Bức tranh mùa xuân - Summary Công nghệ thông tin | Đại học Hoa Sen
Bức tranh mùa xuân - Summary Công nghệ thông tin | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Công nghệ thông tin (asf-1243)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
“Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.”
(Mùa xuân chín-Hàn Mặc Tử)
Thiên nhiên từ lâu đã bước vào thơ ca Việt Nam với muôn vẻ diệu kì. Nếu như
Hàn Mặc Tử đã vẽ lên một bức tranh mùa xuân tươi đẹp “làn nắng ửng” hay
“giàn thiên lý” thì Thanh Hải đã có riêng cho mình một khung cảnh mua mùa
xuân với “dòng sông xanh”, với “bông hoa tím biếc” qua “Mùa xuân nho nhỏ”.
Tác phẩm ấy đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng sâu sắc trước mùa
xuân thiên nhiên trong khổ thơ đầu tiên.
Là một người con của mảnh đất Thừa Thiên Huế, Thanh Hải là một trong những
cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày
đầu. Thơ của ông đôn hậu, chân thành, tha thiết và toát lên niềm tin yêu đối với
cuộc sống, đất nước. “Mùa xuân nho nhỏ” là một trong những tác phẩm tiêu
biểu cho phong cách sáng táng ấy, ra đời vào mùa đông giá rét năm 1980 và
trong những ngày tháng tác giả đang đối mặt với ranh giới giữa sự sống và cái
chết nhưng toàn bài thơ đều dậy lên một sức xuân, tình xuân mãnh liệt. Bài thơ
là tiếng lòng tha thiết, yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện
ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa
xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Ngay ở khổ đầu tiên
trong bài thơ, ta có thể thấy một bức tranh mùa xuân của đất trời, thiên nhiên
tươi đẹp cùng với cảm xúc của tác giả trước khung cảnh ấy.
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”
Mùa xuân của Thanh Hải không có những sắc màu của những cành mai, cành
đào đặc trưng nhưng lại với dòng sông xanh êm đềm cùng, với bông hoa màu
tím và với tiếng chim chiền chiện…đem lại cho ta một cảm giác bâng khuâng,
nhẹ nhàng trước sắc hương đất trời.
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”
Với sự phối màu hài hòa, Thanh Hải đã vẽ ra một khung cảnh mùa xuân với
màu xanh của dòng sông, màu tím của bông hoa-gam màu đặc trưng của xứ
Huế, đem lại cho người đọc. “Bông hoa tím biếc” như mọc lên để tô điểm cho
bầu trời, dòng sông, bãi cỏ… Bằng cách sử dụng phép đảo ngữ, tác giả đã nhấn
mạnh sức sống mãnh liệt của “bông hoa tím biếc”. Phải chăng tác giả đã sử dụng
hình ảnh “bông hoa tím biêc” để nói đến đời người, kiếp người trong cõi phù
sinh mênh mang. Hoa chỉ nở có một lần rồi đi vào luân hồi chuyển biến. Hai từ
“tím biếc” gợi cho người đọc một cảm giác nao nao bởi “tím biếc” là tím rực rỡ
và đang ở trong thời kì đẹp nhất, huy hoàng nhất, nghĩa là nó sắp tàn phai, tạo
cho ta một sự tiếc nuối vô cùng. Phải chăng đó cũng chính là tâm trạng của
Thanh Hải khi nằm trên giường bệnh. Dù sắp lìa đời nhưng ông vẫn muốn cống
hiến hết sức mình cho đất nước, tô điểm cho đất nước dù chỉ thầm lặng.
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”.
Tiếng chim chiền chiện thánh thót cao vút tận trời xanh, khuấy động không gian
trầm lặng, làm cho lòng người cũng tưng bừng rộn rã để rồi tác giả cất lên “Hót
chi mà vang trời”.Cụm từ “hót chi mà” nghe sao mà thân thương, trìu mến quá!
Chỉ với bốn câu thơ đầu tiên, tác giả đã tạo nên một không gian rạo rực, sinh
động bởi chim và hoa vốn là nét tiêu biểu cho vẻ đẹp và sức sống sinh giới, vẻ
đẹp của mùa xuân dưới cái nhìn của thi sĩ vẫn mang nét riêng không thể pha lẫn.
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”.
Bằng cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tác giả đã ví von tiếng
hót của chim chiền chiện như những giọt mưa, giọt sương rơi để rồi đưa tay
hứng như bày tỏ lòng yêu thương và thái độ trân trọng của mình trước vẻ đẹp đất trời.
Với biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, đảo ngữ và sự phối màu hài hòa và tinh tế,
Thanh Hải đã thành công khắc họa một bức tranh mùa xuân thiên nhiên tươi
đẹp, rực rỡ, tràn đầy sức sống.
Tóm lại, khổ thơ đầu trong tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã để
trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ, phải chăng đó là nhờ niềm lạc
quan, yêu đời của tác giả đã tạo nên những vần thơ làm xao xuyến lòng người?