Các phương thức thanh toán hợp đồng mua hàng quốc tế môn Quản trị kinh doanh | Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu

Các phương thức thanh toán hợp đồng mua hàng quốc tế môn Quản trị kinh doanh | Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu Giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học

CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TRONG
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ.
1.Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Chuyển tiền phương thức thanh toán mà bên mua sẽ yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thực
hiện chuyển tiền cho người bán một thời điểm nhất định. phương thức này, có thể 4 bên
tham giabên trả tiền, bên thụ hưởng, ngân hàng chuyển tiền (ngân hàng phục vụ bên trả tiền)
và ngân hàng trả tiền (ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng)
Theo đó, việc chuyển tiền có thể thực hiện thông qua các hình thức chuyển tiền như:
Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer): Là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh
toán của ngân hàng chuyển tiền được chuyển bằng thư cho ngân hàng trả tiền.
Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T)): Là hình thức chuyển tiền, trong
đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức
điện gửi cho ngân hàng trả tiền bằng telex hay mạng swift.
* Quy trình thanh toán phương thức chuyển tiền
b1) Người thụ hưởng (người xuất khẩu) thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng (giao hàng,
cung ứng dịch vụ …)
b2) Người chuyển tiền (người nhập khẩu) lập lệnh chuyển tiền kèm theo hồ sơ chuyển
tiền yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài
b3) Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra hồ sơ chuyển tiền và bảo nợ tài khoản của người
chuyển tiền
b4) Căn cứ vào lệnh thanh toán của khách hàng, Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh
toán cho ngân hàng trả tiền ở nước thụ hưởng
b5) Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản ngân hàng chuyển tiền và báo cáo tài khoản của
người thụ hưởng
=> Trong đó, chuyển tiền bằng thư khá chậm nhưngchi phí thấp, người lại chuyển tiền bằng
điện phổ biến hơn do nó diễn ra nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn, tuy nhiên, chi phí lại cao
hơn so với chuyển tiền bằng thư.
2.Phương thức thanh toán nhờ thu (Documents against Payment - D/P)
Trong thanh toán quốc tế nhờ thu được phân làm 2 loại:
_ Nhờ thu trơn
_ Nhờ thu kèm chứng từ
A.Nhờ thu trơn (Clean collection)
Nhờ thu trơn (ủy thác thu không kèm chứng từ) là việc thực hiện nhờ thu cho các chứng từ tài
chính như: hối phiếu, séc hoặc các công cụ nợ khác mà không có các chứng từ thương mại đi
kèm.
Quy trình thanh toán nhờ thu trơn
1. Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao hàng và chuyển
thẳng bộ chứng từ thương mại cho người nhập khẩu để nhận hàng.
2. Người xuất khẩu lập hối phiếu và chỉ thị nhờ thu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ
người nhập khẩu
3. Căn cứ vào yêu cầu của người ủy nhiệm, ngân hàng nhận ủy thác chuyển hối phiếu và chỉ
thị nhờ thu cho ngân hàng đại lý của mình ở nước người nhập khẩu để nhờ thu tiền hộ.
4. Ngân hàng xuất trình thông báo cho người nhập khẩu để yêu cầu người nhập khẩu trả
tiền.
5. Nếu đồng ý thì người nhập khẩu trả tiền (nếu trả tiền ngay), hoặc chấp nhận trả tiền (nếu
trả chậm)
6. Ngân hàng xuất trình chuyển tiền thu được cho ngân hàng chuyển chứng từ.
7. Ngân hàng chuyển chứng từ thanh toán kết quả nhờ thu cho người xuất khẩu.
Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán chứa đựng nhiều rủi ro đối với người ủy thác, không
đảm bảo quyền lợi của bên bán, do việc nhận hàng và thanh toán không ràng buộc nhau. Người
mua có thể nhận hàng rồi mà không chịu trả tiền hoặc chậm trễ trong thanh toán. Do đó, nhờ thu
trơn là phương thức thanh toán không được áp dụng nhiều trong thanh toán thương mại quốc tế.
Phương thức thanh toán nhờ thu trơn thường chỉ được áp dụng trong các trường hợp người bán
và người mua tin cậy lẫn nhau, hoặc có quan hệ ràng buộc với nhau (công ty mẹ, công ty con,
công ty liên doanh…), hoặc thanh toán các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa
như cước phí vận tải, bảo hiểm
B.Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection)
Nhờ thu kèm chứng từ là việc thực hiện nhờ thu các chứng từ thương mại có hoặc không kèm
theo các chứng từ tài chính.
Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ, tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ
tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở bộ chứng từ hàng hóa. Nếu người nhập khẩu thanh toán hoặc
chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nhận hàng hóa.
Theo phương thức này, ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn là người khống chế bộ
chứng từ hàng hóa. Với cách khống chế này quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn.
Nhờ thu kèm chứng từ chiếm phần lớn trong các giao dịch nhờ thu và được chia thành hai loại:
nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (Documents against Acceptance – D/A) và Nhờ thu trả
tiền trao chứng từ (Documents against Payment – D/P)
- Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (D/A)
Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (Documents against Acceptance – D/A) là phương thức
nhờ thu kèm chứng từ, theo đó người trả tiền (người nhập khẩu) chỉ cần chấp nhận trả tiền hối
phiếu sẽ được ngân hàng trao cho bộ chứng từ nhận hàng. Khi đến hạn thanh toán, người nhập
khẩu có trách nhiệm thanh toán cho người xuất khẩu. Đây chính là hình thức thanh toán trả
chậm, trong đó người nhập khẩu được người xuất khẩu cấp tín dụng.
1. Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người
nhập khẩu nhưng không giao bộ chứng từ hàng hóa.
2. Người xuất khẩu ký phát và gửi hối phiếu có kỳ hạn, kèm theo chỉ thị nhờ thu và bộ
chứng từ hàng hóa đến ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu
3. Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại ký để
thông báo cho người nhập khẩu
4. Căn cứ vào chỉ thị nhờ thu đã nhận được, ngân hàng xuất trình lập thông báo gửi nhà
nhập khẩu
5. Nếu người nhập khẩu chấp nhận trả tiền bằng cách ký chấp nhận trực tiếp vào hối phiếu
hoặc chấp nhận bằng văn bản, thì ngân hàng xuất trình giao bộ chứng từ hàng hóa cho
nhà nhập khẩu.
6. Ngân hàng xuất trình thông báo nội dung chấp nhận thanh toán của nhà nhập khẩu cho
ngân hàng chuyển chứng từ.
7. Ngân hàng chuyển chứng từ thông báo kết quả gửi chứng từ nhờ thu theo điều kiện D/A
cho người xuất khẩu.
- Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (D/P)
Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documents against Payment – D/P) là hình thức thanh toán nhờ
thu kèm chứng từ, theo đó người nhập khẩu chỉ lấy được bộ chứng từ khi đã chuyển vào ngân
hàng đủ số tiền thanh toán. Hình thức nhờ thu này được áp dụng trong trường hợp thanh toán trả
ngay.
1. Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người
nhập khẩu
2. Người xuất khẩu ký phát và gửi chỉ thị nhờ thu kèm bộ chứng từ hàng hóa (kèm hoặc
không kèm hối phiếu) đến ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu
3. Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại lý để
thông báo cho người nhập khẩu
4. Căn cứ vào chỉ thị nhờ thu đã nhận được, ngân hàng xuất trình lập thông báo gửi nhà
nhập khẩu.
5. Ngân hàng xuất trình giao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu sau khi nhà nhập
khẩu đã chuyển đủ tiền để thanh toán nhờ thu.
6. Ngân hàng xuất trình thanh toán trị giá nhờ thu cho ngân hàng chuyển chứng từ
7. Ngân hàng chuyển chứng từ thanh toán cho nhà xuất khẩu kết quả nhờ thu sau khi đã trừ
phí dịch vụ và các chi phí liên quan.
Ngoài hai hình thức nhờ thu kèm chứng từ theo các điều kiện D/A, D/P, trong thực tế còn có một
số điều kiện thanh toán nhờ thu kèm chứng từ khác:
Thanh toán từng phần: Một phần theo giá trị nhờ thu D/P at sight, một phần theo giá trị
nhờ thu D/A.
Giao chứng từ khi có giấy hứa trả tiền, có thư cam kết trả tiền, hoặc có biên lai tín thác.
Các trường hợp này quy trình thanh toán áp dụng cũng giống như hình thức D/A nhưng
ngân hàng chỉ giao chứng từ khi khách hàng xuất trình giấy hứa trả tiền, thư cam kết trả
tiền hoặc biên lai tín thác do chính khách hàng lập ra.
3.Phương thức thư tín dụng (Letter of creadit - L/C)
Phương thức tín dụng chứng từ được điều chỉnh bởi UCP 600 là một cam kết của ngân hàng theo
yêu cầu của người xin mở thư tín dụng, theo đó, ngân hàng sẽ thanh toán cho người thụ hưởng
(bên bán) với điều kiện người này thực hiện đầy đủ các yêu cầu của tín dụng chứng từ (L/C) và
xuất trình cho ngân hàng các chứng từ thanh toán phù hợp với các quy định đã ghi trong thư
tín dụng.
Đây là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất.
Theo đó, cụ thể quy trình thanh toán L/C như sau:
1. Bước 1: Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán
theo phương thức L/C
2. Bước 2: Căn cứ theo các điều khoản và điều kiện của hợp đồng, bên mua làm đơn gửi
đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng phát hành một L/C cho bên bán thụ
hưởng
3. Bước 3: Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu đồng ý, ngân hàng phát hành lập L/C và thông
qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước bên bán để thông báo L/C cho
bên bán
4. Bước 4: Khi nhận được L/C, ngân hàng thông báo kiểm tra, nếu L/C là chân thật thì
thông báo L/C cho bên bán, nếu không chân thật thì trả lại ngân hàng phát hành
5. Bước 5: Bên bán kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hành giao
hàng, nếu không phù hợp thì tiến hành đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với
hợp đồng
6. Bước 6: Sau khi giao hàng, bên bán lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất
trình cho ngân hàng phát hành để được thanh toán
7. Bước 7: Ngân hàng phát hành sau khi kiểm tra chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp
thì tiến hành thanh toán, nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại
nguyên vẹn bộ chứng từ cho bên bán.
8. Bước 8: Bên mua hoàn trả tiền cho ngân hàng phát hành
9. Bước 9: Ngân hàng phát hành trao bộ chứng từ cho bên mua
BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ : Bao gồm:
1. Hóa đơn thương mại: (Commercial Invoice)
2. Vận đơn đường biển: (Marine/Bill of lading)
3. Phiếu đóng gói: (Packing List)
4. Giấy chứng thư xuất xứ: (Certificate of Origin)
5. Giấy chứng nhận Phẩm chất/Số lượng/Trọng lượng/Bao bì/Mùa vụ:
6. Bảo hiểm đơn.
7. Giấy chứng nhận vệ sinh: (Sanitary Certificate
8. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật: (Phytosanitary Certificate)
9. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật: (Veterinary Certificate)
10. Tờ khai hải quan:
| 1/7

Preview text:

CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TRONG
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ.
1.Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Chuyển tiền là phương thức thanh toán mà bên mua sẽ yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thực
hiện chuyển tiền cho người bán ở một thời điểm nhất định. Ở phương thức này, có thể có 4 bên
tham gia là bên trả tiền, bên thụ hưởng, ngân hàng chuyển tiền (ngân hàng phục vụ bên trả tiền)
và ngân hàng trả tiền (ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng)
Theo đó, việc chuyển tiền có thể thực hiện thông qua các hình thức chuyển tiền như: 
Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer): Là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh
toán của ngân hàng chuyển tiền được chuyển bằng thư cho ngân hàng trả tiền. 
Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T)): Là hình thức chuyển tiền, trong
đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức
điện gửi cho ngân hàng trả tiền bằng telex hay mạng swift.
* Quy trình thanh toán phương thức chuyển tiền
b1) Người thụ hưởng (người xuất khẩu) thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng (giao hàng, cung ứng dịch vụ …)
b2) Người chuyển tiền (người nhập khẩu) lập lệnh chuyển tiền kèm theo hồ sơ chuyển
tiền yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài
b3) Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra hồ sơ chuyển tiền và bảo nợ tài khoản của người chuyển tiền
b4) Căn cứ vào lệnh thanh toán của khách hàng, Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh
toán cho ngân hàng trả tiền ở nước thụ hưởng
b5) Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản ngân hàng chuyển tiền và báo cáo tài khoản của người thụ hưởng
=> Trong đó, chuyển tiền bằng thư khá chậm nhưng có chi phí thấp, người lại chuyển tiền bằng
điện phổ biến hơn do nó diễn ra nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn, tuy nhiên, chi phí lại cao
hơn so với chuyển tiền bằng thư.
2.Phương thức thanh toán nhờ thu (Documents against Payment - D/P)
Trong thanh toán quốc tế nhờ thu được phân làm 2 loại: _ Nhờ thu trơn _ Nhờ thu kèm chứng từ
A.Nhờ thu trơn (Clean collection)
Nhờ thu trơn (ủy thác thu không kèm chứng từ) là việc thực hiện nhờ thu cho các chứng từ tài
chính như: hối phiếu, séc hoặc các công cụ nợ khác mà không có các chứng từ thương mại đi kèm.
Quy trình thanh toán nhờ thu trơn
1. Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao hàng và chuyển
thẳng bộ chứng từ thương mại cho người nhập khẩu để nhận hàng.
2. Người xuất khẩu lập hối phiếu và chỉ thị nhờ thu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu
3. Căn cứ vào yêu cầu của người ủy nhiệm, ngân hàng nhận ủy thác chuyển hối phiếu và chỉ
thị nhờ thu cho ngân hàng đại lý của mình ở nước người nhập khẩu để nhờ thu tiền hộ.
4. Ngân hàng xuất trình thông báo cho người nhập khẩu để yêu cầu người nhập khẩu trả tiền.
5. Nếu đồng ý thì người nhập khẩu trả tiền (nếu trả tiền ngay), hoặc chấp nhận trả tiền (nếu trả chậm)
6. Ngân hàng xuất trình chuyển tiền thu được cho ngân hàng chuyển chứng từ.
7. Ngân hàng chuyển chứng từ thanh toán kết quả nhờ thu cho người xuất khẩu.
Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán chứa đựng nhiều rủi ro đối với người ủy thác, không
đảm bảo quyền lợi của bên bán, do việc nhận hàng và thanh toán không ràng buộc nhau. Người
mua có thể nhận hàng rồi mà không chịu trả tiền hoặc chậm trễ trong thanh toán. Do đó, nhờ thu
trơn là phương thức thanh toán không được áp dụng nhiều trong thanh toán thương mại quốc tế.
Phương thức thanh toán nhờ thu trơn thường chỉ được áp dụng trong các trường hợp người bán
và người mua tin cậy lẫn nhau, hoặc có quan hệ ràng buộc với nhau (công ty mẹ, công ty con,
công ty liên doanh…), hoặc thanh toán các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa
như cước phí vận tải, bảo hiểm
B.Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection)
Nhờ thu kèm chứng từ là việc thực hiện nhờ thu các chứng từ thương mại có hoặc không kèm
theo các chứng từ tài chính.
Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ, tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ
tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở bộ chứng từ hàng hóa. Nếu người nhập khẩu thanh toán hoặc
chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nhận hàng hóa.
Theo phương thức này, ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn là người khống chế bộ
chứng từ hàng hóa. Với cách khống chế này quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn.
Nhờ thu kèm chứng từ chiếm phần lớn trong các giao dịch nhờ thu và được chia thành hai loại:
nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (Documents against Acceptance – D/A) và Nhờ thu trả
tiền trao chứng từ (Documents against Payment – D/P) -
Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (D/A)
Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (Documents against Acceptance – D/A) là phương thức
nhờ thu kèm chứng từ, theo đó người trả tiền (người nhập khẩu) chỉ cần chấp nhận trả tiền hối
phiếu sẽ được ngân hàng trao cho bộ chứng từ nhận hàng. Khi đến hạn thanh toán, người nhập
khẩu có trách nhiệm thanh toán cho người xuất khẩu. Đây chính là hình thức thanh toán trả
chậm, trong đó người nhập khẩu được người xuất khẩu cấp tín dụng.
1. Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người
nhập khẩu nhưng không giao bộ chứng từ hàng hóa.
2. Người xuất khẩu ký phát và gửi hối phiếu có kỳ hạn, kèm theo chỉ thị nhờ thu và bộ
chứng từ hàng hóa đến ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu
3. Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại ký để
thông báo cho người nhập khẩu
4. Căn cứ vào chỉ thị nhờ thu đã nhận được, ngân hàng xuất trình lập thông báo gửi nhà nhập khẩu
5. Nếu người nhập khẩu chấp nhận trả tiền bằng cách ký chấp nhận trực tiếp vào hối phiếu
hoặc chấp nhận bằng văn bản, thì ngân hàng xuất trình giao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu.
6. Ngân hàng xuất trình thông báo nội dung chấp nhận thanh toán của nhà nhập khẩu cho
ngân hàng chuyển chứng từ.
7. Ngân hàng chuyển chứng từ thông báo kết quả gửi chứng từ nhờ thu theo điều kiện D/A cho người xuất khẩu. -
Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (D/P)
Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documents against Payment – D/P) là hình thức thanh toán nhờ
thu kèm chứng từ, theo đó người nhập khẩu chỉ lấy được bộ chứng từ khi đã chuyển vào ngân
hàng đủ số tiền thanh toán. Hình thức nhờ thu này được áp dụng trong trường hợp thanh toán trả ngay.
1. Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu
2. Người xuất khẩu ký phát và gửi chỉ thị nhờ thu kèm bộ chứng từ hàng hóa (kèm hoặc
không kèm hối phiếu) đến ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu
3. Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại lý để
thông báo cho người nhập khẩu
4. Căn cứ vào chỉ thị nhờ thu đã nhận được, ngân hàng xuất trình lập thông báo gửi nhà nhập khẩu.
5. Ngân hàng xuất trình giao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu sau khi nhà nhập
khẩu đã chuyển đủ tiền để thanh toán nhờ thu.
6. Ngân hàng xuất trình thanh toán trị giá nhờ thu cho ngân hàng chuyển chứng từ
7. Ngân hàng chuyển chứng từ thanh toán cho nhà xuất khẩu kết quả nhờ thu sau khi đã trừ
phí dịch vụ và các chi phí liên quan.
Ngoài hai hình thức nhờ thu kèm chứng từ theo các điều kiện D/A, D/P, trong thực tế còn có một
số điều kiện thanh toán nhờ thu kèm chứng từ khác: 
Thanh toán từng phần: Một phần theo giá trị nhờ thu D/P at sight, một phần theo giá trị nhờ thu D/A. 
Giao chứng từ khi có giấy hứa trả tiền, có thư cam kết trả tiền, hoặc có biên lai tín thác.
Các trường hợp này quy trình thanh toán áp dụng cũng giống như hình thức D/A nhưng
ngân hàng chỉ giao chứng từ khi khách hàng xuất trình giấy hứa trả tiền, thư cam kết trả
tiền hoặc biên lai tín thác do chính khách hàng lập ra.
3.Phương thức thư tín dụng (Letter of creadit - L/C)
Phương thức tín dụng chứng từ được điều chỉnh bởi UCP 600 là một cam kết của ngân hàng theo
yêu cầu của người xin mở thư tín dụng, theo đó, ngân hàng sẽ thanh toán cho người thụ hưởng
(bên bán) với điều kiện người này thực hiện đầy đủ các yêu cầu của tín dụng chứng từ (L/C) và
xuất trình cho ngân hàng các chứng từ thanh toán phù hợp với các quy định đã ghi rõ trong thư tín dụng.
Đây là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất.
Theo đó, cụ thể quy trình thanh toán L/C như sau:
1. Bước 1: Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C
2. Bước 2: Căn cứ theo các điều khoản và điều kiện của hợp đồng, bên mua làm đơn gửi
đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng phát hành một L/C cho bên bán thụ hưởng
3. Bước 3: Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu đồng ý, ngân hàng phát hành lập L/C và thông
qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước bên bán để thông báo L/C cho bên bán
4. Bước 4: Khi nhận được L/C, ngân hàng thông báo kiểm tra, nếu L/C là chân thật thì
thông báo L/C cho bên bán, nếu không chân thật thì trả lại ngân hàng phát hành
5. Bước 5: Bên bán kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hành giao
hàng, nếu không phù hợp thì tiến hành đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng
6. Bước 6: Sau khi giao hàng, bên bán lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất
trình cho ngân hàng phát hành để được thanh toán
7. Bước 7: Ngân hàng phát hành sau khi kiểm tra chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp
thì tiến hành thanh toán, nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại
nguyên vẹn bộ chứng từ cho bên bán.
8. Bước 8: Bên mua hoàn trả tiền cho ngân hàng phát hành
9. Bước 9: Ngân hàng phát hành trao bộ chứng từ cho bên mua
BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ : Bao gồm:
1. Hóa đơn thương mại: (Commercial Invoice)
2. Vận đơn đường biển: (Marine/Bill of lading)
3. Phiếu đóng gói: (Packing List)
4. Giấy chứng thư xuất xứ: (Certificate of Origin)
5. Giấy chứng nhận Phẩm chất/Số lượng/Trọng lượng/Bao bì/Mùa vụ: 6. Bảo hiểm đơn.
7. Giấy chứng nhận vệ sinh: (Sanitary Certificate
8. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật: (Phytosanitary Certificate)
9. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật: (Veterinary Certificate) 10. Tờ khai hải quan: