-
Thông tin
-
Quiz
Các yếu tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân trong giai đoạn hiện nay | Bài thi học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Vấn đề khởi nghiệp đã và đang là câu chuyện thời sự - kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Thực tế đã chỉ ra rằng, khởi nghiệp với sự sáng tạo các giá trị mới và hun đúc tinh thần kinh doanh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Các yếu tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân trong giai đoạn hiện nay | Bài thi học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Vấn đề khởi nghiệp đã và đang là câu chuyện thời sự - kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Thực tế đã chỉ ra rằng, khởi nghiệp với sự sáng tạo các giá trị mới và hun đúc tinh thần kinh doanh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn 25 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ----- ----- BÀI THI HỌC PHẦN
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỀ TÀI:
Các yếu tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân trong giai đoạn hiện nay.
Họ và tên sinh viên: Nghiêm Thị Mai Mã sinh viên: 2256090027
Lớp tín chỉ: TG51001_K42.1 Hà Nội, 2023 LỜI CẢM ƠN
Để đề tài được hoàn thành ngoài nỗ lực bản thân, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới GV. Phan Thị Thanh Hải đã giúp đỡ em trong quá trình học tập môn
học PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
cũng như trong quá trình thực hiện bài thi
Để đảm bảo kết thúc học phần đánh giá kết quả học tập cho sinh viên lớp
Báo Mạng Điện Tử (CLC) K42, cô đã tạo điều kiện cho chúng em tham gia làm
bài tập lớn thay cho kì thi chung như bình thường. Tuy nhiên thời gian làm bài còn
nhiều hạn chế, em không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự
đánh giá, góp ý của thầy (cô) để bài thi của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinhviênthực hiện
NghiêmThịMai PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề khởi nghiệp đã và đang là câu chuyện thời sự - kinh tế của tất
cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Thực tế đã
chỉ ra rằng, khởi nghiệp với sự sáng tạo các giá trị mới và hun đúc tinh thần
kinh doanh, đã tạo nên nền tảng tăng trưởng kinh tế - suy cho cùng, đó là
mấu chốt cho sự phát triển mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá cùng quá trình đổi mới và hội nhập,
vai trò đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp đã được Đảng và Nhà nước
đặt lên vị trí quan trọng trong thời kỳ mới. Nhà nước Việt Nam đã có nhiều
nỗ lực nhằm góp phần tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp thuận lợi cho
quá trình khởi nghiệp đổi mới và sáng tạo. Bên cạnh đó, hiện nay có rất
nhiều chính sách hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp của nhà nước. Riêng Bộ
Giáo dục và Đào tạo cũng đã phối hợp với các tổ chức hội đoàn thể, các
doanh nghiệp, thực hiện nhiều chương trình hành động nhằm giúp sinh
viên phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết để tăng cường khả năng
khởi nghiệp ví dụ như chương trình: thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ, làm
giàu không khó…Điều này tạo động lực mạnh cho sinh viên có thể tự mở
ra con đường tương lai cho bản thân.
Tuy nhiên, khởi nghiệp là một quá trình nhiều khó khăn, thử thách,
thậm chí là thất bại và không phải ai cũng có đủ bản lĩnh dám đương đầu
để vượt qua nó. Đối với sinh viên thì khởi nghiệp càng trở nên khó khăn
hơn rất nhiều bởi vì họ chưa có thật nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức
thực tế và tài chính. Nhưng vẫn không có ít bạn sinh viên chọn khởi nghiệp
ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường là bởi vì họ bản lĩnh, trẻ trung, năng
động, tích cực, dám nghĩ, dám làm hoặc có thể họ đã có sẵn sự hỗ trợ nền
tảng vững chắc từ gia đình như: tài chính, kinh nghiệm…còn đối với một
bộ phận sinh viên khác liệu họ có đủ ý chí, suy nghĩ và dám dấn thân để
hiện thực hóa ý tưởng của mình hay không và điều gì tác động đến ý định
khởi nghiệp của các bạn sinh viên? Rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh
chủ đề khởi nghiệp của sinh viên, nhưng mấu chốt vấn đề là yếu tố nào ảnh
hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên vẫn chưa có lời giải đáp rõ
ràng. Do đó, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những trường
với số lượng hàng nghìn sinh viên nhưng tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp
có ý định “tự thân lập nghiệp” còn khá khiêm tốn.
Xuất phát từ thực tế trên nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài: “Các yếu
tố ảnh hưởng đến ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc
dân”, với mục tiêu đặt ra là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm khơi dậy tinh
thần doanh nhân, sự tự tin khởi nghiệp, tư duy làm chủ và hỗ trợ cho sinh
viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân; từ đó đưa
ra những giải pháp hỗ trợ sinh viên trường phát triển khởi nghiệp Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu chung: tìm ra mức độ tác động của các nhân tố tới ý định khởi
nghiệp của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. - Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định được vấn đề nghiên cứu
+ Tìm và chọn lọc nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài
+ Làm rõ những lý luận cơ bản về ý định khởi nghiệp
+ Vận dụng kiến thức để xây dựng môn hình của đề tài nghiên cứu
+ Xác định phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý số liệu.
+ Tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu trên thực tế
+ Trình bày kết quả nghiên cứu
+ Rút ra những kết luận và giải pháp cụ thể cho vấn đề
3. Đối tượng khảo sát và giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khảo sát:
- Sinh viên đại học chính quy vì sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp là nhóm
người đang trong giai đoạn lựa chọn nghề nghiệp.
- Đề tài quan tâm chủ yếu tới sinh viên thuộc ngành học Kinh tế và Kinh
doanh vì theo Hyncs (1996), sinh viên học hai ngành này là hai ngành có
tiềm năng khởi sự kinh doanh cao nhất.
- Đề tài không nghiên cứu sinh viên hệ văn bằng 2, sinh viên vừa làm vừa
học, học viên cao học vì đây đều là những đối tượng đã có công ăn việc
làm và mối quan hệ xã hội nhất định. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu này được thực hiện tại trường
Đại học Kinh tế Quốc dân
- Thời gian nghiên cứu: bắt đầu từ ngày 01/09/2024 đến ngày 01/12/2024.
- Nội dung nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp và
giải pháp hỗ trợ sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân khởi nghiệp
4. Khái niệm trung tâm và khái niệm liên quan
Khái niệm về sinh viên:
- Đây là định nghĩa của Từ điển tiếng Việt 2010, Hoàng Phê chủ biên:
“Sinh viên là người được đào tạo theo chương trình cao đẳng hoặc đại
học.” Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn
bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những
bằng cấp đạt được trong quá trình học.
- Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, sự chuyển dịch từ nền kinh tế truyền
thống sang nền kinh tế đã tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh
nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và thuật ngữ "khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo" đã trở thành chủ đề nóng đang được cả nước quan tâm. Sinh viên
là những người dễ tiếp thu, học hỏi cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo đã
tích cực phát triển ý tưởng khởi nghiệp của mình
Khái niệm về ý định khởi nghiệp:
Ý định khởi nghiệp có thể được định nghĩa là sự liên quan ý định của một
cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp (Souitaris &cs, 2007); là một quá
trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo
lập doanh nghiệp (Gupta & Bhawe, 2007). Ý định khởi nghiệp của một cá
nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng các nguồn lực có sẵn và
sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập doanh nghiệp của riêng mình (Rockerz
& Wagner, 2010). Ý định khởi nghiệp của sinh viên xuất phát từ các ý
tưởng của sinh viên và được định hướng đúng đắn từ chương trình giáo dục (Schwarz & cs, 2009).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp: Tham khảo các tài liệu,
sách báo, tạpchí nghiên cứu khoa học nhằm tìm chọn những khái niệm, cơ
sở lý luận cho đề tài,hình thành giả thuyết, rút ra mô hình nghiên cứu.
+ Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp:
- Nghiên cứu định tính: Lập bảng câu hỏi phỏng vấn, tiến hành chọn mẫu
vàphỏng vấn chuyên sâu sinh viên ĐH Thương Mại, thu thập dữ liệu, mã hóa và đưara kết quả.
- Nghiên cứu định lượng:
+ Xây dựng thang đo, thiết kế bảng câu hỏi khảo sát + Chọn mẫu nghiên cứu
+ Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS PHẦN NỘI DUNG
I.Chương1:Cơsởlíluậnvềcácyếutốảnhhưởngtớikhởinghiệpcủa sinhviênhiệnnay:
1.1:Cáckháiniệmliênquantớiđềtài:
1.1.1:Kháiniệmvề“khởinghiệp”
1.1.2:Kháiniệmvề“sinhviên”,“yếutốảnhhưởng”
1.2:Cácyếutốảnhhưởngtớikhởinghiệpcủasinhviênhiệnnay:
1.2.1:Cácyếutốchủquan:
+Tháiđộcủacánhân
+Kinhnghiệm,sựtừngtrảitrongcôngviệc
+Đammê,hứngthú,quyếttâmtrongcôngviệc
1.2.2:Cácyếutốkháchquan:
+Điềukiệnkinhtếcánhân(nguồnvốn)
+Điềukiệnkinhtế-xãhộihiệnnay
+Ýkiếncủamọingườixungquanh(giađình,bạnbè,ngườithân,nhà trường)
II/Chương2:Mứcđộảnhhưởngcủacácyếutốtớikhởinghiệpcủa
sinhviênHọcviệnBáochívàTuyêntruyềntronggiaiđoạnhiệnnay:
2.1:Mứcđộảnhhưởngcủacácyếutốchủquan,kháchquantớikhởi
nghiệpcủasinhviênHọcviệnBáochívàTuyêntruyềntronggiaiđoạn hiệnnay:
2.1.1:Mứcđộảnhhưởngcủacácyếutốchủquan
2.1.2:Mứcđộảnhhưởngcủacácyếutốkháchquan
III/Chương3:Đềxuấtgiảipháphỗtrợ,lờikhuyênchosinhviênHọc
việnBáochívàTuyêntruyềnvềýđịnhvàcơhộikhởinghiệp
3.1:Giảipháphỗtrợ,lờikhuyêntừgiađình
3.2:Giảipháphỗtrợ,lờikhuyêntừnhàtrường
3.3:Giảipháphỗtrợ,lờikhuyêntừcáctổchứcxãhội
Câu 1 (6 điểm) Anh (chị) hãy nêu tên một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa
học xã hội và nhân văn, xác định:
1.Mục đích và mục tiêu nghiên cứu.
2.Đối tượng khảo sát và giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.Khái niệm trung tâmvàcác khái niệm liên quan
4.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.Kết cấu nội dung chi tiết của đề tài.
Câu 2 (điểm)Chọn 1 trong 2 câu sau:
1. Anh (chị) hãy trình bày quy trình thực hiện phương pháp nghiên cứu tài liệu;
Vận dụng phương pháp để xây dựng tổng quan tài liệu cho đề tài mà anh (chị) lựa chọn.
2. Anh (chị) hãy trình bày quy trình thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;
Vận dụng phương pháp để thiết kế bảng hỏi nhằm thu thập thông tin cho đề tài mà anh (chị) lựa chọn.
Đề thi tổng cộng có 2 câu