-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi đúng sai - Kinh tế vĩ mô | Học viện Chính sách và Phát triển
Câu hỏi đúng sai - Kinh tế vĩ mô | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vĩ mô (HCP) 35 tài liệu
Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Câu hỏi đúng sai - Kinh tế vĩ mô | Học viện Chính sách và Phát triển
Câu hỏi đúng sai - Kinh tế vĩ mô | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vĩ mô (HCP) 35 tài liệu
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Chính sách và Phát triển
Preview text:
1. KINH TẾ HỌC
1. Kinh tế vĩ mô là môn học nghiên cứu việc các hãng và cá nhân ra quyết định
và tương tác với nhau trên những thị trường cụ thể (như thị trường gạo, thịt) Sai
Kinh tế vĩ mô là môn học nghiên cứu nền kinh tế với tư cách là một tổng thể,
nghiên cứu trên toàn bộ nền kinh tế.
2. “Khi thu nhập của người dân tăng lên, lượng tiêu dùng tivi đen trắng sẽ giảm
xuống, lượng tiêu dùng tivi màn hình LCD sẽ tăng lên” là một ví dụ về kinh tế vĩ mô. Sai
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế với tư cách là một tổng thể, chứ không
nghiên cứu về một sản phẩm hoặc thị trường cụ thể.
3. Kinh tế vĩ mô hướng đến các mục tiêu như tối đa hoá lợi nhuận của doanh
nghiệp, người tiêu dùng tối đa hoá lợi ích… Sai
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế với tư cách là một tổng thể và tập trung
vào các mục tiêu như: tăng trưởng, lạm phát, việc làm, tỷ giá, lãi suất…
4. Các nhà kinh tế học thực chứng được ví như những nhà khoa học, còn các
nhà kinh tế học chuẩn tắc được ví như những nhà tư vấn chính sách. Sai
Kinh tế học thực chứng thực hiện mô tả nền kinh tế và đưa ra các con số, bằng
chứng chính xác về thực trạng của nền kinh tế, giống như các nhà khoa học.
Kinh tế học chuẩn tắc nghiên cứu, tư vấn cho hoạt động của nền kinh tế và đưa
ra lời khuyên, tư vấn, biện pháp, giống các nhà tư vấn chính sách.
5. Kinh tế vĩ mô ít đề cập nhất đến sự thay đổi của mức giá chung, thất nghiệp hay mức sống… Sai
Các vấn đề kinh tế vĩ mô đề cập đến sự thay đổi của mức giá chung, thất nghiệp, mức sống.
6. “Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2016 đạt 6,21%” là một ví dụ
về kinh tế học chuẩn tắc. Sai
Đây là một ví dụ về kinh tế học thực chứng vì nó đưa ra con số cụ thể, trả lời cho câu hỏi bao nhiêu.
7. “Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2022, Việt Nam cần tiếp tục
thực hiện các giải pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất
lượng tín dụng…” là một ví dụ về kinh tế học thực chứng. Sai
Đây là một ví dụ về kinh tế học chuẩn tắc vì đưa ra biện pháp tư vấn cho hoạt động của nền kinh tế.
8. Các nguồn lực trong nền kinh tế là vô hạn. Sai
Các nguồn lực trong nền kinh tế đều là khan hiếm, nền kinh tế học mới đi vào
nghiên cứu sử dụng nguồn lực khan hiếm như thế nào để đáp ứng nhu cầu về
hàng hóa cho các thành viên trong nền kinh tế.
9. Kinh tế học là môn học nghiên cứu hành vi của con người nói chung. Sai
kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu hành vi của con người trong sản xuất
và tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ.
10. Các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ và toàn xã hội luôn phải đưa ra các sự
lựa chọn khi sử dụng nguồn lực. Đúng
Do nguồn lực là giới hạn (khan hiếm) trong khi nhu cầu của các tác nhân trong
nền kinh tế là rất nhiều, nên các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ phải đưa ra
các sự lựa chọn khi sử dụng nguồn lực. 2. GDP
1. GDP là thước đo hoàn hảo để đo lường phúc lợi của một quốc gia. Sai
- GDP chỉ tính giá trị sản phẩm làm ra và trao đổi trên thị trường và GDP chưa
tính được giá trị các sản phẩm mà nền kinh tế có sản xuất ra mà không giao dịch
trên thị trường. GDP chưa tính được xã hội phải trả giá thế nào để có được sản
phẩm làm ra đó (VD: thời gian nghỉ ngơi, tổn hại đến môi trường, phân phối công bằng,…).
2. Giả sử chính phủ trợ cấp cho hộ gia đình một khoản tiền là 100 triệu đồng,
sau đó các hộ gia đình dùng khoản tiền này để mua thuốc y tế. Khi hạch toán
theo luồng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng thì khoản chi tiêu trên sẽ được tính
vào cấu phần trợ cấp cho các hộ gia đình trong GDP. Sai
Khoản tiền khi chính phủ trợ cấp cho các hộ gia đình là khoản chuyển từ khu
vực chính phủ sang khu vực tư nhân và không có luồng đối ứng đồng thời
không tạo thêmsản phẩm nào không được tính vào GDP. Khi các hộ gia đình
dùng khoản tiền này để mua thuốc y tế thì nó đã được tính vào chi tiêu của hộ
gia đình và tính vào GDP tương ứng với giao dịch mua thuốc y tế.
3. Khi muốn xem xét sự thay đổi về lượng sản phẩm được sản xuất ra trong
phạm vi lãnh thổ một quốc gia từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, người ta
thường xem xét sự thay đổi của GDP danh nghĩa. Sai
Sự thay đổi GDP danh nghĩa là do ảnh hưởng của thay đổi giá và sản lượng chứ
không phải chỉ của sản lượng. Nhưng sự thay đổi của GDP thực tế với giá cố
định mới cho biết sự thay đổi lượng sản phẩm được sản xuất ra.
4. Nếu một người dùng tiền lương thu được do làm việc tại Việt Nam để mua
một chiếc ô tô nhập khẩu thì giá trị của chiếc ô tô đó được tính vào GDP của Việt Nam. Sai
Chiếc ô tô không được sản xuất tại Việt Nam nên không được tính vào GDP của Việt Nam.
5. Năm 2015 anh A đi làm và đóng góp cho hoạt động chi tiêu trong gia đình
tổng số tiền là 120 triệu đồng. Năm 2016 anh A vẫn làm công việc đó với mức
thu nhập không đổi nhưng anh đóng góp cho gia đình 150 triệu đồng. Như vậy.
GDP của cả nước năm 2016 đã tăng thêm 30 triệu đồng do anh A đóng góp thêm cho gia đình. Sai
GDP của cả nước không đổi. Vì thu nhập của anh A không đổi. Khoản tiền anh
A đóng góp cho gia đình thực chất chỉ là chuyển từ người này sang người khác
mà không làm cả nước có thêm được sản phẩm gì.
6. Tất cả giá trị các loại nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa khác trong
nền kinh tế đều không được tính vào GDP. Sai
Vì các nguyên vật liệu cất trong kho phải coi là hàng cuối cùng để tính vào GDP
nếu không nền kinh tế bỏ qua những hàng hóa có sản xuất ra mà không được tính vào 7. GNP luôn lớn hơn GDP. Sai
GNP = GDP + Thu nhập ròng tài sản từ nước ngoài
TN ròng = thu nhập nhận được từ nước ngoài – thu nhập phải chi trả cho nước ngoài
GNP chỉ lớn hơn GDP khi Thu nhập ròng tài sản từ nước ngoài > 0.
8. GDP danh nghĩa luôn lớn hơn GDP thực tế. Sai
GDP danh nghĩa đo theo giá năm hiện hành. GDP thực tế đo theo giá năm được
lấy làm gốc. Nếu giá năm hiện hành nhỏ hơn giá của năm được lấy làm gốc thì
GDP danh nghĩa sẽ nhỏ hơn GDP thực tế.
9. Nếu bạn mua giấy được sản xuất năm nay để sử dụng cho việc in sách trong
năm sau thì giấy được hạch toán vào khoản mục chi tiêu vào hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng của các hộ gia đình của năm nay. Sai
Khi đó giấy sẽ được hạch toán vào khoản mục nguyên vật liệu tồn kho của năm
nay và hạch toán vào đầu tư
10. Để tính GDP theo giá thị trường, ta có thể lấy tổng các khoản thu từ tiền
lương, tiền lãi, tiền thuê, lợi nhuận rồi cộng với khấu hao tài sản cố định. Sai
GDP = (w + i + r + Pr) +Te +Dep
Ter = Te – Tr cho sản xuất
GDP theo giá thị trường = Tiền lương + tiền lãi + tiền thuê + lợi nhuận + khấu hao + thuế gián thu ròng. 3. Tăng trưởng
1. GDP danh nghĩa bình quân đầu người là thước đo về mức sống của người dân
một nước tốt hơn là GDP thực tế bình quân đầu người. Sai GDPnpc = GDPn/dân số GDPrpc = GDPr/dân số
GDP thực tế bình quân đầu người là thước đo tốt về mức sống của người dân
một nước vì nó phản ánh lượng hàng hóa và dịch vụ mà bình quân người dân
nước đó được sử dụng đồng loại bỏ được sự biến động của giá cả
2. Để tính toán tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, chúng ta có thể so
sánh GDP danh nghĩa của hai năm liên tiếp của quốc gia đó. Sai
Viết công thức tính tăng trưởng của hai năm liên tiếp
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô khối lượng sản phẩm của nền kinh
tế theo thời gian, hay là sự tăng lên của GDP thực tế theo thời gian.
3. Dầu mỏ là một ví dụ về tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được. Sai
Dầu mỏ là tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được.
4. Việc tăng lao động (L) sẽ làm tăng năng suất của một quốc gia. Sai Y/L = AF(K/L, H/L, N/L,1)
L↑→ K/L↓, H/L↓,N/L↓ → NSLĐ↓
Năng suất của một quốc gia phụ thuộc vào tri thức công nghệ (A), tư bản hiện
vật bình quân một công nhân (K/L), vốn nhân lực bình quân 1 công nhân (H/L)
và tài nguyên thiên nhiên bình quân 1 công nhân (N/L).
5. Việc tập đoàn F&N Dairy Investment Pte Ltd của Thái Lan mua cổ phiếu của
CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) là một ví dụ về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Sai
Việc mua cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam được coi là đầu tư gián tiếp nước ngoài.
6. Nhân tố chủ yếu quyết định mức sống một nước là NSLĐ của chúng ta. Đúng
Năng suất là sản lượng hàng hoá dịch vụ được tạo ra từ một đơn vị đầu vào sản
xuất. Năng suất cao tức là nhiều hàng hoá dịch vụ được tạo ra và quốc gia đó có
tăng trưởng, thu nhập tăng và mức sống tăng.
7. Nếu các yếu tố đầu vào tăng lên 2 lần và sản lượng đầu ra cũng tăng lên 2 lần
thì trường hợp này được gọi là hiệu suất tăng theo quy mô. Sai
Nếu các yếu tố đầu vào tăng lên 2 lần và sản lượng đầu ra cũng tăng lên 2 lần
thì trường hợp này được gọi là hiệu suất không đổi theo quy mô.
8. Một trong những chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là với
những nước nghèo, đó là khuyến khích tăng dân số. Sai Y/L = AF(K/L, H/L, N/L,1)
L↑→ K/L↓, H/L↓,N/L↓ → NSLĐ↓
Nếu tốc độ tăng trưởng dân số lớn hơn tốc độ tăng trưởng của GDP thực tế thì
sẽ làm cho GDP thực tế bình quân đầu người giảm, mức sống của người dân
giảm và tăng trưởng bị ảnh hưởng.
9. Đầu tư cho giáo dục đào tạo sẽ góp phần làm tăng năng suất của một quốc
gia, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Đúng
Đầu tư cho giáo dục đào tạo sẽ góp phần làm tăng vốn nhân lực bình quân một
công nhân (H/L), năng suất tăng, sản lượng tăng và tăng trưởng kinh tế.
10. Chi phí cơ hội của tăng trưởng trưởng cao hơn trong tương lai là sự giảm sút
về tiêu dùng để tăng đầu tư vào tư bản hiện vật ở hiện tại. Đúng
Thu nhập không đổi để tăng trưởng cao chúng ta cần phải tăng tiết kiệm để đầu
tư vào tư bản hiện vật nên chúng ta phải hy sinh tiêu dùng 3. AD-AS
1. Tăng cường chạy đua vũ trang sẽ dẫn đến lạm phát tăng và thất nghiệp tăng. Sai
Đầu tư tăng và AD tăng kết quả mức giá và sản lượng tăng, lạm phát tăng
nhưng thất nghiệp giảm. Vẽ hình
2. Trong mô hình AD – AS, khi giá dầu trên thế giới tăng mạnh thì ở các nước
nhập khẩu dầu mỏ sẽ có lạm phát tăng và thất nghiệp cũng tăng. Đúng
giá dầu tăng CPSX tăng AS giảm, AS dịch chuyển sang trái kết quả mức giá
chung tăng, lạm phát tăng. Bên cạnh đó, khi AS dịch chuyển sang trái, sản
lượng giảm và thất nghiệp tăng Vẽ hình
3. Tổng cầu chính là tổng sản phẩm quốc nội (hay còn gọi là tổng sản phẩm trong nước). Sai AD = C + I + G + X - IM GDP = C + I + G + X - IM
Tổng cầu (AD) là tổng lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong nước
và được các tác nhân trong nền kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua, còn tổng
sản phẩm trong nước (GDP) là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được
sản xuất ra trong nước trong năm
4. Trong mô hình AD – AS, khi ngân hàng trung ương thực hiện tăng lãi suất
chiết khấu thì cả mức giá chung và sản lượng cân bằng đều tăng và thất nghiệp giảm trong ngắn hạn. Sai
LSCK↑→ MS↓, i↑→ I↓ →AD↓→Y ↓, P↓, U↑
Khi NHTW thực hiện tăng lãi suất chiết khấu, MS giảm, i tăng kết quả I giảm,
AD giảm, AD dịch chuyển sang trái, mức giá chung và SLCB giảm, thất nghiệp tăng. (vẽ hình)
5. Trong mô hình AD – AS, khi chính phủ tăng thuế đánh vào các nguyên liệu
đầu vào nhập khẩu thì mức giá chung và sản lượng cân bằng sẽ giảm, kéo theo
thất nghiệp giảm trong ngắn hạn. Sai
khi chính phủ tăng thuế đánh vào các nguyên liệu đầu vào nhập
khẩu thì CPSX tăng AS giảm AS dịch chuyển sang trái mức giá chung
tăng, SLCB giảm, thất nghiệp tăng. (vẽ hình)
6. Trong mô hình AD – AS, khi chính phủ tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng
nhập khẩu thì mức giá chung và sản lượng cân bằng đều giảm, dẫn đến thất
nghiệp giảm trong ngắn hạn. Sai
TTDNK↑→ NX↑→AD↑→Y↑P↑,U↓
khi chính phủ tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu IM giảm AD
tăng AD dịch chuyển sang phải mức giá chung tăng, SLCB tăng, thất nghiệp giảm. (vẽ hình)
7. Trong mô hình AD – AS, khi các nhà khoa học áp dụng một tiến bộ công
nghệ mới vào sản xuất làm tăng năng suất lên thì cả mức giá chung và sản
lượng cân bằng sẽ tăng, thất nghiệp sẽ giảm trong ngắn hạn. Sai
khi áp dụng tiến bộ công nghệ mới vào sản xuất làm tăng năng suất lên thì sẽ
tác động đến cả AS dài hạn và AS ngắn hạn, làm hai đường ASLR và ASSR
dịch chuyển sang phải. Trong ngắn hạn, ASSR dịch chuyển sang phải mức
giá chung giảm, SLCB tăng, thất nghiệp giảm. (vẽ hình)
8. Trong mô hình AD – AS, khi ngân hàng trung ương thưc hiện mua trái phiếu
chính phủ trên thị trường mở thì cả mức giá chung và sản lượng cân bằng sẽ
tăng và thất nghiệp sẽ tăng trong ngắn hạn. SaiS
Khi NHTW mua TPCP↓→MS↑,i↓→I ↑→AD↑→Y↑,P↑,U↓
khi NHTW thực hiện mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở MS tăng
i giảm I tăng AD tăng AD dịch chuyển sang phải mức giá chung
tăng, SLCB tăng, thất nghiệp giảm. (vẽ hình)
9. Trong mô hình AD – AS, khi các hộ gia đình tăng tỷ lệ tiết kiệm trên mỗi
đồng thu nhập mà họ nhận được thì cả mức giá chung, sản lượng cân bằng và
thất nghiệp sẽ giảm trong ngắn hạn. Sai
S↑→C↓→AD↓→Y↓,P↓,U↑
khi các hộ gia đình tăng tỷ lệ tiết kiệm trên mỗi đồng thu nhập mà họ nhận
được, tức là MPS tăng MPC giảm C giảm AD giảm AD dịch
chuyển sang trái Mức giá chung và SLCB giảm, thất nghiệp tăng. (vẽ hình)
10. Trong mô hình AD – AS, khi giá nhập khẩu các yếu tố đầu vào như: xăng
dầu, thép, phân bón, hạt nhựa v.v. tăng thì cả mức giá chung và sản lượng cân
bằng sẽ giảm, kéo theo thất nghiệp giảm trong ngắn hạn. Sai
Các yếu tố đầu vào↑→CPSX↑→AS↓→Y↓,P↑,U↑
khi giá nhập khẩu các yếu tố đầu vào tăng CPSX tăng AS giảm AS
dịch chuyển sang trái Mức giá chung tăng, SLCB giảm, thất nghiệp tăng. (vẽ hình)
4. AD và chính sách tài khóa
1. Điểm tiêu dùng vừa đủ là điểm mà tại đó tiêu dùng bằng đúng với đầu tư. Sai E
điểm tiêu điểm mà tại đó tiêu dùng bằng đúng với thu nhập khả dụng. (vẽ hình
đồ thị hàm tiêu dùng và chỉ ra điểm tiêu dùng vừa đủ là giao điểm của đường
tiêu dùng và đường 45 độ).
2. Xu hướng nhập khẩu cận biên và xu hướng tiêu dùng cận biên có tác động
cùng chiều đến số nhân chi tiêu. Sai
xu hướng tiêu dùng cận biên tác động cùng chiều đến số nhân chi tiêu (nếu
MPC tăng thì m tăng và ngược lại), còn xu hướng nhập khẩu cận biên tác động
ngược chiều đến số nhân chi tiêu (nếu MPM tăng thì m giảm và ngược lại).
3. Trong mô hình AE – Y, khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu sẽ
làm sản lượng cân bằng tăng lên. Sai
LSCK↑→MS↓,i↑→I ↓ = -∆I→∆Y = m × (-∆I) AE
lãi suất chiếu khấu tăng MS giảm i tăng I giảm AE giảm, đường AE
dịch chuyển xuống dưới SLCB giảm. (vẽ hình(
4. Trong mô hình AE – Y, khi ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
sẽ làm sản lượng cân bằng giảm xuống. Sai
rrr↓→MS↑,i↓→I ↑ = ∆I→ sản lượng ↑ = ∆Y = m × (∆I)
tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm MS tăng i giảm I tăng AE tăng, đường
AE dịch chuyển lên trên SLCB tăng (vẽ hình).
5. Trong mô hình AE – Y, khi ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ
trên thị trường mở thì sản lượng cân bằng sẽ tăng lên. Sai
Khi NHTW bán TPCP→MS↓,i↑→I ↓ = = -∆I →sản lượng giảm = ∆Y = m × (- ∆I)
NHTW bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở MS giảm i tăng I
giảm AE giảm, đường AE dịch chuyển xuống dưới SLCB giảm (vẽ hình).
6. Trong mô hình AE – Y, khi ngân hàng trung ương giảm lãi suất chiết khấu sẽ
làm sản lượng cân bằng giảm xuống. Sai
LSCK↓→MS↑,i↓→I ↑ = ∆I→∆Y = m × (∆I)
lãi suất chiết khấu giảm MS tăng i giảm I tăng AE tăng, đường AE
dịch chuyển lên trên SLCB tăng (vẽ hình).
7. Trong mô hình AE – Y, khi ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
sẽ làm sản lượng cân bằng tăng lên. Sai
rrr↑→MS↓,i↑→I ↓ = -∆I→∆Y = m × (-∆I)
tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc MS giảm i tăng I giảm AE giảm, đường
AE dịch chuyển xuống dưới SLCB giảm (vẽ hình).
8. Trong mô hình AE – Y, khi ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ
trên thị trường mở thì sản lượng cân bằng sẽ giảm xuống. Sai
Khi NHTW mua TPCP↓→MS↑,i↓→I ↑ = ∆I→∆Y = m × (∆I)
NHTW mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở MS tăng i giảm I
tăng AE tăng, đường AE dịch chuyển lên trên SLCB tăng (vẽ hình).
9. Trong mô hình AE – Y, khi chính phủ quyết định tăng thuế suất thuế phụ
thuộc vào thu nhập thêm 5% sẽ làm cho sản lượng cân bằng tăng lên. Sai
Khi thuế suất (t) tăng thi số nhân chi tiêu (m) giảm thì sản lượng cân bằng giảm
m = Y = m × (A0) A0 là chi tiêu tự định của nền kinh tế
Khi t tăng hệ số góc của đường AE giảm, đường AE quay xuống dưới và SLCB giảm (vẽ hình)
10. Trong mô hình AE – Y, khi các nước bạn hàng chủ lực của Việt Nam ngày
càng mua nhiều hàng hoá của Việt Nam hơn khiến cho kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam tăng thêm 100 tỷ đồng, qua đó làm cho sản lượng cân bằng tăng lên/ Đúng
Xuất khẩu tăng X↑ = 100→ ∆Y = m × 100 (vẽ AE tăng, đường AE dịch chuyển lên trên SLCB tăng) (vẽ hình). 5. Tiền tệ
1. Trong mô hình cung tiền cầu tiền, nếu ngân hàng trung ương bán trái phiếu
chính phủ trên thị trường mở thì lãi suất cân bằng sẽ giảm xuống. Sai
Khi NHTW bán TPCP→ Số nhân tiền mM↓→MS↓,i↑
NHTW bán trái phiếu chính phủ MS giảm MS dịch chuyển sang trái i tăng. (vẽ hình)
2. Trong mô hình cung tiền cầu tiền, nếu ngân hàng trung ương mua trái phiếu
chính phủ trên thị trường mở thì lãi suất cân bằng sẽ tăng lên. Sai
Khi NHTW mua TPCP↓→MS↑,i↓
NHTW mua trái phiếu chính phủ MS tăng MS dịch chuyển sang phải i giảm. (vẽ hình)
3. Trong mô hình cung tiền cầu tiền, nếu ngân hàng trung ương tăng lãi suất
chiết khấu thì lãi suất cân bằng sẽ giảm xuống. Sai LSCK↑→MS↓,i↑
NHTW tăng lãi suất chiết khấu MS giảm, MS dịch chuyển sang trái kết quả i tăng. (vẽ hình)
4. Trong mô hình cung tiền cầu tiền, nếu ngân hàng trung ương giảm lãi suất
chiết khấu thì lãi suất cân bằng sẽ tăng lên. Sai LSCK↓→MS↑,i↓
NHTW giảm lãi suất chiết khấu, MS tăng và MS dịch chuyển sang phải kết quả i giảm (vẽ hình)
5. Trong mô hình cung tiền cầu tiền, nếu ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ
bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại thì lãi suất cân bằng sẽ giảm xuống. Sai
NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM, MS giảm và MS dịch
chuyển sang trái kết quả i tăng. (vẽ hình)
6. Trong mô hình cung tiền cầu tiền, nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự
trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại thì lãi suất cân bằng sẽ tăng lên. Sai
NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM, MS tăng và MS dịch
chuyển sang phải kết quả i giảm. (vẽ hình)
7. Trong mô hình cung tiền cầu tiền, việc lưu hành rộng rãi thẻ thanh toán (thẻ
ATM) khiến cho lượng tiền trong tài khoản tăng lên, lượng tiền mặt thanh toán
nắm giữ trong tay giảm xuống, qua đó sẽ làm lãi suất cân bằng tăng lên. Sai
Người tiêu khi dùng thẻ thanh toán thì họ dùng nắm ít tiền mặt hơn MD↓, MS tăng và lãi suất giảm Vẽ hình
8. Trong mô hình cung tiền cầu tiền, khi thu nhập thực tế tăng lên sẽ làm cho lãi
suất cân bằng giảm xuống. Sai
Thu nhập thực tế tăng, cầu tiền tăng và MD dịch chuyển sang phải, i tăng. (vẽ hình)