Câu hỏi ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh (SSH1050) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tư tưởng văn hóa tiến bộ phương tây đã chi phối sự lựa chọn con đường cứu nước Hồ Chí Minh là đúng hay sai? Tại sao, liên hệ việc tiếp thu giá trị văn hóa phương tây trong hiện nay.

lOMoARcPSD| 39651089
Câu 1: Tư tưởng văn hóa tiến bộ phương tây đã chi phối sự lựa chọn con
đường cứu nước Hồ Chí Minh là đúng hay sai? Tại sao, liên hệ việc tiếp thu giá
trị văn hóa phương tây trong hiện nay.
Có thể khẳng định tư tưởng văn hóa tiến bộ phương tây đã chi phối sự lựa
chọn con đường cứu nước Hồ Chí Minh là đúng. Vì ngay từ khi còn nhỏ ở trong
nước, lúc học tại trường tiểu học Vinh– Nghệ An, Đông Ba Huế và trường quốc
học Huế, Hồ Chí Minh đã làm quen với văn hóa phương tây thông qua việc tiếp
thu với tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái. Chính điều này thôi thúc gợi mở cho
người đi theo con đường tây du đã tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Trong hành trình hơn 30 năm hoạt động, Hồ Chí Minh chủ yếu sống ở các nước
châu âu và người đã tiếp thu với những tư tưởng dân chủ của các nhà dân chủ
thời kỳ văn hóa phục hưng thế kỷ 17. Người đã đọc, tìm hiểu qua các tác phẩm:
khế ước xã hội rút- xa, tinh thần pháp luật marketxio, trong các tác phẩm này
với những nội dung định hướng xây dựng một xã hội dân chủ (thể chế dân chủ,
thiết chế dân chủ, chế độ dân chủ) và tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền
(tam quyền phân lập) xây dựng xã hội tự do bình đẳng bác ái. Hồ Chí Minh
bước đầu hình thành phong cách dân chủ của mình từ trong hoạt động thực tiễn
của bản thân. Qua việc tiếp thu tinh hoa văn hóa phương tây bố Chí Minh đã
xây dựng tư tưởng nhà nước của dân, do dân và vì dân, xây dựng nhà nước
thượng tôn pháp luật.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu quyền của con người trong các tác phẩm: Tuyên
ngôn độc lập Mỹ 1776, trong đó đề cập quyền bình đẳng quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc. Người đã tiếp xúc tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái trong
tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp 1791. Điều cốt lõi tái
hiện trong tuyên ngôn này hướng con người đến những giá trị nhân văn cao cả
chống thời kỳ này Hồ Chí Minh đã học rất nhiều tác phẩm văn học, triết học,
trong đó đề cập đến giá trị nhân văn và phê phán tư tưởng cầm quyền sự áp bức
bóc lột của chế độ phong kiến. Đồng thời từ những hoạt động thực tiễn Hồ Chí
Minh đã nghiêm khắc phê phán những hạn chế và những nghịch lý đằng sau lời
lẽ hoa mỹ đó là sự bất công và nạn nghèo đói của giai cấp công nhân, sự phân
biệt chủng tộc sâu sắc đối với những người da đen.
Giá trị văn hóa phương tây còn được Hồ Chí Minh tiếp thu qua tinh thần
nhân văn cao cả, đức hy sinh thiên chúa giáo. Tuy nhiên với tư duy nhạy bén và
tinh thần đấu tranh cho công lý tự do hạnh phúc cho nhân dân người đã nhận
thấy những điểm tích cực của thiên chúa giáo thay vì coi đó là công cụ xâm
lược của thực dân Pháp. Thiên chúa giáo có tinh thần nhân văn và triết lý sâu
sắc thông qua hệ thống giáo lý và chính Hồ Chí Minh hiện thân trong tinh thần
nhân văn, lòng thương người sâu sắc. Điều đó tái hiện Người dành cả cuộc đời
lOMoARcPSD| 39651089
của mình để đấu tranh chống đế quốc xâm lược giành lại công bằng cho nhân
dân như tinh thần hy sinh của đức chúa. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng
nghiêm khắc phê phán những kẻ nhân danh thiên chúa đã thực hiện hành vi xâm
lược.
Như vậy trong quá trình tiếp thu phát triển và hoàn thiện tư tưởng của mình
và cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã dùng tri thức của mình để tiếp thu tinh
hoa văn hóa của thời đại. Sự tiếp thu đó chính là sự kế thừa những mặt tích cực
đồng thời phê phán những mặt tiêu cực để từ đó nâng cao tri thức trong suy
nghĩ, xem xét, vận dụng, phát triển những tư tưởng đó lên một tầm cao mới.
Liên hệ: Giá trị tinh hoa văn hóa phương tây làm giàu vốn tri thức kết hợp
yếu tố hiện đại và yếu tố truyền thống phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc
thích nghi với quá trình tiếp thu và phát triển trong sự giao lưu văn hóa. Tuy
nhiên trong quá trình toàn cầu hóa, hiện đại hóa, hiện nay việc ảnh hưởng của
các giá trị văn hóa phương tây trong tư duy lối sống của văn hóa phương tây sẽ
có những tác động tiêu cực và tích cực đến các mặt kinh tế văn hóa tư tưởng
quan điểm của mỗi người dân. Do vậy việc đặt ra vấn đề giải quyết giá trị văn
hóa dân tộc có thể bị ảnh hưởng từ du nhập giá trị văn hóa phương tây làm mất
đi bản sắc văn hóa dân tộc hay không, tới những quan điểm đó Đảng và nhà
nước ta có những chính sách và quyết định xây dựng một nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, bản thân mỗi người dân, mỗi sinh viên
cần nhận thức rõ tiếp thu giá trị văn hóa phương tây để từ đó xây dựng ý thức
trách nhiệm trong việc tiếp thu những cái hay, cái tiến bộ của tinh hoa văn hóa
phương tây và loại bỏ những giá trị không đúng, không phù hợp với thuần
phong mỹ tục của dân tộc. Đây là cơ hội để bản thân mỗi người dân, mỗi sinh
viên được tiếp xúc thông qua sách báo, internet, các phương tiện truyền thông
quá trình giao lưu văn hóa nhưng trong sự tiếp xúc đó chính bản thân mỗi người
dân không phải ai cũng có thể tiếp thu những mặt tích cực của văn hóa phương
tây mà có những người còn bị ảnh hưởng những mặt tiêu cực, vì vậy chính bản
thân mỗi người cần xây dựng cho mình ý thức bản lĩnh để tránh những cám dỗ
trong cuộc sống hàng ngày là phải luôn biết chắt lọc những giá trị mà mình
được tiếp xúc làm cho phù hợp bản sắc văn hóa dân tộc, giúp tiến gần hơn xã
hội dân chủ theo tinh thần hội nhập chứ không hòa tan, đặc biệt là chính bản
thân mình thành người tuyên truyền cho những người dân hiểu được giá trị tích
cực và tiếp thu văn hóa nhân loại để làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 2: Vai trò chủ nghĩa Mác-Lênin đối với sự hình thành tư tưởng Hồ C
Minh. Trách nhiệm của sinh viên trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
lOMoARcPSD| 39651089
Vai trò chủ nghĩa mác lênin đối với sự hình thành 4 tưởng của Hồ Chí Minh
thể hiện:
Chủ nghĩa Mác-lênin là thế giới quan phương pháp luận của tư tưởng Hồ
Chí Minh. Hồ Chí Minh đã từng khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin là đỉnh cao
trí tuệ nhân loại là chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất, khoa học nhất, là
vốn cẩm nang thần kỳ, là mặt trời soi sáng cho con đường đấu tranh cách mạng
Việt Nam. Vì vậy Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa Mác- Lênin là nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hành động, bởi vì Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác lênin
bằng khát vọng của một người dân mất nước, trong quá trình người tiếp thu học
tập chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã luôn học tập với một tinh thần chủ động
sáng tạo tư duy tự chủ độc lập, không sao chép giáo điều dập khuôn máy móc.
Điều này thể hiện bằng việc người vận dụng tri thức, kiến thức vào thực tiễn
cách mạng Việt Nam để tìm đường lối chủ trương phù hợp với yêu cầu đặt ra
của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đã dùng quan điểm lập trường của chủ
nghĩa Mác-Lênin, vận dụng vào thực tiễn để đưa ra đường lối quan điểm đúng
đắn sáng tạo.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở nguồn gốc lý luận trực tiếp quyết định tt Hồ
Chí Minh. Trên cơ sở tiếp thu phương pháp biện chứng của chủ nghĩa
MácLênin, Hồ Chí Minh đã tìm ra cách tiếp thu những giá trị văn hóa dân tộc
kết hợp với tinh hoa văn hóa nhân loại. Bên cạnh đó từ những cơ sở thế giới
quan của chủ nghĩa Mác-Lênin thông qua phương pháp biện chứng cũng như
thực tiễn hoạt động người đã rút ra quy luật tất yếu của nhân loại: “sớm hay
muộn thì các dân tộc cũng sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”. Trong quá trình đó
người đã vận dụng thực tiễn từ cuộc đấu tranh cách mạng thế giới và cuộc đấu
tranh dân tộc của nhân dân bị áp bức đã đi tới độc lập dân chủ và tìm ra con
đường đúng đắn nhất cho cách mạng Việt Nam: ” con đường cách mạng
sản”. trên cơ sở tiếp thu quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã tìm ra con
đường phải đi và cách cái đích phải đến đó là con đường cách mạng vô sản
tiến tới xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cộng sản.
Như vậy chủ nghĩa mác lênin là cơ sở thế giới quan phương pháp luận
của tư tưởng Hồ Chí Minh quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh
còn được coi là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam.
Trách nhiệm của sinh viên trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Trong các văn kiện của đảng đều khẳng định chủ nghĩa mác lênin được Đảng
lấy tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho hành động, vì vậy bản thân mỗi
sinh viên cần phải có trách nhiệm trong việc:
lOMoARcPSD| 39651089
-Cần xác định ý thức chính trị trong mỗi sinh viên góp phần quan trọng trang
bị thế giới quan phương pháp luận khoa học để đảm bảo bản thân họ trong quá
trình bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thì nói, viết, làm đúng chủ trương
đường lối của Đảng. Đây là một yêu cầu quan trọng và bản thân mỗi sinh viên
cần phải có trách nhiệm cao trong công tác hoạt động sinh hoạt nhất là trên
mạng xã hội. Bởi vì khi tiếp thu không đầy đủ đúng đắn những chủ trương
chính sách đường lối của đảng dẫn đến việc nghi ngờ thậm chí có những hành vi
phát tán những thông tin chưa được kiểm chứng.
-Mỗi sinh viên cần nhận diện những quan điểm sai trái thù địch hiện nay
được tuyên truyền trên những không gian mạng do các thế lực thù địch thường
xuyên đăng tải nhằm chống phá Đảng và nhà nước ta gây ra sự hoang mang
hoài nghi thậm chí làm xói mòn niềm tin của sinh viên của nhân dân đối với sự
lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta gây nên tình trạng mất trật tự an ninh xã hội.
Vì vậy mỗi sinh viên cần tiếp thu những thông tin chính thống đúng đắn, không
chia sẻ những thông tin chưa có sự kiểm chứng, đặc biệt cần có trách nhiệm
trong việc chia sẻ thông tin tích cực, không chia sẻ thông tin không phù hợp với
chủ trương chính sách của đảng. Bản thân là những sinh viên Bách Khoa có sự
nhanh nhạy về công nghệ, thì mỗi người cần phát huy vai trò chiến sĩ tiên phong
trong việc đấu tranh quan điểm sai trái thù địch trên không gian mạng thông qua
những hoạt động của bản thân góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và
tuyên truyền chủ trương chính sách của nhà nước đến nhân dân.
Câu 3: phân tích giá trị tinh hóa văn hóa phương đông tác động tới sự hình
thành tư tưởng HCM.liên hệ với vc tiếp thu tri văn hóa phương đông hiện nay.
Trong quá trình hoạt động CM, HCM chú ý kế thừa và phát triển tinh hoa
văn hóa tư tưởng phương đông kết tinh trong cấc tư tưởng lớn nho giáo,phật
giáo, và chủ nghĩa tam dân.
Nho giáo: là 1 hệ thống đạo đức triết học xã hội, triết lí giáo dục và triết
học chính trị do khổng tử đề xướng và được các học trò của ô phát triển với 1
mục đích xây dựng 1 xã hội bình dị. HCM chú ý kế thừa và đổi mới tư tưởng
dùng nhân trị ,đức trị để quản lí xã hội. Kế thừa và phát triển quan niệm của nho
giáo về xây dựng 1 xh lí tưởng trong đó công bằng, bác ái, nhân, nghĩa, chí,
dũng, tín, niêm được coi trọng để đi đến xây dựng 1 thế giới đại đồng với hóa
bình không có chiến tranh.Đặc biệt, HCM chú ý kế thừa đổi mới và phát triển
tinh thần coi trọng đạo đức của nho giáo trong vc tu dưỡng rèn luyện đạo đức cá
nhân để xây dựng đảng ta về đạo đức và việc đề cao học hành coi trọng người
hiền tài như Người từng nói: ‘Hiền tài là nguyên khí của quốc gia’, cũng như kế
thừa về quan điểm thân dân nhất là đối với việc trị nước thì phải lấy dân làm
lOMoARcPSD| 39651089
gốc.Mạnh Tử nói: ‘Dân vi quý, xã tắc thứ tri, quân vi khinh’Người đã từng
nói:’không gì quý bằng nhân dân’.
Phật giáo:Phật giáo vào VN từ rất sớm với những tư tuongwr về giác
ngộ,từ bi, hỉ sả, vị tha, cứu khổ cứu nạn có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống
văn hóa,tinh thần của người VN. Đối với Phật giáo, HCM chú trọng kế thừa
phát triển tu tưởng vị tha, yêu thương con người, khuyến khích làm việc thiện
chống lại điều ác. Những quan điểm tích cực trong triết lí của Phật giáo được
HCM vận dụng, sáng tạo để đoàn kết toàn dân vì nước VN hòa bình, thống nhất,
dân chủ.Tuy nhiên, Người cũng phế phán những điểm hạn chế của Phật giáo
như tư tưởng an phận. Phật giáo khi du nhập vào VN thì gặp chủ nghĩa yêu
nước đã hình thành nên dòng phật hiền phái trúc lâm với chủ trương: ‘ sống gắn
bó với cộng đồng, với dân , với nước, với cuộc đấu tranh của dân tộc’. HCm chú
ý kế thừa phát triển nhwunxg tu tưởng nhân bản đạo đức tích cực trong Phật
giáo vào xây dựng xh VN mới, con người VN mới.
Lão giáo: đối với Lão giáo HCm chú ý kế thừa phát triển tư tưởng của
Lão tử, khuyên con người sống gắn bó, hòa đồng với thiên nhiên và luôn phải
biết bve môi trường sống.HCM cũng chú ý kế thừa và phát triển tư tưởng thoát
khỏi mọi ràng buộc của vòng danh lợi.Chính vì vậy, Người đã khuyên cán bộ,
đảng viên ít lòng ham muốn về vật chất, thực hiện cần ,kiệm, niêm, chính, chí
công vô tư hành dộng theo đjao lí với ý nghĩa là hành động đúng quy luật tự
nhiên xã hội. HCM còn kế thừa phát triển nhwungx tư tưởng, triết lí của các n
tu tưởng khác như Mặc Tử, Hàn Phi Tử. Người cũng tiếp thu những tư tưởng
tiến bộ thời cận hiện đại như tu tưởng của Găng-ni( ấn độ), chủ nghĩa tam sơn
của Tôn Trung Sơn. HCM đã phát triển sáng tạo wuan điểm về dân tộc độc lập,
dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc của Tôn Trung Sơn trong cách mạng dân
chủ tư sản để hình thành tu tưởng đáu tranh cho độc lập, tự do của con người và
dân tộc VN trong con đường CM vô sản và Người đã phát triển những tư tưởng
đó nên 1 trình độ mới mang tính giai cấp.
Như vậy có thể khẳng định HCM là 1 nhà Mác-xít sáng tạo, Người đã kế
thừa và phát triển những tinh hoa, văn hóa, tư tưởng phương Đông để giải quyết
những vấn đề thục tiễn Cm VN trong thời hiện đại.
Vận dụng: VN là 1 quốc gia phương Đông dĩ nhiên nền văn hóa VN cũng
mang bản sắc văn hóa phương đông, vì vậy trong quá trình tiếp thugias trị văn
hóa phương đông sẽ có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, để những gtri văn
hóa đó trở thành động lực trong sự phát triển của đát nước thì trc hết cần phải xđ
rõ những gtri văn hoas phuongw đông tích cực, điều nào cần đk phát huy những
cũng phải biết hạn chế những nhược điểm có thể gây cản cho sự phát triển của
lOMoARcPSD| 39651089
xh. Đây là 1 yêu cầu mang tính tất yếu trong việc tiếp tu, phát huy những ưu
điểm khắc phục những hạn chế của văn hóa phương đông với việc tạo lập 1 nền
văn hóa mới ở VN.Đối với mỗi người dân, mỗi sv cần phải nhận thức rõ trách
nhiệm của bthan trong quá trình tiếp thu những gtri văn hóa phương đông để
thực hiện đúng theo mục tiêu xây dựng văn hóa mà đảng và nhà nước ta đã xác
định đó là xây dựng 1 nền văn hóa tiên tiến, đậm dà bản sắc dân tộc. Vì vậy
bthan mỗi người cần phải thực hành, tiếp thu những giá trị văn hóa phương
đông đó từ trong nhận thức đến thực tiễn hoạt động như:’ đáu tranh chống lại
điều ác, tích cực làm điều thiện, chăm chỉ học hành, chống lại thói lười biếng
trong lao động, luôn tích cực và thể hiện những giá trị tôn sư trọng đạo,trọng
dụng những người hiền tài, sống hòa đồng luôn có ý thức bảo vệ môi trường
sống, nhất là bản thân mình phải tu dưỡng thành người ít có ham muốn về vật
chất’.
Câu 4: Phân tích tư tưởng HCM về vấn đề độc lập dân tộc.Trách nhiệm của sv
về bve độc lập dân tộc.
a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc:
* Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các
dân tộc:
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến
nay gắn liền với truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Điều
đó nói lên một khát khao to lớn của dân tộc ta là có được một nền độc lập cho
dân tộc, tự do cho nhân dân và đó cũng là một giá trị tinh thần thiêng liêng, bất
hủ của dân tộc mà Hồ Chí Minh là hiện thân cho tinh thần ấy. Người nói rằng,
cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc
lập.
Tại Hội Nghị ở Vécxây (Pháp) năm 1919, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội
nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam, với hai nội dung chính là đòi quyền
bình đẳng về mặt pháp lý và đòi các quyền tự do, dân chủ. Tuy nhiên bản yêu
lOMoARcPSD| 39651089
sách không được Hội nghị chấp nhận nhưng qua đó cho thấy lần đầu tiên, tư
tưởng Hồ Chí Minh về quyền của các dân tộc thuộc địa mà trước hết là quyền
bình đẳng và tự do đã hình thành.
Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh cũng đã
xác định mục tiêu chính trị của Đảng là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn
phong kiến và làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập. Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 thành công, trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh thay mặt
Chính phủ lâm thời trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới
rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành
một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và
lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.”
Ý chí và quyết tâm trên còn được thể hiện trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ. Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam lần
thứ hai, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-1946, Người ra lời
hiệu triệu, thể hiện quyết tâm sắt đá, bảo vệ cho bằng được nền độc lập dân tộc
giá trị thiêng liêng mà nhân dân Việt Nam mới giành được: “Không! Chúng ta
thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm
nô lệ”.
Năm 1965, đế quốc Mỹ tăng cường mở rộng chiến tranh ở Việt Nam.
Trong hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh ác liệt đó, Hồ Chí Minh đã nêu lên một
chân lý thời đại, một tuyên ngôn bất hủ của các dân tộc khao khát nền độc lập,
tự do trên thế giới “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Với tư tưởng trên của
Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu, đánh thắng đế quốc
Mỹ xâm lược, buộc chúng phải ký kết Hiệp định Paris, cam kết tôn trọng các
quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta.
* Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc
của nhân dân:
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân.
Người đánh giá cao học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự
do: dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. bằng lý lẽ đầy
thuyết phục, trong khi viện dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của
Cách mạng Pháp năm 1791, Hồ Chí Minh khẳng định dân tộc Việt Nam đương
nhiên cũng phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi: “Đó là lẽ phải không ai
chối cãi được”. Người nói: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự
do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
lOMoARcPSD| 39651089
Ngoài ra, độc lập cũng phải gắn với cơm no, áo ấm và hạnh phúc của
nhân dân. Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trong hoàn
cảnh nhân dân đói rét, mù chữ. . . , Hồ Chí Minh yêu cầu phải cố gắng để cho
nhân dân ai cũng có cái ăn cái mặc, ai cũng có chỗ ở và được học hành.
Có thể thấy rằng, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí
Minh, Người luôn coi độc lập gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm cho nhân dân,
như Người từng bộc bạch đầy tâm huyết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn
tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
* Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để:
Trong quá trình đi xâm lược các nước, bọn thực dân đế quốc hay dùng
chiêu bài mị dân, thành lập các chính phủ bù nhìn bản xứ, tuyên truyền cái gọi
là “độc lập tự do” giả hiệu cho nhân dân các nước thuộc địa nhưng thực chất là
nhằm che đậy bản chất “ăn cướp” và “giết người” của chúng.
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và
triệt để trên tất cả các lĩnh vực. Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân không
có quyền tự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài
chính riêng. . . . , thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì. Trên tinh thần đó và trong
hoàn cảnh đất nước ta sau Cách mạng Tháng Tám còn gặp nhiều khó khăn,
Người đã thay mặt Chính phủ ký với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ
ngày 6-3-1946, theo đó: “Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình,
quân đội của mình, tài chính của mình”.
* Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ:
Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân tộc ta luôn đứng trước
âm mưu chia cắt đất nước của kẻ thù. Thực dân Pháp khi xâm lược nước ta đã
chia đất nước ta ra ba kỳ, mỗi kỳ có chế độ cai trị riêng. Trong hoàn cảnh đó,
trong bức Thư gửi đồng bào Nam Bộ (1946), Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng
bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân
lý đó không bao giờ thay đổi”. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đất
nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền, Hồ Chí Minh tiếp tục kiên trì
đấu tranh để thống nhất Tổ quốc. Trong Di chúc, Người cũng đã thể hiện niềm
tin tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng, vào sự thống nhất nước nhà: "Đế
quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất.
Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Có thể khẳng định rằng tư
lOMoARcPSD| 39651089
tưởng độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ là tư
tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.
Liên hệ: Độc lập dân tộc là giá trị thiêng liêng nhất như lời khẳng định
của chủ tịch HCM, vì vậy với mỗi sv là chủ nhân tương lai của đất nước cần
phải nhận thức rõ và phải có trách nhiệm trong việc be nền độc lập dtoc, điều
này thể hiện: Trước hết cần phải gia sức học tập, tích lũy tri thức để góp phần
xây dụng đát nước ngày càng giàu mạnh hơn, có đủ tiềm lực về kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội để bảo vệ nền độc lập của dân tộc nghĩa là xây dựng được cơ
sở vật chất, đáp ứng được điều kiện bảo vệ nền độc laajo dân tộc.
Mỗi sinh viên cần phải tích cực tuyên truyền thực hiện chủ trương chính
sách của Đảng đến với mỗi người dân trong việc nhận thức bảo vệ nền độc lập
của dân tộc theo tinh thần quyết không đánh đổi tự do với những hòa bình viển
vông.
Hiện nay có rất nhiều thế lực thù địch sẵn sàng phá nền độc lập dân tộc
thông qua hành vi chống phá cả từ bên trong và bên ngoài, vì vậy mỗi sv cần
phát huy vai trò xung kích, sẵn sàng tham gia vào lượng thôn xóm, lwujc lượng
be nền độc lập dân tộc.Bên cạnh đó, cần phải tuyên truyền đến với người thân,
gia đình, làng xóm thwujc hiện đoàn kết, xây dựng đời sống để tạo nên thế trận
lòng dân, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Câu 5: Tại sao theo HCM, Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác-Lenein làm nền tảng
tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Trách nhiệm của sv trong việc bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng.
Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam
cho hành động
Về tầm quan trọng của lý luận, Người nhắc lại lời của Lênin trong tác
phẩm Làm gì:”Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách
mạng” và “chỉ có một đảng có lý luận cách mạng thì không có phong hướng
dẫn thì mới có thể làm tròn được vai trò chiến sĩ tiền phong’ và khẳng định,
Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt. Đảng không có chủ nghĩa làm cốt
ví như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.
lOMoARcPSD| 39651089
Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng học thuyết chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin. Toàn Đảng, ai cũng
phải hiểu, phải theo chủ nghĩa ấy. Người coi chủ nghĩa Mác-Lênin “không chỉ là
mặt trời soi sáng cho chúng ta trên con đường cách mạng mà còn là cẩm nang
thần kỳ” đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi.
Hồ Chí Minh yêu cầu toàn Đảng và mỗi cán bộ đảng viên phải hiểu và
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Đối với cơ quan và tổ chức Đảng, Nhà nước, Hồ Chí Minh yêu cầu:
+ Chủ nghĩa Mác-Lênin là kim chỉ nam cho hành động chứ không phải là kinh
thánh. Phải nắm vững phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phải căn cứ
vào thực tiễn để xác định đúng quan điểm, đường lối chính sách, pháp luật, phải
vận dụng sáng tạo, không máy móc, giáo điều, rập khuôn.
+ Phải tìm các giải pháp, biện pháp thực hiện, phải có quyết tâm, “đường lối 1,
biện pháp phải 10, quyết tâm phải 20”.
+ Phải tổng kết kinh nghiệm của Đảng mình, các Đảng anh em, tổng kết thực
tiễn để rút ra những bài học thành công, chưa thành công.
+ Phải tổ chức việc học tập, bồi dưỡng lý luận cho cán bộ, đảng viên phối hợp,
đồng thời phải tuyên truyền vận động quần chúng thực hiện đường lối, chính
sách.
- Đối với cán bộ đảng viên, Hồ Chí Minh yêu cầu:
+ Học lý luận, hiểu lý luận là phải vận dụng vào thực tiễn, “học mà không hành
là cái hòm đựng sách’, “để loè thiên hạ”, để “ra vẻ ta đây”. Phải chống các biểu
hiện kém lý luận, coi thường lý luận, lý luận suông, lý luận giáo điều.
+ Phải tin tưởng, nhất trí với quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước và
quyết tâm thực hiện; phải bảo vệ quan điểm đường lối chính sách, giữ vững kỷ
luật Đảng và kỷ luật cơ quan đoàn thể.
+ Phải lấy hiệu quả công tác, hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo sự hiểu và vận
dụng chủ nghĩa Mác-Lênin; công việc bê trễ thì không thể nói là hiểu chủ nghĩa
Mác-Lênin được
+ Phải coi việc thường xuyên học tập lý luận là nhiệm vụ và tiêu chuẩn đảng
viên
+ Phải sống với nhau có tình nghĩa
lOMoARcPSD| 39651089
LH: Mỗi sinh viên cần nhận diện những quan điểm sai trái thù địch hiện nay
được tuyên truyền trên những không gian mạng do các thế lực thù địch thường
xuyên đăng tải nhằm chống phá Đảng và nhà nước ta gây ra sự hoang mang
hoài nghi thậm chí làm xói mòn niềm tin của sinh viên của nhân dân đối với sự
lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta gây nên tình trạng mất trật tự an ninh xã hội.
Vì vậy mỗi sinh viên cần tiếp thu những thông tin chính thống đúng đắn, không
chia sẻ những thông tin chưa có sự kiểm chứng, đặc biệt cần có trách nhiệm
trong việc chia sẻ thông tin tích cực, không chia sẻ thông tin không phù hợp với
chủ trương chính sách của đảng. Bản thân là những sinh viên Bách Khoa có sự
nhanh nhạy về công nghệ, thì mỗi người cần phát huy vai trò chiến sĩ tiên phong
trong việc đấu tranh quan điểm sai trái thù địch trên không gian mạng thông qua
những hoạt động của bản thân góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và
tuyên truyền chủ trương chính sách của nhà nước đến nhân dân.
Câu 6: Phân tích tư tưởng HCM về vai trò đại đoàn kết dân tộc. Trách nhiệm
của sv với việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tư tưởng HCM về vai trò đại đoàn kết toàn dân tộc được thể hiện: Đại
đoàn kết toàn dân tộc có ý nghĩa quyết định chiến lược của CM.
-Nhấn mạnh đại đoàn kết dân tộc : theo HCM trong thời đại mới để đánh
bại các thế lực đế quốc, thwujc dân nhằm giải phóng dân tộc nếu chỉ có tinh
thần yêu nước thì chưa đủ mà cần phải xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.Do
vậy đại đoàn kết dân tộc được nhận thức là vấn đề chiến lược lâu dài của CM, là
nhân tố đảm bảo cho sự thắng lợi của CMVN ở mọi giai đoạn lịch sử.Điều này
đã được thực tiễn của lịch sử dân tộc chứng minh về sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc trong cuộc chiến đấu bảo vệ nền độc lập của dân tộc, của nhân dân VN
lOMoARcPSD| 39651089
trước các thế lực thù địch của dân ta rất nhiều lần. HCm dã từng khẳng định :’
khi nào daan ta đoàn kết con người như 1 thì đất nước độc lập, trái lại khi nào
dân ta chưa đoàn kết thì sẽ bị kẻ thù xâm lược’.
HCM cũng đã chỉ ra muốn quy tụ được mọi lực lượng CM vào khối đại
đoàn kết cần phải có những chính sách phù hợp, tuy nhiên trong mỗi giai đoạn
Cm trươc những ycau nvu khác nhau cần phải có chính sách tập hợp phù hợp vì
đó là yếu tố mang tính sống còn, quyết định sự thành bại của CM.
Theo HCM, đại đoàn kết dtoc kp là sách lược, thủ đoạn chính trị nhất thời
mà là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt tiến trình CMVN. Trên cơ sở tổng kết
kinh nghiệm, HCM đã đưa ra những luận điểm mang tính chân lí về vai trò của
đjai đoàn kết dtoc như: đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công, đoàn
kết là sức mạnh của chúng ta, đàon kết là sức mạnh, đoàn kết mà thắng lợi
Người đã đi đến kết luận:” đoàn kết, đại đoàn keetsm thành công, đại thành
công”. Đó chính là triết lí thành công VN khẳng định vai trò của đại đoàn kết
dtoc.
Đại đoàn kết dtoc là mục tiêu , nhiệm cụ hàng đầu của Cm: theo quan
điểm HCM, đoàn kết kp là khẩu hiệu chiến lược mà là mục tiêu lâu dài của CM,
vì vậy theo Người đại đoàn kết phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu .. và
trong hoạt động thực tiễn của đảng. Điều này đã dudwjojc chủ tịch HCM kđ
trong buổi phát biểu trong buổi lễ ra mắt : mục đsich của đnagr Vn có thể gộp
trong 8 chữ : đoàn keets toàn dân, phụng sự tổ quốc. Đại đoàn kết dân tộc là nvu
hàng dầu của đảng cũng là nvu hàng đầu của mỗi giai đoạn CM. Nhấn manhj
vấn đề này là nhấn mạnh đến vai trò của thực lực CM, do đó ở mọi giai đoạn
Cm khác nhau đại đoàn kết dân tộc luôn được coi là nvu hàng đầu.
Đại đoàn kết dân tộc được coi là nvu hàng đầu của cả dtoc vì: CM là sự
nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng. Đại đoàn kết là
ycau khách quan của sự nghiệp Cm và là nhu cầu khách quan của quần chúng
nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình vì trong cuộc đấu tránh đó
họ sẽ nảy sinh nhu cầu đoàn kết để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho CM. ĐCS sẽ
có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp quần chúng nhân dân để chuyển nhu cầu đòi hỏi
khách quan tự phát của quần chúng nhân dân thành nhwgx đòi hỏi mang tính tự
giác trong cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc, vì cuộc sống tự do, ấm lo, hạnh
phúc của nhân dân.
Trách nhiệm của sv: với mỗi sv cũng là 1 người dân, là 1 phần trong khối
đại đoàn kết toàn dtoc vì vậy bản than cần nhận thức rõ được vai trò của khối
đại đoàn kết toàn dtoc khi được phát huy vai trò xây dựng và bve đất nước.
Chính bản thân mình mỗi sinh viên cần có trách nhiệm phát huy điều nà cần thể
lOMoARcPSD| 39651089
hiện qua những hành động của bthan: tuyên truyền, tích cực tham gia xây dụng
khối đại đoàn kết dtoc thông qua các tổ chức chính trị xh ở trong mặt trận tổ
quốc VN.Bên cạnh đó k được có những hành vi chia rẽ khối đại đoàn kết dtoc
để gây mẫu thuẫn cho nhân dân và với mỗi sv đh BKHN thì cần thực hiện khối
đại đoàn kết sinh viên như tích cực tham gia hoạt động do đoàn thanh niên, hội
sv phát động, yêu thương giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khan.
Câu 7: Phân tích quan điểm HCM về nguyên tắc xd đạo đức.Liên hệ sv về tu
dưỡng đạo đức sv.
a. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về các nguyên tắc xây dựng đạo
đức cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò đạo đức của con người “Thiếu
một đức thì không thành người”, “có tài mà không có đức thì là người vô dụng”.
Song song với việc học tập rèn luyện, Người luôn nhắc nhở ta phải chú ý tu
dưỡng đạo đức bản thân. Theo Hồ Chí Minh muốn thực hiện thành công sự
nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa- cuộc cách mạng sâu sắc nhất triệt để nhất
toàn diện nhất chúng ta phải đem hết tinh thần và lực lượng ra phấn đấu, phải tu
dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng.
lOMoARcPSD| 39651089
Nói phải đi đôi với làm, nêu gương đạo đức cá nhân:
Hồ Chí Minh coi nguyên tắc nói đi đôi với làm là nguyên tắc quan trọng
bậc nhất trong xây dựng nền đạo đức mới. Nguyên tắc cơ bản này là sự thống
nhất giữa lý luận thực tiễn, nó đã trở thành phương pháp luận trong cuộc sống là
là nền tảng triết lý sống của Người.
Hồ Chí Minh đề cao việc nêu gương đạo đức. Sự gương mẫu của cán bộ ,
đảng viên trong lời nói và việc làm không chỉ là cách thức để giáo dục đạo đức
cho quần chúng mà còn là một phương pháp để tự giáo dục bản thân.
Như vậy, một nền đạo đức mới chỉ được xây dựng trên một nền tảng rộng
lớn, vững chắc, khi những chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức hằng
ngày của mỗi người và của toàn xã hội, mà những tấm gương đạo đức của
những người tiêu biểu có ý nghĩa thúc đẩy cho quá trình đó.
Xây đi đôi với chống:
Hồ Chí Minh cho rằng, đây là đòi hỏi của nền đạo đức mới thể hiện tính
nhân đạo chiến đấu vì mục tiêu của sự nghiệp cách mạng: Xây tức là xây dựng,
bồi dưỡng các giá trị, các chuẩn mực đạo đức mới; Chống là chống các biểu
hiện, hành vi vô đạo đức, suy thoái đạo đức.
Theo Người, xây dựng nền đạo đức mới phải được tiến hành bằng việc
giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực xã hội, nhất là trong những tập
thể - nơi mà phần lớn thời gian mỗi con người gắn bó bằng hoạt động thực tiễn
của mình.
Việc giáo dục đạo đức phải được tiến hành phù hợp với từng giai đoạn
cách mạng cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp, tầng lớp
trong từng môi trường khác nhau. Khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi
người.
Để thực hiện xây và chống có hiệu quả, theo Hồ Chí Minh phải tuyên
truyền, vận động hình thành phong trào quần chúng rộng rãi đấu tranh cho sự
lành mạnh, trong sạch về đạo đức, thôi thúc trách nhiệm đạo đức cá nhân để mọi
người phấn đấu tự bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng; phải
chú trọng kết hợp giáo dục đạo đức với tăng cường tính nghiêm minh của pháp
luật.
Tu dưỡng đạo đức suốt đời:
Theo Người, đó là một quá trình gian khổ, trường kỳ. Một nền đạo đức
mới chỉ có thể được xây dựng dựa trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi
người thông qua các hoạt động thực tiễn: Nhìn thẳng vào mình, không tự lừa
lOMoARcPSD| 39651089
dối, huyễn hoặc; thấy rõ điểm chưa tốt của mình để khắc phục; kiên trì, tu
dưỡng suốt đời.
Người nhấn mạnh mỗi người cần thường xuyên được giáo dục và tự giáo
dục về mặt đạo đức. Mỗi người cần luôn bền bỉ, cố gắng. Có rèn luyện như vậy,
con người mới có được những phẩm chất tốt đẹp và những phẩm chất ấy ngày
được bồi đắp, nâng cao.
Liên hệ: Hiện nay trong quá trình tu dưỡng đạo đức của sv thì cũng có
những điểm tích cực như sv luôn thường xuyên tu dưỡng đạo đức của bthan,
thực hành những chuẩn mức đạo đức cần, kiệm, niêm,.. trong cuộc sống, học
tập. Tuy nhiên có 1 số bộ phận sv có biểu hiện suy thoái về đạo đức chạy theo
lối sống về thực dụng, không chú trọng về việc tu dưỡng đạo đức của bthan,.
Chính vì vayj. Bthan mỗi sv cần nhận thức rõ trong cs hàng ngày, trong học
tajao cũng như cs sau anfy cần phải tu dưỡng đạo đức như HCM đã nói: cần
phải tu dưỡng đạo đúc suốt đời, và phải xâ dựng cho mình những những đạo
đức mới tốt đẹp và phải sẵn sàng đấu tranh nhwungx biểu hiện tiêu cực trong
hành vi đạo đức hàng ngày, phải thực hành và phải nêu gương đạo đức , học tập
những tấm gương đạo đức, …
Câu 8: Phân tích quan điểm HCM về xây dựng con người. Liên hệ
a. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người
Ý nghĩa của việc xây dựng con người
Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, vừa
cấp bách vừa lâu dài, vừa có ý nghĩa chiến lược. Xây dựng con người là trọng
tâm, là bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển đất nước, có mối quan hệ
chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Xây dựng con người là công việc lâu dài gian khổ, vừa vì lợi ích trước
mắt vừa vì lợi ích lâu dài, là công việc của văn hóa giáo dục, phải được tiến
lOMoARcPSD| 39651089
hành thường xuyên trong suốt cuộc đời mỗi người. Đó là trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân.
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người
xã hội chủ nghĩa”. Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con xã hội chủ nghĩa, con
người xã hội chủ nghĩa sẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc xây dựng con người
xã hội chủ nghĩa được đặt ra ngay từ đầu và phải được quan tâm trong suốt tiến
trình xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Nội dung xây dựng con người
Quan điểm của Hồ Chí Minh là xây dựng con người vừa “hồng” vừa
“chuyên”. Đó là những con người có mục đích sống và lối sống cao đẹp, có bản
lĩnh chính trị vững vàng, những con người của chủ nghĩa xã hội, có tư tưởng,
tác phong và đạo đức xã hội chủ nghĩa, có năng lực làm chủ. Xây dựng con
người toàn diện với những khía cạnh chủ yếu sau:
+Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể, “ vì mình vì mọi người”.
+Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ Quốc.
+Yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng.
+Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng, dân chủ, nêu
gương.
Người đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch
chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng năng lực, trí tuệ, trình độ lý luận chính trị, văn
hóa, KHKT, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sức khoẻ.
Phương pháp xây dựng con người
Bản thân mỗi người có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân, kết hợp
chặt chẽ với xây dựng cơ chế, tính khoa học của bộ máy và tạo dựng nền dân
chủ. Việc nêu gương có ý nghĩa quan trọng.
Biện pháp giáo dục có một vị trí quan trọng. Hồ Chí Minh đánh giá cao
vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Nền
giáo dục đó phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cách mạng, đáp ứng yêu cầu
thực tiễn của đất nước, do đó khi tình hình thực tiễn có sự thay đổi thì nền giáo
dục cũng phải có sự điều chỉnh đổi mới cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
Chú trọng vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng.
Thông qua các phong trào cách mạng như “Thi đua yêu nước”, “Người tốt việc
tốt”, đặc biệt phải dựa vào quấn chúng nhân dân.
lOMoARcPSD| 39651089
Liên hệ: Trong quan điểm của đảng về định hướng xây dựng con người VN
mới đó là xd con người toàn diện cả đức, trí, thể, mĩ . Do vậy đối với mỗi sv
trong quá trình xd bản thân cần rèn luyện đạo đức, rèn luyện mình để trở thành
vừa hầm vừa chuyên( đó là những người phải có tinh thần yêu nước, có ý thức
làm chủ xã hội, có tinh thần công dân và phải rèn luyện bản than thành những
người làm chủ được công nghệ, năng độngm sáng tạo, dám nghĩ dám làm, ham
học hỏi nhất là đối với sv Bk là nhwungx sv trong tương lai sẽ là những người
làm chủ về công nghệ thì cần xay dựng cho mình đạo đức và phong cách khoa
học đó là tôn trọng khoa học cũng như sẵn sàng học tập để trở công dân toàn
cầu, góp phần xd đất nước để trở thành là những công dân ưu tú.
| 1/17

Preview text:

lOMoAR cPSD| 39651089
Câu 1: Tư tưởng văn hóa tiến bộ phương tây đã chi phối sự lựa chọn con
đường cứu nước Hồ Chí Minh là đúng hay sai? Tại sao, liên hệ việc tiếp thu giá
trị văn hóa phương tây trong hiện nay.
Có thể khẳng định tư tưởng văn hóa tiến bộ phương tây đã chi phối sự lựa
chọn con đường cứu nước Hồ Chí Minh là đúng. Vì ngay từ khi còn nhỏ ở trong
nước, lúc học tại trường tiểu học Vinh– Nghệ An, Đông Ba Huế và trường quốc
học Huế, Hồ Chí Minh đã làm quen với văn hóa phương tây thông qua việc tiếp
thu với tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái. Chính điều này thôi thúc gợi mở cho
người đi theo con đường tây du đã tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Trong hành trình hơn 30 năm hoạt động, Hồ Chí Minh chủ yếu sống ở các nước
châu âu và người đã tiếp thu với những tư tưởng dân chủ của các nhà dân chủ
thời kỳ văn hóa phục hưng thế kỷ 17. Người đã đọc, tìm hiểu qua các tác phẩm:
khế ước xã hội rút- xa, tinh thần pháp luật marketxio, trong các tác phẩm này
với những nội dung định hướng xây dựng một xã hội dân chủ (thể chế dân chủ,
thiết chế dân chủ, chế độ dân chủ) và tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền
(tam quyền phân lập) xây dựng xã hội tự do bình đẳng bác ái. Hồ Chí Minh
bước đầu hình thành phong cách dân chủ của mình từ trong hoạt động thực tiễn
của bản thân. Qua việc tiếp thu tinh hoa văn hóa phương tây bố Chí Minh đã
xây dựng tư tưởng nhà nước của dân, do dân và vì dân, xây dựng nhà nước thượng tôn pháp luật.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu quyền của con người trong các tác phẩm: Tuyên
ngôn độc lập Mỹ 1776, trong đó đề cập quyền bình đẳng quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc. Người đã tiếp xúc tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái trong
tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp 1791. Điều cốt lõi tái
hiện trong tuyên ngôn này hướng con người đến những giá trị nhân văn cao cả
chống thời kỳ này Hồ Chí Minh đã học rất nhiều tác phẩm văn học, triết học,
trong đó đề cập đến giá trị nhân văn và phê phán tư tưởng cầm quyền sự áp bức
bóc lột của chế độ phong kiến. Đồng thời từ những hoạt động thực tiễn Hồ Chí
Minh đã nghiêm khắc phê phán những hạn chế và những nghịch lý đằng sau lời
lẽ hoa mỹ đó là sự bất công và nạn nghèo đói của giai cấp công nhân, sự phân
biệt chủng tộc sâu sắc đối với những người da đen.
Giá trị văn hóa phương tây còn được Hồ Chí Minh tiếp thu qua tinh thần
nhân văn cao cả, đức hy sinh thiên chúa giáo. Tuy nhiên với tư duy nhạy bén và
tinh thần đấu tranh cho công lý tự do hạnh phúc cho nhân dân người đã nhận
thấy những điểm tích cực của thiên chúa giáo thay vì coi đó là công cụ xâm
lược của thực dân Pháp. Thiên chúa giáo có tinh thần nhân văn và triết lý sâu
sắc thông qua hệ thống giáo lý và chính Hồ Chí Minh hiện thân trong tinh thần
nhân văn, lòng thương người sâu sắc. Điều đó tái hiện Người dành cả cuộc đời lOMoAR cPSD| 39651089
của mình để đấu tranh chống đế quốc xâm lược giành lại công bằng cho nhân
dân như tinh thần hy sinh của đức chúa. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng
nghiêm khắc phê phán những kẻ nhân danh thiên chúa đã thực hiện hành vi xâm lược.
Như vậy trong quá trình tiếp thu phát triển và hoàn thiện tư tưởng của mình
và cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã dùng tri thức của mình để tiếp thu tinh
hoa văn hóa của thời đại. Sự tiếp thu đó chính là sự kế thừa những mặt tích cực
đồng thời phê phán những mặt tiêu cực để từ đó nâng cao tri thức trong suy
nghĩ, xem xét, vận dụng, phát triển những tư tưởng đó lên một tầm cao mới.
Liên hệ: Giá trị tinh hoa văn hóa phương tây làm giàu vốn tri thức kết hợp
yếu tố hiện đại và yếu tố truyền thống phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc
thích nghi với quá trình tiếp thu và phát triển trong sự giao lưu văn hóa. Tuy
nhiên trong quá trình toàn cầu hóa, hiện đại hóa, hiện nay việc ảnh hưởng của
các giá trị văn hóa phương tây trong tư duy lối sống của văn hóa phương tây sẽ
có những tác động tiêu cực và tích cực đến các mặt kinh tế văn hóa tư tưởng
quan điểm của mỗi người dân. Do vậy việc đặt ra vấn đề giải quyết giá trị văn
hóa dân tộc có thể bị ảnh hưởng từ du nhập giá trị văn hóa phương tây làm mất
đi bản sắc văn hóa dân tộc hay không, tới những quan điểm đó Đảng và nhà
nước ta có những chính sách và quyết định xây dựng một nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, bản thân mỗi người dân, mỗi sinh viên
cần nhận thức rõ tiếp thu giá trị văn hóa phương tây để từ đó xây dựng ý thức
trách nhiệm trong việc tiếp thu những cái hay, cái tiến bộ của tinh hoa văn hóa
phương tây và loại bỏ những giá trị không đúng, không phù hợp với thuần
phong mỹ tục của dân tộc. Đây là cơ hội để bản thân mỗi người dân, mỗi sinh
viên được tiếp xúc thông qua sách báo, internet, các phương tiện truyền thông
quá trình giao lưu văn hóa nhưng trong sự tiếp xúc đó chính bản thân mỗi người
dân không phải ai cũng có thể tiếp thu những mặt tích cực của văn hóa phương
tây mà có những người còn bị ảnh hưởng những mặt tiêu cực, vì vậy chính bản
thân mỗi người cần xây dựng cho mình ý thức bản lĩnh để tránh những cám dỗ
trong cuộc sống hàng ngày là phải luôn biết chắt lọc những giá trị mà mình
được tiếp xúc làm cho phù hợp bản sắc văn hóa dân tộc, giúp tiến gần hơn xã
hội dân chủ theo tinh thần hội nhập chứ không hòa tan, đặc biệt là chính bản
thân mình thành người tuyên truyền cho những người dân hiểu được giá trị tích
cực và tiếp thu văn hóa nhân loại để làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 2: Vai trò chủ nghĩa Mác-Lênin đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh. Trách nhiệm của sinh viên trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. lOMoAR cPSD| 39651089
Vai trò chủ nghĩa mác lênin đối với sự hình thành 4 tưởng của Hồ Chí Minh thể hiện:
Chủ nghĩa Mác-lênin là thế giới quan phương pháp luận của tư tưởng Hồ
Chí Minh. Hồ Chí Minh đã từng khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin là đỉnh cao
trí tuệ nhân loại là chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất, khoa học nhất, là
vốn cẩm nang thần kỳ, là mặt trời soi sáng cho con đường đấu tranh cách mạng
Việt Nam. Vì vậy Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa Mác- Lênin là nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hành động, bởi vì Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác lênin
bằng khát vọng của một người dân mất nước, trong quá trình người tiếp thu học
tập chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã luôn học tập với một tinh thần chủ động
sáng tạo tư duy tự chủ độc lập, không sao chép giáo điều dập khuôn máy móc.
Điều này thể hiện bằng việc người vận dụng tri thức, kiến thức vào thực tiễn
cách mạng Việt Nam để tìm đường lối chủ trương phù hợp với yêu cầu đặt ra
của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đã dùng quan điểm lập trường của chủ
nghĩa Mác-Lênin, vận dụng vào thực tiễn để đưa ra đường lối quan điểm đúng đắn sáng tạo.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở nguồn gốc lý luận trực tiếp quyết định tt Hồ
Chí Minh. Trên cơ sở tiếp thu phương pháp biện chứng của chủ nghĩa
MácLênin, Hồ Chí Minh đã tìm ra cách tiếp thu những giá trị văn hóa dân tộc
kết hợp với tinh hoa văn hóa nhân loại. Bên cạnh đó từ những cơ sở thế giới
quan của chủ nghĩa Mác-Lênin thông qua phương pháp biện chứng cũng như
thực tiễn hoạt động người đã rút ra quy luật tất yếu của nhân loại: “sớm hay
muộn thì các dân tộc cũng sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”. Trong quá trình đó
người đã vận dụng thực tiễn từ cuộc đấu tranh cách mạng thế giới và cuộc đấu
tranh dân tộc của nhân dân bị áp bức đã đi tới độc lập dân chủ và tìm ra con
đường đúng đắn nhất cho cách mạng Việt Nam: ” con đường cách mạng vô
sản”. trên cơ sở tiếp thu quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã tìm ra con
đường phải đi và cách cái đích phải đến đó là con đường cách mạng vô sản và
tiến tới xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cộng sản.
Như vậy chủ nghĩa mác lênin là cơ sở thế giới quan phương pháp luận
của tư tưởng Hồ Chí Minh quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh
còn được coi là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam.
Trách nhiệm của sinh viên trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Trong các văn kiện của đảng đều khẳng định chủ nghĩa mác lênin được Đảng
lấy tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho hành động, vì vậy bản thân mỗi
sinh viên cần phải có trách nhiệm trong việc: lOMoAR cPSD| 39651089
-Cần xác định ý thức chính trị trong mỗi sinh viên góp phần quan trọng trang
bị thế giới quan phương pháp luận khoa học để đảm bảo bản thân họ trong quá
trình bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thì nói, viết, làm đúng chủ trương
đường lối của Đảng. Đây là một yêu cầu quan trọng và bản thân mỗi sinh viên
cần phải có trách nhiệm cao trong công tác hoạt động sinh hoạt nhất là trên
mạng xã hội. Bởi vì khi tiếp thu không đầy đủ đúng đắn những chủ trương
chính sách đường lối của đảng dẫn đến việc nghi ngờ thậm chí có những hành vi
phát tán những thông tin chưa được kiểm chứng.
-Mỗi sinh viên cần nhận diện những quan điểm sai trái thù địch hiện nay
được tuyên truyền trên những không gian mạng do các thế lực thù địch thường
xuyên đăng tải nhằm chống phá Đảng và nhà nước ta gây ra sự hoang mang
hoài nghi thậm chí làm xói mòn niềm tin của sinh viên của nhân dân đối với sự
lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta gây nên tình trạng mất trật tự an ninh xã hội.
Vì vậy mỗi sinh viên cần tiếp thu những thông tin chính thống đúng đắn, không
chia sẻ những thông tin chưa có sự kiểm chứng, đặc biệt cần có trách nhiệm
trong việc chia sẻ thông tin tích cực, không chia sẻ thông tin không phù hợp với
chủ trương chính sách của đảng. Bản thân là những sinh viên Bách Khoa có sự
nhanh nhạy về công nghệ, thì mỗi người cần phát huy vai trò chiến sĩ tiên phong
trong việc đấu tranh quan điểm sai trái thù địch trên không gian mạng thông qua
những hoạt động của bản thân góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và
tuyên truyền chủ trương chính sách của nhà nước đến nhân dân.
Câu 3: phân tích giá trị tinh hóa văn hóa phương đông tác động tới sự hình
thành tư tưởng HCM.liên hệ với vc tiếp thu tri văn hóa phương đông hiện nay.
Trong quá trình hoạt động CM, HCM chú ý kế thừa và phát triển tinh hoa
văn hóa tư tưởng phương đông kết tinh trong cấc tư tưởng lớn nho giáo,phật
giáo, và chủ nghĩa tam dân.
Nho giáo: là 1 hệ thống đạo đức triết học xã hội, triết lí giáo dục và triết
học chính trị do khổng tử đề xướng và được các học trò của ô phát triển với 1
mục đích xây dựng 1 xã hội bình dị. HCM chú ý kế thừa và đổi mới tư tưởng
dùng nhân trị ,đức trị để quản lí xã hội. Kế thừa và phát triển quan niệm của nho
giáo về xây dựng 1 xh lí tưởng trong đó công bằng, bác ái, nhân, nghĩa, chí,
dũng, tín, niêm được coi trọng để đi đến xây dựng 1 thế giới đại đồng với hóa
bình không có chiến tranh.Đặc biệt, HCM chú ý kế thừa đổi mới và phát triển
tinh thần coi trọng đạo đức của nho giáo trong vc tu dưỡng rèn luyện đạo đức cá
nhân để xây dựng đảng ta về đạo đức và việc đề cao học hành coi trọng người
hiền tài như Người từng nói: ‘Hiền tài là nguyên khí của quốc gia’, cũng như kế
thừa về quan điểm thân dân nhất là đối với việc trị nước thì phải lấy dân làm lOMoAR cPSD| 39651089
gốc.Mạnh Tử nói: ‘Dân vi quý, xã tắc thứ tri, quân vi khinh’ và Người đã từng
nói:’không gì quý bằng nhân dân’.
Phật giáo:Phật giáo vào VN từ rất sớm với những tư tuongwr về giác
ngộ,từ bi, hỉ sả, vị tha, cứu khổ cứu nạn có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống
văn hóa,tinh thần của người VN. Đối với Phật giáo, HCM chú trọng kế thừa
phát triển tu tưởng vị tha, yêu thương con người, khuyến khích làm việc thiện
chống lại điều ác. Những quan điểm tích cực trong triết lí của Phật giáo được
HCM vận dụng, sáng tạo để đoàn kết toàn dân vì nước VN hòa bình, thống nhất,
dân chủ.Tuy nhiên, Người cũng phế phán những điểm hạn chế của Phật giáo
như tư tưởng an phận. Phật giáo khi du nhập vào VN thì gặp chủ nghĩa yêu
nước đã hình thành nên dòng phật hiền phái trúc lâm với chủ trương: ‘ sống gắn
bó với cộng đồng, với dân , với nước, với cuộc đấu tranh của dân tộc’. HCm chú
ý kế thừa phát triển nhwunxg tu tưởng nhân bản đạo đức tích cực trong Phật
giáo vào xây dựng xh VN mới, con người VN mới.
Lão giáo: đối với Lão giáo HCm chú ý kế thừa phát triển tư tưởng của
Lão tử, khuyên con người sống gắn bó, hòa đồng với thiên nhiên và luôn phải
biết bve môi trường sống.HCM cũng chú ý kế thừa và phát triển tư tưởng thoát
khỏi mọi ràng buộc của vòng danh lợi.Chính vì vậy, Người đã khuyên cán bộ,
đảng viên ít lòng ham muốn về vật chất, thực hiện cần ,kiệm, niêm, chính, chí
công vô tư hành dộng theo đjao lí với ý nghĩa là hành động đúng quy luật tự
nhiên xã hội. HCM còn kế thừa phát triển nhwungx tư tưởng, triết lí của các nhà
tu tưởng khác như Mặc Tử, Hàn Phi Tử. Người cũng tiếp thu những tư tưởng
tiến bộ thời cận hiện đại như tu tưởng của Găng-ni( ấn độ), chủ nghĩa tam sơn
của Tôn Trung Sơn. HCM đã phát triển sáng tạo wuan điểm về dân tộc độc lập,
dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc của Tôn Trung Sơn trong cách mạng dân
chủ tư sản để hình thành tu tưởng đáu tranh cho độc lập, tự do của con người và
dân tộc VN trong con đường CM vô sản và Người đã phát triển những tư tưởng
đó nên 1 trình độ mới mang tính giai cấp.
Như vậy có thể khẳng định HCM là 1 nhà Mác-xít sáng tạo, Người đã kế
thừa và phát triển những tinh hoa, văn hóa, tư tưởng phương Đông để giải quyết
những vấn đề thục tiễn Cm VN trong thời hiện đại.
Vận dụng: VN là 1 quốc gia phương Đông dĩ nhiên nền văn hóa VN cũng
mang bản sắc văn hóa phương đông, vì vậy trong quá trình tiếp thugias trị văn
hóa phương đông sẽ có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, để những gtri văn
hóa đó trở thành động lực trong sự phát triển của đát nước thì trc hết cần phải xđ
rõ những gtri văn hoas phuongw đông tích cực, điều nào cần đk phát huy những
cũng phải biết hạn chế những nhược điểm có thể gây cản cho sự phát triển của lOMoAR cPSD| 39651089
xh. Đây là 1 yêu cầu mang tính tất yếu trong việc tiếp tu, phát huy những ưu
điểm khắc phục những hạn chế của văn hóa phương đông với việc tạo lập 1 nền
văn hóa mới ở VN.Đối với mỗi người dân, mỗi sv cần phải nhận thức rõ trách
nhiệm của bthan trong quá trình tiếp thu những gtri văn hóa phương đông để
thực hiện đúng theo mục tiêu xây dựng văn hóa mà đảng và nhà nước ta đã xác
định đó là xây dựng 1 nền văn hóa tiên tiến, đậm dà bản sắc dân tộc. Vì vậy
bthan mỗi người cần phải thực hành, tiếp thu những giá trị văn hóa phương
đông đó từ trong nhận thức đến thực tiễn hoạt động như:’ đáu tranh chống lại
điều ác, tích cực làm điều thiện, chăm chỉ học hành, chống lại thói lười biếng
trong lao động, luôn tích cực và thể hiện những giá trị tôn sư trọng đạo,trọng
dụng những người hiền tài, sống hòa đồng luôn có ý thức bảo vệ môi trường
sống, nhất là bản thân mình phải tu dưỡng thành người ít có ham muốn về vật chất’.
Câu 4: Phân tích tư tưởng HCM về vấn đề độc lập dân tộc.Trách nhiệm của sv
về bve độc lập dân tộc.
a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc:
* Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc:
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến
nay gắn liền với truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Điều
đó nói lên một khát khao to lớn của dân tộc ta là có được một nền độc lập cho
dân tộc, tự do cho nhân dân và đó cũng là một giá trị tinh thần thiêng liêng, bất
hủ của dân tộc mà Hồ Chí Minh là hiện thân cho tinh thần ấy. Người nói rằng,
cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập.
Tại Hội Nghị ở Vécxây (Pháp) năm 1919, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội
nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam, với hai nội dung chính là đòi quyền
bình đẳng về mặt pháp lý và đòi các quyền tự do, dân chủ. Tuy nhiên bản yêu lOMoAR cPSD| 39651089
sách không được Hội nghị chấp nhận nhưng qua đó cho thấy lần đầu tiên, tư
tưởng Hồ Chí Minh về quyền của các dân tộc thuộc địa mà trước hết là quyền
bình đẳng và tự do đã hình thành.
Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh cũng đã
xác định mục tiêu chính trị của Đảng là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn
phong kiến và làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập. Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 thành công, trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh thay mặt
Chính phủ lâm thời trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới
rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành
một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và
lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.”
Ý chí và quyết tâm trên còn được thể hiện trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ. Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam lần
thứ hai, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-1946, Người ra lời
hiệu triệu, thể hiện quyết tâm sắt đá, bảo vệ cho bằng được nền độc lập dân tộc
giá trị thiêng liêng mà nhân dân Việt Nam mới giành được: “Không! Chúng ta
thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Năm 1965, đế quốc Mỹ tăng cường mở rộng chiến tranh ở Việt Nam.
Trong hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh ác liệt đó, Hồ Chí Minh đã nêu lên một
chân lý thời đại, một tuyên ngôn bất hủ của các dân tộc khao khát nền độc lập,
tự do trên thế giới “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Với tư tưởng trên của
Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu, đánh thắng đế quốc
Mỹ xâm lược, buộc chúng phải ký kết Hiệp định Paris, cam kết tôn trọng các
quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta. *
Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân:
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân.
Người đánh giá cao học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự
do: dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Và bằng lý lẽ đầy
thuyết phục, trong khi viện dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của
Cách mạng Pháp năm 1791, Hồ Chí Minh khẳng định dân tộc Việt Nam đương
nhiên cũng phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi: “Đó là lẽ phải không ai
chối cãi được”. Người nói: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự
do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. lOMoAR cPSD| 39651089
Ngoài ra, độc lập cũng phải gắn với cơm no, áo ấm và hạnh phúc của
nhân dân. Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trong hoàn
cảnh nhân dân đói rét, mù chữ. . . , Hồ Chí Minh yêu cầu phải cố gắng để cho
nhân dân ai cũng có cái ăn cái mặc, ai cũng có chỗ ở và được học hành.
Có thể thấy rằng, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí
Minh, Người luôn coi độc lập gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm cho nhân dân,
như Người từng bộc bạch đầy tâm huyết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn
tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. *
Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để:
Trong quá trình đi xâm lược các nước, bọn thực dân đế quốc hay dùng
chiêu bài mị dân, thành lập các chính phủ bù nhìn bản xứ, tuyên truyền cái gọi
là “độc lập tự do” giả hiệu cho nhân dân các nước thuộc địa nhưng thực chất là
nhằm che đậy bản chất “ăn cướp” và “giết người” của chúng.
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và
triệt để trên tất cả các lĩnh vực. Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân không
có quyền tự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài
chính riêng. . . . , thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì. Trên tinh thần đó và trong
hoàn cảnh đất nước ta sau Cách mạng Tháng Tám còn gặp nhiều khó khăn,
Người đã thay mặt Chính phủ ký với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ
ngày 6-3-1946, theo đó: “Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình,
quân đội của mình, tài chính của mình”. *
Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ:
Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân tộc ta luôn đứng trước
âm mưu chia cắt đất nước của kẻ thù. Thực dân Pháp khi xâm lược nước ta đã
chia đất nước ta ra ba kỳ, mỗi kỳ có chế độ cai trị riêng. Trong hoàn cảnh đó,
trong bức Thư gửi đồng bào Nam Bộ (1946), Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng
bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân
lý đó không bao giờ thay đổi”. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đất
nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền, Hồ Chí Minh tiếp tục kiên trì
đấu tranh để thống nhất Tổ quốc. Trong Di chúc, Người cũng đã thể hiện niềm
tin tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng, vào sự thống nhất nước nhà: "Đế
quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất.
Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Có thể khẳng định rằng tư lOMoAR cPSD| 39651089
tưởng độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ là tư
tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.
Liên hệ: Độc lập dân tộc là giá trị thiêng liêng nhất như lời khẳng định
của chủ tịch HCM, vì vậy với mỗi sv là chủ nhân tương lai của đất nước cần
phải nhận thức rõ và phải có trách nhiệm trong việc be nền độc lập dtoc, điều
này thể hiện: Trước hết cần phải gia sức học tập, tích lũy tri thức để góp phần
xây dụng đát nước ngày càng giàu mạnh hơn, có đủ tiềm lực về kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội để bảo vệ nền độc lập của dân tộc nghĩa là xây dựng được cơ
sở vật chất, đáp ứng được điều kiện bảo vệ nền độc laajo dân tộc.
Mỗi sinh viên cần phải tích cực tuyên truyền thực hiện chủ trương chính
sách của Đảng đến với mỗi người dân trong việc nhận thức bảo vệ nền độc lập
của dân tộc theo tinh thần quyết không đánh đổi tự do với những hòa bình viển vông.
Hiện nay có rất nhiều thế lực thù địch sẵn sàng phá nền độc lập dân tộc
thông qua hành vi chống phá cả từ bên trong và bên ngoài, vì vậy mỗi sv cần
phát huy vai trò xung kích, sẵn sàng tham gia vào lượng thôn xóm, lwujc lượng
be nền độc lập dân tộc.Bên cạnh đó, cần phải tuyên truyền đến với người thân,
gia đình, làng xóm thwujc hiện đoàn kết, xây dựng đời sống để tạo nên thế trận
lòng dân, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Câu 5: Tại sao theo HCM, Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác-Lenein làm nền tảng
tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Trách nhiệm của sv trong việc bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng. •
Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động
Về tầm quan trọng của lý luận, Người nhắc lại lời của Lênin trong tác
phẩm Làm gì:”Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách
mạng” và “chỉ có một đảng có lý luận cách mạng thì không có phong hướng
dẫn thì mới có thể làm tròn được vai trò chiến sĩ tiền phong’ và khẳng định,
Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt. Đảng không có chủ nghĩa làm cốt
ví như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. lOMoAR cPSD| 39651089
Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng học thuyết chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin. Toàn Đảng, ai cũng
phải hiểu, phải theo chủ nghĩa ấy. Người coi chủ nghĩa Mác-Lênin “không chỉ là
mặt trời soi sáng cho chúng ta trên con đường cách mạng mà còn là cẩm nang
thần kỳ” đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi.
Hồ Chí Minh yêu cầu toàn Đảng và mỗi cán bộ đảng viên phải hiểu và
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin. -
Đối với cơ quan và tổ chức Đảng, Nhà nước, Hồ Chí Minh yêu cầu:
+ Chủ nghĩa Mác-Lênin là kim chỉ nam cho hành động chứ không phải là kinh
thánh. Phải nắm vững phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phải căn cứ
vào thực tiễn để xác định đúng quan điểm, đường lối chính sách, pháp luật, phải
vận dụng sáng tạo, không máy móc, giáo điều, rập khuôn.
+ Phải tìm các giải pháp, biện pháp thực hiện, phải có quyết tâm, “đường lối 1,
biện pháp phải 10, quyết tâm phải 20”.
+ Phải tổng kết kinh nghiệm của Đảng mình, các Đảng anh em, tổng kết thực
tiễn để rút ra những bài học thành công, chưa thành công.
+ Phải tổ chức việc học tập, bồi dưỡng lý luận cho cán bộ, đảng viên phối hợp,
đồng thời phải tuyên truyền vận động quần chúng thực hiện đường lối, chính sách. -
Đối với cán bộ đảng viên, Hồ Chí Minh yêu cầu:
+ Học lý luận, hiểu lý luận là phải vận dụng vào thực tiễn, “học mà không hành
là cái hòm đựng sách’, “để loè thiên hạ”, để “ra vẻ ta đây”. Phải chống các biểu
hiện kém lý luận, coi thường lý luận, lý luận suông, lý luận giáo điều.
+ Phải tin tưởng, nhất trí với quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước và
quyết tâm thực hiện; phải bảo vệ quan điểm đường lối chính sách, giữ vững kỷ
luật Đảng và kỷ luật cơ quan đoàn thể.
+ Phải lấy hiệu quả công tác, hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo sự hiểu và vận
dụng chủ nghĩa Mác-Lênin; công việc bê trễ thì không thể nói là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được
+ Phải coi việc thường xuyên học tập lý luận là nhiệm vụ và tiêu chuẩn đảng viên
+ Phải sống với nhau có tình nghĩa lOMoAR cPSD| 39651089
LH: Mỗi sinh viên cần nhận diện những quan điểm sai trái thù địch hiện nay
được tuyên truyền trên những không gian mạng do các thế lực thù địch thường
xuyên đăng tải nhằm chống phá Đảng và nhà nước ta gây ra sự hoang mang
hoài nghi thậm chí làm xói mòn niềm tin của sinh viên của nhân dân đối với sự
lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta gây nên tình trạng mất trật tự an ninh xã hội.
Vì vậy mỗi sinh viên cần tiếp thu những thông tin chính thống đúng đắn, không
chia sẻ những thông tin chưa có sự kiểm chứng, đặc biệt cần có trách nhiệm
trong việc chia sẻ thông tin tích cực, không chia sẻ thông tin không phù hợp với
chủ trương chính sách của đảng. Bản thân là những sinh viên Bách Khoa có sự
nhanh nhạy về công nghệ, thì mỗi người cần phát huy vai trò chiến sĩ tiên phong
trong việc đấu tranh quan điểm sai trái thù địch trên không gian mạng thông qua
những hoạt động của bản thân góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và
tuyên truyền chủ trương chính sách của nhà nước đến nhân dân.
Câu 6: Phân tích tư tưởng HCM về vai trò đại đoàn kết dân tộc. Trách nhiệm
của sv với việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tư tưởng HCM về vai trò đại đoàn kết toàn dân tộc được thể hiện: Đại
đoàn kết toàn dân tộc có ý nghĩa quyết định chiến lược của CM.
-Nhấn mạnh đại đoàn kết dân tộc : theo HCM trong thời đại mới để đánh
bại các thế lực đế quốc, thwujc dân nhằm giải phóng dân tộc nếu chỉ có tinh
thần yêu nước thì chưa đủ mà cần phải xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.Do
vậy đại đoàn kết dân tộc được nhận thức là vấn đề chiến lược lâu dài của CM, là
nhân tố đảm bảo cho sự thắng lợi của CMVN ở mọi giai đoạn lịch sử.Điều này
đã được thực tiễn của lịch sử dân tộc chứng minh về sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc trong cuộc chiến đấu bảo vệ nền độc lập của dân tộc, của nhân dân VN lOMoAR cPSD| 39651089
trước các thế lực thù địch của dân ta rất nhiều lần. HCm dã từng khẳng định :’
khi nào daan ta đoàn kết con người như 1 thì đất nước độc lập, trái lại khi nào
dân ta chưa đoàn kết thì sẽ bị kẻ thù xâm lược’.
HCM cũng đã chỉ ra muốn quy tụ được mọi lực lượng CM vào khối đại
đoàn kết cần phải có những chính sách phù hợp, tuy nhiên trong mỗi giai đoạn
Cm trươc những ycau nvu khác nhau cần phải có chính sách tập hợp phù hợp vì
đó là yếu tố mang tính sống còn, quyết định sự thành bại của CM.
Theo HCM, đại đoàn kết dtoc kp là sách lược, thủ đoạn chính trị nhất thời
mà là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt tiến trình CMVN. Trên cơ sở tổng kết
kinh nghiệm, HCM đã đưa ra những luận điểm mang tính chân lí về vai trò của
đjai đoàn kết dtoc như: đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công, đoàn
kết là sức mạnh của chúng ta, đàon kết là sức mạnh, đoàn kết mà thắng lợi và
Người đã đi đến kết luận:” đoàn kết, đại đoàn keetsm thành công, đại thành
công”. Đó chính là triết lí thành công VN khẳng định vai trò của đại đoàn kết dtoc.
Đại đoàn kết dtoc là mục tiêu , nhiệm cụ hàng đầu của Cm: theo quan
điểm HCM, đoàn kết kp là khẩu hiệu chiến lược mà là mục tiêu lâu dài của CM,
vì vậy theo Người đại đoàn kết phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu .. và
trong hoạt động thực tiễn của đảng. Điều này đã dudwjojc chủ tịch HCM kđ
trong buổi phát biểu trong buổi lễ ra mắt : mục đsich của đnagr Vn có thể gộp
trong 8 chữ : đoàn keets toàn dân, phụng sự tổ quốc. Đại đoàn kết dân tộc là nvu
hàng dầu của đảng cũng là nvu hàng đầu của mỗi giai đoạn CM. Nhấn manhj
vấn đề này là nhấn mạnh đến vai trò của thực lực CM, do đó ở mọi giai đoạn
Cm khác nhau đại đoàn kết dân tộc luôn được coi là nvu hàng đầu.
Đại đoàn kết dân tộc được coi là nvu hàng đầu của cả dtoc vì: CM là sự
nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng. Đại đoàn kết là
ycau khách quan của sự nghiệp Cm và là nhu cầu khách quan của quần chúng
nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình vì trong cuộc đấu tránh đó
họ sẽ nảy sinh nhu cầu đoàn kết để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho CM. ĐCS sẽ
có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp quần chúng nhân dân để chuyển nhu cầu đòi hỏi
khách quan tự phát của quần chúng nhân dân thành nhwgx đòi hỏi mang tính tự
giác trong cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc, vì cuộc sống tự do, ấm lo, hạnh phúc của nhân dân.
Trách nhiệm của sv: với mỗi sv cũng là 1 người dân, là 1 phần trong khối
đại đoàn kết toàn dtoc vì vậy bản than cần nhận thức rõ được vai trò của khối
đại đoàn kết toàn dtoc khi được phát huy vai trò xây dựng và bve đất nước.
Chính bản thân mình mỗi sinh viên cần có trách nhiệm phát huy điều nà cần thể lOMoAR cPSD| 39651089
hiện qua những hành động của bthan: tuyên truyền, tích cực tham gia xây dụng
khối đại đoàn kết dtoc thông qua các tổ chức chính trị xh ở trong mặt trận tổ
quốc VN.Bên cạnh đó k được có những hành vi chia rẽ khối đại đoàn kết dtoc
để gây mẫu thuẫn cho nhân dân và với mỗi sv đh BKHN thì cần thực hiện khối
đại đoàn kết sinh viên như tích cực tham gia hoạt động do đoàn thanh niên, hội
sv phát động, yêu thương giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khan.
Câu 7: Phân tích quan điểm HCM về nguyên tắc xd đạo đức.Liên hệ sv về tu dưỡng đạo đức sv.
a. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về các nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò đạo đức của con người “Thiếu
một đức thì không thành người”, “có tài mà không có đức thì là người vô dụng”.
Song song với việc học tập rèn luyện, Người luôn nhắc nhở ta phải chú ý tu
dưỡng đạo đức bản thân. Theo Hồ Chí Minh muốn thực hiện thành công sự
nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa- cuộc cách mạng sâu sắc nhất triệt để nhất
toàn diện nhất chúng ta phải đem hết tinh thần và lực lượng ra phấn đấu, phải tu
dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng. lOMoAR cPSD| 39651089
Nói phải đi đôi với làm, nêu gương đạo đức cá nhân:
Hồ Chí Minh coi nguyên tắc nói đi đôi với làm là nguyên tắc quan trọng
bậc nhất trong xây dựng nền đạo đức mới. Nguyên tắc cơ bản này là sự thống
nhất giữa lý luận thực tiễn, nó đã trở thành phương pháp luận trong cuộc sống là
là nền tảng triết lý sống của Người.
Hồ Chí Minh đề cao việc nêu gương đạo đức. Sự gương mẫu của cán bộ ,
đảng viên trong lời nói và việc làm không chỉ là cách thức để giáo dục đạo đức
cho quần chúng mà còn là một phương pháp để tự giáo dục bản thân.
Như vậy, một nền đạo đức mới chỉ được xây dựng trên một nền tảng rộng
lớn, vững chắc, khi những chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức hằng
ngày của mỗi người và của toàn xã hội, mà những tấm gương đạo đức của
những người tiêu biểu có ý nghĩa thúc đẩy cho quá trình đó. Xây đi đôi với chống:
Hồ Chí Minh cho rằng, đây là đòi hỏi của nền đạo đức mới thể hiện tính
nhân đạo chiến đấu vì mục tiêu của sự nghiệp cách mạng: Xây tức là xây dựng,
bồi dưỡng các giá trị, các chuẩn mực đạo đức mới; Chống là chống các biểu
hiện, hành vi vô đạo đức, suy thoái đạo đức.
Theo Người, xây dựng nền đạo đức mới phải được tiến hành bằng việc
giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực xã hội, nhất là trong những tập
thể - nơi mà phần lớn thời gian mỗi con người gắn bó bằng hoạt động thực tiễn của mình.
Việc giáo dục đạo đức phải được tiến hành phù hợp với từng giai đoạn
cách mạng cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp, tầng lớp
trong từng môi trường khác nhau. Khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người.
Để thực hiện xây và chống có hiệu quả, theo Hồ Chí Minh phải tuyên
truyền, vận động hình thành phong trào quần chúng rộng rãi đấu tranh cho sự
lành mạnh, trong sạch về đạo đức, thôi thúc trách nhiệm đạo đức cá nhân để mọi
người phấn đấu tự bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng; phải
chú trọng kết hợp giáo dục đạo đức với tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật.
Tu dưỡng đạo đức suốt đời:
Theo Người, đó là một quá trình gian khổ, trường kỳ. Một nền đạo đức
mới chỉ có thể được xây dựng dựa trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi
người thông qua các hoạt động thực tiễn: Nhìn thẳng vào mình, không tự lừa lOMoAR cPSD| 39651089
dối, huyễn hoặc; thấy rõ điểm chưa tốt của mình để khắc phục; kiên trì, tu dưỡng suốt đời.
Người nhấn mạnh mỗi người cần thường xuyên được giáo dục và tự giáo
dục về mặt đạo đức. Mỗi người cần luôn bền bỉ, cố gắng. Có rèn luyện như vậy,
con người mới có được những phẩm chất tốt đẹp và những phẩm chất ấy ngày
được bồi đắp, nâng cao. Liên hệ:
Hiện nay trong quá trình tu dưỡng đạo đức của sv thì cũng có
những điểm tích cực như sv luôn thường xuyên tu dưỡng đạo đức của bthan,
thực hành những chuẩn mức đạo đức cần, kiệm, niêm,.. trong cuộc sống, học
tập. Tuy nhiên có 1 số bộ phận sv có biểu hiện suy thoái về đạo đức chạy theo
lối sống về thực dụng, không chú trọng về việc tu dưỡng đạo đức của bthan,.
Chính vì vayj. Bthan mỗi sv cần nhận thức rõ trong cs hàng ngày, trong học
tajao cũng như cs sau anfy cần phải tu dưỡng đạo đức như HCM đã nói: cần
phải tu dưỡng đạo đúc suốt đời, và phải xâ dựng cho mình những những đạo
đức mới tốt đẹp và phải sẵn sàng đấu tranh nhwungx biểu hiện tiêu cực trong
hành vi đạo đức hàng ngày, phải thực hành và phải nêu gương đạo đức , học tập
những tấm gương đạo đức, …
Câu 8: Phân tích quan điểm HCM về xây dựng con người. Liên hệ
a. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người
Ý nghĩa của việc xây dựng con người
Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, vừa
cấp bách vừa lâu dài, vừa có ý nghĩa chiến lược. Xây dựng con người là trọng
tâm, là bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển đất nước, có mối quan hệ
chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Xây dựng con người là công việc lâu dài gian khổ, vừa vì lợi ích trước
mắt vừa vì lợi ích lâu dài, là công việc của văn hóa giáo dục, phải được tiến lOMoAR cPSD| 39651089
hành thường xuyên trong suốt cuộc đời mỗi người. Đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân.
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người
xã hội chủ nghĩa”. Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con xã hội chủ nghĩa, con
người xã hội chủ nghĩa sẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc xây dựng con người
xã hội chủ nghĩa được đặt ra ngay từ đầu và phải được quan tâm trong suốt tiến
trình xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Nội dung xây dựng con người
Quan điểm của Hồ Chí Minh là xây dựng con người vừa “hồng” vừa
“chuyên”. Đó là những con người có mục đích sống và lối sống cao đẹp, có bản
lĩnh chính trị vững vàng, những con người của chủ nghĩa xã hội, có tư tưởng,
tác phong và đạo đức xã hội chủ nghĩa, có năng lực làm chủ. Xây dựng con
người toàn diện với những khía cạnh chủ yếu sau:
+Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể, “ vì mình vì mọi người”.
+Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ Quốc.
+Yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng.
+Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương.
Người đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch
chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng năng lực, trí tuệ, trình độ lý luận chính trị, văn
hóa, KHKT, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sức khoẻ.
Phương pháp xây dựng con người
Bản thân mỗi người có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân, kết hợp
chặt chẽ với xây dựng cơ chế, tính khoa học của bộ máy và tạo dựng nền dân
chủ. Việc nêu gương có ý nghĩa quan trọng.
Biện pháp giáo dục có một vị trí quan trọng. Hồ Chí Minh đánh giá cao
vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Nền
giáo dục đó phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cách mạng, đáp ứng yêu cầu
thực tiễn của đất nước, do đó khi tình hình thực tiễn có sự thay đổi thì nền giáo
dục cũng phải có sự điều chỉnh đổi mới cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
Chú trọng vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng.
Thông qua các phong trào cách mạng như “Thi đua yêu nước”, “Người tốt việc
tốt”, đặc biệt phải dựa vào quấn chúng nhân dân. lOMoAR cPSD| 39651089 Liên hệ:
Trong quan điểm của đảng về định hướng xây dựng con người VN
mới đó là xd con người toàn diện cả đức, trí, thể, mĩ . Do vậy đối với mỗi sv
trong quá trình xd bản thân cần rèn luyện đạo đức, rèn luyện mình để trở thành
vừa hầm vừa chuyên( đó là những người phải có tinh thần yêu nước, có ý thức
làm chủ xã hội, có tinh thần công dân và phải rèn luyện bản than thành những
người làm chủ được công nghệ, năng độngm sáng tạo, dám nghĩ dám làm, ham
học hỏi nhất là đối với sv Bk là nhwungx sv trong tương lai sẽ là những người
làm chủ về công nghệ thì cần xay dựng cho mình đạo đức và phong cách khoa
học đó là tôn trọng khoa học cũng như sẵn sàng học tập để trở công dân toàn
cầu, góp phần xd đất nước để trở thành là những công dân ưu tú.