Câu hỏi chương 3 các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Liệt kê và mô tả các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế phổ biến (xuất khẩu, nhượng quyền, liên doanh, đầu tư trực tiếp, đại lý, v.v.). So sánh ưu, nhược điểm của từng loại xuất khẩu. Khi nào nhượng quyền là lựa chọn thâm nhập thị trường quốc tế tốt nhất? Đặc điểm của liên doanh và lợi ích của phương thức này đối với các doanh nghiệp quốc tế.
Môn: Kinh doanh quốc tế (KTKTCN)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÂU HỎI CHƯƠNG 3 CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CÂU HỎI CHƯƠNG 3
CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
1. Có mấy phương thức khi thâm nhập thị trường nước ngoài : A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
2. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có ưu điểm:
A. Tiếp cận thị trường nhanh chóng với chi phí thấp
B. Giải quyết năng lực sản xuất dư thừa trong nước
C. Mức độ kiểm soát cao và lợi nhuận nhiều hơn
D. Có thể chia sẻ một phần chi phí và rủi ro với đối tác địa phương
3. Một trong những bản chất của Marketing quốc tế là đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bằng con đường a. Xuất khẩu b. Liên doanh
c. Cấp phép/nhượng quyền d. Đầu tư trực tiếp
4. Trong các câu sau câu nào Không đúng khi nói về hình thức tiến hành của Xuất khẩu trực tiếp
a. Mở chi nhánh bán hàng của mình ở nước ngoài
b. Xuất khẩu từ nước thứ ba
c. Xuất khẩu từ công ty liên doanh
d. Thông qua công ty thương mại xuất khẩu hay nhà xuất khẩu chuyên doanh
5. Những lựa chọn nào sau là phương thức thâm nhập thị trường quốc tế, ngoại trừ: A. Xuất khẩu B. Tiêu chuẩn hóa C. Cấp phép D. FDI
6. Đặc điểm chung lớn nhất của xuất khẩu là:
A. Việc di chuyển sản phẩm qua biên giới quốc gia
B. Phạm vi hoạt động mở rộng
C. Chịu tác động phức tạp của nhiều yếu tố môi trường D. Lợi nhuận thấp
7. Chính phủ đánh thuế hàng nhập khẩu nhằm hướng tới các mục đích sau, ngoại trừ:
A. Bảo hộ sản xuất trong nước B. Tăng ngân sách
C. Chuyển hướng thương mại quốc tế
8. Nhượng quyền thương mại và cấp phép:
A. Đều là hợp đồng cho phép sở hữu trí tuệ
B. Đều có nội dung nhượng quyền/cấp phép khá toàn diện
C. Đều kèm theo các đặc quyền kinh doanh
D. Cả 3 lựa chọn trên đều sai
9. Trong Franchising, nhiệm vụ quản lý vốn thuộc về: A. Bên được cấp phép B. Bên cấp phép
C. Cả bên cấp phép và bên được cấp phép
D. Đối tác thứ 3 (ko phải bên cấp phép và bên được cấp phép)
10. Đây được coi là một trong những đặc điểm của nguyên tắc thực dụng khi thâm
nhập thị trường quốc tế:
A. Kinh doanh với chính sách tối thiểu hóa rủi ro
B. Lựa chọn phương án tối ưu nhất để kinh doanh dựa trên yếu tố chi phí và doanh thu dự kiến
C. cả 2 lựa chọn trên đều đúng
D. cả 2 lựa chọn trên đều sai
11. Phương thức thị trường nào hàm chứa rủi ro thấp nhất? A. Cấp phép B. Nhượng quyền C. Liên doanh D. FDI
12. Việc các doanh nghiệp Việt Nam bán sản phẩm trên Amazon.com thông qua sự hỗ trợ
của website thương mại điện tử Fado là biểu hiện của kênh phân phối: A. Xuất khẩu trực tiếp B. Xuất khẩu gián tiếp
C. Xuất khẩu gián tiếp – trực tuyến
D. Xuất khẩu trực tiếp – trực tuyến
13. Khi thâm nhập vào các thị trường có ... các công ty thường chọn hướng liên doanh hơn
là mua lại các công ty có sẵn.
A. sự khác biệt về pháp luật và văn hóa quá lớn
B. hành vi tiêu dùng cá biệt
C. tình hình chính trị không ổn định D. sức mua lớn
14. Tính ... của ... thể hiện ở việc bên được cấp phép sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp
với người cấp phép trên thị trường xuất khẩu.
A. Tích cực/Nhượng quyền B. Tích cực/Cấp phép
C. Tiêu cực/Nhượng quyền D. Tiêu cực/Cấp phép
15. Phương thức Cấp giấy phép (Licensing) phù hợp với:
A. Các công ty nhỏ và vừa vì họ đi sau về công nghệ, nhưng lại muốn đổi mới kịp thời sản phẩm
nhằm nâng cao vị thế cạnh canh
B. Các MNCs muốn khai thác triệt để hơn các sản phẩm trí tuệ sau một thời gian sở hữu C. Cả a và b đều đúng D. Cả a và b đều sai
16. Hình thức nào sau đây không phải là hình thức của nhượng quyền thương mại
A. Nhượng quyền không tham gia kiểm soát, hỗ trợ
B. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
C. Nhượng quyền có tham gia quản lý
D. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện
17. Có mấy phương thức thâm nhập thị trường quốc tế A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
18. Điểm nào KHÔNG phải là lợi thế của doanh nghiệp liên doanh quốc tế:
A. Doanh nghiệp được hưởng lợi từ sự hiểu biết của đối tác địa phương
B. Kiểm soát chặt chẽ tại thị trường nước ngoài
C. Chia sẻ một phần chi phí và rủi ro với một hoặc một số đối tác địa phương
D. Hình thức xâm nhập khả thi đối với một số thị trường không cho phép doanh nghiệp
nước ngoài sở hữu 100% vốn, hoặc một số thị trường được bảo hộ bởi hàng rào thuế quan và hạn ngạch.
19. là một hoạt động thương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh, phân phối hàng
hoá, dịch vụ của các thương nhân thông qua việc chia sẻ quyền kinh doanh trên một
thương hiệu, bí quyết kinh doanh cho một thương nhân khác. A. Cấp giấy phép
B. Nhượng quyền thương mại
C. Sản xuất theo hợp đồng D. Hoạt động lắp ráp
20. Ưu điểm của nhượng quyền kinh doanh
A. Tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật mới
B. Thâm nhập nhiều thị trường nước ngoài nhanh chóng và chi phí thấp
C. Tập trung vào lợi thế của bản thân doanh nghiệp
D. Giải quyết năng lực sản xuất dư thừa trong nước