Câu hỏi đúng sai - Môn thống kê trong kinh tế và kinh doanh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Thống kê trong kinh tế và kinh doanh
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đúng – Sai giải thích
Chương 1: Những vấn đề chung về thống kê học
1. Việc xác định tổng thể thống kê là nhằm xem xét nó là loại tổng thể gì, đồng chất hay
không đồng chất.
Sai: Xác định tổng thể t ố
h ng kê để có được những đánh giá nhận xét chung về các đơn
vị, phần tử cấu thành cần được quan sát, nó không chỉ là việc xem xét tổng thể thuộc loại gì:
đồng chất hay không đồng chất mà còn là những công việc như phân tích các đặc điểm bằng
các phương pháp như hồi quy tương quan, chỉ số,… qua đó đưa ra những dự báo.
2. Bậc thợ 1 2 3 4 là tiêu thức số lượn g
Sai: Bậc thợ 1 2 3 4 chỉ sự hơn kém về thứ bậc của các dữ liệu xem xét, nó là một dạng
biểu hiện của thang đo thứ bậc – thang đo thường được sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính
(tiêu thức không được biểu hiện trực tiếp bằng con số). Con số 1 2 3 4 ở đây chỉ nhằm mục
đích đánh giá mức độ hơn kém, không dùng để cộng, trừ, nhân, chia được nên không phải là tiêu thức số lượng.
3. Tiêu thức thay phiên vừa là tiêu thức thuộc tính vừa là tiêu thức số lượng
Sai: Tiêu thức thay phiên là tiêu thức chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên một
đơn vị tổng thể. Nó có thể là tiêu thức thuộc tính, ví dụ tiêu thức giới tính có hai biểu hiện là:
Nam – Nữ, hoặc tiêu thức số lượng, ví dụ: Số dư khi chia một số cho 2 chỉ có hai biểu hiện là
0 – 1 chứ không thể đồng thời vừa là tiêu thức thuộc tính vừa là tiêu thức số lượng được.
4. Thang đo thứ bậc dùng để đo tiêu thức số lượng
Sai: Thang đo thứ bậc là thang đo mà biểu hiện của dữ liệu có sự hơn kém, khác biệt về
thứ bậc, nó được sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính. Vì tính chất không biểu hiện trực tiếp
ra bằng con số cụ thể được của các tiêu thức thuộc tính, nên để có thể so sánh, người ta phải sử
dụng thứ bậc để so sánh.
5. Dân số Việt Nam vào 0h ngày 1/4/1999 vào khoảng 96 triệu người là một tiêu thức thống kê
Sai: Nếu coi tổng thể là Việt Nam thì “dân số Việt Nam vào ngày 1/4/1999 vào khoảng
96 triệu người” là một chỉ tiêu thống kê vì nó là con số (96 triệu) chỉ mặt lượng gắn với mặt
chất của hiện tượng số lớn (dân số) trong điều kiện không gian (Việt Nam) và thời gian cụ thể (1/4/1999)
6. Chỉ tiêu thống kê phản ánh đặc điểm của đơn vị tổng thể
Sai: Chỉ tiêu thống kê là những con số phản ánh mặt lượng gắn liền với mặt chất của
hiện tượng số lớn trong điều kiện không gian, thời gian cụ thể, tức là nó xem xét đặc điểm
của một hiện tượng số lớn. Tiêu thức thống kê mới phản ánh đặc điểm của đơn vị tổng thể
được chọn ra để nghiên cứu.
7. Tiêu thức thay phiên chỉ có thể là tiêu thức thuộc tính.
Sai: Tiêu thức thay phiên là tiêu thức chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên một
đơn vị tổng thể. Nó có thể là tiêu thức thuộc tính, ví dụ tiêu thức giới tính có hai biểu hiện là:
Nam – Nữ, hoặc tiêu thức số lượn ,
g ví dụ: Số dư khi chia một số cho 2 chỉ có hai biểu hiện là
0 – 1. Vậy không thể nói “tiêu thức thay phiên chỉ có thể là tiêu thức thuộc tính”
8. Mục đích của xác định tổng thể thống kê là tìm các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
Sai: Xác định tổng thể t ố
h ng kê để có được những đánh giá nhận xét chung về các đơn
vị, phần tử cấu thành cần được quan sát, nó không chỉ là việc tìm ra các đặc điểm của đối
tượng nghiên cứu mà còn là những công việc như phân tích các đặc điểm bằng các phương
pháp như hồi quy tương quan, chỉ số,… qua đó đưa ra xu hướng phát triển và dự báo,…
9. Thời điểm điều tra là thời điểm mà nhân viên tiến hành điều tra
Sai: Thời điểm điều tra là mốc thời gian được quy định thống nhất mà cuộc điều tra
phải thu thập thông tin về hiện tượng tồn tại đúng thời điểm đó. Ví dụ, bảng cân đối kế toán
của doanh nghiệp ngày 31/12/2012, có nghĩa là số liệu lấy lên bảng cân đối kế toán được lấy
tại thời điểm ngày 31/12/2012 chứ không phải thời điểm mà người lập bảng cân đối tiến hành điều tra.
Chương 2: Tổng hợp thống kê (Phân tổ thống kê)
10. Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính và số lượng khác nhau về cách biểu hiện
Đúng: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (một số) tiêu thức để tiến hành phân chia các
đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Theo tiêu thức số
lượng, các đơn vị sẽ được biểu hiện bằng các con số cụ thể, trong khi đó theo tiêu thức thuộc
tính, các đơn vị sẽ biểu hiện bằng loại hoặc chất của đơn vị, không trực tiếp bằng các con số.
11. Sau khi phân tổ hiện tượng theo một tiêu thức nào đó, các đơn vị trong cùng tổ phải
khác nhau về tính chất.
Sai: Mục đích của phân tổ t ố
h ng kê là phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu
thành các tổ có tính chất khác nhau, nghĩa là các phần tử trong các tổ sẽ có tính chất khác nhau
nhưng các phần tử trong cùng một tổ phải giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo
tiêu thức dùng để phân tổ. Có như vậy việc phân tổ mới có ý nghĩa để tổng hợp và xử lý thông tin.
12. Khi phân tổ thống kê đối với các hiện tượng biến liên tục thì tùy điều kiện tài liệu có
thể phân tổ có hoặc không có khoảng cách tổ.
Sai: Đối với các hiện tượng biến liên tục, rất khó để có thể tách biệt các hiện tượng ra
để lập các tổ không có khoảng cách tổ. Ví dụ, khi phân tổ về tỷ lệ hộ nghèo của một địa
phương, để phân tổ không có khoảng cách tổ, sẽ phải liệt kê tất cả các khả năng về tỷ lệ hộ
nghèo, như vậy số tổ sẽ rất lớn và gây khó khăn cho công việc xử lý thông tin trên dãy số phân
phối. Vì vậy, đối với các biến liên tục, người ta thường phân tổ có khoảng cách tổ.
13. Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính, các lượng biến luôn có biểu hiện khác nhau
Sai: Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính sẽ cho kết quả là các tổ khác nhau, các phần tử ở
các tổ khác nhau sẽ có biểu hiện khác nhau nhưng các phần tử trong cùng một tổ phải có biểu
hiện giống hoặc gần giống nhau theo tiêu thức phân tổ. Có như vậy thì việc phân tổ thống kê
mới thể hiện được ý nghĩa của nó trong xử lý thông tin phục vụ cho phân tích. (vì nếu các
phần tử trong cùng tổ mà còn khác nhau thì tiêu thức phân tổ không còn ý nghĩa gì)
14. Khi phân tổ tiêu thức số lượng luôn luôn dùng phân tổ có khoảng cách tổ.
Sai: Khi lượng biến của tiêu thức có sự thay đổi ít, tức là sự biến thiên về mặt lượng
giữa các đơn vị không chênh lệch nhiều lắm, biến động rời rạc và số lượng các biến ít, như số
người trong gia đình, số máy một công nhân sản xuất,… thì có thể để mỗi lượng biến hình
thành một tổ, khi đó ta có phân tổ theo tiêu thức số lượng không có khoảng cách tổ.
15. Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng trong tổng hợp thống kê,
nhưng không có tác dụng trọng phân tích thống kê.
Sai: Phân tổ thống kê là phương pháp quan trọng trong tổng hợp thống kê, nó cũng là
một trong những phương pháp cơ bản quan trọng của phân tích thống kê. Vì chỉ sau khi đã
phân chia tổng thể nghiên cứu thành các tổ có quy mô và đặc điểm khác nhau, việc tính các chỉ
tiêu phản ánh mức độ, tình hình biến động, mối liên hệ giữa các hiện tượng mới có ý nghĩa
đúng đắn. Phân tổ t ố
h ng kê còn được vận dụng ngay trong giai đoạn điều tra thống kê.
16. Đối với phân tổ thì luôn luôn cứ mỗi tiêu thức phân vào 1 tổ
Sai: Dựa vào số lượng tiêu thức căn cứ để phân tổ, phân tổ thống kê chia là hai loại:
phân tổ theo một tiêu thức và phân tổ theo nhiều tiêu thức. Theo đó, mỗi tiêu thức phân vào
một tổ là đặc điểm của các đơn vị được phân tổ theo một tiêu thức. Đối với phân tổ theo nhiều
tiêu thức, các đơn vị được phân vào các tổ dựa trên hai hoặc nhiều hơn hai tiêu thức. Ví dụ,
phân tổ dân cư theo 2 tiêu thức là giới tính và nghề nghiệp, mỗi đơn vị được phân vào mỗi tổ
tương ứng với sự kết hợp đặc điểm trên cả hai tiêu thức giới tính – nghề nghiệp chứ không
phải chỉ qua mỗi tiêu thức.
Chương 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng (Số tuyệt
đối – tương đối – trung bình – phương sai…)
17. Tích của số tương đối nhiệm vụ kế hoạch với số tương đối thực hiện kế hoạch ra số
tương đối động thái. Đúng:
- Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là:
- Số tương đối thực hiện kế hoạch là:
- Số tương đối động thái là: Ta có: = x
. Vậy tích số tương đối nhiệm vụ kế hoạch với số tương đối thực hiện
kế hoạch là số tương đối động thái.
18. Có thể dùng số bình quân để so sánh hai cái cùng loại nhưng khác quy mô
Đúng: Số bình quân trong thống kê là mức độ biểu hiện trị số đại biểu theo một tiêu
thức của tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Qua việc tính toán số bình quân, ta được
một trị số nêu lên mức độ chung nhất, đại biểu nhất của tiêu thức nghiên cứu nên có thể sử
dụng để so sánh hai hiện tượng cùng loại mà không cùng quy mô như so sánh năng suất lao
động công nhân hai xí nghiệp, tiền lương bình quân công nhân hai xí nghiệp,…
19. Nếu số trung bình nhỏ hơn số trung vị thì những đơn vị có lượng biến lớn hơn số
trung bình sẽ chiếm đa số.
Đúng: Số trung vị (Me) là lượng biến tiêu thức của đơn vị đứng ở chính giữa trong dãy
số lượng biến, nó phân chia dãy số lượng biến thành hai phần, mỗi phần có số đơn vị tổng thể bằng nhau. Khi
Me hiển nhiên những đơn vị có lượng biến lớn hơn sẽ chiếm đa số trong
tổng thể (vì những đơn vị lớn hơn Me đã chiếm một nửa tổng thể rồi, giờ tính thêm những đơn
vị nằm giữa và Me nữa thì chắc chắn phải lớn hơn một nửa tổng thể)
20. Số trung vị rất nhạy cảm với những lượng biến đột xuất trong dãy số
Sai: Số trung vị là lượng biến tiêu thức của đơn vị đứng ở chính giữa trong dãy số
lượng biến, do đó nó chỉ thay đổi khi tần số của các lượng biến thay đổi hoặc trị số lượng biến
của đơn vị đứng ở vị trí chính giữa thay đổi. Nó không phụ thuộc vào những lượng biến đột
xuất trong dãy số, vì vậy không thể nói số trung vị nhạy cảm với những lượng biến đột xuất.
21. Xác định tổ chứa mốt chỉ cần dựa vào tần số của các tổ
Sai: Trong trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau, thì tổ chứa Mốt được xác
định trực tiếp thông qua tần số của các tổ (tần số lớn nhất ứng với tổ chứa Mốt). Nhưng, trong
trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ không đều nhau, tổ chứa Mốt được xác định thông qua
mật độ phân phối, tức là tổ chứa mốt là tổ có tỷ lệ tần số trên khoảng cách tổ lớn nhất. Vì vậy,
việc xác định tổ chứa Mốt phải căn cứ vào cả tần số và khoảng cách của các tổ.
22. Hệ số biến thiên được sử dụng khi so sánh độ biến thiên giữa các chỉ tiêu khác loại
hoặc các chỉ tiêu cùng loại nhưng có số bình quân khác nhau
Đúng: Hệ số biến thiên là số tương đối rút ra từ sự so sánh giữa độ lệch tuyệt đối bình
quân (hoặc độ lệch tiêu chuẩn bình quân) với số bình quân cộng.V = x 100. Hệ số biến thiên
thể hiện bằng số tương đối nên có thể sử dụng để so sánh giữa các chỉ tiêu khác loại như so
sánh hệ số biến thiên năng suất lao động với hệ số biến thiên về tiền lương, hoặc so sánh giữa
hai chỉ tiêu cùng loại nhưng khác nhau về số bình quân.
23. Hệ số biến thiên có thể sử dụng để so sánh độ biến thiên của chỉ tiêu qua thời gian.
Đúng: Hệ số biến thiên là số tương đối rút ra từ sự so sánh giữa độ lệch tuyệt đối bình
quân (hoặc độ lệch tiêu chuẩn bình quân) với số bình quân cộng.V = x 100, nên nó được coi
như chỉ tiêu tốt nhất đo độ biến thiên của tiêu thức để so sánh. Vì vậy, có thể sử dụng hệ số
biến thiên để so sánh độ biến thiên của chỉ tiêu qua thời gian.
24. Trong công thức số bình quân cộng X (trung bình) = tổng xi/n thì tổng xi luôn là tổng
lượng biến thiêu thức
Sai: Trong công thức số bình quân cộng giản đơn, tổng xi là tổng của lượng biến tiêu thức.
Nhưng trong công thức số bình quân cộng gia quyền, do có quyền số của mỗi xi nên
tổng xi không còn chỉ đơn thuần là tổng lượng biến tiêu thức, nó là tổng lượng biến tiêu thức
có tính đến quyền số của mỗi lượng biến.
25. Việc xác định tổ chứa Mốt luôn căn cứ vào mật độ tổ chứa mốt.
Sai: Đối với dãy số phân phối có khoảng cách tổ đều nhau, việc xác định tổ chứa Mốt
chỉ cần xác định thông qua tần số mỗi tổ, tổ chứa Mốt là tổ có tần số lớn nhất. Còn trong dãy
số phân phối có khoảng cách tổ không đều nhau thì việc xác định tổ chứa Mốt mới cần xác
định thông qua mật độ tần số các tổ, tổ nào có mật độ tần số lớn nhất là tổ chứa Mốt.
26. Phương sai có thể được dùng để đánh giá độ biến thiên giữa Năng suất lao động và
Tiền lương một công nhân
Sai: Phương sai là số bình quân cộng của bình phương các độ lệch giữa các lượng biến với v
ới số bình quân cộng của các lượng biến đó. Phương sai chỉ được sử dụng để đánh giá sự
biến thiên của bản thân từng tiêu thức, xem xét mức độ phân tán so với giá trị trung tâm. Vì
phương sai sẽ có đơn vị là bình phương đơn vị của lượng biến, nên nhìn chung không dùng để
so sánh giữa các chỉ tiêu khác loại. Vì vậy, không thể dùng phương sai để đánh giá độ biến
thiên giữa Năng suất lao động và Tiền lương một công nhân.
27. Phương sai là chênh lệch giữa bình quân của bình phương các lượng biến và bình
phương của số trung bình
Đúng: Phương sai là số bình quân cộng của bình phương các độ lệch giữa các lượng
biến với số bình quân cộng của các lượng biến đó:
Khai triển công thức trên tương đương với:
Vậy phương sai là chênh lệch giữa bình quân của bình phương các lượng biến và bình
phương của số trung bình.
28. Phương sai của lượng biến l
ớn thì lượng biến thay đổi nhiều
Đúng: Phương sai của lượng biến đại diện cho mức độ phân tán của lượng biến xung
quanh giá trị trung bình. Phương sai càng lớn chứng tỏ các lượng biến thay đổi càng nhiều
xung quanh giá trị trung bình, hay nói cách khác phương sai càng lớn thì lượng biến thay đổi càng nhiều.
29. Số trung vị phụ thuộc vào tất cả các lượng biến
Sai: Số trung vị là lượng biến tiêu thức của đơn vị đứng ở vị trí chính giữa trong dãy số
lượng biến, tức là nó chỉ phụ thuộc vào các tần số trong dãy số phân phối và lượng biến của
đơn vị đứng ở vị trí chính giữa dãy số, mà không phụ thuộc vào các lượng biến khác. Vì thể
không thể cho rằng số trung vị phụ thuộc vào tất cả các lượng biến.
30. Mốt chỉ được xác định từ dãy số phân phối theo tiêu thức số lượn g
Sai: Mốt là biểu hiện của tiêu thức được gặp lại nhiều lần nhất trong một tổng thể hay
trong một dãy số phân phối. Như vậy, khái niệm Mốt chỉ nhắc đến số lần lặp lại của tiêu thức
mà không hề có sự phân biệt giữa tiêu thức số lượng hay tiêu thức thuộc tính. Trên thực tế, với
dãy số phân phối theo tiêu thức thuộc tính, ta vẫn có thể tìm được Mốt theo đúng định nghĩa,
dựa vào tần số lớn nhất trong phân phối đó.
31. Số trung bình nên kết hợp với dãy số phân phối
Đúng: Số trung bình đặc trưng cho mức độ đại diện, phổ biến nhất của tiêu thức nghiên
cứu, nhưng nó không phải là một chỉ tiêu hoàn hảo. Do nó đã loại trừ đi ảnh hưởng của các
phần tử cá biệt. Trong phân tích, đánh giá, vẫn nên kết hợp với dãy số phân phối để có những
kết luận chính xác nhất. Ví dụ như việc xem xét doanh thu không chỉ xem doanh thu bình quân
mà nên kết hợp với dãy số phân phối để xem liệu doanh thu có đều theo thời gian hay không,
những thời kì nào có biến động lớn,…
Chương 4: Điều tra chọn mẫu – Ước lượng
32. Điều tra chọn mẫu là 1 trường hợp vận dụng quy luật số lớn
Đúng: Điều tra chọn mẫu là một loại điều tra thống kê không toàn bộ mà trong đó một số
đơn vị được chọn tra đủ lớn để điều tra thực tế và dựa vào kết quả điều ra được có thể tính
toán suy rộng cho toàn bộ hiện tượng. (Đây là khái niệm gt).
Vậy muốn số liệu có thể dùng đế suy rộng cho tổng thể, thì kết quả rút ra từ mẫu phải
có tính đại diện, tức là hạn chế ảnh hưởng của yếu tổ ngẫu nhiên, nên nó là sự áp dụng quy luật số lớn.
33. Khi xác định số đơn vị mẫu điều tra để ước lượng tỷ lệ, người ta chọn tỷ lệ lớn nhất
trong các lần điều tra trước.
Sai: Khi xác định số đơn vị mẫu điều tra để ước lượng tỷ lệ mà chưa biết tỷ lệ tổng thể,
có thể dựa vào số liệu từ các cuộc điều tra trước và chọn tỷ lệ gần 0.5 nhất trong các lần điều
tra để làm tỷ lệ tổng thể. Với cách chọn như vậy sẽ làm tăng tính đại diện của tổng thể mẫu.
34. Trong điều tra chọn mẫu, sai số theo phương án chọn 1 lần nhỏ hơn sai số theo
phương pháp chọn nhiều lần. Đúng:
Sai số chọn mẫu trung bình về trung bình:
- Theo cách chọn 1 lần (chọn không lặp): (Chép công thức ra)
- Theo cách chọn nhiều lần (chọn lặp): (Chép công thức ra)
Sai số chọn mẫu theo cách chọn 1 lần nhỏ hơn sai số chọn mẫu theo cách chọn nhiều lần do 0< 1 -
Sai số chọn mẫu trung bình về tỷ lệ: (Viết c
ông thức và làm tương tự)
35. Điều tra trọng điểm có thể đ ợ
ư c dùng để suy rộng thành đặc điểm chung của toàn bộ
tổng thể.
Sai: Trong điều tra trọng điểm, người ta chỉ tiến hành điều tra ở bộ phận chủ yếu nhất
của tổng thể chung, vì vậy các đơn vị được lựa chọn để điều tra không mang tính chất đại diện
cho toàn bộ tổng thể chung được, do đó kết quả trong điều tra trọng điểm không được dùng để
suy rộng cho các đặc điểm chung của tổng thể. Trong các phương pháp điều tra không toàn bộ,
chỉ có điều tra chọn mẫu kết quả mới được sử dụng để suy rộng thành đặc điểm chung của tổng thể.
Chương 5: Phân tích hồi quy tương quan
36. Hệ số tương quan và hệ số hồi quy cho phép xây dựng cượng độ và chiều hướng của
mối liên hệ tương quan tuyến tính.
Sai: Cả hai hệ số điều được sử dụng để xác định chiều hướng của mối liên hệ tương quan tuyến tính: khi r, b ệ ệ ậ
1 > 0: quan h tương quan tuyến tính là quan h thu n, khi r. b1 <
0: quan hệ tương quan tuyến tính là quan hệ nghịch; nhưng chỉ có hệ số tương quan
mới được sử dụng để xác định cường độ của mối liên hệ này thôi
37. Khi mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng là nghịch thì không
thể sử dụng tỷ số tương quan để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ này.
Sai: Tỷ số tương quan ( : đọc là êta) được sử dụng để đánh giá mức độ chặt chẽ của
mối liên hệ tương quan phi tuyến tính và tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng. nhận các giá
trị trong khoảng [0;1], và càng gần 1 thì quan hệ giữa hai tiêu thức là càng chặt chẽ. Vì vậy,
ngay cả khi quan hệ tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng là nghịch thì vẫn có thể sử dụng tỷ
số tương quan để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ này.
38. Khi mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng là thuận thì có thể
thay thế hệ số tương quan bằng tỷ số tương quan để đánh giá mức độ chặt chẽ giữa x và y.
Đúng: Hệ số tương quan (r) và tỷ số tương quan ( cùng được sử dụng để đánh giá
mức độ chặt chẽ của mối quan hệ tương quan, nhưng r có thể nhận giá trị âm hoặc dương (tùy
thuộc vào quan hệ giữa hai tiêu thức là thuận hay nghịch), nhưng luôn nhận giá trị dương. Vì
vậy, khi mối liên hệ giữa hai tiêu thức số lượng là thuận thì r > 0, khi đó có thể thay hệ số
tương quan bằng tỷ số tương quan để đánh giá mức độ chắt chẽ giữa x và y.
39. Khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới một hiện tượng cần phân tích chỉ có thể sử
dụng phương pháp hồi quy tương quan
Sai: Hồi quy tương quan chỉ là một trong những phương pháp có thể sử dụng để xem
xét ảnh hưởng của các nhân tố tới hiện tượng cần phân tích, thường là quan hệ dưới dạng tiêu
thức nguyên nhân – tiêu thức kết quả. Ngoài ra, còn có các phương pháp khác để xác định ảnh
hưởng của các nhân tố tới hiện tượng cần phân tích ví dụ như phương pháp chỉ số. Ví dụ: Phân
tích ảnh hưởng của giá bán và sản lượng hàng hóa tới doanh thu của doanh nghiệp, ta có thể sử
dụng hệ thống chỉ số để phân tích.
40. Phương pháp bình phương nhỏ nhất chính là sự tối thiểu hóa trong các bình phương
các chênh lệch giữa các giá trị thực tế và giá trị trung bình của tiêu thức kết quả.
Sai: Phương pháp bình phương nhỏ nhất được áp dụng khi xác định các yếu tố của một
mô hình hồi quy dựa trên cơ sở tìm giá trị nhỏ nhất của tổng bình phương các chênh lệch giữa
các giá trị thực tế và các giá trị tương ứng được tính ra theo mô hình hồi quy chứ không
phải giá trị trung bình của tiêu thức kết quả.
41. Tỷ số tương quan và hệ số hồi quy dùng để đánh giá chiều hướng của mối liên hệ
Sai: Chỉ có hệ số hồi quy (b1) mới được sử dụng để đánh giá chiều hướng của mối liên
hệ. b1 > 0: mối liên hệ thuận, b1 < 0: mối liên hệ nghịch. Còn tỷ số tương quan (ƞ) chỉ được sử
dụng để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ mà không được sử dụng để đánh giá chiều
hướng của mối liên hệ vì ƞ luôn nhận giá trị dương.
42. Mối liên hệ tương quan là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ
Đúng: Mối liên hệ tương quan không hoàn toàn chặt chẽ, tức là mỗi giá trị của tiêu
thức nguyên nhân sẽ có nhiều giá trị tương ứng của tiêu thức kết quả, các mối quan hệ này
không biểu hiện rõ ràng trên từng đơn vị cá thể, do đó để phản ánh mối liên hệ tương quan thì
phải nghiên cứu trên hiện tượng số lớn.
Chương 6: Phân tích dãy số thời gian
43. Điều kiện của phương pháp xu hướng phát triển cơ bản là loại bỏ sự tác động của các
yếu tổ ngẫu nhiên
Sai: Xu hướng phát triển cơ bản được hiểu là chiều hướng tiến triển chung kéo dài theo
thời gian, phản ánh tính quy luật của sự phát triển, vì vậy phương pháp xu hướng phát triển
được áp dụng nhằm mục đích loại bỏ tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, tìm ra quy luật
chung. Vì vậy “loại bỏ tác động của các yếu tố ngẫu nhiên” là mục đích chứ không phải điều
kiện của phương pháp xu hướng phát triển
44. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình chỉ nên tính khi dãy số thời gian có các lượng
tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nha u
Đúng: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình được tính bằng công thức:
(Ghi công thức tính ra nhá)
Do lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình san bằng các chênh lệch giữa các lượng tăng
giảm tuyệt đối liên hoàn nên nó sẽ mang tính chất đại diện cao khi các lượng tăng giảm
tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau, và kết quả có thể được sử dụng để dự đoán.
45. Lượng tăng (giảm) bình quân chính là bình quân của các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
Sai: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân chính là bình quân của các lượng tăng
(giảm) tuyệt đối liên hoàn: (Ghi công thức ra nhá)
Chứ không phải là bình quân của các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn.
46. Khi tính mức độ bình quân từ một dãy số thời điểm có khoảng cách không bằng nhau
thì quyền số được xác định bằng mức độ của dãy số.
Sai: Khi tính mức độ bình quân từ dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không
bằng nhau thì phải sử dụng quyền số là khoảng thời gian có mức độ chứ không phải mức độ của dãy số: Công thức: trong đó:
yi: mức độ của dãy số
hi: khoảng thời gian có mức độ yi
47. Có thể tính tốc độ tăng giảm bình quân theo công thức tính bình quân cộng hoặc bình quân nhân.
Sai: Tốc độ tăng giảm bình quân được tính thông qua tốc độ phát triển bình quân:
– 1. Trong đó tốc độ phát triển bình quân được tính bằng bình quân nhân
của các tốc độ phát triển liên hoàn.
Không thể tính tốc độ tăng giảm bình quân trực tiếp bằng công thức bình quân cộng hay
bình quân nhân được.
48. Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng giảm l
iên hoàn là một số không đổi
Sai: Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng giảm liên hoàn được tính bằng cách chia lượng
tăng giảm tuyệt đối liên hoàn cho tốc độ tăng giảm liên hoàn: gi =
gi phụ thuộc vào giá trị của yi-1, do đó không thể nói giá trị tuyệt đối của 1% tốc
độ tăng giảm liên hoàn là một số không đổi.
49. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng giảm định gốc bằng tổng các giá trị tuyệt đối của 1%
tăng giảm liên hoàn
Sai: Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng giảm liên hoàn được tính bằng công thức: gi =
Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng giảm định gốc luôn luôn bằng
Vì vậy không thể nói giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng giảm định gốc bằng
tổng các giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng giảm liên hoàn
50. Tốc độ tăng (giảm) bình quân được tính khi dãy số có các lượng tăng (giảm) tuyệt đối
liên hoàn xấp xỉ nhau
Sai: Tốc độ tăng (giảm) bình quân được tính bằng công thức: – 1. Tức là nó
được tính thông qua tốc độ phát triển bình quân. Tốc độ phát triển bình quân chính là bình
quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn, nó đại diện cho các tốc độ phát triển liên hoàn.
Để đảm bảo cho khả năng đại diện cao và có thể sử dụng để dự báo thì các tốc độ phát triển
liên hoàn nên xấp xỉ nhau. Vậy tốc độ tăng (giảm) bình quân được tính khi dãy số có tốc độ
phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau chứ không phải lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.
51. Tốc độ phát triển bình quân là trung bình cộng của các tốc độ phát triển liên hoàn
Sai: Tốc độ phát triển liên hoàn là số tương đối so sánh sự biến động của hiện tượng ở
thời gian sau so với thời gian liền trước đó: ti =
. Do đó khi tính tốc độ phát triển bình quân
phải sử dụng bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn thì mới đảm bảo tính đại diện
cho các tốc độ phát triển liên hoàn. Vậy, tốc độ phát triển bình quân là trung bình nhân của
các tốc độ phát triển liên hoàn chứ không phải là trung bình cộng.
52. Đơn vị của 1% tăng giảm tuyệt đối là %
Sai: Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng giảm liên hoàn được tính bằng công thức: gi =
Từ công thức ta thấy đơn vị của gi sẽ giống với đơn vị của yi-1. Nên không thể nói đơn
vị của 1% tăng giảm tuyệt đối là % được.
Chương 7: Chỉ số
53. Chỉ số tổng hợp về giá của một nhóm các mặt hàng vừa có tính tổng hợp, vừa có tính phân tích.
Đúng: Chỉ số tổng hợp về giá của một nhóm các mặt hàng biểu hiện quan hệ so sánh
giữa giá bán của một nhóm các mặt hàng ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc qua đó phản ánh biến
động chung về giá bán của các mặt hàng. Vì vậy nó vừa mang tính tổng hợp: nói lên biến động
chung về giá bán các mặt hàng, vừa mang tính chất phân tích: phân tích biến động riêng của các
54. Chỉ số tổng hợp về lượng qua thời gian thực chất là trung bình cộng giản đơn của các
chỉ số đơn về lượng.
Sai: Chỉ số tổng hợp về lượng qua thời gian được tính bằng công thức:
+ Chỉ số tổng hợp về lượng theo Las:
: Chỉ số tổng hợp về lượng theo Las là trung
bình cộng gia quyền của các chỉ số đơn về lượng.
+ Chỉ số tổng hợp về lượng theo Pass:
: Chỉ số tổng hợp về lượng theo Pass là trung bình
điều hòa của các chỉ số đơn về l ợ ư ng.
Vậy chỉ số tổng hợp về lượng qua thời gian không phải là trung bình cộng giản đơn của
các chỉ số đơn về lượng.
55. Chỉ số tổng hợp về giá của Fisher qua thời gian là trung bình cộng của chỉ số tổng
hợp về giá của Las và Pass
Sai: Chỉ số tổng hợp giá của Fisher qua thời gian phản ánh biến động chung giá bán của
các mặt hàng dựa trên cơ sở san bằng chênh lệch giữa các chỉ số Las và Pass, được tính theo
công thức bình quân nhân của các chỉ số tổng hợp về giá của Las và Pass:
(Ghi công thức của chỉ số Fisher ra)
57. Việc tính chỉ số tổng hợp về giá theo công thức của Las và Pass sẽ không chênh lệch
nhiều khi kết cấu lượng hàng hóa tiêu thụ giữa hai kỳ thay đổi lớn.
Sai: Chỉ số tổng hợp về giá theo công thức của Las được tính với quyền số là lượng
hàng hóa kỳ gốc (ghi công thức ra)
Chỉ số tổng hợp về giá theo công thức của Pass được tính với quyền số là lượng
hàng hóa tiêu thụ kỳ nghiên cứu (ghi công thức ra)
Vì vậy, khi kết cấu lượng hàng hóa tiêu thụ giữa hai kỳ thay đổi lớn, hai chỉ số giá theo
Las và Pass sẽ cho ra kết quả chênh lệch nhau nhiều.
58. Phương pháp chỉ số là phương pháp phân tích mối liên hệ, cho phép nghiên cứu cái
chung và các bộ phận một cách kết hợp.
Đúng: Chỉ số là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện
tượng nghiên cứu. Phương pháp chỉ số cho phép nghiên cứu cái chung: nghiên cứu tổng thể
khi so sánh giữa tử số và mẫu số và nghiên cứu bộ phận: khi phân tích ảnh hưởng của đối
tượng nghiên cứu bởi các bộ phận cấu thành. Ví dụ phương pháp chỉ số dùng để nghiên cứu doanh thu: M =
. (Viết công thức của IM = Ip.Iq)
59. Khi có số liệu về giá thành đơn vị sản phẩm và tỷ trọng chi phí sản xuất của từng
phân xưởng có thể tính giá thành bình quân chung của các phân xưởng
Đúng: Khi có số liệu về giá thành đơn vị sản phẩm: z và tỷ trọng chi phí sản xuất từng phân xưởng:
. Ta có thể tính giá thành bình quân chung của các phân xưởng theo công thức:
60. Chỉ số tổng hợp về giá của Fisher được sử dụng khi có sự khác biệt lớn về cơ cấu tiêu
thụ các mặt hàng giữa 2 kỳ nghiên cứu
Đúng: Chỉ số tổng hợp về giá của Fisher phản ánh biến động chung giá bán của các mặt
hàng dựa trên cơ sở san bằng chênh lệch giữa các chỉ số Las và Pass (ghi công thức ra)
Chỉ số tổng hợp giá của Las tính với quyền số là lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ gốc, và chỉ
số tổng hợp giá của Pass tính với quyền số là lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ nghiên cứu. Nên khi
cơ cấu tiêu thụ các mặt hàng giữa hai kỳ thay đổi thì chỉ số giá của Las và Pass sẽ có sự khác
biệt lớn nên cần sử dụng chỉ số tổng hợp về giá của Fisher để có một chỉ số mang tính chất đại diện chung.
61. Phương pháp chỉ số là phương pháp mang tính tổng hợp, không mang tính chất phân tích
Sai: Chỉ số là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện
tượng nghiên cứu. Phương pháp chỉ số cho phép nghiên cứu cái chung: nghiên cứu tổng thể
khi so sánh giữa tử số và mẫu số và nghiên cứu bộ phận: khi phân tích ảnh hưởng của đối
tượng nghiên cứu bởi các bộ phận cấu thành. Ví dụ phương pháp chỉ số dùng để nghiên cứu doanh thu: M =
. (Viết công thức của IM = Ip.Iq)
62. Chỉ số cấu thành cố định nghiên cứu đồng thời biến độn
g của bản thân tiêu thức và
kết cấu tổng thể nghiên cứu.
Sai: Chỉ số cấu thành cố định chỉ phản ánh biến động của chỉ tiêu bình quân do ảnh
hưởng của tiêu thức nghiên cứu, trong điều kiện kết cấu tổng thể cố định. Công thức: I = Ix. . Trong đó: Ix =
. Kết cấu tổng thể được cố định ở kỳ nghiên cứu trong phân tích ảnh hưởng
của bản thân tiêu thức nghiên cứu đến chỉ tiêu bình quân.
63. Theo chỉ số tổng hợp giá của Las, quyền số có thể là lượng hàng hóa tiêu thụ ở kỳ gốc
hoặc doanh thu kỳ gốc
Đúng: Công thức chỉ số tổng hợp giá của Las:
(Sửa lại chỗ kia là Ip nhá, anh đánh máy nhầm thành Iq)
Theo công thức thứ nhất, quyền số của chỉ số tổng hợp giá của Las là lượng hàng tiêu
thụ kỳ gốc. Hoặc theo công thức thức 3, quyền số là doanh thu tiêu thụ kỳ gốc.
64. Chỉ số tổng hợp về giá của Fisher là chỉ số dựa trên chênh lệch của chỉ số Las và Pass
Đúng: Chỉ số tổng hợp về giá của Fisher phản ánh biến động chung giá bán của các mặt
hàng dựa trên cơ sở san bằng chênh lệch giữa các chỉ số Las và Pass (ghi công thức ra). Khi
chỉ số giá của Las và Pass có sự khác biệt lớn cần sử dụng chỉ số tổng hợp về giá của Fisher để
có một chỉ số mang tính chất đại diện chung.
65. Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ của mặt hàng A và B, quyền số chỉ có thể là giá
cố định được nhà nước đặt ra.
Sai: Trong công thức chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ của hai mặt hàng A và B,
quyền số là giá cố định, giá này có thể là giá cố định do nhà nước đặt ra hoặc là giá trung bình
của hai mặt hàng A và B. Trong trường hợp sử dụng quyền số là giá trung bình. Công thức xác định chỉ số như sau: Trong đó p =
Chương 8: Dự đoán
66. Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối thực hiện đối với dãy số có tốc độ tăng
(giảm) liên hoàn xấp xỉ nha u
Sai: Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối được xây dựng trên giả thuyết lượng
tăng (giảm) của các năm sẽ tương tự nhau, do đó người ta có thể lấy năm cuối cùng theo số
liệu đã có để tính trị số của năm tiếp theo bằng công thức: yn+1 = yn +
Dự đoán sẽ cho kết quả có độ tin cậy cao khi lượng tăng (giảm) liên hoàn xấp xỉ nhau
chứ không phải tốc độ tăng (giảm) liên hoàn xấp xỉ nhau