiếp tục làm việc thêm 03
tháng mà không có sự phản đối của doanh nghiệp P
B. Gần hết hạn HĐLĐ 24 tháng, chị L và doanh nghiệp P thỏa thuận gia hạn thêm 06 tháng tiếp theo
C. Sau khi hết hạn HĐLĐ, người lao động vẫn tiếp tục làm việc cho công ty P
D. Khi thực hiện HĐLĐ được 23 tháng thì chị L thuộc trường hợp được nghỉ thai sản 06 tháng
Câu 18: Trường hợp nào sau đây người lao động làm việc tại Việt Nam không
cần có giấy phép lao động? *
A. Chỉ những trường hợp được quy định tại BLLĐ 2019
B. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty
cổ phần có giá trị góp vốn từ 02 tỷ đồng trở lên
C. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có
giá trị góp vốn từ 2 tỷ đồng trở lên
D. Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở
Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật
Câu 19: Theo BLLĐ 2019, thời gian làm việc bình thường của người lao động: *1/1
A. Không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần
B. Không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng
C. Không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần
D. Không quá 08 giờ trong 01 tuần và không quá 48 giờ trong 01 tháng
Câu 20: Thời gian làm việc của người lao động chưa đủ 15 tuổi không được
vượt quá .... trong 01 ngày và ..... trong 01 tuần? *1/1
A. 04 giờ; 20 giờ B. 05 giờ; 20 giờ C. 06 giờ; 25 giờ D. 03 giờ; 20 giờ
Câu 21: Thẩm quyền quyết định và công bố mức lương tối thiểu? *1/1
a. Hội đồng tiền lương quốc gia b. Chính phủ c. Bộ Tài chính
d. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Câu 22: Theo BLLĐ 2019, chủ thể nào sau đây sẽ đại diện người lao động để
thương lượng tập thể ngành? *0/1
A. Tổ chức của người lao động
B. Tổ chức công đoàn ngành
C. Tổ chức đại diện người lao động
D. Tổ chức công đoàn cơ sở hoặc tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp
Câu 23: Theo quy định của pháp luật hiện hanh, mức khấu trừ tiền lương hằng
tháng không được quá bao nhiêu phần trăm tiền lương thực trả hằng tháng của
người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. *1/1 20% 30% 50% 15%
Câu 24: Tạm đình chỉ công việc: *0/1
a. Là một hình thức kỷ luật lao động
b. Có thể được thực hiện khi xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây
khó khăn cho việc xác minh
c. Chỉ được thực hiện nếu được sự đồng ý của tổ chức đại diện người lao động
tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên
d. Thời hạn tối đa áp dụng là 105 ngày
Câu 25: Người lao động đủ 18 tuổi trở lên được ủy quyền cho chủ thể khác ký
kết HĐLĐ với người sử dụng lao động đối với công việc nào sau đây? *1/1
A. Các loại công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 36tháng B. Tất cả công việc
C. Các loại công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12tháng
D. Các loại công việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Câu 26: Khi người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, chủ thể có
quyền xử lý kỷ luật là: *1/1
A. Phải là người đã đại diện người sử dụng lao động ký kết hợp đồng đối với
người sử dụng lao động
B. Phải là người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động
C. Phải là Trưởng phòng nhân sự của doanh nghiệp
D. Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử
dụng lao động quy định tại Khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động 2019 hoặc
người được quy định cụ thể trong nội quy lao động
Câu 27: Theo BLLĐ 2019, trường hợp nào sau đây xác định là đình công không hợp pháp? *0/1
A. Đình công không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
B. Chủ thể tổ chức và lãnh đạo đình công là tổ chức đại diện người lao động
C. Khi tranh chấp lao động tập thể đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền giải quyết theo quy định
D. Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền giải quyết theo quy định
Câu 28: Trường hợp hết thời hạn của hợp đồng lao động nhưng người lao động
vẫn tiếp tục làm việc cho người lao động quá thời 30 ngày kể từ ngày hết hạn,
nhưng các bên không ký kết hợp đồng mới thì: *1/1
a. Hợp đồng lao động được chuyển hóa sang hợp đồng lao động không xác định thời hạn
b. Hợp đồng lao động xác định thời hạn được duy trì
c. Hợp đồng lao động chấm dứt hiệu lực
d. Hợp đồng lao động được chuyển hóa sang hợp đồng dịch vụ
Câu 29: Theo BLLĐ 2019, trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động: * 1/1
A. Được tạm ứng ít nhất 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc
B. Không chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động
C. Người lao động được tạm ứng ít nhất 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ
công việc và không chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động
D. Được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc
Câu 30: Hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì: *1/1
a. Quan hệ lao động đương nhiên chấm dứt
b. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được giải quyết theo thỏa ước lao động
tập thể đang áp dụng; trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực
hiện theo quy định của pháp luật
c. Hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố
vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động
d. Các bên được tiến hành ký lại hợp đồng theo đúng thẩm quyền nếu lý do dẫn
đến hợp đồng vô hiệu là sai về thẩm quyền giao kết
Câu 31: Thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động *0/1
A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
B. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội
C. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội
D. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Câu 32: Khẳng định đúng khi nói về thời điểm có hiệu lực của Thỏa ước lao động tập thể? *0/1
A. Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và
được ghi trong nội quy lai động. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có
hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết.
B. Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và
được ghi trong nội quy lai động. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có
hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày mở phiên thương lượng tập thể.
C. Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và
được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu
lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết.
D. Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể là ngày các bên ký kết
Câu 33: Tranh chấp lao động cá nhân nào do Tòa án nhân dân giải quyết mà
không bắt buộc phải hòa giải tại Hòa giải viên lao động? *1/1
A. Tranh chấp về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
B. Tranh chấp về chấm dứt hợp đồng lao động
C. Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động
D. Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động
Câu 34: Các hình thức trả lương theo quy định của pháp luật hiện hành *
a. Trả lương theo thời gian, sản phẩm và lương khoán
b. Trả lương theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động
c. Trả lương theo tháng, theo sản phẩm và theo khoán
d. Trả lương theo thời gian và theo sản phẩm
Câu 35: Theo BLLĐ 2019, Hợp đồng lao động có thể được giao kết bằng các
hình thức nào sau đây? *0/1
A. Văn bản - Hành vi cụ thể - Phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu
B. Văn bản, - Lời nói - Hành vi cụ thể
C. Lời nói - Hành vi cụ thể - Phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu
D. Văn bản - Lời nói - Phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu
Câu 36: ......... là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa
người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao
động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên
tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới
giải pháp các bên cùng có lợi. *1/1
a. Đối thoại nơi làm việc
b. Thỏa ước lao động tập thể
c. Hội nghị người lao động
d. Thương lượng tập thể
Câu 37: Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, người sử dụng lao
động KHÔNG ĐƯỢC quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vượt quá
200 giờ/năm trong trường hợp nào sau đây? *1/1
A. Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
B. Phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người lao động
C. Cung cấp một số dịch vụ công
D. Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước
Câu 38: Trường hợp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hợp đồng lao
động đã giao kết trước ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn quy
định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể thì: *0/1
a. Đương nhiên áp dụng thỏa ước lao động tập thể
b. Ưu tiên áp dụng hợp đồng lao động
c. Các bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể
d. Các bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
Câu 39: Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động không là: *1/1
A. Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người
lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên
B. Không được xử lý kỷ luật đối với người lao động nam đang trong thời gian
nuôi con dưới 12 tháng tuổi
C. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành
vi vi phạm kỷ luật lao động
D. Người lao động phải chứng minh lỗi
Câu 40: Ông L 02 hành vi vi phạm kỷ luật. Hành vi thứ nhất bị xử lý kỷ luật
khiển trách. Hành vi thứ hai bị xử lý kỷ luật cách chức. Khi tiến hành xử lý kỷ
luật cả 02 hành vi trên, ông L sẽ bị xử lý theo hình thức nào? *1/1 a. Cách chức b. Sa thải c. Khiển trách
d. Áp dụng cả hai hình thức kỷ luật là khiển trách và cách chức
Câu 1: Do dịch bệnh Covid-19 nên Công ty A phải tạm ngừng hoạt động kinh
doanh 02 tháng. Bà Hoa là người lao động của công ty. Khi công ty hoạt động
trở lại, trong ngày đi làm đàu tiền trở lại, bà Hoa được xét nghiệm và khẳng định
mắc Covid-19, và được đưa đi cách ly 21 ngày tại Củ Chi, TPHCM. Tiền lương
của bà Hoa được xác định như thế nào là phù hợp. *1/1
A. Trong thời gian công ty tạm dừng hoạt động, bà Hoa không được hưởng
lương; trong thời gian cách ly tập trung thì mức lương do hai bên thỏa thuận
nhưng phải đảm bảo tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không được
thấp hơn mức lương tối thiểu
b. Trong thời gian công ty tạm dừng hoạt động, bà Hoa được hưởng đủ lương;
trong thời gian cách ly tập trung thì mức lương do hai bên thỏa thuận nhưng
phải đảm bảo tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không được thấp
hơn mức lương tối thiểu
C. Trong thời gian công ty tạm dừng hoạt động, bà Hoa được trả ít nhất bằng
lương tối thiểu vùng; còn trong thời gian cách ly tập trung thì không được hưởng lương
D. Trong thời gian công ty tạm dừng hoạt động, bà Hoa được trả ít nhất bằng
lương tối thiểu vùng; trong thời gian cách ly tập trung thì mức lương do hai bên
thỏa thuận nhưng phải đảm bảo tiền lương ngừng việc trong 14ngày đầu tiên
không được thấp hơn mức lương tối thiểu
Câu 2: Theo hợp đồng lao động và nội quy lao động và hợp đồng lao động, bà
Hoa có thời gian làm việc bình thường từ 08 giờ sáng đến 16 giờ chiều.
Ngày30/12/2021, để hoàn thành xong công việc của mình nên bà Hoa đã ở lại
công ty việc tiếp tục làm việc từ 16 giờ chiều đến 21 giờ tối dù công ty không có
yêu cầu. Tiền lương ngày 30/12/2021 của bà Hoa được hưởng như thế nào? *1/1
A. Bà Hòa được trả 150% lương trong ngày 30/12/2021
B. Bà Hoa được trả 100% lương trong ngày 30/12/2021
C. Bà Hòa được trả 100% lương trong khung giờ làm việc từ 08 giờ sáng tới16
giờ chiều; và 150% lương trong khung giờ từ 16 giờ chiều đến 21 giờ tối
D. Bà Hòa được trả 100% lương trong khung giờ làm việc từ 08 giờ sáng tới16
giờ chiều; và 200% lương trong khung giờ từ 16 giờ chiều đến 21 giờ tối
Câu 3: Theo quy định hiện hành, tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là? *0/1
A. Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp
B. Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động
C. Tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc
D. Tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm
Câu 4: Người lao động được nghỉ nhưng được hưởng nguyên lương trong
trường hợp nào dưới đây? *1/1
A. Anh Q nghỉ 01 ngày đi dự đám cưới người yêu cũ
B. Anh C nghỉ 03 ngày để đám cưới với chị gái của người yêu cũ
C. Chị M nghỉ 03 ngày tổ chức đám cưới cho em trai của người yêu cũ
D. Chị H nghỉ 03 ngày để đi du lịch Đà Lạt với người yêu cũ
Câu 5: Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, người nước ngoài nào
sau đây khi làm việc tại Việt Nam phải được cấp giấy phép lao động? *1/1
A. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có
giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
B. Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam
theo quy định của pháp luật.
C. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty
cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên
D. Vào Việt Nam làm việc với vị trí lao động kỹ thuật cao có thời hạn làm việc 12 tháng
Câu 6: Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền như thế nào nếu có hành vi
"Không tiến hành thương lượng tập thể để ký kết thỏa ước lao động tập thể": *1/1
A. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
B. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
C. Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
D. Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Câu 7: Vai trò của việc quy định mực lương tối thiểu *1/1
D. Đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình của người lao
động, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đất nước
B. Là cơ sở để tính cách khoản trợ cấp cho người lao động
A. Đảm bảo mức chi trả hợp lý cho người sử dụng lao động
C. Đảm bảo thu nhập cho người lao động chưa qua đào tạo
Câu 8: Theo BLLĐ 2019, Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động không áp
dụng trong trường hợp nào sau đây? *1/1
A. Khi người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận
B. Phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
C. Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ Quân sự
D. Người lao động đang bị tam giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
Câu 9: Theo HĐLĐ, người lao động và người sử dụng lao động đã ký hợp đồng
lao động xác định thời hạn 36 tháng, và thời hạn thử việc là 02 tháng. Hợp đồng
lao động sẽ chấm dứt trong trường hợp nào sau đây? *1/1
A. Hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động không thông báo kết quả làm
thử nhưng người lao động vẫn tiếp tục đi làm
B. Hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động thông báo kết quả làm thử đạt
yêu cầu nhưng không có nhu cầu tiếp tục sử dụng
C. Người lao động có thai trong thời gian thử việc
D. Người sử dụng lao động hủy bỏ hợp đồng trong thời gian thử việc
Câu 10: Theo BLLĐS 2019, trường hợp không có sự đồng ý của người lao
động, người sử dụng lao động chỉ được tạm chuyển người lao động sang làm
công việc khác so với hợp đồng trong thời gian bao lâu? *1/1
A. Không quá 30 ngày trong 01 năm
B. Không quá 60 ngày trong 01 năm
C. Không quá 60 ngày cộng dồn trong 01 năm
D. Không quá 30 ngày cộng dồn trong 01 năm
Câu 11: Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu? *1/1
B. Chủ tịch UBND cấp tỉnh
D. Giám đốc Công an cấp tỉnh
A. Tòa án nhân dân
C. Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương minh và Xã hội
Câu 12: Theo BLLĐ 2019, khoản thu nhập nào sau đây được xác định là tiền
lương của người lao động? *1/1
A. Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
B. Chỉ có mức lương và phụ cấp lương
C. Tất cả các khoản thu nhập của người lao động tại nơi mình làm việc theo HĐLĐ
D. Mức lương theo công việc, phụ cấp lương, các khoản hỗ trợ như tiền ăn,
khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại cho người lao động
Câu 13: Người sử dụng lao động được tạm đình chỉ công việc của người lao động khi nào? *1/1
A. Vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động
tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh; và phải được sự đồng ý
của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem
xét tạm đình chỉ công việc là thành viên
B. Vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động
tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh; và sau khi tham khảo ý
kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị
xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên
C. Sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà
người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên
D. Vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động
tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh
Câu 14: Trong trách nhiệm vật chất, người lao động phải bồi thường toàn bộ
theo thời giá thị trường khi nào? *1/1
A. Người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không
quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi
người lao động làm việc
B. Người lao động làm mất dụng cụ, tài sản của người sử dụng lao động
C. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt
hại tài sản của người sử dụng lao động
D. Người lao động làm hư hỏng thiết bị, dụng cụ do sơ suất với giá trị không
quá 10 tháng lương tối thiểu vùng hoặc tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công
nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động do sơ suất
Câu 15: Chủ thể nào sau đây có quyền tổ chức thảo luận, lấy ý kiến người lao
động về nội dung, các thức tiến hành và kết quả quá trình thương lượng tập thể
tại doanh nghiệp là: *1/1
A. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
B. Tổ chức công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp
C. Tổ chức của người sử dụng lao động tại cơ sở
D. Người sử dụng lao động và người lao động
Câu 16: Hội đồng trọng tài lao động do chủ thể nào thành lập? *0/1
A. Người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
D. Sở Lao động thương binh và xã hội phối hợp với Tổ chức công đoàn cơ sở
Câu 17: Thỏa ước lao động tập thể chỉ được sửa đổi, bổ sung: *1/1
A. Theo thỏa thuận tự nguyện của các bên, thông qua thương lượng tập thể
B. Sau 06 tháng thực hiện đối với thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm
C. Theo thỏa thuận tự nguyện của các bên, thông qua đối thoại nơi làm việc
D. Sau 03 tháng thực hiện đối với thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ01 năm đến 03 năm
Câu 18: Theo BLLĐ 2019, người sử dụng lao động không được quyền chuyển
người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong trường
hợp nào dưới đây? *1/1
A. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm
B. Khi áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, sự cố điện, nước
C. Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh
D. Do người lao động thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được giao
trong hợp đồng lao động
Câu 19: Theo BLLĐ 2019, nếu người lao động làm thêm giờ vào ban ngày của
ngày nghỉ có hưởng lương thì tiền lương được trả như thế nào? *1/1
A. Người lao động được trả 300% lương
B. Người lao động được trả 400% lương làm thêm giờ
C. Người lao động được trả 300% lương, chưa bao gồm tiền lương của ngày
nghỉ có hưởng lương đối với những người hưởng lương ngày
D. Người lao động được lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động
Câu 20: Theo BLLĐ 2019, tổng thời gian làm thêm được quy định như thế nào?
A. Không quá 10 giờ trong 01 ngày
B. Không quá 40 giờ trong một tháng
C. Không quá 48 giờ trong một tháng
D. Không quá 08 giờ trong một ngày
Cau 21: Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, tổ chức đại diện người
lao động có quyền tiến hành thủ tục đình công khi nào? *0/1
A. Hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải
B. Hòa giải viên lao động hòa giải không thành
C. Hội đồng trọng tài lao động giải quyết không thành hoặc Hòa giải viên lao
động không tiến hành hòa giải hoặc Hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải
D. Hội đồng trọng tài lao động giải quyết không thành
Câu 22: Người lao động làm việc vào ban đêm thì tiền lương được trả như thế
nào? *1/1A. Người lao động được trả 150% lương
B. Người lao động được trả 180% lương
C. Người lao động được trả cao hơn ít nhất 30% so với tiền lương làm việc vào ban hàng
D. Người lao động được trả cao hơn ít nhất 20% so với tiền lương làm việc vào ban hàng
Câu 23: Trong các quan hệ sau đây, quan hệ nào là quan hệ lao động tập thể
thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động? *1/1
A. Quan hệ giữa Tòa án nhân dân với người sử dụng lao động
B. Quan hệ lao động giữa bà Hoa với Công ty Cổ phần B theo hợp đồng lao
động không xác định thời hạn
C. Quan hệ giữa luật sư tư vấn pháp luật với ông Q là bên thuê luật sư
D. Quan hệ giữa tổ chức công đoàn tại công ty M với Công ty M
Câu 24: Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền, các bên được yêu cầu
TAND giải quyết khi nào? *0/1
Hòa giải viên lao động hành hòa không thành công
Ban trọng tài lao động giải quyết không thành công
Quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động không được thi
hành bởi một trong các bên
Ban trọng tài lao động giải quyết không thành cồn hoặc Hòa giải viên lao động
hành hòa không thành công
Câu 25: Theo BLLĐ 2019, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định thành
lập Hội đồng thương lượng tập thể là cơ quan nào sau đây? *1/1
A. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của các doanh nghiệp tham
gia thương lượng hoặc nơi do các bên lựa chọn trong trường hợp các doanh
nghiệp tham gia thương lượng có trụ sở chính tại nhiều tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương
D. Phòng Lao động Thương binh Xã hội nơi đặt trụ sở chính của các doanh
nghiệp tham gia thương lượng hoặc nơi do các bên lựa chọn trong trường hợp
các doanh nghiệp tham gia thương lượng có trụ sở chính
B. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính của các doanh nghiệp tham
gia thương lượng hoặc nơi do các bên lựa chọn trong trường hợp các doanh
nghiệp tham gia thương lượng có trụ sở chính tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
C. Sở Lao động Thương binh Xã hội nơi đặt trụ sở chính của các doanh nghiệp
tham gia thương lượng hoặc nơi do các bên lựa chọn trong trường hợp các
doanh nghiệp tham gia thương lượng có trụ sở chính tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Câu 26: Theo BLLĐ 2019, nhóm hành vi nào sau đây người sử dụng lao động bị
cấm thực hiện khi giao kết, thực hiện HĐLĐ? *1/1
A. Người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp
bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động; yêu
cầu cung cấp thông tin về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
B. Người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo
đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động; yêu cầu
người lao động không được làm việc cho người sử dụng lao động khác trong khi thực hiện HĐLĐ
C. Người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp
bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động
D. Người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp
bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động; yêu
cầu người lao động không được tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ
Câu 27: Quan hệ lao động cá nhân là quan hệ giữa?
A. Người lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh/huyện
B. Người lao động với người sử dụng lao động
C. Tổ chức công đoàn với người sử dụng lao động
D. Người sử dụng lao động với Tòa án nhân dân
Câu 28: Theo BLLĐ 2019, doanh nghiệp thành viên của Thỏa ước lao động tập
thể có nhiều doanh nghiệp được rút khỏi hỏa ước lao động tập thể khi nào? *···/1
A. Khi có sự đồng thuận của hai phần ba tổng người sử dụng lao động và tổ
chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp là thành viên của thỏa ước, trừ
trường hợp có khó khăn đặc biệt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
B. Có 50% người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại
Doanh nghiệp thành viên của Thỏa ước lao động tập thể đồng ý, trừ trường hợp
có khó khăn đặc biệt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
C. Khi có sự đồng thuận của đa số người sử dụng lao động và tổ chức đại diện
người lao động tại doanh nghiệp là thành viên của thỏa ước, trừ trường hợp có
khó khăn đặc biệt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
D. Khi có sự đồng thuận của tất cả người sử dụng lao động và tổ chức đại diện
người lao động tại doanh nghiệp là thành viên của thỏa ước, trừ trường hợp có
khó khăn đặc biệt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
Câu 29: Theo quy định của BLLĐ 2019, lao động nữ trong thời gian hành kinh
được nghỉ mỗi ngày ..(1)..., trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được
nghỉ mỗi ngày ...(2).. trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ ...(3).. *1/1
A. (1) 30 phút - (2) 45 phút - (3) Không được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động
B. (1) 30 phút - (2) 60 phút - (3) Không được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động