-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Các hoạt động cơ bản của sinh viên đại học | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Các hoạt động cơ bản của sinh viên đại học của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 9 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Sinh viên đại học 45 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Các hoạt động cơ bản của sinh viên đại học | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Các hoạt động cơ bản của sinh viên đại học của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 9 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Sinh viên đại học 45 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
Hoạt động học tập
Học tập thường được xem là hoạt động chủ đạo của sinh viên để chuẩn bị hành trang về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, giúp họ sẵn sàng bước vào môi trường lao động nghề nghiệp trong tương lai. Nguyễn Thạc (2009) đã định nghĩa về hoạt động học tập ở đại học là “một loại hoạt động tâm lý được tổ chức một cách độc đáo của sinh viên nhằm mục đích có ý thức là chuẩn bị trở thành người chuyên gia phát triển toàn diện sáng tạo và có trình độ nghiệp vụ cao”1.
Là một loại hoạt động tâm lý, học tập ở đối tượng sinh viên mang những nét đặc trưng bao gồm sự căng thẳng mạnh mẽ về trí tuệ, các quá trình tâm lý cấp cao, các hoạt động khác nhau cũng như nhân cách người sinh viên nói chung.
Học tập chỉ thực sự mang lại hiệu quả đối với người học khi và chỉ khi người đó chủ động, tích cực tập trung vào hành vi và thao tác học. Nói cách khác, hoạt động học tập với cấu trúc phức tạp bao gồm các yếu tố như nhận thức, thái độ và hành vi là biểu hiện rõ nét nhất của vấn đề sinh viên tham gia học hay không học. Do vậy, sự tham gia học tập trên lớp của sinh viên đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng, hướng dẫn và hỗ trợ cho sinh viên cách thức tìm kiếm tri thức, hình thành và rèn luyện năng lực nghề cũng như hun đúc, củng cố tình cảm đối với công việc mình đã lựa chọn.
Hoạt động học tập của sinh viên có thể được chia thành:
- Hoạt động học tập trên lớp: hoạt động học trên lớp của sinh viên, có thể được hiểu là sự tham gia của sinh viên vào tiến trình dạy học trên lớp, có thể được nhìn nhận dưới 2 góc độ. Thứ nhất là sự tham gia biểu hiện bên ngoài, bề mặt, thông qua hành vi, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, hoặc đơn giản chỉ là sự có mặt của sinh viên trong lớp (classroom participation); và thứ hai là sự gắn kết vào tiến trình dạy học trên lớp (classroom engagement) thông qua hoạt động tâm lý thực sự đang diễn ra bên trong họ trong suốt giờ
1 Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị (2009). Tâm lý học sư phạm đại học. NXB Đại học Sư phạm. Hà Nội.
học. Một sinh viên gắn kết với hoạt động trong lớp học có thể được xem là người đóng vai trò chủ động trong việc học của mình2.
- Hoạt động tự học: Hoạt động tự học của SV là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên nhằm chiếm lĩnh những tri thức khoa học bằng hành động của bản thân và đạt được mục tiêu của giáo dục và đào tạo.
+ Hoạt động tự học là một hoạt động tìm ra ý nghĩa làm chủ kỹ xảo nhận thức, tạo ra cầu nối nhận thức trong tình huống học tập; tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu lượm và xử lý thông tin từ môi trường sống xung quanh mình; tự tìm kiến thức bằng hành động của chính mình, cá nhân hoá việc học tập đồng thời hợp tác với bạn bè trong cuộc sống cộng đồng lớp học dưới sự huớng dẫn của thầy cô giáo.
+ Tự học của SV với tư cách là một hoạt động nên nó có đặc điểm và cấu trúc của hoạt động nói chung. Nó được thúc đẩy bởi động cơ và hướng tới mục đích với đối tượng cụ thể đồng thời được thực hiện thông qua hành động cụ thể bằng những thao tác trí tuệ linh hoạt, sáng tạo trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau.
+ Hoạt động tự học mang màu sắc của hoạt động tâm lý thực hiện chủ yếu thông qua hành động trí tuệ, thao tác tinh thần rất căng thẳng và phức tạp. Tính chất này thể hiện ở tính cơ bản thống nhất, tính khoa học và tính khái quát cao.
+ Đặc trưng của hoạt động tự học khác hẳn các hoạt động khác. Nó không chủ yếu hướng vào làm biến đổi khách thể của hoạt động (tri thức, KN, KX)... những phương thức hành vi, những giá trị mà chủ yếu hướng vào làm biến đổi chủ thể của hoạt động – biến đổi nhân cách sinh viên. Tự học của SV là hoạt động mang tính chất nghiên cứu (tự tìm tòi tự phát hiện tự nghiên cứu mức độ cao).
Như vậy trong hoạt động tự học, việc tích cực, độc lập nhận thức của SV không tách rời vai trò tổ chức điều khiển của giáo viên đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Theo các nhà Sư phạm: Qúa trình dạy tự học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm ba thành tố: Thầy (dạy) – Trò (tự học) và tri
2 Weaver and Qi, qtd. inRogers, Susan L.(2013). Calling the question: Do college instructors actually grade participation? College Teaching, 11-22.
thức, chúng tương tác, thâm nhập vào nhau và qui định lẫn nhau… tạo ra chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo.
- Hoạt động học thực hành, thực tế, thực tập (gọi chung là học thực hành)
Hoạt động học thực hành là hoạt động kết hợp giữa học lý thuyết với thực hành ở tại Trường hoặc bên ngoài trường nhằm giúp sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân trong sự phát triển của xã hội, từ đó hình thành ý thức và tình cảm với nghề nghiệp.Tạo điều kiện để sinh viên vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn, từ đó hình thành các kỹ năng nghề nghiệp. Kết quả thực hành thực tập là một trong những điều kiện để đánh giá khả năng và năng lực của người học.
Sinh viên cần phải học thực hành vì:
- Thực hành thực tập là nguồn gốc, xuất xứ của kiến thức; qua thực tế triển khai và quan sát sinh viên thấy được hiện tượng, từ đó rút ra được kết luận vấn đề đang nghiên cứu, tức là từ thực tiễn đi đến tư duy logic có cơ sở khoa học.
- Thực hành thực tập giúp sinh viên hứng thú học tập, nâng cao lòng yêu khoa học, phát huy được tính sáng tạo, tính tò mò ham học.
- Thực hành thực tập làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong thực tiễn sản xuất.
- Thực hành thực tập có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, củng cố niềm tin vào khoa học của sinh viên. Giúp sinh viên hình thành những đức tính của con người mới: làm việc khoa học, thận trọng, ngăn nắp, gọn gàng,…
Yêu cầu đối với sinh viên khi học thực hành
- Sinh viên phải vững vàng về lý thuyết. Biết biết vận dụng một cách linh hoạt trong thực tế.
- Phải coi trọng ý nghĩa của thực hành thực tập tại cơ sở, bởi đây là tiền đề để mỗi bản thân các em bước vào môi trường công việc thực tế sau khi ra trường. Nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình thực hành thực tập. Phải có ý thức xây dựng, phát triển chương trình thực hành, thực tập và phát triển kỹ năng bổ trợ của đơn vị, kịp thời phản ánh đúng tình hình thực hiện chương trình với giảng viên, cán bộ hướng dẫn khi cần thiết.
- Cần chủ động trang bị cho bản thân những kỹ năng mềm để tránh bối rối khi xử lý các tình huống mang tính chất giao tiếp hoặc trên diễn đàn hội thảo và các sự kiện khác.
- Phải chịu khó học hỏi, đam mê khát vọng làm giàu và thành công, sẵn sàng làm việc khi được phân công dù vất vả. Biết phối hợp, chia sẻ và biết lắng nghe mọi sự góp ý.
- Nâng cao tính kỷ luật trong quá trình thực hành thực tập. Sinh viên phải thực hiện nghiêm túc các quy định, kế hoạch, nội dung trong thời gian thực hành thực tập; tuân theo sự hướng dẫn của giảng viên và cán bộ cơ sở nơi thực hành thực tập. Phải đảm bảo thời gian và tiến độ thực hiện công việc. Có quan hệ tốt với cơ sở thực hành thực tập, có thái độ và hành vi văn minh, lịch sự, đảm bảo uy tín của Nhà Trường.
Hoạt động nghiên cứu khoa học
* Vị trí, vai trò
Nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo ở trường đại học, qua đó hình thành tư duy và phương pháp NCKH, thực hiện phương châm “giảng dạy kết hợp với thực nghiệm và NCKH”.
NCKH có rất nhiều lợi ích đối với sinh viên:
- NCKH không những giúp sinh viên nắm chắc kiến thức mà còn tiếp cận nhiều hơn kiến thức mới
Mỗi sinh viên thi tham gia NCKH đều đòi hỏi phải có nền tảng kiến thức cơ bản, nhưng không chỉ dừng lại ở các kiến thức đó, trong quá trình nghiên cứu còn đòi hỏi người nghiên cứu không ngừng bổ sung, hoàn thiện kiến thức của mình. Do đó việc tìm kiếm và đọc thêm các tài liệu bổ trợ là cần thiết. Điều này tạo cho sinh viên kỹ năng nghiên cứu và kiến thức phục vụ cho đề tài của sinh viên sẽ tăng lên. Đồng thời, các em có cơ hội được làm việc cùng với giảng viên hướng dẫn (GVHD) nên sẽ được định hướng và chỉ dẫn thấu đáo hơn đối với các vấn đề nghiên cứu.
- Nghiên cứu khoa học giúp sinh viên phát triển và rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
Khi tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ tập làm quen với một đề tài nghiên cứu quy mô nhỏ (dành cho một sinh viên tham gia nghiên cứu), sinh viên sẽ được tiếp
cận với những vấn đề cụ thể, có ý thức đào sâu suy nghĩ và tập cách tư duy để tự nghiên cứu giải quyết một vấn đề. Trong quá trình thực hiện đề tài sinh viên sẽ nảy sinh ra nhiều hướng giải quyết khác nhau. Quá trình này sẽ giúp sinh viên rèn luyện tư duy độc lập, biết bảo vệ lập trường khoa học của mình. Đối với đề tài khoa học có quy mô lớn hơn thường do một nhóm từ hai sinh viên trở lên cùng thực hiện. Vì vậy việc cùng thực hiện một đề tài nghiên cứu cũng giúp sinh viên phát triển các kỹ năng làm việc theo nhóm với sự chia sẻ ý thức và trách nhiệm, thêm vào đó là biết phân công công việc phù hợp với khả năng và sở trường của từng thành viên.
- Phát triển và rèn luyện kĩ năng mềm trong đó có kỹ năng thuyết trình để bảo vệ đề tài nghiên cứu của mình
Bên cạnh đó, việc thực hiện và bảo vệ một đề tài nghiên cứu khoa học sẽ rèn giũa cho sinh viên kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năng thuyết trình, tập cho sinh viên phong thái tự tin khi bảo vệ trước hội đồng khoa học. Đây cũng là trải nghiệm rất quý báu và thú vị mà không phải bất kỳ sinh viên nào cũng có được trong quãng đời sinh viên của mình.
- Xây dựng hành trang cho mình bằng những thành tích đạt được và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm thu được thông qua việc nghiên cứu khoa học, sinh viên còn tạo dựng được những thành tích tốt trong quá trình học tập. Mỗi sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài nghiên cứu sẽ được cộng thêm điểm rèn luyện. Những đề tài đạt giải được Nhà trường và các tổ chức trong xã hội khen thưởng. Đây cũng là cách thức giúp xây dựng hành trang trước khi tốt nghiệp của mình. Với những thành tích đạt được trong quá trình học tập, những sinh viên tích cực NCKH sẽ được các công ty, doanh nghiệp để ý đến và tạo cơ hội vào làm việc ưu tiên hơn cả.
Nội dung
NCKH của sinh viên là một hoạt động chính khoá, bao gồm các nội dung chính sau
đây:
- Trao đổi về phương pháp, kinh nghiệm học tập ở bậc đại học, nghiên cứu trao đổi nội dung các môn học cơ bản thông qua các hoạt động khoa học như trao đổi kinh nghiệm học tập, viết tiểu luận, đề án môn học.
- Nghiên cứu thông qua các buổi sinh hoạt khoa học để trao đổi về phương pháp nghiên cứu một đề tài khoa học, viết tiểu luận và đề án môn học tham gia nghiên cứu, phục vụ thực tiễn, viết chuyên đề, luận văn tốt nghiệp.
- Ngoài các nội dung hoạt động theo từng giai đoạn, hàng năm sinh viên có thể tham gia vào các cuộc thi chuyên đề, thi sinh viên giỏi, nghiên cứu các đề tài khoa học của Trường giao hay các hợp đồng với bên ngoài, dự các buổi sinh hoạt khoa học ở cấp Khoa/Viện, Trường. Tham gia thực hiện các đề tài khoa học của giảng viên dưới dạng điều tra, khảo sát thu thập số liệu phổ biến khoa học trong quần chúng nhân dân.
Quyền lợi của sinh viên trong NCKH
- Được chọn báo cáo khoa học ở Khoa, Trường, dự các hội thảo khoa học trong và ngoài Trường.
- Những sinh viên có đề tài nghiên cứu được chọn báo cáo sinh hoạt khoa học từ lớp trở lên được ưu tiên khi xét các danh hiệu sinh viên xuất sắc, tiên tiến, xét các loại học bổng về học tập và khuyến khích tài năng.
- Sinh viên đạt kết quả tốt trong kỳ thi chuyên đề, sinh viên giỏi, có các công trình NCKH được đánh giá xuất sắc, được Nhà trường xét cộng điểm hoặc cho miễn thi môn học có liên quan.
- Sinh viên có đề tài nghiên cứu được báo cáo tại Hội nghị khoa học từ cấp Khoa trở lên được cộng điểm khi xét ngành học thứ hai.
- Sinh viên có thể được xét chuyển tiếp cao học nếu có công trình nghiên cứu khoa học chất lượng tốt.
Như vậy, thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đã góp phần phát huy được tính năng động, sáng tạo, khả năng tư duy độc lập, tự nghiên cứu và khả năng làm việc nhóm của sinh viên. Qua đó giúp sinh viên trau dồi kiến thức, phát huy những điểm mạnh, áp dụng khoa học công nghệ vào giải quyết vấn đề thực tiễn, tích lũy kỹ năng
nghề nghiệp… để đảm bảo sinh viên sau khi ra trường đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp.
Hoạt động chính trị - xã hội là toàn bộ những hành động của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội nhằm đem lại quyền và lợi ích hợp pháp cho xã hội nói chung, con người nói riêng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội, đem lại cho con người cuộc sống ngày càng hạnh phúc, tươi đẹp hơn.
Các hoạt động chính trị - xã hội không chỉ chứa đựng ý nghĩa về giá trị chính trị - xã hội mà còn chứa đựng ý nghĩa về giá trị thẩm mỹ. Chúng không chỉ đem lại lợi ích chính trị và xã hội cho đất nước và còn giáo dục, rèn luyện phẩm chất, ý chí, tình cảm, lý tưởng cho sinh viên. Chúng góp phần hình thành và phát triển ý thức, tâm thế và khát vọng đạo đức muốn thế giới tốt hơn, con người nhân đạo hơn, đẹp hơn; hình thành những quan niệm, chuẩn mực đạo đức, niềm tin thẩm mỹ; phát triển năng lực phán đoán và đánh giá thẩm mỹ, hình thành thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn.
Các hoạt động chính trị - xã hội của sinh viên trong trường đại học:
- Tham gia học tập tuần giáo dục chính trị công dân cho sinh viên
- Tham gia công tác của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên
+ Phong trào sinh viên tình nguyện: mùa hè xanh, Đội tình nguyện Thăng Long (hướng dẫn du lịch), Đội tình nguyện Giao thông…
+ Phong trào thiện nguyện: hiến máu nhân đạo, tham gia hoạt động cho các Hội bảo trợ, tổ chức từ thiện…
+ Phong trào hỗ trợ cộng đồng: tham gia các phong trào cộng đồng như Giờ trái đất, đổi rác lấy cây xanh, xây dựng môi trường học tập xanh, An toàn giao thông,…
- Tham gia các câu lạc bộ: tham gia các câu lạc bộ theo sở thích và khả năng của mình nhằm trao đổi về chuyên môn, sở thích, hoàn thiện bản thân, phát triển kỹ năng mềm. Trong trường Đại học Thủ đô Hà Nội hiện gân có gần 7 câu lạc bộ cấp Trường và hơn 20 câu lạc bộ cấp khoa: Câu lạc bộ truyền thông (Media HNMU), Câu lạc bộ Tổ
chức sự kiện, CLB Ghita, CLB Dancesport, Câu lạc bộ Karate, Câu lạc bộ Bóng rổ, Câu lạc bộ Gia sư, CLB NCKHSV…
- Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao: tham gia các cuộc thi do khoa và Trường tổ chức như: Hội thi nghiệp vụ, Rung chuông vàng, Tiếng hát sinh viên, Sinh viên Got talent, Duyên dáng sinh viên, Hội thao của trường….
- Tham gia các hoạt động theo nhiệm vụ Nhà trường giao: đón tiếp nguyên thủ, tham gia các Hội nghị, Hội thảo, sự kiện của Trường và khoa
- Tham gia các hoạt động truyền thông, xây dựng hình ảnh cho khoa và Trường.
Hoạt động lao động sản xuất
Hoạt động sản xuất trong tiếng Anh là Production activities. Hệ thống tài khoản quốc gia - SNA đưa ra hai khái niệm về hoạt động sản xuất như sau:
Trên góc độ sản xuất:
Hoạt động sản xuất là toàn bộ các hoạt động của con người để tạo ra sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của dân cư và xã hội. Những hoạt động đó người khác phải làm thay được và phải được pháp luật của quốc gia thừa nhận.
Trên góc độ thu nhập:
Hoạt động sản xuất là toàn bộ các hoạt động có mục đích của con người (không kể các hoạt động tự phục vụ bản thân) mà tạo ra thu nhập. Các hoạt động đó người khác làm thay được và phải được pháp luật cho phép.
Đối với sinh viên ở trường đại học, song song với hoạt động học tập lý thuyết tại Nhà trường là hoạt động học thực tập, thực tế, thực hành tại các doanh nghiệp, đơn vị ngoài xã hội để thực hành kiến thức, tích lũy kinh nghiệm trang bị cho bản thân phục vụ hoạt động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Hoạt động lao động sản xuất đối với sinh viên có thể được quan niệm như các hoạt động có tạo ra thu nhập trong thời gian học tập, có thể kể đến một số hoạt động sau:
- Hoạt động sáng tạo, khởi nghiệp
- Hoạt động làm thêm: Các công việc làm thêm có liên quan đến chuyên môn đào tạo ở trường đại học.
- Hoạt động cộng tác, phụ tá, trợ giảng, cố vấn đồng đẳng