Câu hỏi ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gồm cả nội dung dân tộc và dân chủ, độc lập phảigắn liền với thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ngoài ra độc lập cũng phải gắn liền với tựdo, cơm no áo ấm và hạnh phúc cho nhân dân cả nước. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Câu 1: Chứng minh nhận định: "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa hội"
nội dung xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Khái niệm về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội:
o Độc lập dân tộc: trạng thái tự do, tự chủ hoàn toàn về mặt chính trị, không lệ thuộc
vào bất kỳ thế lực nào khác.
o Chủ nghĩa hội: hệ thống hội do giai cấp công nhân lãnh đạo, thông qua ch
mạng xã hội chủ nghĩa để thiết lập quyền sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, xóa bỏ chế
độ bóc lột người này người kia, hướng đến xã hội công bằng, văn minh.
Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
1. Độc lập dân tộc là cơ sở tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trong tưởng Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gồm cả nội dung dân tộc dân chủ, độc lập phải
gắn liền với thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ngoài ra độc lập cũng phải gắn liền với tự
do, cơm no áo ấm và hạnh phúc cho nhân dân cả nước. Vậy nên khi nêu lên mục tiêu giải phóng
dân tộc thì Bác cũng đã định hướng đến mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không coi mục tiêu độc lập dân tộc là mục tiêu cuối cùng của cách mạng
tiền đề cho cuộc cách mạng tiếp theo cách mạng hội chủ nghĩa. Vậy nên cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân càng triệt để sâu sắc thì sẽ càng tạo ra nhiều tiền đề thuận lợi, sức
mạnh to lớn cho cách mạng hội chủ nghĩa tại nước ta. Bác đã khẳng định con đường cách
mạng vô sản là con đường duy nhất để giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách bóc lột của đế quốc
thực dân, Người cũng đã khẳng định trong (1930): “làm sảnChánh cương vắn tắt của Đảng
dân quyền cách mạng thổ địa cách mạng để đi tớihội cộng sản”. Từ đó, ta nhận thấy rằng
giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc sẽ là mục tiêu đầu tiên của cách mạng, là cơ sở, tiền đề
cho mục tiêu tiếp theo – chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
2. Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo nền độc lập dân tộc vững chắc.
Chủ nghĩa hội một xu thế tất yếu của thời đại phù hợp với lợi ích của nhân dân Việt
Nam. Cho nên cách mạng Việt Nam phải mang tính định hướnghội chủ nghĩa thì mới thể
giành được thắng lợi một cách hoàn toàn triệt để. Năm 1960, Người khẳng định “chỉ chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao
động trên thế giới khỏi ách lệ”. Theo Bác chủ nghĩa xã hộinước ta trước hết một chế độ
dân chủ do nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Dân chủ thể hiện ở tất cả mọi
mặt trong xã hội và được thể chế hóa bằng pháp luật tạo nền tảng ý thức xã hội bảo vệ chủ quyền
dân tộc, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu thôn tính đất nước của các thế lực bên
ngoài.
Chủ nghĩa hội, theo Hồ Chí Minh mộthội tốt đẹp, không còn chế độ áp bức bóc lột
là một xã hội bình đẳng công bằng và hợp lý với nền kinh tế phát triển cao gắn liền với khoa học
kỹ thuật tiên tiến bảo đảm đời sống vật chấttinh thần cho nhân dân. Chủ nghĩa xã hội khả
năng làm cho đất nước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, tạo nền tảng vững chắc để
bảo vệ nền độc lập dân tộc, cũng như góp phần hạn chế những cuộc chiến tranh phi nghĩa nhằm
bảo vệ nền hòa bình thế giới.
3. Điều kiện để đảm bảo độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
- Đảm bảo vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản trong suốt tiến trình hoạt động cách
mạng. Nếu không có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng thì cách mạng Việt Nam sẽ không thể giành
thắng lợi.
- Củng cố và tăngờng khối đại đoàn kết dân tộc với nền tảng khối liên minh công nông,
đây là mắt xích quan trọng quyết định sự thành công của cách mạng.
- Đoàn kết, gắn chặt chẽ với cach mạng thế giới. cách mạng Việt Nam cũng một phần
của cách mạng thế giới.
Như vậy độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa hội một điều tất yếu khách quan. Tính tất
yếu đó chỉ được hiện thực hóa khi gắn liền với những điều kiện bảo đảm trong đó yếu tố quan
trọng nhất là xác lập và tăng cường vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 2: Phân tích điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về quy luật ra đời Đảng cộng sản.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và từng bước biến nước ta trở thành thuộc địa của
chúng. Trước cảnh nước mất nhà ta, nhân dân lầm than, khổ cực, nhiều phong trào yêu nước đã
nổ ra nhưng đều thất bại chưa đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn. Ngày
05/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra nước ngoài để tìm
đường cứu nước. Trải qua hành trình khắp năm châu, bốn biển, Người khẳng định: “Muốn cứu
nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Nguyễn
Ái Quốc tích cực chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó quá trình
vận dụng sáng tạo những nguyên của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn hội Việt
Nam và Người cũng có những sáng tạo độc đáo phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam.
1. Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo quy luật ra đời Đảng cộng sản của chủ nghĩa Mác -
Lênin và chỉ ra quy luật ra đời đặc thù của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngay sau khi tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động
nhằm truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập
Đảng. Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, hoạt động tích cực trong Hội liên hiệp
thuộc địa, xuất bản báo Người cùng khổ” để tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào các nước
thuộc địa. Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đi Liên dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản. Năm
1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở
lớp đào tạo cán bộ cách mạng cho 75 đồng chí. Những bài giảng của Người được tập hợp thành
cuốn sách “Đường cách mệnh” xuất bản năm 1927. Trong tác phẩm Người nêu rõ: Cách mệnh
trước hết phải cái gì? Trước hết phải đảng cách mệnh, để trong thì vận động tổ chức
dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức sản giai cấp mọi nơi. Đảng vững
cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.
Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản đội tiên phong của giai cấp công nhân, được tổ chức
hoạt động theo những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là:
nguyên tắc tập trung dân chủ, phải đoàn kết thống nhất, lấy tự phê bình và phê bình làm quy luật
phát triển phải kỷ luật nghiêm minh... Người khẳng định vấn đề ý nghĩa quyết định
trong xây dựng Đảng là: “Đảng muốn vững thì phải chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng
phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng không chủ nghĩa cũng như người không
trí khôn, tàu không bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.
Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản ra đời sản phẩm của sự kết hợp
giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân. Vận dụng sáng tạo quy luật này ở một
nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nghèo nàn lạc hậu như Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng
định: Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã
dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây chính của Hồ Chí Minh trong quá trình vận động thành lập Đảng.sáng tạo nổi bật nhất
Người trung thành với nguyên của chủ nghĩa Mác - Lênin về quy luật ra đời của Đảng, đồng
thời có bổ sung, sáng tạo vào quy luật ấy với điều kiện cụ thể của Việt Nam, đó là phong trào yêu
nước. Hồ Chí Minh đã phân tích rất kỹ tính chất hội,cấu giai cấp của xã hội Việt Nam để
chỉ ra quy luật này.
Chủ nghĩa Mác - Lênin chủ nghĩa “chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất”, cần
phải được truyền bá, thẩm thấu vào phong trào công nhânphong trào yêu nước để tạo nên sự
chuyển biến về chất, trở thành hành động cách mạng của dân tộc Việt Nam. Chính sáng tạo của
Hồ Chí Minh về quy luật ra đời đặc thù của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp được lực lượng
đông đảo trong nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đội tiền phong Đảng
Cộng sản Việt Nam làm nên những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam.
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, nhất thông qua tổ chức hoạt động của Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên, chủ nghĩa Mác - nin đã thẩm thấu vào phong trào công nhân phong
trào yêu nước Việt Nam. Thời kỳ 1927 - 1929 thời kỳ chuyển biến của cách mạng Việt Nam.
Phong trào công nhân Việt Nam chuyển mạnh từ tự phát đến tự giác, phong trào yêu nước phát
triển với chất lượng mới. Qua đó, tạo nên làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ mạnh mẽ, tạo
điều kiện chín muồi cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Hồ Chí Minh xác định: giải phóng dân tộc nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
Việt Nam.
Trong các văn kiện thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn
tắt) do Hồ Chí Minh soạn thảo xác định: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm
cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”. Đây là đường lối đúng đắn của cách mạng Việt Nam với
hai giai đoạn: Giải phóng dân tộc đem lại độc lập cho dân tộc được đặt lên hàng đầu, tiếp đó cách
mạng phải tiến lên giai đoạn xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa để thực sự giải phóng giai cấp,
giải phóng con người, đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, con người được phát triển
toàn diện. Đây là hai giai đoạn không có sự phân biệt về không gian và thời gian, nó gắn liền với
nhau, mối liên hệ chặt chẽ với nhau, giải phóng dân tộc tiền đề, điều kiện để giải phóng
giai cấp, giải phóng con người và giải phóng giai cấp, giải phóng con người sẽ bảo đảm cho độc
lập dân tộc được vững chắc, “độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
3. Sáng tạo của Hồ Chí Minh về việc xác định lực lượng tiến hành cách mạng.
Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ: Liên minh giữa giai cấp công nhân giai cấp nông dân động
lực của cách mạng sản. Vận dụng sáng tạo quan điểm đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam,
Hồ Chí Minh khẳng định: Công nông là chủ cách mệnh, bên cạnh đó Người cũng chỉ ra: học trò,
nhà buôn, điền chủ nhỏ là bầu bạn cách mệnh của công nông. Trong “Sách lược vắn tắt”, Hồ Chí
Minh xác định về từng lực lượng cách mạng: “Đảng đội tiên phong của sản giai cấp, phải
thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân
chúng. Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày phải dựa vào hạng dân cày nghèo
làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến… Đảng phải hết sức liên lạc với
tiểu sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp.
Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ bản An Nam chưa mặt phản cách
mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách
mạng (Đảng Lập hiến, v.v.) thì phải đánh đổ”.
Đây chính chủ trương tập hợp tất cả các giai cấp, tầng lớp, lựcợng tinh thần yêu nước,
tinh thần cách mạng đứng về phe công nông, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng, đồng
thời phân hóa, lập kẻ thù, của Hồ Chí Minh trong huy động sức mạnhsáng tạo độc đáo
toàn dân làm cách mạng.
4. Sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc đặt tên Đảngchủ trương giải quyết vấn đề
dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước Đông Dương.
Trong khi Quốc tế Cộng sản có chỉ thị thành lập một Đảng Cộng sản chung cho ba dân tộc Đông
Dương. Trong thảo luận tại Hội nghị thành lập Đảng, Hồ Chí Minh giải thích: “Cái từ Đông
Dương rất rộng theo nguyên của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề dân tộc vấn đề rất
nghiêm túc, người ta không thể bắt buộc các dân tộc khác gia nhập Đảng, làm như thế là trái với
nguyên của chủ nghĩa Lênin. Còn cái từ An Nam thì hẹp, nước ta ba miền: Bắc Kỳ,
Trung Kỳ, Nam Kỳ.
Do đó, từ Việt Nam hợp với cả ba miền và cũng không trái với nguyên lý của chủ nghĩa Lênin về
vấn đề dân tộc”, nên Hội nghị nhất trí với cách giải thích của Người và đặt tên là Đảng Cộng sản
Việt Nam. Chủ trương đó của Người tuân thủ những nguyên lý xây dựng đảng kiểu mới của chủ
nghĩa Mác - Lênin, có tính đến yếu tố dân tộc, nhằm thức tỉnh ý thức dân tộc, khơi dậy sức mạnh
của ba dân tộc Đông Dương, đồng thời tạo ra sự tin cậy về chính trị để đoàn kết, giúp đỡ nhau
một cách tự nguyện, bình đẳng và có hiệu quả.
Những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam một nước thuộc
địa đã được thực tế cách mạng Việt Nam cách mạng thế giới trong thế kỷ XX kiểm chứng
đúng đắn khoa học. Đây sự cống hiến quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng luận
Mác - Lênin. Trải qua gần 90 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, vượt qua muôn vàn khó
khăn, thử thách, với bản lĩnh của một đảng cách mạng chân chính, luôn gắn mật thiết với
nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam với sự sáng lập rèn luyện của Hồ Chí Minh đã lãnh đạo
cách mạng Việt Nam giành những thắng lợi vẻ vang, có ý nghĩa lịch sử to lớn.
5. Sáng tạo trong việc kết hợp yếu tố dân tộc và yếu tố giai cấp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những sáng tạo trong việc kết hợp yếu tố dân tộc (chủ nghĩa dân tộc
và phong trào yêu nước) và yếu tố giai cấp (Chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân) để
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự kết hợp thành công yếu tố dân tộc yếu tố giai cấp
trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam một sáng tạo lớn, một thành công lớn của Chủ
tịch HChí Minh đối với việc vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin trong hoàn cảnh
thực tiễn cách mạng Việt Nam. Sự sáng tạo ấy không chỉ nhân tố quan trọng dẫn tới sự ra đời
của Đảng Cộng sản Việt Nam còn góp phần làm phong phú thêm kho tàng luận của Chủ
nghĩa Mác-Lênin về sự ra đời của đảng cộng sản ở các nước thuộc địa, kém phát triển.
Để đưa yếu tố dân tộc phong trào yêu nước kết hợp với yếu tố giai cấp Chủ nghĩa Mác
Lênin và phong trào công nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết hợp giải quyết một cách nhuần
nhuyễn giữa vấn đề dân tộc giai cấp, giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp. Người đã
không coi hai nhiệm vụ đó ngang nhau, đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống đế quốc để giải
phóng dân tộc, còn nhiệm vụ chống phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày thì được tiến hành
từng bước, nhằm phục vụ cho nhiệm vụ phản đế. Đó là cách nhìn thực tế, phân tích thấu đáo thái
độ các giai cấp, tầng lớp trong hội Việt Nam lúc bấy giờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên
sở lòng yêu nước và lợi ích chung của các giai cấp tầng lớp khác trong dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã hóa giải khôn khéo những đối kháng về quyền lợi của các giai cấp, tầng lớp xã hội trong
những điều kiện lịch sử cụ thể để tập trung cho lợi ích toàn cục. Với quan điểm đó, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã lôi kéo mọi người Việt Nam yêu nước, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo,
nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi vào một khối đoàn kết chặt chẽ trong tổ chức Mặt trận thống nhất
rộng rãi, lấy liên minh công, nông, trí làm nền tảng, do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
Việc giải quyết nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng bước làm cho các
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và của dân tộc xích lại gần nhau hơn, đặt cơ sở cho
sự kết hợp giữa phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam sau này.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn không ít những hạn chế, khuyết điểm, nếu không
được sửa chữa sẽ là thách thức đối với sự lãnh đạo của Đảng sự tồn vong của chế độ ta. Một
trong những hạn chế, yếu kém đó một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó
những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau. Để tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ
trong thời gian tới, cần thực hiện tốt các giải pháp Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa
XI của Đảng vừa qua đã đề ra, nhằm xây dựng Đảng ta thật sự đảngch mạng chân chính,
thật sự trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, văn minh", xứng đáng với niềm tin mong mỏi
của toàn Đảng, toàn dân ta, xứng đáng là Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sáng lập và rèn
luyện.
| 1/5

Preview text:

Câu 1: Chứng minh nhận định: "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội" là
nội dung xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Khái niệm về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: o
Độc lập dân tộc: Là trạng thái tự do, tự chủ hoàn toàn về mặt chính trị, không lệ thuộc
vào bất kỳ thế lực nào khác. o
Chủ nghĩa xã hội: Là hệ thống xã hội do giai cấp công nhân lãnh đạo, thông qua cách
mạng xã hội chủ nghĩa để thiết lập quyền sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, xóa bỏ chế
độ bóc lột người này người kia, hướng đến xã hội công bằng, văn minh.
Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
1. Độc lập dân tộc là cơ sở tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gồm cả nội dung dân tộc và dân chủ, độc lập phải
gắn liền với thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ngoài ra độc lập cũng phải gắn liền với tự
do, cơm no áo ấm và hạnh phúc cho nhân dân cả nước. Vậy nên khi nêu lên mục tiêu giải phóng
dân tộc thì Bác cũng đã định hướng đến mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không coi mục tiêu độc lập dân tộc là mục tiêu cuối cùng của cách mạng
mà là tiền đề cho cuộc cách mạng tiếp theo – cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vậy nên cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân càng triệt để sâu sắc thì sẽ càng tạo ra nhiều tiền đề thuận lợi, sức
mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa tại nước ta. Bác đã khẳng định con đường cách
mạng vô sản là con đường duy nhất để giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách bóc lột của đế quốc
thực dân, Người cũng đã khẳng định trong Chánh cương vắn tắt của Đảng (1930): “làm tư sản
dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Từ đó, ta nhận thấy rằng
giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc sẽ là mục tiêu đầu tiên của cách mạng, là cơ sở, tiền đề
cho mục tiêu tiếp theo – chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
2. Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo nền độc lập dân tộc vững chắc.
Chủ nghĩa xã hội là một xu thế tất yếu của thời đại và phù hợp với lợi ích của nhân dân Việt
Nam. Cho nên cách mạng Việt Nam phải mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa thì mới có thể
giành được thắng lợi một cách hoàn toàn và triệt để. Năm 1960, Người khẳng định “chỉ có chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao
động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Theo Bác chủ nghĩa xã hội ở nước ta trước hết là một chế độ
dân chủ do nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Dân chủ thể hiện ở tất cả mọi
mặt trong xã hội và được thể chế hóa bằng pháp luật tạo nền tảng ý thức xã hội bảo vệ chủ quyền
dân tộc, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu thôn tính đất nước của các thế lực bên ngoài.
Chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh là một xã hội tốt đẹp, không còn chế độ áp bức bóc lột mà
là một xã hội bình đẳng công bằng và hợp lý với nền kinh tế phát triển cao gắn liền với khoa học
kỹ thuật tiên tiến bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Chủ nghĩa xã hội có khả
năng làm cho đất nước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, tạo nền tảng vững chắc để
bảo vệ nền độc lập dân tộc, cũng như góp phần hạn chế những cuộc chiến tranh phi nghĩa nhằm
bảo vệ nền hòa bình thế giới.
3. Điều kiện để đảm bảo độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
- Đảm bảo vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản trong suốt tiến trình hoạt động cách
mạng. Nếu không có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng thì cách mạng Việt Nam sẽ không thể giành thắng lợi.
- Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc với nền tảng là khối liên minh công nông, vì
đây là mắt xích quan trọng quyết định sự thành công của cách mạng.
- Đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với cach mạng thế giới. Vì cách mạng Việt Nam cũng là một phần
của cách mạng thế giới.
Như vậy độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một điều tất yếu khách quan. Tính tất
yếu đó chỉ được hiện thực hóa khi gắn liền với những điều kiện bảo đảm trong đó yếu tố quan
trọng nhất là xác lập và tăng cường vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 2: Phân tích điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về quy luật ra đời Đảng cộng sản.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và từng bước biến nước ta trở thành thuộc địa của
chúng. Trước cảnh nước mất nhà ta, nhân dân lầm than, khổ cực, nhiều phong trào yêu nước đã
nổ ra nhưng đều thất bại vì chưa có đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn. Ngày
05/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra nước ngoài để tìm
đường cứu nước. Trải qua hành trình khắp năm châu, bốn biển, Người khẳng định: “Muốn cứu
nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Nguyễn
Ái Quốc tích cực chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là quá trình
vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn xã hội Việt
Nam và Người cũng có những sáng tạo độc đáo phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam.
1. Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo quy luật ra đời Đảng cộng sản của chủ nghĩa Mác -
Lênin và chỉ ra quy luật ra đời đặc thù của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngay sau khi tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động
nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập
Đảng. Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, hoạt động tích cực trong Hội liên hiệp
thuộc địa, xuất bản báo “Người cùng khổ” để tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào các nước
thuộc địa. Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đi Liên Xô dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản. Năm
1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở
lớp đào tạo cán bộ cách mạng cho 75 đồng chí. Những bài giảng của Người được tập hợp thành
cuốn sách “Đường cách mệnh” xuất bản năm 1927. Trong tác phẩm Người nêu rõ: “Cách mệnh
trước hết phải có cái gì?
Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức
dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững
cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.
Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, được tổ chức và
hoạt động theo những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là:
nguyên tắc tập trung dân chủ, phải đoàn kết thống nhất, lấy tự phê bình và phê bình làm quy luật
phát triển và phải có kỷ luật nghiêm minh... Người khẳng định vấn đề có ý nghĩa quyết định
trong xây dựng Đảng là: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng
phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không
có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.
Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết hợp
giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân
. Vận dụng sáng tạo quy luật này ở một
nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nghèo nàn lạc hậu như Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng
định: Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã
dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đây chính là sáng tạo nổi bật nhất của Hồ Chí Minh trong quá trình vận động thành lập Đảng.
Người trung thành với nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về quy luật ra đời của Đảng, đồng
thời có bổ sung, sáng tạo vào quy luật ấy với điều kiện cụ thể của Việt Nam, đó là phong trào yêu
nước. Hồ Chí Minh đã phân tích rất kỹ tính chất xã hội, cơ cấu giai cấp của xã hội Việt Nam để chỉ ra quy luật này.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa “chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất”, cần
phải được truyền bá, thẩm thấu vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước để tạo nên sự
chuyển biến về chất, trở thành hành động cách mạng của dân tộc Việt Nam. Chính sáng tạo của
Hồ Chí Minh về quy luật ra đời đặc thù của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp được lực lượng
đông đảo trong nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mà đội tiền phong là Đảng
Cộng sản Việt Nam làm nên những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam.
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, nhất là thông qua tổ chức và hoạt động của Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên, chủ nghĩa Mác - Lênin đã thẩm thấu vào phong trào công nhân và phong
trào yêu nước Việt Nam. Thời kỳ 1927 - 1929 là thời kỳ chuyển biến của cách mạng Việt Nam.
Phong trào công nhân Việt Nam chuyển mạnh từ tự phát đến tự giác, phong trào yêu nước phát
triển với chất lượng mới. Qua đó, tạo nên làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ mạnh mẽ, tạo
điều kiện chín muồi cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Hồ Chí Minh xác định: giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam.
Trong các văn kiện thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn
tắt) do Hồ Chí Minh soạn thảo xác định: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm
cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”. Đây là đường lối đúng đắn của cách mạng Việt Nam với
hai giai đoạn: Giải phóng dân tộc đem lại độc lập cho dân tộc được đặt lên hàng đầu, tiếp đó cách
mạng phải tiến lên giai đoạn xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa để thực sự giải phóng giai cấp,
giải phóng con người, đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, con người được phát triển
toàn diện. Đây là hai giai đoạn không có sự phân biệt về không gian và thời gian, nó gắn liền với
nhau, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, giải phóng dân tộc là tiền đề, là điều kiện để giải phóng
giai cấp, giải phóng con người và giải phóng giai cấp, giải phóng con người sẽ bảo đảm cho độc
lập dân tộc được vững chắc, “độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
3. Sáng tạo của Hồ Chí Minh về việc xác định lực lượng tiến hành cách mạng.
Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ: Liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là động
lực của cách mạng vô sản. Vận dụng sáng tạo quan điểm đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam,
Hồ Chí Minh khẳng định: Công nông là chủ cách mệnh, bên cạnh đó Người cũng chỉ ra: học trò,
nhà buôn, điền chủ nhỏ là bầu bạn cách mệnh của công nông. Trong “Sách lược vắn tắt”, Hồ Chí
Minh xác định về từng lực lượng cách mạng: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải
thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân
chúng. Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo
làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến… Đảng phải hết sức liên lạc với
tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp.
Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách
mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách
mạng (Đảng Lập hiến, v.v.) thì phải đánh đổ”.
Đây chính là chủ trương tập hợp tất cả các giai cấp, tầng lớp, lực lượng có tinh thần yêu nước,
tinh thần cách mạng đứng về phe công nông, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng, đồng
thời phân hóa, cô lập kẻ thù, là sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh trong huy động sức mạnh toàn dân làm cách mạng.
4. Sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc đặt tên Đảng và chủ trương giải quyết vấn đề
dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước Đông Dương.
Trong khi Quốc tế Cộng sản có chỉ thị thành lập một Đảng Cộng sản chung cho ba dân tộc Đông
Dương. Trong thảo luận tại Hội nghị thành lập Đảng, Hồ Chí Minh giải thích: “Cái từ Đông
Dương rất rộng và theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề dân tộc là vấn đề rất
nghiêm túc, người ta không thể bắt buộc các dân tộc khác gia nhập Đảng, làm như thế là trái với
nguyên lý của chủ nghĩa Lênin. Còn cái từ An Nam thì hẹp, mà nước ta có ba miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ.
Do đó, từ Việt Nam hợp với cả ba miền và cũng không trái với nguyên lý của chủ nghĩa Lênin về
vấn đề dân tộc”, nên Hội nghị nhất trí với cách giải thích của Người và đặt tên là Đảng Cộng sản
Việt Nam. Chủ trương đó của Người tuân thủ những nguyên lý xây dựng đảng kiểu mới của chủ
nghĩa Mác - Lênin, có tính đến yếu tố dân tộc, nhằm thức tỉnh ý thức dân tộc, khơi dậy sức mạnh
của ba dân tộc Đông Dương, đồng thời tạo ra sự tin cậy về chính trị để đoàn kết, giúp đỡ nhau
một cách tự nguyện, bình đẳng và có hiệu quả.
Những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở một nước thuộc
địa đã được thực tế cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới trong thế kỷ XX kiểm chứng là
đúng đắn và khoa học. Đây là sự cống hiến quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận
Mác - Lênin. Trải qua gần 90 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, vượt qua muôn vàn khó
khăn, thử thách, với bản lĩnh của một đảng cách mạng chân chính, luôn gắn bó mật thiết với
nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam với sự sáng lập và rèn luyện của Hồ Chí Minh đã lãnh đạo
cách mạng Việt Nam giành những thắng lợi vẻ vang, có ý nghĩa lịch sử to lớn.
5. Sáng tạo trong việc kết hợp yếu tố dân tộc và yếu tố giai cấp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những sáng tạo trong việc kết hợp yếu tố dân tộc (chủ nghĩa dân tộc
và phong trào yêu nước) và yếu tố giai cấp (Chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân) để
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự kết hợp thành công yếu tố dân tộc và yếu tố giai cấp
trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một sáng tạo lớn, một thành công lớn của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đối với việc vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin trong hoàn cảnh
thực tiễn cách mạng Việt Nam. Sự sáng tạo ấy không chỉ là nhân tố quan trọng dẫn tới sự ra đời
của Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của Chủ
nghĩa Mác-Lênin về sự ra đời của đảng cộng sản ở các nước thuộc địa, kém phát triển.
Để đưa yếu tố dân tộc là phong trào yêu nước kết hợp với yếu tố giai cấp là Chủ nghĩa Mác –
Lênin và phong trào công nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết hợp và giải quyết một cách nhuần
nhuyễn giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Người đã
không coi hai nhiệm vụ đó ngang nhau, mà đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống đế quốc để giải
phóng dân tộc, còn nhiệm vụ chống phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày thì được tiến hành
từng bước, nhằm phục vụ cho nhiệm vụ phản đế. Đó là cách nhìn thực tế, phân tích thấu đáo thái
độ các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên cơ
sở lòng yêu nước và lợi ích chung của các giai cấp tầng lớp khác trong dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã hóa giải khôn khéo những đối kháng về quyền lợi của các giai cấp, tầng lớp xã hội trong
những điều kiện lịch sử cụ thể để tập trung cho lợi ích toàn cục. Với quan điểm đó, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã lôi kéo mọi người Việt Nam yêu nước, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo,
nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi vào một khối đoàn kết chặt chẽ trong tổ chức Mặt trận thống nhất
rộng rãi, lấy liên minh công, nông, trí làm nền tảng, do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
Việc giải quyết nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng bước làm cho các
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và của dân tộc xích lại gần nhau hơn, đặt cơ sở cho
sự kết hợp giữa phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam sau này.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn không ít những hạn chế, khuyết điểm, nếu không
được sửa chữa sẽ là thách thức đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ ta. Một
trong những hạn chế, yếu kém đó là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có
những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau. Để tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ
trong thời gian tới, cần thực hiện tốt các giải pháp mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa
XI của Đảng vừa qua đã đề ra, nhằm xây dựng Đảng ta thật sự là đảng cách mạng chân chính,
thật sự trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh", xứng đáng với niềm tin và mong mỏi
của toàn Đảng, toàn dân ta, xứng đáng là Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sáng lập và rèn luyện.