Các yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế và Để tăng năng suất lao động, chính phủ cần làm gì? | Bài tập môn Kinh tế vĩ mô

Các yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế và Để tăng năng suất lao động, chính phủ cần làm gì? | Bài tập môn Kinh tế vĩ mô với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

I. Các yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế:
Vốn
Khoa học và công nghệ
Con người
Cơ cấu kinh tế
Thể chế chính trị và quản lý Nhà nước.
II. Để tăng năng suất lao động, chính phủ cần:
1, Khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về nâng
cao năng suất lao động Việt Nam. Định kỳ đánh giá, bổ sung, cập nhật Chiến
lược này phù hợp với những thay đổi mau lẹ của kinh tế thế giới. Chủ động dự
báo các biến cố, xu hướng thay đổi của kinh tế thế giới; nhận diện, đánh giá tác
động của những cơ hội và thách thức đến từ các thay đổi này đối với kinh tế
nước ta.
Không ai khác, mà chính là Chính phủ phải xác định được các yếu tố ngoại sinh
tạo ra sự đổi mới để từ đó chủ động đưa ra các giải pháp tận dụng cơ hội, vượt
qua thách thức giữ vững ổn định vĩ mô, nâng cao NSLĐ, thúc đẩy tăng trưởng
nhanh và bền vững.
2, Cạnh tranh lành mạnh trên tất cả các thị trường là nền tảng quan trọng để
nâng cao NSLĐ. Vì vậy, Chính phủ cần thực hiện cải cách và hoàn thiện thể chế
nhanh hơn, hiệu quả hơn để khơi thông và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực của
đất nước.
Đặc biệt, Chính phủ cần hoàn thiện đồng bộ môi trường pháp lý để tất cả các
loại thị trường đều phát triển và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó, đặc biệt quan
tâm tới xây dựng và hoàn thiện thể chế thị trường hàng hoá; thị trường nhân tố
và thể chế quản trị doanh nghiệp. Xóa bỏ mọi độc quyền dưới bất kỳ hình thức
nào diễn ra trên thị trường hàng hoá và thị trường nhân tố.
3, Thương mại quốc tế là động lực thúc đẩy các nền kinh tế đổi mới sáng tạo, áp
dụng công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh và mở rộng thị
phần thế giới.
Vì vậy, Chính phủ cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả Chiến
lược tăng trưởng hướng tới xuất khẩu nhằm tận dụng tối đa lợi ích từ các hiệp
định FTA, phù hợp với xu hướng thay đổi của toàn cầu hóa và chuỗi cung ứng
toàn cầu đặt trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải nhà
kính, phát triển một hành tinh xanh.
4, Trong bối cảnh hiện nay, cạnh tranh là động lực chủ yếu cho đổi mới, sáng
tạo và ứng dụng công nghệ thúc đẩy tăng trưởng không chỉ với các nền kinh tế
đã đạt ngưỡng công nghệ mà đặc biệt cần thiết với các nền kinh tế đang phát
triển còn xa ngưỡng công nghệ. Chính phủ cần đổi mới cơ chế giao nghiên cứu,
quản lý, đánh giá các hoạt động R&D, đảm bảo mức kinh phí 2% GDP hằng
năm.
Xây dựng môi trường thuận lợi cùng với các chính sách ưu đãi, đặc thù hỗ trợ
doanh nghiệp thực hiện giải pháp đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới,
như giảm thuế thu nhập đối với doanh nghiệp có hoạt động R&D, hỗ trợ tín
dụng cho doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới công nghệ.
5, Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp với xu hướng thay đổi của kinh tế
thế giới. Cơ cấu lại từng ngành theo hướng phát huy lợi thế so sánh và tham gia
vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tập trung nội lực, thúc đẩy động lực phát triển những
sản phẩm có lợi thế so sánh, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Cơ cấu lại
lĩnh vực đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng.
6, Xây dựng Chiến lược quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ, ưu tiên
phát triển doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ cao, thiết kế,
sáng tạo; Chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài hướng tới hỗ trợ nâng cao
NSLĐ quốc gia; chiến lược khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tư
nhân vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
7, Chính phủ cần hoàn thiện thể chế, chính sách đồng bộ, thống nhất nhằm tạo
dựng và nâng cao hiệu quả vận hành thị trường lao động linh hoạt, hội nhập và
bền vững đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp, xu hướng chuyển đổi
chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực, đảm bảo khả năng cung ứng lao động cho
chuyển dịch đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Xây dựng và thực thi chính sách thị trường lao động tích cực, chủ động thực
hiện phương châm đào tạo, đào tạo lại, đào tạo thích ứng cho lực lượng lao
động đang làm việc. Đồng thời thực hiện phương châm học suốt đời, học linh
hoạt nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động đáp ứng đòi hỏi về
nâng cao và bồi đắp kỹ năng lao động.
8, Nâng cao NSLĐ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực, kỹ năng và
chuyên môn của người lao động. Vì vậy, giáo dục cho người dân, mở rộng độ
bao phủ, phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục, đào tạo
nguồn nhân lực, trong đó có định hướng ưu tiên đào tạo các tài năng cá biệt và
các kỹ năng mới nổi phải là quốc sách hàng đầu đối với Việt Nam trong giai
đoạn phát triển.
9, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương nghiên cứu xu hướng
chuyển đổi nhu cầu lao động của thế giới và khu vực; xác định ngành, lĩnh vực
ưu tiên phát triển trong những năm tới của toàn nền kinh tế, từng vùng, miền và
địa phương; đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động.
Đồng thời, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần nghiên cứu triển khai việc
cấp bằng hoặc giấy chứng nhận hành nghề một cách thực chất theo tiêu chuẩn
quốc tế, đúng với năng lực chuyên môn và kỹ năng của người lao động. Giải
pháp này nâng cao trình độ, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của lực lượng
lao động trong nền kinh tế.
III. Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài mang lại
lợi ích và bất lợi cho Việt Nam:
- Lợi ích của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
1, Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần chuyển dịch cơ
cấu từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, đồng
thời nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng
trưởng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng bền
vững ở tất cả các địa phương trong cả nước góp phần thúc đẩy
chuyển giao công nghệ tiên tiến vào VN trong một số ngành
kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, khí hòa dầu,tin
học, ô tô... Trong các lí luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố
vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng
nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước
không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài,
trong đó có vốn FDI. VN là một trong những nước đang phát
triển, vì vậy mà chúng ta rất cần ngồn vốn đầu tư từ nước
ngoài. Việc huy động, thu hút vốn từ nước ngoài sẽ giúp nước ta
có nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, tận
dụng và khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước như: tài
nguyên thiên nhiên, khí hậu,…
Khi thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài chúng ta còn có thể thu
hút được khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới: điều đó
góp phần nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế trong
nước, thu hút được các chuyên gia nước ngoài vào làm việc, từ
đó tạo điều kiện cho đội ngũ kĩ sư trong nước có điều kiện học
hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm tiến tới làm chủ công nghệ.
2, Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có
cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lí kinh doanh mà
các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và
bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các
công nghệ và bí quyết quản lí đó ra cả nước thu hút đầu tư còn
phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước. Tạo
công ăn việc làm cho người lao động, nhất là các vùng kinh tế
còn kém phát triển từ đó giúp nâng cao mức sống của người
dân, tránh lãng phí nguồn lực lao động. Vì một trong những
mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi
phí sản xuất thấp, nên công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ
thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ
phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực
vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Thu nhập của một bộ
phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực
vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê
mướn đó, đào tạo các kĩ năng nghề nghiệp mà trong nhiều
trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu
hút FDI, sẽ được công ty cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ
lao động có kĩ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao
động thông thường mà cả các nhà chuyên môn địa phương
cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ở VN, bình quân trong thời kì
20052010 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm
thêm cho khoảng 16 vạn việc làm mỗi năm. Ngoài ra khu vực
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra khoảng vài triệu lao
động gián tiếp trong 6 năm qua.
3, Giúp tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà Nước: Đối với
nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương,
thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn
thu ngân sách quan trọng. FDI cũng đã giúp VN có một bước
tiến lớn hơn vào các thị trường quốc tế, cải thiện tiềm năng
xuất khẩu của VN. FDI chiếm một tỉ lệ đáng kể trong các ngành
công nghiệp chủ đạo của VN, cụ thể là 42% công nghiệp giầy
da, 25% trong ngành may mặc và 84% trong điện tử, máy tính
và các linh kiện. Học tập được kinh nghiệm quản lí, lãnh đạo
điều hành doanh nghiệp công ti chuyên nghiệp của các nước
tiên tiến hơn. Từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lí, điều
hành của các nhà lãnh đạo trong nước, tạo điều kiện cho việc
giao lưu kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trong nước: khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không
chỉ công ty có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia mà ngay cả
các công ty khác trong nước có quan hệ làm ăn với công ty
cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính
vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản
xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. Tạo đà phát
triển cho kinh tế trong nước: việc Việt Nam đã công nhận một
cách chính thức và rộng rãi rằng FDI đang ngày càng đóng vai
trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam trên nhiều
phương diện: vốn, công nghệ, nâng cao khả năng thanh toán
quốc tế, phát triển xuất khẩu, tham gia vào các thị trường quốc
tế,…FDI đã hỗ trợ VN một cách tích cực trong việc mở rộng
quan hệ kinh tế đối ngoại để VN gia nhập ASEAN, kí kết thỏa
thuận chung với EU, bình thường hóa và thỏa thuận thương mại
song phương với Mỹ.
- Bấtlợicủavốnđầutưtrựctiếpnướcngoài:
1, Thực tiễn thế giới cho thấy, dòng vốn đầu tư này chỉ thực sự
tích cực và góp phần làm dịu lạm phát khi chúng làm tăng cung
những hàng khan hiếm, tăng nhập khẩu phụ tùng thiết bị sản
xuất và công nghệ tiên tiến, từ đó làm tăng tiềm lực xuất khẩu,
khả năng cạnh tranh, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu
ngân sách cho nước chủ nhà và giúp hạn chế sức ép tăng tỷ
giá tiền tệ thực tế. Ngược lại, nếu thiên về khuynh hướng kích
thích nền kinh tế bong bóng, kích thích và thoả mãn những tiêu
dùng cao cấp vượt quá khả năng kinh tế và sự tích luỹ cần thiết
của nước tiếp nhận đầu tư, thì về lâu dài, chúng sẽ có hại cho
các nguồn lực tăng trưởng kinh tế, tăng nhập siêu và làm mất
cân đối tài khoản vãng lai, do đó làm tăng các xung lực lạm
phát tương lai của đất nước.
2, Nếu việc chuyển giao công nghệ (cả phần “cứng” lẫn phần
“mềm”) không được thực hiện đầy đủ, hoặc chỉ chuyển giao
những công nghệ lạc hậu, thì mặc nhiên “những lợi thế tương
đối của nước bắt đầu muộn” sẽ bị tước bỏ - đó là một mặt. Mặt
khác, khi đó nước tiếp nhận không chỉ không cải thiện được
tình trạng công nghệ, khả năng xuất khẩu, mà còn phải chịu
thêm gánh nặng nuôi dưỡng và dỡ bỏ những công nghệ “bất
cập” này theo kiểu “bỏ thì vương, thương thì tội”. Ngoài ra, còn
phải kể thêm tình trạng phụ thuộc một chiều vào đối tác nước
ngoài về kinh tế-kỹ thuật của nước tiếp nhận dòng đầu tư kiểu
ấy gây ra. Do đó, hiệu quả tiếp nhận vốn đầu tư sẽ không như
mong đợi, hoặc không tương xứng với chi phí của nước chủ nhà
bỏ ra, cả về chi phí tài chính, nhân lực và môi trường, tức “một
tiền gà, ba tiền thóc”.
3, Để hấp thụ được 1 USD đầu tư nước ngoài, theo tính toán
của các chuyên gia thế giới, nước tiếp nhận cũng phải có sự bỏ
vốn đầu tư đối ứng từ 0,5 – 3 USD, thậm chí nhiều hơn. Thêm
nữa, lượng ngoại tệ đổ vào trong nước sẽ làm tăng lượng cung
tiền tệ lẫn lượng cầu hàng hoá và dịch vụ tương ứng. “Hợp
lực” của những yếu tố đó sẽ tạo nên những xung lực lạm phát
mới do tính chất “quá nóng” của tăng trưởng kinh tế gây ra.
4, Cần tính đến tác động kinh tếxã hội và môi trường tổng hợp
của các dự án FDI, nhất là các dự án dùng nhiều đất nông
nghiệp, tạo áp lực thất nghiệp và là nguồn phát thải, gây ô
nhiễm môi trường lớn trong tương lai. Đặc biệt, các dự án xây
dựng sân golf ở đồng bằng, vùng đất màu mỡ và những dự án
“bán bờ biển” cho các nhà kinh doanh du lịch nước ngoài rất dễ
làm tổn thương đến lợi ích lâu dài của các thế hệ tương lai.
5, Các nước nhận đầu tư có thể phải tiếp nhận những công
nghệ và kĩ thuật lạc hậu, từ đó có thể gây ra rất nhiều thiệt hại
cho nước sở tại về môi trường, chất lượng sản phẩm, chi phí sản
xuất, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Các
chủ đầu tư nước ngoài thường tính giá cao hơn hoặc tối thiểu
bằng với mặt bằng giá quốc tế cho các nhân tố đầu vào như
máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,… từ đó gây ra những thua
thiệt cho nước nhận đầu tư. Nước nhận đầu tư phải áp dụng
một số ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài như giảm thuế,
miễn thuế,… từ đó có thể tạo ra những bất lợi cho các doanh
nghiệp, nhà đầu tư trong nước trong quá trình cạnh tranh. Đôi
khi các sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và bán ra không
thích hợp đối với các nước kém phát triển.
| 1/6

Preview text:

I. Các yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế:  Vốn
 Khoa học và công nghệ  Con người  Cơ cấu kinh tế
 Thể chế chính trị và quản lý Nhà nước.
II. Để tăng năng suất lao động, chính phủ cần:
1, Khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về nâng
cao năng suất lao động Việt Nam. Định kỳ đánh giá, bổ sung, cập nhật Chiến
lược này phù hợp với những thay đổi mau lẹ của kinh tế thế giới. Chủ động dự
báo các biến cố, xu hướng thay đổi của kinh tế thế giới; nhận diện, đánh giá tác
động của những cơ hội và thách thức đến từ các thay đổi này đối với kinh tế nước ta.
Không ai khác, mà chính là Chính phủ phải xác định được các yếu tố ngoại sinh
tạo ra sự đổi mới để từ đó chủ động đưa ra các giải pháp tận dụng cơ hội, vượt
qua thách thức giữ vững ổn định vĩ mô, nâng cao NSLĐ, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững.
2, Cạnh tranh lành mạnh trên tất cả các thị trường là nền tảng quan trọng để
nâng cao NSLĐ. Vì vậy, Chính phủ cần thực hiện cải cách và hoàn thiện thể chế
nhanh hơn, hiệu quả hơn để khơi thông và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước.
Đặc biệt, Chính phủ cần hoàn thiện đồng bộ môi trường pháp lý để tất cả các
loại thị trường đều phát triển và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó, đặc biệt quan
tâm tới xây dựng và hoàn thiện thể chế thị trường hàng hoá; thị trường nhân tố
và thể chế quản trị doanh nghiệp. Xóa bỏ mọi độc quyền dưới bất kỳ hình thức
nào diễn ra trên thị trường hàng hoá và thị trường nhân tố.
3, Thương mại quốc tế là động lực thúc đẩy các nền kinh tế đổi mới sáng tạo, áp
dụng công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh và mở rộng thị phần thế giới.
Vì vậy, Chính phủ cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả Chiến
lược tăng trưởng hướng tới xuất khẩu nhằm tận dụng tối đa lợi ích từ các hiệp
định FTA, phù hợp với xu hướng thay đổi của toàn cầu hóa và chuỗi cung ứng
toàn cầu đặt trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải nhà
kính, phát triển một hành tinh xanh.
4, Trong bối cảnh hiện nay, cạnh tranh là động lực chủ yếu cho đổi mới, sáng
tạo và ứng dụng công nghệ thúc đẩy tăng trưởng không chỉ với các nền kinh tế
đã đạt ngưỡng công nghệ mà đặc biệt cần thiết với các nền kinh tế đang phát
triển còn xa ngưỡng công nghệ. Chính phủ cần đổi mới cơ chế giao nghiên cứu,
quản lý, đánh giá các hoạt động R&D, đảm bảo mức kinh phí 2% GDP hằng năm.
Xây dựng môi trường thuận lợi cùng với các chính sách ưu đãi, đặc thù hỗ trợ
doanh nghiệp thực hiện giải pháp đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới,
như giảm thuế thu nhập đối với doanh nghiệp có hoạt động R&D, hỗ trợ tín
dụng cho doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới công nghệ.
5, Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp với xu hướng thay đổi của kinh tế
thế giới. Cơ cấu lại từng ngành theo hướng phát huy lợi thế so sánh và tham gia
vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tập trung nội lực, thúc đẩy động lực phát triển những
sản phẩm có lợi thế so sánh, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Cơ cấu lại
lĩnh vực đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng.
6, Xây dựng Chiến lược quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ, ưu tiên
phát triển doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ cao, thiết kế,
sáng tạo; Chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài hướng tới hỗ trợ nâng cao
NSLĐ quốc gia; chiến lược khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tư
nhân vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
7, Chính phủ cần hoàn thiện thể chế, chính sách đồng bộ, thống nhất nhằm tạo
dựng và nâng cao hiệu quả vận hành thị trường lao động linh hoạt, hội nhập và
bền vững đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp, xu hướng chuyển đổi
chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực, đảm bảo khả năng cung ứng lao động cho
chuyển dịch đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Xây dựng và thực thi chính sách thị trường lao động tích cực, chủ động thực
hiện phương châm đào tạo, đào tạo lại, đào tạo thích ứng cho lực lượng lao
động đang làm việc. Đồng thời thực hiện phương châm học suốt đời, học linh
hoạt nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động đáp ứng đòi hỏi về
nâng cao và bồi đắp kỹ năng lao động.
8, Nâng cao NSLĐ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực, kỹ năng và
chuyên môn của người lao động. Vì vậy, giáo dục cho người dân, mở rộng độ
bao phủ, phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục, đào tạo
nguồn nhân lực, trong đó có định hướng ưu tiên đào tạo các tài năng cá biệt và
các kỹ năng mới nổi phải là quốc sách hàng đầu đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển.
9, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương nghiên cứu xu hướng
chuyển đổi nhu cầu lao động của thế giới và khu vực; xác định ngành, lĩnh vực
ưu tiên phát triển trong những năm tới của toàn nền kinh tế, từng vùng, miền và
địa phương; đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động.
Đồng thời, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần nghiên cứu triển khai việc
cấp bằng hoặc giấy chứng nhận hành nghề một cách thực chất theo tiêu chuẩn
quốc tế, đúng với năng lực chuyên môn và kỹ năng của người lao động. Giải
pháp này nâng cao trình độ, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của lực lượng
lao động trong nền kinh tế.
III. Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài mang lại
lợi ích và bất lợi cho Việt Nam:

- Lợi ích của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
1, Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần chuyển dịch cơ
cấu từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, đồng
thời nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng
trưởng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng bền
vững ở tất cả các địa phương trong cả nước góp phần thúc đẩy
chuyển giao công nghệ tiên tiến vào VN trong một số ngành
kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, khí hòa dầu,tin
học, ô tô... Trong các lí luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố
vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng
nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước
không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài,
trong đó có vốn FDI. VN là một trong những nước đang phát
triển, vì vậy mà chúng ta rất cần ngồn vốn đầu tư từ nước
ngoài. Việc huy động, thu hút vốn từ nước ngoài sẽ giúp nước ta
có nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, tận
dụng và khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước như: tài
nguyên thiên nhiên, khí hậu,…
Khi thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài chúng ta còn có thể thu
hút được khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới: điều đó
góp phần nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế trong
nước, thu hút được các chuyên gia nước ngoài vào làm việc, từ
đó tạo điều kiện cho đội ngũ kĩ sư trong nước có điều kiện học
hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm tiến tới làm chủ công nghệ.
2, Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có
cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lí kinh doanh mà
các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và
bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các
công nghệ và bí quyết quản lí đó ra cả nước thu hút đầu tư còn
phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước. Tạo
công ăn việc làm cho người lao động, nhất là các vùng kinh tế
còn kém phát triển từ đó giúp nâng cao mức sống của người
dân, tránh lãng phí nguồn lực lao động. Vì một trong những
mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi
phí sản xuất thấp, nên công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ
thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ
phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực
vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Thu nhập của một bộ
phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực
vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê
mướn đó, đào tạo các kĩ năng nghề nghiệp mà trong nhiều
trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu
hút FDI, sẽ được công ty cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ
lao động có kĩ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao
động thông thường mà cả các nhà chuyên môn địa phương
cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ở VN, bình quân trong thời kì
20052010 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm
thêm cho khoảng 16 vạn việc làm mỗi năm. Ngoài ra khu vực
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra khoảng vài triệu lao
động gián tiếp trong 6 năm qua.
3, Giúp tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà Nước: Đối với
nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương,
thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn
thu ngân sách quan trọng. FDI cũng đã giúp VN có một bước
tiến lớn hơn vào các thị trường quốc tế, cải thiện tiềm năng
xuất khẩu của VN. FDI chiếm một tỉ lệ đáng kể trong các ngành
công nghiệp chủ đạo của VN, cụ thể là 42% công nghiệp giầy
da, 25% trong ngành may mặc và 84% trong điện tử, máy tính
và các linh kiện. Học tập được kinh nghiệm quản lí, lãnh đạo
điều hành doanh nghiệp công ti chuyên nghiệp của các nước
tiên tiến hơn. Từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lí, điều
hành của các nhà lãnh đạo trong nước, tạo điều kiện cho việc
giao lưu kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trong nước: khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không
chỉ công ty có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia mà ngay cả
các công ty khác trong nước có quan hệ làm ăn với công ty
cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính
vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản
xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. Tạo đà phát
triển cho kinh tế trong nước: việc Việt Nam đã công nhận một
cách chính thức và rộng rãi rằng FDI đang ngày càng đóng vai
trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam trên nhiều
phương diện: vốn, công nghệ, nâng cao khả năng thanh toán
quốc tế, phát triển xuất khẩu, tham gia vào các thị trường quốc
tế,…FDI đã hỗ trợ VN một cách tích cực trong việc mở rộng
quan hệ kinh tế đối ngoại để VN gia nhập ASEAN, kí kết thỏa
thuận chung với EU, bình thường hóa và thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ.
- Bấtlợicủavốnđầutưtrựctiếpnướcngoài:
1, Thực tiễn thế giới cho thấy, dòng vốn đầu tư này chỉ thực sự
tích cực và góp phần làm dịu lạm phát khi chúng làm tăng cung
những hàng khan hiếm, tăng nhập khẩu phụ tùng thiết bị sản
xuất và công nghệ tiên tiến, từ đó làm tăng tiềm lực xuất khẩu,
khả năng cạnh tranh, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu
ngân sách cho nước chủ nhà và giúp hạn chế sức ép tăng tỷ
giá tiền tệ thực tế. Ngược lại, nếu thiên về khuynh hướng kích
thích nền kinh tế bong bóng, kích thích và thoả mãn những tiêu
dùng cao cấp vượt quá khả năng kinh tế và sự tích luỹ cần thiết
của nước tiếp nhận đầu tư, thì về lâu dài, chúng sẽ có hại cho
các nguồn lực tăng trưởng kinh tế, tăng nhập siêu và làm mất
cân đối tài khoản vãng lai, do đó làm tăng các xung lực lạm
phát tương lai của đất nước.
2, Nếu việc chuyển giao công nghệ (cả phần “cứng” lẫn phần
“mềm”) không được thực hiện đầy đủ, hoặc chỉ chuyển giao
những công nghệ lạc hậu, thì mặc nhiên “những lợi thế tương
đối của nước bắt đầu muộn” sẽ bị tước bỏ - đó là một mặt. Mặt
khác, khi đó nước tiếp nhận không chỉ không cải thiện được
tình trạng công nghệ, khả năng xuất khẩu, mà còn phải chịu
thêm gánh nặng nuôi dưỡng và dỡ bỏ những công nghệ “bất
cập” này theo kiểu “bỏ thì vương, thương thì tội”. Ngoài ra, còn
phải kể thêm tình trạng phụ thuộc một chiều vào đối tác nước
ngoài về kinh tế-kỹ thuật của nước tiếp nhận dòng đầu tư kiểu
ấy gây ra. Do đó, hiệu quả tiếp nhận vốn đầu tư sẽ không như
mong đợi, hoặc không tương xứng với chi phí của nước chủ nhà
bỏ ra, cả về chi phí tài chính, nhân lực và môi trường, tức “một
tiền gà, ba tiền thóc”.
3, Để hấp thụ được 1 USD đầu tư nước ngoài, theo tính toán
của các chuyên gia thế giới, nước tiếp nhận cũng phải có sự bỏ
vốn đầu tư đối ứng từ 0,5 – 3 USD, thậm chí nhiều hơn. Thêm
nữa, lượng ngoại tệ đổ vào trong nước sẽ làm tăng lượng cung
tiền tệ lẫn lượng cầu hàng hoá và dịch vụ tương ứng. “Hợp
lực” của những yếu tố đó sẽ tạo nên những xung lực lạm phát
mới do tính chất “quá nóng” của tăng trưởng kinh tế gây ra.
4, Cần tính đến tác động kinh tếxã hội và môi trường tổng hợp
của các dự án FDI, nhất là các dự án dùng nhiều đất nông
nghiệp, tạo áp lực thất nghiệp và là nguồn phát thải, gây ô
nhiễm môi trường lớn trong tương lai. Đặc biệt, các dự án xây
dựng sân golf ở đồng bằng, vùng đất màu mỡ và những dự án
“bán bờ biển” cho các nhà kinh doanh du lịch nước ngoài rất dễ
làm tổn thương đến lợi ích lâu dài của các thế hệ tương lai.
5, Các nước nhận đầu tư có thể phải tiếp nhận những công
nghệ và kĩ thuật lạc hậu, từ đó có thể gây ra rất nhiều thiệt hại
cho nước sở tại về môi trường, chất lượng sản phẩm, chi phí sản
xuất, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Các
chủ đầu tư nước ngoài thường tính giá cao hơn hoặc tối thiểu
bằng với mặt bằng giá quốc tế cho các nhân tố đầu vào như
máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,… từ đó gây ra những thua
thiệt cho nước nhận đầu tư. Nước nhận đầu tư phải áp dụng
một số ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài như giảm thuế,
miễn thuế,… từ đó có thể tạo ra những bất lợi cho các doanh
nghiệp, nhà đầu tư trong nước trong quá trình cạnh tranh. Đôi
khi các sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và bán ra không
thích hợp đối với các nước kém phát triển.