Các kỹ năng quản lý cảm xúc trong kinh doanh - Quản trị kinh doanh | Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu

Các kỹ năng quản lý cảm xúc trong kinh doanh - Quản trị kinh doanh | Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu Giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học

CÁC KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC
Cảm xúc có sức nặng nhất định đối với suy nghĩ và hành động
của mỗi chúng ta. Những cảm xúc tích cực sẽ giúp ta có những suy nghĩ
tích cực và những cảm xúc tiêu cực sẽ khiến ta có những suy nghĩ tiêu
cực. Vì vậy, ta cần học cách quản lý cảm xúc để có thể suy nghĩ và đưa
ra quyết định, hành động đúng đắn.
Có tám kỹ năng giúp ta quản trị cảm xúc, tự chủ nhanh cơn giận. Các kỹ
năng này có thể áp dụng cho bất kì loại cảm xúc nào.
1. Quan sát cảm xúc (Quán-tâm)
Mỗi khi cảm xúc bùng nổ, hãy lập tức tách mình ra khỏi dòng chảy của
cảm xúc hiện tại, đứng bên ngoài và quan sát diễn biến của cảm xúc, tâm
trí. Theo các hiểu khác thì như một người trưởng thành đang nhìn một
đứa trẻ Ở cách hiểu này, đứa trẻ chính là bản năng của con người – đại .
diện cho những động cơ bẩm sinh, là phần vô thức hoặc ngoài tầm ý
thức và nếu bản năng phát triển quá mạnh thì con người sẽ trở nên dã
man, thú tính. Còn người trưởng thành chính là bản ngã của con người –
bộ phận “điều hành” nhân cách giúp duy trì sự cân bằng giữa bản năng
và siêu ngã, chế ngự những ham muốn bất chính, kiểm soát căng thẳng,
phân tích tổng hợp tình hình thực tế, ...
Đi cùng với quan sát, ta có thể hướng tâm trí chú ý quan sát nơi mà cảm
xúc khu trú rõ nhất trên cơ thể bằng cách cảm nhận xem cơ thể mình
đang căng thẳng ở đâu thì thả lỏng phần cơ thể đó. Ví dụ như thả lỏng cơ
hàm khi nhận thấy hai hàm răng ta đang nghiến chặt, thả lỏng bàn tay
nếu thấy ta đang nắm siết tay
=> Kỹ năng hiệu quả để chặt đứt kịp thời những cảm xúc không đáng có
ngay tại thời điểm nó gần như bùng nổ. Chìa khóa của kỹ năng này là
“tách mình ra khỏi sự tác động của cảm xúc hiện tại” và “chú ý quan sát
cảm xúc, tâm trí, cơ thể của bản thân”.
2. Ngừng nghĩ về đối tượng (Thiền định)
Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều cảm xúc “rác” được hình thành bởi sự
thôi thúc của não bộ. Những thôi thúc ấy có thể là sự kiện gây xấu hổ,
chuyện không vừa ý, lời đùa giỡn vô tình của một người bạn,... Sau cùng
thì đều là những việc đã xảy ra, não bộ chỉ liên tục khơi gợi lại những ký
ức ấy khiến chúng ta phải bận tâm và hình thành những cảm xúc không
đáng có.
Khi đó, hãy tắt hết các suy nghĩ để ngừng những năng lượng tiêu cực đó.
Khi suy nghĩ được tắt đi, bộ não không còn dữ liệu để đánh giá thì cảm
xúc sẽ dần lắng xuống và tắt hẳn. Và ngừng suy nghĩ chính là thiền định.
Thiền định là ngừng suy nghĩ của mình lang thang nhớ về quá khứ, lo
cho tương lai,... buông bỏ các mối bận tâm bên ngoài để hướng về cơ
thể, tâm trí, tinh thần của bản thân ở hiện tại. Thiền định không chỉ giúp
tâm trí ta vào trạng thái nghỉ ngơi, tĩnh lặng mà còn giúp nâng cao sức
khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc.
Kỹ năng này cũng giống với kỹ năng quan sát cảm xúc, mục đích
chung của cả hai đều là giúp ta tách ra khỏi luồng suy nghĩ hiện tại
nhằm làm dịu lại tâm trí đang trên đà bùng nổ.
3. Buộc nhận thức vào một điểm tựa (Thiền chỉ)
Khi cảm xúc đang có xu hướng nổi lên, ta hướng nhận thức đến
một đối tượng vô ưu, nhận biết duy nhất đối tượng đó mà không
suy nghĩ. “Vô” tức là không, không tồn tại, không có và “ưu” tức ưu
sầu, ưu phiền. Khi hướng nhận thức vào đối tượng vô ưu, ta nghĩ đến nó
mà không nghĩ đến ưu phiền, sầu lo mà đối tượng đó có thể mang lại.
Ví dụ như niệm một câu chú, ngắm một con kiến, lần một chuỗi hạt,
nhìn một cành hoa, quan sát hơi thở, nghe một âm thanh... và trong khi
nhìn, chỉ có hình ảnh đối tượng ta đang nhìn; trong khi nghe, chỉ có âm
thanh ta đang nghe; trong cái xúc chạm, chỉ có xúc cảm khi ta chạm vào
đối tượng; trong nhận thức, chỉ có đối tượng của nhận thức, hoàn toàn
không phát sinh suy nghĩ, không có dòng ngôn ngữ hay lời thầm thì nào
chạy trong đầu. Chẳng hạn như khi ta ngắm một con kiến, ta chỉ đơn
giản là quan sát nó mà không có những suy nghĩ như như “con kiến này
đang đi đâu?” “con kiến này là loại nào” “một ngày làm việc của kiến có
cực khổ hay không?”... Và những cảm nhận đơn thuần khi ta nghe,
chạm, nhìn sẽ sinh ra trạng thái tịch tĩnh, thanh thoát và vui vẻ.
Khi nhận thức của ta được đặt vào một điểm tựa thì suy nghĩ sẽ
dừng lại, não bộ và các nơ-ron thần kinh chỉ tập chung vào đối
tượng mà ta đang nhận thức. Sự an tĩnh, tĩnh lặng của tâm trí, sự
quên lãng, chấm dứt sự đeo đuổi của tâm đến đối tượng gây nên
những cảm xúc tiêu cực – đó chính là Thiền chỉ.
4. Tháo ngòi nổ (Đồng cảm nhanh)
Nhìn nhận một sự việc với một góc nhìn đa chiều, đặt mình vào vị trí
và hoàn cảnh của đối phương để có thể hiểu cảm xúc hiện tại của họ và
hiểu được phần nào lí do họ lại có những hành động, lời nói như thế.
Vd bạn A được giao nhiệm vụ phải trình bày cho buổi thuyết trình cho
nhóm, nhưng đến lúc thuyết trình thì bạn A đã đến trễ không báo trước
khiến cả nhóm chậm trễ, phải tìm người thay bạn A và buổi thuyết trình
diễn ra không suôn sẻ, giảng viên đánh giá không cao. Thay vì nổi cơn
thịnh nộ và trách cứ bạn A, ta có thể nghĩ rằng “Có lẽ bạn ấy có việc đột
xuất bất khả kháng như hư xe, gặp tai nạn,...” “Việc bạn ấy không báo
trước có thể là do điện thoại bạn hết dung lượng, hết tiền điện thoại” hay
“Trong lúc gấp gáp, rối bời bạn ấy đã quên thông báo cho nhóm”...
những suy nghĩ đồng cảm sẽ tháo ngòi nổi cho cơn thịnh nổ đang trên đà
bùng nổ.
Quan sát mọi việc xung quanh bằng cái nhìn đồng cảm, đa chiều, đa
diện sẽ giúp tâm của ta bình tĩnh hơn khi đối diện với những sự kiện bất
ngờ. Khi đã quen với việc đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, ta sẽ
không dễ dàng bị cuốn theo cảm xúc, đối mặt với những sự việc không
mong muốn xảy đến thì ta sẽ bình tĩnh đánh giá vấn đề một cách khách
quan nhất có thể, từ đó sẽ sinh ra sự đồng cảm, thương xót và một khi đã
thương thì ta sẽ không còn giận.
| 1/3

Preview text:

CÁC KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC
Cảm xúc có sức nặng nhất định đối với suy nghĩ và hành động
của mỗi chúng ta. Những cảm xúc tích cực sẽ giúp ta có những suy nghĩ
tích cực và những cảm xúc tiêu cực sẽ khiến ta có những suy nghĩ tiêu
cực. Vì vậy, ta cần học cách quản lý cảm xúc để có thể suy nghĩ và đưa
ra quyết định, hành động đúng đắn.
Có tám kỹ năng giúp ta quản trị cảm xúc, tự chủ nhanh cơn giận. Các kỹ
năng này có thể áp dụng cho bất kì loại cảm xúc nào.
1. Quan sát cảm xúc (Quán-tâm)
Mỗi khi cảm xúc bùng nổ, hãy lập tức tách mình ra khỏi dòng chảy của
cảm xúc hiện tại, đứng bên ngoài và quan sát diễn biến của cảm xúc, tâm
trí. Theo các hiểu khác thì như một người trưởng thành đang nhìn một
đứa trẻ Ở cách hiểu này .
, đứa trẻ chính là bản năng của con người – đại
diện cho những động cơ bẩm sinh, là phần vô thức hoặc ngoài tầm ý
thức và nếu bản năng phát triển quá mạnh thì con người sẽ trở nên dã
man, thú tính. Còn người trưởng thành chính là bản ngã của con người –
bộ phận “điều hành” nhân cách giúp duy trì sự cân bằng giữa bản năng
và siêu ngã, chế ngự những ham muốn bất chính, kiểm soát căng thẳng,
phân tích tổng hợp tình hình thực tế, ...
Đi cùng với quan sát, ta có thể hướng tâm trí chú ý quan sát nơi mà cảm
xúc khu trú rõ nhất trên cơ thể bằng cách cảm nhận xem cơ thể mình
đang căng thẳng ở đâu thì thả lỏng phần cơ thể đó. Ví dụ như thả lỏng cơ
hàm khi nhận thấy hai hàm răng ta đang nghiến chặt, thả lỏng bàn tay
nếu thấy ta đang nắm siết tay
=> Kỹ năng hiệu quả để chặt đứt kịp thời những cảm xúc không đáng có
ngay tại thời điểm nó gần như bùng nổ. Chìa khóa của kỹ năng này là
“tách mình ra khỏi sự tác động của cảm xúc hiện tại” và “chú ý quan sát
cảm xúc, tâm trí, cơ thể của bản thân”.
2. Ngừng nghĩ về đối tượng (Thiền định)
Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều cảm xúc “rác” được hình thành bởi sự
thôi thúc của não bộ. Những thôi thúc ấy có thể là sự kiện gây xấu hổ,
chuyện không vừa ý, lời đùa giỡn vô tình của một người bạn,... Sau cùng
thì đều là những việc đã xảy ra, não bộ chỉ liên tục khơi gợi lại những ký
ức ấy khiến chúng ta phải bận tâm và hình thành những cảm xúc không đáng có.
Khi đó, hãy tắt hết các suy nghĩ để ngừng những năng lượng tiêu cực đó.
Khi suy nghĩ được tắt đi, bộ não không còn dữ liệu để đánh giá thì cảm
xúc sẽ dần lắng xuống và tắt hẳn. Và ngừng suy nghĩ chính là thiền định.
Thiền định là ngừng suy nghĩ của mình lang thang nhớ về quá khứ, lo
cho tương lai,... buông bỏ các mối bận tâm bên ngoài để hướng về cơ
thể, tâm trí, tinh thần của bản thân ở hiện tại. Thiền định không chỉ giúp
tâm trí ta vào trạng thái nghỉ ngơi, tĩnh lặng mà còn giúp nâng cao sức
khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc.
 Kỹ năng này cũng giống với kỹ năng quan sát cảm xúc, mục đích
chung của cả hai đều là giúp ta tách ra khỏi luồng suy nghĩ hiện tại
nhằm làm dịu lại tâm trí đang trên đà bùng nổ.
3. Buộc nhận thức vào một điểm tựa (Thiền chỉ)
Khi cảm xúc đang có xu hướng nổi lên, ta hướng nhận thức đến
một đối tượng vô ưu, nhận biết duy nhất đối tượng đó mà không
suy nghĩ. “Vô” tức là không, không tồn tại, không có và “ưu” tức ưu
sầu, ưu phiền. Khi hướng nhận thức vào đối tượng vô ưu, ta nghĩ đến nó
mà không nghĩ đến ưu phiền, sầu lo mà đối tượng đó có thể mang lại.
Ví dụ như niệm một câu chú, ngắm một con kiến, lần một chuỗi hạt,
nhìn một cành hoa, quan sát hơi thở, nghe một âm thanh... và trong khi
nhìn, chỉ có hình ảnh đối tượng ta đang nhìn; trong khi nghe, chỉ có âm
thanh ta đang nghe; trong cái xúc chạm, chỉ có xúc cảm khi ta chạm vào
đối tượng; trong nhận thức, chỉ có đối tượng của nhận thức, hoàn toàn
không phát sinh suy nghĩ, không có dòng ngôn ngữ hay lời thầm thì nào
chạy trong đầu. Chẳng hạn như khi ta ngắm một con kiến, ta chỉ đơn
giản là quan sát nó mà không có những suy nghĩ như như “con kiến này
đang đi đâu?” “con kiến này là loại nào” “một ngày làm việc của kiến có
cực khổ hay không?”... Và những cảm nhận đơn thuần khi ta nghe,
chạm, nhìn sẽ sinh ra trạng thái tịch tĩnh, thanh thoát và vui vẻ.
 Khi nhận thức của ta được đặt vào một điểm tựa thì suy nghĩ sẽ
dừng lại, não bộ và các nơ-ron thần kinh chỉ tập chung vào đối
tượng mà ta đang nhận thức. Sự an tĩnh, tĩnh lặng của tâm trí, sự
quên lãng, chấm dứt sự đeo đuổi của tâm đến đối tượng gây nên
những cảm xúc tiêu cực – đó chính là Thiền chỉ.
4. Tháo ngòi nổ (Đồng cảm nhanh)
Nhìn nhận một sự việc với một góc nhìn đa chiều, đặt mình vào vị trí
và hoàn cảnh của đối phương để có thể hiểu cảm xúc hiện tại của họ và
hiểu được phần nào lí do họ lại có những hành động, lời nói như thế.
Vd bạn A được giao nhiệm vụ phải trình bày cho buổi thuyết trình cho
nhóm, nhưng đến lúc thuyết trình thì bạn A đã đến trễ không báo trước
khiến cả nhóm chậm trễ, phải tìm người thay bạn A và buổi thuyết trình
diễn ra không suôn sẻ, giảng viên đánh giá không cao. Thay vì nổi cơn
thịnh nộ và trách cứ bạn A, ta có thể nghĩ rằng “Có lẽ bạn ấy có việc đột
xuất bất khả kháng như hư xe, gặp tai nạn,...” “Việc bạn ấy không báo
trước có thể là do điện thoại bạn hết dung lượng, hết tiền điện thoại” hay
“Trong lúc gấp gáp, rối bời bạn ấy đã quên thông báo cho nhóm”...
những suy nghĩ đồng cảm sẽ tháo ngòi nổi cho cơn thịnh nổ đang trên đà bùng nổ.
Quan sát mọi việc xung quanh bằng cái nhìn đồng cảm, đa chiều, đa
diện sẽ giúp tâm của ta bình tĩnh hơn khi đối diện với những sự kiện bất
ngờ. Khi đã quen với việc đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, ta sẽ
không dễ dàng bị cuốn theo cảm xúc, đối mặt với những sự việc không
mong muốn xảy đến thì ta sẽ bình tĩnh đánh giá vấn đề một cách khách
quan nhất có thể, từ đó sẽ sinh ra sự đồng cảm, thương xót và một khi đã
thương thì ta sẽ không còn giận.