Câu hỏi ôn tâp lý luận về nhà nước | Đại học Nội Vụ Hà Nội

Câu 1: Nêu đặc trưng của nhà nước để phân biệt nhà nước với các tổ chức khác trong xã hội(2.0đ):*Khái niệm nhà nước:- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, chăm lo các lợiích chung cho sự pháttriển của xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem

Note keypoint

lOMoARcPSD| 45734214
CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN
Câu 1: Nêu đặc trưng của nhà nước để phân biệt nhà nước với các tổ chức khác trong xã hội (2.0đ):
*Khái niệm nhà nước:
- Nhà nước một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, chăm lo các lợi ích chung cho sự
pháttriển của xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
- Bản chất nhà nước bao gồm: tính giai cấp và tính xã hội.
+ Tính giai cấp: giai cấp thống trị năm giữ 3 loại quyền lực: Kinh tế, chính trị, tư tưởng.
+ Tính xã hội: tổ chức quản lý kinh tế - xã hội, chăm lo lợi ích chung của xã hội.
Ví dụ: Các Tổ chức chính - trị xã hội ở Việt Nam: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam,
Hội nông dân, Đoàn TNCSHCM, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh.
*So với các tổ chức khác trong xã hội có giai cấp, nhà nước có một số điểm đặc trưng cơ bản:
- Nhà nước chủ quyền quốc gia. Các tổ chức đoàn hội chỉ đại diện cho tiếng nói của tổ chức
mình, không thể đại diện cho tiếng nói quốc gia. Trong khi đó, nhà nước là đại diện cho toàn thể người
dân trên một vùng lãnh thổ, nhà nước là chủ thể của luật quốc tế.
dụ: Đảng Cộng sản Việt Nam đảng cầm quyền nhưng không thể đại diện Việt Nam để kết
gia nhập WTO mà phải là người đại diện cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký.
- Nhà nước tổ chức dân cư theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ, không phụ thuộc vào chính kiến,
huyết thống, nghề nghiệp hay giới tính.
dụ: Mật trận tổ quốc Việt Nam tổ chức các đơn vị hành chính dựa trên sự đã phân chia các
đơn vị hành chính của nhà nước cho thuận tiện chứ bản thân MTTQVN không được phân chia đơn vị
hành chính bất kỳ cấp nào dù là tỉnh, huyện hay xã.
- Nhà nước ban hành hoặc công nhận pháp luật và đảm bảo pháp luật được thực hiện.
dụ: Đoàn TNCSHCM ban nh điều lệ đoàn chỉ bắt buộc tuân theo đối với đoàn viên. Các tổ
chức chính trị xã hội được phối hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật do được nhà nước trao quyền
chứ tự bản thân không có quyền đó.
- Nhà nước có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý - cai trị , bao gồm: nhà tù, quân đội, cảnh sát,
v.v.
- Nhà nước tchức duy nhất trong một quốc gia quyền phát hành tiền, ban hành thu cácloại
thuế. Các tổ chức khác chỉ được thu những loại phí nhất định phù hợp với quy định của pháp luật.
Ví dụ: Đoàn TNCSHCM thu đoàn phí của đoàn viên.
lOMoARcPSD| 45734214
2
Câu 2: Thế nào là kiểu nhà nước, hình thức nhà nước? Trình bày và cho ví dụ về mối quan hệ giữa
kiểu nhà nước và hình thức nhà nước (3.0đ):
*Kiều nhà nước và hình thức nhà nước:
Kiểu nhà nước những đặc điểm, dấu hiệu của nhà nước biểu hiện trong một hình thái kinh tế
hội trong lịch sử phát triển. Trong lịch sử cho đến nay đã có bốn kiểu nhà nước với các hình thái kinh tế
- xã hội như sau:
- Hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ có kiểu nhà nước chủ nô.
- Hình thái kinh tế - xã hội phong kiến có kiểu nhà nước phong kiến.
- Hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa có kiểu nhà nước tư sản.
- Hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa có kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.
(Không phải quốc gia nào cũng trải qua tất cả các kiểu nnước. dụ: Việt Nam đi từ kiểu nhà ớc
phong kiến tiến đến nhà nước xã hội chủ nghĩa.)
Hình thức nhà nước những cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và phương pháp để thực hiện
quyền lực đó. Hình thức nhà nước có 3 dạng (Vẽ sơ đồ):
Hình th c
L p hiếếnậ
Cát cứ
- Hình thức chính thể cách thức tổ chức trình tự thành lập các quan tối cao nắm giữ
quyềnlực nhà nước. hai hình thức chính thể phổ biến nh thức chính thể quân chủ hình thức
chính thể cộng hòa. Trong đó, quân chủ chia thành hai hình thức quân chủ chuyên chế và quân chủ
Cng hòa
Quân ch
Chếế đ Chính tr
ếu trúc
Chính th
Phn dân ch
Dân ch
Liến bang
Đn nhâết
lOMoARcPSD| 45734214
hạn chế (lập hiến, cát cứ); cộng hòa chia thành hai hình thức cộng hòa dân chủ cộng hòa quý tộc
.
+ Nhà nước quân chủ nhà nước quyền lực tối cao tập trung toàn bộ hay một phần vào tay một
người đứng đầu theo nguyên tắc cha truyền con nối. Theo đó, nếu quyền lực tập trung toàn bộ thì đó
chính thể quân chủ chuyên chế (tuyệt đối, tập quyền); nếu quyền lực tập trung một phần thì gọi quân
chủ hạn chế.
Đối với hình thức quân chủ chuyên chế: Vua là người có quyền lực tối cao vô hạn. Vừa nắm
giữ quyền ban hành pháp luật, vừa là người thi hành pháp luật, vừa đồng thời còn là quan tòa
xét xử. chế này dễ dẫn đến sự lạm dụng quyền lực. Trong khi đó, quyền của người dân y
thuộc vào mức độ nhận thức hành động của Nhà Vua. Đây hình thức phổ biến của kiểu
nhà nước phong kiến và một số nhà nước chủ nô.
Ví dụ: Trong lịch sử Việt Nam, Trung Quốc có rất nhiều triều đại theo hình thức quân chủ tuyệt đối.
Đối với hình thức quân chủ hạn chế:
- Nếu phần quyền lực còn lại nằm trong tay nghị viện thì ta gọiquân chủ lập hiến hay quân chủ
đại nghị (bởi vì, sự mặt của nghị viện cũng đồng nghĩa với sự mặt của Hiến pháp). dụ: Anh
Quốc, Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển,… là các nhà nước theo chính thể quân chủ
lập hiến.
- Còn nếu phần quyền lực còn lại tập trung vào tay quan lại cát cứ thì ta gọi quân chủ phân quyền
cát cứ hay quân chủ cát cứ. dụ: Thời kỳ Tam quốc, Ngũ đại thập quốc ở Trung Quốc hay Loạn 12
Xứ quân ở Việt Nam.
+ Nhà nước cộng hòa là nhà nước mà quyền lực tối cao tập trung toàn bộ hay một phần vào tay một
quan đứng đầu do cử tri bầu ra. Nếu chỉ có một bộ phận quý tộc mới quyền bầu cử tta gọi
cộng hòa quý tộc. Nếu tất cả các cử tri có đầy đủ năng lực hành vi được quyền bầu cử thì ta gọi là cộng
hòa dân chủ. Lưu ý rằng, trong lịch sử thtoàn bộ hoặc một phần quan lập pháp được hình
thành bằng cách bầu cử trực tiếp, phần còn lại có thể được hình thành bằng các cách khác.
Ví dụ: Hạ nghị viện Anh hình thành bằng con đường bầu cử trực tiếp, Thượng nghị viện Anh duy trì
theo nguyên tắc cha truyền, con nối.
- Hình thức cấu trúc nhà nước cách thức tổ chức phân chia dân theo các dạng địa giới hành
chính lãnh thổ. Có hai loại hình thức cấu trúc nhà nước: nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang.
+ Nhà nước đơn nhất: chỉ có một bộ máy nhà nước và một hệ thống pháp luật từ trung ương xuống
địa phương. Nhà nước chỉ có một hiến pháp. Ví dụ: Việt Nam, Lào, Ba Lan, Pháp, Trung Quốc,…
lOMoARcPSD| 45734214
4
+ Nhà nước liên bang: là nhà nước có từ hai hệ thống bộ máy nhà nước trở lên. Trong đó, nhà nước
liên bang có thể có hai loại hiến pháp: hiến pháp của liên bang và hiến pháp của bang thành viên. Ví dụ:
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Ấn Độ, Cộng hòa liên bang Đức,
- Chế độ chính trị phương cách nhà nước sử dụng để thực hiện công việc quản lý, cai trị của
mình. Người ta lấy mức độ dân chủ làm tiêu chí để phân loại chế độ chính trị: dân chủ, phản dân chủ.
+ Phương pháp dân chủ: Nhà nước “cam kết” rộng rãi các quyền tự do cho công dân tạo điều
kiện cần thiết để công dân thực hiện quyền đó (có pháp luật và thi hành, áp dụng theo pháp luật).
+ Phương pháp phản dân chủ: Nhà nước hạn chế các quyền tự do của công dân. Lịch sử đã biết đến
chế độ phát xít, chế độ duyệt chủng, một số nhà nước cực đoan.
Dân chủ một phạm trù hội nên việc xem xét mức độ dân chủ của một quốc gia tùy thuộc vào
nhiều yếu tố như: trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phong tục, tập quán hoặc các đặc điểm
tâm lý, truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ranh giới giữa dân chủ phản
dân chủ là rất khó phân định.
*Mối quan hệ giữa kiểu nhà nước và hình thức nhà nước:
- Thứ nhất, kiểu nhà nước tác động trực tiếp, ảnh hưởng có tính quyết định đến hình thức nhà
nước.
Ví dụ: Kiểu nhà ớc cộng hòa dân chủ ở nnước chủ nô hoàn toàn khác kiểu nhà nước cộng hòa
ở nhà nước tư sản.
- Thứ hai, hình thức nhà nước ngoài việc chịu tác động của kiểu nhà nước còn phụ thuộc vào các
yếu tố kinh tế - chính trị - văn hóa – lịch sử - xã hội như: trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mối tương
quan giai cấp trong xã hội cũng như đặc điểm về lịch sử, truyền thống tập quán pháp lý của mỗi dân tộc
và bối cảnh quốc tế.
dụ: Các nước quyết định theo hình thức quân chủ lập hiến (Ví dụ: Anh, Lan) các nước
cuộc cách mạng tư sản trong lịch sử không triệt để; trong đó, vai trò của hoàng gia vẫn còn dấu ấn trong
xã hội và sự tồn tị của hoàng gia là một đòi hỏi có tính dân tộc, có tính truyền thống.
- Thứ ba, một hình thức chính thể có thể tồn tại dưới nhiều kiểu nhà nước hoặc một kiểu nhà nước
đặc thù. Ví dụ: Chính thể quân chủ chuyên chế chủ yếu tồn tại trong nhà nước phong kiến và nhà nước
chủ nô, nhưng chính thể quân chủ lập hiến chỉ tồn tại trong nhà nước tư sản. Chính thể cộng hòa tồn tại
trong tất cả bốn kiểu nhà nước nêu trên (chủ nô, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa).
Câu 3: Thế nào đặc trưng pháp luật. Nêu cho dụ các đặc trưng của pháp luật để phân biệt
pháp luật với các quy phạm xã hội khác (3.0 đ):
lOMoARcPSD| 45734214
*Khái niệm pháp luật: Pháp luật tập hợp các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc
công nhận, thể hiện ý chí của giai cấp trong khuôn khổ ý chí chung của xã hội nhằm điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định.
*Các đặc trưng của pháp luật - phân biệt giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác:
- Đặc trưng của pháp luật những tính chất đặc thù, gắn liền với pháp luật mà các quy phạm khác
(quy phạm đạo đức, tín ngưỡng, tập quán...) không được. Đây chính các đặc điểm để phân biệt
giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác.
+ Tính quy phạm phổ biến (tính bắt buộc chung): điều chỉnh tất cả các mối quan hệ quan trọng và cơ
bản trong đời sống xã hội, pháp luật có tính phổ quát về địa bàn áp dụng, đồng thời chứa đựng các “ứng
xử mẫu” làm thước đo hành vi.
dụ: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình
Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Thật ra, tất cả các quy phạm xã hội như: đạo đức, tập quán, tôn
giáo,… đều chứa đựng nội dung bắt buộc. Tuy nhiên tính bắt buộc này chỉ giới hạn trong một phạm vi
nhất định (không phổ biến với tất cả mọi người). Chẳng hạn: Các nghi thức tôn giáo, tuy tính bắt buộc
trong quá trình hành đạo, nhưng chỉ bắt buộc với các thành viên trong tôn giáo đó.
+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: một trong những yêu cầu của pháp luật phải đảm bảo
sự chuẩn xác về nội dung để tạo ra một cách hiểu thống nhất. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
bảo đảm mối ơng quan giữa nội dung hình thức pháp luật. Còn tập quán, đạo đức dựa trên kinh
nghiệm thói quen. Chẳng hạn, nhà nước ban hành dự thảo luật; sau khi nhận được ý kiến đóng góp
của các đối tượng cần thiết theo quy định thì khi văn bản luật ra đời nó sẽ là “khung chuẩn” cho toàn xã
hội.
Hơn nữa, tính chặt chẽ còn thể hiện thông qua tính hệ thống, tức là các thang bậc của các quy phạm
pháp luật trong một quốc gia. Thang bậc ấy xác định giá trị cao thấp cho từng loại quy phạm pháp luật,
được gọi chung là hệ thống pháp luật.
Ví dụ: Các văn bản quy phạm pháp luật.
+ Tính quyền lực nhà nước: thông qua bộ máy cưỡng chế (quân đội, cảnh sát, nhà tù), nhà nước đảm
bảo cho pháp luật được phổ biến rộng rãi nghiêm chỉnh thực hiện. Trong trường hợp thực hiện hành
vi trái pháp luật, chủ thể phải chịu các biện pháp xử lý từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế.
dụ: Hình phạt trong pháp luật hình sự của các nước thể hiện các “hậu quả pháp lý” nặng nề nhất
mà chủ thể phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.
+ Tính ý chí nhà nước: về bản chất, ý chí trong pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền, có tính đến
phần nào ý chí của nhóm lợi ích khác trong toàn hội. Trong khi đó, tập quán, đạo đức thể hiện ý chí
của tổ tiên, cộng đồng làng mạc.
lOMoARcPSD| 45734214
6
Ví dụ: Điều 504 của Quốc triều hình luật- Luật Hồng Đức năm 1483 xem hành vi không che dấu tội
của cha mẹ là hành vi có tội nhưng Khoản 1 Điều 18 Bộ luật hình sự hiện hành của Việt Nam quy định:
“Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm
tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử người
phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật
này quy định”.
+ Tính khách quan: trong chừng mực nhất định, pháp luật phản ánh nhu cầu khách quan của hội
dưới lăng kính của giai cấp và lực lượng cầm quyền.
Ví dụ: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh
dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình” (Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).
Câu 4: Nêu các hình thức của pháp luật (hình thức bên ngoài). Việt Nam công nhận áp dụng hình
thức pháp luật nào? (4.0 đ)
*Các hình thức của pháp luật (hình thức bên ngoài):
- Khái niệm pháp luật: Pháp luật là tập hợp các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc
công nhận, thể hiện ý chí của giai cấp trong khuôn khổ ý chí chung của xã hội nhằm điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định.
- Hình thức pháp luật những dạng thể hiện của pháp luật trên thực tế, được nhà nước sử dụng
hoặc công nhận giá trị áp dụng.
Hình thức bên ngoài của pháp luật:
+ Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước, người đứng đầu cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục luật định, chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được
áp dụng nhiều lần và được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước.
Ví dụ: Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật đất đai năm 2013,…
- Ưu điểm: Có hình thức rõ ràng, xác định; rất dễ tham chiếu, truy cập,…
- Nhược điểm: Sự không nghĩa của câu chữ, sự không đầy đủ về mặt nội dung; nếu câu
chữ càng chi tiết, càng dài thì càng dẫn đến nhiều thiếu sót; VBQPPL luôn đi sau thực tế
xã hội,…
+ Tiền lệ phápviệc nhà nước thừa nhận c kết quả giải quyết, xét xử của một vụ án, vụ việc trước
như một hình mẫu dùng để áp dụng cho vụ việc, vụ án sau khi nh tiết tương tự. Án lệ một hình
thức phổ biến của tiền lệ pháp cho phép Tòa án áp dụng các bản án (đã được công nhận là án lệ) làm cơ
sở đưa ra phán quyết cho các bản án sau. Khi phát triển đến một mức độ nhất định, án lệ cho phép tòa án
là chủ thể giám sát” “kiểm tra lại” hoạt động lập pháp, hành pháp. Hình thức pháp luật tiền lệ pháp
đã được sử dụng trong các nhà nước chủ nô và khá thông dụng trong nhà nước phong kiến.
lOMoARcPSD| 45734214
Ví dụ: Trong các nhà nước tư sản theo hệ thống thông luật (Anh, Mỹ, v.v.) thì tiền lệ pháp chiếm một
phần quan trọng trong hệ thống pháp luật.
- Ưu điểm: Bắt kịp thực tế cuộc sống, có khả ng bao phủnhững quan hệ xã hội cần điều
chỉnh trong điều kiện pháp luật chưa hoàn thiện, góp phần làm giảm các “kẻ hở” của pháp
luật.
- Nhược điểm: Không tính chất tiên liệu, nếu phát huy không khuôn khổ dễ dẫn đến
việc Tòa án lấn át quyền của cơ quan lập pháp.
+ Tập quán pháp hình thức pháp luật không thành văn, khi nhà nước công nhận những tập quán
phù hợp với lợi ích và bản chất của nhà nước.
dụ: Khi giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, nếu chưa quy phạm pháp luật điều
chỉnh, Tòa án vẫn có thể sử dụng các tập quán có điều kiện đó là những tập quán tiến bộ, không trái pháp
luật của Nhà nước đạo đức hội (Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 7 Luật Hôn nhân gia
đình năm 2014).
- Ưu điểm: Rất dễ hình thành.
- Nhược điểm: Hình thành tự phát, đôi khi cục bộ và rất khó thay đổi, chỉnh sửa.
+ Tôn giáo pháp là việc nhà nước công nhận và sử dụng giáo lý trong đời sống xã hội như một hình
thức pháp luật có giá trị bắt buộc đối với cộng đồng.
dụ: Do đưa ra các thuyết khoa học trái với các quy tắc tôn giáo lạc hậu, Goócđanô Brunô
(Giordano Bruno, 1548 – 1600) đã bị Tòa án giáo hội xử thiêu.
dụ: Hình thức thi hành án bằng ném đá được áp dụng trở lại Iran sau cách mạng Hồi giáo năm
1979. Theo Luật Hồi giáo án ném đá được tiến hành như sau: người bị chịu án nếu đàn ông bị chôn
sống đến thắt lưng, nếu phụ nữ bị chôn đến ngực, hai tay cũng bị chôn, Những kẻ thi hành án đọc to
bản án rồi sau đó ném đá đến khi tội nhân tử vong.
+ Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và các hình thức pháp lý khác mang tính quốc tế: Theo
Côn ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 của Việt Nam,
điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký nhân danh nhà nước hoặc chính phủ một quốc gia
với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của quốc gia đó theo
pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận,
nghị định thư, bảng ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác. Căn cứ vào chủ thể ban
hành hoặc công nhận, căn cứ vào phạm vi áp dụng, tên gọi và hình thức thể hiện, có thể khẳng định điều
ước quốc tế không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của một quốc gia. Tuy nhiên, điều ước
quốc tế thường chứa đựng các quy phạm pháp luật mà các quốc gia là thành viên có trách nhiệm nghiêm
lOMoARcPSD| 45734214
8
chỉnh tuân thủ. Thông thường, pháp luật ở các quốc gia xác định điều ước quốc tế có giá trị pháp lý cao
hơn luật và các văn bản dưới luật của quốc gia nhưng thấp hơn hiến pháp của quốc gia mình.
- Ưu điểm: Phù hợp với thời kỳ hội nhập.
- Nhược điểm: Hiệu lực tùy thuộc vào ý chí, nguyện vọng của quốc gia đó.
*Việt Nam công nhận và áp dụng các hình thức pháp luật:
- Văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật hình thức pháp luật chính thống,
cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Về tên gọi, nội dung, trình tự, thủ tục, v.v. của việc ban hành
văn bản quy phạm pháp luật nước ta hiện nay được áp dụng theo Luật ban nh văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
- Tiền lệ pháp (án lệ). Ở Việt Nam, theo định hướng của Đảng Nhàớc ta Tòa án nhân dân
tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, phát triển án lệ”. Từ khi
Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ ra đời thì Việt
Nam đã chính thức công nhận sự tồn tại của án lệ.
- Tập quán pháp. Tập quán pháp hình thành tự phát, đôi khi cục bộ và rất khó thay đổi, chỉnh sửa
vậy Việt Nam không xem tập quán pháp hình thức chính thống, bản trong hệ thống pháp luật
Việt Nam. khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Tôn giáo pháp. Đây hình thức pháp luật hoàn toàn xa lạ với tập quán đời sống của người
Việt Nam, cũng như bản chất của Nhà nước ta nên chỉ dùng để nghiên cứu như một hình thức pháp luật
tham khảo.
- Điều ước quốc tế, tập quán pháp và các hình thức pháp lý khác mang tính quốc tế. Theo Điều
6
Luật Điều ước quốc tế 2016: Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật điều ước quốc tế nước
Cộng a hội chủ nghĩa Việt Nam thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp
dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp”. Quy định này cho thấy về giá trị pháp lý, điều
ước quốc tế có giá trị pháp lý rất cao, chỉ sau Hiến pháp. Về hiệu lực áp dụng, điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên có thể áp dụng trực tiếp ở Việt Nam mà không cần thông qua quá trình “nội lực hóa”.
Ở Việt Nam thứ tự ưu tiên không quy định nguyên tắc chung cho tất cả các ngành luật. Chỉ áp dụng
nguyên tắc trong Bộ luật Dân sự 2015 Điều 5 Điều 6, cụ thể giá trị: Hiến pháp, Điều ước quốc tế,
Văn bản quy phạm pháp luật còn lại, Tập quán pháp, tương tự pháp luật, án lệ, lẽ công bằng.
Câu 5: Thế nào là án lệ? Điều kiện để một bản án được công nhận án lệ nước ta? Nguyên tắc
áp dụng án lệ trong xét xử? Mối liên hệ giữa án lệ và tiền lệ pháp? (3.0 đ) *Thế nào là án lệ:
lOMoARcPSD| 45734214
- Khái niệm án lệ: Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ thì án
lệ được định nghĩa như sau:
Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về
một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
- Tiêu chí lựa chọn án lệ: Theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày
18/6/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng
án lệ thì tiêu chí lựa chọn án lệ được quy định như sau:
+ Có giá trị làm quy định của pháp luật còn cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn
đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ
việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể;
+ Có tính chuẩn mực;
+ Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
*Điều kiện để một bản án được công nhận là án lệ ở nước ta:
- Theo quy định tại Điều 6 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, ng bố áp dụng án lệ thì điều kiện để một bản
án được công nhận là án lệ của nước ta được quy định như sau:
+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao để thảo luận, biểu quyết thông qua án lệ.
+ Án lệ được xem xét thông qua khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Được phát triển từ bản án, quyết định hiệu lực pháp luật của Tòa án đã được lấy ý
kiến theo hướng dẫn tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị quyết này;
Được Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đề xuất;
Được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao đề xuất;
Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm,
tái thẩm.
+ Phiên họp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải ít nhất hai phần ba tổng số thành
viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số
thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành.
+ Kết quả biểu quyết phải được ghi vào biên bản phiên họp lựa chọn, thông qua án lệ của Hội đồng
Thẩm phán và là căn cứ để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố án lệ.
lOMoARcPSD| 45734214
10
*Nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử:
- Theo quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ thì nguyên tắc áp dụng án
lệ như sau:
+ Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố.
+ Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc tình
huống pháp tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc tình huống pháp
tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án.
+ Trường hợp Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải
pháp pháp trong án lệ tình huống pháp của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn,
phân tích trong phần Nhận định của Tòa án”; tùy từng trường hợp cụ thể thể trích dẫn toàn bộ hoặc
một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương
tự.
*Mối quan hệ giữa án lệ và tiền lệ pháp:
Án lệ là một trong những hình thức thể hiện của tiền lệ pháp. Án lệ hình thức phổ biến của tiền lệ
pháp cho phép Tòa án áp dụng những bản án (được công nhận là án lệ) làm cơ sở đưa ra phán quyết cho
các bản án sau. Tiền thân của án lệ là tiền lệ pháp.
*Một số án lệ ở Việt Nam:
- Án lệ số 43/2021/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp
nhàđất do bên thế chấp nhận chuyển nhượng từ người khác nhưng chưa thanh toán đủ tiền cho bên bán.
Án lệ số 43/2021/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 23/02/2021và
được công bố theo Quyết định 42/QĐ-CA ngày 12/3/2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Án lệ số 42/2021/AL về quyền lựa chọn a án giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng
trongtrường hợp hợp đồng theo mẫu có thỏa thuận trọng tài. Án lệ số 42/2021/AL được Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 23/02/2021và được công bố theo Quyết định 42/QĐ-CA
ngày 12/3/2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Án lệ số 41/2021/AL về chấm dứt hôn nhân thực tế. Án lệ số 41/2021/AL được Hội đồng
Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 23/02/2021và được công bố theo Quyết định 42/QĐ-
CA ngày 12/3/2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Câu 6: Nêu và cho ví dụ những đặc trưng cơ bản của nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế nước
ta hiện nay được xác định trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào? (4.0 đ) *Những đặc trưng bản
của nhà nước Xã hội chủ nghĩa:
lOMoARcPSD| 45734214
- Khái niệm nhà nước: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, chăm lo các lợi
ích chung cho sự phát triển của xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
- Nhà nước hội chủ nghĩa kiểu nhà ớc cuối cùng trong lịch sử làm tiền đề tiến lên chủ
nghĩacộng sản. Xây dựng dựa nên nền kinh tế công hữu về liệu sản xuất, dựa trên nền sản xuất chủ
yếu, do Đảng cộng sản lãnh đạo theo học thuyết Mác – Lên nin nhằm phát huy dân chủ và công bằng xã
hội.
- So với các nhà nước trong lịch sử hiện tại, nhà nước hội chủ nghĩa 5 đặc trưng bản
sauđây:
+ Về phương diện kinh tế: Nhà nước hội chủ nghĩa xây dựng nền kinh tế dựa trên công hữu
liệu về sản xuất chủ yếu. Hiện nay, một số nhà nước trong thời kquá độ tiến lên chủ nghĩa hội
đang xây dựng nền kinh tế thị trường với quy luật cung cầu theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
dụ: Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa, trong đó liệu sản
xuất chủ yếu đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản (Điều 51 Điều 53 Hiến pháp
2013).
+ Về phương diện chính trị: Nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ công nhận một tổ chức chính trị lãnh đạo
duy nhất là Đảng Cộng sản. Điều này có một thuận lợi là nền chính trị mang tính ổn định cao, song cũng
đặt ra yêu cầu đảng lãnh đạo phải biết tự làm mới mình, tự sửa đổi để tiến bộ bằng cách tăng nguồn
lực “phản biện hội” từ nhân dân, từ giới khoa học thông qua việc mở rộng, phát huy dân chủ các
phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, n một hệ thống các tổ chức chính trị - hội, đoàn thể
rất đa dạng và phong phú cùng với nhà nước thực hiện mục tiêu chính trị.
Ví dụ: Ở Việt Nam có các tổ chức chính trị - xã hội quan trọng trong hệ thống chính trị như: Mặt trận
tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam.
+ Về phương diện tưởng: Nhà nước hội chủ nghĩa được xây dựng phát triển trên nền tảng
là học thuyết Mác Lênin.
dụ: Nền tảng tưởng của hội Việt Nam hiện nay học thuyết Mác Lênin tưởng Hồ
Chí Minh.
+ Về phương diện văn hóa hội: Nhà ớc hội chủ nghĩa hệ thống bộ máy quản văn
hóa, xã hội rất sát sao và chặt chẽ, bảo đảm tính chính thống trong các ý kiến, ý tưởng, công trình nghiên
cứu, v.v… Qtrình mở rộng phát huy dân chủ trong lĩnh vực tưởng văn hóa hội từng bước
được phát huy, có gắn kết cơ sở kinh tế của các quốc gia xã hội chủ nghĩa.
lOMoARcPSD| 45734214
12
Ví dụ: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện của tất cả các dân tộc anh em cùng
chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước công nhận tiếng nói, chữ viết của từng dân tộc, bảo tồn
phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc.
+ Về phương diện n chủ công bằng xã hội: Nhà nước hội chủ nghĩa kế thừa những điểm
tiến bộ, tinh hoa về dân chủ, công bằng và bình đẳng của lý thuyết về nhà nước tư sản.
dụ: Ban hành hiến pháp cam kết tối cao của một chế độ nhà nước trước toàn dân; chế độ phổ
thông đầu phiếu đối với tất cả các công dân đủ 18 tuổi; thành lập quốc hội do dân trực tiếp bầu ra.
*Nền kinh tế nước ta theo quy định của Hiến pháp năm 2013 (Điều 50, 51, 52 Hiến pháp năm
2013):
- Điều 50 Hiến pháp năm 2013: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Điều 51 Hiến pháp năm 2013:
+ Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở
hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
+ Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể
thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
+ Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu
tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất ớc. Tài sản
hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu
hóa
- Điều 52 Hiến pháp m 2013: Nhà nước xây dựng hoàn thiện thchế kinh tế, điều tiết nền
kinh tế trên stôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong
quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
Câu 7: Nêu cho ví dụ các đặc điểm để chứng minh Quốc hội quan quyền lực cao nhất nước
ta. Về mặt khoa học pháp lý, điều này những thuận lợi thách thức gì nếu xây dựng quan bảo
hiến ở Việt Nam? (3.0 đ).
*Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Điều 69,70,71 Hiến pháp năm 2013):
- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 69 Hiến pháp năm 2013). Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5
năm, mỗi năm Quốc hội họp hai kỳ.
lOMoARcPSD| 45734214
- Căn cứ vào Điều 69 Điều 70 Hiến pháp năm 2013, thể nhận thấy nhiệm vụ quyền hạn
củaQuốc hội như sau:
+ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến lập pháp (Điều 69 Hiến pháp năm 2013). Lập hiến ban
hành sửa đổi Hiến pháp quyền tối cao của Quốc hội. Hiến pháp không chỉ ràng buộc tất cả các
quan nhà nước khác, mà còn ràng buộc chính chủ thể ban hành Hiến pháp Quốc hội. Lập pháp ban
hành và sửa đổi các văn bản luật.
dụ: Theo khoản 4 Điều 120 Hiến pháp năm 2013, Hiến pháp được thông qua khi ít nhất hai
phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Trong khi đó theo khoản 1 Điều 85 Hiến pháp
năm 2013, bộ luật, luật được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
+ quan quyết định những chính sách bản về đối nội đối ngoại của đất nước; trực tiếp
quyết định công việc quản lý nhà nước đối với các vấn đề quan trọng của đất nước.
Ví dụ: Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (khoản 9 Điều 70 Hiến pháp năm 2013).
+ Là chủ thể lập ra hệ thống các “nhánh khác” trong bộ máy nhà nước.
Ví dụ: Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quan trọng trong bộ máy nhà nước như:
Chủ tịch nước, Phó Chtịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Chủ tịch hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác
do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ,
Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách
thành viên Hội đồng quốc phòng an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia (khoản 7 Điều 70 Hiến pháp năm
2013).
+ cơ quan quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (Điều 69 Hiến pháp năm
2013). Giám sát tối cao tính chất đặc thù là: sự giám sát không chịu sự giới hạn bởi bất kỳ quan
nào trong bộ máy nhà nước.
dụ: Đại biểu Quốc hội quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thtướng Chính phủ,
Bộ trưởng các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước (khoản 1 Điều 80 Hiến pháp năm 2013).
Tóm lại, ngoài các chức năng bản của một quan quản nhà nước cao nhất lập hiến, lập
pháp, thành lập bộ máy nhà nước và giám sát tối cao, Quốc hội nước ta còn thực hiện một số chức năng
quản lý nhà nước trọng yếu, ảnh hưởng đến mọi người dân trong quốc gia.
*Sự cần thiết trong việc xây dựng cơ quan Bảo Hiến:
lOMoARcPSD| 45734214
14
- Khái niệm bảo hiến: chế để người ta bảo vệ hiến pháp khi hiến pháp dấu hiệu bị xâm
phạm. Hành vi xâm phạm hiến pháp gọi là vi hiến.
Trên thế giới, đa số các nước có cơ quan bảo hiến là Tòa án hiến pháp, nước ta đến khi sửa đổi Hiến
pháp năm 2013 thì chưa có cơ quan chuyên trách bảo hiến.
- Việt Nam cần cơ quan bảo hiến không?
+ Hiến pháp n kiện tối cao nên cần quan bảo vệ hiến pháp chuyên trách chuyên môn
sâu, có góc nhìn mang tính phản biện để kiểm tra, giám sát việc thi hành hiến pháp nên chủ thể phải độc
lập. Theo Hiến pháp 2013 thì chúng ta chưa có 1 cơ quan nào về bảo hiến. Vậy, vấn đề đặt ra là khi 1 cơ
quan ban hành 1 văn bản vi phạm Hiến pháp nhưng không ai truy cứu trách nhiệm pháp lý. Vì Hiến
pháp được hiểu đơn giản là sự kết hợp cao nhất giữa Nhà nước và người dân nên đòi hỏi phải có quan
bảo hiến.
+ Hiện nay, 1 số nước bản thì theo thuyết tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp pháp,
những quan này quyền ngang nhau nên Tòa án quyền tuyên điều luật của Quốc hội hiệu
nếu trái với Hiến pháp.
+ Ở nước ta, với hình bộ máy nhà nước như hiện nayQuốc hội do nhân dân bầu ra, Quốc hội
là cơ quan quyền lực cao nhất. Vấn đề đặt ra khi ta xây dựng Tòa án bảo hiến thì sẽ nằm ở đâu, trong
quan nào? Nếu nằm trong Tòa án thì dưới Quốc hội nên không xử được, trong Chính phủ hay trong
Viện kiểm sát thì cũng không được nên cuối cùng nằm chung với quan lập hiến với tên gọi Hội
đồng bảo hiến. Khi nằm trongquan lập pháp thì có thuận lợi là sẽ xử được những cơ quan nằm dưới
Quốc hội nhưng sẽ có khó khăn là nó sẽ không xử được cơ quan lập pháp vì nó thuộc cơ quan lập pháp,
do cơ quan lập pháp thành lập. Bên cạnh đó thì có thách thức là Hội đồng bảo hiến vừa có tính tiền kiểm
vừa có tính hậu kiểm cho nên với những luật của Quốc hội mà trái với Hiến pháp thì sẽ gặp khó khăn.
Khoản 2 Điều 119 Hiến pháp năm 2013 quy định: chế bảo vệ Hiến pháp do luật định. Vì vậy,
cần nhận thức rõ để xây dựng nó và có cơ quan chuyên biệt như ở các nước (Tòa án bảo hiến) thì cần có
cơ chế hoàn chỉnh, độc lập, hoạt động vì bảo vệ Hiến pháp - tinh thần tối thượng, không nên cứng nhắc
ai đứng cao hơn chỉ Hiến pháp mới cao nhất (nếu không Tòa án độc lập, thì kthể
một cơ chế bảo hiến theo nghĩa đầy đủ nhất của nó).
Câu 8: Thế o là quyền lập hiến, lập pháp và lập quy? Hãy nêu các trường hợp ủy quyền lập pháp
ở nước ta theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015? Lập hiến, lập pháp, lập quy
có mối liên hệ với nhau? Các yêu cầu của văn bản quy định chi tiết. (3.0 đ) *Quyền lập hiến, lập
pháp và lập quy:
- Quyền lập hiến: quyền ban hành văn bản có giá trị pháp lý tối cao - Hiến pháp. Hiến pháp
giá trị tối cao nhưng không có nghĩa là chuẩn mực của đời sống xã hội. Hiến pháp cũng như các đạo luật
lOMoARcPSD| 45734214
phảiphải hướng đến lẽ công bằng, chân lý, v.v. Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan duy nhất quyền lập
hiến.
+ Về nội dung: Hiến pháp chứa đựng những nguyên tắc cơ bản của quốc gia như chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, quyền con người, quyền nghĩa vụ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của các
quan trọng yếu trong bmáy Nhà nước. Đến nay, nước ta đã 5 Hiến pháp: 1946, 1959, 1980, 1992,
2013.
+ Về hình thức: Văn bản phải đúng tên gọi là Hiến pháp, ban hành theo thể thức chặt chẽ, do ít nhất
hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (Điều 119, Điều 120 Hiến pháp năm 2013).
- Quyền lập pháp: quyền ban hành các văn bản luật do quan quyền lực nhà nước tối cao
thực hiện nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quan trọng, bản của đất nước, của hội. Quyền lập
pháp nước ta quyền của Quốc hội trong việc ban hành các văn bản bộ luật luật. Việc thông qua
luật của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
+ Theo các nhà nghiên cứu luật học, về phương diện nội dung, những lĩnh vực cần thiết phải được
điều chỉnh bằng luật (quyền lập pháp):
Tổ chức hoạt động của các quan nhà nước ở Trung ương địa phương; quy trình bầu
cử đại biểu Quốc hội Hội đồng nhân dân; nguyên tắc bản của quy chế hoạt động công
vụ, công chức.
Các chức năng bản của hệ thống các quan nhà nước: tổ chức quản ngành, lĩnh vực
của Chính phủ; việc xác định và quy trình truy cứu trách nhiệm pháp lý hình sự liên quan đến
tội phạm, hình phạt của các quan pháp; các nguyên tắc bản liên quan đến pháp luật
dân sự, lao động, đất đai, hành chính, v.v..
Quyền con người, quyền nghĩa vụ bản của công dân; nguyên tắc tổ chức hoạt động
của các tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể; chính sách thuế, ngân sách.
Các vấn đề về quan hệ quốc tế và chủ quyền quốc gia.
Theo nguyên tắc tôn trọng cam kết tối cao giữa Nhà nước nhân dân của Hiến pháp, không thể
không nên bất kỳ sự hạn chế nào của văn bản dưới luật đối với Hiến pháp luật; ngay cluật cũng
không được phép thu hẹp quyền công dân được quy định trong Hiến pháp vì như thế là vi phạm tính tối
cao của Hiến pháp (vi hiến).
+ Về phương diện hình thức, bộ luật, luật của Quốc hội phải được y dựng ban hành thông qua
các trình tự, thủ tục chặt chẽ.
- Quyền lập quy: quyền ban hành các văn bản dưới luật, nhằm thi hành luật các văn bản
của các quan nhà nước cấp trên, bảo đảm cho Hiến pháp các đạo luật được áp dụng vào cuộc
sống.
lOMoARcPSD| 45734214
16
+ Thẩm quyền lập quy chủ yếu được thực hiện bởi Chính phủ. Tất cả những vấn để quản lý nhà nước
có tính bao quát, ảnh hưởng rộng lớn đến đời sống xã hội, Chính phủ đều sử dụng quyền lập quy để ban
hành văn bản điều chỉnh. Tuy nhiên, do sự đa dạng của các ngành, các lĩnh vực nên Chính phủ thể
giao về cho các Bộ, quan ngang Bộ. Ngoài ra, những vấn đề thuộc quyền tự chủ của địa phương
thì Chính phủ giao cho Ủy ban nhân cấp tỉnh.
+ Thẩm quyền lập quy của Chính phủ được xác định theo phương pháp loại trừ. Ngoài những vấn đề
cơ bản thuộc thẩm quyền lập pháp thì việc cụ thể hóa những nội dung từ quyền lập pháp hoặc những nội
dung còn lại thuộc thẩm quyền lập quy. Theo quyên tắc cơ bản nhất, quyền lập quy phải tuân thủ quyền
lập pháp, các nội dung lập quy không được trái, không được tự ý thu hẹp hay mở rộng quyền lập pháp.
*Ủy quyền lập pháp theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
(khoản 1 điều 16, khoản 3 điều 19)
- Khái niệm ủy quyền lập pháp: Ủy quyền lập pháp là việc các cơ quan lập pháp (Quốc hội) giao
cho Ủy ban thường vQuốc hội hoặc Chính phủ ban hành n bản “có tính luật’ để giải quyết những
vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật để đáp ứng
yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
- Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, về phương diện nội dung điều chỉnh các
mốiquan hệ xã hội, quyền lập pháp ở nước ta có thể được ủy quyền cho cơ quan sau đây:
+ Khoản 1 Điều 16 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: “Uỷ ban thường
vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao”.
Ví dụ: Pháp lệnh Cán bộ, công chức nay thành Luật Cán bộ, công chức.
+ Khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định về việc ban hành
nghị định: Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa
đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế,
quản xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội”.
dụ: Nghị định số 81/2001/NĐ-CP Ngày 05/11/2001 của Chính phủ về việc người Việt Nam định
cư ở nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Nghị định này cho phép 4 đối tượng được mua nhà ở trong nước
gồm: người về đầu tư lâu dài ở Việt Nam; người có công đóng góp với đất nước; nhà văn hóa, nhà khoa
học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam; người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam
(hồi hương). Các trường hợp trên chỉ được sở hữu một nhà để ở (căn hộ, căn nhà, biệt thự). Sau đó, nội
dung này được quy định tại Điều 126 Luật Nhà ở 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) nay là Điều 7, 8 Luật
Nhà ở năm 2014.
- Tuy nhiên, cả hai văn bản pháp lệnh và nghị định trong trường hợp này vẫn là văn bản dưới luật.
Nóicách khác, đây trường hợp hai quan thẩm quyền ban hành văn bản “dưới luật”, nhưng ban
hành văn bản “có tính luật” và có giá trị pháp lý khá cao.
lOMoARcPSD| 45734214
*Mối quan hệ giữa lập hiến, lập pháp và lập quy:
Lập pháp không được giới hạn quyền lập hiến, lập quy không được giới hạn quyền lập pháp.
Chỉ quy định chi tiết hướng dẫn những điều đã giao.
Không được lặp lại nội dung của văn bản quy định chi tiết.
Phải trình đồng thời với dự án Luật, pháp lệnh và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm
có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản quy định chi tiết.
*Các yêu cầu của văn bản quy định chi tiết:
- Ngoài các yêu cầu về nội dung và hình thức văn bản quy phạm pháp luật, theo Điều 11 Luật Ban
hànhvăn bản quy phạm pháp luật năm 2015, văn bản quy định chi tiết phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể để khi hiệu lực thì thi hành được ngay.
Trong trường hợp văn bản điều, khoản, điểm mà nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật
và những nội dung khác cần quy định chi tiết thì ngay tại điều, khoản, điểm đó thể giao cho quan
nhà nước thẩm quyền quy định chi tiết. Văn bản quy định chi tiết chỉ được quy định nội dung được
giao và không được quy định lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi tiết.
+ Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền trực tiếp. Dự thảo văn
bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh phải được ban
hành để hiệu lực cùng thời điểm hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi
tiết.
+ Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết nhiều nội dung của một văn bản quy phạm
pháp luật thì ban hành một văn bản để quy định chi tiết các nội dung đó, trừ trường hợp cần phải quy
định trong các văn bản khác nhau. Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết các nội dung của
nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau thì có thể ban hành một văn bản để quy định chi tiết.
- Mục đích, ý nghĩa về các quy đinh về hướng dẫn chi tiết:
+ Bảo đảm văn bản quy định chi tiết không dài dòng, không lặp lại những nội dung của văn bản cần
hướng dẫn.
+ Bảo đảm văn bản quy định chi tiết chỉ quy định những nội dung được giao mà không quy định các
nội dung khác.
Ví dụ: Chính phủ quy định chi tiết thi hành điều này, khoản này, điểm này…
+ Khắc phục tình trạng văn bản quy phạm pháp luật chưa hiệu lực trên thực tế phải “đợi” văn
bản quy định chi tiết.
Câu 9: Nêu khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật. Ở VN hiện nay quy phạm pháp luật tồn
tại trong các hình thức pháp luật nào? (4.0đ)
lOMoARcPSD| 45734214
18
*Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật:
- Khái niệm quy phạm pháp luật: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do
Nhà nước ban hành hoặc công nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ hội. Quy phạm pháp luật
ranh giới phân định giữa hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp.
- Đặc điểm của quy phạm pháp luật: một quy phạm xã hội đặc biệt, quy phạm pháp luật vừa
thể hiện các đặc điểm của quy phạm xã hội, vừa thể hiện các đặc điểm đặc thù:
+ Là quy tắc xử sự chung: Quy phạm pháp luật chứa đựng cách ứng xử mẫu chung cho tất cả các chủ
thể liên quan. vậy, tất cả các chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm đều phải tuân thủ
những quy định đó. Tính “xử sự chung” thể hiện tính công bằng trong pháp luật, bởi vì, một trong những
nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa và tất cả công dân quốc gia đều được đối xử bình đẳng.
dụ: “Công dân quyền nghĩa vụ học tập(Điều 39 Hiến pháp năm 2013). Quy định trên khẳng
định học tập là quyền đồng thời là nghĩa vụ của mọi công dân Việt Nam.
+ quy tắc xsự mang tính bắt buộc: Quy phạm pháp luật chỉ ra cách xử sự chủ thể bắt buộc
phải làm theo. Tính bắt buộc thể hiện tính quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo cho các quy phạm pháp
luật được thực hiện trên thực tế. Khái niệm “quy tắc xử sự” khái niệm mở, thể bao gồm “tổ hợp”
cách xử sự khác nhau chủ thể thể chọn thực hiện, miễn sao phợp với quy tắc đó, theo hướng
nhà làm luật đã định sẵn.
dụ: Mọi người nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác(khoản 2 Điều 15 Hiến pháp năm
2013). Trong trường hợp này, Hiến pháp không bắt buộc chủ thể “tôn trọng quyền của người khác” bằng
cách cụ thể nào, yêu cầu của Hiến pháp chỉ cần chủ thể “tôn trọng quyền của người khác”. Điều
này thể hiện trong hành vi, cách ứng xử với các chủ thể khác trong các trường hợp cụ thể trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật.
- Do nhà nước ban nh hoặc công nhận: Chỉ những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành
hoặc công nhận mới thể được xem quy phạm pháp luật. Đây một trong những dấu hiệu bản
để phân biệt quy phạm pháp luật với tất cả các quy phạm khác trong xã hội.
+ Nếu được Nhà nước ban hành, quy phạm pháp luật thể hiện dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật
pháp luật thành văn. Đây hình thức pháp luật phổ biến nhất trong các nhà nước hội chủ nghĩa,
bao gồm hai nhóm: văn bản luật (Hiến pháp, bộ luật, luật) văn bản dưới luật (nghị định, quyết định,
thông tư, v.v.)
dụ: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày
18/6/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng
án lệ, v.v..
lOMoARcPSD| 45734214
+ Nếu được Nhà nước công nhận, quy phạm pháp luật thể hiện dưới dạng pháp luật thành văn (điều
ước quốc tế được Nhà nước phê chuẩn, tiền lệ pháp, tôn giáo pháp) hoặc pháp luật không thành văn (tập
quán pháp).
Ví dụ: Ở Việt Nam, tập quán pháp được công nhận trong một số ngành luật như Luật dân sự (Điều 5
Bộ luật Dân sự năm 2015), Luật hôn nhân gia đình (Điều 7 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014),
v.v..
- công cụ điều chỉnh các quan hệ hội: Một trong những chức năng bản của quy phạm pháp
luật là điều chỉnh các quan hệ xã hội theo chiều hướng nhất định nhằm bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của
giai cấp và lợi ích chung cho toàn xã hội.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo
Hiến pháp pháp luật, quản hội bằng Hiến pháp pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung
dân chủ”.
- ranh giới để phân biệt giữa hành vi hợp pháp hành vi bất hợp pháp: Được đặt vào vị trí
trung tâm, quy phạm pháp luật trở thành chuẩn mực chung trong xã hội và tạo ra ranh giới giữa hành vi
đúng và hành vi sai. Sở dĩ có thể dùng pháp luật làm ranh giới vì pháp luật có nội dung rõ ràng, thể hiện
cả hai phương diện: cho phép và bắt buộc.
Ví dụ: Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định:Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai
bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
- Có tính hệ thống và thang bậc pháp lý:
+ Tính hệ thống: quy phạm pháp luật là đơn vị nhỏ nhất cấu thành hệ thống pháp luật. Các quy phạm
pháp luật không tách rời riêng lẻ liên kiết với nhau tạo thành một chỉnh thể nằm điều chỉnh hiệu
quả các quan hệ xã hội. Các nước xã hội chủ nghĩa xem quy phạm pháp luật thành văn là hình thức pháp
luật cơ bản, chính thống. Ngoài tính rõ ràng, cụ thể, quy phạm pháp luật thành văn dễ thay đổi và thuận
tiện cho việc hệ thống hóa.
+ Tính thang bậc pháp lý: Khi hai quy phạm pháp luật trái nhau, nhân thẩm quyền nhận biết
được phải viện dẫn và áp dụng quy phạm pháp luật nào. Tính thang bậc thể hiện ở những điểm sau:
Quy phạm pháp luật trong Hiến pháp có giá trị pháp lý cao nhất.
Quy phạm pháp luật trong văn bản luật giá trị pháp cao hơn quy phạm pháp luật trong
văn bản dưới luật.
Quy phạm pháp luật trong văn bản pháp luật địa phương phải được ban hành dựa trên văn bản
quy phạm pháp luật của văn bản do Trung ương ban hành.
Quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có hiệu
lực cao hơn quy phạm pháp luật trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp dưới.
lOMoARcPSD| 45734214
20
*Việt Nam công nhận và áp dụng các hình thức pháp luật:
- Văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật hình thức pháp luật chính thống,
cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Về tên gọi, nội dung, trình tự, thủ tục, v.v. của việc ban hành
văn bản quy phạm pháp luật nước ta hiện nay được áp dụng theo Luật ban nh văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
- Tiền lệ pháp (án lệ). Ở Việt Nam, theo định hướng của Đảng Nhàớc ta Tòa án nhân dân
tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, phát triển án lệ”. Từ khi
Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ ra đời thì Việt
Nam đã chính thức công nhận sự tồn tại của án lệ.
- Tập quán pháp. Tập quán pháp hình thành tự phát, đôi khi cục bộ và rất khó thay đổi, chỉnh sửa
vậy Việt Nam không xem tập quán pháp hình thức chính thống, bản trong hệ thống pháp luật
Việt Nam. khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Tôn giáo pháp. Đây hình thức pháp luật hoàn toàn xa lạ với tập quán đời sống của người
Việt Nam, cũng như bản chất của Nhà nước ta nên chỉ dùng để nghiên cứu như một hình thức pháp luật
tham khảo.
- Điều ước quốc tế, tập quán pháp và các hình thức pháp lý khác mang tính quốc tế. Theo Điều
6
Luật Điều ước quốc tế 2016: Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật điều ước quốc tế nước
Cộng a hội chủ nghĩa Việt Nam thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp
dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp”. Quy định này cho thấy về giá trị pháp lý, điều
ước quốc tế có giá trị pháp lý rất cao, chỉ sau Hiến pháp. Về hiệu lực áp dụng, điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên có thể áp dụng trực tiếp ở Việt Nam mà không cần thông qua quá trình “nội lực hóa”.
Ở Việt Nam thứ tự ưu tiên không quy định nguyên tắc chung cho tất cả các ngành luật. Chỉ áp dụng
nguyên tắc trong Bộ luật Dân sự 2015 Điều 5 Điều 6, cụ thể giá trị: Hiến pháp, Điều ước quốc tế,
Văn bản quy phạm pháp luật còn lại, Tập quán pháp, tương tự pháp luật, án lệ, lẽ công bằng.
Câu 10: u khái niệm văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật? Phân biệt giữa
văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. Theo pháp luật hiện nay, Nghị quyết của
Chính phủ và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?
Tại sao? (4.0 đ)
*Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật
- Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản quy phạm pháp luật hình thức pháp luật
thành văn do quan nhà nước, nhân có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục luật định,
| 1/28

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45734214
CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN
Câu 1: Nêu đặc trưng của nhà nước để phân biệt nhà nước với các tổ chức khác trong xã hội (2.0đ):
*Khái niệm nhà nước:
- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, chăm lo các lợi ích chung cho sự
pháttriển của xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
- Bản chất nhà nước bao gồm: tính giai cấp và tính xã hội.
+ Tính giai cấp: giai cấp thống trị năm giữ 3 loại quyền lực: Kinh tế, chính trị, tư tưởng.
+ Tính xã hội: tổ chức quản lý kinh tế - xã hội, chăm lo lợi ích chung của xã hội.
Ví dụ: Các Tổ chức chính - trị xã hội ở Việt Nam: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam,
Hội nông dân, Đoàn TNCSHCM, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh.
*So với các tổ chức khác trong xã hội có giai cấp, nhà nước có một số điểm đặc trưng cơ bản:
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia. Các tổ chức đoàn hội chỉ đại diện cho tiếng nói của tổ chức
mình, không thể đại diện cho tiếng nói quốc gia. Trong khi đó, nhà nước là đại diện cho toàn thể người
dân trên một vùng lãnh thổ, nhà nước là chủ thể của luật quốc tế.
Ví dụ: Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền nhưng không thể đại diện Việt Nam để ký kết
gia nhập WTO mà phải là người đại diện cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký.
- Nhà nước tổ chức dân cư theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ, không phụ thuộc vào chính kiến,
huyết thống, nghề nghiệp hay giới tính.
Ví dụ: Mật trận tổ quốc Việt Nam tổ chức ở các đơn vị hành chính là dựa trên sự đã phân chia các
đơn vị hành chính của nhà nước cho thuận tiện chứ bản thân MTTQVN không được phân chia đơn vị
hành chính bất kỳ cấp nào dù là tỉnh, huyện hay xã.
- Nhà nước ban hành hoặc công nhận pháp luật và đảm bảo pháp luật được thực hiện.
Ví dụ: Đoàn TNCSHCM ban hành điều lệ đoàn và chỉ bắt buộc tuân theo đối với đoàn viên. Các tổ
chức chính trị xã hội được phối hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật do được nhà nước trao quyền
chứ tự bản thân không có quyền đó.
- Nhà nước có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý - cai trị , bao gồm: nhà tù, quân đội, cảnh sát, v.v.
- Nhà nước là tổ chức duy nhất trong một quốc gia có quyền phát hành tiền, ban hành và thu cácloại
thuế. Các tổ chức khác chỉ được thu những loại phí nhất định phù hợp với quy định của pháp luật.
Ví dụ: Đoàn TNCSHCM thu đoàn phí của đoàn viên. lOMoAR cPSD| 45734214
Câu 2: Thế nào là kiểu nhà nước, hình thức nhà nước? Trình bày và cho ví dụ về mối quan hệ giữa
kiểu nhà nước và hình thức nhà nước (3.0đ):
*Kiều nhà nước và hình thức nhà nước:
Kiểu nhà nước là những đặc điểm, dấu hiệu của nhà nước biểu hiện trong một hình thái kinh tế xã
hội trong lịch sử phát triển. Trong lịch sử cho đến nay đã có bốn kiểu nhà nước với các hình thái kinh tế - xã hội như sau:
- Hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ có kiểu nhà nước chủ nô.
- Hình thái kinh tế - xã hội phong kiến có kiểu nhà nước phong kiến.
- Hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa có kiểu nhà nước tư sản.
- Hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa có kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.
(Không phải quốc gia nào cũng trải qua tất cả các kiểu nhà nước. Ví dụ: Việt Nam đi từ kiểu nhà nước
phong kiến tiến đến nhà nước xã hội chủ nghĩa.)
Hình thức nhà nước là những cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và phương pháp để thực hiện
quyền lực đó. Hình thức nhà nước có 3 dạng (Vẽ sơ đồ): L p hiếếnậ Quân ch Chính th ể Cát cứ Cng hòa Đn nh âết Câếu trúc Liến bang Dân ch Chếế đ Chí nh tr Hình th cứ Phn dân ch
- Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan tối cao nắm giữ
quyềnlực nhà nước. Có hai hình thức chính thể phổ biến là hình thức chính thể quân chủhình thức
chính thể cộng hòa
. Trong đó, quân chủ chia thành hai hình thức là quân chủ chuyên chế và quân chủ 2 lOMoAR cPSD| 45734214
hạn chế (lập hiến, cát cứ); cộng hòa chia thành hai hình thức là cộng hòa dân chủ cộng hòa quý tộc .
+ Nhà nước quân chủ là nhà nước mà quyền lực tối cao tập trung toàn bộ hay một phần vào tay một
người đứng đầu theo nguyên tắc cha truyền con nối. Theo đó, nếu quyền lực tập trung toàn bộ thì đó là
chính thể quân chủ chuyên chế (tuyệt đối, tập quyền); nếu quyền lực tập trung một phần thì gọi là quân chủ hạn chế.
Đối với hình thức quân chủ chuyên chế: Vua là người có quyền lực tối cao vô hạn. Vừa nắm
giữ quyền ban hành pháp luật, vừa là người thi hành pháp luật, vừa đồng thời còn là quan tòa
xét xử. Cơ chế này dễ dẫn đến sự lạm dụng quyền lực. Trong khi đó, quyền của người dân tùy
thuộc vào mức độ nhận thức và hành động của Nhà Vua. Đây là hình thức phổ biến của kiểu
nhà nước phong kiến và một số nhà nước chủ nô.
Ví dụ: Trong lịch sử Việt Nam, Trung Quốc có rất nhiều triều đại theo hình thức quân chủ tuyệt đối.
Đối với hình thức quân chủ hạn chế:
- Nếu phần quyền lực còn lại nằm trong tay nghị viện thì ta gọi là quân chủ lập hiến hay quân chủ
đại nghị (bởi vì, sự có mặt của nghị viện cũng đồng nghĩa với sự có mặt của Hiến pháp). Ví dụ: Anh
Quốc, Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển,… là các nhà nước theo chính thể quân chủ lập hiến.
- Còn nếu phần quyền lực còn lại tập trung vào tay quan lại cát cứ thì ta gọi là quân chủ phân quyền
cát cứ hay quân chủ cát cứ. Ví dụ: Thời kỳ Tam quốc, Ngũ đại thập quốc ở Trung Quốc hay Loạn 12 Xứ quân ở Việt Nam.
+ Nhà nước cộng hòa là nhà nước mà quyền lực tối cao tập trung toàn bộ hay một phần vào tay một
cơ quan đứng đầu do cử tri bầu ra. Nếu chỉ có một bộ phận quý tộc mới có quyền bầu cử thì ta gọi là
cộng hòa quý tộc. Nếu tất cả các cử tri có đầy đủ năng lực hành vi được quyền bầu cử thì ta gọi là cộng
hòa dân chủ
. Lưu ý rằng, trong lịch sử có thể có toàn bộ hoặc một phần cơ quan lập pháp được hình
thành bằng cách bầu cử trực tiếp, phần còn lại có thể được hình thành bằng các cách khác.
Ví dụ: Hạ nghị viện Anh hình thành bằng con đường bầu cử trực tiếp, Thượng nghị viện Anh duy trì
theo nguyên tắc cha truyền, con nối.
- Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức và phân chia dân cư theo các dạng địa giới hành
chính lãnh thổ. Có hai loại hình thức cấu trúc nhà nước: nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang.
+ Nhà nước đơn nhất: chỉ có một bộ máy nhà nước và một hệ thống pháp luật từ trung ương xuống
địa phương. Nhà nước chỉ có một hiến pháp. Ví dụ: Việt Nam, Lào, Ba Lan, Pháp, Trung Quốc,… lOMoAR cPSD| 45734214
+ Nhà nước liên bang: là nhà nước có từ hai hệ thống bộ máy nhà nước trở lên. Trong đó, nhà nước
liên bang có thể có hai loại hiến pháp: hiến pháp của liên bang và hiến pháp của bang thành viên. Ví dụ:
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Ấn Độ, Cộng hòa liên bang Đức, …
- Chế độ chính trị là phương cách nhà nước sử dụng để thực hiện công việc quản lý, cai trị của
mình. Người ta lấy mức độ dân chủ làm tiêu chí để phân loại chế độ chính trị: dân chủ, phản dân chủ.
+ Phương pháp dân chủ: Nhà nước “cam kết” rộng rãi các quyền tự do cho công dân và tạo điều
kiện cần thiết để công dân thực hiện quyền đó (có pháp luật và thi hành, áp dụng theo pháp luật).
+ Phương pháp phản dân chủ: Nhà nước hạn chế các quyền tự do của công dân. Lịch sử đã biết đến
chế độ phát xít, chế độ duyệt chủng, một số nhà nước cực đoan.
Dân chủ là một phạm trù xã hội nên việc xem xét mức độ dân chủ của một quốc gia tùy thuộc vào
nhiều yếu tố như: trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phong tục, tập quán hoặc các đặc điểm
tâm lý, truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ranh giới giữa dân chủ và phản
dân chủ là rất khó phân định.
*Mối quan hệ giữa kiểu nhà nước và hình thức nhà nước:
- Thứ nhất, kiểu nhà nước tác động trực tiếp, ảnh hưởng có tính quyết định đến hình thức nhà nước.
Ví dụ: Kiểu nhà nước cộng hòa dân chủ ở nhà nước chủ nô hoàn toàn khác kiểu nhà nước cộng hòa ở nhà nước tư sản.
- Thứ hai, hình thức nhà nước ngoài việc chịu tác động của kiểu nhà nước còn phụ thuộc vào các
yếu tố kinh tế - chính trị - văn hóa – lịch sử - xã hội như: trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mối tương
quan giai cấp trong xã hội cũng như đặc điểm về lịch sử, truyền thống tập quán pháp lý của mỗi dân tộc và bối cảnh quốc tế.
Ví dụ: Các nước quyết định theo hình thức quân chủ lập hiến (Ví dụ: Anh, Hà Lan) là các nước có
cuộc cách mạng tư sản trong lịch sử không triệt để; trong đó, vai trò của hoàng gia vẫn còn dấu ấn trong
xã hội và sự tồn tị của hoàng gia là một đòi hỏi có tính dân tộc, có tính truyền thống.
- Thứ ba, một hình thức chính thể có thể tồn tại dưới nhiều kiểu nhà nước hoặc một kiểu nhà nước
đặc thù. Ví dụ: Chính thể quân chủ chuyên chế chủ yếu tồn tại trong nhà nước phong kiến và nhà nước
chủ nô, nhưng chính thể quân chủ lập hiến chỉ tồn tại trong nhà nước tư sản. Chính thể cộng hòa tồn tại
trong tất cả bốn kiểu nhà nước nêu trên (chủ nô, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa).
Câu 3: Thế nào là đặc trưng pháp luật. Nêu và cho ví dụ các đặc trưng của pháp luật để phân biệt
pháp luật với các quy phạm xã hội khác (3.0 đ): 4 lOMoAR cPSD| 45734214
*Khái niệm pháp luật: Pháp luật là tập hợp các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc
công nhận, thể hiện ý chí của giai cấp trong khuôn khổ ý chí chung của xã hội nhằm điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định.

*Các đặc trưng của pháp luật - phân biệt giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác:
- Đặc trưng của pháp luật là những tính chất đặc thù, gắn liền với pháp luật mà các quy phạm khác
(quy phạm đạo đức, tín ngưỡng, tập quán...) không có được. Đây chính là các đặc điểm để phân biệt
giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác.
+ Tính quy phạm phổ biến (tính bắt buộc chung): điều chỉnh tất cả các mối quan hệ quan trọng và cơ
bản trong đời sống xã hội, pháp luật có tính phổ quát về địa bàn áp dụng, đồng thời chứa đựng các “ứng
xử mẫu” làm thước đo hành vi.
Ví dụ: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình
Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Thật ra, tất cả các quy phạm xã hội như: đạo đức, tập quán, tôn
giáo,… đều chứa đựng nội dung bắt buộc. Tuy nhiên tính bắt buộc này chỉ giới hạn trong một phạm vi
nhất định (không phổ biến với tất cả mọi người). Chẳng hạn: Các nghi thức tôn giáo, tuy có tính bắt buộc
trong quá trình hành đạo, nhưng chỉ bắt buộc với các thành viên trong tôn giáo đó.
+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: một trong những yêu cầu của pháp luật là phải đảm bảo
sự chuẩn xác về nội dung để tạo ra một cách hiểu thống nhất. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
bảo đảm mối tương quan giữa nội dung và hình thức pháp luật. Còn tập quán, đạo đức dựa trên kinh
nghiệm và thói quen. Chẳng hạn, nhà nước ban hành dự thảo luật; sau khi nhận được ý kiến đóng góp
của các đối tượng cần thiết theo quy định thì khi văn bản luật ra đời nó sẽ là “khung chuẩn” cho toàn xã hội.
Hơn nữa, tính chặt chẽ còn thể hiện thông qua tính hệ thống, tức là các thang bậc của các quy phạm
pháp luật trong một quốc gia. Thang bậc ấy xác định giá trị cao thấp cho từng loại quy phạm pháp luật,
được gọi chung là hệ thống pháp luật.
Ví dụ: Các văn bản quy phạm pháp luật.
+ Tính quyền lực nhà nước: thông qua bộ máy cưỡng chế (quân đội, cảnh sát, nhà tù), nhà nước đảm
bảo cho pháp luật được phổ biến rộng rãi và nghiêm chỉnh thực hiện. Trong trường hợp thực hiện hành
vi trái pháp luật, chủ thể phải chịu các biện pháp xử lý từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế.
Ví dụ: Hình phạt trong pháp luật hình sự của các nước thể hiện các “hậu quả pháp lý” nặng nề nhất
mà chủ thể phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.
+ Tính ý chí nhà nước: về bản chất, ý chí trong pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền, có tính đến
phần nào ý chí của nhóm lợi ích khác trong toàn xã hội. Trong khi đó, tập quán, đạo đức thể hiện ý chí
của tổ tiên, cộng đồng làng mạc. lOMoAR cPSD| 45734214
Ví dụ: Điều 504 của Quốc triều hình luật- Luật Hồng Đức năm 1483 xem hành vi không che dấu tội
của cha mẹ là hành vi có tội nhưng Khoản 1 Điều 18 Bộ luật hình sự hiện hành của Việt Nam quy định:
“Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm
tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người
phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định”.

+ Tính khách quan: trong chừng mực nhất định, pháp luật phản ánh nhu cầu khách quan của xã hội
dưới lăng kính của giai cấp và lực lượng cầm quyền.
Ví dụ: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh
dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình” (Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).
Câu 4: Nêu các hình thức của pháp luật (hình thức bên ngoài). Việt Nam công nhận và áp dụng hình
thức pháp luật nào? (4.0 đ)
*Các hình thức của pháp luật (hình thức bên ngoài):
- Khái niệm pháp luật: Pháp luật là tập hợp các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc
công nhận, thể hiện ý chí của giai cấp trong khuôn khổ ý chí chung của xã hội nhằm điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định.

- Hình thức pháp luật là những dạng thể hiện của pháp luật trên thực tế, được nhà nước sử dụng
hoặc công nhận giá trị áp dụng.
Hình thức bên ngoài của pháp luật:
+ Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước, người đứng đầu cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục luật định, chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được
áp dụng nhiều lần và được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước.

Ví dụ: Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật đất đai năm 2013,…
- Ưu điểm: Có hình thức rõ ràng, xác định; rất dễ tham chiếu, truy cập,…
- Nhược điểm: Sự không rõ nghĩa của câu chữ, sự không đầy đủ về mặt nội dung; nếu câu
chữ càng chi tiết, càng dài thì càng dẫn đến nhiều thiếu sót; VBQPPL luôn đi sau thực tế xã hội,…
+ Tiền lệ pháp là việc nhà nước thừa nhận các kết quả giải quyết, xét xử của một vụ án, vụ việc trước
như một hình mẫu dùng để áp dụng cho vụ việc, vụ án sau khi có tình tiết tương tự. Án lệ là một hình
thức phổ biến của tiền lệ pháp cho phép Tòa án áp dụng các bản án (đã được công nhận là án lệ) làm cơ
sở đưa ra phán quyết cho các bản án sau. Khi phát triển đến một mức độ nhất định, án lệ cho phép tòa án
là chủ thể “giám sát” và “kiểm tra lại” hoạt động lập pháp, hành pháp. Hình thức pháp luật tiền lệ pháp
đã được sử dụng trong các nhà nước chủ nô và khá thông dụng trong nhà nước phong kiến. 6 lOMoAR cPSD| 45734214
Ví dụ: Trong các nhà nước tư sản theo hệ thống thông luật (Anh, Mỹ, v.v.) thì tiền lệ pháp chiếm một
phần quan trọng trong hệ thống pháp luật.
- Ưu điểm: Bắt kịp thực tế cuộc sống, có khả năng “bao phủ” những quan hệ xã hội cần điều
chỉnh trong điều kiện pháp luật chưa hoàn thiện, góp phần làm giảm các “kẻ hở” của pháp luật.
- Nhược điểm: Không có tính chất tiên liệu, nếu phát huy không có khuôn khổ dễ dẫn đến
việc Tòa án lấn át quyền của cơ quan lập pháp.
+ Tập quán pháp là hình thức pháp luật không thành văn, khi nhà nước công nhận những tập quán
phù hợp với lợi ích và bản chất của nhà nước.
Ví dụ: Khi giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, nếu chưa có quy phạm pháp luật điều
chỉnh, Tòa án vẫn có thể sử dụng các tập quán có điều kiện đó là những tập quán tiến bộ, không trái pháp
luật của Nhà nước và đạo đức xã hội (Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 7 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
- Ưu điểm: Rất dễ hình thành.
- Nhược điểm: Hình thành tự phát, đôi khi cục bộ và rất khó thay đổi, chỉnh sửa.
+ Tôn giáo pháp là việc nhà nước công nhận và sử dụng giáo lý trong đời sống xã hội như một hình
thức pháp luật có giá trị bắt buộc đối với cộng đồng.
Ví dụ: Do đưa ra các lý thuyết khoa học trái với các quy tắc tôn giáo lạc hậu, Goócđanô Brunô
(Giordano Bruno, 1548 – 1600) đã bị Tòa án giáo hội xử thiêu.
Ví dụ: Hình thức thi hành án bằng ném đá được áp dụng trở lại ở Iran sau cách mạng Hồi giáo năm
1979. Theo Luật Hồi giáo án ném đá được tiến hành như sau: người bị chịu án nếu là đàn ông bị chôn
sống đến thắt lưng, nếu là phụ nữ bị chôn đến ngực, hai tay cũng bị chôn, Những kẻ thi hành án đọc to
bản án rồi sau đó ném đá đến khi tội nhân tử vong.
+ Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và các hình thức pháp lý khác mang tính quốc tế: Theo
Côn ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 của Việt Nam,
điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký nhân danh nhà nước hoặc chính phủ một quốc gia
với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của quốc gia đó theo
pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận,
nghị định thư, bảng ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
Căn cứ vào chủ thể ban
hành hoặc công nhận, căn cứ vào phạm vi áp dụng, tên gọi và hình thức thể hiện, có thể khẳng định điều
ước quốc tế không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của một quốc gia. Tuy nhiên, điều ước
quốc tế thường chứa đựng các quy phạm pháp luật mà các quốc gia là thành viên có trách nhiệm nghiêm lOMoAR cPSD| 45734214
chỉnh tuân thủ. Thông thường, pháp luật ở các quốc gia xác định điều ước quốc tế có giá trị pháp lý cao
hơn luật và các văn bản dưới luật của quốc gia nhưng thấp hơn hiến pháp của quốc gia mình.
- Ưu điểm: Phù hợp với thời kỳ hội nhập.
- Nhược điểm: Hiệu lực tùy thuộc vào ý chí, nguyện vọng của quốc gia đó.
*Việt Nam công nhận và áp dụng các hình thức pháp luật:
- Văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật chính thống,
cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Về tên gọi, nội dung, trình tự, thủ tục, v.v. của việc ban hành
văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay được áp dụng theo Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
- Tiền lệ pháp (án lệ). Ở Việt Nam, theo định hướng của Đảng và Nhà nước ta “Tòa án nhân dân
tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, phát triển án lệ”. Từ khi
Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ ra đời thì Việt
Nam đã chính thức công nhận sự tồn tại của án lệ.
- Tập quán pháp. Tập quán pháp hình thành tự phát, đôi khi cục bộ và rất khó thay đổi, chỉnh sửa
vì vậy Việt Nam không xem tập quán pháp là hình thức chính thống, cơ bản trong hệ thống pháp luật
Việt Nam. khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Tôn giáo pháp. Đây là hình thức pháp luật hoàn toàn xa lạ với tập quán và đời sống của người
Việt Nam, cũng như bản chất của Nhà nước ta nên chỉ dùng để nghiên cứu như một hình thức pháp luật tham khảo.
- Điều ước quốc tế, tập quán pháp và các hình thức pháp lý khác mang tính quốc tế. Theo Điều 6
Luật Điều ước quốc tế 2016: “Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp
dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp
”. Quy định này cho thấy về giá trị pháp lý, điều
ước quốc tế có giá trị pháp lý rất cao, chỉ sau Hiến pháp. Về hiệu lực áp dụng, điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên có thể áp dụng trực tiếp ở Việt Nam mà không cần thông qua quá trình “nội lực hóa”.
Ở Việt Nam thứ tự ưu tiên không quy định nguyên tắc chung cho tất cả các ngành luật. Chỉ áp dụng
nguyên tắc trong Bộ luật Dân sự 2015 ở Điều 5 và Điều 6, cụ thể giá trị: Hiến pháp, Điều ước quốc tế,
Văn bản quy phạm pháp luật còn lại, Tập quán pháp, tương tự pháp luật, án lệ, lẽ công bằng.
Câu 5: Thế nào là án lệ? Điều kiện để một bản án được công nhận là án lệ ở nước ta? Nguyên tắc
áp dụng án lệ trong xét xử? Mối liên hệ giữa án lệ và tiền lệ pháp? (3.0 đ) *Thế nào là án lệ: 8 lOMoAR cPSD| 45734214
- Khái niệm án lệ: Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ thì án
lệ được định nghĩa như sau:
Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về
một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.

- Tiêu chí lựa chọn án lệ: Theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày
18/6/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng
án lệ thì tiêu chí lựa chọn án lệ được quy định như sau:
+ Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn
đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ
việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể; + Có tính chuẩn mực;
+ Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
*Điều kiện để một bản án được công nhận là án lệ ở nước ta:
- Theo quy định tại Điều 6 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ thì điều kiện để một bản
án được công nhận là án lệ của nước ta được quy định như sau:
+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao để thảo luận, biểu quyết thông qua án lệ.
+ Án lệ được xem xét thông qua khi thuộc một trong các trường hợp sau:
• Được phát triển từ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án và đã được lấy ý
kiến theo hướng dẫn tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị quyết này;
• Được Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đề xuất;
• Được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao đề xuất;
• Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
+ Phiên họp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành
viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số
thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành.
+ Kết quả biểu quyết phải được ghi vào biên bản phiên họp lựa chọn, thông qua án lệ của Hội đồng
Thẩm phán và là căn cứ để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố án lệ. lOMoAR cPSD| 45734214
*Nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử:
- Theo quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ thì nguyên tắc áp dụng án lệ như sau:
+ Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố.
+ Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình
huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý
tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án.
+ Trường hợp Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải
pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn,
phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”; tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc
một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự.
*Mối quan hệ giữa án lệ và tiền lệ pháp:
Án lệ là một trong những hình thức thể hiện của tiền lệ pháp. Án lệ là hình thức phổ biến của tiền lệ
pháp cho phép Tòa án áp dụng những bản án (được công nhận là án lệ) làm cơ sở đưa ra phán quyết cho
các bản án sau. Tiền thân của án lệ là tiền lệ pháp.
*Một số án lệ ở Việt Nam:
- Án lệ số 43/2021/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp là
nhàđất do bên thế chấp nhận chuyển nhượng từ người khác nhưng chưa thanh toán đủ tiền cho bên bán.
Án lệ số 43/2021/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 23/02/2021và
được công bố theo Quyết định 42/QĐ-CA ngày 12/3/2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Án lệ số 42/2021/AL về quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng
trongtrường hợp hợp đồng theo mẫu có thỏa thuận trọng tài. Án lệ số 42/2021/AL được Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 23/02/2021và được công bố theo Quyết định 42/QĐ-CA
ngày 12/3/2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Án lệ số 41/2021/AL về chấm dứt hôn nhân thực tế. Án lệ số 41/2021/AL được Hội đồng
Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 23/02/2021và được công bố theo Quyết định 42/QĐ-
CA ngày 12/3/2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Câu 6: Nêu và cho ví dụ những đặc trưng cơ bản của nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế nước
ta hiện nay được xác định trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào? (4.0 đ) *Những đặc trưng cơ bản
của nhà nước Xã hội chủ nghĩa:
10 lOMoAR cPSD| 45734214
- Khái niệm nhà nước: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, chăm lo các lợi
ích chung cho sự phát triển của xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
- Nhà nước Xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử làm tiền đề tiến lên chủ
nghĩacộng sản. Xây dựng dựa nên nền kinh tế công hữu về tư liệu sản xuất, dựa trên nền sản xuất chủ
yếu, do Đảng cộng sản lãnh đạo theo học thuyết Mác – Lên nin nhằm phát huy dân chủ và công bằng xã hội.
- So với các nhà nước trong lịch sử và hiện tại, nhà nước xã hội chủ nghĩa có 5 đặc trưng cơ bản sauđây:
+ Về phương diện kinh tế: Nhà nước xã hội chủ nghĩa xây dựng nền kinh tế dựa trên công hữu tư
liệu về sản xuất là chủ yếu. Hiện nay, một số nhà nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội
đang xây dựng nền kinh tế thị trường với quy luật cung cầu theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ví dụ: Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó tư liệu sản
xuất chủ yếu là đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý (Điều 51 và Điều 53 Hiến pháp 2013).
+ Về phương diện chính trị: Nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ công nhận một tổ chức chính trị lãnh đạo
duy nhất là Đảng Cộng sản. Điều này có một thuận lợi là nền chính trị mang tính ổn định cao, song cũng
đặt ra yêu cầu là đảng lãnh đạo phải biết tự làm mới mình, tự sửa đổi để tiến bộ bằng cách tăng nguồn
lực “phản biện xã hội” từ nhân dân, từ giới khoa học thông qua việc mở rộng, phát huy dân chủ và các
phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, còn có một hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể
rất đa dạng và phong phú cùng với nhà nước thực hiện mục tiêu chính trị.
Ví dụ: Ở Việt Nam có các tổ chức chính trị - xã hội quan trọng trong hệ thống chính trị như: Mặt trận
tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam.
+ Về phương diện tư tưởng: Nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng và phát triển trên nền tảng
là học thuyết Mác – Lênin.
Ví dụ: Nền tảng tư tưởng của xã hội Việt Nam hiện nay là học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Về phương diện văn hóa – xã hội: Nhà nước xã hội chủ nghĩa có hệ thống bộ máy quản lý văn
hóa, xã hội rất sát sao và chặt chẽ, bảo đảm tính chính thống trong các ý kiến, ý tưởng, công trình nghiên
cứu, v.v… Quá trình mở rộng và phát huy dân chủ trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa xã hội từng bước
được phát huy, có gắn kết cơ sở kinh tế của các quốc gia xã hội chủ nghĩa. lOMoAR cPSD| 45734214
Ví dụ: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện của tất cả các dân tộc anh em cùng
chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước công nhận tiếng nói, chữ viết của từng dân tộc, bảo tồn và
phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc.
+ Về phương diện dân chủ và công bằng xã hội: Nhà nước xã hội chủ nghĩa kế thừa những điểm
tiến bộ, tinh hoa về dân chủ, công bằng và bình đẳng của lý thuyết về nhà nước tư sản.
Ví dụ: Ban hành hiến pháp – cam kết tối cao của một chế độ nhà nước trước toàn dân; chế độ phổ
thông đầu phiếu đối với tất cả các công dân đủ 18 tuổi; thành lập quốc hội do dân trực tiếp bầu ra.
*Nền kinh tế nước ta theo quy định của Hiến pháp năm 2013 (Điều 50, 51, 52 Hiến pháp năm 2013):
- Điều 50 Hiến pháp năm 2013: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Điều 51 Hiến pháp năm 2013:
+ Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở
hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
+ Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể
thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
+ Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu
tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản
hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa
- Điều 52 Hiến pháp năm 2013: Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền
kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong
quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
Câu 7: Nêu và cho ví dụ các đặc điểm để chứng minh Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất ở nước
ta. Về mặt khoa học pháp lý, điều này có những thuận lợi và thách thức gì nếu xây dựng cơ quan bảo
hiến ở Việt Nam? (3.0 đ).

*Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Điều 69,70,71 Hiến pháp năm 2013):
- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 69 Hiến pháp năm 2013). Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5
năm, mỗi năm Quốc hội họp hai kỳ. 12 lOMoAR cPSD| 45734214
- Căn cứ vào Điều 69 và Điều 70 Hiến pháp năm 2013, có thể nhận thấy nhiệm vụ và quyền hạn củaQuốc hội như sau:
+ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến và lập pháp (Điều 69 Hiến pháp năm 2013). Lập hiến là ban
hành và sửa đổi Hiến pháp – quyền tối cao của Quốc hội. Hiến pháp không chỉ ràng buộc tất cả các cơ
quan nhà nước khác, mà còn ràng buộc chính chủ thể ban hành Hiến pháp – Quốc hội. Lập pháp là ban
hành và sửa đổi các văn bản luật.
Ví dụ: Theo khoản 4 Điều 120 Hiến pháp năm 2013, Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai
phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Trong khi đó theo khoản 1 Điều 85 Hiến pháp
năm 2013, bộ luật, luật được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
+ Là cơ quan quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại của đất nước; trực tiếp
quyết định công việc quản lý nhà nước đối với các vấn đề quan trọng của đất nước.
Ví dụ: Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (khoản 9 Điều 70 Hiến pháp năm 2013).
+ Là chủ thể lập ra hệ thống các “nhánh khác” trong bộ máy nhà nước.
Ví dụ: Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quan trọng trong bộ máy nhà nước như:
Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Chủ tịch hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác
do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ,
Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách
thành viên Hội đồng quốc phòng an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia (khoản 7 Điều 70 Hiến pháp năm 2013).
+ Là cơ quan có quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (Điều 69 Hiến pháp năm
2013). Giám sát tối cao có tính chất đặc thù là: sự giám sát không chịu sự giới hạn bởi bất kỳ cơ quan
nào trong bộ máy nhà nước.
Ví dụ: Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ,
Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước (khoản 1 Điều 80 Hiến pháp năm 2013).
Tóm lại, ngoài các chức năng cơ bản của một cơ quan quản lý nhà nước cao nhất là lập hiến, lập
pháp, thành lập bộ máy nhà nước và giám sát tối cao, Quốc hội nước ta còn thực hiện một số chức năng
quản lý nhà nước trọng yếu, ảnh hưởng đến mọi người dân trong quốc gia.

*Sự cần thiết trong việc xây dựng cơ quan Bảo Hiến: lOMoAR cPSD| 45734214
- Khái niệm bảo hiến: là cơ chế để người ta bảo vệ hiến pháp khi hiến pháp có dấu hiệu bị xâm
phạm. Hành vi xâm phạm hiến pháp gọi là vi hiến.
Trên thế giới, đa số các nước có cơ quan bảo hiến là Tòa án hiến pháp, nước ta đến khi sửa đổi Hiến
pháp năm 2013 thì chưa có cơ quan chuyên trách bảo hiến.
- Việt Nam cần cơ quan bảo hiến không?
+ Hiến pháp là văn kiện tối cao nên cần có cơ quan bảo vệ hiến pháp chuyên trách có chuyên môn
sâu, có góc nhìn mang tính phản biện để kiểm tra, giám sát việc thi hành hiến pháp nên chủ thể phải độc
lập. Theo Hiến pháp 2013 thì chúng ta chưa có 1 cơ quan nào về bảo hiến. Vậy, vấn đề đặt ra là khi 1 cơ
quan ban hành 1 văn bản vi phạm Hiến pháp nhưng không có ai truy cứu trách nhiệm pháp lý. Vì Hiến
pháp được hiểu đơn giản là sự kết hợp cao nhất giữa Nhà nước và người dân nên đòi hỏi phải có cơ quan bảo hiến.
+ Hiện nay, ở 1 số nước tư bản thì theo thuyết tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp và tư pháp,
những cơ quan này cơ quyền ngang nhau nên Tòa án có quyền tuyên điều luật của Quốc hội là vô hiệu
nếu trái với Hiến pháp.
+ Ở nước ta, với mô hình bộ máy nhà nước như hiện nay là Quốc hội do nhân dân bầu ra, Quốc hội
là cơ quan quyền lực cao nhất. Vấn đề đặt ra là khi ta xây dựng Tòa án bảo hiến thì sẽ nằm ở đâu, trong
cơ quan nào? Nếu nằm trong Tòa án thì dưới Quốc hội nên không xử được, trong Chính phủ hay trong
Viện kiểm sát thì cũng không được nên cuối cùng là nằm chung với cơ quan lập hiến với tên gọi là Hội
đồng bảo hiến. Khi nằm trong cơ quan lập pháp thì có thuận lợi là sẽ xử được những cơ quan nằm dưới
Quốc hội nhưng sẽ có khó khăn là nó sẽ không xử được cơ quan lập pháp vì nó thuộc cơ quan lập pháp,
do cơ quan lập pháp thành lập. Bên cạnh đó thì có thách thức là Hội đồng bảo hiến vừa có tính tiền kiểm
vừa có tính hậu kiểm cho nên với những luật của Quốc hội mà trái với Hiến pháp thì sẽ gặp khó khăn.
Khoản 2 Điều 119 Hiến pháp năm 2013 quy định: có cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định. Vì vậy,
cần nhận thức rõ để xây dựng nó và có cơ quan chuyên biệt như ở các nước (Tòa án bảo hiến) thì cần có
cơ chế hoàn chỉnh, độc lập, hoạt động vì bảo vệ Hiến pháp - tinh thần tối thượng, không nên cứng nhắc
ai đứng cao hơn mà chỉ có Hiến pháp mới là cao nhất (nếu không có Tòa án độc lập, thì khó có thể có
một cơ chế bảo hiến theo nghĩa đầy đủ nhất của nó).
Câu 8: Thế nào là quyền lập hiến, lập pháp và lập quy? Hãy nêu các trường hợp ủy quyền lập pháp
ở nước ta theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015? Lập hiến, lập pháp, lập quy
có mối liên hệ gì với nhau? Các yêu cầu của văn bản quy định chi tiết. (3.0 đ)
*Quyền lập hiến, lập pháp và lập quy:
- Quyền lập hiến: quyền ban hành văn bản có giá trị pháp lý tối cao - Hiến pháp. Hiến pháp có
giá trị tối cao nhưng không có nghĩa là chuẩn mực của đời sống xã hội. Hiến pháp cũng như các đạo luật 14 lOMoAR cPSD| 45734214
phảiphải hướng đến lẽ công bằng, chân lý, v.v. Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến.
+ Về nội dung: Hiến pháp chứa đựng những nguyên tắc cơ bản của quốc gia như chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của các cơ
quan trọng yếu trong bộ máy Nhà nước. Đến nay, nước ta đã có 5 Hiến pháp: 1946, 1959, 1980, 1992, 2013.
+ Về hình thức: Văn bản phải đúng tên gọi là Hiến pháp, ban hành theo thể thức chặt chẽ, do ít nhất
hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (Điều 119, Điều 120 Hiến pháp năm 2013).
- Quyền lập pháp: Là quyền ban hành các văn bản luật do cơ quan quyền lực nhà nước tối cao
thực hiện nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quan trọng, cơ bản của đất nước, của xã hội. Quyền lập
pháp ở nước ta là quyền của Quốc hội trong việc ban hành các văn bản bộ luật và luật. Việc thông qua
luật của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
+ Theo các nhà nghiên cứu luật học, về phương diện nội dung, những lĩnh vực cần thiết phải được
điều chỉnh bằng luật (quyền lập pháp):
• Tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; quy trình bầu
cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân; nguyên tắc cơ bản của quy chế hoạt động công vụ, công chức.
• Các chức năng cơ bản của hệ thống các cơ quan nhà nước: tổ chức quản lý ngành, lĩnh vực
của Chính phủ; việc xác định và quy trình truy cứu trách nhiệm pháp lý hình sự liên quan đến
tội phạm, hình phạt của các cơ quan tư pháp; các nguyên tắc cơ bản liên quan đến pháp luật
dân sự, lao động, đất đai, hành chính, v.v..
• Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của các tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể; chính sách thuế, ngân sách.
• Các vấn đề về quan hệ quốc tế và chủ quyền quốc gia.
Theo nguyên tắc tôn trọng cam kết tối cao giữa Nhà nước và nhân dân của Hiến pháp, không thể và
không nên có bất kỳ sự hạn chế nào của văn bản dưới luật đối với Hiến pháp và luật; ngay cả luật cũng
không được phép thu hẹp quyền công dân được quy định trong Hiến pháp vì như thế là vi phạm tính tối
cao của Hiến pháp (vi hiến).
+ Về phương diện hình thức, bộ luật, luật của Quốc hội phải được xây dựng và ban hành thông qua
các trình tự, thủ tục chặt chẽ.
- Quyền lập quy: Là quyền ban hành các văn bản dưới luật, nhằm thi hành luật và các văn bản
của các cơ quan nhà nước cấp trên, bảo đảm cho Hiến pháp và các đạo luật được áp dụng vào cuộc sống. lOMoAR cPSD| 45734214
+ Thẩm quyền lập quy chủ yếu được thực hiện bởi Chính phủ. Tất cả những vấn để quản lý nhà nước
có tính bao quát, ảnh hưởng rộng lớn đến đời sống xã hội, Chính phủ đều sử dụng quyền lập quy để ban
hành văn bản điều chỉnh. Tuy nhiên, do sự đa dạng của các ngành, các lĩnh vực nên Chính phủ có thể
giao về cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Ngoài ra, có những vấn đề thuộc quyền tự chủ của địa phương
thì Chính phủ giao cho Ủy ban nhân cấp tỉnh.
+ Thẩm quyền lập quy của Chính phủ được xác định theo phương pháp loại trừ. Ngoài những vấn đề
cơ bản thuộc thẩm quyền lập pháp thì việc cụ thể hóa những nội dung từ quyền lập pháp hoặc những nội
dung còn lại thuộc thẩm quyền lập quy. Theo quyên tắc cơ bản nhất, quyền lập quy phải tuân thủ quyền
lập pháp, các nội dung lập quy không được trái, không được tự ý thu hẹp hay mở rộng quyền lập pháp.
*Ủy quyền lập pháp theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
(khoản 1 điều 16, khoản 3 điều 19)
- Khái niệm ủy quyền lập pháp: Ủy quyền lập pháp là việc các cơ quan lập pháp (Quốc hội) giao
cho Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ ban hành văn bản “có tính luật’ để giải quyết những
vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật để đáp ứng
yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.

- Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, về phương diện nội dung điều chỉnh các
mốiquan hệ xã hội, quyền lập pháp ở nước ta có thể được ủy quyền cho cơ quan sau đây:
+ Khoản 1 Điều 16 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: “Uỷ ban thường
vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao”.
Ví dụ: Pháp lệnh Cán bộ, công chức nay thành Luật Cán bộ, công chức.
+ Khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định về việc ban hành
nghị định: “Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa
đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế,
quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội
”.
Ví dụ: Nghị định số 81/2001/NĐ-CP Ngày 05/11/2001 của Chính phủ về việc người Việt Nam định
cư ở nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Nghị định này cho phép 4 đối tượng được mua nhà ở trong nước
gồm: người về đầu tư lâu dài ở Việt Nam; người có công đóng góp với đất nước; nhà văn hóa, nhà khoa
học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam; người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam
(hồi hương). Các trường hợp trên chỉ được sở hữu một nhà để ở (căn hộ, căn nhà, biệt thự). Sau đó, nội
dung này được quy định tại Điều 126 Luật Nhà ở 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) nay là Điều 7, 8 Luật Nhà ở năm 2014.
- Tuy nhiên, cả hai văn bản pháp lệnh và nghị định trong trường hợp này vẫn là văn bản dưới luật.
Nóicách khác, đây là trường hợp hai cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản “dưới luật”, nhưng ban
hành văn bản “có tính luật” và có giá trị pháp lý khá cao. 16 lOMoAR cPSD| 45734214
*Mối quan hệ giữa lập hiến, lập pháp và lập quy:
Lập pháp không được giới hạn quyền lập hiến, lập quy không được giới hạn quyền lập pháp.
Chỉ quy định chi tiết hướng dẫn những điều đã giao.
Không được lặp lại nội dung của văn bản quy định chi tiết.
Phải trình đồng thời với dự án Luật, pháp lệnh và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm
có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản quy định chi tiết.
*Các yêu cầu của văn bản quy định chi tiết:
- Ngoài các yêu cầu về nội dung và hình thức văn bản quy phạm pháp luật, theo Điều 11 Luật Ban
hànhvăn bản quy phạm pháp luật năm 2015, văn bản quy định chi tiết phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể để khi có hiệu lực thì thi hành được ngay.
Trong trường hợp văn bản có điều, khoản, điểm mà nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật
và những nội dung khác cần quy định chi tiết thì ngay tại điều, khoản, điểm đó có thể giao cho cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết. Văn bản quy định chi tiết chỉ được quy định nội dung được
giao và không được quy định lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi tiết.
+ Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền trực tiếp. Dự thảo văn
bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh và phải được ban
hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết.
+ Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết nhiều nội dung của một văn bản quy phạm
pháp luật thì ban hành một văn bản để quy định chi tiết các nội dung đó, trừ trường hợp cần phải quy
định trong các văn bản khác nhau. Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết các nội dung của
nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau thì có thể ban hành một văn bản để quy định chi tiết.
- Mục đích, ý nghĩa về các quy đinh về hướng dẫn chi tiết:
+ Bảo đảm văn bản quy định chi tiết không dài dòng, không lặp lại những nội dung của văn bản cần hướng dẫn.
+ Bảo đảm văn bản quy định chi tiết chỉ quy định những nội dung được giao mà không quy định các nội dung khác.
Ví dụ: Chính phủ quy định chi tiết thi hành điều này, khoản này, điểm này…
+ Khắc phục tình trạng văn bản quy phạm pháp luật chưa có hiệu lực trên thực tế vì phải “đợi” văn bản quy định chi tiết.
Câu 9: Nêu khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật. Ở VN hiện nay quy phạm pháp luật tồn
tại trong các hình thức pháp luật nào? (4.0đ) lOMoAR cPSD| 45734214
*Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật:
- Khái niệm quy phạm pháp luật: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do
Nhà nước ban hành hoặc công nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Quy phạm pháp luật là
ranh giới phân định giữa hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp.
- Đặc điểm của quy phạm pháp luật: Là một quy phạm xã hội đặc biệt, quy phạm pháp luật vừa
thể hiện các đặc điểm của quy phạm xã hội, vừa thể hiện các đặc điểm đặc thù:
+ Là quy tắc xử sự chung: Quy phạm pháp luật chứa đựng cách ứng xử mẫu chung cho tất cả các chủ
thể có liên quan. Vì vậy, tất cả các chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm đều phải tuân thủ
những quy định đó. Tính “xử sự chung” thể hiện tính công bằng trong pháp luật, bởi vì, một trong những
nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa và tất cả công dân quốc gia đều được đối xử bình đẳng.
Ví dụ: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” (Điều 39 Hiến pháp năm 2013). Quy định trên khẳng
định học tập là quyền đồng thời là nghĩa vụ của mọi công dân Việt Nam.
+ Là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc: Quy phạm pháp luật chỉ ra cách xử sự mà chủ thể bắt buộc
phải làm theo. Tính bắt buộc thể hiện tính quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo cho các quy phạm pháp
luật được thực hiện trên thực tế. Khái niệm “quy tắc xử sự” là khái niệm mở, có thể bao gồm “tổ hợp”
cách xử sự khác nhau mà chủ thể có thể chọn thực hiện, miễn sao phù hợp với quy tắc đó, theo hướng
nhà làm luật đã định sẵn.
Ví dụ: “Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác” (khoản 2 Điều 15 Hiến pháp năm
2013). Trong trường hợp này, Hiến pháp không bắt buộc chủ thể “tôn trọng quyền của người khác” bằng
cách cụ thể nào, mà yêu cầu của Hiến pháp là chỉ cần chủ thể “tôn trọng quyền của người khác”. Điều
này thể hiện trong hành vi, cách ứng xử với các chủ thể khác trong các trường hợp cụ thể trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật.
- Do nhà nước ban hành hoặc công nhận: Chỉ có những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành
hoặc công nhận mới có thể được xem là quy phạm pháp luật. Đây là một trong những dấu hiệu cơ bản
để phân biệt quy phạm pháp luật với tất cả các quy phạm khác trong xã hội.
+ Nếu được Nhà nước ban hành, quy phạm pháp luật thể hiện dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật
– pháp luật thành văn. Đây là hình thức pháp luật phổ biến nhất trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa,
bao gồm hai nhóm: văn bản luật (Hiến pháp, bộ luật, luật) và văn bản dưới luật (nghị định, quyết định, thông tư, v.v.)
Ví dụ: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày
18/6/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, v.v.. 18 lOMoAR cPSD| 45734214
+ Nếu được Nhà nước công nhận, quy phạm pháp luật thể hiện dưới dạng pháp luật thành văn (điều
ước quốc tế được Nhà nước phê chuẩn, tiền lệ pháp, tôn giáo pháp) hoặc pháp luật không thành văn (tập quán pháp).
Ví dụ: Ở Việt Nam, tập quán pháp được công nhận trong một số ngành luật như Luật dân sự (Điều 5
Bộ luật Dân sự năm 2015), Luật hôn nhân và gia đình (Điều 7 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014), v.v..
- Là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội: Một trong những chức năng cơ bản của quy phạm pháp
luật là điều chỉnh các quan hệ xã hội theo chiều hướng nhất định nhằm bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của
giai cấp và lợi ích chung cho toàn xã hội.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo
Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”.
- Là ranh giới để phân biệt giữa hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp: Được đặt vào vị trí
trung tâm, quy phạm pháp luật trở thành chuẩn mực chung trong xã hội và tạo ra ranh giới giữa hành vi
đúng và hành vi sai. Sở dĩ có thể dùng pháp luật làm ranh giới vì pháp luật có nội dung rõ ràng, thể hiện
cả hai phương diện: cho phép và bắt buộc.
Ví dụ: Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai
bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
- Có tính hệ thống và thang bậc pháp lý:
+ Tính hệ thống: quy phạm pháp luật là đơn vị nhỏ nhất cấu thành hệ thống pháp luật. Các quy phạm
pháp luật không tách rời riêng lẻ mà liên kiết với nhau tạo thành một chỉnh thể nằm điều chỉnh có hiệu
quả các quan hệ xã hội. Các nước xã hội chủ nghĩa xem quy phạm pháp luật thành văn là hình thức pháp
luật cơ bản, chính thống. Ngoài tính rõ ràng, cụ thể, quy phạm pháp luật thành văn dễ thay đổi và thuận
tiện cho việc hệ thống hóa.
+ Tính thang bậc pháp lý: Khi hai quy phạm pháp luật trái nhau, cá nhân có thẩm quyền nhận biết
được phải viện dẫn và áp dụng quy phạm pháp luật nào. Tính thang bậc thể hiện ở những điểm sau:
• Quy phạm pháp luật trong Hiến pháp có giá trị pháp lý cao nhất.
• Quy phạm pháp luật trong văn bản luật có giá trị pháp lý cao hơn quy phạm pháp luật trong văn bản dưới luật.
• Quy phạm pháp luật trong văn bản pháp luật địa phương phải được ban hành dựa trên văn bản
quy phạm pháp luật của văn bản do Trung ương ban hành.
• Quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có hiệu
lực cao hơn quy phạm pháp luật trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp dưới. lOMoAR cPSD| 45734214
*Việt Nam công nhận và áp dụng các hình thức pháp luật:
- Văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật chính thống,
cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Về tên gọi, nội dung, trình tự, thủ tục, v.v. của việc ban hành
văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay được áp dụng theo Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
- Tiền lệ pháp (án lệ). Ở Việt Nam, theo định hướng của Đảng và Nhà nước ta “Tòa án nhân dân
tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, phát triển án lệ”. Từ khi
Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ ra đời thì Việt
Nam đã chính thức công nhận sự tồn tại của án lệ.
- Tập quán pháp. Tập quán pháp hình thành tự phát, đôi khi cục bộ và rất khó thay đổi, chỉnh sửa
vì vậy Việt Nam không xem tập quán pháp là hình thức chính thống, cơ bản trong hệ thống pháp luật
Việt Nam. khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Tôn giáo pháp. Đây là hình thức pháp luật hoàn toàn xa lạ với tập quán và đời sống của người
Việt Nam, cũng như bản chất của Nhà nước ta nên chỉ dùng để nghiên cứu như một hình thức pháp luật tham khảo.
- Điều ước quốc tế, tập quán pháp và các hình thức pháp lý khác mang tính quốc tế. Theo Điều 6
Luật Điều ước quốc tế 2016: “Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp
dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp
”. Quy định này cho thấy về giá trị pháp lý, điều
ước quốc tế có giá trị pháp lý rất cao, chỉ sau Hiến pháp. Về hiệu lực áp dụng, điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên có thể áp dụng trực tiếp ở Việt Nam mà không cần thông qua quá trình “nội lực hóa”.
Ở Việt Nam thứ tự ưu tiên không quy định nguyên tắc chung cho tất cả các ngành luật. Chỉ áp dụng
nguyên tắc trong Bộ luật Dân sự 2015 ở Điều 5 và Điều 6, cụ thể giá trị: Hiến pháp, Điều ước quốc tế,
Văn bản quy phạm pháp luật còn lại, Tập quán pháp, tương tự pháp luật, án lệ, lẽ công bằng.
Câu 10: Nêu khái niệm văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật? Phân biệt giữa
văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. Theo pháp luật hiện nay, Nghị quyết của
Chính phủ và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?

Tại sao? (4.0 đ)
*Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật -
Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật
thành văn do cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục luật định, 20