Câu hỏi ôn tập - Luật Hình Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Câu hỏi ôn tập - Luật Hình Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự (ĐHQG)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÂU HỎI HS 2 - BLHS 2015
1. Hiểu thế nào về tình tiết: Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do
công vụ của nạn nhân (điểm d khoản 1 Điều 123 BLHS).
2. Hiểu thế nào về tình tiết: Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại
thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (điểm e khoản 1 Điều 123 BLHS).
3. Hiểu thế nào về tình tiết: Giết người có tính chất côn đồ (điểm n khoản 1 Điều 123 BLHS).
4. Hiểu thế nào về tình tiết: Giết người vì động cơ đê hèn (điểm q khoản 1 Điều 123 BLHS).
5. Hiểu như thế nào về tình tiết: Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không
thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự trong Tội gián điệp (khoản 4 Điều 110 BLHS).
6. Hiểu như thế nào về tình tiết: Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội
phạm khác (điểm g khoản 1 Điều 123 BLHS).
7. Hiểu như thế nào về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 BLHS).
8. Hiểu như thế nào về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng (Điều 132 BLHS).
9. Hiểu như thế nào về Tội đe dọa giết người (Điều 133 BLHS).
10. Hiểu như thế nào về tình tiết: Đe dọa giết người để che giấu hoặc trốn
tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác ( điểm đ khoản 2 Điều 133 BLHS).
11. Hiểu như thế nào về tình tiết: Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì
lý do công vụ của nạn nhân trong Tội đe dọa giết người ( điểm c khoản 2 Điều 133 BLHS).
12. Hiểu như thế nào về Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 131 BLHS).
13. Hiểu như thế nào về tình tiết hiếp dâm có tính chất loạn luân ( điểm e khoản 2 Điều 141 BLHS).
14. Hiểu như thế nào về tình tiết cưỡng dâm có tính chất loạn luân (điểm d khoản 2 Điều 143 BLHS).
15. Hiểu như thế nào về tình tiết: có tính chất loạn luân trong Tội cưỡng dâm
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 144 BLHS).
16. Hiểu như thế nào về tình tiết: có tính chất loạn luân trong tội giao cấu
hoặc thực hiện hành vi tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (điểm c khoản 2 Điều 145 BLHS).
17. Hiểu như thế nào về tình tiết: Người không cứu giúp là người đã vô ý gây
ra tình trạng nguy hiểm trong Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng (điểm a khoản 2 Điều 132 BLHS).
18. Hiểu như thế nào về tình tiết: Người không cứu giúp là người mà theo
pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp trong Tội không cứu giúp người
đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (điểm b khoản 2 Điều 132 BLHS).
19. Hiểu như thế nào về Tội làm nhục người khác (Điều 155 BLHS).
20. Hiểu như thế nào về Tội vu khống (Điều 156 BLHS).
21. Hiểu như thế nào về tình tiết: Có tính chất chuyên nghiệp trong Tội cướp
tài sản (điểm b khoản 2 Điều 168 BLHS).
22. Hiểu như thế nào về tình tiết: Có tổ chức trong Tội cướp tài sản (điểm a khoản 2 Điều 168 BLHS).
23. Hiểu như thế nào về tình tiết: Tái phạm nguy hiểm trong Tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản (điểm I khoản 2 Điều 169 BLHS).
24. Hiểu như thế nào về tình tiết: Hành hung để tẩu thoát trong Tội trộm cắp
tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 173 BLHS).
25. Hiểu như thế nào về tình tiết: Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm trong
Tội trộm cắp tài sản (điểm d khoản 2 Điều 173 BLHS).
26. Hiểu như thế nào về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 186 BLHS).
27. Hiểu như thế nào về tình tiết: đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc,
chữa bệnh cho mình trong Tội làm nhục người khác (điểm đ khoản 2 Điều 155 BLHS).
28. Hiểu như thế nào về tình tiết: Vi phạm quy định về an toàn giao thông
đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không
được ngăn chặn kịp thời trong Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tịn giao
thông đường bộ (khoản 4 Điều 260 BLHS).
29. Hiểu thế nào về Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt (Điều 319 BLHS)
30. Hiểu thế nào về Tội hành nghề mê tín, dị đoan (Điều 320 BLHS).
31. Hiểu thế nào về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm
tội mà có (Điều 323 BLHS).
32. Hiểu thế nào về Tội truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy (Điều 326 BLHS).
33. Hiểu như thế nào tình tiết: Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo
quyệt trong Tội nhận hối lộ (điểm g khoản 2 Điều 354 BLHS).
34. Hiểu như thế nào về tình tiết: Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động
khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ
của đã dùng để đưa hối lộ trong Tội đưa hối lộ (khoản 7 Điều 364 BLHS).
35. Hiểu như thế nào về tình tiết: Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc
nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm
hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ trong Tội
đưa hối lộ ( khoản 7 Điều 364 BLHS).
36. Hiểu như thế nào về Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi
phạm pháp (Điều 325 BLHS).
37. Hiểu thế nào về khái niệm tội phạm về chức vụ (Điều 352 BLHS)
38. Hiểu thế nào về khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Điều 367 BLHS).
39. Hiểu thế nào về tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp
làm trái pháp luật (Điều 372 BLHS).
40. Hiểu như thế nào về tình tiết: dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt trong Tội
dùng nhục hình (điểm c khoản 2 Điều 373 BLHS).
41. Hiểu như thế nào về tình tiết: bằng cách lợi dụng nghề nghiệp trong Tội
giết người (điểm k khoản 1 Điều 123 BLHS).
42. Hiểu như thế nào về tình tiết: thuê giết người hoặc giết người thuê trong
Tội giết người (điểm m khoản 1 Điều 123 BLHS).
43. Hiểu như thế nào về tình tiết: thực hiện tội phạm một cách man rợ trong
Tội giết người (điểm i khoản 1 Điều 123 BLHS).
44. Hiểu như thế nào về tình tiết: hành hung để tẩu thoát trong Tội cướp giật
tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 171 BLHS).
45. Hiểu như thế nào về tình tiết: hành hung để tẩu thoát trong Tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản (điểm b khoản 2 Điều 172 BLHS).
46. Hiểu như thế nào về tình tiết: tái phạm nguy hiểm trong Tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản (điểm d khoản 2 Điều 174 BLHS).
47. Hiểu như thế nào về tình tiết: để che giấu tội phạm khác trong Tội hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 178 BLHS).
48. Hiểu thế nào về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 182 BLHS).
49. Hiểu như thế nào về tình tiết: lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong Tội buôn
lậu (điểm e khoản 2 Điều 188 BLHS).
50. Hiểu như thế nào về tình tiết: lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức trong
Tội buôn lậu (điểm g khoản 2 Điều 188 BLHS).
51. Hiểu thế nào về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (Điều 201 BLHS).
52. Hiểu thế nào về Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 257 BLHS).
53. Hiểu thế nào về Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 258 BLHS).
54. Hiểu như thế nào về tình tiết: dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá
phách trong Tội gây rối trật tự công cộng (điểm b khoản 2 Điều 318 BLHS).
55. Hiểu như thế nào về tình tiết: hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự
công cộng trong Tội gây rối trật tự công cộng (điểm b khoản 2 Điều 318 BLHS).
56. Hiểu như thế nào về tình tiết: tự gây thương tích hoặc gây tổn hại về sức
khỏe của mình trong Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (điểm a khoản 2 Điều 332 BLHS).
57. Hiểu thế nào về người có chức vụ trong khái niệm tội phạm về chức vụ (Điều 352 BLHS).
58. Hiểu thế nào về: bí mật nhà nước (Điều 337 BLHS), bí mật công tác (Điều 362 BLHS).
59. Hiểu thế nào về tình tiết: nhằm chống chính quyền nhân dân quy định
trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
60. Hiểu thế nào về của hối lộ được quy định trong các tội phạm về hối lộ (Tội
nhận hối lộ, Tội đưa hối lộ, Tội môi giới hối lộ).
61. Nêu khái niệm Các tội phạm về chức vụ và phân tích các yếu tố cấu thành
các tội phạm về chức vụ.
61. Nêu khái niệm Các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và phân tích các
yếu tố cấu thành các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.