Các giải pháp chính sách kinh tế về tài khóa, tiền tệ, ngoại thương của nền kinh tế Việt Nam trong trạng thái bình thường mới

     Dịch bệnh Covid 19 kéo dài liên tiếp cho đến nay đã được 3 năm và thực sự đã trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Với tốc độ lây lan nhanh chóng cùng với nhiều biến chủng mới, phức tạp xuất hiện đã càn quét khốc liệt trên phạm vi toàn cầu, gây ra nhiều ảnh hưởng, thiệt hại to lớn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !

lOMoARcPSD| 46988474
1
Chương 3: Các giải pháp chính sách kinh tế về tài khóa, tiền tệ,
ngoại thương của nền kinh tế Việt Nam trong trạng thái bình
thường mới
Dịch bệnh Covid 19 kéo dài liên tiếp cho đến nay đã được 3 năm và thực sự
đã trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Với tốc độ lây lan nhanh chóng
cùng với nhiều biến chủng mới, phức tạp xuất hiện đã càn quét khốc liệt trên
phạm vi toàn cầu, gây ra nhiều ảnh hưởng, thiệt hại to lớn. Năm 2020 là năm
mà con người phải chứng kiến những sự việc xảy ra chưa từng có tiền lệ về mọi
khía cạnh của xã hội: kinh tế, giáo dục, lao động, đời sống,..và không thể không
kể đến các doanh nghiệp. Nói về câu chuyện kinh tế trong và sau đại dịch,
không thể không nhắc đến sự suy thoái nặng nề nhất chưa từng có trong nhiều
thập kỉ qua từ những nước đi đầu như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức,…trong
đó Mỹ và các nước châu Âu chính là tâm điểm chính của dịch bệnh cũng như
thực trạng tăng trưởng kinh tế tồi tệ nhất trong năm 2020. Sức tàn phá khủng
khiếp của Covid 19 như một cú đòn giáng chí mạng vào nền kinh tế thế giới.
Đại dịch như một con dao vô hình đẩy nền kinh tế vốn đang trong quá trình
phục hồi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, kéo theo hàng ngàn hệ lụy. Kinh tế Thế giới bỗng chốc bốc hơi hàng ngàn
tỷ USD cùng những thành quả được xây dựng bao năm bỗng chốc tiêu tan. Theo
số liệu số liệu của tổ chức dịch vụ pháp lý Epiq, 3.427 doanh nghiệp ở Mỹ đã
nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào nửa đầu năm 2020.Còn tại Việt Nam, theo số
liệu cuối năm 2020 từ Tổng cục Thống kê, năm 2020 có tổng cộng 101,7 nghìn
doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ
tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước. Đại dịch
COVID-19 đã và đang để lại những hậu quả nặng nề trong tất cả các lĩnh vực
nói chung và cho doanh nghiệp tại Việt Nam nói riêng. Những chính sách cũ h
trợ doanh nghiệp không còn đảm bảo tính hiệu quả trong tình hình mới. Do vậy,
sự ra đời của những chính sách mới phù hợp với bối cảnh vừa cần phát triển
kinh tế, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch là rất cấp thiết. Vì thế, những
chính sách mới được ban hành như một giải pháp kịp thời hỗ trợ và cứu vớt
doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng thời kì đại dịch.
1.Chính sách tài khóa:
Thời gian tới, dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của
dịch COVID-19 sẽ có tác động lớn tới nền kinh tế. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo
dõi sát diễn biến và điều kiện thực tế, tham mưu các giải pháp hỗ trợ phù hợp.
Trong đó, trước mắt phối hợp với các bộ tham mưu trình chương trình phục hồi
kinh tế với sự tham gia tích cực của chính sách tài khóa.
lOMoARcPSD| 46988474
2
Thứ nhất, bám sát diễn biến và tác động của dịch COVID-19, tình hình kinh
tế-xã hội trong nước và quốc tế, kịp thời đề xuất các giải pháp điều hành thu, chi
ngân sách phù hợp; tổ chức thực hiện thành công các giải pháp tài khóa và phối
hợp chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả với chính sách tiền tệ hỗ trợ Chương trình
phục hồi và phát triển kinh tế xã hội theo phê duyệt của cấp thẩm quyền. Đây là
ưu tiên trước mắt của nền kinh tế cũng như của ngành tài chính.
Thứ hai, tập trung thực hiện nghiêm Luât Quản lý thuế; đẩy mạnh cải cách 
thủ tục hành chính; đẩy mạnh sử dụng hóa đơn điên tử, áp dụng trên phạm vi 
toàn quốc từ ngày 1/7/2022; tăng cường thực hiện tài chính số… tạo môi trường
thuận lợi, giảm chi phí, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Đồng thời, tăng cường quản
lý thu, nhất là thu hoạt động thương mại điện tử, chống thất thu, chống chuyển
giá, trốn thuế; thực hiện nghiêm quy định về đấu giá khi thực hiện bán, chuyển
nhượng, cho thuê tài sản công…
Thứ ba, quản lý chi NSNN hiệu quả, chặt chẽ, tiết kiệm, bảo đảm kinh phí
thực hiện chế độ, chính sách cho các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch
COVID-19 và hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng của dịch; các chính sách an
sinh xã hội; các đối tượng chính sách, người yếu thế trong xã hội...
Thứ tư, tiếp tục rà soát để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tài
chính - ngân sách… bảo đảm thống nhất, minh bạch; nghiên cứu, đề xuất sửa
đổi Luật NSNN để đổi mới cơ chế phân cấp NSNN, tăng cường vai trò chủ đạo
của NSTW, tạo sự chủ đông, tự chịu trách nhiệm cho các địa phương và các cơ 
quan, đơn vị; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luât thuế và các quy địn
liên quan để mở rông cơ sở thu, chống xói mòn nguồn thu, bao quát khu vực 
kinh tế phi chính thức…
Thứ năm, kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách, nợ công, tăng cường hiệu
quả sử dụng vốn vay; chủ động thực hiện các giải pháp cơ cấu lại nợ công theo
quy định của pháp luật; bảo đảm các chỉ tiêu an toàn nợ công; an ninh, an toàn
nền tài chính quốc gia.
Thứ sáu, quản lý các thị trường tài chính, chứng khoán phát triển ổn định, an
toàn phát huy hiệu quả vai trò huy động vốn cho NSNN và cho nền kinh tế; tiếp
tục mở cửa theo lộ trình cam kết...
Cuối cùng, người đứng đầu Bộ Tài chính khẳng định sẽ nâng cao hiệu quả,
hiệu lực bộ máy quản lý tài chính; tổ chức sắp xếp lại, tinh gọn bộ máy, phấn
đấu đến năm 2025 hoàn thành xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở các
hệ thống cơ quan quản lý tài chính công trọng yếu. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương
tài chính - NSNN; phòng chống tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm minh các
vi phạm theo quy định của pháp luật.
lOMoARcPSD| 46988474
3
Tổng thu NSNN đến ngày 31/12/2021 đạt 1.563,3 nghìn tỷ đồng, vượt 16,4%
so với dự toán, tăng 3,7% so với thực hiện năm 2020. Chi NSNN hoàn thành
mục tiêu đề ra, bảo đảm đủ nguồn cho đầu tư phát triển và đáp ứng kịp thời các
nhiệm vụ chi sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà
nước. Trong đó, đã chi 74.000 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ
người dân vượt qua tác động của đại dịch COVID-19 theo các Nghị quyết của
Chính phủ. Dù còn khó khăn nhưng cả năm, bội chi NSNN thực hiện đạt dưới
4% GDP.
2. Chính sách tiền tệ:
Kinh tế trong nước năm 2021 đối mặt với những khó khăn chưa từng có do
tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 lên đời sống nhân dân và sản
xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, dịch vụ. Trong bối cảnh đó, Đảng và N
nước đã kịp thời đưa ra các quyết sách hỗ trợ nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã
hội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với sứ mệnh điều hành chính sách
tiền tệ đã chỉ đạo toàn ngành ngân hàng triển khai nhiều giải pháp căn cơ để
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, duy trì vốn cho sản xuất, góp
phần thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Thứ nhất, đảm bảo thanh khoản thông suốt trên thị trường tiền tệ, tạo điều
kiện để Tổ chức n dụng (TCTD) tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ TCTD
đẩy mạnh tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế.
NHNN mua lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước, đưa tiền
đồng ra thị trường, qua đó thanh khoản hệ thống TCTD dồi dào, đồng thời, hàng
ngày NHNN chào mua giấy tờ có giá trên thị trường mở nhằm phát tín hiệu sẵn
sàng hỗ trợ thanh khoản, ổn định thị trường tiền tệ. Nhờ đó, lãi suất liên ngân
hàng giảm xuống và duy trì ở mức rất thấp trong lịch sử, giảm chi phí vốn đầu
vào cho TCTD, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để TCTD giảm lãi suất cho vay.
Thứ hai, duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện và định hướng
để mặt bằng lãi suất cho vay của TCTD giảm. Ngay khi dịch bệnh bùng phát
trong năm 2020, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm 1,5 -
2%/năm, là một trong những Ngân hàng Trung ương (NHTW) giảm lãi suất
điều hành mạnh nhất khu vực. Trong năm 2021, NHNN duy trì các mức lãi suất
thấp này, kết hợp điều hành thanh khoản dồi dào trên thị trường tiền tệ. Kết quả
là, đến cuối tháng 11/2021, lãi suất huy động và cho vay VND bình quân của
TCTD giảm tương ứng khoảng 0,51%/năm và 0,81%/năm so với cuối năm 2020
sau khi đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020. Lãi suất cho vay bình quân
đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ là 4,3%/năm (thấp
hơn mức trần quy định là 4,5%/năm).
lOMoARcPSD| 46988474
4
Thứ ba, đảm bảo cung ứng vốn tín dụng đầy đủ và kịp thời cho các nhu cầu
sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng
tín dụng đối với các TCTD, hướng tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng.
NHNN điều hành tăng trưởng tín dụng trên cơ sở chỉ tiêu định hướng từ đầu
năm, và linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với diễn biến phức tạp, khó lường của
dịch Covid-19. Theo đó, NHNN điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho TCTD có
năng lực tài chính, quản trị điều hành, có khả năng mở rộng tín dụng an toàn,
lành mạnh, để kịp thời hỗ trợ nền kinh tế. Đồng thời, NHNN chỉ đạo TCTD
tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản
xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi
ro; tăng cường quản lý rủi ro đối với tín dụng tiêu dùng; tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, góp phần hạn
chế tín dụng đen. Tn cơ sở đó, tín dụng tăng ngay từ đầu năm và cao hơn năm
2020, kịp thời đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Đến ngày 30/12/2021, tín dụng
tăng 13,47% so với cuối năm 2020, tăng 13,79% so với cùng kỳ năm 2020
(cùng kỳ năm 2020 tăng 11,85% so với cuối năm 2019 và tăng 11,93% so với
cùng kỳ năm 2019). Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, tập trung cho các
lĩnh vực sản xuất kinh doanh; 4/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng tín dụng
cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 20201, hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu
ngành nông nghiệp, phát triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ
và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tăng
trưởng tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán trong
tầm kiểm soát của NHNN.
Thứ tư, ổn định thị trường ngoại tệ. NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, bám
sát cung cầu thị trường, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ
(CSTT). Trong khi xu hướng rút vốn khỏi các nước mới nổi và đang phát triển
khiến đồng tiền của nhiều nước trong khu vực mất giá khá lớn so với USD
(Baht Thái giảm 9,7%, Ringgit Malaysia giảm 2,5%, Đô-la Singapore giảm 1%)
thì tỷ giá USD/VND tiếp tục được duy trì ổn định. Đến cuối tháng 12/2021, tỷ
giá trung tâm USD/VND chỉ tăng 0,06% so với cuối năm 2020. Thanh khoản
ngoại tệ trên thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của người
dân, doanh nghiệp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
Thứ năm, triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị
ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Bên cạnh việc điều hành CSTT chủ động, linh
hoạt, NHNN chỉ đạo TCTD đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân, triển
khai hàng loạt các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; liên
tục rà soát, chỉnh sửa để các biện pháp, chính sách hỗ trợ ngày càng thiết thực
hơn, dễ tiếp cận và đi vào đời sống hơn, cụ thể:
lOMoARcPSD| 46988474
5
- Kịp thời sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020
cho phép TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên
nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
(Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 và Thông tư số
14/2021/TT-NHNN ngày 07/9/2021) qua đó mở rộng quy mô, phạm vi đối
tượng áp dụng các biện pháp hỗ trợ, kéo dài thời gian hỗ trợ đến tháng
6/2022. Đến ngày 20/12/2021, hệ thống TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả
nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 775.000 khách hàng, lũy kế giá trị nợ được
cơ cấu từ ngày 23/01/2020 khoảng 607.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi
suất cho 2 triệu khách hàng với dư nợ 3,87 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi
suất thấp hơn so với trước đại dịch Covid-19 với doanh số lũy kế từ ngày
23/01/2020 đạt trên 7,4 triệu tỷ đồng cho hơn 1,3 triệu khách hàng.
- Hỗ trợ người sử dụng lao động trả lương ngừng việc cho người lao động.
NHNN cho vay tái cấp vốn với lãi suất 0%/năm, không tài sản bảo đảm đối
với NHCSXH để cho vay người sử dụng lao động trả lương ngừng việc
cho người lao động, khôi phục sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, hàng nghìn
lượt người lao động đã được hỗ trợ trả lương trong thời gian ngừng việc từ
các chương trình cho vay này, theo đó đợt hỗ trợ thứ nhất (kết thúc vào
ngày 31/01/2021) có 245 người sử dụng lao động vay để trả lương ngừng
việc cho 11.276 người lao động; đợt hỗ trợ thứ hai được tích cực triển khai
kể từ tháng 7/2021, đến 27/12/2021 có 2.311 đơn vị sử dụng lao động vay
để trả lương cho 527.309 lượt người lao động.
- Tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam
Airlines - VNA) theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng
Chính phủ: NHNN đã ban hành các quyết định tái cấp vốn tối đa 4.000 tỷ
đồng cho 03 TCTD sau khi các TCTD này cho VNA vay; đến ngày
27/12/2021, NHNN đã giải ngân tái cấp vốn 3.862,6 tỷ đồng đối với 03
TCTD này.
- Tiếp tục thực hiện các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán cho
người dân, doanh nghiệp với tổng số phí dịch vụ thanh toán mà NHNN và
Napas giảm để hỗ trợ nền kinh tế trong năm 2021 khoảng 1.557 tỷ đồng.
Nhờ đó, TCTD tiếp tục giảm, miễn phí dịch vụ thanh toán cho khách hàng;
tăng cường các ứng dụng chuyển đổi số, phát triển thanh toán không dùng
tiền mặt, theo đó, bên cạnh các phương thức thanh toán qua POS, ATM,
chuyển khoản, Internet, mã QR thì từ năm 2021, NHNN tiếp tục cho phép
các ngân hàng mở tài khoản trực tuyến thông qua công nghệ eKYC, triển
lOMoARcPSD| 46988474
6
khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán hàng hóa, dịch vụ có
giá trị nhỏ (Mobile-Money)...
Kết quả điều hành CSTT cùng với các động thái hỗ trợ chủ động, kịp thời
trên đây thể hiện sự đồng hành, sẻ chia với nền kinh tế của hệ thống ngân hàng
trong bối cảnh khó khăn chung của đại dịch Covid-19, khi bản thân hệ thống
ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro do đại dịch gây ra như khả năng
trả nợ của doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình suy giảm, tiềm ẩn rủi ro gia
tăng nợ xấu, chi phí trích lập dự phòng rủi ro gia tăng. Với vai trò là huyết mạch
của nền kinh tế, ngành Ngân hàng vừa đảm bảo cung cấp vốn đủ và kịp thời
phục vụ nhu cầu phục hồi kinh tế, vừa đảm bảo hoạt động của chính hệ thống
ngân hàng an toàn, ổn định, bền vững.
3. Chính sách ngoại thương:
Mặc dù hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng và
trạng thái xuất siêu trong bối diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tuy nhiên
mức độ tăng trưởng xuất khẩu có dấu hiệu giảm sút và không bền vững. Bên
cạnh đó, diễn biến dịch bệnh còn khá phức tạp và khó lường. Chính vì vậy, việc
đưa ra các hàm ý chính sách nhằm cải thiện các hoạt động xuất khẩu, đảm bảo
tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định xã hội và nâng cao phúc lợi cho người
dân là cần thiết. Cụ thể:
Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh, tạo
điều kiện cho việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong thời kỳ
dịch bệnh; tận dụng triệt để các lợi thế về các hàng rào thuế quan và phi thuế
quan để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu đến các đối tác thuận lợi và dễ dàng
hơn; thực hiện các cải cách hành chính để giảm thiểu độ cồng kềnh của các thủ
tục hải quan; đẩy mạnh xây dựng các kế hoạch phát triển và lưu thông thương
mại biên giới trên cơ sở hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cấp các cơ
sở hạ tầng ở các cửa khẩu biên giới, tạo cơ hội cho các DN tìm hiểu thị trường,
tiếp cận các đối tác. Bên cạnh đó, chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất
khẩu sang các đối tác mới thay cho các đối tác truyền thống trước đây đang bị
ảnh hưởng mạnh của đại dịch.
Hai là, xây dựng các chính sách hỗ trợ các DN trong nước đầu tư khoa học
công nghệ vào sản xuất, năng cao năng suất để tạo ra những sản phẩm có g
cạnh tranh, hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu; Duy
trì và tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài thông qua việc cải
thiện môi trường đầu tư thông thoáng và minh bạch, ổn định chính trị, tập trung
chống dịch hiệu quả; Chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản có
lOMoARcPSD| 46988474
7
thể mạnh và các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như dệt may, giầy da… sang
các thị trường mới.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện và ban hành mới các chính sách tài chính, tiền tệ
như hạ lãi suất, giảm thuế, nâng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay… để hỗ trợ
nhanh chóng và kịp thời cho DN, đặc biệt là DN xuất nhập khẩu cũng như
người dân.
Bốn là, các DN cần chủ động ứng dụng công nghệ cao và công nghệ chuyển
đổi số từ các khâu sản xuất, trao đổi và tiêu thụ để khai thác triệt để tiềm năng
thương mại trực tuyến, phục vụ cho xuất khẩu. Ngoài ra, cần duy trì sự kết nối,
truyền thông tin đến các đối tác dưới nhiều hình thức trực tuyến để nắm bắt kịp
thời các thay đổi, hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra với các hợp đồng thương
mại ngắn và dài hạn, đảm bảo đạt mục tiêu xuất khẩu đã đề ra.
Mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với nhiều thách thức, tuy nhiên nhìn nhận
một cách lạc quan, đại dịch Covid-19 cũng tạo nên các cơ hội tốt nếu biết nắm
bắt và tận dụng để có thể vươn lên mạnh mẽ sau đại dịch. Điểm nổi bật nhất
khả năng ứng dụng công nghệ chuyển đổi số ở Việt Nam khi đại dịch đến. Các
DN bắt đầu chú trọng đến hình thức marketing trực tuyến, khai thác triệt để
thông tin trên internet để tìm hiểu về thị trường, đối tác và xây dựng các kênh
thương mại trực tuyến hiệu quả; Các quốc gia bắt đầu nghiên cứu về các chính
sách bảo vệ thương mại. Điều này thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số,
ứng dụng mạnh mẽ công nghệ của cuộc Cách mạng lần thứ 4 vào hoạt động
thương mại.
PHẦN KẾT LUẬN
| 1/7

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46988474
Chương 3: Các giải pháp chính sách kinh tế về tài khóa, tiền tệ,
ngoại thương của nền kinh tế Việt Nam trong trạng thái bình thường mới
Dịch bệnh Covid 19 kéo dài liên tiếp cho đến nay đã được 3 năm và thực sự
đã trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Với tốc độ lây lan nhanh chóng
cùng với nhiều biến chủng mới, phức tạp xuất hiện đã càn quét khốc liệt trên
phạm vi toàn cầu, gây ra nhiều ảnh hưởng, thiệt hại to lớn. Năm 2020 là năm
mà con người phải chứng kiến những sự việc xảy ra chưa từng có tiền lệ về mọi
khía cạnh của xã hội: kinh tế, giáo dục, lao động, đời sống,..và không thể không
kể đến các doanh nghiệp. Nói về câu chuyện kinh tế trong và sau đại dịch,
không thể không nhắc đến sự suy thoái nặng nề nhất chưa từng có trong nhiều
thập kỉ qua từ những nước đi đầu như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức,…trong
đó Mỹ và các nước châu Âu chính là tâm điểm chính của dịch bệnh cũng như
thực trạng tăng trưởng kinh tế tồi tệ nhất trong năm 2020. Sức tàn phá khủng
khiếp của Covid 19 như một cú đòn giáng chí mạng vào nền kinh tế thế giới.
Đại dịch như một con dao vô hình đẩy nền kinh tế vốn đang trong quá trình
phục hồi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, kéo theo hàng ngàn hệ lụy. Kinh tế Thế giới bỗng chốc bốc hơi hàng ngàn
tỷ USD cùng những thành quả được xây dựng bao năm bỗng chốc tiêu tan. Theo
số liệu số liệu của tổ chức dịch vụ pháp lý Epiq, 3.427 doanh nghiệp ở Mỹ đã
nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào nửa đầu năm 2020.Còn tại Việt Nam, theo số
liệu cuối năm 2020 từ Tổng cục Thống kê, năm 2020 có tổng cộng 101,7 nghìn
doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ
tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước. Đại dịch
COVID-19 đã và đang để lại những hậu quả nặng nề trong tất cả các lĩnh vực
nói chung và cho doanh nghiệp tại Việt Nam nói riêng. Những chính sách cũ hỗ
trợ doanh nghiệp không còn đảm bảo tính hiệu quả trong tình hình mới. Do vậy,
sự ra đời của những chính sách mới phù hợp với bối cảnh vừa cần phát triển
kinh tế, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch là rất cấp thiết. Vì thế, những
chính sách mới được ban hành như một giải pháp kịp thời hỗ trợ và cứu vớt
doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng thời kì đại dịch.
1.Chính sách tài khóa:
Thời gian tới, dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của
dịch COVID-19 sẽ có tác động lớn tới nền kinh tế. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo
dõi sát diễn biến và điều kiện thực tế, tham mưu các giải pháp hỗ trợ phù hợp.
Trong đó, trước mắt phối hợp với các bộ tham mưu trình chương trình phục hồi
kinh tế với sự tham gia tích cực của chính sách tài khóa. 1 lOMoAR cPSD| 46988474
Thứ nhất, bám sát diễn biến và tác động của dịch COVID-19, tình hình kinh
tế-xã hội trong nước và quốc tế, kịp thời đề xuất các giải pháp điều hành thu, chi
ngân sách phù hợp; tổ chức thực hiện thành công các giải pháp tài khóa và phối
hợp chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả với chính sách tiền tệ hỗ trợ Chương trình
phục hồi và phát triển kinh tế xã hội theo phê duyệt của cấp thẩm quyền. Đây là
ưu tiên trước mắt của nền kinh tế cũng như của ngành tài chính.
Thứ hai, tập trung thực hiện nghiêm Luât Quản lý thuế; đẩy mạnh cải cách ̣
thủ tục hành chính; đẩy mạnh sử dụng hóa đơn điên tử, áp dụng trên phạm vi ̣
toàn quốc từ ngày 1/7/2022; tăng cường thực hiện tài chính số… tạo môi trường
thuận lợi, giảm chi phí, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Đồng thời, tăng cường quản
lý thu, nhất là thu hoạt động thương mại điện tử, chống thất thu, chống chuyển
giá, trốn thuế; thực hiện nghiêm quy định về đấu giá khi thực hiện bán, chuyển
nhượng, cho thuê tài sản công…
Thứ ba, quản lý chi NSNN hiệu quả, chặt chẽ, tiết kiệm, bảo đảm kinh phí
thực hiện chế độ, chính sách cho các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch
COVID-19 và hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng của dịch; các chính sách an
sinh xã hội; các đối tượng chính sách, người yếu thế trong xã hội...
Thứ tư, tiếp tục rà soát để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tài
chính - ngân sách… bảo đảm thống nhất, minh bạch; nghiên cứu, đề xuất sửa
đổi Luật NSNN để đổi mới cơ chế phân cấp NSNN, tăng cường vai trò chủ đạo
của NSTW, tạo sự chủ đông, tự chịu trách nhiệm cho các địa phương và các cơ ̣
quan, đơn vị; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luât thuế và các quy địnḥ
liên quan để mở rông cơ sở thu, chống xói mòn nguồn thu, bao quát khu vực ̣
kinh tế phi chính thức…
Thứ năm, kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách, nợ công, tăng cường hiệu
quả sử dụng vốn vay; chủ động thực hiện các giải pháp cơ cấu lại nợ công theo
quy định của pháp luật; bảo đảm các chỉ tiêu an toàn nợ công; an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia.
Thứ sáu, quản lý các thị trường tài chính, chứng khoán phát triển ổn định, an
toàn phát huy hiệu quả vai trò huy động vốn cho NSNN và cho nền kinh tế; tiếp
tục mở cửa theo lộ trình cam kết...
Cuối cùng, người đứng đầu Bộ Tài chính khẳng định sẽ nâng cao hiệu quả,
hiệu lực bộ máy quản lý tài chính; tổ chức sắp xếp lại, tinh gọn bộ máy, phấn
đấu đến năm 2025 hoàn thành xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở các
hệ thống cơ quan quản lý tài chính công trọng yếu. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương
tài chính - NSNN; phòng chống tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm minh các
vi phạm theo quy định của pháp luật. 2 lOMoAR cPSD| 46988474
Tổng thu NSNN đến ngày 31/12/2021 đạt 1.563,3 nghìn tỷ đồng, vượt 16,4%
so với dự toán, tăng 3,7% so với thực hiện năm 2020. Chi NSNN hoàn thành
mục tiêu đề ra, bảo đảm đủ nguồn cho đầu tư phát triển và đáp ứng kịp thời các
nhiệm vụ chi sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà
nước. Trong đó, đã chi 74.000 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ
người dân vượt qua tác động của đại dịch COVID-19 theo các Nghị quyết của
Chính phủ. Dù còn khó khăn nhưng cả năm, bội chi NSNN thực hiện đạt dưới 4% GDP.
2. Chính sách tiền tệ:
Kinh tế trong nước năm 2021 đối mặt với những khó khăn chưa từng có do
tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 lên đời sống nhân dân và sản
xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, dịch vụ. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà
nước đã kịp thời đưa ra các quyết sách hỗ trợ nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã
hội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với sứ mệnh điều hành chính sách
tiền tệ đã chỉ đạo toàn ngành ngân hàng triển khai nhiều giải pháp căn cơ để
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, duy trì vốn cho sản xuất, góp
phần thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Thứ nhất, đảm bảo thanh khoản thông suốt trên thị trường tiền tệ, tạo điều
kiện để Tổ chức Tín dụng (TCTD) tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ TCTD
đẩy mạnh tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế.
NHNN mua lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước, đưa tiền
đồng ra thị trường, qua đó thanh khoản hệ thống TCTD dồi dào, đồng thời, hàng
ngày NHNN chào mua giấy tờ có giá trên thị trường mở nhằm phát tín hiệu sẵn
sàng hỗ trợ thanh khoản, ổn định thị trường tiền tệ. Nhờ đó, lãi suất liên ngân
hàng giảm xuống và duy trì ở mức rất thấp trong lịch sử, giảm chi phí vốn đầu
vào cho TCTD, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để TCTD giảm lãi suất cho vay.
Thứ hai, duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện và định hướng
để mặt bằng lãi suất cho vay của TCTD giảm. Ngay khi dịch bệnh bùng phát
trong năm 2020, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm 1,5 -
2%/năm, là một trong những Ngân hàng Trung ương (NHTW) giảm lãi suất
điều hành mạnh nhất khu vực. Trong năm 2021, NHNN duy trì các mức lãi suất
thấp này, kết hợp điều hành thanh khoản dồi dào trên thị trường tiền tệ. Kết quả
là, đến cuối tháng 11/2021, lãi suất huy động và cho vay VND bình quân của
TCTD giảm tương ứng khoảng 0,51%/năm và 0,81%/năm so với cuối năm 2020
sau khi đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020. Lãi suất cho vay bình quân
đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ là 4,3%/năm (thấp
hơn mức trần quy định là 4,5%/năm). 3 lOMoAR cPSD| 46988474
Thứ ba, đảm bảo cung ứng vốn tín dụng đầy đủ và kịp thời cho các nhu cầu
sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng
tín dụng đối với các TCTD, hướng tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng.
NHNN điều hành tăng trưởng tín dụng trên cơ sở chỉ tiêu định hướng từ đầu
năm, và linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với diễn biến phức tạp, khó lường của
dịch Covid-19. Theo đó, NHNN điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho TCTD có
năng lực tài chính, quản trị điều hành, có khả năng mở rộng tín dụng an toàn,
lành mạnh, để kịp thời hỗ trợ nền kinh tế. Đồng thời, NHNN chỉ đạo TCTD
tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản
xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi
ro; tăng cường quản lý rủi ro đối với tín dụng tiêu dùng; tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, góp phần hạn
chế tín dụng đen. Trên cơ sở đó, tín dụng tăng ngay từ đầu năm và cao hơn năm
2020, kịp thời đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Đến ngày 30/12/2021, tín dụng
tăng 13,47% so với cuối năm 2020, tăng 13,79% so với cùng kỳ năm 2020
(cùng kỳ năm 2020 tăng 11,85% so với cuối năm 2019 và tăng 11,93% so với
cùng kỳ năm 2019). Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, tập trung cho các
lĩnh vực sản xuất kinh doanh; 4/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng tín dụng
cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 20201, hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu
ngành nông nghiệp, phát triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ
và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tăng
trưởng tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán trong
tầm kiểm soát của NHNN.
Thứ tư, ổn định thị trường ngoại tệ. NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, bám
sát cung cầu thị trường, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ
(CSTT). Trong khi xu hướng rút vốn khỏi các nước mới nổi và đang phát triển
khiến đồng tiền của nhiều nước trong khu vực mất giá khá lớn so với USD
(Baht Thái giảm 9,7%, Ringgit Malaysia giảm 2,5%, Đô-la Singapore giảm 1%)
thì tỷ giá USD/VND tiếp tục được duy trì ổn định. Đến cuối tháng 12/2021, tỷ
giá trung tâm USD/VND chỉ tăng 0,06% so với cuối năm 2020. Thanh khoản
ngoại tệ trên thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của người
dân, doanh nghiệp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
Thứ năm, triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị
ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Bên cạnh việc điều hành CSTT chủ động, linh
hoạt, NHNN chỉ đạo TCTD đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân, triển
khai hàng loạt các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; liên
tục rà soát, chỉnh sửa để các biện pháp, chính sách hỗ trợ ngày càng thiết thực
hơn, dễ tiếp cận và đi vào đời sống hơn, cụ thể: 4 lOMoAR cPSD| 46988474
- Kịp thời sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020
cho phép TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên
nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
(Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 và Thông tư số
14/2021/TT-NHNN ngày 07/9/2021) qua đó mở rộng quy mô, phạm vi đối
tượng áp dụng các biện pháp hỗ trợ, kéo dài thời gian hỗ trợ đến tháng
6/2022. Đến ngày 20/12/2021, hệ thống TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả
nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 775.000 khách hàng, lũy kế giá trị nợ được
cơ cấu từ ngày 23/01/2020 khoảng 607.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi
suất cho 2 triệu khách hàng với dư nợ 3,87 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi
suất thấp hơn so với trước đại dịch Covid-19 với doanh số lũy kế từ ngày
23/01/2020 đạt trên 7,4 triệu tỷ đồng cho hơn 1,3 triệu khách hàng.
- Hỗ trợ người sử dụng lao động trả lương ngừng việc cho người lao động.
NHNN cho vay tái cấp vốn với lãi suất 0%/năm, không tài sản bảo đảm đối
với NHCSXH để cho vay người sử dụng lao động trả lương ngừng việc
cho người lao động, khôi phục sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, hàng nghìn
lượt người lao động đã được hỗ trợ trả lương trong thời gian ngừng việc từ
các chương trình cho vay này, theo đó đợt hỗ trợ thứ nhất (kết thúc vào
ngày 31/01/2021) có 245 người sử dụng lao động vay để trả lương ngừng
việc cho 11.276 người lao động; đợt hỗ trợ thứ hai được tích cực triển khai
kể từ tháng 7/2021, đến 27/12/2021 có 2.311 đơn vị sử dụng lao động vay
để trả lương cho 527.309 lượt người lao động.
- Tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam
Airlines - VNA) theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng
Chính phủ: NHNN đã ban hành các quyết định tái cấp vốn tối đa 4.000 tỷ
đồng cho 03 TCTD sau khi các TCTD này cho VNA vay; đến ngày
27/12/2021, NHNN đã giải ngân tái cấp vốn 3.862,6 tỷ đồng đối với 03 TCTD này.
- Tiếp tục thực hiện các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán cho
người dân, doanh nghiệp với tổng số phí dịch vụ thanh toán mà NHNN và
Napas giảm để hỗ trợ nền kinh tế trong năm 2021 khoảng 1.557 tỷ đồng.
Nhờ đó, TCTD tiếp tục giảm, miễn phí dịch vụ thanh toán cho khách hàng;
tăng cường các ứng dụng chuyển đổi số, phát triển thanh toán không dùng
tiền mặt, theo đó, bên cạnh các phương thức thanh toán qua POS, ATM,
chuyển khoản, Internet, mã QR thì từ năm 2021, NHNN tiếp tục cho phép
các ngân hàng mở tài khoản trực tuyến thông qua công nghệ eKYC, triển 5 lOMoAR cPSD| 46988474
khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán hàng hóa, dịch vụ có
giá trị nhỏ (Mobile-Money)...
Kết quả điều hành CSTT cùng với các động thái hỗ trợ chủ động, kịp thời
trên đây thể hiện sự đồng hành, sẻ chia với nền kinh tế của hệ thống ngân hàng
trong bối cảnh khó khăn chung của đại dịch Covid-19, khi bản thân hệ thống
ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro do đại dịch gây ra như khả năng
trả nợ của doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình suy giảm, tiềm ẩn rủi ro gia
tăng nợ xấu, chi phí trích lập dự phòng rủi ro gia tăng. Với vai trò là huyết mạch
của nền kinh tế, ngành Ngân hàng vừa đảm bảo cung cấp vốn đủ và kịp thời
phục vụ nhu cầu phục hồi kinh tế, vừa đảm bảo hoạt động của chính hệ thống
ngân hàng an toàn, ổn định, bền vững.
3. Chính sách ngoại thương:
Mặc dù hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng và
trạng thái xuất siêu trong bối diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tuy nhiên
mức độ tăng trưởng xuất khẩu có dấu hiệu giảm sút và không bền vững. Bên
cạnh đó, diễn biến dịch bệnh còn khá phức tạp và khó lường. Chính vì vậy, việc
đưa ra các hàm ý chính sách nhằm cải thiện các hoạt động xuất khẩu, đảm bảo
tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định xã hội và nâng cao phúc lợi cho người
dân là cần thiết. Cụ thể:
Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh, tạo
điều kiện cho việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong thời kỳ
dịch bệnh; tận dụng triệt để các lợi thế về các hàng rào thuế quan và phi thuế
quan để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu đến các đối tác thuận lợi và dễ dàng
hơn; thực hiện các cải cách hành chính để giảm thiểu độ cồng kềnh của các thủ
tục hải quan; đẩy mạnh xây dựng các kế hoạch phát triển và lưu thông thương
mại biên giới trên cơ sở hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cấp các cơ
sở hạ tầng ở các cửa khẩu biên giới, tạo cơ hội cho các DN tìm hiểu thị trường,
tiếp cận các đối tác. Bên cạnh đó, chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất
khẩu sang các đối tác mới thay cho các đối tác truyền thống trước đây đang bị
ảnh hưởng mạnh của đại dịch.
Hai là, xây dựng các chính sách hỗ trợ các DN trong nước đầu tư khoa học
công nghệ vào sản xuất, năng cao năng suất để tạo ra những sản phẩm có giá
cạnh tranh, hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu; Duy
trì và tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài thông qua việc cải
thiện môi trường đầu tư thông thoáng và minh bạch, ổn định chính trị, tập trung
chống dịch hiệu quả; Chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản có 6 lOMoAR cPSD| 46988474
thể mạnh và các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như dệt may, giầy da… sang các thị trường mới.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện và ban hành mới các chính sách tài chính, tiền tệ
như hạ lãi suất, giảm thuế, nâng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay… để hỗ trợ
nhanh chóng và kịp thời cho DN, đặc biệt là DN xuất nhập khẩu cũng như người dân.
Bốn là, các DN cần chủ động ứng dụng công nghệ cao và công nghệ chuyển
đổi số từ các khâu sản xuất, trao đổi và tiêu thụ để khai thác triệt để tiềm năng
thương mại trực tuyến, phục vụ cho xuất khẩu. Ngoài ra, cần duy trì sự kết nối,
truyền thông tin đến các đối tác dưới nhiều hình thức trực tuyến để nắm bắt kịp
thời các thay đổi, hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra với các hợp đồng thương
mại ngắn và dài hạn, đảm bảo đạt mục tiêu xuất khẩu đã đề ra.
Mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với nhiều thách thức, tuy nhiên nhìn nhận
một cách lạc quan, đại dịch Covid-19 cũng tạo nên các cơ hội tốt nếu biết nắm
bắt và tận dụng để có thể vươn lên mạnh mẽ sau đại dịch. Điểm nổi bật nhất là
khả năng ứng dụng công nghệ chuyển đổi số ở Việt Nam khi đại dịch đến. Các
DN bắt đầu chú trọng đến hình thức marketing trực tuyến, khai thác triệt để
thông tin trên internet để tìm hiểu về thị trường, đối tác và xây dựng các kênh
thương mại trực tuyến hiệu quả; Các quốc gia bắt đầu nghiên cứu về các chính
sách bảo vệ thương mại. Điều này thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số,
ứng dụng mạnh mẽ công nghệ của cuộc Cách mạng lần thứ 4 vào hoạt động thương mại. PHẦN KẾT LUẬN 7