Bộ môn Ngữ Văn Việt Nam - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội

Bộ môn Ngữ Văn Việt Nam - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

+.
B1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4
1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA...............................................................................................................4
2. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA.............................................................................................................5
3. CHỨC NĂNG VĂN HÓA.............................................................................................................5
4. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG VĂN HÓA.................................................................................6
5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI – VĂN HÓA...................................................................6
5.1. Con người là chủ - khách thể của VH...................................................................................6
5.2. Con người Việt Nam là chủ-khách thể của VH Việt Nam.....................................................7
5.3. Mối quan hệ giữa con người – VH.........................................................................................7
6. CÁC KHÁI NIỆM KHÁC............................................................................................................8
6.1. Văn minh.................................................................................................................................8
6.2. Văn hiến..................................................................................................................................8
6.3. Văn vật....................................................................................................................................8
6.4. Phân biệt.................................................................................................................................8
6.5. Di sản văn hóa........................................................................................................................8
7. TIẾP XÚC VĂN HÓA...................................................................................................................9
8. TIẾP BIẾN VĂN HÓA..................................................................................................................9
9. TIẾP XÚC GIAO LƯU, TIẾP BIẾN VH TRONG VHVN.........................................................9
B2: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CỦA VHVN.........................................................................................10
1. LIÊN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN – VH.............................................................................................10
2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – SINH THÁI.....................................................................................10
2.1. Vị trí......................................................................................................................................11
2.2. Địa hình................................................................................................................................11
2.3. Khí hậu..................................................................................................................................11
2.4. Hệ sinh thái...........................................................................................................................12
3. DẤU ẤN TRONG VHVN TRUYỀN THỐNG..........................................................................12
3.1. Ăn uống.................................................................................................................................12
3.2. Trang phục............................................................................................................................13
3.3. Nhà ở.....................................................................................................................................13
3.4. Giao thông đi lại....................................................................................................................13
3.5. Tín ngưỡng...........................................................................................................................13
3.6. Lễ Tết, lễ hội..........................................................................................................................14
3.7. Tang ma................................................................................................................................14
3.8. Ngôn từ, lối sống...................................................................................................................14
4. NỀN TẢNG KINH TẾ TRUYỀN THỐNG...............................................................................14
6. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ.............................................................................................................16
7. NỀN VH THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG.........................................................................16
B3: DIỄN TRÌNH VĂN HÓA...................................................................................................................17
1. THỜI KÌ VĂN HÓA TIỀN SỬ...................................................................................................17
1.1. Văn hóa Núi Đọ....................................................................................................................17
1.2. Văn hóa Sơn Vi.....................................................................................................................17
1.3. Văn hóa Hòa Bình................................................................................................................17
1.4. Văn hóa Bắc Sơn..................................................................................................................18
1.5. Văn hóa trung - hậu kì đá mới.............................................................................................18
2. THỜI KÌ VĂN HÓA SƠ SỬ.......................................................................................................19
2.1. Văn hóa Đông Sơn/Văn Lang Âu Lạc (Bắc).......................................................................19
2.2. Văn hóa Sa Huỳnh (Trung)..................................................................................................19
2.3. Văn hóa Đồng Nai (Nam).....................................................................................................20
3. VĂN HÓA VN THIÊN NIÊN KỈ ĐẦU CÔNG NGUYÊN.......................................................20
3.1. Văn hóa châu thổ Bắc Bộ thời Bắc thuộc............................................................................20
3.2. Văn hóa Chăm pa.................................................................................................................22
3.3. Văn hóa Óc Eo......................................................................................................................23
4. VĂN HÓA VN THỜI TỰ CHỦ..................................................................................................24
4.1. Bối cảnh................................................................................................................................24
4.2. Đặc trưng..............................................................................................................................27
4.2.1. Văn hóa thời Lý - Trần................................... ....................................................... ..........27
4.2.2. Văn hóa thời Hậu Lê................................... ....................................................... ............. 28
4.2.3. Văn hóa thế kỉ XVI – 1802................................... ...........................................................31
5. GIAI ĐOẠN VĂN HÓA (1858 – 1945).......................................................................................34
6. GIAI ĐOẠN VĂN HÓA VIỆT NAM (1945 – NAY).................................................................34
B4: KHÔNG GIAN VĂN HÓA................................................................................................................35
VÀ PHÂN VÙNG VĂN HÓA Ở VIỆT NAM..........................................................................................35
B5: MỘT SỐ THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA VN......................................................................36
I. VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG TẬP THỂ..........................................................................36
1. Gia đình....................................................................................................................................36
2. Dòng họ.....................................................................................................................................36
3. Làng xã.....................................................................................................................................36
4. Nước - Quốc gia.......................................................................................................................38
5. Đô thị........................................................................................................................................38
II. MỘT SỐ HỌC THUYẾT TƯ TƯỞNG – TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM................................39
1. Khái niệm, phân loại tôn giáo.................................................................................................39
2. So sánh tín ngưỡng – tôn giáo.................................................................................................39
3. Phật giáo...................................................................................................................................40
4. Nho giáo....................................................................................................................................40
5. Đạo giáo....................................................................................................................................40
6. Kito giáo...................................................................................................................................40
III. TÍN NGƯỠNG.........................................................................................................................40
1. Tín ngưỡng phồn thực.............................................................................................................40
2. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng.................................................................................................40
3. Tín ngưỡng thờ Mẫu................................................................................................................41
4. Hôn nhân..................................................................................................................................41
5. Tang ma....................................................................................................................................41
6. Lễ hội, lễ Tết.............................................................................................................................41
6.1. Nội dung................................... ....................................................... ..................... ..... ........42
6.2. Phân loại................. ....................................................... .................................................... 42
6.3. Giá trị của lễ hội................................... ......................................................... ... .................42
IV. NGÔN NGỮ.............................................................................................................................42
1. Văn hóa tiếp xúc.......................................................................................................................42
2. Nghệ thuật ngôn từ..................................................................................................................42
B1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA
- Thuật ngữ VH bắt nguồn từ thuật ngữ “cultus” (trong tiếng Latinh nghĩa là trồng trọt)
- Sau được sử dụng thành “culture”: rồng trọt tri thức/giáo dục cho con người
- Khái niệm văn hóa rất đa dang. Các khái niệm văn hóa khác nhau thì bổ sung cho
nhau. Mỗi người đứng từ cái nhìn khác nhau để định nghĩa văn hóa. Cho đến nay có
khoảng 300 khái niệm về VH
- Trong đó, có 3 khái niệm phổ biến:
+ VH là sinh hoạt
+ VH là những cái phi tự nhiên
+ VH là biểu tượng
- Nghĩa rộng : VH là toàn bộ phức hợp những mô thức ứng xử, hệ giá trị và thành tựu
con ng – XH trong các MQH với môi trường tự nhiên, quần thể công cộng và thế giới
tâm linh
- Nghĩa hẹp : VH là những nét đặc trưng đời sống mang tính phổ biến cho 1 cộng đồng
người, đồng thời là bản sắc khu biệt khi đối sánh với những cộng đồng tộc người
khác
- Một số định nghĩa khác :
+ Edward Bernett Tylor : « VH hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học nói
chung gồm có trí thức, tín ngưỡng nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số
năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là 1 thành viên của
XH »
+ Trần Ngọc Thêm : « VH là một hệ thống hữu cơ các giá tr VC và TT do con ng
sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình hđ thực tiễn và trong sự tương tác giữa con ng
với môi trường tự nhiên và XH của mình »
+ UNESCO : « “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt và tinh
thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách cử một xã hội hay của một
nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối
sống, những quyền cơ bản của cong người, những hệ thống các giá trị, những tập tục
và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân.
Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí
tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự
thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt
ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới
mẻ và sang tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”
VH ko phải là một lĩnh vực riêng biệt. VH là tổng thể nói chung những giá trị
VC-TT do con ng sáng tạo ra. VH là chìa khóa của sự pt.
UNESCO chia VH thành 2 dạng: VH vật thể - VH phi vật thể
o VH vật thể : Dạng chất VH có thể cầm, nắm, sờ, cảm nhận… (Kinh thành
Huế, Phố cổ Hội An…)
o VH phi vật thể: … ko thể… (Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian VH
cồng chiêng Tây Nguyên)
- VH là tổng thể sản phẩm do con ng sáng tạo ra bao gồm VC-TT, dùng để ứng xử với
môi trường tự nhiên và môi trg XH. Những ứng cử đó nhằm phân biệt giữa cá nhân
này với cá nhân khác, nhóm ng, cộng đồng, dân tộc
+ Có con người mới có VH nên mọi hđ sống của con ng đều đc coi là VH
+ Cái do con ng làm ra ở 2 dạng cơ bản là vật thể và phi vật thể
+ Để ứng xử với 2 môi trường cơ bản là tự nhiên và XH
+ Để đưa đến sự khác biệt giữa các cá nhân, nhóm người, cộng đồng ng, dân tộc và
khu vực.
Mỗi một thời đại khác nhau thì con người có quan niệm sống khác nhau. Vd thời kì
quân chủ có vua là người đứng đầu. Yêu nước là phải trung quân ái quốc. Quân bảo
thần tử thần bất tử bất trung. VD cta có phong tục tập quán về đặt tên, xưng hô của các
thế hệ hay có rất nhiều điều kiêng kị. Cta dùng lịch âm, có ngày rằm, lễ tết, dựng vợ gả
chồng làm nhà đều phải xem lịch. Đó là về mặt tinh thần.
=> Văn hóa là vật chất và tinh thần do sự sáng tạo của con người trong quá trình tương
tác với tự nhiên và với xã hội
2. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA
- Tính hệ thống: Văn hóa luôn bao gồm vật chất và tinh thần đan xen với nhau tạo
thành một hệ thống không rời rạc, luôn trong mối quan hệ với nhau. Vd: Ngôn ngữ
cta sử dụng. Thực tế ngôn ngữ ở mỗi vùng miền là khác biệt, cách cta sd ngôn ngữ
là khác biệt. nhưng cta không chỉ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp mà từ ngôn ngữ nảy
sinh ra nhiều thứ khác như thơ ca, hò vè, văn học, thư pháp. (chức năng: tổ chức xã
hội)
=> - Tổng hòa các giá trị (vật chất và tinh thần)
- Mối quan hệ mật thiết
- Tính giá trị: Giá trị là những điều mang lại lợi ích cho con người. Văn hóa là vì lẽ
sinh tồn, vì vậy sáng tạo văn hóa của con người mang tính giá trị, được truyền từ đời
này qua đời khác, từ cộng đồng này đến cộng đồng khác. Chúng ta học tập nét văn
hóa của các dân tộc khác, các quốc gia khác cũng là vì nó có ích, có giá trị. Không
có giá trị thì văn hóa sẽ bị mai một. (chức năng điều chỉnh xã hội)
=> - Làm cho con người trở nên đẹp hơn, có giá trị hơn ( mặt đồng đại, mặt lịch đại)
- Tính nhân sinh: Văn hóa là hướng đến nhân sinh, vì xã hội loài người, vì con người,
cho chúng ta sống tốt đẹp hơn. (chưc năng )
=> Tính nhân sinh: Do con người tạo ra, là sản phẩm của văn hóa.
- Tính lịch sử: vd thời phong kiến, vua là người có quyền lực tuyệt đối. Hoàn cảnh
lịch sử như thế mới có việc là trung quân ái quốc. Nhưng đến thời kì bây giờ với sự
tiến bộ của pháp luật, các yếu tố mới xuất hiện thì nói đến yêu nước là nói đến chủ
quyền, lãnh thổ của quốc gia, một chế độ dân chủ. Mỗi thời địa có sự khác biệt thì
văn hóa do đó mà có sự khác biệt, có nét văn hóa tồn tại, có nét văn hóa bị mất đi,
có cái mới xuất hiện. vd các di tích lịch sử, phong tục tập quán. (chức năng: giáo
dục)
=> - Phân biệt các xu hướng
3. CHỨC NĂNG VĂN HÓA
- VH góp phần tổ chức xã hội. N
- ói đến xã hội là nói về mqh giữa ng với ng. Xã hội được tổ chức do VH. Vd sự sáng
tạo pháp luật có khía cạnh văn hóa, là do chúng ta thấy cần phải có 1 cách thức để
quản lí toàn bộ xã hội, nếu ai vi phạm sẽ bị xử phát. Vd các quan điểm, phong tục
cũng góp phần tạo nên tổ chức xã hội, điều hòa quan hệ của con người, Về mặt hôn
nhân gia đình, 3 đời k đc kết hôn với nhau, có dòng họ lại quy định không đc phép
lấy trong dòng họ bất kể mấy đời.
- VH góp phần điều chỉnh xã hội: Con người của chúng ta gồm phần con và phần
người. Bản năng của cta là phần con, còn cái làm nên người chính là các quan hệ xã
hội văn hóa. VD ta có bản năng truy trì nòi giống, sinh con nhưng nếu cứ để duy trì
bản năng ấy nó sẽ gây ra sự bất bình đẳng, tranh giành. Do đó nhờ có sự điều chỉnh
của VH mà bản năng con người được kìm hãm lại trong các phong tục tập quá, quan
điểm sống, pháp luật. Không có quan niệm sống thì bản năng con ng trỗi dậy, lúc đó
sẽ không phải là con người nữa.
- GIAO TIẾP: cụ thể VH có chức năng đối thoại giữa các nét VH khác nhau. VH VN
chúng ta so với VH của TQ hay ấn độ thì cta phải biết học hỏi, tiếp nhận cái hay: cta
chịu ảnh hưởng của ấn độ về phật giáo, của TQ về phong tục tập quán.
- GIÁO DỤC: giá trị văn hóa là những điều có ích, tốt đẹp được trao truyền từ đời
này sang đời khác, vì vậy sự stao văn hóa là để giáo dục, ý thức của cta, vẻ đẹp
trong lễ nghi đều thể hiện chức năng giáo dục của vh. Mỗi thế hệ lại tiếp nhận, dựng
xây truyền thống ông cha trong thời đại mới để tồn tại.
4. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG VĂN HÓA
- Văn hóa vật chất: những ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội để sản sinh
ra những giá trị về mặt vật thể như các công trình, di tích lịch sử, bia đá, quần áo đc
tạo nên từ nguyên liệu gì, cta ăn cái gì,… (Hoàng Thành thăng long, phố cổ Hội An)
(VHVC phục vụ nhu cầu VC: ăn mặc, ở…)
- Văn hóa tinh thần: các nghi lễ, các câu hò, quan điểm sống, phong tục tập quán. (tín
ngưỡng thờ mẫu của VN, ca trù) (VHTT phục vụ nhu cầu TT)
Cách phân chia vật chất tinh thần nhiều khi mang tính chât tương đối chứ
không tuyệt đối. những thứ gồm cả vật chất tinh thần (cta ăn đồ ăn thì
thuộc về vật chất, nhưng cách cta ăn lại là tinh thần)
5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI – VĂN HÓA
5.1. Con người là chủ - khách thể của VH
- Quan niệm về con người
+ Trong tư tưởng phương Đông, con người là vũ trụ nhỏ, là sự thống nhất của cả vũ
(không gian) và trụ (thời gian)
+ Theo thuyết Tam Tài, con người là 1 trong 3 thế lực của vũ trụ bao la : Thiên - Địa - Nhân
+ Phật Giáo, con người bình đẳng với muôn loài, hoàn toàn tương đồng với xu thế pt
của sinh thái học hiện đại và sinh thái học văn hóa
+ CNDVBC và CNDVLS nhìn con ng như một thành tố đã tồn tại trong nhiều MQH
XH => con ng là sự tổng hòa các MQH XH (Các-Mác)
+ Thời đại tin học, « con người nhiều chiều » : tự nhiên – XH ; gia đình – XH ; hành
động – tâm linh ; con ng – chính mình.
- Vai trò con người : Con ng tồn tại với 2 tư cách, vừa là chủ thể, vừa là đối tượng.
+ Chủ thể : Con người t.h sự pt của XH, trước hết là pt LLSX
+ Đối tượng : Con người hưởng thụ thành quả của sự pt đó
=> Không có con ng => không có sự hưởng thụ => không có sự cống hiến => không
có sự phát triển.
=> Với tư cách là con ng, 2 vế này có sự gắn bó chặt chẽ và luôn luôn cần giữ được
sự cân đối trong từng hoàn cảnh lịch sử
=> Từ góc độ VH, ta thấy con người một mặt sáng tạo ra VH, mặt khác là đối tượng
của VH
5.2. Con người Việt Nam là chủ-khách thể của VH Việt Nam
- Từ góc độ là chủ thể của VH, con ng VN một mặt là cá nhân, mặt khác mang tải
trong mình tính dân tộc truyền thống
- Ở VN từ xa xưa có con người cá nhân trên nền tảng tiểu nông nhưng do tư tưởng
công xã pĐông bao trùm nên vai trò cá nhân ko được phát huy.
- Trên nền cơ bản là nông dân, tùy vào từng vùng VH khác nhau mà lại mang những
nét vượt trội, nét riêng trong từng tính cách.
- Vượt lên cả không gian và thời gian là đặc điểm duy tình, duy nghĩa và duy cảm của
con ng VN trong MQH người - người, người - tự nhiên, người – tâm linh, thần linh và
nhất là thái độ trách nhiệm với thế hệ sau thể hiện qua khái niệm phúc đức.
5.3. Mối quan hệ giữa con người – VH
- Con người là chủ thể của VH: người sáng tạo, làm ra văn hóa, không có con người thì
không có văn hóa
- Con người là khách thể của VH: bản thân con người cũng là sản phẩm của VH
- Con người là đại biểu mang giá trị VH
- Con người chủ/ khách thể của văn hóa (con ng vừa tạo ra VH vừa chịu tác động
của VH)
+ . Trong suốt lịch sử tồn tại của con người, con Con người là sinh vật có tính xã hội cao nhất
ng điều diệu của tạo hóa . Chúng ta luôn tự hỏi con người là gì. ở VN có các câu chuyện
thần thoại giải thích nguồn gốc của con ng VN như truyển Con rồng cháu tiên thể hiện sự tư
duy, tìm tòi của ng xưa về sự hình thành con ng Vn. Trong tôn giáo, phật giáo giải thích con
người có rất nhiều kiếp, do đó luôn có các mối nhân duyên, nhân quả. Khi sống cta phải sống
tốt, sống có ích để ta vun trồng cây đức để kiếp sau có cs tốt hơn.
+ Con người là chủ thể của văn hóa : có sự sáng tạo ra văn hóa, toàn bộ giá trị văn hóa
do con người sáng tạo nên trong các sự thích ứng của con người.
+ Con ngươì là khách thể của VH : ví dụ, phong tục tập quán của chúng ta là do con
ng sáng tạo nên, là cách ta tự quy định với nhau. Nhưng khi ta đã stao thì nó lại ảnh
huởng ngược lại đến chúng ta. Có những phong tục ra đời từ lâu và đến giờ ta vẫn
phải theo chúng. Văn hóa quy định nên cách xử sự, những việc ta được làm và không
được làm, thế nào là thiện, thế nào là ác. Con hư tại mẹ cháu hư tại bà, câu nói thể
hiện khi đứa trẻ đc sinh ra đc giáo dục bởi ng mẹ ng bà, đc trao truyền văn hóa và nó
có cách ứng xử như nào là do ảnh hưởng của văn hóa xug quanh
+ Con người là đại diện văn hóa do chính con người sáng tạo: Khi chúng ta nói đến
các gương mặt văn hóa như cụ Nguyễn Traĩ, Nguyễn Du là 2 ng đại điện cho văn hóa
truyền thống, văn hóa nho giáo. 2 cụ là ng đại diện cho tinh thần nhân đạo của văn
hóa VN. Hay chủ tịch HCM sang Liên xô dự các cuộc họp có nhà thơ ở Liên xô đã
nói “Khi nhìn thấy NAQ tôi thấy k phải là nền văn hóa Phương đông, cx k phải
Phương Tây mà là nền văn hóa tương lai” HCM là ng mang nền văn hóa mới , nền
văn hóa tương lai . Bản thân cta cũng là ng đại diện cho văn hóa do chính chúng ta
tạo nên.
- Con người Việt Nam
+ Con người Việt Nam là chủ thể, khách thể của văn hóa Việt Nam
+ Con người VN có nhiều tính cách quý báu , Cần cù, chịu khó, hiếu học, thích ứng
tốt. Bên cạnh đó cũng có những thói hư tật xấu như thích hữu danh vô thực. Đặc biệt
xã hội thời kì quân chủ khi mà cái danh cái lợi quyết định sự tồn tại của con người.
Hiện nay thì ng Vn có điểm xấu là không đúng giờ. Trong thời kì công nghiệp hóa
hiện đại hóa, làm ăn hội nhập quốc tế thì đúng giờ, giữ chữ tín là điều vô cùng quan
trọng, dần dần hình thành nên tính cách của chúng ta. Quan trọng nhất là Yêu nước,
cộng đồng. Thực chất yêu nước là giá trị chung của toàn nhân loại, dân tộc nào cũng
có tinh thần yêu nc. Nhưng đối với VN tinh thần yêu nước lại đặc biệt bởi lịch sử đã
trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm vì vậy nó hun đúc lên một tinh thần
yêu nước rất mãnh liệt. Cta có tính cộng đồng bởi XH VN truyền thống là xã hội phát
triển nông nghiệp trông lúa nc nên cta định cư nhiều ở các cộng đồng nông thôn.
Những người nông dân như vậy luôn có tính đoàn kết giúp đỡ nhau, tình làng nghĩa
xóm.
+ . Xã hội có nhiều biến Con người VN cần đáp ứng được nhu cầu của xã hội mới
chuyển đòi hỏi cta phải sự thích nghi , hoàn thiện những điều tốt đẹp hạn chế
thói hư tật xấu trong yêu cầu của xã hội mới.
6. CÁC KHÁI NIỆM KHÁC
6.1. Văn minh
- Văn minh là danh từ Hán-Việt (văn: vẻ đẹp; minh: sáng) => tia sáng của đạo đức,
biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thuật
- W.Durrant sd khái niệm văn minh chỉ sự sáng tạo VH, tổ chức XH, tổ chức luân lý và
hđ XH
- Đức, văn minh chỉ các XH đã đạt được tới giai đoạn tổ chức đô thị và chữ viết
- Văn minh là trình độ pt nhất định của VH về phương diện VC. Văn minh khác VH ở
3 điểm:
o VH có bề dày QK => văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại
o VH bao gồm VC-TT => VM thiên về VC
o VH mang tính dân tộc => VM mang tính siêu dân tộc - quốc tế
6.2. Văn hiến
- Văn: văn hóa; hiến: hiến tài => văn hiến thiên về những giá trị tinh thần do những
người tài đức truyền tải, thể hiện tính dân tộc, lịch sử rõ rệt
- Văn hiến: truyền thống VH lâu đời và tốt đẹp
6.3. Văn vật
- Văn vật là khái niệm hẹp để chỉ những công trình hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch
sử => t/h sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử
6.4. Phân biệt
VĂN VẬT VĂN HIẾN VĂN HÓA VĂN MINH
chứa giá trị VC TT VC + TT VC + kỹ thuật
Có bề dày lịch sử chỉ trình độ pt
Có tính dân tộc Có tính quốc tế
gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp pTây đô thị
6.5. Di sản văn hóa
- Di sản VH là sản phẩm tinh thần, VC/ vật thể hoặc phi vật thể có giá trị lịch sử, VH, khoa
học
- Di sản VH được lưu truyền qua các thế hệ
- Di sản VH có thể hiện đặc trưng/bản sắc, tính cách của các nền VH
+ Di sản VH vật thể: sản phẩm vật thể có giá trị lịch sử, VH, khoa học bao gồm di tích
lịch sử - VH, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật QG, nhân loại
+ Di sản VH phi vật thể: sản phẩm phi vật thể có giá trị lịch sử, VH, khoa học được lưu
giữ bằng trí nhớ, chữ viết, đư c lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình
thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tphẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học, lối sống, nếp sống, lễ hội, trang phục, ẩm thực, y dược học cổ truyền và những
tri thức dân gian khác
[- : Như nc đại việt ta từ trước/ Vốn xây nền văn hiến đã lâu. Khái niệm vănVăn hiến
hiến thiên về sách vở, chữ nghĩa, hiền tài
- Văn vật: chỉ riêng về các giá trị vật chất “thăng Long HN nghìn năm văn vật
- Văn minh: Văn minh đối lập với lạc hậu, văn minh chỉ trình độ phát triển, vd khi
chúng ta thành lập nhà nc Văn Lang thì gọi là Bắt đầu văn minh sông Hồng, nó thể
hiện tổ chức xã hội rất cao. Sau này ta có văn mình đại việt, văn minh Việt Nam. VM
thiên về các giá trị vật chất, kĩ thuật. Khái niệm văn minh hẹp hơn khái niệm văn hóa.
Di sản là những tài sản được lưu truyền, được lưu trữ lại . Toàn bộ các tài sản giá trị
lịch sử, văn hóa, khoa học trên 2 lĩnh vực vật chất và tinh thần từ thời kì truyền thống
lâu đời được truyền bá lại cho cta ngày hôm nay. VD như các khu di tích, đền, chùa
vẫn hiện diện trong đời sống hiện tại, đó là di sản vật chất. Các loại hình âm nhạc
truyền thống là di sản tinh thần.
- Phân loại đa dạng và nhiều cấp độ.
+ Phân loại: di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,… (về các trận
đánh lịch sử, các căn cứ địa cách mạng,..), di tích kiến trúc nghệ thuật (ngôi đình làng).
Tất cả đều gắn liền với đời sống sinh hoạt của con người, ví dụ như Núi Bài Thơ,…
+ Phân hạng: di sản văn hóa thế giới gồm di sản vật thể và phi vật thể, di tích Quốc
gia đặc biệt, di tích quốc gia,…. ]
7. TIẾP XÚC VĂN HÓA
-Là hiện tượng xảy ra khi ít nhất có VH khác 2 tộc người, 2 dân tộc hay 2 nhóm người
nhau tiếp xúc lâu dài, ổn định với nhau gây ra sự biến đổi mô thức VH ban đầu của 1
trong số tộc người, dân tộc hay nhóm người đó
-Sự biến đổi này có thể là: tích cực hoặc tiêu cực
-Dạng thức tiếp xúc VH: Tự nguyện; Cưỡng bức
-Cách thức dẫn tới TXVH: Truyền giáo; Giao thương; Chiến tranh
-Mức độ tiếp nhận : Chọn lọc những giá trị thích hợp; Tiếp nhận cả hệ thống và sắp xếp
lại; Mô phỏng và biến thể một số thành tựu
8. TIẾP BIẾN VĂN HÓA
-Là hiện tượng tiếp nhận có chọn lựa một số yếu tố VH ngoại lai và biến đổi chúng cho
phù hợp với ĐK sd bản địa, phù hợp với VH bản địa. Và sau một thời gian sd và biến
đổi tiếp thì chúng trở thành những yếu tố VH bản địa ngoại sinh
-Yếu tố VH bản địa ngoại sinh:
9. TIẾP XÚC GIAO LƯU, TIẾP BIẾN VH TRONG VHVN
B2: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CỦA VHVN
1. LIÊN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN – VH
- Môi trường tự nhiên: tổng thể những yếu tố tự nhiên vô cơ và hữu cơ (khí quyển, nước,
TV, ĐV, thổ nhưỡng, nham thạch, khoáng sản, mặt trời) có ý nghĩa sống còn đối với sự
tồn tại và phát triển của mọi sinh vật
- Trong môi trường tự nhiên đã diễn ra một quá trình mà sinh vật vừa phải thích nghi, vừa
phải biến đổi tự bản thân và môi trường để có được những ĐK cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển của chúng
- 4 giai đoạn sinh thái trong lịch sử mối quan hệ giữa người – môi trường, cả về tác động
của XH đối với môi trường tự nhiên lẫn ĐK sống con ng:
+ GĐ thu lượm
+ GĐ đầu nông nghiệp
+ GĐ đầu đô thị
+ GĐ công nghiệp hiện đại
- Môi trường nhân tác – nhân tạo là hệ thống môi trường được tạo ra do con người lợi
dụng tự nhiên, cải tạo tự nhiên. Vì môi trường này được sáng tạo và phát triển trên cơ sở
của môi trường tự nhiên, nên nó bị môi trg tự nhiên chi phối và ngược lại, nó cũng ảnh
hưởng đến môi trg tự nhiên
2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – SINH THÁI
2.1. Vị trí
- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực
Đông Nam Á
- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, có vị trí cầu nối giữa đất liền và
biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á biển đảo, là nơi tiếp xúc của
các luồng gió mùa và các luồng sinh vật
2.2. Địa hình
- Dài Bắc – Nam (trên 15 vĩ độ); hẹp Tây – Đông
- Tây sang Đông: núi - đồi – thung – châu tshổ - ven biển - biển - hải đảo
- Từ Bắc đến Nam: các đèo cắt ngang Tây Đông
- Đông và Nam: bờ biển, biển, hải đảo
- Tây và Bắc: bị chắn bởi núi (Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn)
- Chúng ta có 2 đồng bằng lớn đối trọng với nhau là đồng bằng châu thổ sông Hồng và
đồng bằng Sông cửu long. Ta có dải đồng bằng hẹp ven biển dọc miền trung nối kết 2
đồng bằng này. Đây là 2 nơi sản xuất nông nghiệp lúa nước lớn nhất cả nước
- ¾ là đồi núi và cao nguyên; ¼ đồng bằng; nhiều sông ngòi
- Hệ thống núi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam: Cao ở hướng TB và thấp dần về
phía Đông Nam. Các hệ thống núi, dải đồng bằng, sông suối cũng men theo hướng của
địa hình.
- Địa hình đa dạng, luôn có sự xen kẽ giữa đồng bằng với đồi núi thấp. Đồng bằng SCL là
nơi tương đối bằng phẳng nhưng ở đó cũng có núi. Khu vực tỉnh An Giang giáp với
Campuchia cũng có núi Thái Sơn. Hay còn có khu vực tứ giác long xuyên rất là trũng,
luôn ngập nc. Miền trung là nơi địa hình đa dạng phức tạp, có dải đồng bằng ven biển,
có cả bồn địa men theo sông, có cả núi thấp, núi cao. Con ng sẽ phải thích ứng với địa
hình để sane xuất, từ đó sản sinh ra văn hóa.
- Cảnh quan nổi bật ở khu vực núi đá vôi, Tràng An Ninh bình. Ngoài ra còn có Chùa
Hương HN cũng có dạng cảnh quan này. núi đôi chính là biểu tượng của Huyện Quảng
Bạ, Cao Bằng, một dạng địa hình cao nguyên đá.
- 2360 con sông hơn 10km
- Trung bình 20km/1 cửa sông
- Đường bờ biển: 3260km
- Nhiều ao, hồ, đầm, phá, kênh, mương
2.3. Khí hậu
- >200 ngày nắng
- Cân bằng bức xạ quanh năm dương
- Nhiệt độ trung bình: 22-27 độ C
- Tổng nhiệt độ hoạt động: 8000 – 10.000 độ C
- Lượng mưa TB: 500 – 2000 mm
- Độ ẩm: >80%
- Gió mùa mùa hạ: Bắc Ấn Độ và cao áp chí tuyến bán cầu Nam
- Gió mùa mùa đông: Cao áp Xibia và tín phong Bắc bán cầu
2.4. Hệ sinh thái
- Hệ sinh thái phồn tạp
- Chỉ số đa dạng gữa giống loài và số cá thể rất cao, TV phát triển hơn ĐV
- Thời kinh tế hái lượm: hái lượm vượt trội săn bắn
- Thời kinh tế nông nghiệp: trồng trọt vượt trội chăn nuôi
- Thiên nhiên VN khá thuận lợi cho cuộc sống của con người trong buổi đầu lịch sử nhân
loại, không gian sinh tồn tuy nhỏ hẹp song lại rất phong phú, đa dạng kết hợp rừng -
suối, đồi - ruộng, có biển, có đồng bằng đã tạo nên những không gian lý tưởng cho cuộc
sống con người thời cổ; con người có thể khai thác ở thiên nhiên đủ loại thức ăn để sinh
tồn. Những mùa mưa ổn định với khí hậu không quá gay gắt, khắc nghiệt cả về nhiệt độ
và lượng mưa
- Đặc điểm nổi bật (Tính trội) của môi trường tự nhiên và hệ sinh thái VN:
+ Tính nước: Sông nước ảnh hưởng rõ nét. Mt sống của cta có sự dày đặc của con sông,
có biển, có hồ, đầm, ao.
+ Tính TV: Điều kiện tự nhiên của VN giúp thực vật có sự phát triển vượt trội .
3. DẤU ẤN TRONG VHVN TRUYỀN THỐNG
3.1. Ăn uống
- Nguyên liệu: TV, cá, ĐV nhỏ
- Chế biến: luộc, làm khô, muối lên men
- Mùi vị: thanh đạm
- Cách ăn: cả nước lẫn cái
- Ăn uống: tận dụng tự nhiên và mang tính hội .
- Ăn uống: thể hiện rõ tính sông nước và thực vật
+ Ăn: Nguồn lương thực chủ yếu là gạo, ngoài ra còn có ngô khoai sẵn. Thời kì nhà nc
văn lang ng ta ăn gạo nếp nhiều hơn là gạo tẻ. Ngày nay gạo nếp vẫn có vai trò rất quan
trọng, như ta lên tây bắc, tây nguyên họ vẫn giữ thói quen ăn gạo nếp, ăn xôi, điển hình
là cơm lam. Điều đó thể hiện rõ vai trò của ngành nông nghiệp lúa nc. Thực phẩm như
rau, cá, mắm đc ng việt ăn rất nhiều. mắm là cách thức độc đáo mà ng ta ứng xử với mt
khi tận dụng cá, rươi, tép, tôm để chiết xuất nc mắm. Cơ cấu bữa ăn truyền thống của cta
là cơm-rau-cá do sự phát triển vượt trội của thực vật. Ngày xưa nhà nào cũng có một
khoảng đất để trồng ray, nuôi cá, do sự phát triển của sông nước. Ng truyền thống cta ăn
ít thịt, chỉ bữa ăn thịnh soạn mới có thịt do thịt đắt đỏ hơn, Cta lại là xã hội nông nghiệp
trồng nhiều hơn nuôi nên việc chăn nuôi gia súc gia cầm lớn không quá nổi trội .
Chính quyền quân chủ ngày xưa cấm giết mổ trâu bò vì nc ta trọng nông nghiệp, mà trâu
bò lại là sức kéo nên hầu như k có thịt trâu thịt bò mà ăn. Chế biến đa dạng như làm cá
tôm tép thành mắm, gạo làm thành bánh, bún, nấu rượu, rau củ muối dưa như dưa cà,
dưa cải. Tục ăn trầu ở VN rất nổi tiếng, thê rhieenj tính thực vật, sự tận dụng tự nhiên
của ng VN. Đồng thời nó cũng mang tính xã hội bởi ‘miếng trầu là đầu câu chuyện”. Do
cơ cấu bữa ăn của cta cơm rau cá là chủ yếu nên ta sd đũa là dùng cụ trong bữa ăn, khác
với phương tây sd dao và dĩa.
+ Uống: có đồ uống phong phú như rượu, chè, nước vối. Ng việt uống nc lã là phổ biến
nhất. ng Việt thường uống nc mưa, nc sông , điều này rất phổ biến. Sau này cta có cà phê
làm từ hạt cà phê cũng trở nên phổ biến. Rượu cần là thức uống thể hiện tính cộng đồng .
+ Hút thuốc lào, thuốc phiện rất phổ biến ở VN. Việc hút thuốc laò bằng điếu cày làm từ
tre đều phổ biến ở vùng nông thôn. “Nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại
đào điếu lên”. Thuốc phiện vốn là thuốc để hút và giảm đau. Nhưng sau này ng ta dùng
thuốc phiện để chế biến ra ma túy lại trở nên nguy hiểm, khiến thuốc phiện bị nghiêm
cấm trồng ở bất kì đâu dù thuốc phiện có tác dụng trong y tế.
- Ẩm thực thể hiện tính sông nc thực vật, thể hiện tính tổng hợp, tính cộng ddoonhf, ngoài
ra còn thể hiện vai vế trong xã hội. “mỘT miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”.
3.2. Trang phục
- Chất liệu: nguồn gốc TV, mỏng, nhẹ, thấm mồ hôi
- Cách mặc truyền thống:
+ Giản dị
+ Gọn gàng
+ Màu trầm: nam ở trần, đóng khố, đi đất; nữ mặc yếm, váy
- Ngoài ra còn nhiều loại hình trang phục khác: áo tứ thân, áo mớ ba mớ bảy, áo dài phụ nữ,
áo dài nam giới
- Đội đầu: nón quai thao
- Trang sức: đồ trang sức, tục xăm mình
Vd; quay tơ dệt vải là nghê ftruyeen thống, dùng sợi tơ chuối để trở thành đồ may mặc.
Các hình khắc trên trống đồng đông sơn cx có hình ảnh ng việt cổ. Một số tộc ng mặc khố
vẫn là hình thức phổ biến. Nam giới mặc áo dài quấn khăn xếp, phụ nữ mặc váy yếm. Aó
dàu ngày nay đã đc cách tân để phù hợp với thời hiện đại. Ngoài ra phụ nữ ở một soosd
dân tộc khác như trang phục ng Hmong, ng thái nổi bataj với chiếc khăn piêu. Ngày xưa
đeo khăn mỏ quạ. Ngoài ra còn có tục nhuộm răng đen.
3.3. Nhà ở
- Nhà ở truyền thống: nhà sàn, nhà đất
- Chất liệu: gỗ, thảo mộc, đất, đá
- Hình thức: nhà cao, cửa rộng
- Khá kiên cố, bền chắc, kết cấu vì kèo, mộng
- Hướng: Nam, Đông Nam
- Ngói vẩy cá, mái cong, nhà thuyền, nhà bè, tên gọi các bộ phận gỗ: tàu mái, mũi tàu, dạ
tàu, then tàu, câu tàu, bệ tàu…
3.4. Giao thông đi lại
- Đường bộ kém phát triển
- Đường thủy phát triển mạnh:
o Phong phú về phương tiện
o Giỏi đi trên sông nước , giỏi bắc cầu, giỏi thủy chiến, vẽ mắt cho thuyền
o Quan hệ giao thương diễn ra nơi bến sông
o Đô thị là những thương cảng ven sông, ven biển
3.5. Tín ngưỡng
- Thờ cây, thờ lúa
- Thờ nước
- Thờ loài sống vùng sông nước
3.6. Lễ Tết, lễ hội
- Phong phú
- Theo mùa vụ lúa nước
- Nghi lễ và trò chơi liên quan đến nước, nông nghiệp
3.7. Tang ma
- Lễ phạn hàm
- Chèo đò
- Bắc cầu
- Mộ thuyền
3.8. Ngôn từ, lối sống
- Dùng nhiều hình ảnh liên quan đến TV – nông nghiệp và sông nước
- Trong lối sống: linh hoạt, mềm dẻo
4. NỀN TẢNG KINH TẾ TRUYỀN THỐNG
- Tính đa dạng trong nền tảng kinh tế, lao động sản xuất
- Nền tảng kinh tế lúa nước
- Kinh tế tự nhiên
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp
- Đặc trưng VH lao động/sản xuất VN:
+ Tính hòa hợp với môi trường tự nhiên
+ Tính nông nghiệp, TV, tính nước, sông nước, đầm lầy
+ Tính tự cung tự cấp
+ Tính chuyên môn hóa không cao và sự tồn tại đan xen của nhiều kết cấu
+ Đặc tính về nguồn lưu lao động
+ Thói quen và đặc tính lao động sản xuất của người Việt
- Nông nghiệp lúa nước, dùng trâu
- Thủy lợi: đắp đê, đào mương
- Chế độ công hữu ruộng đất tồn tại dai dẳng
- Thủ công nghiệp: làng nghề, phường nghề
- Nghề buôn bị hạn chế
- Nghề trồng lúa nước: cái nôi của trông lúa nc là ĐNA, trong đó có Vn. Trong di chỉ
khảo khổ học đã tìm thấy vết tích của hạt gạo, của vỏ trấu. Ta có thể kđ nghề trồng lúa nc
ra đời từ rất sớm và nổi trội ở nc ta. Đó là sự tác động của con ng đến tự nhiên, đất dai
màu mỡ, sông ngòi, khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa.
- Mở rộng địa bàn sản xuất, cư trú: Trong quá trình sản xuất, với sự hình thành dần của
đồng bằng sông hồng, mực nc biển hạ xuống thấp, phù sa đã bồi đắp nên đb sông Hồng.
Từ đó ng Việt bắt đầu khai chiến và cải tạo đb này phù hợp với việc trồng lúa nc. Khi con
ng chinh phục tự nhiên , cải tạo đất đâi sông ngòi chính là sự ứng x ử của con ng với tn .
ĐB SCL cũng tương tự, trc đó lúa ma mọc rất nhiều. Ng ta phải cải tạo tự nhiên đó để
biến đất hoang hóa thành đất trồng trọt. Việc lập nên làng mạc trên nền đất mới chính là
văn hóa sản xuất.
- Thủy lợi: đắp đê, đào kênh, là sự tác độngntrực tiếp đến tn để cái tạo đất đai. Đối với
ng VN, con đê là hình ảnh rất thân thuộc. Con đê là hình ảnh biểu trưng của con ng tác
động vào tự nhiên. Câu chuyện sơn tinh thủy tinh thể hiện côn tác trị thủy của ng việt,
nc dâng đến đâu ta đắp đê cao đến đó. Ddắp đê để bảo vệ mùa màng, sản xuất mà còn
bảo vệ không gian quần cư của con người. Đào kênh dẫn thủy nhập điền cũng là sự tác
động con ng vào tự nhiên.
- Cơ cấu cây trồng: Liên quan đến cơ cấu mùa vụ, mỗi vùng sinh thái do địa hình khí
hậu khác nhau khiến cta có các loại cây khác nhau. Đối với đb sh, scl thì cây lúa là cây
lương thực chính do phù sa màu mỡ, nc tưới tiêu. Nhưng vùng núi lại có cơ cấu cây
trồng khác, đb dân tộc ở cao nguyên làm nương, trông các cây phù hợp với nơi có độ
dốc. Đó chính là sự thích ứng của con ng với đktn nhất định.Trên cao nguyên đá Đồng
Văn nơi ng Mông sống học trồng cây ngô là câ phù hợp với địa hình k bằng phẳng. Tây
Nguyên và ĐNB là nơi có nhiều đất badzan, phù hợp với trồng cây CN như cao su, cà
phê, điều,
- Phương thức canh tác là cách thức con ng tác động vào mt tự nhiên. TRồng lúc nc,
cách thức canh tác giữ đbsh và đb scl cũng có sự khác biệt. Đất đai ở SCl màu mỡ nên
ng ta trồng k có công đoạn gieo mạ mà gieo trực tiếp nắm lúa vãi khắp cánh đồng chứ k
cần phải gieo mẹ như miền Bắc. Hay canh tác trồng lúa nc ở sông hồng cần rất nhiều
công cụ lao động như cày, bừa “con trâu đi trước cái cày theo sau”, thể hiện việc ta buộc
phải sáng tạo ra các công cụ lđ thích hợp với sự canh tác. Hình thức canh tác ở mỗi dạng
địa hình khác nhau cx có sự khác biệt. trồng ngô ở đb sh khác với trồng ở cao nguyên đá
đồng văn. Oử đó trồng theo cách chọc tỉa, nhưng đb sh chỉ cần rắc hạt ngô trực tiếp. Hay
lên Sapa t thấy rất nhiều ruộng bậc thang, đó là một cách thức canh tác để thích ứng với
môi trường. ]
5. HOÀN CẢNH XH
- XH: nhóm, tập đoàn người trong những lĩnh vực hoạt động hoặc các yếu tố nhất định
được hợp thành tổ chức, được điều khiển bằng các thiết chế nhất định
- Các nguyên tắc hợp thành XH:
o Nguyên tắc cùng dòng máu
o Nguyên tắc cùng địa phương
o Nguyên tắc cùng lợi ích
- Những nền tảng hình thành đặc trưng XH Việt Nam:
o Vị trí địa lý tạo ra khả năng giao thương, giao lưu VH, vị trí địa – kinh tế, chính
trị, quân sự chiến lược
o Lịch sử đấu tranh chống phương Bắc, mở rộng về phương Nam
o Nền VH thống nhất trong đa dạng
o Nền tảng kinh tế NN, thủ công nghiệp, thương nghiệp
- Đặc tính ứng xử XH của VH Việt Nam
o Tính dung hợp :
Đặc tính VH nồi hầm
Dung hợp các nhân tố nội sinh và ngoại sinh
Dung hợp nhiều nhân tố ngoại lai
o Tính linh hoạt:
Thích nghi và biến đổi bản thân
Quá trình tiếp biến VH thường xuyên , liên tục
Biến động VH tùy theo từng không gian, thời gian, nhóm XH
6. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
- Lịch sử VN là lịch sử của: các cuộc chiến tranh (vệ quốc) + công cuộc mở mang bờ cõi
và thống nhất đất nước
Xã hội nông nghiệp
(nông thôn - nông nghiệp - nông dân)
Phổ xã hội
Vua - quan
- lại - dân
Gia đình -
Làng - Nước
Quan hệ xã hội
Trọng tình,
trọng văn
Trọng ph
nữ
Nhận thức
Tổng hợp
biện chứng
Trọng kinh
nghiệm
- Sẵn sàng hy sinh tất cả cho nền hòa bình của đất nước;
- Cả dân tộc là một gia đình lớn, che chở và nuôi dưỡng nhau vô tư trong nhiệm vụ chiến
đấu;
- Tỉnh táo sắc sảo trong đối phó với kẻ thù
- Quả cảm trong những đòn quyết định
- Ứng phó linh hoạt trước cuộc sống
- Vị trí quan trọng của người phụ nữ
7. NỀN VH THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG
- Đa dạng về tộc người , đa dạng bản sắc VH tộc người
- Thống nhất chung một nguồn gốc
B3: DIỄN TRÌNH VĂN HÓA
1. THỜI KÌ VĂN HÓA TIỀN SỬ
- Giai đoạn bản địa của VHVN có thể tính từ khi con người bắt đầu có mặt trên lãnh thổ VN
cho tới khoảng thế kỉ I trước công nguyên
- Giai đoạn dài có tính quyết định, hình thành, pt và định vị của VHVN
- 2 thời kỳ: tiền sử - sơ sử
- Trước hết là thời tiền sử
- Thời gian: cách ngày nay khoảng 40 vạn năm – 7000 năm
- Thuộc thời đại đồ đá (cũ-mới)
1.1. Văn hóa Núi Đọ
- Di chỉ khảo cổ học thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá cũ
- Thời gian: 30-40 vạn năm cách ngày nay
- Phân bố: lưng chừng núi
- Công cụ: đá thô sơ => tay nghề đẽo còn vụng về
- Kinh tế: hái lượm, săn bắt
- Người ta tìm thấy ở đây 8 chiếc rìu tay - loại công cụ được chế tác cẩn thận nhất của ng
vượn
1.2. Văn hóa Sơn Vi
- Thời gian: 20 – 15 nghìn năm TCN - hậu thời kỳ đá cũ
- Phân bố: từ Lào Cai ở phía Bắc đến Bình Trị Thiên ở phía Nam và từ Sơn La ở pTây đến
vùng sông Lục Nam ở pĐông
- Công cụ: đá cuội -> thô sơ nhưng có bước tiến lớn => Tiểu biểu là những hòn đá cuội được
ghè đẽo ở hai cạnh
- Đa số là công cụ chặt, nạo hay cắt, có loại có cắt ngang ở 1 đầu, có loại có lưỡi rọc ở rìa
cạnh, có loại có lưỡi chạy xung quanh theo rìa tròn của viên cuội hoặc có lưỡi ở 2 đầu
- Kinh tế: hái lượm, săn bắt
- Tín ngưỡng: chôn người chết tại nơi cư trú, đồ tùy táng (những đồ vật được chôn bên cạnh
ng chết) => nói lên niềm tin của người nguyên thủy về 1 thế giới khác mà ở đó người chết
vẫn tiếp tục sống
- Biết dùng lửa
- Thức ăn chủ yếu là nhuyễn thể, nhưngx cây, quả, hạt và một số loại động vật vừa và nhỏ
1.3. Văn hóa Hòa Bình
- Thời gian: sơ kì đá mới (18000 – 7000 năm cách ngày nay)
- Là văn hóa của ng khôn ngoan
Thời kì đá mới:
- Loài người bước vào thời đại đá mới => đặc trưng bởi những tiến bộ về PTSX cũng như
kỹ thuật sản xuất
- Khí hậu có nhiều thay đổi: ấm, ẩm ướt => thuận tiện cho sự tồn tại, pt của con ng, động và
thực vật
- Con ng đã biết nhận biết, tận dụng và sd nhiều loại nguyên, vật liệu như đá, đất sét, xương,
sừng, gỗ,…
- Kỹ thuật chế tác hoàn thiện và đạt tới đỉnh cao
- Con người biết làm gốm, thuẫn dưỡng ĐV và cấy trồng, bắt đầu sống định cư, dân số gia
tăng
Văn hóa Hòa Bình
- Cư dân có vóc dáng xương to, thô mang đặc trưng Austroloid (gần với thổ dân Châu Úc)
có trộn lẫn một số yêu tố Mongoloid (một phân loại chủng tộc lỗi thời, bao gồm nhiều
nhóm thổ dân khác nhau phân bố phần lớn ở châu Á, Polynesia và châu Mỹ)
- Công cụ: đá cuội được chế tác tinh xảo
- Kinh tế: xuất hiện nền nông nghiệp sơ khai (bầu, bí, vỏ trầu), thuần dưỡng động vật, làm
gốm, ăn ốc, hái lượm (chủ yếu) + săn bắt
- Tín ngưỡng: thờ tự nhiên (thần mặt trời, mặt trăng), chôn ng chết co nghiêng, mộ chèn đá,
thổ hoàng
1.4. Văn hóa Bắc Sơn
- Thời gian: 10.000 – 8.000 năm cách ngày nay
- Tiếp nối VH Hòa Bình
- Phân bố: trung du, thung, gần sông suối
- Cư trú gần nguồn nước
- Công cụ: đá ghè đẽo, rìu mài lưỡi
- Kinh tế: săn bắt, hái lượm, trồng trọt, làm gốm
- Biết làm đồ trang sức
- Tín ngưỡng : thờ tự nhiên, chôn người chết ở nơi cư trú
1.5. Văn hóa trung - hậu kì đá mới
- Cách ngày nay 6.000 – 5.000 năm
- Thời kì này được đặc trưng bởi các nền văn hóa Đa Bút (Thanh Hóa), Quỳnh Văn (Nghệ
An), Hạ Long… Với nhunxg làng định cư lâu dài, ổn định, trong đó, bên cạnh quan hệ
dòng máu đã xuất hiện và càng nhiều quan hệ láng giềng phức tạp
- Phân bố: trước núi, đồng bằng, ven biển, hải đảo
- Công cụ : được chế tác tinh xảo bằng kĩ thuật mài
- Kinh tế : hái lượm, săn bắn, nghề nông dùng cuốc đá, đánh cá, làm gốm
- XH : thị tộc mẫu hệ
- Tín ngưỡng : chôn người chết có đồ tùy táng
2. THỜI KÌ VĂN HÓA SƠ SỬ
- Thời gian : thuộc thời địa kim khí, cách ngày nay 4.000 – 2.700 năm
- Hình thành 3 trung tâm văn hóa : Đông Sơn/Văn Lang Âu Lạc, Sa Huỳnh, Đồng Nai
2.1. Văn hóa Đông Sơn/Văn Lang Âu Lạc (Bắc)
- Thời gian : giai đoạn đồng thau - đồ sắt sớm (2500 năm - thế kỉ 7 TCN – 179 TCN)
- Được hình thành từ 3 nền văn hóa : Phùng Nguyên - Đồng Đậu – Gò Mun phân bố tại lưu
vực sông Hồng – sông Mã – sông Cả
- Kỹ thuật luyện kim đồng điêu luyện
- Kinh tế : nông nghiệp lúa nước dùng cày, dùng sức kéo trâu bò, thuần dưỡng thú, nuôi gia
cầm, săn bắn
- Hình thành nhiều phong tục tập quán : ở nhà sàn, nhuộm răng đen, uống nước bằng mũi,
trang phục giản dị, bữa ăn : gạo tẻ, cơm – rau – cá, di chuyển bằng thuyền
- Xóm làng hình thành, phân bố ở chỗ khô rao, gần sông
- Tín ngưỡng vật linh, totem vật tổ
- Đời sống tinh thần phong phú: lễ hội, nhạc cụ, các điệu múa…
- XH có sự phân hóa giai cấp, nhà nước sơ khai xuất hiện : Văn Lang (700 TCN) + Âu Lạc
(205-179 TCN)
2.2. Văn hóa Sa Huỳnh (Trung)
- Thời gian : từ sơ kì đồng thau (hơn 4000 năm cách ngày nay) đến sơ kì đồ sắt sớm (thế kỉ
7-6 TCN tới thế kỉ 1-2 trước và sau CN)
- Là sản phẩm của dân nông nghiệp ở đồng bằng ven biển cồn bàu Nam Trung Bộ
- Kinh tế đa thành phần : trồng nương rẫy và khai thác rừng, núi, trồng lúa, đánh cá, thương
nghiệp
- Ở những giai đoạn sớm và giữa, đồng thau đã được ng Sa Huỳnh sử dụng để chế tác công
cụ và vũ khí
- Giai đoạn cuối, đồ sắt chiếm lĩnh cả về số lượng và chất lượng => Nét độc đáo của dân Sa
Huỳnh là kĩ thuật chế tạo đồ sắt (chủ yếu bằng phương pháp rèn)
- Cư dân văn hóa Sa Huỳnh còn đạt đến trình độ pt cao với các nghề se sợi, dệt vải, chế tạo
gốm, làm đồ trang sức
- Chấất liệu đồ trang sức ưu thích : mã não. Khuyên tai 2 đầu thú : đặc trưng
- Nấu cát làm thủy tinh => dùng thủy tinh làm đồ trang sức
- Mộ chum : hình thức mai táng bằng chum gốm. Trong và ngoài chum chứa nhiều đồ tùy táng
2.3. Văn hóa Đồng Nai (Nam)
- Thời gian: 3500 – 2000 năm
- Phân bố: Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai)
- Công cụ: đá, đồng
- Nghề thủ công pt: làm gốm, đồ trang sức
- Mộ vò
- Ở vùng đồi đá phiến bazan đất đỏ thuộc Đồng Nai có những di tích lớn, tầng văn hóa dày
- Ở vùng đồi đá phiến bazan đất đỏ dải cao nguyên sông Bé có công trình đất đắp hình tròn
với 2 vòng thành và hào sâu ở Lộc Ninh – Bình Long
- Vùng liên kết đồi bazan – đá phiến – phù sa tập trung dày đặc các di tích, di chỉ, mộ táng,
xưởng thủ công: Suối Linh, Bình Đa, Dốc Chùa
- Vùng phù sa đất xám thuộc hệ thống sông Vàm Cỏ: di chỉ kèm mộ đất: An Sơn, Gò Rạch
Rừng, Đinh Ông, Rạch Núi
- Vùng đồng bằng phù sa mới miền châu thổ hạ lưu Đồng Nai – Vàm Cỏ và những đầm lầy
không và nhiễm mặn
Ở cả 5 tiểu vùng văn hóa tiền – sơ sử ĐNBộ, di vật được đưa ra khỏi lòng đất từ
nhiều dạng di tích khảo cổ khác nhau với nhiều chất liệu.
- Đồ đá là loại di vật phổ biến và có số lượng lớn => đặc điểm lớn nhất của văn hóa Đồng
Nai
- Đàn đá - chế phẩm đặc thù của văn hóa Đồng Nai
- Giai đoạn muộn của văn hóa Đồng Nai: các khu mộ chum kiểu mộ chum văn hóa Sa
Huỳnh với những loại hình hiện vật bằng sắt, đá, mã não, thủy tinh bê cạnh hiện vật gốm,
đá điển hình của văn hóa Đồng Nai.
3. VĂN HÓA VN THIÊN NIÊN KỈ ĐẦU CÔNG NGUYÊN
3.1. Văn hóa châu thổ Bắc Bộ thời Bắc thuộc
Bối cảnh lịch sử
- 179 TCN: Triệu Đá (vua nước Nam Việt) xâm chiếm Âu Lạc, chia Âu Lạc thành 2 quận:
Giao Chỉ (=Bắc Bộ) và Cửu Chân (=Thanh - Nghệ - Tĩnh), đặt sứ thần, cai trị lỏng lẻo
bằng cống vật
- 111 TCN: nhà Hán chiếm đc Nam Việt, chia 9 quận: Đam Nhĩ, Châu Nhai (thuộc đảo Hải
Nam), Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô (thuộc các tỉnh Quảng Đông, Quảng
Tây, Trung Quốc), Giao Chỉ, Cứu Chân và Nhật Nam (=từ Quảng Bình - Quảng Nam)
- 106 TCN: đặt châu Giao Chỉ thống suất 7 quận lục địa (trừ Châu Nhai và Đam Nhĩ), Châu
trị tại quận Giao Chỉ. Đứng đầu là thứ sở, trị Trở: Mê Linh
- Thời Tùy - Đường (thế kỉ VII – X)
o Đặt Giao Châu đại tổng quản phủ: 10 châu Giao Châu, Phong Châu, Ái Châu, Tiên
Châu, Diên Châu, Tống Châu, Từ Châu, Hiểm Châu, Đạo Châu và Long Châu (=
toàn bộ Bắc Bộ - Đèo Ngang)
o Năm 622, đổi tên thành Giao Châu đô hộ phủ
o Năm 679, An Nam đô hộ phủ
- Chính sách cai trị và đồng hóa người Việt: di dân, thu thuế, truyền bá văn hóa Hán (chữ
Hán, Nho giáo, tiếng Hán,…), đàn áp các cuộc khởi nghĩa
Đặc điểm văn hóa châu thổ Bắc Bộ thời Bắc thuộc
- Văn minh Văn Lang – Âu Lạc suy tàn
- Giao lưu văn hóa tự nhiên Việt - Ấn: phật giáo, kiến trúc, ngôn từ,…
- Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa Việt – Hán: chính trị, phong tục, chữ viết, tôn giáo…
- Giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc: phong tục, tiếng Việt, khởi nghĩa…
- Đặc điểm diễn trình văn hóa thời Bắc thuộc:
o Văn hóa Đông Sơn cổ truyền vẫn đóng vai trò chủ đạo
o Mô thức văn hóa Việt – Hán
o Phục hưng văn hóa Việt
3.2. Văn hóa Chăm pa
- Người Chăm là 1 tộc người thuộc chủng Nam Á
- Ngôn ngữ của họ thuộc Ngữ hệ Malai-Pôlinêdi
- Là 1 trong những nguồn cội của dân tộc VN
- Vương quốc Chămpa (Mandala) là vương quốc của các tiểu vương quốc tồn tại gần 15 thế
kỉ (từ thế kỉ II – 1470), trên nền tảng tiếp nối văn hóa Sa Huỳnh
- Phân bố: miền Trung Việt Nam từ núi đến biển, giãn cách nhau bằng các đèo, từ Đèo
Ngang đến đèo Cả, Đại Lãnh…
- Tạo nên từ các tiểu vương quốc:
o Amaravati (Bình - Trị - Thiên + Quảng Nam + Đà Nẵng)
o Vijaya (Quảng Ngãi, Bình Định)
o Kauthara (Nha Trang – Khánh Hòa)
o Panduranga (Phan Rang, Phan Thiết)
Đặc trưng văn hóa
- Cư dân nông nghiệp, đi biển, buôn bán.
- Nghề thủ công phát triển
- Giỏi tìm nguồn nước và làm giếng: đá xếp, kè gỗ, lấy nước mạch trong lòng đất, là loại
giếng kết hợp lấy nước cho sinh hoạt và tưới tiêu nước cho ruộng lúa. Có 2 bể: bể được kè
gỗ xung quanh là bể Lắng, còn phần bể dưới là bể Tràn. Tiếp sau là rạch dẫn nước ra
ruộng.
- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Chămpa:
o Tôn giáo: Ấn Độ gióa, Phật giáo
o Chữ viết: Akhar Hayap (chữ Chăm cổ) - loại chữ viết có nguồn gốc từ chữ cái
Devanagari (Ấn Độ), bia Võ Cạnh
o Kiến trúc – điêu khắc - nghệ thuật
o Lịch pháp
3.3. Văn hóa Óc Eo
- Địa bàn rộng lớn, nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau
- Có nền kinh tế trồng lúa ở ruộng rẫy hoặc ruộng trũng
- Hoạt động buôn bán phát triển (ĐNÁ, Trung Hoa, Ấn Độ, Ba Tư, Địa Trung Hải)
- Nghề thủ công rất được chú trọng: chế tác đồ kim khí: đồng, sắt; nghề gia công các đồ
thiếc; nghề kim hoàn và đúc tiền bằng bạc; nghề làm đá quý và thủy tinh; nghề chạm khắc
đá; nghề đồ gốm)
4. VĂN HÓA VN THỜI TỰ CHỦ
4.1. Bối cảnh
- Đất nước được mở rộng đần về phương Nam
- Liên tiếp phải chống lại sự xâm lược của phong kiến phương Bắc: chống Tống, Nguyên
Mông, Minh, Xiêm, Mãn Thanh
Đặc trưng văn hóa
- Là giai đoạn phục hưng nền văn hóa dân tộc
- Thời Lý - Trần: Phục hưng lần thứ nhất; Phục hưng giá trị văn hóa bản địa ĐNÁ
- Thời Hậu Lê: Phục hưng lần t2; Yếu tố văn hóa Hán đậm nét
- Thời Tây Sơn: Phục hưng lần t3; Kết thúc sớm
4.2. Đặc trưng
4.2.1. Văn hóa thời Lý - Trần
Với việc dời đô về Đại La và đổi tên là thành Thăng Long, nhà Lý mở đầu giai đoạn phục
hưng văn hóa Đại Việt => Nhà Trần tiếp tục sự nghiệp nhà Lý, đưa đất nước tiếp tục pt về
mọi mặt
Về văn hóa vật chất
- sau khi dời đô, tại Thăng Long nhà lý cho xây dựng nhiều cung điện đền đài thành lũy
thành Thăng Long là một công trình xây dựng thành lũy lớn nhất trong các triều đại phong
kiến
- kiến trúc đời lý phát triển rất mạnh những di tích nhà Lý còn lại đến nay như chùa dạm
chùa Một Cột tháp tháp bảo thiên Tháp sùng diện Xuân Linh đều là những công trình có
quy mô lớn
- các công trình này đều có sự hòa hợp với Tạp chí thiên nhiên xung quanh
- nói đến Mỹ Thuật thời này chủ yếu là kiến trúc các ngôi chùa và tượng phật
- nghệ thuật điêu khắc sen đá trên gốm thể hiện một phong cách đặc sắc và một tay nghề khá
thuần thục. bố cục tượng gọn đẹp và cân xứng nhưng không trùng lặp và đơn điệu
- kiến trúc mỹ thuật thời Lý mang nhiều nét tương đồng với kiến trúc mỹ thuật chăm cũng
như một số nước Đông Nam Á
- Cùng với kiến trúc Các nghề thủ công rất phát triển vào thời lý gốm mỹ nghệ
- nhờ duyệt đã có nhiều thành tựu từ vải lụa đến gấm đoạn với các với đủ các màu sắc và
họa tiết trang trí đặc sắc
- người gốm là người có bước phát triển khá dài và đạt trình độ cao
- người thủ công có phát triển mới hình thành hình thành những làng nghề chuyên sản xuất
một mặt hàng nhất định
Hệ tư tưởng
- đặc trưng nổi trội của thời Lý Trần là sự dung hòa tam giáo nho giáo phật giáo và Đạo giáo
còn gọi là chính sách tam giáo đồng nguyên
- tinh thần Văn hóa Lý Trần là tinh thần khai phóng đa nguyên phối hợp vật Nho đạo cùng
các tín ngưỡng dân gian khác
- đến thế kỷ 10 Phật giáo có bước phát triển lớn nhiều chùa chiền xuất hiện đặc biệt vai trò
quan trọng của các trí thức Phật giáo lúc bấy giờ
- sự dung hội với tín ngưỡng dân dã cũng là điểm nổi để tạo một đạo Phật được Việt hóa
phù hợp với hoàn cảnh
- Phật giáo giai đoạn này có tác động đến tư tưởng tâm lý phong tục và nếp sống của đông
đảo nhân dân ở các làng xã nó có ảnh hưởng to lớn đến Kiến trúc điêu khắc thơ văn và
nghệ thuật
- thời kỳ đầu giai đoạn tự chủ theo giáo Trương Mạnh nhưng nó đã cùng với chữ Hán tồn tại
trong xã hội Việt Nam như một hiện tượng xã hội hiển nhiên. chế độ giáo dục và thi cử
theo tinh thần nho giáo mới bắt đầu. số lượng nhau sĩ được đào tạo còn ít ảnh hưởng của
nó trong xã hội còn hạn chế
- để đào tạo nhân tài và tuyển lựa nhân vật quan lại nhà Lý bắt đầu chăm lo cho việc học tập
và thi cử năm1070 nhà Lý dựng văn miếu và mở Quốc Tử Giám triều đình còn mở khoa
thi đấu để chọn lựa nhân tài
- từ đây Nho giáo bắt đầu có địa vị trong xã hội
- 51247 nhà Trần đặt danh hiệu Tam Khôi trạng nguyên bản nhãn thám hoa dành cho ba
người thi đỗ xuất sắc trong các kỳ thi Đình
- tầng lớp nha sĩ ngày càng đông đảo dần dần phát triển lần áp Phật giáo
Nền văn hóa bác học hình thành và phát triển
4.2.2. Văn hóa thời Hậu Lê
4.2.3. Văn hóa thế kỉ XVI – 1802
5. GIAI ĐOẠN VĂN HÓA (1858 – 1945)
https://hoc247.net/co-so-van-hoa-vn/bai-4-van-hoa-viet-nam-tu-nam-1858-den-nam-1945-
l8236.html
6. GIAI ĐOẠN VĂN HÓA VIỆT NAM (1945 – NAY)
https://hoc247.net/co-so-van-hoa-vn/bai-5-van-hoa-viet-nam-tu-nam-1945-den-nay-
l8237.html
B4: KHÔNG GIAN VĂN HÓA
VÀ PHÂN VÙNG VĂN HÓA Ở VIỆT NAM
https://hoc247.net/chuong-4-khong-gian-van-hoa-viet-nam-ct1416.html
B5: MỘT SỐ THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA VN
I. VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG TẬP THỂ
1. Gia đình
- Mô hình: gia đình hạt nhân (bố mẹ + con chưa trưởng thành) là chủ yếu (2/3), gia đình nhỏ
(bố mẹ + gia đình con trai)
- Chức năng: duy trì nòi giống + đơn vị sản xuất
- Cơ cấu kinh tế: tự cấp tự túc
- Mối quan hệ gia đình: kết hợp tư tưởng truyền thống trọng nữ + quan niệm đạo đức Nho
giáo (Vỏ Tàu lõi Việt)
2. Dòng họ
- Là tổ chức của nhiều gia đình có cùng huyết thống trực hệ tính đến 9 đời: kị - cụ - ông –
cha – con – cháu - chắt – chút – chít (huyền tôn)
- Đặc điểm:
o Mang tính tôn ty cao
o Thường theo họ cha
o Không phải là một đơn vị kinh tế (khác dòng học ở Trung Hoa)
o Có nhiều chi, phái, tiểu chi…
- Một số thành tố : Từ đường, Mộ Tổ, trưởng tộc, ruộng hương hỏa, gia lễ, gia phả, giỗ Tổ,
giỗ họ…
3. Làng xã
- Là tổ chức quần cư của một cộng đồng người có liên kết với nhau về huyết thống, lịch sử
cư trú hoặc phương thức kinh tế, nằm tại khu vực hiện nay là vùng sản xuất nông thôn
hoặc từng là vùng sản xuất nông thôn
- Nguyên tắc tổ chức: cùng huyết thống/cùng địa vực
- Kết cấu kinh tế:
o Tiểu nông, tự cấp tự túc
o Nông - thủ công nghiệp – thương nghiệp – làng chài…
- Nguyên lý hình thành làng:
- Đặc trưng: Tính cố kết cộng đồng bền chặt
o Quan hệ XH (các thiết chế) trong làng: dòng họ, phường, giáp, hội
o Biểu tượng: Cây đa - giếng nước – sân đình
o Ưu điểm: đoàn kết tương trợ + ý thức tập thể
o Hạn chế: Dựa dẫm, ỷ lại + Cào bằng, đố kị + Triệt tiêu ý thức cá nhân
4. Nước - Quốc gia
- Quy luật chung: sự xuất hiện của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất + sự phân hóa giai cấp
sâu sắc
- Đặc thù phương Đông: nhu cầu làm thủy lợi + chống giặc ngoại xâm
5. Đô thị
II. MỘT SỐ HỌC THUYẾT TƯ TƯỞNG – TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm, phân loại tôn giáo
2. So sánh tín ngưỡng – tôn giáo
Giống nhau: nguồn gốc + niềm tin + chỗ dựa tin thần + tác dụng điều chỉnh hành vi ứng
xử của con người
Khác nhau:
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/co-so-van-
hoa-vn/bai-5-nhung-thanh-to-cua-van-hoa-vietnamese-culture/25569081
3. Phật giáo
4. Nho giáo
- Là giáo lý của nhà nho để quản lý xã hội một cách hiệu quả
- Là một học thuyết tư tưởng tu dưỡng đạo đức
5. Đạo giáo
- Đạo giáo phù thuỷ
- Đạo giáo thần tiên
> Vào Việt Nam thông qua 2 con đường:
6. Kito giáo : ra đời ở TKI, tôn giáo người bị áp bức: sự phản kháng tinh thần, căm
phẫn Đế quốc La Mã. > Người giàu tham gia ảnh hưởng khá lớn nắm địa vị lãnh đạo >
Đình chỉ tàn sát > tôn giáo được nhà nước công nhận.
III. TÍN NGƯỠNG
1. Tín ngưỡng phồn thực
- Tín ngưỡng phồn Thực Là Khát Vọng Cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con người và tạo
vật lấy các biểu tượng về sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng
- Với người Việt dấu viết của tín ngưỡng phồn thực còn lại cho chúng ta thấy nó từng có
mặt từ thời xa xưa: tượng linga, yony bằng đất nung chính là bằng chứng cho thấy sự gắn
bó của tín ngưỡng này từ thời xa xưa với cư dân nơi đây
- Trong nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ có hai bức tranh phảng phất hình bóng của tín
ngưỡng này đó là bức tranh Hứng dừa và Đánh ghen
- Điêu khắc đình làng của một số ngôi đình còn khắc chạm hình nam nữ đùa giỡn nhau khi
tắm ở hồ sen hay đùa giỡn với nhau với cơ thể trần đầy gợi cảm
- Trong văn học dân gian số lượng câu đố mà người ta cho là đố thanh giảng tục, đố tục
giảng thanh chính là lưu thanh sót lại của tín ngưỡng phồn thực
- Trong lễ hội cổ truyền nhân vật phụng thờ của lễ hội cổ truyền chính là các biểu tượng của
tín ngưỡng phồn thực
- ttttttruyền
- Qua biến thiên lịch sử tín ngưỡng phồn thực đã trở thành một thứ trầm tích văn hóa trong
văn hóa Việt Nam
2. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng
- Là một từ Hán, Thành hoàng có nghĩa gốc ban đầu là hào bao quanh thành, nếu hào có
nước thì sẽ gọi là trì (thành trì)
- Thành Hoàng làng là vị thần bảo trợ của một Thành quách cụ thể. tục thờ Thành Hoàng đã
có từ xưa
- Thành Hoàng được phụng thờ các làng quê là một dòng chảy khác của tín ngưỡng thờ
Thành Hoàng làng
- với người dân ở Cộng đồng làng xã Vị thần Thành Hoàng làng được coi là một vị Thánh
mỗi làng quê có một vị thánh của mình
- với các Vương Triều vị thành hoàng làng được xem như một viên chức thay mặt triều đình
chăm lo làm quê
- năm 1572 nhà Lê sai Hàn lâm viện Đông Các đại học sĩ Tiến sĩ Nguyễn Bính sang định
loại thần tích các vị thần ở làng quê
- dưới ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo Nguyễn Bính đã bận biên soạn lại các thành phần
tích cho thành hệ thống
- dưới bàn tay của Nguyễn Bính Thần tích được nhà dưới ánh sáng của tư tưởng Nho Giáo
văn bản này được đưa về các làng quê lưu giữ trong Lịch làm
- một lần nữa thần tích lại được sinh thành trong dân gian bằng lời kể và trí tưởng tượng dân
gian nhưng khởi phát của quá trình sinh thành này lại bắt đầu từ các nhà nho
- Thành Hoàng là nhân vật trung tâm của một sự sinh hoạt văn hóa mà dân làng quê họ đó là
lễ hội Đó là ngày tưởng niệm vị thánh của Lào
- Thành Hoàng còn là chỗ dựa tinh thần nơi Gửi sắm niềm tin cho họ giúp họ vượt qua khó
khăn trong cuộc đời
3. Tín ngưỡng thờ Mẫu
4. Hôn nhân
- Trước hết phải vì quyền lợi của cộng đồng, tập thể: quyền lợi của gia tộc, dòng họ và
quyền lợi của làng xã
o Với gia tộc: nhằm tăng thêm nguồn nhân lực và duy trì nòi giống
o Với làng xã: đảm bảo sự ổn định của làng xã thông qua tục nộp “cheo”
- Tục lễ hôn nhân:
5. Tang ma
- Níu kéo: Tục hú hồn, hú vía
khóc than
Áo trái, vải xỏ, đầu bù, tóc rối
- Đề cao tính cộng đồng
6. Lễ hội, lễ Tết
6.1. Nội dung
- Lễ: một hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của dân làng đối với
các thần linh, lực lượng siêu nhiên…
- Hội: một hệ thống trò chơi, trò diễn phong phú và đa dạng, không bị ràng buộc bởi lễ nghi,
tôn giáo, đẳng cấp và tuổi tác
- Thời gian: Xuân – Thu nhị kì
6.2. Phân loại
- Lễ hội liên quan đến môi trường tự nhiên
- Lễ hội liên quan đến môi trường XH - lịch sử
- Lễ hội liên quan đến môi trường tín ngưỡng – tâm linh
6.3. Giá trị của lễ hội
- Tính cộng đồng và cố kết cộng đồng
- Hướng về nguồn cội
- Tính tự quản và tính dân chủ
- Cân bằng đời sống tâm linh
- Tái tạo, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa
IV. NGÔN NGỮ
1. Văn hóa tiếp xúc
2. Nghệ thuật ngôn từ
ÔN TẬP TỰ LUẬN CUỐI KỲ
| 1/54

Preview text:

+.
B1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4 1.
KHÁI NIỆM VĂN HÓA...............................................................................................................4 2.
ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA.............................................................................................................5 3.
CHỨC NĂNG VĂN HÓA.............................................................................................................5 4.
CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG VĂN HÓA.................................................................................6 5.
MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI – VĂN HÓA...................................................................6 5.1.
Con người là chủ - khách thể của VH...................................................................................6 5.2.
Con người Việt Nam là chủ-khách thể của VH Việt Nam.....................................................7 5.3.
Mối quan hệ giữa con người – VH.........................................................................................7 6.
CÁC KHÁI NIỆM KHÁC............................................................................................................8 6.1.
Văn minh.................................................................................................................................8 6.2.
Văn hiến..................................................................................................................................8 6.3.
Văn vật....................................................................................................................................8 6.4.
Phân biệt.................................................................................................................................8 6.5.
Di sản văn hóa........................................................................................................................8 7.
TIẾP XÚC VĂN HÓA...................................................................................................................9 8.
TIẾP BIẾN VĂN HÓA..................................................................................................................9 9.
TIẾP XÚC GIAO LƯU, TIẾP BIẾN VH TRONG VHVN.........................................................9
B2: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CỦA VHVN.........................................................................................10 1.
LIÊN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN – VH.............................................................................................10 2.
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – SINH THÁI.....................................................................................10 2.1.
Vị trí......................................................................................................................................11 2.2.
Địa hình................................................................................................................................11 2.3.
Khí hậu..................................................................................................................................11 2.4.
Hệ sinh thái...........................................................................................................................12 3.
DẤU ẤN TRONG VHVN TRUYỀN THỐNG..........................................................................12 3.1.
Ăn uống.................................................................................................................................12 3.2.
Trang phục............................................................................................................................13 3.3.
Nhà ở.....................................................................................................................................13 3.4.
Giao thông đi lại....................................................................................................................13 3.5.
Tín ngưỡng...........................................................................................................................13 3.6.
Lễ Tết, lễ hội..........................................................................................................................14 3.7.
Tang ma................................................................................................................................14 3.8.
Ngôn từ, lối sống...................................................................................................................14 4.
NỀN TẢNG KINH TẾ TRUYỀN THỐNG...............................................................................14 6.
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ.............................................................................................................16 7.
NỀN VH THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG.........................................................................16
B3: DIỄN TRÌNH VĂN HÓA...................................................................................................................17 1.
THỜI KÌ VĂN HÓA TIỀN SỬ...................................................................................................17 1.1.
Văn hóa Núi Đọ....................................................................................................................17 1.2.
Văn hóa Sơn Vi.....................................................................................................................17 1.3.
Văn hóa Hòa Bình................................................................................................................17 1.4.
Văn hóa Bắc Sơn..................................................................................................................18 1.5.
Văn hóa trung - hậu kì đá mới.............................................................................................18 2.
THỜI KÌ VĂN HÓA SƠ SỬ.......................................................................................................19 2.1.
Văn hóa Đông Sơn/Văn Lang Âu Lạc (Bắc).......................................................................19 2.2.
Văn hóa Sa Huỳnh (Trung)..................................................................................................19 2.3.
Văn hóa Đồng Nai (Nam).....................................................................................................20 3.
VĂN HÓA VN THIÊN NIÊN KỈ ĐẦU CÔNG NGUYÊN.......................................................20 3.1.
Văn hóa châu thổ Bắc Bộ thời Bắc thuộc............................................................................20 3.2.
Văn hóa Chăm pa.................................................................................................................22 3.3.
Văn hóa Óc Eo......................................................................................................................23 4.
VĂN HÓA VN THỜI TỰ CHỦ..................................................................................................24 4.1.
Bối cảnh................................................................................................................................24 4.2.
Đặc trưng..............................................................................................................................27 4.2.1.
Văn hóa thời Lý - Trần....................................................................................................27 4.2.2.
Văn hóa thời Hậu Lê.......................................................................................................28 4.2.3.
Văn hóa thế kỉ XVI – 1802..............................................................................................31 5.
GIAI ĐOẠN VĂN HÓA (1858 – 1945).......................................................................................34 6.
GIAI ĐOẠN VĂN HÓA VIỆT NAM (1945 – NAY).................................................................34
B4: KHÔNG GIAN VĂN HÓA................................................................................................................35
VÀ PHÂN VÙNG VĂN HÓA Ở VIỆT NAM..........................................................................................35
B5: MỘT SỐ THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA VN......................................................................36 I.
VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG TẬP THỂ..........................................................................36 1.
Gia đình....................................................................................................................................36 2.
Dòng họ.....................................................................................................................................36 3.
Làng xã.....................................................................................................................................36 4.
Nước - Quốc gia.......................................................................................................................38 5.
Đô thị........................................................................................................................................38 II.
MỘT SỐ HỌC THUYẾT TƯ TƯỞNG – TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM................................39 1.
Khái niệm, phân loại tôn giáo.................................................................................................39 2.
So sánh tín ngưỡng – tôn giáo.................................................................................................39 3.
Phật giáo...................................................................................................................................40 4.
Nho giáo....................................................................................................................................40 5.
Đạo giáo....................................................................................................................................40 6.
Kito giáo...................................................................................................................................40 III.
TÍN NGƯỠNG.........................................................................................................................40 1.
Tín ngưỡng phồn thực.............................................................................................................40 2.
Tín ngưỡng thờ Thành hoàng.................................................................................................40 3.
Tín ngưỡng thờ Mẫu................................................................................................................41 4.
Hôn nhân..................................................................................................................................41 5.
Tang ma....................................................................................................................................41 6.
Lễ hội, lễ Tết.............................................................................................................................41 6.1.
Nội dung............................................................................................................................42 6.2.
Phân loại............................................................................................................................42 6.3.
Giá trị của lễ hội................................................................................................................42 IV.
NGÔN NGỮ.............................................................................................................................42 1.
Văn hóa tiếp xúc.......................................................................................................................42 2.
Nghệ thuật ngôn từ..................................................................................................................42
B1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA -
Thuật ngữ VH bắt nguồn từ thuật ngữ “cultus” (trong tiếng Latinh nghĩa là trồng trọt) -
Sau được sử dụng thành “culture”: rồng trọt tri thức/giáo dục cho con người -
Khái niệm văn hóa rất đa dang. Các khái niệm văn hóa khác nhau thì bổ sung cho
nhau. Mỗi người đứng từ cái nhìn khác nhau để định nghĩa văn hóa. Cho đến nay có
khoảng 300 khái niệm về VH -
Trong đó, có 3 khái niệm phổ biến: + VH là sinh hoạt
+ VH là những cái phi tự nhiên + VH là biểu tượng -
Nghĩa rộng : VH là toàn bộ phức hợp những mô thức ứng xử, hệ giá trị và thành tựu
con ng – XH trong các MQH với môi trường tự nhiên, quần thể công cộng và thế giới tâm linh -
Nghĩa hẹp : VH là những nét đặc trưng đời sống mang tính phổ biến cho 1 cộng đồng
người, đồng thời là bản sắc khu biệt khi đối sánh với những cộng đồng tộc người khác -
Một số định nghĩa khác :
+ Edward Bernett Tylor : « VH hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học nói
chung gồm có trí thức, tín ngưỡng nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số
năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là 1 thành viên của XH »
+ Trần Ngọc Thêm : « VH là một hệ thống hữu cơ các giá tr VC và TT do con ng
sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình hđ thực tiễn và trong sự tương tác giữa con ng
với môi trường tự nhiên và XH của mình »
+ UNESCO : « “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt và tinh
thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách cử một xã hội hay của một
nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối
sống, những quyền cơ bản của cong người, những hệ thống các giá trị, những tập tục
và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân.
Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí
tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự
thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt
ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới
mẻ và sang tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”
 VH ko phải là một lĩnh vực riêng biệt. VH là tổng thể nói chung những giá trị
VC-TT do con ng sáng tạo ra. VH là chìa khóa của sự pt.
 UNESCO chia VH thành 2 dạng: VH vật thể - VH phi vật thể o
VH vật thể : Dạng chất VH có thể cầm, nắm, sờ, cảm nhận… (Kinh thành Huế, Phố cổ Hội An…) o
VH phi vật thể: … ko thể… (Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian VH cồng chiêng Tây Nguyên) -
VH là tổng thể sản phẩm do con ng sáng tạo ra bao gồm VC-TT, dùng để ứng xử với
môi trường tự nhiên và môi trg XH. Những ứng cử đó nhằm phân biệt giữa cá nhân
này với cá nhân khác, nhóm ng, cộng đồng, dân tộc
+ Có con người mới có VH nên mọi hđ sống của con ng đều đc coi là VH
+ Cái do con ng làm ra ở 2 dạng cơ bản là vật thể và phi vật thể
+ Để ứng xử với 2 môi trường cơ bản là tự nhiên và XH
+ Để đưa đến sự khác biệt giữa các cá nhân, nhóm người, cộng đồng ng, dân tộc và khu vực.
Mỗi một thời đại khác nhau thì con người có quan niệm sống khác nhau. Vd thời kì
quân chủ có vua là người đứng đầu. Yêu nước là phải trung quân ái quốc. Quân bảo
thần tử thần bất tử bất trung. VD cta có phong tục tập quán về đặt tên, xưng hô của các
thế hệ hay có rất nhiều điều kiêng kị. Cta dùng lịch âm, có ngày rằm, lễ tết, dựng vợ gả
chồng làm nhà đều phải xem lịch. Đó là về mặt tinh thần.
=> Văn hóa là vật chất và tinh thần do sự sáng tạo của con người trong quá trình tương
tác với tự nhiên và với xã hội
2. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA -
Tính hệ thống: Văn hóa luôn bao gồm vật chất và tinh thần đan xen với nhau tạo
thành một hệ thống không rời rạc, luôn trong mối quan hệ với nhau. Vd: Ngôn ngữ
cta sử dụng. Thực tế ngôn ngữ ở mỗi vùng miền là khác biệt, cách cta sd ngôn ngữ
là khác biệt. nhưng cta không chỉ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp mà từ ngôn ngữ nảy
sinh ra nhiều thứ khác như thơ ca, hò vè, văn học, thư pháp. (chức năng: tổ chức xã hội)
=> - Tổng hòa các giá trị (vật chất và tinh thần)
- Mối quan hệ mật thiết -
Tính giá trị: Giá trị là những điều mang lại lợi ích cho con người. Văn hóa là vì lẽ
sinh tồn, vì vậy sáng tạo văn hóa của con người mang tính giá trị, được truyền từ đời
này qua đời khác, từ cộng đồng này đến cộng đồng khác. Chúng ta học tập nét văn
hóa của các dân tộc khác, các quốc gia khác cũng là vì nó có ích, có giá trị. Không
có giá trị thì văn hóa sẽ bị mai một. (chức năng điều chỉnh xã hội)
=> - Làm cho con người trở nên đẹp hơn, có giá trị hơn ( mặt đồng đại, mặt lịch đại) -
Tính nhân sinh: Văn hóa là hướng đến nhân sinh, vì xã hội loài người, vì con người,
cho chúng ta sống tốt đẹp hơn. (chưc năng )
=> Tính nhân sinh: Do con người tạo ra, là sản phẩm của văn hóa. -
Tính lịch sử: vd thời phong kiến, vua là người có quyền lực tuyệt đối. Hoàn cảnh
lịch sử như thế mới có việc là trung quân ái quốc. Nhưng đến thời kì bây giờ với sự
tiến bộ của pháp luật, các yếu tố mới xuất hiện thì nói đến yêu nước là nói đến chủ
quyền, lãnh thổ của quốc gia, một chế độ dân chủ. Mỗi thời địa có sự khác biệt thì
văn hóa do đó mà có sự khác biệt, có nét văn hóa tồn tại, có nét văn hóa bị mất đi,
có cái mới xuất hiện. vd các di tích lịch sử, phong tục tập quán. (chức năng: giáo dục)
=> - Phân biệt các xu hướng
3. CHỨC NĂNG VĂN HÓA -
VH góp phần tổ chức xã hội. N -
ói đến xã hội là nói về mqh giữa ng với ng. Xã hội được tổ chức do VH. Vd sự sáng
tạo pháp luật có khía cạnh văn hóa, là do chúng ta thấy cần phải có 1 cách thức để
quản lí toàn bộ xã hội, nếu ai vi phạm sẽ bị xử phát. Vd các quan điểm, phong tục
cũng góp phần tạo nên tổ chức xã hội, điều hòa quan hệ của con người, Về mặt hôn
nhân gia đình, 3 đời k đc kết hôn với nhau, có dòng họ lại quy định không đc phép
lấy trong dòng họ bất kể mấy đời. -
VH góp phần điều chỉnh xã hội: Con người của chúng ta gồm phần con và phần
người. Bản năng của cta là phần con, còn cái làm nên người chính là các quan hệ xã
hội văn hóa. VD ta có bản năng truy trì nòi giống, sinh con nhưng nếu cứ để duy trì
bản năng ấy nó sẽ gây ra sự bất bình đẳng, tranh giành. Do đó nhờ có sự điều chỉnh
của VH mà bản năng con người được kìm hãm lại trong các phong tục tập quá, quan
điểm sống, pháp luật. Không có quan niệm sống thì bản năng con ng trỗi dậy, lúc đó
sẽ không phải là con người nữa. -
GIAO TIẾP: cụ thể VH có chức năng đối thoại giữa các nét VH khác nhau. VH VN
chúng ta so với VH của TQ hay ấn độ thì cta phải biết học hỏi, tiếp nhận cái hay: cta
chịu ảnh hưởng của ấn độ về phật giáo, của TQ về phong tục tập quán. -
GIÁO DỤC: giá trị văn hóa là những điều có ích, tốt đẹp được trao truyền từ đời
này sang đời khác, vì vậy sự stao văn hóa là để giáo dục, ý thức của cta, vẻ đẹp
trong lễ nghi đều thể hiện chức năng giáo dục của vh. Mỗi thế hệ lại tiếp nhận, dựng
xây truyền thống ông cha trong thời đại mới để tồn tại.
4. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG VĂN HÓA -
Văn hóa vật chất: là những ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội để sản sinh
ra những giá trị về mặt vật thể như các công trình, di tích lịch sử, bia đá, quần áo đc
tạo nên từ nguyên liệu gì, cta ăn cái gì,… (Hoàng Thành thăng long, phố cổ Hội An)
(VHVC phục vụ nhu cầu VC: ăn mặc, ở…) -
Văn hóa tinh thần: các nghi lễ, các câu hò, quan điểm sống, phong tục tập quán. (tín
ngưỡng thờ mẫu của VN, ca trù) (VHTT phục vụ nhu cầu TT)
 Cách phân chia vật chất và tinh thần nhiều khi mang tính chât tương đối chứ
không tuyệt đối. Có những thứ gồm cả vật chất và tinh thần (cta ăn đồ ăn thì
thuộc về vật chất, nhưng cách cta ăn lại là tinh thần)
5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI – VĂN HÓA 5.1.
Con người là chủ - khách thể của VH - Quan niệm về con người
+ Trong tư tưởng phương Đông, con người là vũ trụ nhỏ, là sự thống nhất của cả vũ
(không gian) và trụ (thời gian)
+ Theo thuyết Tam Tài, con người là 1 trong 3 thế lực của vũ trụ bao la : Thiên - Địa - Nhân
+ Phật Giáo, con người bình đẳng với muôn loài, hoàn toàn tương đồng với xu thế pt
của sinh thái học hiện đại và sinh thái học văn hóa
+ CNDVBC và CNDVLS nhìn con ng như một thành tố đã tồn tại trong nhiều MQH
XH => con ng là sự tổng hòa các MQH XH (Các-Mác)
+ Thời đại tin học, « con người nhiều chiều » : tự nhiên – XH ; gia đình – XH ; hành
động – tâm linh ; con ng – chính mình. -
Vai trò con người : Con ng tồn tại với 2 tư cách, vừa là chủ thể, vừa là đối tượng.
+ Chủ thể : Con người t.h sự pt của XH, trước hết là pt LLSX
+ Đối tượng : Con người hưởng thụ thành quả của sự pt đó
=> Không có con ng => không có sự hưởng thụ => không có sự cống hiến => không có sự phát triển.
=> Với tư cách là con ng, 2 vế này có sự gắn bó chặt chẽ và luôn luôn cần giữ được
sự cân đối trong từng hoàn cảnh lịch sử
=> Từ góc độ VH, ta thấy con người một mặt sáng tạo ra VH, mặt khác là đối tượng của VH 5.2.
Con người Việt Nam là chủ-khách thể của VH Việt Nam -
Từ góc độ là chủ thể của VH, con ng VN một mặt là cá nhân, mặt khác mang tải
trong mình tính dân tộc truyền thống -
Ở VN từ xa xưa có con người cá nhân trên nền tảng tiểu nông nhưng do tư tưởng
công xã pĐông bao trùm nên vai trò cá nhân ko được phát huy. -
Trên nền cơ bản là nông dân, tùy vào từng vùng VH khác nhau mà lại mang những
nét vượt trội, nét riêng trong từng tính cách. -
Vượt lên cả không gian và thời gian là đặc điểm duy tình, duy nghĩa và duy cảm của
con ng VN trong MQH người - người, người - tự nhiên, người – tâm linh, thần linh và
nhất là thái độ trách nhiệm với thế hệ sau thể hiện qua khái niệm phúc đức. 5.3.
Mối quan hệ giữa con người – VH -
Con người là chủ thể của VH: người sáng tạo, làm ra văn hóa, không có con người thì không có văn hóa -
Con người là khách thể của VH: bản thân con người cũng là sản phẩm của VH -
Con người là đại biểu mang giá trị VH - Con người là chủ/ khách thể của văn hóa (con ng vừa tạo ra VH vừa chịu tác động của VH)
+ Con người là sinh vật có tính xã hội cao nhất. Trong suốt lịch sử tồn tại của con người, con ng là điều diệu kì của tạo hóa
. Chúng ta luôn tự hỏi con người là gì. ở VN có các câu chuyện
thần thoại giải thích nguồn gốc của con ng VN như truyển Con rồng cháu tiên thể hiện sự tư
duy, tìm tòi của ng xưa về sự hình thành con ng Vn. Trong tôn giáo, phật giáo giải thích con
người có rất nhiều kiếp, do đó luôn có các mối nhân duyên, nhân quả. Khi sống cta phải sống
tốt, sống có ích để ta vun trồng cây đức để kiếp sau có cs tốt hơn. + Con người là chủ thể của văn hóa
: có sự sáng tạo ra văn hóa, toàn bộ giá trị văn hóa
do con người sáng tạo nên trong các sự thích ứng của con người. + Con ngươì là khách thể của VH : ví dụ, phong tục tập quán của chúng ta là do con
ng sáng tạo nên, là cách ta tự quy định với nhau. Nhưng khi ta đã stao thì nó lại ảnh
huởng ngược lại đến chúng ta. Có những phong tục ra đời từ lâu và đến giờ ta vẫn
phải theo chúng. Văn hóa quy định nên cách xử sự, những việc ta được làm và không
được làm, thế nào là thiện, thế nào là ác. Con hư tại mẹ cháu hư tại bà, câu nói thể
hiện khi đứa trẻ đc sinh ra đc giáo dục bởi ng mẹ ng bà, đc trao truyền văn hóa và nó
có cách ứng xử như nào là do ảnh hưởng của văn hóa xug quanh
+ Con người là đại diện văn hóa do chính con người sáng tạo: Khi chúng ta nói đến
các gương mặt văn hóa như cụ Nguyễn Traĩ, Nguyễn Du
là 2 ng đại điện cho văn hóa
truyền thống, văn hóa nho giáo. 2 cụ là ng đại diện cho tinh thần nhân đạo của văn
hóa VN. Hay chủ tịch HCM sang Liên xô dự các cuộc họp có nhà thơ ở Liên xô đã
nói “Khi nhìn thấy NAQ tôi thấy k phải là nền văn hóa Phương đông, cx k phải
Phương Tây mà là nền văn hóa tương lai” HCM là ng mang nền văn hóa mới , nền văn hóa tương lai . Bản thân cta cũng là ng đại diện cho văn hóa do chính chúng ta tạo nê n. - Con người Việt Nam
+ Con người Việt Nam là chủ thể, khách thể của văn hóa Việt Na m + Con người VN có nhiều tính cách quý báu
, Cần cù, chịu khó, hiếu học, thích ứng
tốt. Bên cạnh đó cũng có những thói hư tật xấu như thích hữu danh vô thực. Đặc biệt
xã hội thời kì quân chủ khi mà cái danh cái lợi quyết định sự tồn tại của con người.
Hiện nay thì ng Vn có điểm xấu là không đúng giờ. Trong thời kì công nghiệp hóa
hiện đại hóa, làm ăn hội nhập quốc tế thì đúng giờ, giữ chữ tín là điều vô cùng quan
trọng, dần dần hình thành nên tính cách của chúng ta. Quan trọng nhất là Yêu nước,
cộng đồng. Thực chất yêu nước là giá trị chung của toàn nhân loại, dân tộc nào cũng
có tinh thần yêu nc. Nhưng đối với VN tinh thần yêu nước lại đặc biệt bởi lịch sử đã
trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm vì vậy nó hun đúc lên một tinh thần
yêu nước rất mãnh liệt. Cta có tính cộng đồng bởi XH VN truyền thống là xã hội phát
triển nông nghiệp trông lúa nc nên cta định cư nhiều ở các cộng đồng nông thôn.
Những người nông dân như vậy luôn có tính đoàn kết giúp đỡ nhau, tình làng nghĩa xóm. +
. Xã hội có nhiều biến
Con người VN cần đáp ứng được nhu cầu của xã hội mới
chuyển đòi hỏi cta phải có sự thích nghi
, hoàn thiện những điều tốt đẹp và hạn chế
thói hư tật xấu trong yêu cầu của xã hội mới.
6. CÁC KHÁI NIỆM KHÁC 6.1. Văn minh -
Văn minh là danh từ Hán-Việt (văn: vẻ đẹp; minh: sáng) => tia sáng của đạo đức,
biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thuật -
W.Durrant sd khái niệm văn minh chỉ sự sáng tạo VH, tổ chức XH, tổ chức luân lý và hđ XH -
Đức, văn minh chỉ các XH đã đạt được tới giai đoạn tổ chức đô thị và chữ viết -
Văn minh là trình độ pt nhất định của VH về phương diện VC. Văn minh khác VH ở 3 điểm: o
VH có bề dày QK => văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại o
VH bao gồm VC-TT => VM thiên về VC o
VH mang tính dân tộc => VM mang tính siêu dân tộc - quốc tế 6.2. Văn hiến -
Văn: văn hóa; hiến: hiến tài
=> văn hiến thiên về những giá trị tinh thần do những
người tài đức truyền tải, thể hiện tính dân tộc, lịch sử rõ rệt -
Văn hiến: truyền thống VH lâu đời và tốt đẹp 6.3. Văn vật -
Văn vật là khái niệm hẹp để chỉ những công trình hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch
sử => t/h sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử 6.4. Phân biệt VĂN VẬT VĂN HIẾN VĂN HÓA VĂN MINH chứa giá trị VC TT VC + TT VC + kỹ thuật
Có bề dày lịch sử chỉ trình độ pt Có tính dân tộc Có tính quốc tế
gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp pTây đô thị 6.5.
Di sản văn hóa
- Di sản VH là sản phẩm tinh thần, VC/
vật thể hoặc phi vật thể
có giá trị lịch sử, VH, khoa học
- Di sản VH được lưu truyền qua các thế hệ
- Di sản VH có thể hiện đặc trưng/bản sắc, tính cách của các nền VH
+ Di sản VH vật thể: sản phẩm vật thể có giá trị lịch sử, VH, khoa học bao gồm di tích
lịch sử - VH, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật QG, nhân loại
+ Di sản VH phi vật thể: sản phẩm phi vật thể có giá trị lịch sử, VH, khoa học được lưu
giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình
thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tphẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học, lối sống, nếp sống, lễ hội, trang phục, ẩm thực, y dược học cổ truyền và những tri thức dân gian khác [-
: Như nc đại việt ta từ trước/ Vốn xây Văn hiến
nền văn hiến đã lâu. Khái niệm văn
hiến thiên về sách vở, chữ nghĩa, hiền tài - Văn vật: chỉ riêng về các giá trị vật chất
“thăng Long HN nghìn năm văn vật”
- Văn minh: Văn minh đối lập với lạc hậu, văn minh chỉ trình độ phát triển, vd khi
chúng ta thành lập nhà nc Văn Lang thì gọi là Bắt đầu văn minh sông Hồng, nó thể
hiện tổ chức xã hội rất cao. Sau này ta có văn mình đại việt, văn minh Việt Nam. VM
thiên về các giá trị vật chất, kĩ thuật. Khái niệm văn minh hẹp hơn khái niệm văn hóa. Di sản là những tài sản được lưu truyền, được lưu trữ lại . Toàn bộ các tài s ản có giá trị
lịch sử, văn hóa, khoa học trên 2 lĩnh vực vật chất và tinh thần từ thời kì truyền thống
lâu đời được truyền bá lại cho cta ngày hôm nay. VD như các khu di tích, đền, chùa
vẫn hiện diện trong đời sống hiện tại, đó là di sản vật chất. Các loại hình âm nhạc
truyền thống là di sản tinh thần.
- Phân loại đa dạng và nhiều cấp độ.
+ Phân loại: di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,… (về các trận
đánh lịch sử, các căn cứ địa cách mạng,..), di tích kiến trúc nghệ thuật (ngôi đình làng).
Tất cả đều gắn liền với đời sống sinh hoạt của con người, ví dụ như Núi Bài Thơ,…
+ Phân hạng: di sản văn hóa thế giới gồm di sản vật thể và phi vật thể, di tích Quốc
gia đặc biệt, di tích quốc gia,…. ]
7. TIẾP XÚC VĂN HÓA
-Là hiện tượng xảy ra khi ít nhất 2 tộc người, 2 dân tộc hay 2 nhóm người có VH khác
nhau tiếp xúc lâu dài, ổn định với nhau gây ra sự biến đổi mô thức VH ban đầu của 1
trong số tộc người, dân tộc hay nhóm người đó
-Sự biến đổi này có thể là: tích cực hoặc tiêu cực -Dạng thức
tiếp xúc VH: Tự nguyện; Cưỡng bức -Cách thức
dẫn tới TXVH: Truyền giáo; Giao thương; Chiến tranh -Mức độ tiếp nhận
: Chọn lọc những giá trị thích hợp; Tiếp nhận cả hệ thống và sắp xếp
lại; Mô phỏng và biến thể một số thành tựu
8. TIẾP BIẾN VĂN HÓA -Là hiện tượng tiếp nhận
có chọn lựa một số yếu tố VH ngoại lai và biến đổi chúng cho
phù hợp với ĐK sd bản địa, phù hợp với VH bản địa. Và sau một thời gian sd và biến
đổi tiếp thì chúng trở thành những yếu tố VH bản địa ngoại sinh
-Yếu tố VH bản địa ngoại sinh:
9. TIẾP XÚC GIAO LƯU, TIẾP BIẾN VH TRONG VHVN
B2: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CỦA VHVN
1. LIÊN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN – VH
- Môi trường tự nhiên: tổng thể những yếu tố tự nhiên vô cơ và hữu cơ (khí quyển, nước,
TV, ĐV, thổ nhưỡng, nham thạch, khoáng sản, mặt trời) có ý nghĩa sống còn đối với sự
tồn tại và phát triển của mọi sinh vật
- Trong môi trường tự nhiên
đã diễn ra một quá trình mà sinh vật vừa phải thích nghi, vừa
phải biến đổi tự bản thân và môi trường để có được những ĐK cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của chúng
- 4 giai đoạn sinh thái trong lịch sử mối quan hệ giữa người – môi trường, cả về tác động
của XH đối với môi trường tự nhiên lẫn ĐK sống con ng: + GĐ thu lượm + GĐ đầu nông nghiệp + GĐ đầu đô thị
+ GĐ công nghiệp hiện đại
- Môi trường nhân tác – nhân tạo là hệ thống môi trường được tạo ra do con người lợi
dụng tự nhiên, cải tạo tự nhiên. Vì môi trường này được sáng tạo và phát triển trên cơ sở
của môi trường tự nhiên, nên nó bị môi trg tự nhiên chi phối và ngược lại, nó cũng ảnh
hưởng đến môi trg tự nhiên
2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – SINH THÁI 2.1. Vị trí
- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á
- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, có vị trí cầu nối giữa đất liền và
biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á biển đảo, là nơi tiếp xúc của
các luồng gió mùa và các luồng sinh vật 2.2. Địa hình
- Dài Bắc – Nam (trên 15 vĩ độ); hẹp Tây – Đông
- Tây sang Đông: núi - đồi – thung – châu tshổ - ven biển - biển - hải đảo
- Từ Bắc đến Nam: các đèo cắt ngang Tây Đông
- Đông và Nam: bờ biển, biển, hải đảo
- Tây và Bắc: bị chắn bởi núi (Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn)
- Chúng ta có 2 đồng bằng lớn đối trọng với nhau là đồng bằng châu thổ sông Hồng và
đồng bằng Sông cửu long. Ta có dải đồng bằng hẹp ven biển dọc miền trung nối kết 2
đồng bằng này. Đây là 2 nơi sản xuất nông nghiệp lúa nước lớn nhất cả nước
- ¾ là đồi núi và cao nguyên; ¼ đồng bằng; nhiều sông ngòi
- Hệ thống núi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam: Cao ở hướng TB và thấp dần về
phía Đông Nam. Các hệ thống núi, dải đồng bằng, sông suối cũng men theo hướng của địa hình.
- Địa hình đa dạng, luôn có sự xen kẽ giữa đồng bằng với đồi núi thấp. Đồng bằng SCL là
nơi tương đối bằng phẳng nhưng ở đó cũng có núi. Khu vực tỉnh An Giang giáp với
Campuchia cũng có núi Thái Sơn. Hay còn có khu vực tứ giác long xuyên rất là trũng,
luôn ngập nc. Miền trung là nơi địa hình đa dạng phức tạp, có dải đồng bằng ven biển,
có cả bồn địa men theo sông, có cả núi thấp, núi cao. Con ng sẽ phải thích ứng với địa
hình để sane xuất, từ đó sản sinh ra văn hóa.
- Cảnh quan nổi bật ở khu vực núi đá vôi, Tràng An Ninh bình. Ngoài ra còn có Chùa
Hương HN cũng có dạng cảnh quan này. núi đôi chính là biểu tượng của Huyện Quảng
Bạ, Cao Bằng, một dạng địa hình cao nguyên đá. - 2360 con sông hơn 10km
- Trung bình 20km/1 cửa sông
- Đường bờ biển: 3260km
- Nhiều ao, hồ, đầm, phá, kênh, mương 2.3. Khí hậu - >200 ngày nắng
- Cân bằng bức xạ quanh năm dương
- Nhiệt độ trung bình: 22-27 độ C
- Tổng nhiệt độ hoạt động: 8000 – 10.000 độ C
- Lượng mưa TB: 500 – 2000 mm - Độ ẩm: >80%
- Gió mùa mùa hạ: Bắc Ấn Độ và cao áp chí tuyến bán cầu Nam
- Gió mùa mùa đông: Cao áp Xibia và tín phong Bắc bán cầu 2.4. Hệ sinh thái - Hệ sinh thái phồn tạp
- Chỉ số đa dạng gữa giống loài và số cá thể rất cao, TV phát triển hơn ĐV
- Thời kinh tế hái lượm: hái lượm vượt trội săn bắn
- Thời kinh tế nông nghiệp: trồng trọt vượt trội chăn nuôi
- Thiên nhiên VN khá thuận lợi cho cuộc sống của con người trong buổi đầu lịch sử nhân
loại, không gian sinh tồn tuy nhỏ hẹp song lại rất phong phú, đa dạng kết hợp rừng -
suối, đồi - ruộng, có biển, có đồng bằng đã tạo nên những không gian lý tưởng cho cuộc
sống con người thời cổ; con người có thể khai thác ở thiên nhiên đủ loại thức ăn để sinh
tồn. Những mùa mưa ổn định với khí hậu không quá gay gắt, khắc nghiệt cả về nhiệt độ và lượng mưa
- Đặc điểm nổi bật (Tính trội) của môi trường tự nhiên và hệ sinh thái VN:
+ Tính nước: Sông nước ảnh hưởng rõ nét. Mt sống của cta có sự dày đặc của con sông,
có biển, có hồ, đầm, ao. + Tính TV: Điều kiện tự nhiên của VN giúp thực vật có sự phát triển vượt trội .
3. DẤU ẤN TRONG VHVN TRUYỀN THỐNG 3.1. Ăn uống
- Nguyên liệu: TV, cá, ĐV nhỏ
- Chế biến: luộc, làm khô, muối lên men - Mùi vị: thanh đạm
- Cách ăn: cả nước lẫn cái - Ăn uống: tận dụng tự nhiên và mang tính xã hội . - Ăn uống: thể hiện rõ tính sông nước và thực vậ t
+ Ăn: Nguồn lương thực chủ yếu là gạo, ngoài ra còn có ngô khoai sẵn. Thời kì nhà nc
văn lang ng ta ăn gạo nếp nhiều hơn là gạo tẻ. Ngày nay gạo nếp vẫn có vai trò rất quan
trọng, như ta lên tây bắc, tây nguyên họ vẫn giữ thói quen ăn gạo nếp, ăn xôi, điển hình
là cơm lam. Điều đó thể hiện rõ vai trò của ngành nông nghiệp lúa nc. Thực phẩm như
rau, cá, mắm đc ng việt ăn rất nhiều. mắm là cách thức độc đáo mà ng ta ứng xử với mt
khi tận dụng cá, rươi, tép, tôm để chiết xuất nc mắm. Cơ cấu bữa ăn truyền thống của cta
là cơm-rau-cá do sự phát triển vượt trội của thực vật. Ngày xưa nhà nào cũng có một
khoảng đất để trồng ray, nuôi cá, do sự phát triển của sông nước. Ng truyền thống cta ăn
ít thịt, chỉ bữa ăn thịnh soạn mới có thịt do thịt đắt đỏ hơn, Cta lại là xã hội nông nghiệp trồng nhiều hơn là nuôi nên việc chăn nuôi gia súc gia cầm lớn không quá nổi trội .
Chính quyền quân chủ ngày xưa cấm giết mổ trâu bò vì nc ta trọng nông nghiệp, mà trâu
bò lại là sức kéo nên hầu như k có thịt trâu thịt bò mà ăn. Chế biến đa dạng như làm cá
tôm tép thành mắm, gạo làm thành bánh, bún, nấu rượu, rau củ muối dưa như dưa cà,
dưa cải. Tục ăn trầu ở VN rất nổi tiếng, thê rhieenj tính thực vật, sự tận dụng tự nhiên
của ng VN. Đồng thời nó cũng mang tính xã hội bởi ‘miếng trầu là đầu câu chuyện”. Do
cơ cấu bữa ăn của cta cơm rau cá là chủ yếu nên ta sd đũa là dùng cụ trong bữa ăn, khác
với phương tây sd dao và dĩa.
+ Uống: có đồ uống phong phú như rượu, chè, nước vối. Ng việt uống nc lã là phổ biến nhất. ng Việt thường uống nc mưa, nc sông
, điều này rất phổ biến. Sau này cta có cà phê
làm từ hạt cà phê cũng trở nên phổ biến. Rượu cần là thức uống thể hiện tính cộng đồng .
+ Hút thuốc lào, thuốc phiện rất phổ biến
ở VN. Việc hút thuốc laò bằng điếu cày làm từ
tre đều phổ biến ở vùng nông thôn. “Nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại
đào điếu lên”. Thuốc phiện vốn là thuốc để hút và giảm đau. Nhưng sau này ng ta dùng
thuốc phiện để chế biến ra ma túy lại trở nên nguy hiểm, khiến thuốc phiện bị nghiêm
cấm trồng ở bất kì đâu dù thuốc phiện có tác dụng trong y tế.
- Ẩm thực thể hiện tính sông nc thực vật, thể hiện tính tổng hợp, tính cộng ddoonhf, ngoài
ra còn thể hiện vai vế trong xã hội. “mỘT miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”. 3.2. Trang phục
- Chất liệu: nguồn gốc TV, mỏng, nhẹ, thấm mồ hôi
- Cách mặc truyền thống: + Giản dị + Gọn gàng
+ Màu trầm: nam ở trần, đóng khố, đi đất; nữ mặc yếm, váy
- Ngoài ra còn nhiều loại hình trang phục khác: áo tứ thân, áo mớ ba mớ bảy, áo dài phụ nữ, áo dài nam giới
- Đội đầu: nón quai thao
- Trang sức: đồ trang sức, tục xăm mình
Vd; quay tơ dệt vải là nghê ftruyeen thống, dùng sợi tơ chuối để trở thành đồ may mặc.
Các hình khắc trên trống đồng đông sơn cx có hình ảnh ng việt cổ. Một số tộc ng mặc khố
vẫn là hình thức phổ biến. Nam giới mặc áo dài quấn khăn xếp, phụ nữ mặc váy yếm. Aó
dàu ngày nay đã đc cách tân để phù hợp với thời hiện đại. Ngoài ra phụ nữ ở một soosd
dân tộc khác như trang phục ng Hmong, ng thái nổi bataj với chiếc khăn piêu. Ngày xưa
đeo khăn mỏ quạ. Ngoài ra còn có tục nhuộm răng đen. 3.3. Nhà ở
- Nhà ở truyền thống: nhà sàn, nhà đất
- Chất liệu: gỗ, thảo mộc, đất, đá
- Hình thức: nhà cao, cửa rộng
- Khá kiên cố, bền chắc, kết cấu vì kèo, mộng - Hướng: Nam, Đông Nam
- Ngói vẩy cá, mái cong, nhà thuyền, nhà bè, tên gọi các bộ phận gỗ: tàu mái, mũi tàu, dạ
tàu, then tàu, câu tàu, bệ tàu… 3.4.
Giao thông đi lại
- Đường bộ kém phát triển
- Đường thủy phát triển mạnh: o
Phong phú về phương tiện o Giỏi đi trên sông nước
, giỏi bắc cầu, giỏi thủy chiến, vẽ mắt cho thuyền o Quan hệ giao thương diễn ra nơi bến sông o Đô thị
là những thương cảng ven sông, ven biển 3.5. Tín ngưỡng - Thờ cây, thờ lúa - Thờ nước
- Thờ loài sống vùng sông nước 3.6.
Lễ Tết, lễ hội - Phong phú - Theo mùa vụ lúa nước
- Nghi lễ và trò chơi liên quan đến nước, nông nghiệp 3.7. Tang ma - Lễ phạn hàm - Chèo đò - Bắc cầu - Mộ thuyền 3.8.
Ngôn từ, lối sống
- Dùng nhiều hình ảnh liên quan đến TV – nông nghiệp và sông nước
- Trong lối sống: linh hoạt, mềm dẻo
4. NỀN TẢNG KINH TẾ TRUYỀN THỐNG
- Tính đa dạng trong nền tảng kinh tế, lao động sản xuất
- Nền tảng kinh tế lúa nước - Kinh tế t ự nhiên - Thủ công nghi ệp và thương nghiệp
- Đặc trưng VH lao động/sản xuất VN:
+ Tính hòa hợp với môi trường tự nhiên
+ Tính nông nghiệp, TV, tính nước, sông nước, đầm lầy + Tính tự cung tự cấp
+ Tính chuyên môn hóa không cao và sự tồn tại đan xen của nhiều kết cấu
+ Đặc tính về nguồn lưu lao động
+ Thói quen và đặc tính lao động sản xuất của người Việt
- Nông nghiệp lúa nước, dùng trâu
- Thủy lợi: đắp đê, đào mương
- Chế độ công hữu ruộng đất tồn tại dai dẳng
- Thủ công nghiệp: làng nghề, phường nghề
- Nghề buôn bị hạn chế
- Nghề trồng lúa nước: cái nôi của trông lúa nc là ĐNA, trong đó có Vn. Trong di chỉ
khảo khổ học đã tìm thấy vết tích của hạt gạo, của vỏ trấu. Ta có thể kđ nghề trồng lúa nc
ra đời từ rất sớm và nổi trội ở nc ta. Đó là sự tác động của con ng đến tự nhiên, đất dai
màu mỡ, sông ngòi, khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa.
- Mở rộng địa bàn sản xuất, cư trú: Trong quá trình sản xuất, với sự hình thành dần của
đồng bằng sông hồng, mực nc biển hạ xuống thấp, phù sa đã bồi đắp nên đb sông Hồng.
Từ đó ng Việt bắt đầu khai chiến và cải tạo đb này phù hợp với việc trồng lúa nc. Khi con ng chinh phục tự nhiên
, cải tạo đất đâi sông ngòi chính là sự ứng x ử của con ng với tn .
ĐB SCL cũng tương tự, trc đó lúa ma mọc rất nhiều. Ng ta phải cải tạo tự nhiên đó để
biến đất hoang hóa thành đất trồng trọt. Việc lập nên làng mạc trên nền đất mới chính là văn hóa sản xuất.
- Thủy lợi: đắp đê, đào kênh, là sự tác độngntrực tiếp đến tn để cái tạo đất đai. Đối với
ng VN, con đê là hình ảnh rất thân thuộc. Con đê là hình ảnh biểu trưng của con ng tác
động vào tự nhiên. Câu chuyện sơn tinh thủy tinh thể hiện côn tác trị thủy của ng việt,
nc dâng đến đâu ta đắp đê cao đến đó. Ddắp đê để bảo vệ mùa màng, sản xuất mà còn
bảo vệ không gian quần cư của con người. Đào kênh dẫn thủy nhập điền cũng là sự tác
động con ng vào tự nhiên.
- Cơ cấu cây trồng: Liên quan đến cơ cấu mùa vụ, mỗi vùng sinh thái do địa hình khí
hậu khác nhau khiến cta có các loại cây khác nhau. Đối với đb sh, scl thì cây lúa là cây
lương thực chính do phù sa màu mỡ, nc tưới tiêu. Nhưng vùng núi lại có cơ cấu cây
trồng khác, đb dân tộc ở cao nguyên làm nương, trông các cây phù hợp với nơi có độ
dốc. Đó chính là sự thích ứng của con ng với đktn nhất định.Trên cao nguyên đá Đồng
Văn nơi ng Mông sống học trồng cây ngô là câ phù hợp với địa hình k bằng phẳng. Tây
Nguyên và ĐNB là nơi có nhiều đất badzan, phù hợp với trồng cây CN như cao su, cà phê, điều,
- Phương thức canh tác là cách thức con ng tác động vào mt tự nhiên. TRồng lúc nc,
cách thức canh tác giữ đbsh và đb scl cũng có sự khác biệt. Đất đai ở SCl màu mỡ nên
ng ta trồng k có công đoạn gieo mạ mà gieo trực tiếp nắm lúa vãi khắp cánh đồng chứ k
cần phải gieo mẹ như miền Bắc. Hay canh tác trồng lúa nc ở sông hồng cần rất nhiều
công cụ lao động như cày, bừa “con trâu đi trước cái cày theo sau”, thể hiện việc ta buộc
phải sáng tạo ra các công cụ lđ thích hợp với sự canh tác. Hình thức canh tác ở mỗi dạng
địa hình khác nhau cx có sự khác biệt. trồng ngô ở đb sh khác với trồng ở cao nguyên đá
đồng văn. Oử đó trồng theo cách chọc tỉa, nhưng đb sh chỉ cần rắc hạt ngô trực tiếp. Hay
lên Sapa t thấy rất nhiều ruộng bậc thang, đó là một cách thức canh tác để thích ứng với môi trường. ] 5. HOÀN CẢNH XH Xã hội nông nghiệp
(nông thôn - nông nghiệp - nông dân) Phổ xã hội Quan hệ xã hội Nhận thức Vua - quan Gia đình - Trọng tình, Trọng phụ Tổng hợp Trọng kinh - lại - dân Làng - Nước trọng văn nữ biện chứng nghiệm - X
H: nhóm, tập đoàn người trong những lĩnh vực hoạt động hoặc các yếu tố nhất định
được hợp thành tổ chức, được điều khiển bằng các thiết chế nhất định
- Các nguyên tắc hợp thành XH: o Nguyên tắc cùng dòng máu o
Nguyên tắc cùng địa phương o Nguyên tắc cùng lợi ích
- Những nền tảng hình thành đặc trưng XH Việt Nam: o Vị trí địa lý
tạo ra khả năng giao thương, giao lưu VH, vị trí địa – kinh tế, chính
trị, quân sự chiến lược o Lịch sử đấu tranh
chống phương Bắc, mở rộng về phương Nam o
Nền VH thống nhất trong đa dạng o
Nền tảng kinh tế NN, thủ công nghiệp, thương nghiệp
- Đặc tính ứng xử XH của VH Việt Nam o Tính dung hợp :  Đặc tính VH nồi hầm 
Dung hợp các nhân tố nội sinh và ngoại sinh 
Dung hợp nhiều nhân tố ngoại lai o Tính linh hoạt:
 Thích nghi và biến đổi bản thân
 Quá trình tiếp biến VH thường xuyên , liên tục
 Biến động VH tùy theo từng không gian, thời gian, nhóm XH
6. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
- Lịch sử VN là lịch sử của: các cuộc chiến tranh (vệ quốc) + công cuộc mở mang bờ cõi
và thống nhất đất nước - Sẵn sàng hy sinh
tất cả cho nền hòa bình của đất nước;
- Cả dân tộc là một gia đình lớn, che chở và nuôi dưỡng nhau vô tư trong nhiệm vụ chiến đấu; - Tỉnh t
áo sắc sảo trong đối phó với kẻ thù - Q
uả cảm trong những đòn quyết định - Ứng phó linh hoạt trước cuộc sống - Vị trí qua
n trọng của người phụ nữ
7. NỀN VH THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG
- Đa dạng về tộc người
, đa dạng bản sắc VH tộc người
- Thống nhất chung một nguồn gốc B3: DIỄN TRÌNH VĂN HÓA
1. THỜI KÌ VĂN HÓA TIỀN SỬ
- Giai đoạn bản địa của VHVN có thể tính từ khi con người bắt đầu có mặt trên lãnh thổ VN
cho tới khoảng thế kỉ I trước công nguyên
- Giai đoạn dài có tính quyết định, hình thành, pt và định vị của VHVN
- 2 thời kỳ: tiền sử - sơ sử
- Trước hết là thời tiền sử
- Thời gian: cách ngày nay khoảng 40 vạn năm – 7000 năm
- Thuộc thời đại đồ đá (cũ-mới) 1.1.
Văn hóa Núi Đọ
- Di chỉ khảo cổ học thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá cũ
- Thời gian: 30-40 vạn năm cách ngày nay
- Phân bố: lưng chừng núi
- Công cụ: đá thô sơ => tay nghề đẽo còn vụng về
- Kinh tế: hái lượm, săn bắt
- Người ta tìm thấy ở đây 8 chiếc rìu tay - loại công cụ được chế tác cẩn thận nhất của ng vượn 1.2.
Văn hóa Sơn Vi
- Thời gian: 20 – 15 nghìn năm TCN - hậu thời kỳ đá cũ
- Phân bố: từ Lào Cai ở phía Bắc đến Bình Trị Thiên ở phía Nam và từ Sơn La ở pTây đến
vùng sông Lục Nam ở pĐông
- Công cụ: đá cuội -> thô sơ nhưng có bước tiến lớn => Tiểu biểu là những hòn đá cuội được ghè đẽo ở hai cạnh
- Đa số là công cụ chặt, nạo hay cắt, có loại có cắt ngang ở 1 đầu, có loại có lưỡi rọc ở rìa
cạnh, có loại có lưỡi chạy xung quanh theo rìa tròn của viên cuội hoặc có lưỡi ở 2 đầu
- Kinh tế: hái lượm, săn bắt
- Tín ngưỡng: chôn người chết tại nơi cư trú, đồ tùy táng (những đồ vật được chôn bên cạnh
ng chết) => nói lên niềm tin của người nguyên thủy về 1 thế giới khác mà ở đó người chết vẫn tiếp tục sống - Biết dùng lửa
- Thức ăn chủ yếu là nhuyễn thể, nhưngx cây, quả, hạt và một số loại động vật vừa và nhỏ 1.3.
Văn hóa Hòa Bình
- Thời gian: sơ kì đá mới (18000 – 7000 năm cách ngày nay)
- Là văn hóa của ng khôn ngoan Thời kì đá mới:
- Loài người bước vào thời đại đá mới => đặc trưng bởi những tiến bộ về PTSX cũng như kỹ thuật sản xuất
- Khí hậu có nhiều thay đổi: ấm, ẩm ướt => thuận tiện cho sự tồn tại, pt của con ng, động và thực vật
- Con ng đã biết nhận biết, tận dụng và sd nhiều loại nguyên, vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, gỗ,…
- Kỹ thuật chế tác hoàn thiện và đạt tới đỉnh cao
- Con người biết làm gốm, thuẫn dưỡng ĐV và cấy trồng, bắt đầu sống định cư, dân số gia tăng Văn hóa Hòa Bình
- Cư dân có vóc dáng xương to, thô mang đặc trưng Austroloid (gần với thổ dân Châu Úc)
có trộn lẫn một số yêu tố Mongoloid (một phân loại chủng tộc lỗi thời, bao gồm nhiều
nhóm thổ dân khác nhau phân bố phần lớn ở châu Á, Polynesia và châu Mỹ)
- Công cụ: đá cuội được chế tác tinh xảo
- Kinh tế: xuất hiện nền nông nghiệp sơ khai (bầu, bí, vỏ trầu), thuần dưỡng động vật, làm
gốm, ăn ốc, hái lượm (chủ yếu) + săn bắt
- Tín ngưỡng: thờ tự nhiên (thần mặt trời, mặt trăng), chôn ng chết co nghiêng, mộ chèn đá, thổ hoàng 1.4.
Văn hóa Bắc Sơn
- Thời gian: 10.000 – 8.000 năm cách ngày nay - Tiếp nối VH Hòa Bình
- Phân bố: trung du, thung, gần sông suối
- Cư trú gần nguồn nước
- Công cụ: đá ghè đẽo, rìu mài lưỡi
- Kinh tế: săn bắt, hái lượm, trồng trọt, làm gốm
- Biết làm đồ trang sức
- Tín ngưỡng : thờ tự nhiên, chôn người chết ở nơi cư trú 1.5.
Văn hóa trung - hậu kì đá mới
- Cách ngày nay 6.000 – 5.000 năm
- Thời kì này được đặc trưng bởi các nền văn hóa Đa Bút (Thanh Hóa), Quỳnh Văn (Nghệ
An), Hạ Long… Với nhunxg làng định cư lâu dài, ổn định, trong đó, bên cạnh quan hệ
dòng máu đã xuất hiện và càng nhiều quan hệ láng giềng phức tạp
- Phân bố: trước núi, đồng bằng, ven biển, hải đảo
- Công cụ : được chế tác tinh xảo bằng kĩ thuật mài
- Kinh tế : hái lượm, săn bắn, nghề nông dùng cuốc đá, đánh cá, làm gốm - XH : thị tộc mẫu hệ
- Tín ngưỡng : chôn người chết có đồ tùy táng
2. THỜI KÌ VĂN HÓA SƠ SỬ
- Thời gian : thuộc thời địa kim khí, cách ngày nay 4.000 – 2.700 năm
- Hình thành 3 trung tâm văn hóa : Đông Sơn/Văn Lang Âu Lạc, Sa Huỳnh, Đồng Nai 2.1.
Văn hóa Đông Sơn/Văn Lang Âu Lạc (Bắc)
- Thời gian : giai đoạn đồng thau - đồ sắt sớm (2500 năm - thế kỉ 7 TCN – 179 TCN)
- Được hình thành từ 3 nền văn hóa : Phùng Nguyên - Đồng Đậu – Gò Mun phân bố tại lưu
vực sông Hồng – sông Mã – sông Cả
- Kỹ thuật luyện kim đồng điêu luyện
- Kinh tế : nông nghiệp lúa nước dùng cày, dùng sức kéo trâu bò, thuần dưỡng thú, nuôi gia cầm, săn bắn
- Hình thành nhiều phong tục tập quán : ở nhà sàn, nhuộm răng đen, uống nước bằng mũi,
trang phục giản dị, bữa ăn : gạo tẻ, cơm – rau – cá, di chuyển bằng thuyền
- Xóm làng hình thành, phân bố ở chỗ khô rao, gần sông
- Tín ngưỡng vật linh, totem vật tổ
- Đời sống tinh thần phong phú: lễ hội, nhạc cụ, các điệu múa…
- XH có sự phân hóa giai cấp, nhà nước sơ khai xuất hiện : Văn Lang (700 TCN) + Âu Lạc (205-179 TCN) 2.2.
Văn hóa Sa Huỳnh (Trung)
- Thời gian : từ sơ kì đồng thau (hơn 4000 năm cách ngày nay) đến sơ kì đồ sắt sớm (thế kỉ
7-6 TCN tới thế kỉ 1-2 trước và sau CN)
- Là sản phẩm của dân nông nghiệp ở đồng bằng ven biển cồn bàu Nam Trung Bộ
- Kinh tế đa thành phần : trồng nương rẫy và khai thác rừng, núi, trồng lúa, đánh cá, thương nghiệp
- Ở những giai đoạn sớm và giữa, đồng thau đã được ng Sa Huỳnh sử dụng để chế tác công cụ và vũ khí
- Giai đoạn cuối, đồ sắt chiếm lĩnh cả về số lượng và chất lượng => Nét độc đáo của dân Sa
Huỳnh là kĩ thuật chế tạo đồ sắt (chủ yếu bằng phương pháp rèn)
- Cư dân văn hóa Sa Huỳnh còn đạt đến trình độ pt cao với các nghề se sợi, dệt vải, chế tạo gốm, làm đồ trang sức
- Chấất liệu đồ trang sức ưu thích : mã não. Khuyên tai 2 đầu thú : đặc trưng
- Nấu cát làm thủy tinh => dùng thủy tinh làm đồ trang sức
- Mộ chum : hình thức mai táng bằng chum gốm. Trong và ngoài chum chứa nhiều đồ tùy táng 2.3.
Văn hóa Đồng Nai (Nam)
- Thời gian: 3500 – 2000 năm
- Phân bố: Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai) - Công cụ: đá, đồng
- Nghề thủ công pt: làm gốm, đồ trang sức - Mộ vò
- Ở vùng đồi đá phiến bazan đất đỏ thuộc Đồng Nai có những di tích lớn, tầng văn hóa dày
- Ở vùng đồi đá phiến bazan đất đỏ dải cao nguyên sông Bé có công trình đất đắp hình tròn
với 2 vòng thành và hào sâu ở Lộc Ninh – Bình Long
- Vùng liên kết đồi bazan – đá phiến – phù sa tập trung dày đặc các di tích, di chỉ, mộ táng,
xưởng thủ công: Suối Linh, Bình Đa, Dốc Chùa
- Vùng phù sa đất xám thuộc hệ thống sông Vàm Cỏ: di chỉ kèm mộ đất: An Sơn, Gò Rạch
Rừng, Đinh Ông, Rạch Núi
- Vùng đồng bằng phù sa mới miền châu thổ hạ lưu Đồng Nai – Vàm Cỏ và những đầm lầy không và nhiễm mặn
 Ở cả 5 tiểu vùng văn hóa tiền – sơ sử ĐNBộ, di vật được đưa ra khỏi lòng đất từ
nhiều dạng di tích khảo cổ khác nhau với nhiều chất liệu.
- Đồ đá là loại di vật phổ biến và có số lượng lớn => đặc điểm lớn nhất của văn hóa Đồng Nai
- Đàn đá - chế phẩm đặc thù của văn hóa Đồng Nai
- Giai đoạn muộn của văn hóa Đồng Nai: các khu mộ chum kiểu mộ chum văn hóa Sa
Huỳnh với những loại hình hiện vật bằng sắt, đá, mã não, thủy tinh bê cạnh hiện vật gốm,
đá điển hình của văn hóa Đồng Nai.
3. VĂN HÓA VN THIÊN NIÊN KỈ ĐẦU CÔNG NGUYÊN 3.1.
Văn hóa châu thổ Bắc Bộ thời Bắc thuộc
Bối cảnh lịch sử
- 179 TCN: Triệu Đá (vua nước Nam Việt) xâm chiếm Âu Lạc, chia Âu Lạc thành 2 quận:
Giao Chỉ (=Bắc Bộ) và Cửu Chân (=Thanh - Nghệ - Tĩnh), đặt sứ thần, cai trị lỏng lẻo bằng cống vật
- 111 TCN: nhà Hán chiếm đc Nam Việt, chia 9 quận: Đam Nhĩ, Châu Nhai (thuộc đảo Hải
Nam), Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô (thuộc các tỉnh Quảng Đông, Quảng
Tây, Trung Quốc), Giao Chỉ, Cứu Chân và Nhật Nam (=từ Quảng Bình - Quảng Nam)
- 106 TCN: đặt châu Giao Chỉ thống suất 7 quận lục địa (trừ Châu Nhai và Đam Nhĩ), Châu
trị tại quận Giao Chỉ. Đứng đầu là thứ sở, trị Trở: Mê Linh
- Thời Tùy - Đường (thế kỉ VII – X) o
Đặt Giao Châu đại tổng quản phủ: 10 châu Giao Châu, Phong Châu, Ái Châu, Tiên
Châu, Diên Châu, Tống Châu, Từ Châu, Hiểm Châu, Đạo Châu và Long Châu (=
toàn bộ Bắc Bộ - Đèo Ngang) o
Năm 622, đổi tên thành Giao Châu đô hộ phủ o
Năm 679, An Nam đô hộ phủ
- Chính sách cai trị và đồng hóa người Việt: di dân, thu thuế, truyền bá văn hóa Hán (chữ
Hán, Nho giáo, tiếng Hán,…), đàn áp các cuộc khởi nghĩa
Đặc điểm văn hóa châu thổ Bắc Bộ thời Bắc thuộc
- Văn minh Văn Lang – Âu Lạc suy tàn
- Giao lưu văn hóa tự nhiên Việt - Ấn: phật giáo, kiến trúc, ngôn từ,…
- Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa Việt – Hán: chính trị, phong tục, chữ viết, tôn giáo…
- Giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc: phong tục, tiếng Việt, khởi nghĩa…
- Đặc điểm diễn trình văn hóa thời Bắc thuộc: o
Văn hóa Đông Sơn cổ truyền vẫn đóng vai trò chủ đạo o
Mô thức văn hóa Việt – Hán o Phục hưng văn hóa Việt 3.2.
Văn hóa Chăm pa
- Người Chăm là 1 tộc người thuộc chủng Nam Á
- Ngôn ngữ của họ thuộc Ngữ hệ Malai-Pôlinêdi
- Là 1 trong những nguồn cội của dân tộc VN
- Vương quốc Chămpa (Mandala) là vương quốc của các tiểu vương quốc tồn tại gần 15 thế
kỉ (từ thế kỉ II – 1470), trên nền tảng tiếp nối văn hóa Sa Huỳnh
- Phân bố: miền Trung Việt Nam từ núi đến biển, giãn cách nhau bằng các đèo, từ Đèo
Ngang đến đèo Cả, Đại Lãnh…
- Tạo nên từ các tiểu vương quốc: o
Amaravati (Bình - Trị - Thiên + Quảng Nam + Đà Nẵng) o
Vijaya (Quảng Ngãi, Bình Định) o
Kauthara (Nha Trang – Khánh Hòa) o
Panduranga (Phan Rang, Phan Thiết) Đặc trưng văn hóa
- Cư dân nông nghiệp, đi biển, buôn bán.
- Nghề thủ công phát triển
- Giỏi tìm nguồn nước và làm giếng: đá xếp, kè gỗ, lấy nước mạch trong lòng đất, là loại
giếng kết hợp lấy nước cho sinh hoạt và tưới tiêu nước cho ruộng lúa. Có 2 bể: bể được kè
gỗ xung quanh là bể Lắng, còn phần bể dưới là bể Tràn. Tiếp sau là rạch dẫn nước ra ruộng.
- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Chămpa: o
Tôn giáo: Ấn Độ gióa, Phật giáo o
Chữ viết: Akhar Hayap (chữ Chăm cổ) - loại chữ viết có nguồn gốc từ chữ cái
Devanagari (Ấn Độ), bia Võ Cạnh o
Kiến trúc – điêu khắc - nghệ thuật o Lịch pháp 3.3. Văn hóa Óc Eo
- Địa bàn rộng lớn, nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau
- Có nền kinh tế trồng lúa ở ruộng rẫy hoặc ruộng trũng
- Hoạt động buôn bán phát triển (ĐNÁ, Trung Hoa, Ấn Độ, Ba Tư, Địa Trung Hải)
- Nghề thủ công rất được chú trọng: chế tác đồ kim khí: đồng, sắt; nghề gia công các đồ
thiếc; nghề kim hoàn và đúc tiền bằng bạc; nghề làm đá quý và thủy tinh; nghề chạm khắc đá; nghề đồ gốm)
4. VĂN HÓA VN THỜI TỰ CHỦ 4.1. Bối cảnh
- Đất nước được mở rộng đần về phương Nam
- Liên tiếp phải chống lại sự xâm lược của phong kiến phương Bắc: chống Tống, Nguyên Mông, Minh, Xiêm, Mãn Thanh Đặc trưng văn hóa
- Là giai đoạn phục hưng nền văn hóa dân tộc
- Thời Lý - Trần: Phục hưng lần thứ nhất; Phục hưng giá trị văn hóa bản địa ĐNÁ
- Thời Hậu Lê: Phục hưng lần t2; Yếu tố văn hóa Hán đậm nét
- Thời Tây Sơn: Phục hưng lần t3; Kết thúc sớm 4.2. Đặc trưng 4.2.1. Văn hóa thời Lý - Trần
Với việc dời đô về Đại La và đổi tên là thành Thăng Long, nhà Lý mở đầu giai đoạn phục
hưng văn hóa Đại Việt => Nhà Trần tiếp tục sự nghiệp nhà Lý, đưa đất nước tiếp tục pt về mọi mặt
Về văn hóa vật chất
- sau khi dời đô, tại Thăng Long nhà lý cho xây dựng nhiều cung điện đền đài thành lũy
thành Thăng Long là một công trình xây dựng thành lũy lớn nhất trong các triều đại phong kiến
- kiến trúc đời lý phát triển rất mạnh những di tích nhà Lý còn lại đến nay như chùa dạm
chùa Một Cột tháp tháp bảo thiên Tháp sùng diện Xuân Linh đều là những công trình có quy mô lớn
- các công trình này đều có sự hòa hợp với Tạp chí thiên nhiên xung quanh
- nói đến Mỹ Thuật thời này chủ yếu là kiến trúc các ngôi chùa và tượng phật
- nghệ thuật điêu khắc sen đá trên gốm thể hiện một phong cách đặc sắc và một tay nghề khá
thuần thục. bố cục tượng gọn đẹp và cân xứng nhưng không trùng lặp và đơn điệu
- kiến trúc mỹ thuật thời Lý mang nhiều nét tương đồng với kiến trúc mỹ thuật chăm cũng
như một số nước Đông Nam Á
- Cùng với kiến trúc Các nghề thủ công rất phát triển vào thời lý gốm mỹ nghệ
- nhờ duyệt đã có nhiều thành tựu từ vải lụa đến gấm đoạn với các với đủ các màu sắc và
họa tiết trang trí đặc sắc
- người gốm là người có bước phát triển khá dài và đạt trình độ cao
- người thủ công có phát triển mới hình thành hình thành những làng nghề chuyên sản xuất
một mặt hàng nhất định Hệ tư tưởng
- đặc trưng nổi trội của thời Lý Trần là sự dung hòa tam giáo nho giáo phật giáo và Đạo giáo
còn gọi là chính sách tam giáo đồng nguyên
- tinh thần Văn hóa Lý Trần là tinh thần khai phóng đa nguyên phối hợp vật Nho đạo cùng
các tín ngưỡng dân gian khác
- đến thế kỷ 10 Phật giáo có bước phát triển lớn nhiều chùa chiền xuất hiện đặc biệt vai trò
quan trọng của các trí thức Phật giáo lúc bấy giờ
- sự dung hội với tín ngưỡng dân dã cũng là điểm nổi để tạo một đạo Phật được Việt hóa phù hợp với hoàn cảnh
- Phật giáo giai đoạn này có tác động đến tư tưởng tâm lý phong tục và nếp sống của đông
đảo nhân dân ở các làng xã nó có ảnh hưởng to lớn đến Kiến trúc điêu khắc thơ văn và nghệ thuật
- thời kỳ đầu giai đoạn tự chủ theo giáo Trương Mạnh nhưng nó đã cùng với chữ Hán tồn tại
trong xã hội Việt Nam như một hiện tượng xã hội hiển nhiên. chế độ giáo dục và thi cử
theo tinh thần nho giáo mới bắt đầu. số lượng nhau sĩ được đào tạo còn ít ảnh hưởng của
nó trong xã hội còn hạn chế
- để đào tạo nhân tài và tuyển lựa nhân vật quan lại nhà Lý bắt đầu chăm lo cho việc học tập
và thi cử năm1070 nhà Lý dựng văn miếu và mở Quốc Tử Giám triều đình còn mở khoa
thi đấu để chọn lựa nhân tài
- từ đây Nho giáo bắt đầu có địa vị trong xã hội
- 51247 nhà Trần đặt danh hiệu Tam Khôi trạng nguyên bản nhãn thám hoa dành cho ba
người thi đỗ xuất sắc trong các kỳ thi Đình
- tầng lớp nha sĩ ngày càng đông đảo dần dần phát triển lần áp Phật giáo
Nền văn hóa bác học hình thành và phát triển
4.2.2. Văn hóa thời Hậu Lê
4.2.3. Văn hóa thế kỉ XVI – 1802
5. GIAI ĐOẠN VĂN HÓA (1858 – 1945)
https://hoc247.net/co-so-van-hoa-vn/bai-4-van-hoa-viet-nam-tu-nam-1858-den-nam-1945- l8236.html
6. GIAI ĐOẠN VĂN HÓA VIỆT NAM (1945 – NAY)
https://hoc247.net/co-so-van-hoa-vn/bai-5-van-hoa-viet-nam-tu-nam-1945-den-nay- l8237.html
B4: KHÔNG GIAN VĂN HÓA
VÀ PHÂN VÙNG VĂN HÓA Ở VIỆT NAM
https://hoc247.net/chuong-4-khong-gian-van-hoa-viet-nam-ct1416.html
B5: MỘT SỐ THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA VN
I. VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG TẬP THỂ 1. Gia đình
- Mô hình: gia đình hạt nhân (bố mẹ + con chưa trưởng thành) là chủ yếu (2/3), gia đình nhỏ
(bố mẹ + gia đình con trai)
- Chức năng: duy trì nòi giống + đơn vị sản xuất
- Cơ cấu kinh tế: tự cấp tự túc
- Mối quan hệ gia đình: kết hợp tư tưởng truyền thống trọng nữ + quan niệm đạo đức Nho giáo (Vỏ Tàu lõi Việt) 2. Dòng họ
- Là tổ chức của nhiều gia đình có cùng huyết thống trực hệ tính đến 9 đời: kị - cụ - ông –
cha – con – cháu - chắt – chút – chít (huyền tôn) - Đặc điểm: o Mang tính tôn ty cao o Thường theo họ cha o
Không phải là một đơn vị kinh tế (khác dòng học ở Trung Hoa) o
Có nhiều chi, phái, tiểu chi…
- Một số thành tố : Từ đường, Mộ Tổ, trưởng tộc, ruộng hương hỏa, gia lễ, gia phả, giỗ Tổ, giỗ họ… 3. Làng xã
- Là tổ chức quần cư của một cộng đồng người có liên kết với nhau về huyết thống, lịch sử
cư trú hoặc phương thức kinh tế, nằm tại khu vực hiện nay là vùng sản xuất nông thôn
hoặc từng là vùng sản xuất nông thôn
- Nguyên tắc tổ chức: cùng huyết thống/cùng địa vực - Kết cấu kinh tế: o
Tiểu nông, tự cấp tự túc o
Nông - thủ công nghiệp – thương nghiệp – làng chài…
- Nguyên lý hình thành làng:
- Đặc trưng: Tính cố kết cộng đồng bền chặt o
Quan hệ XH (các thiết chế) trong làng: dòng họ, phường, giáp, hội o
Biểu tượng: Cây đa - giếng nước – sân đình o
Ưu điểm: đoàn kết tương trợ + ý thức tập thể o
Hạn chế: Dựa dẫm, ỷ lại + Cào bằng, đố kị + Triệt tiêu ý thức cá nhân 4. Nước - Quốc gia
- Quy luật chung: sự xuất hiện của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất + sự phân hóa giai cấp sâu sắc
- Đặc thù phương Đông: nhu cầu làm thủy lợi + chống giặc ngoại xâm 5. Đô thị
II. MỘT SỐ HỌC THUYẾT TƯ TƯỞNG – TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm, phân loại tôn giáo
2. So sánh tín ngưỡng – tôn giáo
Giống nhau: nguồn gốc + niềm tin + chỗ dựa tin thần + tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử của con người Khác nhau:
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/co-so-van-
hoa-vn/bai-5-nhung-thanh-to-cua-van-hoa-vietnamese-culture/25569081 3. Phật giáo 4. Nho giáo
- Là giáo lý của nhà nho để quản lý xã hội một cách hiệu quả
- Là một học thuyết tư tưởng tu dưỡng đạo đức 5. Đạo giáo - Đạo giáo phù thuỷ - Đạo giáo thần tiên
> Vào Việt Nam thông qua 2 con đường:
6. Kito giáo : ra đời ở TKI, tôn giáo người bị áp bức: sự phản kháng tinh thần, căm
phẫn Đế quốc La Mã. > Người giàu tham gia ảnh hưởng khá lớn nắm địa vị lãnh đạo >
Đình chỉ tàn sát > tôn giáo được nhà nước công nhận. III. TÍN NGƯỠNG
1. Tín ngưỡng phồn thực
- Tín ngưỡng phồn Thực Là Khát Vọng Cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con người và tạo
vật lấy các biểu tượng về sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng
- Với người Việt dấu viết của tín ngưỡng phồn thực còn lại cho chúng ta thấy nó từng có
mặt từ thời xa xưa: tượng linga, yony bằng đất nung chính là bằng chứng cho thấy sự gắn
bó của tín ngưỡng này từ thời xa xưa với cư dân nơi đây
- Trong nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ có hai bức tranh phảng phất hình bóng của tín
ngưỡng này đó là bức tranh Hứng dừa và Đánh ghen
- Điêu khắc đình làng của một số ngôi đình còn khắc chạm hình nam nữ đùa giỡn nhau khi
tắm ở hồ sen hay đùa giỡn với nhau với cơ thể trần đầy gợi cảm
- Trong văn học dân gian số lượng câu đố mà người ta cho là đố thanh giảng tục, đố tục
giảng thanh chính là lưu thanh sót lại của tín ngưỡng phồn thực
- Trong lễ hội cổ truyền nhân vật phụng thờ của lễ hội cổ truyền chính là các biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực - ttttttruyền
- Qua biến thiên lịch sử tín ngưỡng phồn thực đã trở thành một thứ trầm tích văn hóa trong văn hóa Việt Nam
2. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng
- Là một từ Hán, Thành hoàng có nghĩa gốc ban đầu là hào bao quanh thành, nếu hào có
nước thì sẽ gọi là trì (thành trì)
- Thành Hoàng làng là vị thần bảo trợ của một Thành quách cụ thể. tục thờ Thành Hoàng đã có từ xưa
- Thành Hoàng được phụng thờ các làng quê là một dòng chảy khác của tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng
- với người dân ở Cộng đồng làng xã Vị thần Thành Hoàng làng được coi là một vị Thánh
mỗi làng quê có một vị thánh của mình
- với các Vương Triều vị thành hoàng làng được xem như một viên chức thay mặt triều đình chăm lo làm quê
- năm 1572 nhà Lê sai Hàn lâm viện Đông Các đại học sĩ Tiến sĩ Nguyễn Bính sang định
loại thần tích các vị thần ở làng quê
- dưới ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo Nguyễn Bính đã bận biên soạn lại các thành phần tích cho thành hệ thống
- dưới bàn tay của Nguyễn Bính Thần tích được nhà dưới ánh sáng của tư tưởng Nho Giáo
văn bản này được đưa về các làng quê lưu giữ trong Lịch làm
- một lần nữa thần tích lại được sinh thành trong dân gian bằng lời kể và trí tưởng tượng dân
gian nhưng khởi phát của quá trình sinh thành này lại bắt đầu từ các nhà nho
- Thành Hoàng là nhân vật trung tâm của một sự sinh hoạt văn hóa mà dân làng quê họ đó là
lễ hội Đó là ngày tưởng niệm vị thánh của Lào
- Thành Hoàng còn là chỗ dựa tinh thần nơi Gửi sắm niềm tin cho họ giúp họ vượt qua khó khăn trong cuộc đời
3. Tín ngưỡng thờ Mẫu 4. Hôn nhân
- Trước hết phải vì quyền lợi của cộng đồng, tập thể: quyền lợi của gia tộc, dòng họ và quyền lợi của làng xã o
Với gia tộc: nhằm tăng thêm nguồn nhân lực và duy trì nòi giống o
Với làng xã: đảm bảo sự ổn định của làng xã thông qua tục nộp “cheo” - Tục lễ hôn nhân: 5. Tang ma
- Níu kéo: Tục hú hồn, hú vía khóc than
Áo trái, vải xỏ, đầu bù, tóc rối
- Đề cao tính cộng đồng
6. Lễ hội, lễ Tết 6.1. Nội dung
- Lễ: một hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của dân làng đối với
các thần linh, lực lượng siêu nhiên…
- Hội: một hệ thống trò chơi, trò diễn phong phú và đa dạng, không bị ràng buộc bởi lễ nghi,
tôn giáo, đẳng cấp và tuổi tác
- Thời gian: Xuân – Thu nhị kì
6.2. Phân loại
- Lễ hội liên quan đến môi trường tự nhiên
- Lễ hội liên quan đến môi trường XH - lịch sử
- Lễ hội liên quan đến môi trường tín ngưỡng – tâm linh
6.3. Giá trị của lễ hội
- Tính cộng đồng và cố kết cộng đồng - Hướng về nguồn cội
- Tính tự quản và tính dân chủ
- Cân bằng đời sống tâm linh
- Tái tạo, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa IV. NGÔN NGỮ
1. Văn hóa tiếp xúc
2. Nghệ thuật ngôn từ
ÔN TẬP TỰ LUẬN CUỐI KỲ