Cá nhân vi phạm Luật Hình sự Việt Nam | Bài tập nhóm môn Quản trị nhân lực

Cá nhân vi phạm Luật Hình sự Việt Nam | Tiểu luận môn Quản trị nhân lực được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

Thông tin:
42 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Cá nhân vi phạm Luật Hình sự Việt Nam | Bài tập nhóm môn Quản trị nhân lực

Cá nhân vi phạm Luật Hình sự Việt Nam | Tiểu luận môn Quản trị nhân lực được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

22 11 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 45834641
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP NHÓM
BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: Cá nhân vi phạm Luật Hình sự Việt Nam
Nhóm sinh viên thực hiện:
NHÓM 03
Lớp học phần: LUCS1129(222)_12
Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Xuân Trường
Hà Nội, 2023
lOMoARcPSD| 45834641
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 03
STT
HỌ VÀ TÊN
MÃ SINH VIÊN
1
Lê Trung Phụng
11206537
2
Đinh Xuân Đức
11200830
3
Nguyễn Đăng Văn
11208445
4
Phạm Thị Thảo Chi
11221053
5
Trần Phi Long
11223937
6
Khamphet Inthavong
11227151
lOMoARcPSD| 45834641
1
MỤC LỤC
I. Khái quát về Luật Hình sự ....................................................................................... 3
1.1. Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự Việt Nam .................... 3
1.1.1. Khái niệm Luật Hình sự ............................................................................... 3
1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự Việt Nam ................................... 4
1.2. Bộ luật Hình sự Việt Nam .................................................................................. 6
1.2.1. Cấu trúc của Bộ luật Hình sự Việt Nam ...................................................... 7
1.2.2. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự Việt Nam ...................................................... 7
II. Tội phạm ................................................................................................................... 9
2.1. Khái niệm, đặc điểm của tội phạm ................................................................... 9
2.1.1. Khái niệm tội phạm ....................................................................................... 9
2.1.2. Đặc điểm của tội phạm ................................................................................. 9
2.2. Phân loại tội phạm ............................................................................................ 12
2.3. Cấu thành tội phạm .......................................................................................... 13
2.3.1. Khái niệm, đặc điểm cấu thành tội phạm .................................................. 13
2.3.2. Phân loại cấu thành tội phạm .................................................................... 13
2.3.3. Các yếu tố cấu thành tội phạm ................................................................... 14
2.4. Đồng phạm ......................................................................................................... 15
2.5. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự ............................................ 16
III. Hình phạt .............................................................................................................. 19
3.1. Khái niệm, đặc điểm hình phạt ....................................................................... 19
3.1.1. Khái niệm về hình phạt............................................................................... 19
3.1.2. Đặc điểm hình phạt ..................................................................................... 19
3.2. Hệ thống hình phạt đối với người phạm tội ................................................... 20
3.2.1. Các hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội .............................. 20
3.2.2. Các hình phạt bổ sung áp dụng đối với người phạm tội ........................... 24
3.3. Các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội ............................................. 26
3.4. Nguyên tắc áp dụng hình phạt ........................................................................ 27
3.5. Quyết định hình phạt ....................................................................................... 27
3.5.1. Quyết định hình phạt với người phạm tội ................................................. 27
3.5.2. Tổng hợp hình phạt đối với người phạm tội .............................................. 32
lOMoARcPSD| 45834641
2
3.5.3. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ...................... 34
3.6. Các quy định liên quan đến chấp hành hình phạt ........................................ 36
3.6.1. Thời hiệu thi hành bản án .......................................................................... 36
3.6.2. Miễn chấp hành hình phạt ......................................................................... 36
3.6.3. Giảm mức phạt đã tuyên ............................................................................. 37
3.6.4. Án
treo........................................................................................................38 ............. 37
3.6.5. Xóa án tích .................................................................................................. 38
IV. Liên hệ thực tế ....................................................................................................... 38
lOMoARcPSD| 45834641
3
I. Khái quát về Luật Hình sự
1.1. Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm Luật Hình sự
Nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chế độ hội, trật tự hội, xây dựng N
nước pháp quyền hội chủ nghĩa, Nhà nước dùng nhiều biện pháp khác nhau để đấu
tranh những vi phạm pháp luật. Trong khi những hành vi vi phạm mức độ nguy hiểm
cho xã hội chưa cao thì chủ thể thực hiện hành vi chỉ bị gắn với những biện pháp cưỡng
chế hành chính dân sự. Tuy nhiên khi mức độ nguy hiểm cho hội cao hơn sẽ cần
tới những biện pháp cứng rắn nghiêm khắc hơn nhằm đấu tranh phòng chống vi phạm,
đó chính là những biện pháp cưỡng chế dân sự được áp dụng thông qua Luật Hình sự.
Luật Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nnước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm trong hệ thống những quy phạm pháp luật do
Nhà nước thẩm quyền ban hành nhằm xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội là
tội phạm, đồng thời quy định hình phạt cần áp dụng đối với những tội phạm ấy.
Cách hiểu này không nghĩa Luật Hình sự Việt Nam chỉ quy định về tội phạm
hình phạt bên cạnh những nội dung pháp bản đó, Luật Hình sự còn quy định
các nội dung liên quan đến cơ sở điều kiện của trách nhiệm hình sự cũng như các chế
định pháp luật hình sự khác liên quan đến trình tự, điều kiện, u cầu của quyết định
hình phạt, các căn cứ phạm vi của các biện pháp tha miễn trách nhiệm hình sự
hình phạt. Không chỉ vậy, một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt
Nam, Luật Hình sự đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh riêng, đồng thời
tuân theo một hệ thống các nguyên tắc riêng biệt và có những nhiệm vụ riêng.
Đối tượng điều chỉnh:quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người thực
hiện tội phạm khi người này thực hiện hành vi mà Bộ Luật hình sự quy định tội phạm.
Ngành Luật Hình sự điều chỉnh mối quan hệ này bằng việc xác định rõ quyền và
nghĩa vụ pháp lý của hai chủ thể Nhà nước người phạm tội. Trong đó, Nhà nước tham
gia với cách người bảo vệ công có quyền buộc người phạm tội phải chịu trách
nhiệm hình sự về việc thực hiện tội phạm thông qua các hoạt động tố tụng như điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án. Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm hình sự,
chịu bị điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, tuy vậy, họ cũng quyền yêu cầu Nhà nước
truy cứu họ đúng với các quy định của pháp luật, đúng người đúng tội.
Phương pháp điều chỉnh: Là phương pháp quyền uy, sử dụng quyền lực.
Đây phương pháp sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh quan hệ pháp
luật hình sự giữa Nhà nước và người thực hiện tội phạm. Nhà nước cùng các cơ quan tố
lOMoARcPSD| 45834641
4
tụng (như quan điều tra, truy tố, xét xử) có quyền quyết định hành vi đó có phải tội
phạm hay không và buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm họ
đã gây ra. Nhà nước quyền áp dụng các chế tài hình sự đối với người phạm tội theo
Bộ luật Hình sự quy định không bị cản trở bởi bất kỳ một tổ chức hay nhân nào
trong hội. Còn trách nhiệm hình sự của người phạm tội trách nhiệm thuộc về cá
nhân của người phạm tội, do chính người phạm tội gánh chịu một cách trực tiếp. Người
phạm tội nghĩa vụ phải chấp hành những biện pháp cưỡng chế Nhà nước đã áp
dụng đối với họ.
1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự Việt Nam
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Hình sự được xây dựng trên cơ sở các
nguyên tắc bản, đây những tưởng chỉ đạo xuất phát điểm của việc sử dụng
Luật Hình sự về các nội dung: quy định tội phạm, hình phạt áp dụng pháp luật hình
sự. Trên sở các quy phạm pháp luật của Bộ luật Hình sự 2015, có thể khái quát năm
nguyên tắc bản của Luật Hình sự, cụ thể là: Nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc dân
chủ; nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự; nguyên tắc trách nhiệm trên sở lỗi;
nguyên tắc nhân đạo.
(1) Nguyên tắc pháp chế
nguyên tắc chung của cả hệ thống pháp luật Việt Nam, được đặt quan trọng
lên hàng đầu do vậy phải được tuân thủ trong tất cả các ngành luật cụ thể. Trong Luật
Hình sự, nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các vấn đề về tội phạm hình phạt đều phải
được quy định cụ thể, rõ ràng trong văn bản luật. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc
pháp chế cụ thể là:
Về mặt lập pháp:
Việc sửa đổi, bổ sung, quy định tội phạm mới hay xoá bỏ một tội phạm phải được
tiến hành một cách hợp pháp, theo đúng thủ tục luật định. Theo chế này, mọi tội phạm
hình phạt phải được Luật Hình sự quy định "có luật, tội ". Ngoài ra, nguyên tắc
pháp chế còn đòi hỏi pháp luật hình sự phải được xây dựng trên những cơ sở khoa học,
được xây dựng một ch hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa chống
tội phạm. Các quy định của Luật Hình sự phải được xây dựng một cách cụ thể, chính
xác với các dấu hiệu của từng hành vi phạm tội và hậu quả pháp lý của nó.
Về mặt thực thi pháp luật:
Nhà nước không chấp nhận một bản án hình sự về một tội nào đó, nếu như tội
này không được quy định trong Luật Hình sự hiện hành. Việc xét xử phải đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không để oan người tội. Hình phạt
mà Tòa Án tuyên cho người phạm tội phải phù hợp với các quy định của Luật Hình sự.
lOMoARcPSD| 45834641
5
(2) Nguyên tắc dân ch
Nguyên tắc dân chủ trong Luật Hình sự còn được biết đến là nguyên tắc mọi
nhân, pháp nhân thương mại đều bình đẳng trước Luật Hình sự. Bình đẳng trước pháp
luật nguyên tắc chung của pháp luật, đã được Hiến pháp các văn bản quy phạm
pháp luật của các ngành luật quy định. Trên khía cạnh Luật Hình sự, thì sự bình đẳng
được thể hiện trong việc vận dụng các dấu hiệu để xác định hành vi phạm tội hậu quả
pháp lý mà chỉ thể thực hiện hành vi phải gánh chịu, không phân biệt giữa các cá nhân,
pháp nhân thương mại. Nội dung này được thể hiện tại Điểm b, Khoản 1 Điểm b,
Khoản 2 của Điều 3, Bộ luật Hình sự 2015.
Ngoài ra, Luật Hình sự bảo đảm cho nhân dân lao động tự mình hay thông qua
các tổ chức hội tham gia vào việc xây dựng áp dụng Luật Hình sự, đấu tranh chống
phòng ngừa tội phạm. Đồng thời, Luật Hình sự coi việc đấu tranh phòng ngừa
chống tội phạm sự nghiệp của toàn dân. Nội dung này được thể hiện tại Khoản 3,
Điều 4, Bộ luật Hình s2015: "Mọi công dân nghĩa vụ tích cực tham gia phòng,
chống tội phạm".
(3) Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự
Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong Luật Hình sự còn được gọi
nguyên tắc trách nhiệm nhân, pháp nhân thương mại. Trong đó, chức năng trừng phạt
giáo dục của Luật Hình sự chỉ thể thành hiện thực khi trách nhiệm hình sự được
xác định đúng cho từng chủ thể phạm tội. Theo đó việc xác định tội phạm và hình phạt
áp dụng cho chủ thể phạm tội phải tương xứng với mức độ gây nguy hiểm cho hội
của tội phạm gây ra phải phù hợp với nhân thân cũng nhoàn cảnh của chủ th
phạm tội. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự vậy một trong những nguyên
tắc đặc thù của Luật Hình sự.
Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong Luật Hình sự có thể được biểu
hiện thông qua các hành động: Phân loại tội phạm thành các nhóm tội khác nhau để có
các quy định khác nhau về trách nhiệm hình sự; đa dạng hóa hệ thống hình phạt; phân
hóa chế tài của mỗi tội thành nhiều khung hình phạt khác nhau…
(4) Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi
Với quan điểm đối tượng điều chỉnh của pháp luật chỉ có thể hành vi của con
người không thể ý nghĩ, tưởng của họ, Luật Hình sự Việt Nam thừa nhận nguyên
tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi là một trong các nguyên tắc chính. Theo đó, Luật Hình sự
không truy cứu trách nhiệm hình sự của một người về tưởng của họ chỉ thể
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của họ khi hành vi đó thỏa mãn các dấu
hiệu được quy phạm pháp luật quy định. Theo Điều 8, Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
"Tội phạm hành vi nguy hiểm cho hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách
lOMoARcPSD| 45834641
6
cố ý hoặc ý...". Từ đó, quy định lỗi một dấu hiệu của tội phạm coi lỗi sở
không thể thiếu được của trách nhiệm hình sự.
(5) Nguyên tắc nhân đạo
Nguyên tắc này đòi hỏi tôn trọng các giá trị danh dự, nhân phẩm của con người,
không làm đau đớn con người... trên nền tảng đạo đức truyền thống tốt đẹp của loài
người. Vì vậy, quá trình xây dựng và thực thi pháp luật hình sự Việt Nam phải phản ánh
được truyền thống ý thức đạo đức của dân tộc, hướng tới mục đích nội dung
nhân đạo. Cụ thể, tính nhân đạo được biểu hiện trong Luật Hình sự Việt nam trên các
nội dung sau:
+ Luật Hình sự Việt Nam khoan hồng với những người tự thú, thật thà khai báo,
tố giác đồng bọn, lập công chuộc tội, ăn năn, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt
hại.
+ Luật Hình sự không mục đích trả thù, hthấp nhân phẩm người phạm tội
mà nhằm tạo điều kiện để họ được cải tạo trở thành người có ích cho xã hội, sống lương
thiện.
+ Luật Hình sự Việt Nam có nhiều quy định nhằm tạo điều kiện cho người phạm
tội tự cải tạo như quy định về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, quy định về
miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện (án treo)...
1.2. Bộ luật Hình sự Việt Nam
Bộ luật Hình sự Việt Nam đạo luật hoàn chỉnh bao gồm hệ thống các quy phạm
pháp luật hình sự quy định về tội phạm hình phạt nói chung cũng như về các tội phạm
cụ thể các khung hình phạt đối với tội phạm cụ thể đó. Kể từ khi thành lập vào năm
1985, ở mỗi thời kỳ, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau
nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, chế độ xã hội mới, trật tự pháp luật các quyền
công dân. Qua thời gian, Bộ luật Hình sự Việt Nam ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII của nước CHXHCN
Việt Nam đã thông qua Luật số: 100/2015 /QH13 về Bộ Luật Hình sự (gọi tắt Bộ Luật
Hình sự 2015). Bộ luật này đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tư duy lập pháp
hình sự; tiếp tục thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống
tội phạm, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà ớc tổ chức, bảo vệ thúc đẩy nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của
Việt Nam. Bộ luật Hình sự 2015 cho đến nay vẫn là cơ sở chính cho các quyết định hình
sự của Nhà nước, Bộ luật sau đó được bổ sung thêm tại Quốc hội khóa XIV năm 2017
(ban hành Luật số 12/2017/QH14 của Quốc hội: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
lOMoARcPSD| 45834641
7
Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13) nhằm quy định đồng bộ, nhất quán hơn trong Bộ
luật hình sự cũng như hướng đến sự phù hợp và hiệu quả khi áp dụng trên thực tế.
1.2.1. Cấu trúc của Bộ luật Hình sự Việt Nam
Bộ luật Hình sự 2015 được cấu trúc gồm 3 phần, 26 chương với 426 điều luật.
Trong đó, Phần quy định chung gồm 12 chương với 107 điều quy định; Phần các tội
phạm 14 chương với 318 điều quy định (từ Điều 108 đến Điều 425); Phần điều khoản
thi hành có 01 điều luật là Điều 426 quy định về hiệu lực thi hành của bộ luật này. Phần
quy định chung phần các tội phạm trong Bộ luật Hình 2015 sự mối liên hệ chặt
chẽ với nhau, tạo thành hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự. Chúng đều sở
pháp lý cho việc xử lý người phạm tội.
So sánh với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số
100/2015/QH13, Bộ luật Hình sự bổ sung năm 2017 không có sự thay đổi đáng kể trong
cấu trúc, thay vào đó là những sửa đổi, bổ sung các điểu, khoản cụ thể của Bộ luật Hình
sự 2015.
1.2.2. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự Việt Nam
Hiệu lực của Bộ luật Hình sự phạm vi tác động của bộ luật được xác định trong
giới hạn không gian thời gian cụ thể. Việc xác định hiệu lực của Bộ luật nh sự
nhằm xác định giới hạn về không gian thời gian áp dụng đối với những hành vi
phạm tội và nếu thuộc vào phạm vi Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ bị xét xử theo pháp luật
hình sự Việt Nam.
(1) Hiệu lực theo không gian và theo đối tượng
Việc xác định hiệu lực theo không gian nhằm xác định Bộ luật Hình sự hiệu
lực đối với hành vi phạm tội xảy ra ở khu vực nào, đối với ai? Cụ thể, bao gồm 2 trường
hợp:
Trường hợp 1: Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội
trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo Khoản 1, Điều 5, Bộ luật Hình sự 2015 về nguyên tắc không phân biệt
người phạm tội là công dân nước ngoài hayng dân Việt nam, nếu phạm tội trên lãnh
thổ Việt nam, Bộ luật Hình sự 2015 cũng thể được áp dụng. Hiệu lực này thể hiện
nguyên tắc chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Hành vi được coi phạm tội trên lãnh
thổ Việt Nam và sẽ áp dụng Bộ luật Hình sự 2015 để giải quyết khi thuộc một trong hai
các trường hợp: Thứ nhất, hành vi phạm tội được thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ VN;
Thứ hai, tội phạm được bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
Đối với những người phạm tội đặc biệt thuộc trường hợp được miễn trừ tư pháp
hình sự về ngoại giao và lãnh sự (được quy định trong Công ước viên 1961 về quan hệ
lOMoARcPSD| 45834641
8
ngoại giao Công ước viên 1963 về quan hệ lãnh sự) thì Bộ luật Hình sự 2015 sẽ không
được áp dụng).
Trường hợp 2: Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với hành vi phạm tội ngoài lãnh
thổ Việt Nam.
Trong trường hợp này, hiệu lực của Bộ luật Hình sự được xác định theo các quy
định trong Điều 6 Bộ luật Hình sự 2015. Hiệu lực này thể hiện nguyên tắc quốc tịch. Cụ
thể Bộ luật Hình sự 2015 có thể áp dụng để truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam
đối với công dân Việt nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở
ngoài lãnh thnước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt nam. Quy định này cũng được áp
dụng đối với người không quốc tịch thường trú Việt Nam. Ngoài ra, người nước ngoài,
pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt nam thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình
sự 2015 trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc
theo quy định của điều ước quốc tế Công hòa hội chủ nghĩa Việt Nam thành
viên.
Cũng theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Hình sự 2015, ngay cả đối với hành vi
phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang
quốc tịch Việt Nam đang tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ
nước Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt nam, tngười phạm tội thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 trong trường hợp điều ước quốc
tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.
(2) Hiệu lực theo thời gian
Là phạm vi áp dụng Bộ luật Hình sự 2015 đối với hành vi phạm tội trong khoảng
thời gian nhất định. Việc xác định hiệu lực theo thời gian là nhằm xác định hiệu lực áp
dụng của Bộ luật Hình sự đối với những tội phạm được thực hiện trong thời gian nào?
Cơ sở pháp của việc xác định hiệu lực theo thời gian của Bộ luật Hình sự các quy
định trong Điều 7 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:
+ Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu
lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.
+ Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết
tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ
trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích quy định khác không
lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực
hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
lOMoARcPSD| 45834641
9
+ Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy
định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng
án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm
hình phạt, tha trước thời hạn điều kiện, xóa án tích quy định khác lợi cho
người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều
luật đó có hiệu lực thi hành.”
Như vậy, theo những quy định đã nêu trên thì việc xác định thời điểm thực hiện
tội phạm có thể được hiểu và tiến hành theo 2 nội dung:
+ Đối với tội phạm được thực hiện trong một khoảng thời gian thì tất cả quá trình
thực hiện tội phạm là thời điểm thực hiện tội phạm.
+ Điều luật được áp dụng là điều luật đang có hiệu lực thi hành vào thời điểm cuối
cùng của việc thực hiện tội phạm.
II. Tội phạm
2.1. Khái niệm, đặc điểm của tội phạm
2.1.1. Khái niệm tội phạm
Tội phạm được quy định tại Khoản 1, Điều 8 Bộ Luật Hình sự năm 201, sửa đổi
bổ sung năm 2017 như sau: Tội phạm hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật Hình sự, do người năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương
mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa theo quy định của Bộ luật này phải bị xử
hình sự.
2.1.2. Đặc điểm của tội phạm
Từ định nghĩa tội phạm nêu trên cho thấy tội phạmmột vi phạm pháp luật
tính chất nghiêm trọng nhất so với vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỷ luật.
Tội phạm các đặc điểm sau: tính nguy hiểm cho hội, tính trái pháp luật hình sự,
tính chất lỗi, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định hoặc pháp
nhân thương mại thực hiện. Các đặc điểm này căn cứ để phân biệt tội phạm với các
hành vi vi phạm pháp luật khác.
lOMoARcPSD| 45834641
10
(1) Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội (tính nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm)
Đây thuộc tính khách quan dấu hiệu quan trọng nhất của tội phạm.
hành vi đã thực hiện nguy hiểm cho hội nên bị pháp luật hình sự coi là tội phạm.
Tính nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở việc hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ như liệt kê tại Khoản 1 Điều 8
Bộ luật Hình sự.
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm vừa là căn cứ để phân biệt hành vi là tội
phạm với những hành vi vi phạm pháp luật khác như vi phạm hành chính, vi phạm
dân sự... vừa là cơ sở để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Điều này giúp ích
rất nhiều cho việc cá thể hoá hình phạt.
Để đánh giá tính nguy hiểm cho hội của tội phạm cần xem xét đánh giá các
tình tiết như:
- Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại;
- Tính chất của hành vi khách quan, tính chất của phương pháp, thủ đoạn,
côngcụ và phương tiện phạm tội;
- Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra cho quan hệ hội bị xâm hại;
- Tính chất và mức độ lỗi;
- Động cơ, mục đích của người phạm tội;
- Nhân thân của người phạm tội;
- Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa hội tại thời điểm tại nơi thực
hiệntội phạm.
(2) Tội phạm là hành vi được pháp luật hình sự quy định (tính trái pháp luật
hình sự của tội phạm)
Theo Khoản 1 và 2, Điều 2, Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
“1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu
trách nhiệm hình sự.
2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của
Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Đây là dấu hiệu biểu hiện hình thức pháp lý của hành vi phạm tội và phù hợp với
nguyên tắc đặc trưng của luật hình sự: Không có tội khi không có luật.
lOMoARcPSD| 45834641
11
Tội phạm ngoài tính nguy hiểm cho hội thì còn phải được đảm bảo chặt chẽ
về mặt hình thức pháp để tránh tuỳ tiện trong thực tế áp dụng. Ngược lại, để tránh
việc áp dụng quy định này một cách hình thức, máy móc, khoản 4 Điều 8 Bộ luật Hình
sự cũng đã nhấn mạnh: Những hành vi tuy dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất
nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các
biện pháp khác”.
(3) Tội phạm là hành vi được thực hiện một cách có lỗi (Tính chất lỗi của tội
phạm)
Lỗi là thái độ, nhận thức chủ quan của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm
mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó. Lỗi là dấu hiệu bắt buộc của tội
phạm cũng như vi phạm pháp luật nói chung. Một hành vi trái pháp luật hình sự không
đồng nghĩa với tội phạm nếu chưa xác định yếu tố chủ quan tức là yếu tố lỗi của người
phạm tội. Để xác định người thực hiện hành vi lỗi hay không cần phải đặt người đó
trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể khi thực hiện tội phạm. Liệu trong điều kiện hoàn
cảnh đó, họ có thể tự do lựa chọn cách xử sự của mình hay không và nếu hành vi mà họ
đã lựa chọn phù hợp với yêu cầu của hội, yêu cầu của pháp luật thì không lỗi.
Ngược lại, nếu người đó đã lựa chọn hành vi trái với yêu cầu của hội, yêu cầu của
pháp luật dẫn tới đe dọa gây thiệt hại hoặc gây ra thiệt hại cho hội thì người đó
lỗi.
Có hai hình thức lỗi: cố ý vô ý như được quy định tại Điều 10Điều 11 Bộ
luật Hình sự, trong đó:
- Lỗi cố ý: bao gồm cố ý trực tiếp: nhận thức rõ, thấy trước hậu quả, mong
muốn hậu quả xảy ra; cố ý gián tiếp: nhận thức hành vi nguy hiểm cho hội, thấy trước
hậu quả có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả
xảy ra
- Lỗi ý: bao gồm vô ý quá tự tin: thấy hành vi của mình có thể gây hậu
quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn
ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội; vô ý cẩu thả:
không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra nguy hại cho xã hội
(4) Tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
Chủ thể tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải hoàn toàn
khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi và khả năng điều khiển được hành
vi của mình. vậy, không thể coi một hành vi tội phạm khi hành vi đó được thực
hiện bởi một người không khả năng nhận thức được ý nghĩa hội của nh vi do
mình thực hiện và không có khả năng điều khiển hành vi của mình theo yêu cầu của xã
hội.
lOMoARcPSD| 45834641
12
Thông thường, khi con người ta đạt đến một độ tuổi nhất định thì sẽ được năng
lực này trừ khi họ mắc các bệnh ảnh hưởng đến sự bình thường về đầu óc dẫn đến mất
khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi. Như vậy, người năng lực
trách nhiệm hình sự người đủ tuổi theo luật định (xem Điều 12 Bộ luật Hình sự)
không rơi vào nh trạng không năng lực trách nhiệm hình sự (xem Điều 21 Bộ luật
Hình sự).
Trên cơ sở đó, có thể hiểu người có năng lực trách nhiệm hình sự là người mà tại
thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho hội hoàn toàn khả ng nhận thức được
ý nghĩa xã hội của hành vi và khả năng điều khiển được hành vi của mình.
2.2. Phân loại tội phạm
Căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, Điều
9, Bộ luật Hình sự 2015 phân tội phạm thành 4 loại như sau: tội phạm ít nghiêm trọng,
tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Tội phạm ít nghiêm trọng tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
hội không lớn mức cao nhất của khung nh phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối
với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
Tội phạm nghiêm trọngtội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho hội
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là
từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội rất lớn mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với
tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng tội phạm tính chất mức độ nguy hiểm
cho hội đặc biệt lớn mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy
định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Ví dụ minh hoạ:
Để nhận biết một tội phạm cụ thể loại tội gì theo cách phân loại tội phạm của
Điều 9 Bộ luật Hình sự, cần phải dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt được quy
định trong Bộ luật Hình sự đối với tội ấy mà không được dựa vào mức hình phạt cụ thể
một người bị Tán áp dụng trên thực tế. dụ theo Điều 128 Bộ luật Hình sự về
Tội vô ý làm chết người quy định như sau:
“1. Người nào ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”.
lOMoARcPSD| 45834641
13
Như vậy, một khung hình phạt phải mức thấp nhất mức cao nhất, trong
trường hợp khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự, 05 năm mức cao nhất của khung
hình phạt từ 01 năm đến 05 tù. Lấy 05 năm tù đối chiếu với phân loại tội phạm quy định
tại Điều 9 Bluật Hình sự thì khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự tội nghiêm trọng.
Trong khi đó, khoản 2 Điều 128 Bộ luật Hình sự mức cao nhất của khung hình phạt
là 10 năm tù và do đó là tội rất nghiêm trọng.
2.3. Cấu thành tội phạm
2.3.1. Khái niệm, đặc điểm cấu thành tội phạm
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một
loại tội phạm cụ thể được quy định trong Luật Hình sự. Trong đó, cấu thành tội phạm
có những đặc điểm sau:
(1) Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đều do luật quy định
Tất cả tội phạm đều có những dấu hiệu chung như năng lực trách nhiệm
hình sự, tuổi… được ghi nhận trong phần quy định chung của Bộ luật Hình sự, ngoài ra
mỗi loại tội phạm còn có những dấu hiệu riêng biệt được mô tả trong phần các tội phạm
của Bộ luật Hình sự.
(2) Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm có tính chất đặc trưng
Tuy các tội phạm có những đặc điểm chung nhất định, mỗi loại tội phạm
những đặc điểm riêng biệt. Bộ luật Hình sự dựa trên những đặc điểm riêng biệt đó
cho từng loại tội phạm cụ thể thể, qua đó phân biệt loại tội phạm này với loại tội phạm
khác.
(3) Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm có tính chất bắt buộc
Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm của một loại tội phạm cụ thể đã
được quy định trong Bộ luật Hình sự là những dấu hiệu cần và đủ để xác định một loại
tội phạm, do đó nếu thêm hoặc bớt một dấu hiệu thể dẫn tới không phạm tội hoặc
phạm vào loại tội phạm khác.
2.3.2. Phân loại cấu thành tội phạm
Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
- Cấu thành tội phạm bản: cấu thành tội phạm chỉ dấu hiệu định
tội, các dấu hiệu được mô tả trong khái niệm pháp của một tội phạm cụ thể. Do đó,
cấu thành tội phạm cơ bản giúp xác định và phân biệt loại tội phạm.
lOMoARcPSD| 45834641
14
- Cấu thành tội phạm tăng nặng: cấu thành tội phạm ngoài cấu thành
tội phạm cơ bản còn thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ nguy hiểm tăng lên
một cách đáng kể.
- Cấu thành tội phạm giảm nhẹ: Là cấu thành tội phạm mà ngoài cấu thành
tội phạm bản còn thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm mức độ nguy hiểm giảm
xuống một cách đáng kể.
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội phạm
- Cấu thành tội phạm vật chất: cấu thành tội phạm các dấu hiệu mặt
khách quan hành vi khách quan của tội phạm, hậu quả của tội phạm mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi khách quan của tội phạm và hậu quả của tội phạm.
- Cấu thành tội phạm hình thức: Là cấu thành tội phạm chỉ một dấu hiệu
trong mặt khách quan là hành vi khách quan của tội phạm.
2.3.3. Các yếu tố cấu thành tội phạm
Khách thể của tội phạm:quan hệ hội được Luật Hình sự bảo vệ và bị tội
phạm xâm hại.
Mặt khách quan của tội phạm: Là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao
gồm: hành vi khách quan của tội phạm (bao gồm hành vi hành động hành vi không
hành động), hậu quả của của tội phạm và mối quan hệ nhân quả.
Chủ thể của tội phạm: nhân năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi
luật định hoặc pháp nhân thương mại và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
Mặt chủ quan của tội phạm: Là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm
được phản ánh qua lỗi, động cơ và mục đích của tội phạm.
- Lỗi: Là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc
vô ý. Hành vi bị coi là tội phạm khi người thực hiện hành vi phải có lỗi. Trong đó, hành
vi của con người là kết quả của sự lựa chọn, phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là ý chí và
lý trí. Chính từ hai yếu tố này mà Bộ luật Hình sự chia lỗi thành cố ý, bao gồm: lỗi cố ý
trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý vô ý do cẩu thả.
+ Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó mong muốn hậu quả xảy ra (Điều 11,
Bộ luật Hình sự 2015).
+ Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm
cho hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó thể xảy ra tuy nhiên không mong muốn
nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (Điều 11, Bộ luật Hình sự 2015).
lOMoARcPSD| 45834641
15
+ Lỗi ý vì quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể
gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có
thể ngăn ngừa được (Điều 12, Bộ luật Hình sự 2015).
+ Lỗi vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể
gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả
đó (Điều 12, Bộ luật Hình sự 2015).
- Động phạm tội: động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực
hiện hành vi phạm tội cố ý.
- Mục đích phạm tội:kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội
đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.
Động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc phải có trong tất
cả các cấu thành tội phạm mà chỉ có trong cấu thành tội phạm cơ bản của một số tội, có
thể có trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ.
2.4. Đồng phạm
Theo Khoản 1, Điều 17, Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Đồng phạm là trường
hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.
Về dấu hiệu khách quan, quan, đồng phạm cần phải từ 2 người trở lên tham
gia. Những người tham gia đồng phạm là những người có năng lực trách nhiệm hình sự
và đạt một độ tuổi nhất định. Dấu hiệu “cùng thực hiện tội phạm” nghĩa là những người
đồng phạm phải tham gia vào tội phạm bởi một trong các hành vi sau đây:
- Hành vi thực hiện tội phạm: người thực hiện hành vi này người thực
hành.Người thực hành có thể là người thực hành trực tiếp và gián tiếp.
- Hành vi tổ chức thực hiện hành vi: người có hành vi này người tổ
chức.Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
- Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm: người hành vi này
làngười xúi giục. Người xúi giục người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực
hiện tội phạm.
- Hành vi giúp người khác thực hiện tội phạm: người hành vi này
ngườigiúp sức. Người giúp sức người tạo ra những điều kiện tinh thần hay vật chất
cho việc thực hiện tội phạm.
Về dấu hiệu chủ quan, những người tham gia đồng phạm phải cùng có lỗi cố ý.
Họ không chỉ cố ý với hành vi phạm tội của chính mình mà còn bắt buộc phải biết và
lOMoARcPSD| 45834641
16
mong muốn sự cố ý của những người đồng phạm khác. Người đồng phạm không phải
chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Ví dụ minh họa: A điều khiển xe gắn máy chở B đi sinh nhật bạn ng lớp. Do
sắp muộn giờ sinh nhật nên B giục A phóng nhanh, vượt đèn đỏ, chẳng may đâm vào
chị C đang đi xe đạp lưu thông trên làn đường đối diện. Chị A bị ngã đập đầu xuống
đường dẫn đến tử vong. Nếu B không giục A phóng nhanh thì đã không xảy ra vụ tai
nạn dẫn đến chết người này. Hỏi B bị coi đồng phạm của A trong vụ án này không?”
Trả lời: A đã phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại
Điều 260, Bộ luật Hình sự 2015. Tội này hình thức lỗi ý nên A B không phải
là đồng phạm.
2.5. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
Theo quy định của luật hình sự Việt Nam, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
do mình thực hiện. Tuy nhiên, một số hành vi mà thông thường là tội phạm nhưng nếu
được thực hiện trong những trường hợp khiến hành vi thực hiện trên thực tế mất đi tính
chất nguy hiểm cho xã hội và được pháp luật hình sự cho phép thì sẽ không bị coi là tội
phạm. Do đó, người thực hiện hành vi này được loại trừ trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại Chương 4, Bộ luật Hình sự 2015, 7 trường hợp loại trừ trách
nhiệm hình sự như sau:
(1) Sự kiện bất ngờ (Điều 20, Bộ luật Hình sự 2015)
Sự kiện bất ngờ là trường hợp người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho
xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả
của hành vi đó.
(2) Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21, Bộ luật
Hình sự 2015)
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là trường hợp người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm
mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
(3) Phòng vệ chính đáng (Điều 22, Bộ luật Hình sự 2015)
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ
chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, chống trả một
cách cần thiết người đang hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính
đáng không phải là tội phạm nếu thoả mãn các điều kiện sau:
lOMoARcPSD| 45834641
17
Điều kiện 1: nh vi tấn công đang thực tế đe dọa đến quyền, lợi ích chính
đáng.
Điều kiện 2: Hành vi chống trả phải gây ra thiệt hại cho người hành vi tấn
công.
Điều kiện 3: Hành vi phòng vệ phải là hành vi chống trả lại một cách cần thiết.
Nếu hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì bị coi là vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách
nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
(4) Tình thế cấp thiết (Điều 23, Bộ luật Hình sự 2015)
Tình thế cấp thiết tình thế của người muốn tránh một nguy đang thực tế
đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của
người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần
ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải tội phạm nếu thoả
mãn các điều kiện sau:
Điều kiện 1: Có sự nguy hiểm đang thực tế đe dọa lợi ích hợp pháp.
Điều kiện 2: Việc gây ra thiệt hại là cách duy nhất để ngăn chặn thiệt hại khác.
Điều kiện 3: Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.
Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết,
thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
(5) Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24, Bộ luật Hình sự
2015)
Hành vi của người đbắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội không còn
cách nào khác là buộc phải sử dụng lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt gi
thì không phải là tội phạm.
Tờng hợp gây thiệt hại do sử dụng lực ràng vượt quá mức cần thiết, thì
người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.
(6) Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật
và công nghệ (Điều 25, Bộ luật Hình sự 2015)
Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng
tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ mới mặc đã tuân thủ đúng quy trình, quy
phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.
lOMoARcPSD| 45834641
18
Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện
pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
(7) Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26, Bộ
luật Hình sự 2015)
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ
huy hoặc của cấp trên trong lực lượng trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng
người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách
nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình
sự.
Ví dụ minh họa: Đang chạy trên đường quốc lộ dọc theo đường sắt, Phạm Văn
T lái xe của công ty cổ phần Minh Đức nhìn thấy có hai đứa trẻ đang mải mê thả diều
chạy giữa hai đường ray tàu hỏa, dường như không nghe thấy những tiếng quát gọi
của rất nhiều người. Trong khi đó, đoàn tàu S2 đang đến rất gần và một vụ tai nạn tưởng
như chắc chắn sẽ xảy ra. Phạm Văn T vội lao vào kịp đẩy mạnh hai đứa trẻ bật ra
khỏi đường ray, đúng lúc đoàn tàu vùn vụt lao qua. Thoát chết, nhưng một cháu bị gãy
tay phải, còn cháu kia bị gãy chân trái. Trong trường hợp gây ra thương tích cho người
khác như vậy, hành động của lái xe Phạm Văn T được coi là tình thế cấp thiết để được
loại trừ trách nhiệm hình sự hay không? Lái xe T có phải bồi thường thiệt hại đã gây ra
cho hai cháu bé hay không?”
Trả lời: Trong trường hợp này để bảo vệ tính mạng của hai cháu bé đang thực tế
bị đe doạ (Điều kiện 1: Có sự nguy hiểm đang thực tế đe dọa lợi ích hợp pháp) anh T đã
buộc phải gây ra thương tích cho hai cháu bé; đây cũng là cách duy nhất để ngăn chặn
tai nạn giao thông thảm khốc nếu đoàn tàu đâm vào hai cháu bé (Điều kiện 2: Việc gây
ra thiệt hại là cách duy nhất để ngăn chặn thiệt hại khác); thiệt hại đã gây ra (gãy chân,
gãy tay) nhỏ hơn so với thiệt hại cần ngăn chặn tính mạng của hai cháu (Điều
kiện 3: Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn).
Như vậy, lái xe T trong tình thế cấp thiết đã buộc phải gây ra thiệt hại để bảo vệ
những lợi ích lớn hơn, quan trọng hơn. Tình thế cấp thiết hành vi ích cho hội
nhằm đảm bảo cho công dân điều kiện để tự bảo vệ những quyền lợi ích chính
đáng của mình, của xã hội đồng thời cũng là căn cứ pháp lý quan trọng để tiến hành các
hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ pháp luật và kỷ cương xã hội. Pháp
luật hình sự quy định tình thế cấp thiết không phải là tội phạm đã thể hiện sự đề cao tinh
thần tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau của người Việt Nam.
Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự nhưng nếu gây ra thiệt hại cho
người khác thì phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân
sự. Người được loại trừ trách nhiệm hình sự không phải thực hiện nghĩa vụ này. Do đó
Lái xe T không phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho hai cháu bé.
| 1/42

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45834641
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP NHÓM
BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: Cá nhân vi phạm Luật Hình sự Việt Nam
Nhóm sinh viên thực hiện: NHÓM 03
Lớp học phần: LUCS1129(222)_12
Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Xuân Trường Hà Nội, 2023 lOMoAR cPSD| 45834641
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 03 STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN 1 Lê Trung Phụng 11206537 2 Đinh Xuân Đức 11200830 3 Nguyễn Đăng Văn 11208445 4 Phạm Thị Thảo Chi 11221053 5 Trần Phi Long 11223937 6 Khamphet Inthavong 11227151 lOMoAR cPSD| 45834641 MỤC LỤC
I. Khái quát về Luật Hình sự ....................................................................................... 3
1.1. Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự Việt Nam .................... 3
1.1.1. Khái niệm Luật Hình sự ............................................................................... 3
1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự Việt Nam ................................... 4
1.2. Bộ luật Hình sự Việt Nam .................................................................................. 6
1.2.1. Cấu trúc của Bộ luật Hình sự Việt Nam ...................................................... 7
1.2.2. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự Việt Nam ...................................................... 7
II. Tội phạm ................................................................................................................... 9
2.1. Khái niệm, đặc điểm của tội phạm ................................................................... 9
2.1.1. Khái niệm tội phạm ....................................................................................... 9
2.1.2. Đặc điểm của tội phạm ................................................................................. 9
2.2. Phân loại tội phạm ............................................................................................ 12
2.3. Cấu thành tội phạm .......................................................................................... 13
2.3.1. Khái niệm, đặc điểm cấu thành tội phạm .................................................. 13
2.3.2. Phân loại cấu thành tội phạm .................................................................... 13
2.3.3. Các yếu tố cấu thành tội phạm ................................................................... 14
2.4. Đồng phạm ......................................................................................................... 15
2.5. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự ............................................ 16
III. Hình phạt .............................................................................................................. 19
3.1. Khái niệm, đặc điểm hình phạt ....................................................................... 19
3.1.1. Khái niệm về hình phạt............................................................................... 19
3.1.2. Đặc điểm hình phạt ..................................................................................... 19
3.2. Hệ thống hình phạt đối với người phạm tội ................................................... 20
3.2.1. Các hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội .............................. 20
3.2.2. Các hình phạt bổ sung áp dụng đối với người phạm tội ........................... 24
3.3. Các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội ............................................. 26
3.4. Nguyên tắc áp dụng hình phạt ........................................................................ 27
3.5. Quyết định hình phạt ....................................................................................... 27
3.5.1. Quyết định hình phạt với người phạm tội ................................................. 27
3.5.2. Tổng hợp hình phạt đối với người phạm tội .............................................. 32 1 lOMoAR cPSD| 45834641
3.5.3. Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ...................... 34
3.6. Các quy định liên quan đến chấp hành hình phạt ........................................ 36
3.6.1. Thời hiệu thi hành bản án .......................................................................... 36
3.6.2. Miễn chấp hành hình phạt ......................................................................... 36
3.6.3. Giảm mức phạt đã tuyên ............................................................................. 37 3.6.4. Án
treo........................................................................................................38 ............. 37
3.6.5. Xóa án tích .................................................................................................. 38
IV. Liên hệ thực tế ....................................................................................................... 38 2 lOMoAR cPSD| 45834641
I. Khái quát về Luật Hình sự
1.1. Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm Luật Hình sự
Nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội, trật tự xã hội, xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước dùng nhiều biện pháp khác nhau để đấu
tranh những vi phạm pháp luật. Trong khi những hành vi vi phạm mà mức độ nguy hiểm
cho xã hội chưa cao thì chủ thể thực hiện hành vi chỉ bị gắn với những biện pháp cưỡng
chế hành chính và dân sự. Tuy nhiên khi mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn sẽ cần
tới những biện pháp cứng rắn và nghiêm khắc hơn nhằm đấu tranh phòng chống vi phạm,
đó chính là những biện pháp cưỡng chế dân sự được áp dụng thông qua Luật Hình sự.
Luật Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm trong hệ thống những quy phạm pháp luật do
Nhà nước thẩm quyền ban hành nhằm xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội là
tội phạm, đồng thời quy định hình phạt cần áp dụng đối với những tội phạm ấy.

Cách hiểu này không có nghĩa Luật Hình sự Việt Nam chỉ quy định về tội phạm
và hình phạt mà bên cạnh những nội dung pháp lý cơ bản đó, Luật Hình sự còn quy định
các nội dung liên quan đến cơ sở và điều kiện của trách nhiệm hình sự cũng như các chế
định pháp luật hình sự khác liên quan đến trình tự, điều kiện, yêu cầu của quyết định
hình phạt, các căn cứ và phạm vi của các biện pháp tha miễn trách nhiệm hình sự và
hình phạt. Không chỉ vậy, vì là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt
Nam, Luật Hình sự có đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh riêng, đồng thời
tuân theo một hệ thống các nguyên tắc riêng biệt và có những nhiệm vụ riêng.
Đối tượng điều chỉnh: Là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người thực
hiện tội phạm khi người này thực hiện hành vi mà Bộ Luật hình sự quy định là tội phạm.
Ngành Luật Hình sự điều chỉnh mối quan hệ này bằng việc xác định rõ quyền và
nghĩa vụ pháp lý của hai chủ thể Nhà nước và người phạm tội. Trong đó, Nhà nước tham
gia với tư cách là người bảo vệ công lý có quyền buộc người phạm tội phải chịu trách
nhiệm hình sự về việc thực hiện tội phạm thông qua các hoạt động tố tụng như điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án. Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm hình sự,
chịu bị điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, tuy vậy, họ cũng có quyền yêu cầu Nhà nước
truy cứu họ đúng với các quy định của pháp luật, đúng người đúng tội.
Phương pháp điều chỉnh: Là phương pháp quyền uy, sử dụng quyền lực.
Đây là phương pháp sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh quan hệ pháp
luật hình sự giữa Nhà nước và người thực hiện tội phạm. Nhà nước cùng các cơ quan tố 3 lOMoAR cPSD| 45834641
tụng (như cơ quan điều tra, truy tố, xét xử) có quyền quyết định hành vi đó có phải tội
phạm hay không và buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm họ
đã gây ra. Nhà nước có quyền áp dụng các chế tài hình sự đối với người phạm tội theo
Bộ luật Hình sự quy định mà không bị cản trở bởi bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào
trong xã hội. Còn trách nhiệm hình sự của người phạm tội là trách nhiệm thuộc về cá
nhân của người phạm tội, do chính người phạm tội gánh chịu một cách trực tiếp. Người
phạm tội có nghĩa vụ phải chấp hành những biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước đã áp dụng đối với họ.
1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự Việt Nam
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Hình sự được xây dựng trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản, đây là những tư tưởng chỉ đạo và xuất phát điểm của việc sử dụng
Luật Hình sự về các nội dung: quy định tội phạm, hình phạt và áp dụng pháp luật hình
sự. Trên cơ sở các quy phạm pháp luật của Bộ luật Hình sự 2015, có thể khái quát năm
nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự, cụ thể là: Nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc dân
chủ; nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự; nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi; nguyên tắc nhân đạo.
(1) Nguyên tắc pháp chế
Là nguyên tắc chung của cả hệ thống pháp luật Việt Nam, được đặt quan trọng
lên hàng đầu do vậy phải được tuân thủ trong tất cả các ngành luật cụ thể. Trong Luật
Hình sự, nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các vấn đề về tội phạm và hình phạt đều phải
được quy định cụ thể, rõ ràng trong văn bản luật. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc pháp chế cụ thể là:
Về mặt lập pháp:
Việc sửa đổi, bổ sung, quy định tội phạm mới hay xoá bỏ một tội phạm phải được
tiến hành một cách hợp pháp, theo đúng thủ tục luật định. Theo cơ chế này, mọi tội phạm
và hình phạt phải được Luật Hình sự quy định "có luật, có tội ". Ngoài ra, nguyên tắc
pháp chế còn đòi hỏi pháp luật hình sự phải được xây dựng trên những cơ sở khoa học,
được xây dựng một cách hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống
tội phạm. Các quy định của Luật Hình sự phải được xây dựng một cách cụ thể, chính
xác với các dấu hiệu của từng hành vi phạm tội và hậu quả pháp lý của nó.
Về mặt thực thi pháp luật:
Nhà nước không chấp nhận một bản án hình sự về một tội nào đó, nếu như tội
này không được quy định trong Luật Hình sự hiện hành. Việc xét xử phải đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không để oan người vô tội. Hình phạt
mà Tòa Án tuyên cho người phạm tội phải phù hợp với các quy định của Luật Hình sự. 4 lOMoAR cPSD| 45834641
(2) Nguyên tắc dân chủ
Nguyên tắc dân chủ trong Luật Hình sự còn được biết đến là nguyên tắc mọi cá
nhân, pháp nhân thương mại đều bình đẳng trước Luật Hình sự. Bình đẳng trước pháp
luật là nguyên tắc chung của pháp luật, đã được Hiến pháp và các văn bản quy phạm
pháp luật của các ngành luật quy định. Trên khía cạnh Luật Hình sự, thì sự bình đẳng
được thể hiện trong việc vận dụng các dấu hiệu để xác định hành vi phạm tội và hậu quả
pháp lý mà chỉ thể thực hiện hành vi phải gánh chịu, không phân biệt giữa các cá nhân,
pháp nhân thương mại. Nội dung này được thể hiện tại Điểm b, Khoản 1 và Điểm b,
Khoản 2 của Điều 3, Bộ luật Hình sự 2015.
Ngoài ra, Luật Hình sự bảo đảm cho nhân dân lao động tự mình hay thông qua
các tổ chức xã hội tham gia vào việc xây dựng và áp dụng Luật Hình sự, đấu tranh chống
và phòng ngừa tội phạm. Đồng thời, Luật Hình sự coi việc đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm là sự nghiệp của toàn dân. Nội dung này được thể hiện tại Khoản 3,
Điều 4, Bộ luật Hình sự 2015: "Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm".
(3) Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự
Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong Luật Hình sự còn được gọi là
nguyên tắc trách nhiệm cá nhân, pháp nhân thương mại. Trong đó, chức năng trừng phạt
và giáo dục của Luật Hình sự chỉ có thể thành hiện thực khi trách nhiệm hình sự được
xác định đúng cho từng chủ thể phạm tội. Theo đó việc xác định tội phạm và hình phạt
áp dụng cho chủ thể phạm tội phải tương xứng với mức độ gây nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm gây ra và phải phù hợp với nhân thân cũng như hoàn cảnh của chủ thể
phạm tội. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự vì vậy là một trong những nguyên
tắc đặc thù của Luật Hình sự.
Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong Luật Hình sự có thể được biểu
hiện thông qua các hành động: Phân loại tội phạm thành các nhóm tội khác nhau để có
các quy định khác nhau về trách nhiệm hình sự; đa dạng hóa hệ thống hình phạt; phân
hóa chế tài của mỗi tội thành nhiều khung hình phạt khác nhau…
(4) Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi
Với quan điểm đối tượng điều chỉnh của pháp luật chỉ có thể là hành vi của con
người mà không thể là ý nghĩ, tư tưởng của họ, Luật Hình sự Việt Nam thừa nhận nguyên
tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi là một trong các nguyên tắc chính. Theo đó, Luật Hình sự
không truy cứu trách nhiệm hình sự của một người về tư tưởng của họ mà chỉ có thể
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của họ khi hành vi đó thỏa mãn các dấu
hiệu được quy phạm pháp luật quy định. Theo Điều 8, Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
"Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách
5 lOMoAR cPSD| 45834641
cố ý hoặc vô ý...". Từ đó, quy định lỗi là một dấu hiệu của tội phạm và coi lỗi là cơ sở
không thể thiếu được của trách nhiệm hình sự.
(5) Nguyên tắc nhân đạo
Nguyên tắc này đòi hỏi tôn trọng các giá trị danh dự, nhân phẩm của con người,
không làm đau đớn con người... trên nền tảng đạo đức và truyền thống tốt đẹp của loài
người. Vì vậy, quá trình xây dựng và thực thi pháp luật hình sự Việt Nam phải phản ánh
được truyền thống ý thức và đạo đức của dân tộc, hướng tới có mục đích và nội dung
nhân đạo. Cụ thể, tính nhân đạo được biểu hiện trong Luật Hình sự Việt nam trên các nội dung sau:
+ Luật Hình sự Việt Nam khoan hồng với những người tự thú, thật thà khai báo,
tố giác đồng bọn, lập công chuộc tội, ăn năn, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại.
+ Luật Hình sự không có mục đích trả thù, hạ thấp nhân phẩm người phạm tội
mà nhằm tạo điều kiện để họ được cải tạo trở thành người có ích cho xã hội, sống lương thiện.
+ Luật Hình sự Việt Nam có nhiều quy định nhằm tạo điều kiện cho người phạm
tội tự cải tạo như quy định về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, quy định về
miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện (án treo)...
1.2. Bộ luật Hình sự Việt Nam
Bộ luật Hình sự Việt Nam là đạo luật hoàn chỉnh bao gồm hệ thống các quy phạm
pháp luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt nói chung cũng như về các tội phạm
cụ thể và các khung hình phạt đối với tội phạm cụ thể đó. Kể từ khi thành lập vào năm
1985, ở mỗi thời kỳ, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau
nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, chế độ xã hội mới, trật tự pháp luật và các quyền
công dân. Qua thời gian, Bộ luật Hình sự Việt Nam ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII của nước CHXHCN
Việt Nam đã thông qua Luật số: 100/2015 /QH13 về Bộ Luật Hình sự (gọi tắt Bộ Luật
Hình sự 2015). Bộ luật này đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tư duy lập pháp
hình sự; tiếp tục thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống
tội phạm, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức, bảo vệ và thúc đẩy nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của
Việt Nam. Bộ luật Hình sự 2015 cho đến nay vẫn là cơ sở chính cho các quyết định hình
sự của Nhà nước, Bộ luật sau đó được bổ sung thêm tại Quốc hội khóa XIV năm 2017
(ban hành Luật số 12/2017/QH14 của Quốc hội: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 6 lOMoAR cPSD| 45834641
Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13) nhằm quy định đồng bộ, nhất quán hơn trong Bộ
luật hình sự cũng như hướng đến sự phù hợp và hiệu quả khi áp dụng trên thực tế.
1.2.1. Cấu trúc của Bộ luật Hình sự Việt Nam
Bộ luật Hình sự 2015 được cấu trúc gồm 3 phần, 26 chương với 426 điều luật.
Trong đó, Phần quy định chung gồm 12 chương với 107 điều quy định; Phần các tội
phạm 14 chương với 318 điều quy định (từ Điều 108 đến Điều 425); Phần điều khoản
thi hành có 01 điều luật là Điều 426 quy định về hiệu lực thi hành của bộ luật này. Phần
quy định chung và phần các tội phạm trong Bộ luật Hình 2015 sự có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau, tạo thành hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự. Chúng đều là cơ sở
pháp lý cho việc xử lý người phạm tội.
So sánh với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số
100/2015/QH13, Bộ luật Hình sự bổ sung năm 2017 không có sự thay đổi đáng kể trong
cấu trúc, thay vào đó là những sửa đổi, bổ sung các điểu, khoản cụ thể của Bộ luật Hình sự 2015.
1.2.2. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự Việt Nam
Hiệu lực của Bộ luật Hình sự là phạm vi tác động của bộ luật được xác định trong
giới hạn không gian và thời gian cụ thể. Việc xác định hiệu lực của Bộ luật Hình sự
nhằm xác định rõ giới hạn về không gian và thời gian áp dụng đối với những hành vi
phạm tội và nếu thuộc vào phạm vi Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ bị xét xử theo pháp luật hình sự Việt Nam.
(1) Hiệu lực theo không gian và theo đối tượng
Việc xác định hiệu lực theo không gian nhằm xác định Bộ luật Hình sự có hiệu
lực đối với hành vi phạm tội xảy ra ở khu vực nào, đối với ai? Cụ thể, bao gồm 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo Khoản 1, Điều 5, Bộ luật Hình sự 2015 về nguyên tắc không phân biệt
người phạm tội là công dân nước ngoài hay công dân Việt nam, nếu phạm tội trên lãnh
thổ Việt nam, Bộ luật Hình sự 2015 cũng có thể được áp dụng. Hiệu lực này thể hiện
nguyên tắc chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Hành vi được coi là phạm tội trên lãnh
thổ Việt Nam và sẽ áp dụng Bộ luật Hình sự 2015 để giải quyết khi thuộc một trong hai
các trường hợp: Thứ nhất, hành vi phạm tội được thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ VN;
Thứ hai, tội phạm được bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
Đối với những người phạm tội đặc biệt thuộc trường hợp được miễn trừ tư pháp
hình sự về ngoại giao và lãnh sự (được quy định trong Công ước viên 1961 về quan hệ 7 lOMoAR cPSD| 45834641
ngoại giao và Công ước viên 1963 về quan hệ lãnh sự) thì Bộ luật Hình sự 2015 sẽ không được áp dụng).
Trường hợp 2: Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Trong trường hợp này, hiệu lực của Bộ luật Hình sự được xác định theo các quy
định trong Điều 6 Bộ luật Hình sự 2015. Hiệu lực này thể hiện nguyên tắc quốc tịch. Cụ
thể là Bộ luật Hình sự 2015 có thể áp dụng để truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam
đối với công dân Việt nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở
ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam. Quy định này cũng được áp
dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam. Ngoài ra, người nước ngoài,
pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình
sự 2015 trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc
theo quy định của điều ước quốc tế mà Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cũng theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Hình sự 2015, ngay cả đối với hành vi
phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang
quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 trong trường hợp điều ước quốc
tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.
(2) Hiệu lực theo thời gian
Là phạm vi áp dụng Bộ luật Hình sự 2015 đối với hành vi phạm tội trong khoảng
thời gian nhất định. Việc xác định hiệu lực theo thời gian là nhằm xác định hiệu lực áp
dụng của Bộ luật Hình sự đối với những tội phạm được thực hiện trong thời gian nào?
Cơ sở pháp lý của việc xác định hiệu lực theo thời gian của Bộ luật Hình sự là các quy
định trong Điều 7 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:
+ Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu
lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.
+ Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết
tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ
trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không
có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực
hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành. 8 lOMoAR cPSD| 45834641
+ Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy
định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng
án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm
hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho
người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều
luật đó có hiệu lực thi hành.”
Như vậy, theo những quy định đã nêu trên thì việc xác định thời điểm thực hiện
tội phạm có thể được hiểu và tiến hành theo 2 nội dung:
+ Đối với tội phạm được thực hiện trong một khoảng thời gian thì tất cả quá trình
thực hiện tội phạm là thời điểm thực hiện tội phạm.
+ Điều luật được áp dụng là điều luật đang có hiệu lực thi hành vào thời điểm cuối
cùng của việc thực hiện tội phạm. II. Tội phạm
2.1. Khái niệm, đặc điểm của tội phạm
2.1.1. Khái niệm tội phạm
Tội phạm được quy định tại Khoản 1, Điều 8 Bộ Luật Hình sự năm 201, sửa đổi
bổ sung năm 2017 như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương
mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

2.1.2. Đặc điểm của tội phạm
Từ định nghĩa tội phạm nêu trên cho thấy tội phạm là một vi phạm pháp luật có
tính chất nghiêm trọng nhất so với vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỷ luật.
Tội phạm có các đặc điểm sau: tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự,
tính chất lỗi, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định hoặc pháp
nhân thương mại thực hiện. Các đặc điểm này là căn cứ để phân biệt tội phạm với các
hành vi vi phạm pháp luật khác. 9 lOMoAR cPSD| 45834641
(1) Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội (tính nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm)
Đây là thuộc tính khách quan và là dấu hiệu quan trọng nhất của tội phạm. Vì
hành vi đã thực hiện là nguy hiểm cho xã hội nên bị pháp luật hình sự coi là tội phạm.
Tính nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở việc hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ như liệt kê tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự.
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm vừa là căn cứ để phân biệt hành vi là tội
phạm với những hành vi là vi phạm pháp luật khác như vi phạm hành chính, vi phạm
dân sự... vừa là cơ sở để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Điều này giúp ích
rất nhiều cho việc cá thể hoá hình phạt.
Để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cần xem xét đánh giá các tình tiết như: -
Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại; -
Tính chất của hành vi khách quan, tính chất của phương pháp, thủ đoạn,
côngcụ và phương tiện phạm tội; -
Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra cho quan hệ xã hội bị xâm hại; -
Tính chất và mức độ lỗi; -
Động cơ, mục đích của người phạm tội; -
Nhân thân của người phạm tội; -
Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội tại thời điểm và tại nơi thực hiệntội phạm.
(2) Tội phạm là hành vi được pháp luật hình sự quy định (tính trái pháp luật
hình sự của tội phạm)
Theo Khoản 1 và 2, Điều 2, Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
“1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của
Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Đây là dấu hiệu biểu hiện hình thức pháp lý của hành vi phạm tội và phù hợp với
nguyên tắc đặc trưng của luật hình sự: Không có tội khi không có luật. 10 lOMoAR cPSD| 45834641
Tội phạm ngoài tính nguy hiểm cho xã hội thì còn phải được đảm bảo chặt chẽ
về mặt hình thức pháp lý để tránh tuỳ tiện trong thực tế áp dụng. Ngược lại, để tránh
việc áp dụng quy định này một cách hình thức, máy móc, khoản 4 Điều 8 Bộ luật Hình
sự cũng đã nhấn mạnh: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất
nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác
”.
(3) Tội phạm là hành vi được thực hiện một cách có lỗi (Tính chất lỗi của tội phạm)
Lỗi là thái độ, nhận thức chủ quan của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm
mà mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó. Lỗi là dấu hiệu bắt buộc của tội
phạm cũng như vi phạm pháp luật nói chung. Một hành vi trái pháp luật hình sự không
đồng nghĩa với tội phạm nếu chưa xác định yếu tố chủ quan tức là yếu tố lỗi của người
phạm tội. Để xác định người thực hiện hành vi có lỗi hay không cần phải đặt người đó
ở trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể khi thực hiện tội phạm. Liệu trong điều kiện hoàn
cảnh đó, họ có thể tự do lựa chọn cách xử sự của mình hay không và nếu hành vi mà họ
đã lựa chọn phù hợp với yêu cầu của xã hội, yêu cầu của pháp luật thì không có lỗi.
Ngược lại, nếu người đó đã lựa chọn hành vi trái với yêu cầu của xã hội, yêu cầu của
pháp luật dẫn tới đe dọa gây thiệt hại hoặc gây ra thiệt hại cho xã hội thì người đó có lỗi.
Có hai hình thức lỗi: cố ý và vô ý như được quy định tại Điều 10 và Điều 11 Bộ
luật Hình sự, trong đó: -
Lỗi cố ý: bao gồm cố ý trực tiếp: nhận thức rõ, thấy trước hậu quả, mong
muốn hậu quả xảy ra; cố ý gián tiếp: nhận thức hành vi nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
hậu quả có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra -
Lỗi vô ý: bao gồm vô ý quá tự tin: thấy hành vi của mình có thể gây hậu
quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn
ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội; vô ý cẩu thả:
không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra nguy hại cho xã hội
(4) Tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
Chủ thể tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải hoàn toàn có
khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi và khả năng điều khiển được hành
vi của mình. Vì vậy, không thể coi một hành vi là tội phạm khi hành vi đó được thực
hiện bởi một người không có khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi do
mình thực hiện và không có khả năng điều khiển hành vi của mình theo yêu cầu của xã hội. 11 lOMoAR cPSD| 45834641
Thông thường, khi con người ta đạt đến một độ tuổi nhất định thì sẽ có được năng
lực này trừ khi họ mắc các bệnh ảnh hưởng đến sự bình thường về đầu óc dẫn đến mất
khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi. Như vậy, người có năng lực
trách nhiệm hình sự là người đủ tuổi theo luật định (xem Điều 12 Bộ luật Hình sự) và
không rơi vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (xem Điều 21 Bộ luật Hình sự).
Trên cơ sở đó, có thể hiểu người có năng lực trách nhiệm hình sự là người mà tại
thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoàn toàn có khả năng nhận thức được
ý nghĩa xã hội của hành vi và khả năng điều khiển được hành vi của mình.
2.2. Phân loại tội phạm
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, Điều
9, Bộ luật Hình sự 2015 phân tội phạm thành 4 loại như sau: tội phạm ít nghiêm trọng,
tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối
với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là
từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với
tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy
định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Ví dụ minh hoạ:
Để nhận biết một tội phạm cụ thể là loại tội gì theo cách phân loại tội phạm của
Điều 9 Bộ luật Hình sự, cần phải dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt được quy
định trong Bộ luật Hình sự đối với tội ấy mà không được dựa vào mức hình phạt cụ thể
mà một người bị Toà án áp dụng trên thực tế. Ví dụ theo Điều 128 Bộ luật Hình sự về
Tội vô ý làm chết người quy định như sau:
“1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”. 12 lOMoAR cPSD| 45834641
Như vậy, một khung hình phạt phải có mức thấp nhất và mức cao nhất, trong
trường hợp khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự, 05 năm tù là mức cao nhất của khung
hình phạt từ 01 năm đến 05 tù. Lấy 05 năm tù đối chiếu với phân loại tội phạm quy định
tại Điều 9 Bộ luật Hình sự thì khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự là tội nghiêm trọng.
Trong khi đó, khoản 2 Điều 128 Bộ luật Hình sự có mức cao nhất của khung hình phạt
là 10 năm tù và do đó là tội rất nghiêm trọng.
2.3. Cấu thành tội phạm
2.3.1. Khái niệm, đặc điểm cấu thành tội phạm
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một
loại tội phạm cụ thể được quy định trong Luật Hình sự. Trong đó, cấu thành tội phạm
có những đặc điểm sau:
(1) Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đều do luật quy định
Tất cả tội phạm đều có những dấu hiệu chung như năng lực trách nhiệm
hình sự, tuổi… được ghi nhận trong phần quy định chung của Bộ luật Hình sự, ngoài ra
mỗi loại tội phạm còn có những dấu hiệu riêng biệt được mô tả trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự.
(2) Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm có tính chất đặc trưng
Tuy các tội phạm có những đặc điểm chung nhất định, mỗi loại tội phạm
có những đặc điểm riêng biệt. Bộ luật Hình sự dựa trên những đặc điểm riêng biệt đó
cho từng loại tội phạm cụ thể thể, qua đó phân biệt loại tội phạm này với loại tội phạm khác.
(3) Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm có tính chất bắt buộc
Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm của một loại tội phạm cụ thể đã
được quy định trong Bộ luật Hình sự là những dấu hiệu cần và đủ để xác định một loại
tội phạm, do đó nếu thêm hoặc bớt một dấu hiệu có thể dẫn tới không phạm tội hoặc
phạm vào loại tội phạm khác.
2.3.2. Phân loại cấu thành tội phạm
Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội -
Cấu thành tội phạm cơ bản: Là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định
tội, các dấu hiệu được mô tả trong khái niệm pháp lý của một tội phạm cụ thể. Do đó,
cấu thành tội phạm cơ bản giúp xác định và phân biệt loại tội phạm. 13 lOMoAR cPSD| 45834641 -
Cấu thành tội phạm tăng nặng: Là cấu thành tội phạm mà ngoài cấu thành
tội phạm cơ bản còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ nguy hiểm tăng lên một cách đáng kể. -
Cấu thành tội phạm giảm nhẹ: Là cấu thành tội phạm mà ngoài cấu thành
tội phạm cơ bản còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ nguy hiểm giảm
xuống một cách đáng kể.
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội phạm -
Cấu thành tội phạm vật chất: Là cấu thành tội phạm có các dấu hiệu mặt
khách quan là hành vi khách quan của tội phạm, hậu quả của tội phạm và mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi khách quan của tội phạm và hậu quả của tội phạm. -
Cấu thành tội phạm hình thức: Là cấu thành tội phạm chỉ có một dấu hiệu
trong mặt khách quan là hành vi khách quan của tội phạm.
2.3.3. Các yếu tố cấu thành tội phạm
Khách thể của tội phạm: Là quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.
Mặt khách quan của tội phạm: Là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao
gồm: hành vi khách quan của tội phạm (bao gồm hành vi hành động và hành vi không
hành động), hậu quả của của tội phạm và mối quan hệ nhân quả.
Chủ thể của tội phạm: Là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi
luật định hoặc pháp nhân thương mại và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
Mặt chủ quan của tội phạm: Là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm
được phản ánh qua lỗi, động cơ và mục đích của tội phạm.
- Lỗi: Là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc
vô ý. Hành vi bị coi là tội phạm khi người thực hiện hành vi phải có lỗi. Trong đó, hành
vi của con người là kết quả của sự lựa chọn, phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là ý chí và
lý trí. Chính từ hai yếu tố này mà Bộ luật Hình sự chia lỗi thành cố ý, bao gồm: lỗi cố ý
trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý vô ý do cẩu thả.
+ Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (Điều 11, Bộ luật Hình sự 2015).
+ Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra tuy nhiên không mong muốn
nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (Điều 11, Bộ luật Hình sự 2015). 14 lOMoAR cPSD| 45834641
+ Lỗi vô ý vì quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể
gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có
thể ngăn ngừa được (Điều 12, Bộ luật Hình sự 2015).
+ Lỗi vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể
gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả
đó (Điều 12, Bộ luật Hình sự 2015). -
Động cơ phạm tội: Là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực
hiện hành vi phạm tội cố ý. -
Mục đích phạm tội: Là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội
đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.
Động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc phải có trong tất
cả các cấu thành tội phạm mà chỉ có trong cấu thành tội phạm cơ bản của một số tội, có
thể có trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ.
2.4. Đồng phạm
Theo Khoản 1, Điều 17, Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Đồng phạm là trường
hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.
Về dấu hiệu khách quan, quan, đồng phạm cần phải có từ 2 người trở lên tham
gia. Những người tham gia đồng phạm là những người có năng lực trách nhiệm hình sự
và đạt một độ tuổi nhất định. Dấu hiệu “cùng thực hiện tội phạm” nghĩa là những người
đồng phạm phải tham gia vào tội phạm bởi một trong các hành vi sau đây: -
Hành vi thực hiện tội phạm: người thực hiện hành vi này là người thực
hành.Người thực hành có thể là người thực hành trực tiếp và gián tiếp. -
Hành vi tổ chức thực hiện hành vi: người có hành vi này là người tổ
chức.Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. -
Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm: người có hành vi này
làngười xúi giục. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. -
Hành vi giúp người khác thực hiện tội phạm: người có hành vi này là
ngườigiúp sức. Người giúp sức là người tạo ra những điều kiện tinh thần hay vật chất
cho việc thực hiện tội phạm.
Về dấu hiệu chủ quan, những người tham gia đồng phạm phải cùng có lỗi cố ý.
Họ không chỉ cố ý với hành vi phạm tội của chính mình mà còn bắt buộc phải biết và 15 lOMoAR cPSD| 45834641
mong muốn sự cố ý của những người đồng phạm khác. Người đồng phạm không phải
chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Ví dụ minh họa: A điều khiển xe gắn máy chở B đi sinh nhật bạn cùng lớp. Do
sắp muộn giờ sinh nhật nên B giục A phóng nhanh, vượt đèn đỏ, chẳng may đâm vào
chị C đang đi xe đạp lưu thông trên làn đường đối diện. Chị A bị ngã đập đầu xuống
đường dẫn đến tử vong. Nếu B không giục A phóng nhanh thì đã không xảy ra vụ tai
nạn dẫn đến chết người này. Hỏi B có bị coi là đồng phạm của A trong vụ án này không?”
Trả lời: A đã phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại
Điều 260, Bộ luật Hình sự 2015. Tội này có hình thức lỗi vô ý nên A và B không phải là đồng phạm.
2.5. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
Theo quy định của luật hình sự Việt Nam, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
do mình thực hiện. Tuy nhiên, một số hành vi mà thông thường là tội phạm nhưng nếu
được thực hiện trong những trường hợp khiến hành vi thực hiện trên thực tế mất đi tính
chất nguy hiểm cho xã hội và được pháp luật hình sự cho phép thì sẽ không bị coi là tội
phạm. Do đó, người thực hiện hành vi này được loại trừ trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại Chương 4, Bộ luật Hình sự 2015, có 7 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự như sau:
(1) Sự kiện bất ngờ (Điều 20, Bộ luật Hình sự 2015)
Sự kiện bất ngờ là trường hợp người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho
xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó.
(2) Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21, Bộ luật
Hình sự 2015)
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là trường hợp người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm
mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
(3) Phòng vệ chính đáng (Điều 22, Bộ luật Hình sự 2015)
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ
chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả một
cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính
đáng không phải là tội phạm nếu thoả mãn các điều kiện sau: 16 lOMoAR cPSD| 45834641
Điều kiện 1: Có hành vi tấn công đang thực tế đe dọa đến quyền, lợi ích chính đáng.
Điều kiện 2: Hành vi chống trả phải gây ra thiệt hại cho người có hành vi tấn công.
Điều kiện 3: Hành vi phòng vệ phải là hành vi chống trả lại một cách cần thiết.
Nếu hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì bị coi là vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách
nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
(4) Tình thế cấp thiết (Điều 23, Bộ luật Hình sự 2015)
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế
đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của
người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần
ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm nếu thoả mãn các điều kiện sau:
Điều kiện 1: Có sự nguy hiểm đang thực tế đe dọa lợi ích hợp pháp.
Điều kiện 2: Việc gây ra thiệt hại là cách duy nhất để ngăn chặn thiệt hại khác.
Điều kiện 3: Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.
Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết,
thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
(5) Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24, Bộ luật Hình sự 2015)
Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn
cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ
thì không phải là tội phạm.
Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì
người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.
(6) Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật
và công nghệ (Điều 25, Bộ luật Hình sự 2015)
Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng
tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy
phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm. 17 lOMoAR cPSD| 45834641
Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện
pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
(7) Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26, Bộ
luật Hình sự 2015)
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ
huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng
người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách
nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ minh họa: Đang chạy trên đường quốc lộ dọc theo đường sắt, Phạm Văn
T là lái xe của công ty cổ phần Minh Đức nhìn thấy có hai đứa trẻ đang mải mê thả diều
và chạy giữa hai đường ray tàu hỏa, dường như không nghe thấy những tiếng quát gọi
của rất nhiều người. Trong khi đó, đoàn tàu S2 đang đến rất gần và một vụ tai nạn tưởng
như chắc chắn sẽ xảy ra. Phạm Văn T vội lao vào và kịp đẩy mạnh hai đứa trẻ bật ra
khỏi đường ray, đúng lúc đoàn tàu vùn vụt lao qua. Thoát chết, nhưng một cháu bị gãy
tay phải, còn cháu kia bị gãy chân trái. Trong trường hợp gây ra thương tích cho người
khác như vậy, hành động của lái xe Phạm Văn T có được coi là tình thế cấp thiết để được
loại trừ trách nhiệm hình sự hay không? Lái xe T có phải bồi thường thiệt hại đã gây ra
cho hai cháu bé hay không?”
Trả lời: Trong trường hợp này để bảo vệ tính mạng của hai cháu bé đang thực tế
bị đe doạ (Điều kiện 1: Có sự nguy hiểm đang thực tế đe dọa lợi ích hợp pháp) anh T đã
buộc phải gây ra thương tích cho hai cháu bé; đây cũng là cách duy nhất để ngăn chặn
tai nạn giao thông thảm khốc nếu đoàn tàu đâm vào hai cháu bé (Điều kiện 2: Việc gây
ra thiệt hại là cách duy nhất để ngăn chặn thiệt hại khác); thiệt hại đã gây ra (gãy chân,
gãy tay) là nhỏ hơn so với thiệt hại cần ngăn chặn là tính mạng của hai cháu bé (Điều
kiện 3: Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn).
Như vậy, lái xe T trong tình thế cấp thiết đã buộc phải gây ra thiệt hại để bảo vệ
những lợi ích lớn hơn, quan trọng hơn. Tình thế cấp thiết là hành vi có ích cho xã hội
nhằm đảm bảo cho công dân có điều kiện để tự bảo vệ những quyền và lợi ích chính
đáng của mình, của xã hội đồng thời cũng là căn cứ pháp lý quan trọng để tiến hành các
hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ pháp luật và kỷ cương xã hội. Pháp
luật hình sự quy định tình thế cấp thiết không phải là tội phạm đã thể hiện sự đề cao tinh
thần tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau của người Việt Nam.
Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự nhưng nếu gây ra thiệt hại cho
người khác thì phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân
sự. Người được loại trừ trách nhiệm hình sự không phải thực hiện nghĩa vụ này. Do đó
Lái xe T không phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho hai cháu bé. 18