-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ôn tập xã hội học pháp luật | môn luật hành chính Việt Nam | trường Đại học Huế
Câu 1: Trình bày đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật. Theo anh (chị) đối tượng nào hiện nay được xã hội học quan tâm nghiên cứu nhiều nhất. Giải thích vì sao? Câu 2: Hãy làm rõ các chức năng của xã hội học pháp luật.Câu 3: Trình bày tóm tắt các giai đoạn một cuộc điều tra xã hội học về một vấn đề pháp luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Luật hành chính (ĐHH) 8 tài liệu
Đại học Huế 272 tài liệu
Câu hỏi ôn tập xã hội học pháp luật | môn luật hành chính Việt Nam | trường Đại học Huế
Câu 1: Trình bày đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật. Theo anh (chị) đối tượng nào hiện nay được xã hội học quan tâm nghiên cứu nhiều nhất. Giải thích vì sao? Câu 2: Hãy làm rõ các chức năng của xã hội học pháp luật.Câu 3: Trình bày tóm tắt các giai đoạn một cuộc điều tra xã hội học về một vấn đề pháp luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hành chính (ĐHH) 8 tài liệu
Trường: Đại học Huế 272 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Huế
Preview text:
lO M oARcPSD| 47704698 lO M oARcPSD| 47704698 CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Trình bày đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật. Theo anh (chị)
đối tượng nào hiện nay được xã hội học quan tâm nghiên cứu nhiều nhất. Giải thích vì sao?
• Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật:
• Đối tượng 1: KHÁI NIỆM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC,NGUYÊN
NHÂN RA,ĐỜI CỦA PHÁP LUẬT,BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA PHÁP LUẬT,CHỨC NĂNG CỦA PL
• Đối tượng 2: BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI,CÁC DẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG CHỦ
YẾU,VÀ MỐI QUAN HỆ,GIỮ BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI,VÀ CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT
• Đối tượng 3: CHUẨN MỰC XÃ HỘI,CÁC LOẠI CHUẨN MỰC XÃ HỘI,VÀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA,CHUẨN MỰC XÃ HỘI VÀ PL
• Đối tượng 4: SAI LỆCH CHUẨN MỰC PL,CÁC LOẠI SAI LỆCH CHUẨN MỰC
PL,VÀ CÁCH THỨC PHÒNG CHỐNG SAI LỆCH CHUẨN MỰC PL
• Đối tượng 5: XÂY DỰNG PHÁP LUẬT,CÁC BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG PL,VÀ CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG PL
• Đối tượng 6: ÁP DỤNG PL,CÁC BƯỚC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT,VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG PL
• Đối tượng 7: THỰC HIỆN PL,CÁC BƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT,VÀ CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PL
• Đối tượng 8: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC PL,PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN.
• Đối tượng nào hiện nay được xã hội học quan tâm nghiên cứu nhiều nhất:
Câu 2: Hãy làm rõ các chức năng của xã hội học pháp luật.
Khi bàn về các chức năng hội của pháp luật, trước hết cần dựa trên cơ sở " pháp luật là một
công cụ tác động xã hội". Giải thích cho cơ sở trồng, ta nguồn gốc của pháp luật : thực tiễn
đời sống xã hội, . Từ nhu cầu xã hội cần có công cụ , phương tiện để điều chỉnh các quan lO M oARcPSD| 47704698
hệ xã hội, pháp luật ra đời. Cho nên, sau khi đã được xây dựng, ban hành và áp dụng vào
cuộc sống, pháp luật tất yếu tác động trở lại đời sống xã hội. Các chức năng xã hội của
pháp luật là chủ đề được xã hội học pháp luật đặc biệt quan tâm. Các nghiên cứu xã hội
học pháp luật chỉ ra các chức xã hội cơ bản của pháp luật, bao gồm: +giáo dục
+điều hòa và giải quyết các xung đột xã hội
+ dự báo { Ngắn hạn: đv các quy phạm PL, các vấn đề cấp bách như phòng
chống covid, khởi tố người đang ở dùng dịch di chuyển. Trung và dài hạn:
các vấn đề mang tinh chất dài hơn, các vấn đề cần phải đo lường, tính toán và
phụ thuộc vào đk kinh tế, xã hội , an ninh quốc phòng của quốc gia.}
• Chức năng nhận thức của xã hội học pháp luật trước hết thể hiện ở chỗ,
Xã hội học pháp luật trang bị cho người nghiên cứu môn học cách thức
tiếp cận nghiên cứu các quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh,
hoạt động và phát triển của pháp luật bằng trí thức xã hội học có việc
nghiên cứu hệ thống các khái niệm, lý thuyết và phương pháp của môn học.
Câu 3: Trình bày tóm tắt các giai đoạn một cuộc điều tra xã hội học về một vấn đề pháp luật.
Theo quy trình chung, 1 cuộc điều tra xã hội học về một vấn đề pháp luật thông
thường trải qua 3 giai đoạn, bao gồm: • Giai đoạn chuẩn bị
• Giai đoạn tiến hành thu thập thông tin
• Giai đoạn xử lý và phân tích thông tin
Cả ba giai đoạn này cần phải được thực hiện theo một trình tự thuận, nghĩa là các
giai đoạn phải được thực hiện lần lượt, tuần kế tiếp nhau, giai đoạn trước là cơ sở,
là tiền đề để thực hiện giai đoạn sau:
Giai đoạn chuẩn bị:
• Xác định vấn đề pháp luật cần nghiên cứu và đặt tên đề tài nghiên cứu
• Xác định mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của cuộc điều tra
• Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
• Xây dựng mô hình lý luận thao tác hóa các khái niệm và xác định các chỉ báo nghiên cứu lO M oARcPSD| 47704698
• Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin
• Soạn thảo bằng câu hỏi • Chọn mẫu điều tra
• Lập phương án dự kiến xử lý thông tin
• Điều tra thử hoàn chỉnh lại toàn bộ bảng câu hỏi cũng như các chỉ báo nghiên cứu
Giai đoạn tiến hành thu thập thông tin:
• Lựa chọn thời điểm tiến hành điều tra
• Chuẩn bị kinh phí cho cuộc điều tra • Công tác tiền trạm
• Lập biểu đồ tiến độ điều tra
• Lựa chọn và tập huấn điều tra viên
• Tiến hành thu thập thông tin
Giai đoạn xử lý và phân tích thông tin:
• Tập hợp phân loại tài liệu và xử lý thông tin • Phân tích thông tin
• Kiểm tra giả thuyết nghiên cứu
• Trình bày báo cáo và xã hội hóa các kết quả nghiên cứu
Câu 4: Hãy cho biết các chức năng xã hội của pháp luật?Theo anh (chị) Chức
năng nào là quan trọng nhất. Giải thích vì sao?
• Chức năng của xã hội học pháp luật được quy định bởi nhu cầu phát triển
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và con người.
Chức năng của xã hội học pháp luật bao gồm: 1. Chức năng nhận thức 2. Chức năng thực tiễn 3. Chức năng dự báo
Chức năng của mỗi bộ môn khoa học được phản ánh một cách phong phú ở mối quan
hệ và sự tác động qua lại của chính môn khoa học ấy với hoạt động thực tiễn xã hội.
Người ta căn cứ vào nhu cầu của xã hội trong sự nhận thức và tác động đến thực tiễn
xã hội để xác định chức năng của một môn khoa học. Chức năng của xã hội học pháp
luật được quy định bởi nhu cầu phát triển trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và con lO M oARcPSD| 47704698
người. Vậy nên các chức năng của xã hội học pháp luật, chức năng nào cũng đều quan trọng.
Câu 5: Hãy cho biết các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hội
• Tính tất yếu xã hội
• Tính định hướng của chuẩn mực xã hội theo không gian thời gian và đối tượng
• Tính vận động biến đổi của chuẩn mực xã hội theo không gian thời gian giai cấp dân tộc
Câu 6: Hãy làm rõ vai trò của chuẩn mực xã hội đối với đời sống xã hội
• Tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất của từng loại quan hệ xã hội, các chuẩn
mực xã hội quy định cho những thành viên của nó những cái cần phải làm,
cái được phép, cái có thể, cái bị ngăn cấm trong các hành vi xã hội của họ.
• Các chuẩn mực xã hội góp phần tiết, điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo “khuôn
mẫu" cho hành vi xã hội của con người, duy trì sự ổn định, hài hòa trong xã
hội, bảo vệ trật tự, ki cương, an toàn xã hội.
• Các chuẩn mực xã hội là yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động quản
lý các mặt các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
• Các chuẩn mực xã hội củng cố các hành vi, thể hiện những mối liên hệ xã hội
và các quan hệ xã hội điển hình, hành vi tiêu biểu cho tất cả các thành viên
trong xã hội, cho đa số đại biểu của một giai cấp hay một nhóm xã hội nhất
định, được họ tán thành và thực hiện.
Câu 7: Chuẩn mực chính trị là gì? So sánh chuẩn mực chính trị với chuẩn mực tôn giáo
Chuẩn mực chính trị:
• Là hệ thống những quy tắc, yêu cầu được xác lập nhằm điều tiết, điều hoà mối
quan hệ chính trị - quyền lực giữa các giai cấp, đảng phái chính trị, các tập
hợp chính trị khác nhau trong một xã hội nhất định hoặc xác lập mối quan hệ
chính trị, bang giao giữa các nhà nước với nhau. lO M oARcPSD| 47704698
Điểm tương đồng:
• Đều thuộc loại chuẩn mực thành văn Điểm khác biệt:
• Chuẩn mực chính trị:
• Phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp và lợi ích của mỗi giai cấp trong việc
giành, bảo vệ và sử dụng chính quyền nhà nước.
• Chuẩn mực chính trị thể hiện trong đường lối, chính sách của chính đảng cầm
quyền và thường được ghi nhận trong hiến pháp.
Chuẩn mực tôn giáo:
• Được hình thành xuất phát từ niềm tin thiêng liêng, sâu sắc của con người vào
sức mạnh thần bí của các lực lượng siêu tự nhiên như Thượng đế, Đức phật, Chúa trời,...
• Tác động có tích cực và có tiêu cực tới nhận thức, hành vi của con người.
Câu 8: Chuẩn mực tôn giáo là gì? So sánh chuẩn mực tôn giáo với chuẩn mực
phong tục tập quán
• Chuẩn mực tôn giáo là hệ thống các quy tắc, yêu cầu được xác lập dựa trên
những tín điều, giáo lý tôn giáo, những quy ước về lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo
cùng với các thiết chế tôn giáo (nhà thờ, chùa chiền, thánh đường), được ghi
chép và thế hiện trong các bộ sách kinh điển của các dòng tôn giáo khác nhau.
Điểm tương đồng:
• Đều tồn tại và phát triển lâu dài về lịch sử Điểm khác biệt: • Chuẩn mực tôn giáo:
• Là loại chuẩn mực xã hội thành văn, được ghi chép trong các bộ kinh của các tôn giáo khác nhau.
• Được đảm bảo tôn trọng và được thực hiện hóa trong hành vi của con người
chủ yếu nhờ vào niềm tin tâm linh và cơ chế tâm lý
• Chuẩn mực phong tục tập quán :
• Nó không phải ý chí cá nhân đơn lẻ mà là sự thể hiện ý chí chung của 1 cộng
đồng của một cộng đồng xã hội. lO M oARcPSD| 47704698
• Truyền bằng miệng, thể hiện qua nề nếp giao tiếp, ứng xử, cách đối nhân xử
thế giữa mọi người trong sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật dân gian, lễ hội cổ truyền,...
Câu 9: Bất bình đẳng xã hội là gì? Phân loại bất bình đẳng xã hội, loại nào ảnh
hưởng mạnh mẽ nhất đối với cá nhân. Giải thích vì sao?
• Bất bình đẳng xã hội là không ngang bằng nhau giữa các cơ hội và lợi ích mà cá
nhân hay nhóm xã hội đáng ra được hưởng.
Các dạng bất bình đẳng xã hội:
• Bất bình đẳng giới
• Bất bình đẳng chính trị
Bất bình đẳng xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với cá nhân:
• Bất bình đẳng giới vì nó không chỉ ảnh hưởng đến tư tưởng mà còn cả kinh tế. Bất
bình đẳng nói chung chính là việc phân biệt giới tính. Việc phân biệt giới tính gây
ra không ít thiệt hại, như việc chỉ được sinh con trai nếu cái thai là con gái buộc
phải bỏ, những câu nói đâu đó đến nay vẫn nghe thấy: “ Con gái là con người ta”,
“ Đẻ con gái nhà cửa tang hoang”...
Việc bất bình đẳng giới làm cho tỉ lệ nam giới tăng cao, nữ khan hiếm => Bắt cóc, buôn bán phụ nữ,...
Tâm lý ảnh hưởng vì áp lực phải sinh con trai hay gái, tư tưởng thu hẹp, suy nghĩ kìm
hãm mông, nhiều sự áp bức,... Cũng vì vậy kinh tế gia đình nằm trong tay người đàn ông,
vì nếu đưa tiền cho người vợ không biết được có cầm tiền chạy trốn hay không,...
Câu 10: Sai lệch chuẩn mực pháp luật là gì? Phân loại hành vi sai lệch và nêu
hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
• Sai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện, là hành vi trái pháp luật và xâm hại tới các quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ
Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật phân loại theo các tiêu chí sau: lO M oARcPSD| 47704698
• Thứ nhất, căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực pháp luật bị xâm
hai, hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật được chia thành hành vi sai lệch
tích cực và hành vi sai lệch tiêu cực
• Thứ hai, căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan (lỗi) của người thực hiện hành vi
sai lệch chuẩn mực pháp luật, gồm có hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
chủ động và hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật thụ động.
• Thử ba, nếu căn cử và xem xét đồng thời cả hai tiêu chí phân loại nêu trên
trong một hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật thì sẽ có thêm bốn loại hành vi sau đây:
• Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật chủ động - tích cực
• Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật chủ động - tiêu cực
• Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật thụ động - tích cực
• Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật thụ động - tiêu cực Hậu quả của hành
vi sai lệch chuẩn mực pháp luật:
• Khi xem xét, đánh giá hậu quả của một hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật nào
đó, chúng ta cần phải căn cứ vào một số yếu tố sau:
• Căn cứ vào tính chất, khuynh hướng và sự phổ biến tương đối của hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật đó.
• Căn cứ vào các điều kiện lịch sử – địa lý, hoàn cảnh xã hội cụ thể.
• Căn cứ vào địa điểm và thời gian xảy ra hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật đó.
• Hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có thể được nhìn nhận trên hai phương diện sau:
• Thứ nhất, hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có thể mang nội dung,
tính chất tích cực, tiến bộ, cách tân nếu như nó vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự chi phối
của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, đang kìm hãm sự phát triển của các cá nhân và xã hội
• Thứ hai, ngược lại, hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có thể
mang nội dung và tính chất tiêu cực, ảnh hưởng xấu hoặc nguy hiểm cho xã hội lO M oARcPSD| 47704698
nếu như nó vi phạm, phá hoại tính ổn định, sự tác động của những chuẩn mực
pháp luật tiến bộ, phù hợp ,tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội.
Câu 11: Nêu những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội. Tại sao nói
“Bất bình đẳng xã hội là hiện tượng xã hội ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện pháp luật”. Nguyên nhân:
• Những nguyên nhân tạo ra bất bình đẳng vô cùng đa dạng và khác nhau giữa
các xã hội và nền văn hóa, gắn liền với đặc điểm của giai cấp xã hội, giới tính,
chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ,… Trong từng thời kỳ, cơ sở tạo nên bất bình
đẳng cũng có sự khác nhau. Một số yếu tố trở nên mạnh mẽ vào giai đoạn này
nhưng lại ít ảnh hưởng trong giai đoạn khác. Bất bình đẳng tồn tại và đi liền
với những vấn đề và yếu tố mang tính thời sự trong xã hội. Tuy nhiên, dù
nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội rất đa dạng, các nhà xã hội học quy
chúng vào ba nhóm cơ bản, đó là những cơ hội trong cuộc sống, địa vị xã hội
và ảnh hưởng chính trị.
“Bất bình đẳng xã hội là hiện tượng xã hội ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện pháp luật” .
• Ngay từ đầu khái niệm bất bình đẳng ta có: Bất bình đẳng xã hội là không ngang
bằng nhau giữa các cơ hội và lợi ích mà cá nhân hay nhóm xã hội đáng ra được hưởng.
• Nói ví dụ như cơ hội: Ngành công an tại sao có ngành không tuyển nữ? Phải chăng
nữ giới không thể hoàn thành tốt? Hay do sức khỏe nữ giới yếu? Barbara Jean Blank
(Kelly Kelly) 1 trong những tuyển thủ đô vật là nhà vô địch hai lần tổng thể trong
WWE của Mỹ. Vậy tại sao vẫn có sự phân biệt ấy ở đây? Hoặc có nhiều bất bình
đẳng xã hội khác cũng ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện pháp luật.
Câu 12: Phân tích một số loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật cơ bản
trong xã hội Việt Nam hiện nay.
• Trong thực tế xã hội, không phải chuẩn mực xã hội luôn luôn được mọi
người tôn trọng, tuân thủ ở mọi lúc, mọi nơi; mà thường xảy ra các hành vi
của những cá nhân, nhóm xã hội vi phạm, phá vỡ hiệu lực, tính ổn định, sự
tác động của các loại chuẩn mực xã hội. Đó chính là hành vi sai lệch chuẩn
mực xã hội. Chẳng hạn, học trò vô lễ với thầy, cô giáo ( vi phạm chuẩn mực
đạo đức); một số cá nhân xả rác bừa bãi nơi công cộng, viết, vẽ tự do lên lO M oARcPSD| 47704698
các công trình di tích lịch sử ( vi phạm chuẩn mực thẩm mỹ); vượt đèn đỏ
khi tham gia giao thông đô thị ( vi phạm chuẩn mực pháp luật) …
Câu 13: Ly hôn là gì? Nguyên nhân và hậu quả của ly hôn dưới góc độ xã hội
học. Tại sao trong xã hội ngày nay ly hôn đang dần trở thành hiện tượng xã hội phổ biến. Ly hôn :
• Là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Nguyên nhân:
• Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn, do tính tình không hợp, bị đánh đập
ngược đãi, ngoại tình, mâu thuẫn gia đình, tệ nạn xã hội, chênh lệch về trình độ
học vấn, nghề nghiệp, sắc đẹp. Đây chính là những biểu hiện của sự xung đột giới
về vai trò, vị thế, chức năng, giá trị dưới tác động của cơ chế thị trường, phong trào
giải phóng phụ nữ, cách mạng tình dục, sự chuyển đổi định hướng giá trị ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay. Hậu quả:
• Ly hôn đem lại những hậu quả pháp lý cho cá nhân về mặt quan hệ nhân thân, cấp
dưỡng tài sản, con cái. Luật hôn nhân gia đình hiện hành phát huy hiệu lực còn yếu
trong việc yêu cầu các bên thực hiện quyền và trách nhiệm của mình sau ly hôn,
cũng như chưa có những điều khoản của các bên thực hiện quyết định của Toà án.
Đồng thời, ly hôn cũng đem lại những hậu quả về tâm lý con người.
• Tình trạng như thế khiến nam nữ đều có vấn đề về tâm lý, hai bên đều khó
tiếp thu ý kiến người kia, mâu thuẫn gia đình là điều không thể tránh khỏi.
Hiện tượng ly hôn phổ biến trong xã hội hiện nay chính là thể hiện của sự
thụt lùi của văn minh xã hội, là sự tụt dốc của đạo đức, là hiện tượng không bình thường.
• Chỉ có nam giới mới là trụ cột gia đình, nam kiếm tiền, nữ làm nội trợ
nên phụ thuộc vào nam giới. Do đó, phụ nữ bị hạn chế nhiều trong
quyền lựa chọn công việc, có những công việc dường như chỉ dành cho
nam giới. Ví dụ, phụ nữ rất ít khi được bình đẳng với nam giới về quyền
lực: các nhà lãnh đạo chính trị luôn là nam giới, thủ lĩnh các dòng họ
luôn là nam giới…Trong gia đình, đa số các bà vợ luôn phải đối mặt với
nạn bạo hành, đàn ông có quyền chi phối vợ mình, phụ nữ ít lO M oARcPSD| 47704698
có quyền đối với đời sống hôn nhân và tình dục, người vợ luôn phải thể
hiện sự tôn kính đối với chồng…
Câu 14: Phân tích vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội hiện nay. Vai trò
nào là quan trọng nhất. Giải thích vì sao?
• Pháp luật có vị trí và tầm quan trọng hết sức lớn. Pháp luật là quy tắc ứng xử đặc
biệt quan trọng trong đời sống chung, yếu tố thiết yếu trong đời sống hàng ngày.
Vai trò của pháp luật đối với xã hội cụ thể như sau:
Thứ nhất: Pháp luật là công cụ điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội
Thứ hai: Pháp luật là cơ sở để đảm bảo an toàn xã hội
Thứ ba: Pháp luật là cơ sở để giải quyết tranh chấp trong xã hội
Thứ tư: Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người
Thứ năm: Pháp luật là phương tiện bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội
Thứ sáu: Pháp luật bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội
Thứ bảy: Vai trò giáo dục của pháp luật
Vai trò nào là quan trọng nhất:
• Vai trò thứ nhất: Pháp luật giúp con người xác định và làm theo những quy tắc ứng
xử trong khuôn khổ nhất định. Pháp luật còn giúp quy định quyền và nghĩa vụ cụ
thể cho chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền đó.
Nhờ có pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những hành vi nào là
hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cấm để
từ đó có cách ứng xử phù hợp.
Câu 15: Tại sao nói “Chuẩn mực xã hội xác định sự chính xác trong hành vi xã
hội của mỗi cá nhân”. lO M oARcPSD| 47704698
Câu 16 : Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực tôn giáo với pháp luật
Chuẩn mực pháp luật:
• Chuẩn mực pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo
đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho hành vi ứng xử
của các cá nhân và các nhóm xã hội.
• Chuẩn mực pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận dưới hình thức các văn
bản quy phạm pháp luật. Pháp luật có tính hệ thống, thủ tục ban hành đặc biệt, tính
cưỡng chế và tính chặt chẽ về hình thức.
Chuẩn mực tôn giáo:
• Tôn giáo là một hệ thống niềm tin về vị trí của cá nhân con người trong thế giới, tạo
ra một trật tự cho thế giới đó và tìm kiếm một lí do cho sự tồn tại trong đó. Chuẩn
mực tôn giáo là hệ thống các quy tắc, yêu cầu được xác lập dựa trên những tín điều,
giáo lý tôn giáo, những quy ước về lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo cùng với các thiết chế
tôn giáo (nhà thờ, chùa chiền, thánh đường), được ghi chép và thể hiện trong các bộ
sách kinh điển của các dòng tôn giáo khác nhau.
• Chuẩn mực tôn giáo là chuẩn mực thành văn. Tính chất thành văn thể hiện ở các
giáo điều, giáo lý, những lời răn dạy được ghi chép trong các bộ kinh của các tôn
giáo khác nhau như Kinh thánh, Kinh phật,…Chuẩn mực tôn giáo được hình thành
xuất phát từ niềm tin thiêng liêng, sâu sắc của con người vào sức mạnh thần bí của
các lực lượng siêu nhiên. Các yêu cầu, quy tắc của chuẩn mực tôn giáo được đảm lO M oARcPSD| 47704698
bảo tôn trọng và được hiện thực hóa trong hành vi của con người chủ yếu nhờ vào
niềm tin tâm linh và cơ chế tâm lý. Chuẩn mực tôn giáo có những tác động tích cực
và tiêu cực tới nhận thức, hành vi của con người.
Điểm giống nhau:
• Thứ nhất, chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức dều là các công cụ để điều
chỉnh các quan hệ xã hội , đều gồm các quy tắc xử sự chung để hướng dẫn cách xử
sự của mọi người trong xã hội.
• Thứ hai, đều là chuẩn mực thành văn.
• Thứ ba, đều được thực hiện nhiều lần trong đời sống. Sự khác nhau:
• Thứ nhất, về con đường hình thành: pháp luật hình thành thông qua hoạt động xây
dựng pháp lí của nhà nước, còn tôn giáo hình thành xuất phát từ niềm tin của con
người vào sức mạnh thần bí của các lực lượng siêu nhiên
• Thứ hai, về biện pháp thực hiện pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng các biện
pháp cưỡng chế nhà nước, tất cả mọi người đều phải tôn trọng và làm theo pháp
luật. Còn tôn giáo được bảo đảm tôn trọng và thực hiện bằng niềm tin tâm linh và
cơ chế tâm lí. Niềm tin tâm linh là yếu tố thường trực trong suy nghĩ của con người,
trở thành động cơ nội tâm trong ý thức, điều chỉnh hành vi của con người trong việc
thực hiện chuẩn mực tôn giáo một cách tự nguyện. Về cơ chế tâm lí, con người luôn
có tâm lí sợ hãi trước sức mạnh của các lực lượng siêu nhiên khiến con người tự lO M oARcPSD| 47704698
giác phục tùng vô điều kiện, không dám làm điều ác, phạm vào điều cấm, điều răn
của chuẩn mực tôn giáo. Có thể thấy, dù không có một biện pháp cưỡng chế nào,
song các chuẩn mực tôn giáo vẫn được con người tuân thủ một cách tự nguyện, tự
giác, vô điều kiện. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa chuẩn mực pháp
luật và chuẩn mực tôn giáo.
• Thứ ba, pháp luật tác động đến mọi cá nhân, tổ chức, bao trùm lên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, còn các chuẩn mực tôn giáo lại chỉ tác động đến các tín đồ của
mình. Như vậy, phạm vi tác động của tôn giáo hẹp hơn so với pháp luật.
• Thứ tư, pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước còn các chuẩn mực tôn giáo thể
hiện những mong muốn nguyện vọng của con người về một cuộc sống tốt hơn.
• Thứ năm, pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong các giai đoạn lịch sử nhất định, có sự
tồn tại của giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp còn tôn giáo tồn tại trong mọi
giai đoạn lịch sử, nó là một phần trong đời sống con người bởi nó đã bao gồm những
sức mạnh nằm bên ngoài con người và được phản ánh vào trong thế giới quan của con người.
Câu 17: Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức với pháp luật
Chuẩn mực pháp luật:
• Chuẩn mực pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo
đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho hành vi ứng xử
của các cá nhân và các nhóm xã hội. lO M oARcPSD| 47704698
• Chuẩn mực pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận dưới hình thức các văn
bản quy phạm pháp luật. Pháp luật có tính hệ thống, thủ tục ban hành đặc biệt, tính
cưỡng chế và tính chặt chẽ về hình thức.
Chuẩn mực đạo đức:
• Đạo đức là lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần của xã hội, nảy sinh từ thực tiễn các
quan hệ xã hội giữa con người với con người; nó bao gồm toàn bộ các quan niệm
về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng…cùng với các
quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội trong xã hội. Điểm giống nhau:
• Thứ nhất, pháp luật và đạo đức đều có chung mục tiêu. Chúng đều là phương tiện
điều chỉnh quan trọng bậc nhất đối với quan hệ xã hội và các hành vi của con người.
Pháp luật và đạo đức đều đảm bảo cho xã hội phát triển một cách ổn định và trật
tự, qua đó bảo vệ và định hướng những quan hệ xã hội phù hợp với ý chí và lợi ích
chung của cộng đồng xã hội và giai cấp thống trị. Chúng hỗ trợ đan xen, ảnh hưởng
lẫn nhau trong việc bảo đảm trật tự xã hội, điều chỉnh hành vi của con người cho
phù hợp với pháp luật và lợi ích của cộng đồng. Nếu hành vi nào trái đạo đức thì
sẽ bị pháp luật trừng trị hoặc bị lên án bởi dư luận xã hội. Mặt khác, hành vi trái
pháp luật, bên cạnh chế tài của pháp luật, cũng sẽ bị xã hội trừng trị bằng dư luận
xã hội, bài xích xã hội… Pháp luật và đạo đức là hai công cụ chính và mạnh mẽ nhất
để đảm bảo trật tự xã hội.
• Thứ hai, pháp luật và đạo đức đều mang tính quy phạm phổ biến, là những khuôn
mẫu chuẩn mực trong hành vi con người. Chúng tác động đến tất cả các cá nhân,
tổ chức trong xã hội, tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống với phạm vi
khác nhau (từng vùng miền hoặc trên toàn lãnh thổ quốc gia). Ví dụ cho điểm này
là tập tục tảo hôn. Về vấn đề này, có nhiều luồng quan điểm khác nhau. Ở những
vùng cao nơi tập trung dân tộc thiểu số thì đây là một điều bình thường, thậm chí
còn được ủng hộ và phổ biến, coi đây là “truyền thống văn hóa”. Nhưng ở những
vùng đồng bằng, điều kiện phát triển hơn thì đây là một sự xâm hại đạo đức nghiêm
trọng. Còn xét về khía cạnh pháp luật thì đây là sự vi phạm pháp luật, xâm phạm
đến quyền trẻ em. Nhưng dù thế nào thì mọi người, trong từng vùng miền nhất
định, vẫn coi đây là chuẩn mực để làm theo hoặc không làm theo, ủng hộ hoặc phản đối. lO M oARcPSD| 47704698
• Thứ ba, pháp luật và đạo đức đều phản ánh sự tồn tại của xã hội trong từng giai
đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Chúng là kết quả của quá trình nhận thức đời
sống của chính mình. Pháp luật và đạo đức đều chịu sự chi phối, đồng thời tác động
lại đời sống kinh tế xã hội. Tùy từng giai đoạn phát triển của xã hội mà chuẩn mực
đạo đức thay đổi và điều này cũng kéo theo sự thay đổi của pháp luật bởi pháp
luật phản ánh đời sống xã hội, qua đó điều chỉnh các hành vi của xã hội thông qua
việc xem xét các yếu tố xã hội khác để có thể điều chỉnh một cách hiệu quả. Sự khác nhau:
• Thứ nhất, về con đường hình thành, pháp luật được hình thành từ nhà nước thông
qua hoạt động xây dựng pháp lý của nhà nước còn đạo đức được hình thành từ xã
hội một cách tự phát do nhận thức của cá nhân và cộng đồng. Trong quá trình hình
thành thì pháp luật cần phải cân nhắc đến những yếu tố xã hội khác, bao gồm cả
đạo đức và đạo đức cũng phải dựa vào một phần pháp luật.
• Điểm khác nhau thứ hai là hình thức thể hiện. Pháp luật được thể hiện chủ yếu
dưới dạng các văn bản còn đạo đức lại chủ yếu được truyền miệng từ đời này sang
đời khác. Hoạt động xây dựng pháp luật cần sự rõ ràng minh bạch nên cần được
thể hiện dưới dạng văn bản cụ thể, tiện cho việc chỉnh sửa sau này. Còn đạo đức
được hình thành từ cộng đồng nên đối và chủ yếu tồn tại bằng truyền miệng và
mang tính chính xác tương đối bởi trong quá trình truyền đạt ít nhiều nội dung bị thay đổi.
• Thứ ba, về tính xác định của hình thức văn bản thì đạo đức mang tính chung, định
hướng còn pháp luật thì cụ thể, rõ ràng. Đạo đức chỉ nhằm định hướng cho con
người nên con người cần tự tìm tòi khám phá và qua dư luận xã hội để điều chỉnh
hành vi của mình cho phù hợp. còn pháp luật mang tính bắt buộc chung nên tất cả
mọi người đều phải tuân theo những quy định đã được định sẵn.
Câu 18: Phân tích nhận định sau:“Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng,
không chính xác các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực pháp luật dẫn tới các hành
vi sai lệch chuẩn mực pháp luật”.
Câu 19: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật.
Hãy trình bày các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp
luật ở nước ta hiện nay. lO M oARcPSD| 47704698
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật:
• Hoạt động xây dựng pháp luật:
• Trình độ văn hóa pháp lý của cán bộ và nhân dân và sự sáng tạo của mỗi cơ quan hoặc tổ chức:
• Công tác tổ chức và cán bộ của các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật:
• Hoạt động của các cơ quan áp dụng pháp luật:
• Các văn bản áp dụng pháp luật:
• Ý thức pháp luật của người áp dụng pháp luật
• Những điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật:
Các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay:
• Để nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật cần đưa ra nhữnghình
thức, giải pháp phù hợp với thực tế và từng giai đoạn phát triển của đất nước. Có
thể kể thực hiện thông qua các biện pháp sau:
1. Họp báo, thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật
2. Đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử
3. Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng
4. Tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật
5. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành
chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Câu 20: Tại sao nói “Dư luận xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xây dựng pháp luật”
• Vì d lu n xã h i là cáiư ậ ộ ch a có s ki m duy t c a nhà nư ự ể ệ ủ ước mà nó l i đạ
ược người dân s d ng đ bàn tánử ụ ể
• Trong quá trình quản lý xh, không tránh khỏi đôi lúc những chính sách nhà
nước đềề ra không phản ánh, đáp ứng nguyện vọng của người dân.
• Và d lu nư ậ xã h iộ cũng chính là công cụ mà người dân nêu lên quan điểm
của mình trước nhà nước
• Và dướ ứi s c ép c a chính d lu n cũng bu c nhà nủ ư ậ ộ ước bu c ph i d ng l iộ ả ừ
ạ điềều lu t đã thông qua trậ ước đó