-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi Kinh tế Chính trị - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Câu hỏi Kinh tế Chính trị - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Kinh tế chính trị Mác Lênin (ĐHKT) 51 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Câu hỏi Kinh tế Chính trị - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Câu hỏi Kinh tế Chính trị - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế chính trị Mác Lênin (ĐHKT) 51 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
CÂU HỎI KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
- Vì sao nói tích luỹ tư bản trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật có thể làm gia tăng nạn thất nghiệp?
Khi tiến bộ kỹ thuật ngày càng tăng lên, khoa học kỹ thuật càng phát triển thì cấu tạo hữu cơ thay đổi theo chiều hướng tăng lên.
Khi cấu tạo hữu cơ tư bản tăng lên (c/v tăng) thì c tăng tương đối và tuyệt đối, nghĩa là tăng máy móc nhà xưởng và nguyên nhiên vật liệu; v giảm tương đối dẫn đến nạn thất nghiệp.
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi trong cấu tạo kỹ thuật đó. Xét về hình thái giá trị, khi điều kiện kỹ thuật không ngừng tăng lên làm cho cấu tạo kỹ thuật biến đổi thì cấu tạo hữu cơ cũng tăng lên
- Cấu tạo hữu cơ tăng, làm tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối, và tư bản khả biến giảm tương đối ảnh hưởng đến cấu tạo lao động trên thị trường với một lượng tư bản nhất định tăng thêm thì quan hệ tư bản có xu hướng giảm → tăng nạn thất nghiệp
- Vì sao nói quyền sử dụng đất là hàng hoá đặc biệt?
Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác đất đai để phục vụ cho mục đích của con người.
Đất đai là hàng hoá đặc biệt vì nó không có giá trị mà chỉ có giá cả và giá trị sử dụng. Đất đai không có giá trị vì không phải do hao phí sức lao động tạo ra giống các hàng hoá thông thường. Giả cả của quyền sử dụng đất chịu tác động của nhiều yếu tố: giá trị của tiền, quan hệ cung cầu, đầu cơ, sự khan hiếm, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá, gia tăng dân số…
- Vì sao nói hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt?
Giá trị hàng hoá sức lao động do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định được thể hiện qua tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người lao động và gia đình của họ. Giá trị hàng hoá sức lao động mang yếu tố tinh thần (tồn tại trong cơ thể sống, có tuổi tác, giới tính) và lịch sử (tại mỗi thời điểm khác nhau thì sức lao động cũng sẽ khác nhau).
Giá trị sử dụng hành hoá sức lao động là một giá trị sử dụng đặc biệt vì nó tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó.
- Giải thích vì sao chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn giá trị hàng hoá?
Chi phí sản xuất của hàng hoá là phần giá trị của hàng hóa bù lại giá trị của tư liệu sản xuất và giá cả của sức lao động đã sử dụng: K = c + v
Giá trị hàng hoá là chi phí thực tế để sản xuất ra hàng hoá hay còn gọi là chi phí về lao động: G = c + v + m => G > K
- Vì sao nói giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối?
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của nó.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức đặc biệt của giá trị thặng dư tương đối vì đều có cơ sở chung là đều tăng năng suất lao động. Tuy nhiên giá trị thặng dư siêu ngạch là tăng năng suất lao động cá biệt, là động lực thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật. Hoạt động riêng lẻ của từng nhà tư bản dẫn đến kết quả làm tăng năng suất lao động xã hội, hình thành giá trị thặng dư tương đối. Còn giá trị thặng dư tương đối là tăng năng suất lao động xã hội.
- Vì sao nói khi cường độ lao động thay đổi, các nhân tố khác không đổi sẽ không có ảnh hưởng đến giá trị của một đơn vị hàng hoá?
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất được đo bằng mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian hay hao phí lao động sống trong một đơn vị thời gian.
Khi cường độ lao động thay đổi làm tổng số sản phẩm sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian thay đổi, song nếu các nhân tố khác không đổi thì hao phí lao động thay đổi tương ứng, do đó giá trị của một đơn vị hàng hoá không đổi.
- Vì sao nói giá trị của đơn vị hàng hoá có quan hệ tỷ lệ nghịch với năng suất lao động?
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay là số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một sản phẩm.
Khi năng suất lao động tăng, số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian nhiều hơn, hao phí lao động để sản xuất ra một sản phẩm ít hơn do đó giá trị của một sản phẩm giảm nhưng tổng giá trị tạo ra không đổi. Nên giá trị của đơn vị hàng hoá có quan hệ tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
- Vì sao nói tư bản cho vay là hàng hoá đặc biệt?
Tư bản cho vay là tư bản mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng trong thời gian nhất định. Tư bản cho vay là hàng hoá đặc biệt vì người bán không mất đi quyền sở hữu, người mua chỉ được quyền sử dụng trong 1 thời gian nhất định.
Tư bản cho vay là hàng hoá vì có cung về giá, cầu về giá và có giá cả chính là lãi suất. Giá cả của tư bản cho vay được quyết định bởi giá trị sử dụng của nó. Đó là khả năng thu được lợi nhuận bình quân do đó không những không được quyết định bởi giá trị mà còn nhỏ hơn giá trị.
- Giải thích luận điểm: độc quyền ra đời là do sự phát triển của cạnh tranh tự do.
Cạnh tranh tự do thúc đẩy tích tụ và tập trung sản xuất và dẫn đến sự ra đời của các công ty lớn.
Cạnh tranh gay gắt làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, còn các doanh nghiệp lớn cũng bị suy yếu, vì thế muốn tồn tại phải liên minh với nhau và hình thành các tổ chức độc quyền, tiếp tục phát triển.
- Kinh tế nhà nước có vai trò, vị trí như thế nào trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay?
Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Với vai trò của mình, kinh tế nhà nước không đứng độc lập, tách rời mà luôn có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với toàn bộ nền kinh tế và trong suốt cả quá trình phát triển.
Kinh tế NN là đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững và giải quyết các vấn đề xã hội; mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; làm lực lượng vật chất để NN thực hiện chức năng điều tiết, quản lý nền kinh tế.