



















Preview text:
ÔN TẬP HÈ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
NỘI DUNG 1: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
A. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án
Mỗi câu chọn một phương án đúng nhất. Có kèm lời giải chi tiết.
Câu 1. Khoa học tự nhiên là môn học nghiên cứu về: A. Văn hóa và xã hội B. Thế giới tự nhiên C. Toán học và logic D. Lịch sử và địa lý
Câu 2. Một nhà khoa học đang quan sát hiện tượng giông bão. Hoạt động này thuộc bước nào
trong quy trình nghiên cứu khoa học? A. Nêu giả thuyết B. Đặt vấn đề
C. Quan sát và thu thập thông tin D. Kết luận
Câu 3. Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào dùng để đo thể tích chất lỏng? A. Nhiệt kế B. Đồng hồ bấm giây C. Cân điện tử D. Ca đong
Câu 4. Đơn vị đo độ dài trong hệ SI là: A. Kilogram (kg) B. Mét (m) C. Lít (l) D. Giây (s)
Câu 5. Thiết bị nào sau đây giúp đo khối lượng của vật? A. Cân điện tử B. Nhiệt kế C. Ca đong D. Đồng hồ bấm giây
Câu 6. Đơn vị chuẩn của thời gian là: A. Phút B. Giờ C. Ngày D. Giây
Câu 7. Trong phòng thực hành, vật dụng nào dùng để đo nhiệt độ? A. Ống nghiệm B. Bình tam giác C. Nhiệt kế D. Đèn cồn
Câu 8. Một học sinh cân một viên bi và thấy khối lượng là 25 g. Việc làm này gọi là: A. Dự đoán B. Thực nghiệm C. Đo đạc D. Nghiên cứu lý thuyết
Câu 9. Phương pháp nào sau đây không phải là một bước trong quy trình nghiên cứu khoa học? A. Đặt vấn đề
B. Xác định mục tiêu học tập C. Tiến hành thí nghiệm D. Rút ra kết luận
Câu 10. Để đo thể tích của một hòn đá nhỏ không đều, nên sử dụng phương pháp nào?
A. Ước lượng bằng mắt
B. Dùng ca đong trực tiếp
C. Dùng bình chia độ và nước
D. Cân hòn đá rồi chia cho trọng lượng riêng
Câu 11. Khi thí nghiệm với chất lỏng dễ cháy, học sinh nên:
A. Đun trực tiếp bằng lửa
B. Đeo kính bảo hộ và dùng đèn cồn cách xa C. Không cần bảo hộ D. Khuấy bằng tay
Câu 12. Trong phòng thực hành KHTN, nên làm gì trước khi rời khỏi phòng?
A. Mang theo dụng cụ về nhà
B. Vứt rác vào bồn rửa
C. Vệ sinh dụng cụ và bàn thực hành
D. Đổ hóa chất thừa vào bồn nước
B. Trắc nghiệm đúng – sai
Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu. Phát biểu Đúng Sai
Câu 1. Khoa học tự nhiên chỉ nghiên cứu các hiện tượng đã được chứng minh.
Câu 2. Mắt thường có thể đo chính xác thể tích của một chất lỏng.
Câu 3. Thí nghiệm là một phương pháp quan trọng để kiểm tra giả thuyết trong khoa học.
Câu 4. Nhiệt kế được sử dụng để đo khối lượng của vật.
Câu 5. Giả thuyết trong nghiên cứu khoa học có thể đúng hoặc sai.
Câu 6. Một học sinh đo nhiệt độ nước bằng nhiệt kế là đang tiến hành đo đạc trong khoa học.
Câu 7. Cân đồng hồ là thiết bị để đo thời gian.
Câu 8. Đơn vị đo độ dài trong hệ SI là kilogam.
Câu 9. Một trong những kỹ năng quan trọng khi học KHTN là quan sát hiện tượng.
Câu 10. Khi làm thí nghiệm với hóa chất lạ, có thể dùng tay trực tiếp để thử.
Câu 11. Trong phòng thực hành, việc giữ vệ sinh và an toàn là rất quan trọng.
Câu 12. Đồng hồ bấm giây là thiết bị dùng để đo độ dài.
C. Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn
Mỗi câu yêu cầu học sinh điền số thích hợp vào chỗ trống.
Câu 1. Một học sinh dùng thước đo chiều dài của bàn học và ghi được kết quả là 1,2 mét. Vậy số
đo chiều dài của bàn là: ___ m
Câu 2. Dùng cân điện tử để cân một vật, kết quả là 250 gam. Khối lượng vật đó là: ___ g
Câu 3. Nhiệt độ nước trong cốc đo được bằng nhiệt kế là 70 độ C. Vậy nhiệt độ là: ___ °C
Câu 4. Một thí nghiệm kéo dài trong 120 giây. Thời gian thực hiện thí nghiệm là: ___ giây
Câu 5. Một học sinh dùng ca đong để đo được thể tích chất lỏng là 150 ml. Vậy thể tích chất lỏng là: ___ ml
Câu 6. Một học sinh quan sát thấy nhiệt độ nước sôi là 100 độ C. Nhiệt độ nước sôi ở điều kiện
bình thường là: ___ °C
Câu 7. Đơn vị đo khối lượng trong hệ SI là: ___
Câu 8. Một học sinh thực hiện thí nghiệm đo khối lượng một cục đá và thu được kết quả là 2,5 kg.
Khối lượng đó là: ___ kg
Câu 9. Một ống nghiệm chứa 30 ml dung dịch muối ăn. Vậy thể tích là: ___ ml
Câu 10. Một thí nghiệm hóa học mất 3 phút để hoàn thành. Vậy thời gian tính bằng giây là: ___ giây
Câu 11. Khi đo thể tích của một vật không thấm nước bằng phương pháp thể tích dâng, nước dâng
lên từ 150 ml đến 175 ml. Vậy thể tích vật là: ___ ml
Câu 12. Đơn vị đo nhiệt độ theo hệ SI là: ___
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
PHẦN I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án 1B 2C 3D 4B 5A 6D 7C 8C 9B 10C 11B 12C 13 14 15 16 17 18 19 20
Câu 1. → Đáp án: B
Giải thích: Khoa học tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng trong thế giới tự nhiên như vật chất,
năng lượng, sự sống, không gian, thời gian... Câu 2. → Đáp án: C
Giải thích: Quan sát và thu thập thông tin là bước đầu để hiểu hiện tượng trước khi đưa ra giả thuyết.
Câu 3. → Đáp án: D
Giải thích: Ca đong dùng để đo thể tích chất lỏng (đơn vị thường là ml hoặc lít).
Câu 4. → Đáp án: B
Giải thích: Mét (m) là đơn vị chuẩn để đo độ dài trong hệ đo lường quốc tế SI.
Câu 5. → Đáp án: A
Giải thích: Cân điện tử đo khối lượng vật với đơn vị là gram hoặc kilogram.
Câu 6. → Đáp án: D
Giải thích: Trong hệ SI, đơn vị chuẩn của thời gian là giây (s).
Câu 7. → Đáp án: C
Giải thích: Nhiệt kế đo nhiệt độ và thường có đơn vị là độ C (°C).
Câu 8. → Đáp án: C
Giải thích: Đo đạc là việc dùng dụng cụ để xác định đại lượng vật lý cụ thể.
Câu 9. → Đáp án: B
Giải thích: Xác định mục tiêu học tập là hoạt động của học sinh, không phải một bước trong quy
trình nghiên cứu khoa học.
Câu 10. → Đáp án: C
Giải thích: Thả hòn đá vào nước trong bình chia độ giúp đo thể tích bằng độ dâng của nước.
Câu 11. → Đáp án: B
Giải thích: Phải có dụng cụ bảo hộ và sử dụng đúng phương pháp để đảm bảo an toàn.
Câu 12. → Đáp án: C
Giải thích: Dọn vệ sinh và trả lại thiết bị đúng nơi quy định là quy tắc quan trọng sau mỗi buổi thực hành
Phần II. Trắc nghiệm Đúng – Sai Câu 1. → Sai
Giải thích: Khoa học tự nhiên nghiên cứu cả những hiện tượng chưa được giải thích để khám phá thêm tri thức mới. Câu 2. → Sai
Sắt thường có thể đo chính xác thể tích của một chất lỏng.
Giải thích: Để đo thể tích chính xác cần dùng dụng cụ chuyên dụng như ca đong hoặc bình chia độ.
Câu 3. → Đúng
Giải thích: Thí nghiệm giúp thu thập bằng chứng thực tế để đánh giá tính đúng sai của giả thuyết. Câu 4. → Sai
Giải thích: Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ. Khối lượng được đo bằng cân.
Câu 5. → Đúng
Giải thích: Giả thuyết là một dự đoán chưa chắc chắn và cần được kiểm chứng qua thí nghiệm
Câu 6. →Đúng
Giải thích: Hành động sử dụng dụng cụ để xác định đại lượng vật lý chính là đo đạc. Câu 7. → Sai
Giải thích: Cân đồng hồ đo khối lượng, còn thời gian được đo bằng đồng hồ bấm giây. Câu 8. → Sai
Giải thích: Đơn vị đo độ dài là mét (m), còn kilogram là đơn vị đo khối lượng.
Câu 9. → Đúng
Giải thích: Quan sát là bước đầu tiên trong nghiên cứu khoa học để thu thập thông tin.
Câu 10. → Sai
Giải thích: Luôn phải dùng dụng cụ và có thiết bị bảo hộ, tuyệt đối không dùng tay trực tiếp.
Câu 11. → Đúng
Giải thích: Giữ an toàn và vệ sinh là nguyên tắc cơ bản trong mọi phòng thí nghiệm.
Câu 12. → Sai
Giải thích: Đồng hồ bấm giây dùng để đo thời gian, độ dài được đo bằng thước mét hoặc thước dây.
Phần III. Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn
Câu 1. → Đáp án: 1,2 m
Giải thích: Dùng đúng đơn vị đo chiều dài trong hệ SI.
Câu 2. → Đáp án: 250 g
Giải thích: Đơn vị gam (g) là đơn vị phổ biến khi cân vật nhỏ.
Câu 3. → Đáp án: 70 °C
Giải thích: Nhiệt kế thường cho kế quả ở đơn vị độ C (Celsius).
Câu 4. → Đáp án: 120
Giải thích: Đơn vị chuẩn đo thời gian là giây (s).
Câu 5. → Đáp án: 150 ml
Giải thích: Ca đong đo thể tích chất lỏng thường tính bằng mililit (ml).
Câu 6. → Đáp án: 100 °C
Giải thích: Nước sôi ở 100°C tại áp suất khí quyển chuẩn (1 atm).
Câu 7. → Đáp án: kilogram (kg)
Giải thích: Kg là đơn vị chuẩn trong hệ đo lường quốc tế.
Câu 8. → Đáp án: 2,5 kg
Giải thích: Đơn vị khối lượng được đo bằng cân.
Câu 9. → Đáp án: 30 ml
Giải thích: Đơn vị thể tích phổ biến trong phòng thí nghiệm là mililit.
Câu 10. → Đáp án: 180 giây
Giải thích: 3 phút = 3 × 60 = 180 giây.
Câu 11. → Đáp án: 25 ml
Giải thích: 175 ml – 150 ml = 25 ml.
Câu 12. → Đáp án: Kelvin (K)
Giải thích: Kelvin là đơn vị chính thức đo nhiệt độ trong hệ SI, dù trong phòng thí nghiệm phổ
thông thường dùng độ C.
NỘI DUNG 2: SỰ ĐA DẠNG – CÁC THỂ CỦA CHẤT – TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
Phần I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án: Mỗi câu chọn một phương án đúng nhất.
Câu 1. Cho các vật thể: vi khuẩn, đôi giày, con cá, con mèo, máy bay. Những vật sống
trong các vật thể đã cho là:
A. vi khuẩn, đôi giày, con cá.
B. vi khuẩn, con cá, con mèo.
C. con cá, con mèo, máy bay.
D. vi khuẩn, con cá, máy bay.
Câu 2. Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi
hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?
A. Dễ dàng nén được
B. Không có hình dạng xác định
C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng
D. Không chảy được.
Câu 3. Dãy gồm tính chất đều thuộc tính chất vật lí là
A. Sự cháy, khối lượng riêng
B. Nhiệt độ nóng chảy, tính tan.
C. Sự phân hủy, sự biến đổi thành chất khác.
D. Màu sắc, thể rắn – lỏng – khí.
Câu 4. Quá trình thể hiện tính chất hóa học của muối ăn (sodium chloride) là:
A. Hòa tan muối vào nước.
B. Rang muối tới khô.
C. Điện phân dung dịch để sản xuất sodium hydroxide trong công nghiệp.
D. Làm gia vị cho thức ăn.
Câu 5. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây do hơi nước ngưng tụ?
A. Tạo thành mây B. Gió thổi.
C. Mưa rơi D. Lốc xoáy.
Câu 6. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định? A. Ngưng tụ. B. Hóa hơi. C. Sôi. D. Bay hơi.
Câu 7. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là A. Sự ngưng tụ. B. Sự bay hơi. C. Sự đông đặc. D. Sự nóng chảy
Câu 8. Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của sắt A. Không ngừng tăng. B. Không ngừng giảm.
C. Mới đầu tăng, sau đó giảm. D. Không đổi.
Câu 9. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là sự bay hơi:
A. Quần áo sau khi giặt được phơi khô.
B. Lau ướt bảng, một lúc sau nước bay hơi hết bảng sẽ khô.
C. Mực khô sau khi viết.
D. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm.
Câu 10. Khi nấu cơm, ta mở nắp vung ra thì thấy bên trong nắp có các giọt nước bám vào là do:
A. Hơi nước trong nồi ngưng tụ
B. Hạt gạo bị nóng chảy
C. Hơi nước bên ngoài nồi ngưng tụ
D. Hơi nước bên ngoài nồi đông đặc
Phần II. Trắc nghiệm đúng – sai
Câu 1. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu. Phát biểu Đúng Sai
a) Vật không sống có khả năng trao đổi chất với môi trường
nhưng không có khả năng sinh sản và phát triển.
b) Vật thể tự nhiên là vật sống.
c) Bánh mì và nước ngọt có gas là vật thể nhân tạo
d) Đun nóng bát đựng muối đến khi có tiếng nổ lách tách thể hiện tính chất vật lí
Câu 2. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu. Phát biểu Đúng Sai
a) Vật thể được tạo nên từ chất
b) Kích thước miếng nhôm (aluminium) càng lớn thì khối lượng
riêng của nhôm càng lớn
c) Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó
d) Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi
Câu 3. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu. Phát biểu Đúng Sai
a) Đặc điểm của thể khí là các hạt liên kết chặt chẽ, có hình dạng
và thể tích xác định, rất khó bị nén.
b) Đặc điểm của thể lỏng là các hạt chuyển động tự do; có hình
dạng và thể tích không xác định, dễ bị nén.
c) Ở nhiệt độ thường (25oC, 1 atm), nước ở trạng thái lỏng
d) Đặc điểm của thể rắn là các hạt liên kết chặt chẽ, có hình dạng
và thể tích xác định, rất khó bị nén.
Phần III. Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn
Mỗi câu yêu cầu học sinh điền số thích hợp vào chỗ trống.
Câu 1. Cho mẫu chất có đặc điểm sau: Có khối lượng xác định, không có thể tích xác định
và không có hình dạng xác định mà man hình dạng của vật chứa nó. Mẫu chất đó đang ở thể nào?
Trả lời: ..........
Câu 2. Có các vật thể sau: quả chanh, máy tính, cây mít, cái chậu, lọ hoa, xe máy, cây tre.
Số vật thể tự nhiên là bao nhiêu?
Trả lời: ..........
Câu 3. Một bình thủy tinh dung tích 20 lít chứa 20 lít oxygen. Nếu ta thêm vào bình 2 lít
khí oxygen nữa thì thể tích oxygen trong bình lúc này là bao nhiêu?
Trả lời: ..........
Câu 4. a) Xoong nồi thường được làm bằng hợp kim của iron vì iron là kim loại dẫn nhiệt
tốt, giúp quá trình nấu ăn nhanh hơn.
b) Bát, đĩa thường được làm bằng sứ vì cách nhiệt tốt, khi đựng thức ăn làm cho thức ăn lâu
nguội và người dùng không bị nóng, an toàn.
Số chất được đề cập đến trong phát biểu trên là bao nhiêu?
Trả lời ...........
Câu 5. Cho các tính chất sau: 1) Sự cháy 2) Khối lượng riêng 3) Nhiệt độ nóng chảy 4) Tính tan 5) Sự phân hủy
6) Sự biến đổi thành chất khác 7) Màu sắc
8) Thể rắn – lỏng – khí
Số tính chất đều không thuộc tính chất vật lý là?
Trả lời: ........... Phần IV. Tự luận
Câu 1. ường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con
người. Đường saccharose là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, đặc biệt là trong
nước nóng, nóng chảy ở 185oC. Khi đun nóng, đường saccharose bị phân hủy thành carbon và nước.
Người ta có thể sản xuất đường saccharose từ cây mía, cây củ cải đường hoặc cây thốt
nốt. Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa
về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi nước sẽ thu được đường có
màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide để thu được đường trắng.
a) Em hãy chỉ tên vật thể tự nhiên, tên chất ở những từ in đậm trong đoạn văn trên.
b) Nêu các tính chất vật lí, tính chất hóa học của đường saccharose.
c) Nếu tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide thì sẽ không tốt cho môi trường. Do đó,
công nghệ hiện đại đã tẩy trắng đường bằng biện pháp khác. Em hãy tìm hiểu xem biện
pháp đó là biện pháp nào?
Câu 2. Cho các từ sau: vật lí; chất; sự sống; không có; rắn; lỏng; khí; tự nhiên/ thiên
nhiên; tính chất; thể / trạng thái; vật thể nhân tạo. Hãy chọn từ/ cụm từ thích hợp điền vào
chỗ trống trong các câu sau:
a) Các chất có thể tồn tại ở ba (1)... cơ bản khác nhau, đó là (2)...
b) Mỗi chất có một số (3)... khác nhau khi tồn tại ở các thể khác nhau.
c) Mọi vật thể đều do (4)... tạo nên. Vật thế có sẵn trong (5)... được gọi là vật thể tự nhiên;
Vật thể do con người tạo ra được gọi là (6)...
d) Vật hữu sinh là vật có các dấu hiệu của (7)... mà vật vô sinh (8)...
e) Chất có các tính chất (9)... như hình dạng, kích thước, màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt
độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, độ dẻo.
f) Muốn xác định tính chất (10)... ta phải sử dụng các phép đo.
Câu 3. Vào những ngày trời nồm (không khí chứa nhiều hơi nước, độ ẩm cao), sự chênh
lệch nhiệt độ giữa nền nhà và lớp không khí bao quanh khiến hơi nước trong không khí bị
ngưng tụ tạo thành những hạt nước nhỏ gây ẩm ướt cho nền nhà. Để giảm thiểu hiện tượng
này, chúng ta nên đóng kín cửa, hạn chế không khí ẩm vào nhà. Em hãy giải thích tại sao làm như vậy.
Câu 4. Cho quá trình thực tế dưới đây tương ứng với khái niệm nào trong số các khái niệm
sau: Sự ngưng tụ; Sự đông đặc; Sự bay hơi; Sự nóng chảy; Sự sôi.
Hiện tượng thực tế Khái niệm
1. Tơ nhện được hình thành từ một loại
protein dạng lỏng trong cơ thể nhện. Khi làm
tơ, nhện thả ra protein đó khỏi cơ thể, protein
đó sẽ chuyển thành tơ nhện.
2. Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho
nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống
làm lạnh sẽ thu được nước cất.
3. Người ta nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển
thành thể lỏng rồi đổ vào khuôn, chờ nguội sẽ
thu được các sản phẩm như nồi, chậu thau, …
Câu 5. Bạn Lan lấy một viên đá lạnh nhỏ trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một
giờ sau, bạn Lan không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn
Lan để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước.
a) Theo em, nước đã biến đi đâu mất?
b) Nước có thể tồn tại ở những thể nào?
c) Hãy vẽ sơ đồ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước?
d) Tại sao lại có hiện tượng nước trải đều trên bề mặt đĩa.
e) Nếu để một cốc có chứa nước đá lạnh bên trong, sau một thời gian thấy có nước ở bên
ngoài cốc. Giải thích tại sao có hiện tượng đó.
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
PHẦN I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án 1B 2C 3D 4C 5A 6C 7A 8D 9B 10C
Câu 1. → Đáp án: B Câu 2. Đáp án C
Giải thích : Ở thể khí, các hạt di chuyển tự do và chiếm quanh không gian, lan tỏa theo
mọi hướng, điều này thể hiện tính chất vật lí của thể khí.
Câu 3. → Đáp án: D
Tính chất vật lí là những tính chất đo được, hoặc cảm nhận được bằng giác quan và những
biến đổi không xuất hiện chất mới.
Gồm: thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng, tính tan
trong nước hoặc chất lỏng khác, tính nóng chảy, sôi của một chất, tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
Câu 4. Đáp án: C
Tính chất hóa học là khả năng chất bị biến đổi thành chất khác.
Điện phân dung muối ăn (sodium chloride) được chất mới là sodium hydroxide thể hiện
tính chất hóa học của muối ăn.
Câu 5. Đáp án A
Giải thích: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt
nước nhỏ, tạo thành mây.
Câu 6. → Đáp án: C
Giải thích: Sự sôi là quá trình chất chuyển từ lỏng sang hơi, xảy ra trong toàn bộ khối
chất lỏng. Sự sôi chỉ xảy ra tại nhiệt độ sôi
Câu 7. → Đáp án: A
Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ
Câu 8. → Đáp án: D
Giải thích: Trong thời gian đông đặc thì nhiệt độ của vật không thay đổi.
Câu 9. → Đáp án: D
Giải thích: Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm không phải là sự bay hơi.
Câu 10. → Đáp án: A
Bên trong nắp có các giọt nước bám vào đó là do hơi nước trong nồi bốc lên gặp lạnh đã ngưng tụ lại.
Phần II. Trắc nghiệm Đúng – Sai
Câu 1. Hướng dẫn
a) Sai vì vật không sống không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển.
b) sai vì vật thể tự nhiên chưa chắc đã là vật sống, ví dụ: núi đá vôi là vật thể tự nhiên
nhưng không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển. c) Đúng d) Đúng
Câu 2. Hướng dẫn trả lời a) Đúng
b) Sai vì khối lượng riêng không phụ thuộc vào kích thước
c) sai vì Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi theo hình dạng của nó. d) Đúng Câu 3.
a) Sai vì thể khí các hạt chuyển động tự do, có hình dạng và thể tích không xác định, dễ bị nén.
b) sai vì thể lỏng là các hạt liên kết không chặt chẽ, có hình dạng không xác định, có thể
tích xác định, khó bị nén. c) Đúng d) Đúng
Phần III. Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn
Câu 1. → Đáp án: Khí
Chất khí có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng và thể tích xác định.
Câu 2. → Đáp án: 3
Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên. Vậy quả chanh, cây mít, cây tre là vật thể tự nhiên.
Câu 3. → Đáp án: 20
Câu 4. → Đáp án: 2
a) đề cập 1 loại chất đó là : iron
b) đề cập 1 loại chất đó là : sứ
Câu 5. → Đáp án: 4
Số tính chất đều không thuộc tính chất vật lý là: 1) Sự cháy 5) Sự phân hủy 7) Màu sắc
8) Sự biến đổi thành chất khác Phần IV. Tự luận Câu 1.
a) Tên chất: saccharose; nước; sulfur dioxide
Tên vật thể: con người, cây mía, cây thốt nốt, củ cải đường.
b) Tính chất vật lý của đường saccharose: chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, đặc
biệt là trong nước nóng, nóng chảy ở 185oC
Tính chất hóa học của đường saccharose: Khi đun nóng, đường saccharose bị phân hủy thành carbon và nước.
c) Nếu tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide thì sẽ không tốt cho môi trường.
Do đó ngày nay, công nghệ hiện đại thường dùng than hoạt tính để tẩy trắng đường vừa
đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Câu 2.
a) (1). thể/trạng thái; (2). rắn, lỏng, khí b) (3). tính chất
c) (4). chất; (5). tự nhiên/thiên nhiên; (6). vật thể nhân tạo
d) (7). sự sống; (8). không có e) (9). vật lý f) (10). vật lý Câu 3
Nhiệt độ trong nhà thấp hơn nhiệt độ ngoài trời, nên khi không khí có độ ẩm cao (chứa
nhiều hơi nước) tràn vào nhà sẽ ngưng tụ tạo thành các giọt nước bám vào nền nhà làm nền
nhà trơn trượt , do đó cần đóng kín cửa. Câu 4.
Hiện tượng thực tế Khái niệm
1. Tơ nhện được hình thành từ một loại protein dạng lỏng trong cơ Sự đông đặc
thể nhện. Khi làm tơ, nhện thả ra protein đó khỏi cơ thể, protein đó
sẽ chuyển thành tơ nhện.
2. Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho nước bốc hơi, sau đó Sự bay hơi và
dẫn hơi nước qua ống làm lạnh sẽ thu được nước cất. ngưng tụ
3. Người ta nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển thành thể lỏng rồi đổ Sự nóng chảy
vào khuôn, chờ nguội sẽ thu được các sản phẩm như nồi, chậu thau, và sự đông đặc … Câu 5.
a) Nước đã bốc hơi mất nên không còn trên đĩa nữa.
b) Nước tồn tại ở 3 thể khác nhau: Thể rắn (viên nước đá), thể lỏng (nước trong đĩa); thể khí (hơi nước).
c) Sơ đồ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước:
d) Có hiện tượng nước trải đều trên mặt đĩa vì ở thể lỏng các hạt cấu tạo nên chất liên kết
lỏng lẻo nên nó trượt đều ra.
e) Có nước bám bên ngoài cốc là do đá lạnh nên môi trường xung quanh cốc lạnh hơn làm
cho hơi nước trong không khí ngưng tụ thành nước lỏng mà ta nhìn thấy.
NỘI DUNG 3: OXYGEN – KHÔNG KHÍ
Phần I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án: Mỗi câu chọn một phương án đúng nhất.
Câu 1. Tính chất vật lí nào sau đây không phải của oxygen? A. 183oC. B. -183oC. C. 196oC. D. -196oC.
Câu 2. Khí nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh? A. Oxygen B. Nitrogen
C. Khí hiếm D. Carbon dioxide.
Câu 3. Trong không khí, oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần về thể tích? A. 1/5 B. 1/4 C. 1/10 D. 1/20.
Câu 4. Quá trình nào sau đây cần oxygen A. Hô hấp B. Quang hợp C. Hòa tan D. Nóng chảy
Câu 5. Hoạt động của ngành kinh tế nào ít gây ô nhiễm môi trường không khí nhất?
A. Sản xuất phần mềm tin học.
B. Sản xuất nhiệt điện. C. Du lịch. D. Giao thông, vận tải.
Câu 6. Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào? A. Nước. B. Từ khí carbon dioxide. C. Từ không khí.
D. Từ thuốc tím (potassium permanganate)
Câu 7. Trong một số đám cháy, đôi khi ta có thể dùng một tấm chăn to, dày và nhúng nước để dập lửa nhằm
A. ngăn đám cháy tiếp xúc với oxgen
B. tăng diện tích tiếp xúc giữa oxygen và chất cháy. C. lấy chất cháy đi D. cung cấp thêm nhiệt
Câu 8. Khi đun bếp lò luôn phải phơi thoáng, quạt hoặc thổi mạnh để
A. Tăng thêm lượng oxygen. B. làm ngọn lửa nhỏ đi
C. thêm chất cháy D. Thêm nhiệt
Câu 9. Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?
A. Quan sát màu sắc của hai khí đó.
B. Ngửi mùi của hai khí đó.
C. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.
D. Dẫn khí vào từng cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm
tắt nến là carbon dioxide.
Câu 10. Những biện pháp nào dưới đây không góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí?
A. Xử lí lượng khí thải từ các nhà máy công nghiệp. B. Trồng nhiều cây xanh.
C. Không đốt các chế phẩm nông nghiệp.
D. Tăng cường sử dụng các phương tiện như ô tô, xe máy.
Câu 11. Lí do nào dưới đây không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?
A. Khí thải từ các hoạt động công nghiệp và hoạt động xây dựng.
B. Khí thải từ các hoạt động nông nghiệp.
C. Khí thải từ các phương tiện giao thông.
D. Khí tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.
Câu 12. Khi một can xăng do bất cẩn bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây là phù hợp nhất? A. Phun nước.
B. Dùng cát đổ trùm lên.
C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào.
D. Dùng chiếc chăn khô đắp vào.
Phần II. Trắc nghiệm đúng – sai
Câu 1. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu. Phát biểu Đúng Sai
a) Ở nhiệt độ phòng, nitrogen tồn tại ở thể khí.
b) Trong không khí, nitrogen chiếm khoảng 1/5 về thể tích.
c) Nitrogen là khí không màu, không mùi.
d) Nitrogen là khí duy trì sự cháy.
Câu 2. Chọn "Đúng" hoặc "Sai" cho mỗi phát biểu. Phát biểu Đúng Sai
a) Oxygen tồn tại ở thể khí ở điều kiện nhiệt độ phòng
b) Khí oxygen không màu, không mùi, không vị tan nhiều trong nước
c) Khí oxygen duy trì sự sống và sự cháy
d) Trong không khí, oxygen chiếm 78% về thể tích.
Phần III. Trắc nghiệm câu hỏi trả lời ngắn
Mỗi câu yêu cầu học sinh điền số thích hợp vào chỗ trống.
Câu 1. Cho các phát biểu sau về oxygen:
1) Khí oxygen nhẹ hơn không khí
2) Oxygen có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất
3) Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng được ghi lại là -89oC, khi đó oxygen ở thể rắn.
4) Oxygen không chỉ cần thiết cho sự hô hấp của người và động vật mà còn là yếu tố không
thể thiếu của sự cháy
Trả lời: ..........
Câu 2. Khi đốt cháy 1 L xăng, cần 1950 L oxygen và sinh ra 1248 L khí carbon dioxide.
Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 L xăng. Thể tích không khí
cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km là bao nhiêu Lít?. Coi oxygen
chiếm 1/5 thể tích không khí .
Trả lời: ..........
Câu 3. Một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m và chiều cao 4m. Thể tích oxygen
có trong phòng học là bao nhiêu m3. Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phòng học đó.
Trả lời: ..........
Câu 4. Cho các biện phap sau:
a) Hạn chế đốt rác thải sinh hoạt b) Trồng nhiều cây xanh
c) Tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch
d) Xử lí rác đúng quy trình
Số biện pháp hanh chế ô nhiễm môi trường là
Trả lời ........... Phần IV. Tự luận
Câu 1. Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng
oxygen trong không khí đó. Như vậy, mỗi người lớn, trong một ngày đêm cần trung bình:
a) Một thể tích không khí là bao nhiêu?
b) Thể tích oxygen là bao nhiêu (giả sử oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí)?
Câu 2. Chiều chủ nhật, dưới sự hướng dẫn của bố, bạn Thanh tập sử dụng bình chữa cháy.
Đầu tiên bạn đốt một ít giấy vụn, sau đó bạn giật chốt bình chữa cháy rồi phun vào đám
cháy. Chỉ một lát sau, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
a) Chất nào là duy trì sự cháy ở các tờ giấy vụn?
b) Muốn dập tắt vật đang cháy ta phải thực hiện nguyên tắc nào?
c) Tại sao khi phun chất từ bình cứu hỏa vào đám cháy thì đám cháy lại bị dập tắt?
Câu 3. Nung potassium permanganate(KMnO4) trong ống nghiệm như hình dưới đây, phản
ứng sinh ra khí oxygen. Khí được dẫn vào ống nghiệm chứa đầy nước. Khí oxygen đẩy
nước ra khỏi ống nghiệm.
a) Khí thu được trong ống nghiệm có màu gì?
b) Khi nào thì biết được ống nghiệm thu được khí oxygen đã chứa đầy khí?
Câu 4. Hãy giải thích vì sao?
a) Khi càng lên cao thì tỉ lệ lượng khí oxygen càng giảm?
b) Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxygen lại mãnh liệt hơn trong không khí?
c) Vì sao nhiều bệnh nhân bị khó thở và những người thợ lặn làm việc lâu dưới nước ... đều
phải thở bằng khí oxi nén trong bình đặc biệt?
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
PHẦN I. Trắc nghiệm câu hỏi nhiều đáp án 1B 2D 3A 4A 5A 6C 7A 8A 9D 10D 11D 12B Câu 2.
Carbon dioxide tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh, cây xanh hấp thụ carbon
dioxide và thải ra khí oxygen. Câu 5.
A: Ít thải ra khí độc hại ra môi trường
B: Đốt nhiên liệu thải ra khí sulfur dioxide, nitrogen oxide gây ô nhiễm
C: Du lịch sử dụng các phương tiện đi lại: máy bay, ô tô, tàu hỏa...sinh ra khói bụi
D: Gây ra khói bụi gây ô nhiễm Câu 6.
Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ không khí bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
• Người ta hóa lỏng không khí xuống dưới -196oC và ở áp suất cao, ở điều kiện này không khí sẽ hóa lỏng.
• Sau đó nâng lên nhiệt độ dưới -183oC để nitrogen bay hơi và thu riêng nitrogen.
• Khi nitrogen đã hết thì còn lại chủ yếu là oxygen.
Câu 7. Trong một số đám cháy, đôi khi ta có thể dùng một tấm chăn to, dày và nhúng nước
để dập lửa nhằm ngăn đám cháy tiếp xúc với oxgen. Câu 8.
Khi đun bếp lò luôn phải phơi thoáng, quạt hoặc thổi mạnh để tăng thêm lượng oxygen.
Câu 9. Dẫn khí vào từng cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen,
khí làm tắt nến là carbon dioxide.
Câu 10. Tăng cường sử dụng các phương tiện như ô tô, xe máy sẽ làm tăng cường sự phát
sinh khí thải, do đó không góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí. Câu 11.
Khí tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh là khí oxygen do đó đây không phải là
nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí. Câu 12.
Dùng cát đổ trùm lên do cát sẽ ngăn cách oxygen tiếp xúc với xăng lên sự cháy sẽ tắt.
Không chọn đáp án A do xăng càng chảy loang ra theo nước và đám cháy sẽ khó dập tắt hơn.
Không chọn đáp án B do bình chữa cháy của gia đình là quá nhỏ để dập đám cháy của can xăng.
Không chọn đáp án D do chăn khô có thể bị cháy.
Phần II. Trắc nghiệm câu hỏi Đúng – Sai Câu 1. a) Đúng
b) Sai vì trong không khí, nitrogen chiểm khoáng c) Đúng
d) Sai vì Nitrogen là khí không duy trì sự cháy. Câu 2. a) Đúng
b) Sai vì khí oxygen ít tan trong nước. c) Đúng
d) Sai vì trong không khí, oxygen chiếm 21% về thể tích.
Phần III. Câu hỏi trả lời ngắn Câu 1. Trả lời: 2
a) Sai vì khí oxygen nặng hơn không khí
c) Sai vì nhiệt độ hóa rắn của oxygen là -218oC nên ở -89oC oxygen chưa hóa rắn.
Câu 2. Trả lời: 68250
Thể tích oxygen cần là: 7.1950 = 13650 (L)
Thể tích không khí cần là : 5. 13650 = 68250 (L) Câu 3. Trả lời: 67,2
Thể tích của phòng học: 12.7.4 = 336 m3
Thể tích oxygen có trong phòng học: 336 : 5 = 67,2 m3 Câu 4. Trả lời: 3 a), b), d) đúng
c) Sai vì cần tăng cường sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, hạn chế nhiên liệu hóa thạch