Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả , vận dụng nội dung cặp phạm trù nguyên nhân kết quả để phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay | Tiểu luận môn Triết học Mác – Lênin
Ô nhiễm môi trường là một vấn đề cấp bách và nghiêm trọng ở Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ô nhiễm môi trường đang gây ra những hậu quả tiêu cực to lớn đối với môi trường, sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế - xã hội. Ô nhiễm không khí là vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất ở Việt Nam .Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ GVHD : TS.Nguyễn Thị Quyết Nhóm thực hiện : 8 SVTH : Nguyễn Công Duy 23119053
: Phan Trần Thanh Trúc 23116113
: Nguyễn Thị Huỳnh Như 23116083
: Nguyễn Thị Thanh Hường 23116064 : Ngô Thị N ọ g c Huyền 23116061 Mã lớp học : LLCT130105_23_1_04CLC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 11 NĂM 2023 LỜI CẢM ƠN
Tiểu luận là một hình thức học tập và nghiên cứu quan trọng, giúp người viết
rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích. Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến cô Nguyễn Thị Quyết vì đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em
hoàn thành bài tiểu luận môn Triết học Mác-Lênin. Trong suốt quá trình thực hiện
tiểu luận, cô đã luôn dành thời gian quý báu của mình để giải đáp thắc mắc, góp ý và
chỉnh sửa bài viết của nhóm em. Những lời khuyên và chỉ bảo của cô đã giúp chúng
em hiểu rõ hơn về đề tài và hoàn thiện bài tiểu luận một cách tốt nhất. Chúng em xin
chân thành cảm ơn cô đã tận tâm dạy dỗ chỉ bảo chúng em qua từng buổi học trên
lớp. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài
nên không tránh khỏi những sai sót chúng em rất mong nhận được sự góp ý chỉ
bảo thêm của cô để tiểu luận được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin gửi đến cô
lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
..................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........................................................................................................................... ......
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........................................................................................................................... ......
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........................................................................................................................... ...........….
Nhóm s inh viên th ực hiện MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................
1. CHƯƠNG 1:CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN - KẾT QUẢ .........................1
1.1 Khái niệm ........................................................................................................ 1
1.2 Mối quan hệ biện chứng ................................................................................. 2
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận ............................................................................... 5
2. CHƯƠNG 2:VẬN DỤNG NỘI DUNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN-
KẾT QUẢ ĐỂ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NUOWCSTA
HIỆN NAY.................................................................................................................8
2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay: .......................................... 8
2.1.1 Ô nhiễm môi trường đất ........................................................................... 8
2.1.2 Ô nhiễm môi trường nước ........................................................................ 9
2.1.3 Ô nhiễm môi trường không khí ................................................................ 9
2.1.4 Ô nhiễm tiếng ồn ..................................................................................... 9
2.2 Nguyên nhân ô nhiễm môi trường: .................................................................. 10
2.2.1 Con người .............................................................................................. 10
2.2.2 Bùng nổ dân số ....................................................................................... 10
2.2.3 Chiến tranh ............................................................................................. 11
2.2.4 Nguyên nhân khác .................................................................................. 11
2.3 Hậu quả ô nhiễm môi trường ........................................................................... 13
2.3.1 Đối với môi trường ................................................................................. 13
2.3.2 Đối với con người: ................................................................................. 14
2.4 Giải pháp khắc phục ........................................................................................ 14
2.4.1 Đây là một số giải pháp có thể được áp dụng. ........................................ 15
2.4.2 Hiệu quả và khả năng thực hiện .............................................................. 16
3. KẾT LUẬN. .........................................................................................................18
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO. ...................................................................................19 LỜI MỞ ĐẦU
Ô nhiễm môi trường là một vấn đề cấp bách và nghiêm trọng ở Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ô nhiễm môi trường đang gây ra
những hậu quả tiêu cực to lớn đối với môi trường, sức khỏe con người và sự phát
triển kinh tế - xã hội.
Ô nhiễm không khí là vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất ở Việt
Nam. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Môi trường, ô nhiễm không khí ở các thành
phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,... đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép.Ô
nhiễm nguồn nước cũng đang là vấn đề đáng lo ngại. Ô nhiễm đất cũng đang là vấn
đề ô nhiễm môi trường phổ biến tại Việt Nam. Ô nhiễm đất gây ra nhiều tác hại đối
với hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe của con người.Ô
nhiễm môi trường biển cũng đang là vấn đề đáng báo động.Ô nhiễm tiếng ồn và ô
nhiễm ánh sáng cũng đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân.
Ô nhiễm môi trường đang gây ra những tác hại to lớn đến đời sống, sức khỏe
của người dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Vấn đề ô nhiễm môi trường
đang đặt ra những thách thức to lớn đối với toàn nhân loại.Trong bối cảnh hiện nay,
khi thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như ô nhiễm môi trường,
biến đổi khí hậu,... thì việc hiểu rõ mối liên kết giữa nguyên nhân và kết quả càng trở
nên cần thiết.Và đó cũng chính là lí do mà chúng em chọn đề tài này. Chúng em
mong muốn thông qua đề tài này, chúng em có thể góp phần nâng cao nhận thức của
cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Trong sự vận động của hiện thực, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ được
lặp đi lặp lại nhiều nhất, phổ biến nhất. Do đó có thể nói, mối liên hệ nhân quả là một
trong những mối liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh vào trong đầu óc của con
người.Chúng ta nói rằng, phạm trù là kết quả của những quá trình phản ánh những
mối liên hệ được lặp đi lặp lại của đời sống, và trong trường hợp này, phạm trù
nguyên nhân và kết quả là những phạm trù chứng minh cho quan niệm đó. Cặp phạm
trù nguyên nhân - kết quả là một trong những cặp phạm trù cơ bản của triết học. Cặp
phạm trù này có vai trò quan trọng trong việc phân tích và giải thích các hiện tượng
tự nhiên, xã hội, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường.Việc sử dụng cặp phạm trù
nguyên nhân - kết quả để phân tích hiện trạng môi trường giúp chúng ta hiểu rõ về
các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ đó có những giải pháp phù hợp để khắc
phục. Việc hiểu rõ mối liên kết giữa nguyên nhân và kết quả giúp con người nhận
thức được bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Từ đó, con
người có thể giải thích được sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng.Ví
dụ, việc hiểu rõ mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả của ô nhiễm môi trường
giúp con người nhận thức được bản chất của vấn đề ô nhiễm môi trường. Từ đó, con
người có thể đề ra các giải pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề này.
Việc hiểu rõ mối liên kết giữa nguyên nhân và kết quả giúp con người có thể
kiểm soát được các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Từ đó, con người
có thể đạt được mục đích của mình trong hoạt động thực tiễn.Ví dụ, việc hiểu rõ mối
liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả của sản xuất công nghiệp giúp con người có thể
kiểm soát được các chất thải độc hại từ sản xuất công nghiệp, từ đó góp phần bảo vệ môi trường.
Từ việc hiểu rõ mối liên kết này, con người có thể nhận thức và giải quyết tốt
các vấn đề của thế giới hiện thực. Đề ra và thực hiện các giải pháp hiệu quả để bảo
vệ môi trường, phát triển bền vững. Do đó, mỗi người cần nâng cao nhận thức của
mình về mối liên kết giữa nguyên nhân và kết quả.
1. CHƯƠNG 1: CẶP
PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN - KẾT QUẢ 1.1 Khái niệm
1.1.1 Phạm trù nguyên nhân kết quả
Trong triết học, phạm trù nguyên nhân sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn sự biến
đổi nhất định. Còn phạm trù kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn
nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
Ví dụ: chất thải công nghiệp thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường.
Vậy thì chất thải là nguyên nhân còn ô nhiễm môi trường là kết quả.
1.1.2 Các trường hợp phổ biến và quan trọng của cặp phạm trù
Trường hợp phổ biến [1]
Trường hợp phổ biến của cặp nguyên nhân kết quả là nguyên nhân
tác động trực tiếp đến kết quả, và kết quả là sự biểu hiện trực tiếp của nguyên nhân.
Một vài trường hợp ví dụ như là:
Trong tự nhiên: Mưa rơi nguyên nhân là sự ngưng tụ hơi nước trong khí quyển,
kết quả là mưa rơi.
Trong xã hội:: Lao động sản xuất ra của cải vật chất (nguyên nhân là lao động,
kết quả là của cải vật chất .
Trong đời sống: Học tập chăm chỉ thì đạt kết quả cao (nguyên nhân là học tập
chăm chỉ, kết quả là đạt kết quả cao
Trường hợp quan trọng [2]
Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả có ý nghĩa quan trọng trong
nhận thức và thực tiễn. Một số trường hợp ví dụ như là: 1
Trong khoa học: Cặp nguyên nhân - kết quả được sử dụng để giải thích các hiện
tượng tự nhiên và xã hội. Ví dụ, nguyên nhân của hiện tượng mưa là sự ngưng tụ
hơi nước trong khí quyển, kết quả là mưa rơi xuống.
Trong đời sống: Cặp nguyên nhân - kết quả được sử dụng để phân tích, đánh giá
các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống. Ví dụ,nguyên nhân của một vụ thất
bại trong kinh doanh là do doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh phù hợp,
kết quả là dẫn đến thua lỗ.
Trong giáo dục: Cặp nguyên nhân - kết quả được sử dụng để giảng dạy, học tập.
Ví dụ, Nguyên nhân của sự hiểu biết sâu sắc về một vấn đề là do học sinh có
phương pháp học tập hiệu quả, kết quả là đạt được kết quả học tập tốt.
1.2 Mối quan hệ biện chứng
1.2.1 Sự tương tác giữa nguyên nhân và kết quả
Sự tương tác giữa nguyên nhân và kết quả là một trong những nội dung quan trọng
của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật. Sự tương tác
giữa nguyên nhân và kết quả thể hiện ở chỗ:
Nguyên nhân quy định kết quả
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân có vai trò quyết định đối với
kết quả. Nguyên nhân có thể là vật chất hoặc phi vật chất, có thể là tự nhiên hoặc xã hội.
Ví dụ: nguyên nhân bị cảm lạnh là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Vi khuẩn là
nguyên nhân vật chất, nó có tác động lên cơ thể, gây ra các triệu chứng như ho, sốt, đau đầu,...
Kết quả tác động trở lại nguyên nhân 2
Kết quả không chỉ là sản phẩm của nguyên nhân, mà nó còn có tác động trở lại
nguyên nhân, làm biến đổi nguyên nhân. Kết quả có thể là vật chất hoặc phi vật
chất, có thể là tự nhiên hoặc xã hội.
Ví dụ: kết quả của việc bị cảm lạnh là các triệu chứng như ho, sốt, đau đầu,... Các
triệu chứng này lại làm cho cơ thể suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn
phát triển. Như vậy, kết quả của việc bị cảm lạnh lại quy định nguyên nhân của nó,
tức là làm cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn. [3]
1.2.2 Mối liên kết giữa biến nguyên nhân và biến kết quả
Trong triết học, nguyên nhân và kết quả là hai phạm trù cơ bản của phép biện
chứng duy vật, thể hiện mối quan hệ tất nhiên giữa hai sự vật, hiện tượng trong quá
trình vận động, phát triển của chúng. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là
mối quan hệ tất nhiên, khách quan, có tính quy luật. Mối quan hệ này được thể hiện qua những quy luật sau:
Nguyên nhân sinh ra kết quả, có trước kết quả và quyết định kết quả: Nguyên
nhân là cái sinh ra kết quả, có trước kết quả và quyết định kết quả. Chẳng hạn,
trồng cây là nguyên nhân, cây lớn lên là kết quả.
Kết quả là cái do nguyên nhân sinh ra, có sau nguyên nhân và chịu sự quy
định của nguyên nhân: Kết quả là cái do nguyên nhân sinh ra, có sau nguyên nhân
và chịu sự quy định của nguyên nhân. Chẳng hạn, cây lớn lên là kết quả do trồng cây là nguyên nhân.
Một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân sinh ra: Một kết quả có thể
do một hoặc nhiều nguyên nhân sinh ra. Chẳng hạn, việc học tập của một học sinh
có thể do nhiều nguyên nhân như: sự quan tâm của gia đình, sự chăm chỉ học tập
của bản thân, sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè,... 3
Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau: Một nguyên nhân có
thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau. Chẳng hạn, việc trồng cây có thể sinh ra nhiều
kết quả như: cây xanh, quả chín, gỗ,...
Tác động của nguyên nhân đến kết quả phụ thuộc vào bản chất, quy mô,
cường độ của nguyên nhân và điều kiện, hoàn cảnh tác động: Tác động của
nguyên nhân đến kết quả phụ thuộc vào bản chất, quy mô, cường độ của nguyên
nhân và điều kiện, hoàn cảnh tác động. Chẳng hạn, trồng cây ở đất tốt, đủ nước, có
phân bón thì cây sẽ phát triển tốt hơn trồng ở đất xấu, thiếu nước, không có phân bón. [4]
Mối liên kết giữa biến nguyên nhân và biến kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố khác. Các yếu tố này bao gồm:
Điều kiện: Điều kiện có thể tác động đến mối liên kết giữa biến nguyên nhân và
biến kết quả. Ví dụ, mối liên kết giữa biến nguyên nhân và biến kết quả có thể khác
nhau ở các thời điểm khác nhau hoặc ở các địa điểm khác nhau.
Hoàn cảnh: Hoàn cảnh có thể tác động đến mối liên kết giữa biến nguyên nhân và
biến kết quả. Ví dụ, mối liên kết giữa biến nguyên nhân và biến kết quả có thể khác
nhau ở các nhóm người khác nhau.
Các biến trung gian: Các biến trung gian có thể tác động đến mối liên kết giữa
biến nguyên nhân và biến kết quả. Ví dụ, một biến trung gian có thể là yếu tố dẫn
đến mối liên hệ giữa biến nguyên nhân và biến kết quả.
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và
thực tiễn. Trong nhận thức, mối quan hệ này giúp chúng ta hiểu rõ bản chất của sự
vật, hiện tượng, quá trình, từ đó đề ra những biện pháp tác động hiệu quả. Trong 4
thực tiễn, mối quan hệ này giúp chúng ta chủ động nắm bắt và dự đoán kết quả, từ
đó có những kế hoạch, hành động phù hợp. [5]
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận
1.3.1 Bảo đảm tính khoa học và logic
Tính khoa học trong phân tích triết nguyên nhân kết quả đòi hỏi phân tích phải
chính xác, khách quan, toàn diện, dựa trên cơ sở các quy luật khoa học, bao gồm:
Luật nguyên nhân và kết quả: Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân và kết
quả. Nguyên nhân sinh ra kết quả, kết quả phản ánh nguyên nhân.
Luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: Trong mỗi sự vật, hiện tượng
đều có hai mặt đối lập, chúng thống nhất với nhau nhưng lại đấu tranh với nhau. Sự
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc vận động và phát triển
của sự vật, hiện tượng.
Luật phủ định của phủ định: Sự vật, hiện tượng vận động và phát triển không
ngừng theo hình thức phủ định của phủ định.
Tính logic trong phân tích triết nguyên nhân kết quả đòi hỏi phân tích phải chặt
chẽ, hợp lý, dựa trên cơ sở các quy luật logic, bao gồm:
Luật đồng nhất: Mọi khái niệm, phán đoán, suy luận phải đồng nhất với chính
nó trong suốt quá trình suy luận.
Luật mâu thuẫn: Trong một hệ thống các khái niệm, phán đoán, suy luận
không thể có hai khái niệm, phán đoán, suy luận đối lập nhau về nội dung cùng tồn tại. 5
Luật loại trừ cái thứ ba: Trong một hệ thống các khái niệm, phán đoán, suy
luận chỉ có thể có hai khái niệm, phán đoán, suy luận đối lập nhau về nội dung cùng tồn tại.
Tính khoa học và tính logic của phân tích triết nguyên nhân kết quả có ý nghĩa
quan trọng đối với việc nghiên cứu khoa học và thực tiễn. Về mặt lý luận:
Giúp chúng ta hiểu rõ bản chất của sự vật, hiện tượng. Mối quan hệ giữa nguyên
nhân và kết quả là mối quan hệ tất nhiên, khách quan, phản ánh bản chất của sự vật,
hiện tượng. Do đó, phân tích nguyên nhân kết quả một cách khoa học sẽ giúp
chúng ta hiểu rõ bản chất của sự vật, hiện tượng, từ đó đưa ra những nhận định,
đánh giá chính xác về sự vật, hiện tượng đó.
Giúp chúng ta dự đoán được kết quả của sự vật, hiện tượng. Dựa trên mối quan hệ
giữa nguyên nhân và kết quả, chúng ta có thể dự đoán được kết quả của sự vật, hiện
tượng khi biết được nguyên nhân của nó. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc
hoạch định chiến lược, kế hoạch, dự án,...
Giúp chúng ta kiểm soát, điều khiển sự vật, hiện tượng. Bằng cách tác động vào
nguyên nhân, chúng ta có thể điều khiển kết quả của sự vật, hiện tượng. Điều này
có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện những mục tiêu, yêu cầu đặt ra.
Về mặt thực tiễn:
Giúp chúng ta đưa ra các giải pháp, quyết định đúng đắn. Phân tích nguyên nhân
kết quả một cách khoa học sẽ giúp chúng ta đưa ra các giải pháp, quyết định đúng
đắn, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.
Giúp chúng ta nâng cao hiệu quả công tác, lao động, sản xuất. Phân tích nguyên
nhân kết quả một cách khoa học sẽ giúp chúng ta tìm ra những nguyên nhân dẫn 6
đến thành công, thất bại, từ đó có những biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả
công tác, lao động, sản xuất.
Giúp chúng ta xây dựng và phát triển xã hội. Phân tích nguyên nhân kết quả một
cách khoa học sẽ giúp chúng ta tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển, trì
trệ của xã hội, từ đó có những biện pháp xây dựng và phát triển xã hội bền vững. [6]
1.3.2 Khả năng ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau
Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả có ý nghĩa quan trọng đối với việc ứng
dụng và nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
Khoa học tự nhiên: Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả được sử dụng để nghiên
cứu mối quan hệ giữa các hiện tượng tự nhiên, từ đó tìm ra quy luật vận động và
phát triển của tự nhiên. Ví dụ, nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa là sự ngưng tụ
của hơi nước trong khí quyển.
Khoa học xã hội: Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả được sử dụng để nghiên cứu
mối quan hệ giữa các hiện tượng xã hội, từ đó tìm ra quy luật vận động và phát
triển của xã hội. Ví dụ, nguyên nhân của sự phát triển kinh tế là sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Cuộc sống hàng ngày: Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả được sử dụng để giải
quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, nguyên nhân của sự
thất bại trong học tập là do thiếu ý chí, nghị lực 7
Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả là một công cụ quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ
bản chất của các sự vật, hiện tượng, từ đó đưa ra những giải pháp, quyết định đúng
đắn, hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau. [7]
2. CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG NỘI DUNG CẶP PHẠM TRÙ
NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ ĐỂ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay: [8]
Tình trạng ô nhiễm môi trường không phải hiển nhiên mà nó được gọi là vấn đề
toàn cầu, đáng báo động. Tình trạng này kéo dài gây hủy hoại không gian sống của
toàn sinh vật, con người trên Trái Đất. Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Và
nó vẫn đang gia tăng lên một cách đáng kể qua từng ngày mà không có dấu hiệu
dừng lại. Theo thống kê, chỉ tính riêng Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 10.000 tấn hóa
chất chỉ trong một năm. Loại hóa chất này dùng để bảo vệ thực vật. Ngoài ra, chúng
ta còn có 2.3 tấn rác thải sinh hoạt, 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, và còn hàng
tá chất thải từ các vấn đề khác. Hơn 250 khu công nghiệp đã thải ra môi trường
550.000m3 nước thải từng ngày. Điều đáng nói không phải bất cứ khu công nghiệp
nào cũng thải chất thải ra ngoài khi đã xử lí đúng quy trình. Hầu hết, ở Việt Nam,
khoảng 615 cụm công nghiệp thì chỉ có 5% trong số đó có hệ thống xử lý nước thải
đúng quy chuẩn, quy trình mà bên Môi Trường đề ra. Còn lại đều xả thải trực tiếp
hoặc không xử lí đúng tiêu chuẩn. Đây còn chưa tính hàng ngàn các cơ sở ý tế đều
thải ra chất thải hằng ngày.
2.1.1 Ô nhiễm môi trường đất 8
Đất là một trong các tài nguyên quý giá của con người. Tuy nhiên ngày nay, con
người đã sử dụng đất trồng cây, đất gây rừng để t ỏ
h a mãn nhu cầu sống. Xây hàng
tá các công trình, khu công nghiệp, nhà máy. Khoảng 80% diện tích rừng bị tàn phá
và suy thoái, 6 triệu ha đất biến thành hoang mạc, 1/4 các loài động vật có vú và
hàng loạt động thực vật quý hiếm khác đang trên bờ vực tuyệt chủng. Nếu việc đó
tiếp tục xảy ra mà không nhận thức được thì khoảng 170 năm nữa thì rừng trên cả
thế giới sẽ bị biến mất hoàn toàn.Vì vậy, từng mảng xanh của Trái Đất trở nên ít
hơn trước. hàng loạt các công trình, khu sản xuất hằng ngày xả thải nước thải, hóa
chất. Mà không qua xử lí, dần để chúng ngấm vào đất. Khiến đất không còn giá trị khai thác nữa.
2.1.2 Ô nhiễm môi trường nước
Có nước, chính là có sự sống, tuy vậy hiện nay nguồn nước. Có một vài bộ phận
vẫn và đang cố gắng sáng tạo, phát minh và có những hành động bảo vệ môi trường
hết mức. Thì lại có vài thành phần không hề nhỏ, luôn xem các nguồn tài nguyên
quý giá của chúng ta là những nơi, những bãi tập kết rác. Họ thường xuyên vứt rác
xuống ao hồ sông, gần các khu vực bãi biển, xem đó như một nơi chứa rác. Không
những vậy, rất nhiều các khu công nghiệp nhà máy đã không chịu xử lí nước thải
trước khi xả thải. Làm nguồn nước chúng ta bị biến chất, đen nhỏm, khó mà trở lại
thành một nguồn nước sạch để chúng ta có thể sinh sống.
2.1.3 Ô nhiễm môi trường không khí
Một phần rất lớn khí bụi đã phần đến từ các phương tiện đi lại. Và một loại các nhà
máy, xí nghiệp còn “t ế
i p tay” cho vấn đề này nặng hơn khi thải rất nhiều khí độc ra ngoài môi trường.
2.1.4 Ô nhiễm tiếng ồn 9
Ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam cũng đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các
thành phố lớn. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm tiếng ồn là do hoạt động giao thông, xây dựng,...
2.2 Nguyên nhân ô nhiễm môi trường: 2.2.1 Con người
Nguyên nhân chủ yếu hầu hết các vấn đề ô nhiễm môi trường chính là đến từ con
người. Bên cạnh các nguyên nhân tự nhiên như bão, gió, lũ,… Tuy vậy nhưng vấn
đề đó chỉ là nguyên nhân rất nhỏ, Chủ yếu vẫn là do con người. Ý thức của người
dân rất thấp trong vấn đề này. Họ thường xuyên xả thải xuống dưới nước, đất vô tội
vạ, chôn rác một cách không theo quy trình, quy chuẩn. Họ luôn cho rằng chuyện
dọn dẹp chất thải nơi công cộng không phải là việc của mình, nên họ không quan
tâm. Chỉ không phải là nhà của mình, thì nơi nào họ cũng xả thải được, không quan
tâm đến cộng đồng. Chính vì những cái suy nghĩ như vậy, đã trở thành một tấm
gương không tốt cho mọi người về sau, đặc biệt là trẻ nhỏ.
2.2.2 Bùng nổ dân số
Việc dân số đang một ngày gia tăng hiện nay đã có nhiều tác động tiêu cực đến
môi trường ở nhiều khía cạnh:
• Tăng nhu cầu về tài nguyên như nước, thức ăn, năng lượng, và
nguyên liệu, dẫn đến áp lực tăng cao lên môi trường để cung cấp và xử lý chúng.
• Tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới khiến các thành
phố và khu đô thị phải mở rộng để chứa đựng số l ợ ư ng người. Quá
trình đô thị hóa không kiểm soát như vậy làm cho mất rừng, ô nhiễm về ánh sáng,.. 10
• Dân số lớn dẫn đế nhu cầu tiêu thụ lớn thì l ợ ƣ ng chất thải sinh ra
cũng ngày càng lớn. Việc xử lý nếu không thực hiện đúng cách sẽ
trở thành thách thức lớn đối với con người. . 2.2.3 Chiến tranh
Chiến tranh không chỉ tác động mạnh mẽ đến kinh tế, tinh thần và đời sống
vật chất mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trƣờng. Nhiều cuộc
chiến tranh khốc liệt đã diễn ra trên trái đất và thiên nhiên là “nạn nhân” thiệt
hại nặng nề nhất. Để chứng minh điều đó có thể thấy trong cuộc chiến tranh
hóa học giữa Mỹ và Việt Nam từ năm 1969-1971, quân đội Mỹ đã sử dụng
các chất độc màu da cam, chất diệt cỏ rải xuống 24.67% lãnh thổ nƣớc ta. Để
phân hủy được chất này cần thời gian đến 20 năm. Số lượng chất độc hại và
nồng độ cao đƣợc rải với tần suất nhiều khiến các động các loài động thực
vật bị tiêu diệt, đất đai bị nhiễm độc và đảo lộn hệ sinh thái tự nhiên. 2.2.4 Nguyên nhân khác
Ngoài ra còn do các nguyên nhân sau: Rác ở ngoài đường, bãi biển, ao hồ,…
không được xử lí triệt để. Khi gặp thiên tai như lũ, hay bão lớn, chúng sẽ trôi
và gây tắc nghẽn ống cống. Làm cho đường tắc nghẽn trầm trọng hơn. Khó
mà giải quyết hết từng ống cống trên đường phố. Sự thiếu trách nhiệm của các
khu công nghiệp, nhà máy trong việc xả thải hàng loạt nước hóa chất, khí độc
ra bên ngoài mà không thèm xử lí đúng quy trình, đạt chuẩn theo Môi
Trường. Vì lợi nhuận cá nhân, họ bất chấp hủy hoại môi trường sống, hủy
hoại sức khỏe cộng đồng, hay chính bản thân mình.
Liên kết với cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả để hiểu sự tương tác [9] 11