Các nguyên nhân tăng trưởng thúc đẩy kinh tế | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thứ nhất, Chính phủ luôn hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân. Nhờ sự nỗ lực và nguồn lực của tất cả các cấp, các ngành cùng vào cuộc để giải quyết những khó khăn, kinh tế Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng tích cực. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46831624
Các nguyên nhân tăng trưởng thúc đẩy kinh tế
Thứ nhất, Chính phủ luôn hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân. Nhờ sự nỗ lực và
nguồn lực của tất cả các cấp, các ngành cùng vào cuộc để giải quyết những khó khăn, kinh tế Việt
Nam đã đạt được sự tăng trưởng tích cực. Năm 2023, Chính phủ và Quốc hội đã ban hành, thực thi
một số chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp cả về thể chế và tài chính, tiền tệ thông qua các
chính sách như giảm thuế, miễn thuế, gia hạn hoặc kéo dài các nghĩa vụ về tài chính với khoảng 150
nghìn tỉ đồng. Ngành Ngân hàng liên tiếp giảm lãi suất điều hành hỗ trợ doanh nghiệp và hộ kinh
doanh để có khả năng tiếp cận vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh. Không chỉ cắt giảm thủ tục hành
chính, Chính phủ còn chỉ đạo cắt giảm cả chi phí tuân thủ pháp luật, thậm chí Chính phủ chỉ đạo
không ban hành các quy định trong thời gian khó khăn nếu quy định đó tạo ra những khó khăn cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, năm 2023 Chính phủ thực hiện các chính sách tài chính, tiền tệ cụ thể, linh hoạt, phù
hợp với xu hướng và thực tế phát triển kinh tế trong nước, khu vực và thế giới. Sau khi các chính
sách của Chính phủ được triển khai, những điểm nghẽn, bất cập trong phát triển kinh tế nhanh
chóng được khắc phục, mang lại những chuyển biến tích cực, niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp
và các hộ sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai, những nỗ lực hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp và người dân sẽ góp phần giảm bớt
khó khăn và thúc đẩy tăng trưởng. Sự phát triển của thế giới kinh doanh, đặc biệt là các doanh
nghiệp tư nhân trong nước (rất đông, đa dạng về lĩnh vực, quản trị tốt, năng động, sáng tạo và có 琀
nh cạnh tranh cao) là một trong nhiều yếu tố quyết định khả năng phục hồi của nền kinh tế. Tăng
trưởng của doanh nghiệp là động lực tăng trưởng bền vững, tạo việc làm, ổn định đời sống nhân
dân, tạo thu nhập chủ yếu dành cho ngân sách nhà nước và đóng góp đáng kể vào quỹ dự trữ quốc
gia, là động lực giúp nền kinh tế phục hồi nhanh chóng sau những biến động lớn, bất thường từ bên ngoài.
Thứ ba, thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ hiệu quả, kịp thời. Năm 2023, tổng giá trị các gói hỗ
trợ tài khóa của Chính phủ vào khoảng gần 200.000 tỉ đồng, với giá trị thực chi 琀 nh đến tháng
10/2023 là khoảng 78.000 tỉ đồng. Việc hạ lãi suất, gia hạn thời gian nộp VAT, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế thu nhập cá nhân; giảm 30% tiền thuê đất; cho phép giãn hoãn thuế, giảm một số thuế,
phí với tổng quy mô gói hỗ trợ khoảng 198,4 nghìn tỉ đồng mang lại kết quả rất lớn. Sự điều hành
linh hoạt, hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận
vốn thuận lợi, điều hành tỉ giá phù hợp, đảm bảo 琀 nh thanh khoản của toàn hệ thống. Việc giảm
lãi suất điều hành 04 lần (từ mức 0,5 - 1,5%) nhằm giảm lãi suất cho vay, góp phần tăng khả năng
tiếp cận và cung cấp vốn cho nền kinh tế, nhất là lĩnh vực bất động sản.
Thứ tư, hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả 琀 ch cực, vị thế
và uy 琀 n của Việt Nam tiếp tục được nâng cao. Hoạt động ngoại giao, hộinhập quốc tế được quan
tâm đẩy mạnh với nhiều chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước.Nhờ vậy, Việt Nam và các đối
tác tiếp tục thắt chặt và nâng tầm quan hệ, tăng cường hợp tácngoại giao, kinh tế, thương mại và lOMoAR cPSD| 46831624
đầu tư, góp phần quan trọng nâng cao vị thế, uy 琀 n quốctế của Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam và
Hoa Kỳ đã chính thức nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác
chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững (ngày 10/9/2023), từ đó mở ra
nhiều cơ hội phát triển kinh tế, thương mại, chuyển đổi số, năng lượng, khoa học -công nghệ và giáo
dục đào tạo trong thời gian tới.
Thứ năm, Sự đầu tư trong giáo dục và đào tạo có thể cải thiện chất lượng lao động vàtạo ra những
người lao động có kỹ năng, có năng suất cao giúp làm việc hiệu quả hơn. Năngsuất lao động cao sẽ
dễ dẫn đến sản lượng cao hơn điều đó cũng góp phần tăng trưởng kinh tế
%Các biện pháp chính phủ đã thực hiện%
Giảm thuế: Chính phủ đã giảm thuế cho doanh nghiệp và cá nhân để khuyến khích chitiêu và đầu tư.
Cụ thể theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định giảm thuếgiá trị gia tăng xuống còn
8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuếsuất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch
vụ như: viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng,chứng khoán, kinh doanh bất động sản, sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặcbiệt,...Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 Kích cầu tiêu dùng:
Để kích cầu tiêu dùng, Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp
như: Giảm giá hàng tiêu dùng; điều chỉnh tăng lương; giảm thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp;
tăng cho vay tiêu dùng, đồng thời thực hiện giãn, khoanh nợ và tăng các khoản hỗ trợ an sinh xã hội,
nhất là trợ cấp trực tiếp cho người nghèo, mở rộng bảo hiểm thất nghiệp, giảm học phí, viện phí.Bên
cạnh đó, việc tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức và người lao động áp dụng từ 1/7 năm nay
giúp người dân có thêm khoản thu nhập để tăng chi tiêu, tạo nên dư địa tăng trưởng cho tổng mức
bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong các tháng cuối năm nay. Kích cầu đầu tư:
Chính phủ ưu tiên kích cầu đầu tư vào các dự án sắp hoàn thành, nhanh đưa vào sử dụng các
dự án có quy mô, có tiềm năng, góp phần trực tiếp duy trì và mở rộng năng lực sản xuất – kinh
doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế.Cụ thể là vào 6 tháng cuối năm 2023 chính phủ đã triển
khai quyết liệt các chương trình đầu tư quy mô lớn, nhất là cho hạ tầng chiến lược, thúc đẩy các
dự án hạ tầng giao thông liên vùng, năng lượng xanh, hạ tầng xanh, hạ tầng số quốc gia,… để
tạo tác động lan tỏa, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.
Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng phù hợp:
Trong đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan
điều hành các công cụ chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng phù hợp, kịp thời, hiệu quả để
tạo điều kiện thanh khoản cho các tổ chức 琀 n dụng, hỗ trợ ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi phù
hợp với 琀 nh hình thị trường, nhất là thời điểm cuối năm khi các khoản huy động vốn với lãi suất lOMoAR cPSD| 46831624
cao trong các tháng cuối năm 2022, đầu năm 2023 đến thời hạn thanh toán; thực hiện các giải pháp
điều hành phù hợp và chỉ đạo hệ thống tổ chức 琀 n dụng thực hiện tiết kiệm chi phí hoạt động,
tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, nhất là
giảm lãi suất cho vay (phấn đấu giảm ít nhất khoảng 1,5-2%) nghiên cứu, thực hiện áp dụng đối với
cả khoản vay mới và đang còn dư nợ. Không những vậy, chính phủ còn hỗ trợ tài chính bằng cách
giảm thuế, hỗ trợ lãi suất vay vốn, cung cấp các gói ưu đãi cho doanh nghiệp đặc biệt là doanh
nghiệp nhỏ và vừanhằm tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, minh bạch, công bằng,
thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Còn đối với lao động, chính phủ đã hỗ trợ nhiều lao động khởi
nghiệp, tạo việc làm cho bản thân và người khác, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
cho người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Giải pháp chính sách trong thời gian tới
1. Những thuận lợi và khó khăn của kinh tế nước ta
- Thuận lợi của kinh tế nước ta:
+ Tăng Trưởng Kinh Tế: Kinh tế Việt Nam đã đạt được tăng trưởng ổn định trongnhững năm gần đây,
đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.
+ Dân Số Lao Động Nhiều: Với dân số đông đảo và nguồn nhân lực trẻ với hơn60% dân số dưới 35
tuổi, Việt Nam có thể là điểm đến thuận lợi cho các doanhnghiệp quốc tế.
+ Đầu Tư Nước Ngoài Tăng Cao: Sự thuận lợi từ chính sách mở cửa và thu hútđầu tư nước ngoài đã
giúp kích thích phát triển kinh tế.
+ Mạng Lưới Thương Mại Toàn Cầu: Tham gia nhiều hiệp định thương mại tự donhư CPTPP, FTA đã
mở ra cơ hội xuất khẩu và tăng cường thị trường tiêu thụ.
Cụ thể là 琀 nh hình xuất, nhập khẩu nhiều gam màu sáng. Nước ta đã khai thác tối đa lợi ích từcác
FTA đã thúc đẩy tăng trưởng xuất, nhập khẩu. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự doLiên minh châu
Âu - Việt Nam (EVFTA) đã thúc đẩy hoạt động thương mại, mở ra cơhội xuất khẩu lớn cho các mặt
hàng nông sản, thủy sản, dệt may, da giày... của Việt Nam
- Khó khăn của kinh tế nước ta:
+ Năng suất lao động thấp: Năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực.
+Hạ tầng còn yếu kém: Hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém, nhất là giao thôngvận tải, năng lượng,
vấn đề ô nhiễm môi trường và sự cần thiết phải chuyển đổisang sản xuất sạch hơn.
+Biến Đổi Khí Hậu và Thiên Tai: Việt Nam là một trong những quốc gia chịuảnh hưởng lớn từ biến đổi
khí hậu và thảm họa thiên tai, điều này có thể tạo rarủi ro cho sản xuất và phát triển kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, để phát triển bền vững,
nâng cao năng lực cạnh tranh, Việt Nam cần vượt qua những khó khăn, thách thức còn tồn tại. Để
phát triển kinh tế trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết các thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh Covid-19.