Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và ý nghĩa của nó trong sự phát triển của lịch sử Việt Nam. môn Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
78 năm qua, kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thànhcông,
tinh thần bất diệt của những ngày tháng Tám lịch sử vẫn luôn cổ vũ, động viên mỗi người dân đất Việt vững tin vào sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử ĐCSVN
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47270246
Trần Như Quỳnh – 2722212082 – TC27.09
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN ---- ---
TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề tài 04 :
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và ý nghĩa của nó trong
sự phát triển của lịch sử Việt Nam. GV hướng dẫn : Hoàng Công Doanh
Sinh viên thực hiện : Trần Như Quỳnh Mã sinh viên : 2722212082 Lớp : 2 TC 7 .09
Hà Nội, Tháng 05 năm 2023 ) lOMoAR cPSD| 47270246
Trần Như Quỳnh – 2722212082 – TC27.09 MỤC LỤC Nội dung Trang
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................2 NỘI DUNG
1. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 – Sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc
Việt Nam .......................................................................................................3
1.1 Tình hình nước ta trước cách mạng Tháng Tám......................................3
1.2 Bối cảnh lịch sử và diễn biến của cuộc Tổng khởi nghĩa.........................4
1.3 Nguyên nhân thắng lợi.............................................................................5
2. Ý nghĩa của CM Tháng Tám trong sự phát triển của lịch sử Việt Nam........6
3. Bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945........................10
3.1 Một số bài học kinh nghiệm quý báu.........................................................10
3.2 Vận dụng sáng tạo bài học chớp thời cơ của CM Tháng Tám năm 1945
trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay......................11
KẾT LUẬN.........................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................14 lOMoAR cPSD| 47270246
Trần Như Quỳnh – 2722212082 – TC27.09 1 LỜI NÓI ĐẦU
78 năm qua, kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, tinh
thần bất diệt của những ngày tháng Tám lịch sử vẫn luôn cổ vũ, động viên mỗi
người dân đất Việt vững tin vào sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng, vượt
qua nhiều khó khăn, thử thách, giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh giành
độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành
công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của Nhân dân ta từ khi có Đảng, mở ra bước ngoặt
vĩ đại trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta hay nói
cách khác Cách mạng tháng Tám 1945 là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của Nhân dân
ta từ khi có một chính Đảng lãnh đạo, mà đặc biệt lại là Đảng CS lãnh đạo, mở ra
một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Kể từ đây, đất nước ta bước vào kỷ
nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Lịch sử đã
chứng minh, thành công đó có được là nhờ một đảng tiên phong thật sự cách
mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã
nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng
đúng đắn; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng và tổ chức lực lượng; phát huy sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính
quyền. Với chủ đề về Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Em xin giới thiệu những
nội dung đề mục chính của bài tiểu luận như sau:
1. CM Tháng Tám năm 1945 – Sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc VN
2. Ý nghĩa của CM Tháng Tám trong sự phát triển của lịch sử Việt Nam
3. Bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Nhận thấy trình độ và kiến thức, khả năng còn hạn chế, cùng với đề tài vô
cùng bao quát, do đó bài viết này của em chắc chắn không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong Thầy chỉ bảo để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn nữa. 2 lOMoAR cPSD| 47270246
Trần Như Quỳnh – 2722212082 – TC27.09 lOMoAR cPSD| 47270246
Trần Như Quỳnh – 2722212082 – TC27.09 NỘI DUNG
1. CM Tháng Tám năm 1945 – Sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam
1.1 Tình hình nước ta trước cách mạng Tháng Tám
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước vào giai đoạn kết thúc.
Ở châu Âu, phát xít Đức - Italia đang bị các lực lượng Đồng minh truy đuổi tới
tận sào huyệt. Tại châu Á, phát xít Nhật liên tiếp thất bại trước quân Mỹ và các
lực lượng kháng chiến của các quốc gia tại khu vực này. Ở Đông Dương, mâu
thuẫn giữa Nhật và Pháp càng trở nên gay gắt. Và đúng như dự đoán của Đảng ta,
ngày 9-3-1945, Nhật nổ súng lật đổ Pháp. Quân Pháp ở Đông Dương chống cự
yếu ớt và nhanh chóng đầu hàng. Phát xít Nhật độc chiếm thống trị Đông Dương,
bày trò "trao trả độc lập" cho Bảo Đại và dựng lên Chính phủ bù nhìn Trần Trọng
Kim. Trước tình hình đó, ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã
ra Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Chỉ thị đã xác định:
"Đế quốc phát xít Nhật là kẻ thù chính - kẻ thù cụ thể trước mắt - duy nhất của
nhân dân Đông Dương". Ban Thường vụ quyết định thay đổi khẩu hiệu "Đánh
đuổi Nhật - Pháp" bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật" và đưa ra khẩu hiệu
"Chính quyền cách mạng của nhân dân" để chống lại chính quyền Nhật và chính
phủ bù nhìn thân Nhật. Cũng tại hội nghị này, Ban Thường vụ Trung ương Đảng
quyết định phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề
cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Để tích cực chuẩn bị cho tổng khởi
nghĩa, Đảng ta càng chú ý đẩy mạnh việc mở rộng cơ sở Mặt trận Việt Minh nhằm
tranh thủ mọi lực lượng yêu nước, thực hiện chính sách đoàn kết, phân hoá hàng
ngũ kẻ thù. Ngày 12-4-1945, Mặt trận Việt Minh đã ra lời kêu gọi Mấy lời tâm
huyết ngỏ cùng các vị quan chức ái quốc Việt Nam và Mấy lời tâm huyết ngỏ
cùng các vị huynh thứ ái quốc. Chính sách đại đoàn kết dân tộc "kháng Nhật cứu lOMoAR cPSD| 47270246
Trần Như Quỳnh – 2722212082 – TC27.09
nước" của Mặt trận Việt Minh không chỉ thu hút ngày càng đông đảo các tầng lớp
nhân dân tham gia mà còn ảnh hưởng lớn.
1.2 Bối cảnh lịch sử và diễn biến của cuộc Tổng khởi nghĩa
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối.
Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu
Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béclin.
Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng
dâng cao. Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay
trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát
động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình
thức tuyên truyền, cổ động cho thích hợp. Tháng 3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ
thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4-1945, Trung ương
triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng,
thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16-4-
1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các
cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ
lâm thời cách mạng Việt Nam. Từ tháng 4-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu
nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức. Đầu tháng 5-1945,
Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách
mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 4-61945, Khu giải phóng Việt
Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành
căn cứ địa của cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,
nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính
quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18-8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng
lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam
và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương... Ngày 198 , khởi nghĩa giành chính quyền
thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa 5 lOMoAR cPSD| 47270246
Trần Như Quỳnh – 2722212082 – TC27.09
Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc
Liêu... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn
Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.
Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng
lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.
1.3 Nguyên nhân thắng lợi
Trước tình hình cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai ngày càng lan rộng và
trở nên khốc liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5-1941). Trung ương Đảng nhận định và
dự đoán: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đã đẻ ra Liên xô, một nước xã
hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ
nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”. Đây là một bước cụ thể
hóa thêm những dự đoán của Đảng ta về thời cơ của cách mạng Việt Nam. Ngày
2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịnh sử, trước cuộc mít tinh của gần
một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh
trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Từ đó, ngày 2-9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ do nhiều nguyên nhân,
trong đó nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo đúng đắn,
sáng suốt, khéo léo của Đảng; là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa MácLênin
trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo.
Đảng có phương pháp, chiến lược, chiến thuật cách mạng phù hợp, linh hoạt; nhận
thức được thời cơ, chủ động đón thời cơ và kiên quyết chớp thời cơ, tiến hành
tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Cách mạng Tháng Tám thành
công là do tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân
dân ta, không chịu sống mãi kiếp nô lệ của người dân mất nước; một lòng đi theo
Đảng và được Đảng lãnh đạo qua các cuộc tổng diễn tập, đã quyết vùng lên giành lOMoAR cPSD| 47270246
Trần Như Quỳnh – 2722212082 – TC27.09
độc lập cho dân tộc. Trải qua 15 năm đấu tranh cực kỳ gian khổ và anh dũng dưới
sự lãnh đạo của Đảng, đã có biết bao đồng bào, chiến sĩ đã không hề tiếc máu
xương, hy sinh oanh liệt vì mục tiêu độc lập dân tộc. Cách mạng Tháng Tám được
tiến hành trong bối cảnh quốc tế có những thuận lợi nhất định. Chủ nghĩa phát xít
Đức, Ý, Nhật đã bị đánh bại, phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị
áp bức và của các lực lượng tiến bộ trên thế giới phát triển mạnh.
2 . Ý nghĩa của CM Tháng Tám trong sự phát triển của lịch sử Việt Nam
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân
dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt
Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời -
Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong
kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực
dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước
độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa
phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt
Nam trở thành một Đảng cầm quyền. Cụ thể: - Cách mạng Tháng Tám năm 1945
đã làm nên một sự kiện “long trời, lở đất”, chính thức chấm dứt ách đô hộ hơn 80
năm của thực dân Pháp, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ngót
nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước của dân, do
dân, vì dân. Cách mạng Tháng Tám đã mở ra bước ngoặt vĩ đại của cách mạng,
đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm
chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba
Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”. Đánh giá về ý nghĩa
lớn lao này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng Tháng Tám đã lật
đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm,
đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng cho nước Việt Nam Dân 7 lOMoAR cPSD| 47270246
Trần Như Quỳnh – 2722212082 – TC27.09
chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn
trong lịch sử của nước ta”. Tiếp tục nhấn mạnh ý nghĩa to lớn đó, trong Bài phát
biểu tại khóa họp Xô viết Tối cao Liên Xô nhân kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng
Mười, ngày 6/11/1957, Người tự hào khẳng định: “Năm 1945, nhân dân Việt Nam
đã làm Cách mạng Tháng Tám, đánh đuổi bọn thực dân ra khỏi đất nước và xây
dựng chính quyền nhân dân. Đó là một bước ngoặt trong lịch sử của dân tộc chúng
tôi”. Thắng lợi của Cách mạng Tháng tám mở kỷ nguyên độc lập với sự kiện lần
đầu tiên tên nước Việt Nam có tên bản đồ thế giới. Cũng từ đó, dân tộc ta đã mở
ra mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới với tư cách và vị thế của một
quốc gia - dân tộc có độc lập, có chủ quyền. -
Hai là, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, một mặt, đã góp
phần đánh bại tàn dư của chế độ phong kiến và chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa
phát xít ở Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã chọc thủng một khâu
quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu thời kỳ suy
sụp và tan rã không gì cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân cũ, góp phần cống hiến
lớn lao vào sự nghiệp giải trừ chủ nghĩa thực dân và giải phóng dân tộc trên thế
giới. Về vấn đề này, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp Kỷ niệm Cách mạng
Tháng Tám, ngày 19/8/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cách mạng Tháng
Tám đã giải phóng đồng bào ta ra khỏi chế độ quân chủ chuyên chế và xiềng xích
thực dân”. Mặt khác, đối với công cuộc xây dựng một chế độ xã hội mới, kết quả
mà Cách mạng Tháng Tám mang lại thể hiện sự khác hẳn về chất so với chế độ
cũ (phong kiến, thực dân và đế quốc), như Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Cách mạng
Tháng Tám đã xây dựng cho nhân dân ta cái nền tảng Dân chủ Cộng hòa và thống nhất độc lập”. -
Ba là, Cách mạng Tháng Tám khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, ngày 03/02/1930, Đảng ta đã đề ra đường lối
đúng đắn với mục tiêu xuyên suốt của sự nghiệp cách mạng là giải phóng dân tộc, lOMoAR cPSD| 47270246
Trần Như Quỳnh – 2722212082 – TC27.09
đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần tích cực vào phong trào cách mạng
thế giới. Vì thế, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tin
tưởng tuyệt đối. Chỉ trong vòng 15 năm (1930 - 1945), Đảng ta đã lãnh đạo cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành ba cao trào cách mạng: cao trào cách mạng
1930 - 1931, với đỉnh cao là phong trào Xôviết - Nghệ Tĩnh; cao trào cách mạng
đòi dân sinh, dân chủ (1936 - 1939) và cao trào cách mạng giải phóng dân tộc
(1939 - 1945) . Tháng 8/1945, với nghệ thuật lãnh đạo tài tình, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã chớp thời cơ thuận lợi nhất, lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam tiến
hành tổng khởi nghĩa, đánh đổ đế quốc phong kiến, thành lập nhà nước công nông
đầu tiên ở Đông Nam Á. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc dân chủ điển hình do Đảng Cộng sản lãnh đạo, lần đầu tiên
giành thắng lợi ở một nước thuộc địa. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã đưa
Đảng ta từ chỗ phải hoạt động bí mật, không hợp pháp trở thành một đảng cầm
quyền và hoạt động công khai. Trong bài viết Cách mạng tháng Mười Nga mở
đường giải phóng cho các dân tộc trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định: “Thực tiễn ở Việt Nam đã chứng tỏ rằng nhờ có sự lãnh đạo của đảng Mác
- Lênin mà cách mạng đã thu được thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội”. - Bốn là, Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về chất trong tiến trình phát triển của
dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập
tự do hướng tới chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã tạo
bước ngoặt cách mạng sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội; là một chế độ xã hội mới mẻ hoàn toàn đối với dân tộc Việt Nam, hiện hữu
đầy đủ bản chất dân chủ, nhân văn vì con người, vì hạnh phúc của nhân dân lao
động. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là động lực mạnh mẽ cổ vũ toàn thể
dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất tiếp tục sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi công
cuộc đổi mới đưa nước ta phát triển để “có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”. -
Năm là, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi của chủ nghĩa Mác
Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam, là
sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác - Lênin tại một nước thuộc địa
ở châu Á. Thắng của Cách mạng Tháng Tám đã chứng minh tính cách mạng, khoa 9 lOMoAR cPSD| 47270246
Trần Như Quỳnh – 2722212082 – TC27.09
học của học thuyết Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; là sự tiếp nối và
là thắng lợi tất yếu sau thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ
đại năm 1917. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Thắng lợi của Cách mạng
Tháng Tám đã chứng minh sự đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin về vấn đề
dân tộc thuộc địa, đã chứng minh sự đúng đắn của con đường của Cách mạng xã
hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại đã vạch ra”. Bên cạnh đó, Cách mạng Tháng
Tám còn là minh chứng hùng hồn về sự thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh khi
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Cách mạng Tháng Tám đã chứng minh
rằng, cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo
hoàn toàn có khả năng thắng lợi ở một nước thuộc địa phong kiến lạc hậu để đưa
cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng đó
quan hệ mật thiết với cách mạng vô sản ở “chính quốc”, nhưng không lệ thuộc
vào cách mạng ở “chính quốc”. Trái lại, nó có thể giành được thắng lợi trước khi
giai cấp công nhân “chính quốc” lên nắm chính quyền. -
Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận
dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với
chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm
thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây
còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn
đấu, đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ
của dân tộc hòa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu
thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị.
Nó khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách
mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công
ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc lOMoAR cPSD| 47270246
Trần Như Quỳnh – 2722212082 – TC27.09
mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để
đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng
Tám đã chứng minh rằng, cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng của giai cấp
công nhân lãnh đạo hoàn toàn có khả năng thắng lợi ở một nước thuộc địa phong
kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội.
Cuộc cách mạng đó quan hệ mật thiết với cách mạng vô sản ở “chính quốc”,
nhưng không lệ thuộc vào cách mạng ở “chính quốc”. Trái lại, nó có thể giành
được thắng lợi trước khi giai cấp công nhân “chính quốc” lên nắm chính quyền.
3 . Bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
3.1 Một số bài học kinh nghiệm quý báu
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 để lại nhiều bài học quý báu, nổi bật là:
Bài học thứ nhất là có một đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa
Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể
của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, có phương pháp
và hình thức đấu tranh phù hợp; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng lực lượng và tổ
chức, sử dụng lực lượng; phát huy được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền. Bài học thứ hai là
vấn đề giành và giữ chính quyền. Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng
cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo quần
chúng tham gia, từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra thời
cơ cách mạng để đưa cuộc cách mạng đến thành công. Để giữ vững chính quyền,
Đảng và Nhà nước ta đã dựa chắc vào nhân dân, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh
thần để đấu tranh thắng lợi với thù trong giặc ngoài. Đảng ta biết kiên quyết dùng
bạo lực cách mạng và sử dụng bạo lực cách mạng thích hợp và đúng lúc để đập
tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. 11 lOMoAR cPSD| 47270246
Trần Như Quỳnh – 2722212082 – TC27.09
Bài học thứ ba là vấn đề nắm bắt được thời cơ, đề ra được những quyết định
chính xác và kịp thời. Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc thể
hiện cụ thể trong chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3-1945 “Nhật -
Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban
khởi nghĩa toàn quốc phát đi đêm 13-8-1945. Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức
mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám được nhân lên gấp bội, đã
tiến hành tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả dân tộc Việt Nam nhất tề nổi dậy với tinh thần:
Dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành
cho được độc lập. Cách mạng Việt Nam nhanh chóng chuyển từ khởi nghĩa từng
phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Nhờ có sự chuẩn bị lực lượng chu đáo, lại nổ ra
đúng lúc, đúng thời cơ, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã giành được thắng
lợi “nhanh, gọn, ít đổ máu”. Đó là một điển hình thành công về nghệ thuật tạo
thời cơ, dự đoán thời cơ, nhận định chính xác thời cơ; chớp thời cơ, phát động
toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
3.2 Vận dụng sáng tạo bài học chớp thời cơ của CM Tháng Tám năm 1945
trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay
Bài học mẫu mực về tận dụng thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm
1945 đã không ngừng được phát huy, phát triển trong các thời kỳ chiến đấu và
chiến thắng vẻ vang của toàn quân, toàn dân ta, lập nên chiến thắng Điện Biên
Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954 và Chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử năm 1975 mang tầm cao thời đại… Trong thời đại toàn cầu hóa ngày
nay, nhiều cơ hội được mở ra, không bỏ qua, nhưng cũng không chờ đợi bất cứ
ai, bất cứ dân tộc nào, quốc gia nào. Quá trình toàn cầu hóa đang tạo ra những
điều kiện chưa từng có cho các quốc gia xích lại gần nhau, tăng cường hội nhập,
hợp tác, phát huy lợi thế cạnh tranh; xu hướng dân chủ hóa đời sống xã hội, đời
sống quốc tế đang tạo hành lang rộng mở cho các chủ thể, các quốc gia khẳng lOMoAR cPSD| 47270246
Trần Như Quỳnh – 2722212082 – TC27.09
định vai trò, vị trí của mình. Bài học chớp thời cơ của Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 vẫn còn nguyên giá trị trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cơ hội phát triển cho nhiều
lĩnh vực, như kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục,… Về kinh tế, thị trường
thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng đến 16 %, đạt mốc 14 tỷ USD trong
năm 2022. Dự báo đến năm 2025, quy mô thương mại điện tử Việt Nam có thể
đạt 52 tỷ USD, trở thành nền kinh tế có thị trường thương mại điện tử đứng thứ 3
khu vực ASEAN. Nhờ kết nối mạng internet, thương mại điện tử giúp người tiêu
dùng có thể mua hàng hóa, dịch vụ ở khắp mọi nơi mà không phụ thuộc vào không
gian, thời gian; nguồn hàng hóa đa dạng, phong phú, mang lại cho người mua
nhiều sự lựa chọn; chất lượng sản phẩm được nâng cao, trong khi giá thành giảm
nhờ việc áp dụng công nghệ cao (công nghệ nano, in 3D, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo,…).
Nền tảng của công nghệ 4.0 cũng tạo cơ hội cho ngành du lịch, dịch vụ phát
triển, cùng sự gia tăng của nền kinh tế trải nghiệm,… nhờ áp dụng công nghệ thực
tế ảo, cá nhân hóa siêu dữ liệu…
Về văn hóa - xã hội, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo sự liên kết, hỗ
trợ rất lớn cho sự phát triển thông tin số, góp phần gìn giữ và bảo lưu, quảng bá
các giá trị văn hóa của dân tộc. Ngành công nghiệp văn hóa phát triển, vừa mang
lại giá trị tinh thần, giá trị truyền thống, góp phần giáo dục đạo đức nhân văn, vừa
tạo nên các giá trị kinh tế đóng góp cho GDP của đất nước.
Để có thể nắm bắt được những thời cơ và cơ hội mà Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư mang lại cho Việt Nam, đội ngũ trí thức cần phát huy vai trò tiên phong,
từ việc nghiên cứu đến ứng dụng, chuyển giao công nghệ, góp phần tạo nên thành
công trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Cần coi trọng và tận dụng
những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đổi mới phương pháp 13 lOMoAR cPSD| 47270246
Trần Như Quỳnh – 2722212082 – TC27.09
dạy học, nội dung giảng dạy… nhằm xây dựng được đội ngũ nhân lực của Việt
Nam có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng nâng cao, tiến tới
chuẩn quốc tế. Ba năm trước, đại dịch COVID-19 đã và đang gây ảnh hưởng to
lớn tới sự phát triển của đất nước và đời sống của nhân dân. Nhờ áp dụng những
sản phẩm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như tự động hóa để tránh
tiếp xúc gần giữa mọi người, in 3D để sản xuất nhanh các thiết bị y tế, tư vấn hỗ
trợ chữa bệnh từ xa, phần mềm truy vết Bluezone, Ncovid, Code QR…, nên chúng
ta đã từng bước khống chế được dịch bệnh, chuyển sang giai đoạn thích ứng an
toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, “biến nguy thành cơ”, đẩy
nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi thành tựu của Việt
Nam trong công cuộc đổi mới đều có sự kế thừa và phát triển những bài học kinh
nghiệm quý báu được đúc kết qua các thời kỳ cách mạng, trong đó, bài học kinh
nghiệm về tạo dựng, nắm bắt và chớp thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm
1945 luôn luôn có giá trị lâu bền và ý nghĩa thời đại, cần được thấm nhuần và vận
dụng sáng tạo trong giai đoạn phát triển mới, nhất là trong thời đại toàn cầu hoá,
kỹ thuật số như hiện nay. KẾT LUẬN
Cách mạng Tháng Tám được một Đảng tiên phong thật sự cách mạng lãnh
đạo. Đảng ta là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước, ngay từ đầu Đảng đã xác định đúng đường lối
chiến lược và sách lược cách mạng, không ngừng bổ sung và phát triển đường lối
chiến lược và sách lược đó. Đảng ta rất coi trọng việc quán triệt đường lối chiến
lược và sách lược, chủ trương của Đảng trong đảng viên và quần chúng cách
mạng, không ngừng đấu tranh khắc phục những khuynh hướng lệch lạc. Đảng có
tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn bó với nhân dân. Đảng chăm lOMoAR cPSD| 47270246
Trần Như Quỳnh – 2722212082 – TC27.09
lo công tác tổ chức, cán bộ, giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên về ý chí bất
khuất, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, gắn bó máu thịt với nhân dân.
Đảng biết phát huy triệt để vai trò của Mặt trận Việt Minh với hàng triệu hội viên
và thông qua Mặt trận để lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Đảng biết nắm bắt thời cơ,
xây dựng lực lượng và tổ chức, sử dụng lực lượng đúng lúc; phát huy được sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng tiến lên giành và giữ
chính quyền. Với những yếu tố như trên, nên tuy chỉ mới được tôi luyện qua 15
năm đấu tranh và mặc dù chỉ có 5.000 đảng viên, Đảng đã lãnh đạo Cách mạng
Tháng Tám thành công, một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và mang tầm vóc thời
đại. Thực tiễn lãnh đạo của Đảng đã khẳng định rằng, một đảng cách mạng chân
chính có đường lối đúng, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên trong
sạch, gương mẫu, tận tụy, gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân ủng hộ
thì đảng có sức mạnh vô địch, không thế lực nào ngăn cản nổi trên con đường dẫn dắt dân tộc đi lên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam 90 năm xây dựng và phát triển, Nxb chính trị quốc
gia, Hà Nội, tái bản năm 2015. Giáo trình:
1. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Khoa Triết học và Xã hội
nhân văn, Bộ môn LSĐCSVN, Giáo trình môn Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam,
Hà Nội, tháng 05 năm 2023. 15 lOMoAR cPSD| 47270246
Trần Như Quỳnh – 2722212082 – TC27.09 Các trang web:
1. Bách khoa toàn thư mở: http:/ vi.wikipedia.org /
2. Nhà xuất bản Tiến Bộ: http://nxbtienbo.com.vn/
3. Thời đại mới: http:/thoidaimoi.com/
4. Xây dựng Đảng: http://xaydungdang.org.vn/