-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức. Lý luận và thực tiễn | môn Luật hành chính | trường Đại học Huế
I. Trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức:1.Trách nhiệm hình sự.2.Trách nhiệm dân sự:3.Trách nhiệm hành chính: 4.Trách nhiệm kỷ luật:II.Thực trạng trách nhiệm pháp lý củ cán bộ, công chức, viên chức. 1. Trách nhiệm hình sự.2.Trách nhiệm dân sự:3.Trách nhiệm hành chính: 4.Trách nhiệm kỷ luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Luật hành chính (ĐHH) 8 tài liệu
Đại học Huế 272 tài liệu
Trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức. Lý luận và thực tiễn | môn Luật hành chính | trường Đại học Huế
I. Trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức:1.Trách nhiệm hình sự.2.Trách nhiệm dân sự:3.Trách nhiệm hành chính: 4.Trách nhiệm kỷ luật:II.Thực trạng trách nhiệm pháp lý củ cán bộ, công chức, viên chức. 1. Trách nhiệm hình sự.2.Trách nhiệm dân sự:3.Trách nhiệm hành chính: 4.Trách nhiệm kỷ luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hành chính (ĐHH) 8 tài liệu
Trường: Đại học Huế 272 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Huế
Preview text:
lO M oARcPSD| 47704698 lO M oARcPSD| 47704698 LUẬT HÀNH CHÍNH
Chủ đề thảo luận nhóm 4: Trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức, viên
chức. Lý luận và thực tiễn I.
Trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức:
Trách nhiệm pháp lý là gì?
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luật
quy định vì hành vi vi phạm pháp luật của mình. Khác với các loại hình trách nhiệm khác
trách nhiệm pháp lí luôn gắn liền với sự cưỡng chế nhà nước, với việc áp dụng chế tài do pháp luật quy định
1. Trách nhiệm hình sự:
Là loại trách nhiệm pháp lý phát sinh khi cán bộ, công chức thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội mà bộ luật hình sự coi là tội phạm. Cán bộ, công chức khi thực hiện hành vi
phạm tội phải chịu trách nhiệm như mọi công dân khác. Ngoài ra còn có những tội phạm
có tính đặc thù của cán bộ, công chức đó là những tội phạm gắn liền với chức vụ nhà nước
như: tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
thi hành công vụ; tội giả mạo trong công tác, tội nhận hối lộ.
2. Trách nhiệm dân sự:
-Trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm pháp lý phát sinh khi cá nhân, tổ chức có hành vi
vi phạm pháp luật dân sự
-Đôi với cán bộ, công chức ngoài trách nhiệm dân sự thông thường như mọi cá nhân, tổ
chức khác thì cán bộ, công chức còn phải chịu trách nhiệm trong trường hợp thực hiện hoạt lO M oARcPSD| 47704698
động bất hợp pháp hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao gây
thiệt hại cho cá nhân, tổ chức.
3. Trách nhiệm hành chính:
- Là loại trách nhiệm đặt ra khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật hành chính
- Cán bộ, công chức vi phạm pháp luật hành chính cũng phải chịu trách nhiệm như mọi cá nhân, tổ chức khác
- Việc truy cứu TNHC được tiến hành theo thủ tục hành chính và do CQNN có thẩm quyền tiến hành.
4. Trách nhiệm kỷ luật:
- Trách nhiệm kỷ luật của cán bộ, công chức là loại trách nhiệm pháp lý đặt ra khi cán bộ,
công chức có hành vi vi phạm các nguyên tắc của chế độ công vụ. Kỷ luật là hình thức
trừng phạt đối với cán bộ, công chức chây lười không hoàn thành nhiệm vụ được giao
hoặc vi phạm nghĩa vụ, vi phạm những điều cán bộ công chức không được làm. Tùy
theo mức độ vi phạm mà cán bô, công chức có thể bị áp dụng các hình thức kỷ luật khác nhau
- Trách nhiệm kỷ luật là loại trách nhiệm đặc thù của cán bộ, công chức chỉ áp dụng đối
với cán bộ, công chức khi họ thực thi công vụ
- Việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật của cán bộ, công chức được tiến hành theo thủ tục
hành chính và do các CQNN có thẩm quyền tiến hành. II.
Thực trạng trách nhiệm pháp lý củ cán bộ, công chức, viên chức 1.
Trách nhiệm hình sự
- Tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, phiền hà ở
một bộ phận công chức, viên chức nhà nước vẫn diễn ra gây bức xúc đối với người dân và doanh nghiệp.
- Diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực
như :tài chính, ngân hàng; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản và đầu tư công
- Hành vi tham nhũng diễn ra ngày càng rất đa dạng, phức tạp biến tướng ngày càng tinh
vi, khó phát hiện. Nếu như trước đây, tham nhũng chỉ đơn giản là hành vi “ăn cắp vặt”, lO M oARcPSD| 47704698
nhận “phong bì”, lợi ích vật chất nhỏ, tính chất riêng lẻ, manh mún.Thì nay, cùng với sự
phát triển của nền kinh tế thị trường, tham nhũng đã “biến hình”, khoản tiền tham nhũng
ngày càng lớn hơn, hành vi có tính cấu kết, nhiều vụ có tổ chức, có biểu hiện “nhóm lợi
ích”, “lợi ích nhóm” ngày càng chặt chẽ, khép kín, có sức mạnh “lũng đoạn” các quyết
sách của cả tập thể, tổ chức.
- Ví dụ: Một vụ án kinh tế lớn, được TAND tp Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm tháng
01/2018 với bị cáo Đinh La Thăng (Cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Việt Nam) và
21 bị cáo đồng phạm. Với các hành vi như thực hiện gói thầu EPC, ký kết hợp đồng trái
quy định; chỉ đạo cấp dưới tại Tập đoàn dầu khi Việt Nam PVN và Ban quản lý dự án
căn cứ hợp đồng ứng trên 1300 tỉ đồng để Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm khác sử
dụng sai mục đích 1115 tỉ, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 120 tỷ đồng, TAND Thành
phố Hà Nội đã tuyên phạt Đinh La Thăng 13 năm tù. Các bị cáo đồng phạm khác trong
vụ án bị tuyên phạt từ 03 năm đến 22 năm tù, buộc bồi thường số tiền Nhà nước bị thất thoát.
Ngoài ra, bị cáo Đinh La Thăng còn chỉ đạo cấp dưới góp vốn trái pháp luật vào Ngân
hàng thương mại cổ phần Đại dương (Oceanbank) gây thất thoát cho Nhà nước 800 tỷ
đồng. Tháng 3/2018, TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm tuyên phạt Đinh
La Thăng 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp hình phạt của cả hai vụ án, bị cáo Đinh La Thăng
phải chấp hành mức án là 30 năm tù.
Cũng trong vụ án trên, tòa tuyên buộc bị cáo Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm liên đới
bồi thường 800 tỉ cho cho PVN. Trong đó, bị cáo Đinh La Thăng, chịu trách nhiệm bồi
thường 600 tỉ đồng vì là người phải chịu trách nhiệm chính. 2.
Trách nhiệm dân sự
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân một cách đối phó, lẩn tránh, đùn đẩy, vô trách
nhiệm, vi phạm quyền của công dân, thậm chí còn xử lý sai luật pháp và chính sách quy
định, dẫn đến oan trái và thiệt hại cho người dân
- Ví dụ: Ngày 19/5/1979, trưởng Công an xã Tân Điền bị giết. Lúc này ông Trần Văn
Chiến (SN 1960, ở ấp Nam, Tân Điền, Gò Công Đông, Tiền Giang) đang ở cùng với lO M oARcPSD| 47704698
những người thân của mình. Nghe tiếng kêu thất thanh, ông chạy ra ngoài thì thấy Trần
Văn U chạy qua nói “Tao vừa giết thằng Sên” rồi chạy đi mất.
Khi gia đình bị hại báo công an, ông Chiến cùng một số nghi phạm khác bị bắt. Tuy
nhiên chỉ qua một vài chứng cứ mập mờ, chưa đủ căn cứ cùng với sự thật thà ít chữ,
không hiểu biết gì về pháp luật của ông Chiến, ông đã bị cơ quan công an đã kết tội
giết người. Tại phiên tòa sơ thẩm, mặc dù ông Chiến không nhận tội và khẳng định
hung thủ là Trần Văn U nhưng Tòa vẫn tuyên ông Chiến án chung thân. Ông đã ngồi
tù oan 15 năm, sau đó vì cải tạo tốt nên được thả tự do.
Năm 1997, Trần Văn U bị bắt. Khi xét xử tại tòa, Trần Văn U khai chỉ một mình thực
hiện vụ án mà không liên quan gì đến ông Trần Văn Chiến nên tòa tuyên ông Chiến
không phạm tội giết người.Tại bản án phúc thẩm năm 2002, TAND tối cao tại TP.HCM
giữ nguyên bản án sơ thẩm: ông Chiến vô tội.Ngày 23/12/2004 ông Chiến được TAND
tỉnh Tiền Giang đền bù oan sai 252 triệu đồng, đồng thời xin lỗi trên ba tờ báo trung
ương và địa phương.
- Một bộ phận cán bộ, công chức
Cậy quyền hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà với tổ chức, công dân trong
khi giải quyết công việc
Làm những việc mà pháp luật cấm công chức không được làm như hoạt động tư vấn
về những công việc liên quan đến bí mật nhà nước, đến hệ thống thẩm quyền giải
quyết của mình hoặc có khả năng gây phương hại đến an ninh quốc gia; không giữ
gìn bí mật trong công tác, phát tán hoặc để lộ những chủ trương, chính sách đang
trong quá trình xây dựng hoàn thiện hoặc đang cân nhắc để ban hành, gây dư luận
không tốt, làm xáo trộn các hoạt động bình thường của xã hội; hoặc nghiêm trọng
hơn là bán các tài liệu, thông tin bí mật cho kẻ thù. 3.
Trách nhiệm hành chính
- Thời gian gần đây lại có không ít những cán bộ, đảng viên ở một số cơ quan, đơn vị, địa
phương sa vào tệ nạn xã hội, như: Đánh bạc, tổ chức đánh bạc, cá độ bóng đá, ma túy,
mại dâm, mê tín dị đoan, quan hệ ngoài hôn nhân...
- Ngoài nguyên nhân do các cá nhân coi thường pháp luật, không thực hiện nghiêm các
quy định đối với cán bộ, công chức còn do sự buông lỏng quản lý của người đứng đầu lO M oARcPSD| 47704698
cơ quan, đơn vị, địa phương. Để ngăn chặn tình trạng cán bộ, công chức đánh bạc, cùng
với sự vào cuộc của lực lượng chức năng, các cơ quan, đơn vị cũng cần tăng cường các
biện pháp quản lý, ngăn chặn đồng thời kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, không bao che, bỏ qua.
- Ví dụ : Điển hình như vào tháng 5-2020, Chủ tịch UBND xã Đồng Quang (huyện Quốc
Oai) Vũ Hồng Toàn bị tố cáo hành vi đánh bạc. Sau khi xác minh, Công an huyện Quốc
Oai ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và ông Toàn đã không được tham gia tái
cử Ban Chấp hành Đảng bộ xã Đồng Quang nhiệm kỳ 2020-2025. 4.
Trách nhiệm kỷ luật
- Thực tế hiện nay cho thấy việc công chức nhà nước vi phạm kỉ luật, có ý thức trách nhiệm
kém không phải hiếm (được thể hiện qua nhiều dấu hiệu như : trì trệ, tắc trách, làm trái
quy định, sai thủ tục, đùn đẩy, nhận hối lộ, tham nhũng) nhưng hoạt động truy cứu trách
nhiệm và xử lý kỉ luật những đối tượng này lại vô cùng hiếm, ít về số lượng đồng thời
còn kém về “chất lượng”.
- Việc báo cáo tình hình công chức vi phạm kỷ luật và tình hình truy cứu trách nhiệm vẫn
chưa thực sự hiệu quả, minh bạch. Hàng năm Chính phủ báo cáo lên cơ quan quyền lực
nhà nước là Quốc hội chỉ có 1% công chức nhà nước không thực hiện tốt nhiệm vụ bị
truy cứu và xử lý kỉ luật. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều công chức nhà nước sáng
cắp ô tô đi, tối cắp ô tô về, hay có nhiều công chức đi ăn sáng, uống cà phê ngay trong
giờ hành chính mà không hề bị xử lý.
- Ví dụ: UBND phường X có thời gian làm việc buổi sáng là từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ
30 phút và buổi chiều là từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút. Tuy nhiên, anh C mặc dù
là cán bộ phường nhưng buổi sáng nào cũng ngồi cà phê đến tận 8 giờ, có khi là 8 giờ
30 phút mới bắt đầu tới cơ quan làm việc.
III. Một số biện pháp nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức:
- Một là, tăng cường hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, có biện pháp khuyến khích
công chức tự học tập và tự rèn luyện
Quá trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm kịp thời cập nhật chủ trương của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước; những phương thức quản lý, điều hành và tổ chức thực thi công lO M oARcPSD| 47704698
vụ hiện đại, trang bị phương pháp tư duy lý luận... cho đội ngũ cán bộ, công chức, từ đó
mỗi cán bộ, công chức xác định cách thức thực thi công vụ cho phù hợp.
- Hai là, đổi mới chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức.
Đổi mới chính sách tiền lương để tiền lương thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm
đời sống cho cán bộ, công chức, người lao động và gia đình người hưởng lương; từ đó
cán bộ, công chức có thể thực sự tâm huyết, cống hiến, yên tâm công tác, là động lực
nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc, góp phần thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững. Tuy nhiên
trên thực tế, mặt bằng lương hiện nay vẫn còn khá thấp, dẫn đến tình trạng cán bộ, công
chức không yên tâm và không chuyên tâm công tác, một bộ phận công chức phải tìm
kiếm thêm các nguồn thu nhập khác ngoài lương để duy trì cuộc sống.
- Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ.