Câu hỏi quản trị học căn bản | Trường đại học kinh tế - luật đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Những tác động của sự tập trung như vậy giúp rất nhiều cho việc giải thích sự bất bình đẳng về kinh tế đang ngày càng gia tăng. Nghiên cứu của Cesar Hidalgo và các đồng nghiệp của ông tại MIT cho thấy, ở những nước có tập trung ngành giảm trong những thập niên gần đây, như Hàn Quốc, sự bất bình đẳng về thu nhập đã giảm. Ở những nơi mà tập trung của ngành tăng lên, như Na Uy, bất bình đẳng đã tăng lên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 46901061
By The 9/21/2017
Observer
Nguồn: Sebastian Buckup, “A New Course for Economic Liberalism”, Project Syndicate, 12/07/2017.
Biên dịch: Trần Hoàng Nhị | Biên tập: Hồng Hiệp
Kể từ cuộc Cách mạng Nông nghiệp, tiến bộ công nghệ luôn luôn thúc đẩy các lực lượng mang tính khuếch tán
và tập trung đối lập nhau. Sự khuếch tán xảy ra khi các quyền lực và đặc quyền cũ bị xói mòn; sự tập trung xảy
ra khi quyền lực và tầm với của những người đang kiểm soát các năng lực mới được mở rộng. Về phương diện
này, cái gọi là cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư sẽ không phải là ngoại lệ.
Hiện tại, mâu thuẫn giữa khuếch tán và tập trung đang gia tăng ở mọi cấp độ của nền kinh tế. Trong suốt những
năm 1990 và đầu những năm 2000, thương mại tăng trưởng nhanh gấp đôi GDP, đưa hàng trăm triệu người
thoát khỏi đói nghèo. Nhờ toàn cầu hoá về vốn và tri thức, các nước có thể chuyển các nguồn lực sang các lĩnh
vực có năng suất và tiền lương cao hơn. Tất cả những điều này góp phần vào việc khuếch tán sức mạnh thị
trường.
Nhưng sự khuếch tán này diễn ra đồng thời với sự tập trung cũng mạnh mẽ như thế. Ở cấp độ ngành, một vài
ngành công nghiệp then chốt đáng chú ý nhất là ngành tài chính và công nghệ thông tin – chiếm tỷ trọng ngày
càng tăng trong lợi nhuận. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, ngành tài chính chỉ tạo ra 4% việc làm, nhưng chiếm hơn 25% lợi
nhuận doanh nghiệp. Và một nửa trong số các công ty Mỹ có lợi nhuận từ 25% trở lên là các công ty công nghệ.
Điều này cũng xảy ra ở cấp tổ chức. 10% các doanh ngiệp có lợi nhuận cao nhất ở Mỹ có lợi nhuận cao gấp tám
lần mức lợi nhuận của một doanh nghiệp trung bình. Trong những năm 1990, bội số này chỉ là 3.
Những tác động của sự tập trung như vậy giúp rất nhiều cho việc giải thích sự bất bình đẳng về kinh tế đang
ngày càng gia tăng. Nghiên cứu của Cesar Hidalgo và các đồng nghiệp của ông tại MIT cho thấy, ở những nước
có tập trung ngành giảm trong những thập niên gần đây, như Hàn Quốc, sự bất bình đẳng về thu nhập đã giảm.
những nơi mà tập trung của ngành tăng lên, như Na Uy, bất bình đẳng đã tăng lên.
lOMoARcPSD| 46901061
Có thể thấy một xu hướng tương tự ở cấp tổ chức. Một nghiên cứu gần đây của Erling Bath, Alex Bryson, James
Davis, và Richard Freeman cho thấy sự khuếch tán (hay chênh lệch – NBT) trong mức lương từ nhng năm
1970 có liên quan đến sự khác biệt về tiền lương giữa các công ty với nhau, chứ không phải trong nội bộ các
công ty. Các nhà kinh tế học Nicholas Bloom và David Price của Stanford đã xác nhận điều này, và lập luận rằng
hầu như toàn bộ sự gia tăng về bất bình đẳng thu nhập Mỹ bắt nguồn từ sự gia tăng khoảng cách giữa các
mức lương trung bình mà các doanh nghiệp chi trả.
Những kết quả như vậy bắt nguồn từ không chỉ những thay đổi cơ cấu không thể tránh được mà còn cả các
quyết định về cách xử lý những thay đổi đó. Vào cuối những năm 1970, khi chủ nghĩa tân tự do có ảnh hưởng
mạnh, các nhà hoạch định chính sách trở nên ít quan ngại việc các công ty lớn chuyển lợi nhuận thành ảnh
ởng chính trị. Thay vào đó, họ lo rằng các chính phủ đang bảo vệ các công ty không có sức cạnh tranh.
Với ý nghĩ này, các nhà hoạch định chính sách bắt đầu dỡ bỏ các quy định và luật lệ về kinh tế đã được thực
hiện từ sau cuộc Đại suy thoái (1929-1933), và khuyến khích các vụ sáp nhập theo chiều dọc và ngang. Nhng
quyết định này đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một làn sóng toàn cầu hóa mới, làm tăng sự lan
rộng của tăng trưởng và thịnh vượng khắp các quốc gia, nhưng cũng đặt nền tảng cho sự tập trung của thu nhập
và sự giàu có trong nội bộ từng quốc gia.
Dạng “kinh tế số” (platform economy) đang phát triển là một ví dụ. Tại Trung Quốc, công ty thương mại điện tử
khổng lồ Alibaba đang dẫn đầu một nỗ lực rất lớn để kết nối khu vực nông thôn với các thị trường quốc gia và
toàn cầu, bao gồm cả nền tảng Taobao kết nối người tiêu dùng với người tiêu dùng. Nỗ lực này dẫn đến s
khuếch tán đáng kể: Tại hơn 1.000 cộng đồng người Hoa ở nông thôn – cái gọi là những “Làng Taobao” – hơn
10% dân số kiếm sống bằng cách bán sản phẩm trên Taobao. Tuy nhiên, khi Alibaba xây dựng một nền kinh tế
bao trùm gồm hàng triệu công ty đa quốc gia nhỏ tham gia vào nền kinh tế, Alibaba cũng đang mở rộng sức
mạnh thị trường của chính mình.
Giờ đây, các nhà hoạch định chính sách cần một cách tiếp cận mới chống lại sự tập trung quá mức. Sự tập trung
này có thể làm tăng hiệu quả, nhưng cũng cho phép các công ty tích trữ lợi nhuận và đầu tư ít hơn. Tất nhiên,
Joseph Schumpeter có lập luận nổi tiếng là không cần phải lo lắng quá nhiều về đặc lợi của độc quyền, bởi vì sự
cạnh tranh sẽ nhanh chóng xóa đi lợi thế đó. Nhưng thực tế hoạt động của các công ty trong những thập niên
gần đây lại cho thấy một bức tranh khác: 80% số công ty có lợi nhuận từ 25% trở lên vào năm 2003 vẫn duy trì
được mức này 10 năm sau đó. (Trong những năm 1990, tỷ trọng này vào khoảng 50%.)
Để chống lại sự tập trung như vậy, trước tiên các nhà hoạch định chính sách cần thực hiện các luật cạnh tranh
thông minh hơn, không chỉ tập trung vào thị phần hay quyền định giá, mà còn vào nhiều hình thức tìm kiếm đc
lợi, từ các quy định về bản quyền và bằng sáng chế cho phép người đang giữ quyền có thể kiếm tiền từ các
khám phá cũ, cho đến việc lạm dụng tầm quan trọng của họ trong mạng lưới (internet). Câu hỏi không phải là
“lớn như thế nào là quá lớn”, mà là làm sao để phân biệt giữa cái lớn “tốt” và cái lớn “xấu”. Câu trả lời phụ thuộc
vào cách doanh nghiệp cân bằng giữa việc chiếm giữ giá trị và tạo ra giá trị.
lOMoARcPSD| 46901061
Hơn nữa, các nhà hoạch định chính sách cần tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
(startups) mở rộng quy mô. Một h sinh thái kinh doanh sôi động vẫn là liều thuốc giải độc hiệu qunhất chống
lại việc tìm kiếm đặc lợi. Ví dụ, các công nghệ sổ cái kỹ thuật số (digital ledger technologies)[1] có tiềm năng
kiềm chế sức mạnh của độc quyền nhóm một cách hiệu quả hơn so với can thiệp chính sách nặng tay bởi nhà
ớc. Tuy nhiên, các nền kinh tế không thể chỉ dựa vào thị trường để tạo ra “sự sôi động” mà chủ nghĩa tư bản
rất cần. Thật vậy, ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách nói ngoài miệng là ủng hộ tinh thần khởi nghiệp, số
ợng công ty mới thành lập đã giảm nhiều nền kinh tế phát triển.
Cuối cùng, các nhà hoạch định chính sách phải vượt qua sự cao ngạo tân tự do cho rằng những người làm việc
chăm chỉ và chơi đúng luật s là những người sẽ vươn cao. Xét cho cùng, mặt trái của quan điểm đó, bắt nguồn
từ niềm tin cơ bản vào tác động bình đẳng hoá của thị trường, là cái mà Michael Sandel gọi là “sự ngạo mạn về
khả năng”: ý tưởng sai lệch rằng sự thành công (và thất bại) của chúng ta chỉ phụ thuộc vào chính chúng ta.
Điều này có nghĩa là việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo kỹ năng, cho dù là cần thiết, sẽ không đủ để làm giảm
bất bình đẳng thu nhập. Cần phải có các chính sách trực tiếp đối đầu với các bất bình đẳng về cơ cấu – từ
lương tối thiểu cho đến các chương trình thu nhập cơ bản phổ quát.
Kinh tế học tân tự do đã đạt đến điểm đổ vỡ, dẫn đến việc thay thế sự chia rẽ tả-hữu về chính trị bằng một s
chia rẽ khác: giữa những người tìm kiếm các hình thức tăng trưởng hạn chế tập trung cực đoan và những người
muốn chấm dứt sự tập trung bằng cách đóng cửa các thị trường và xã hội mở. Cả hai bên đều thách thức các
quan điểm chính thống cũ; nhưng trong khi một bên tìm cách loại bỏ chữ “tân” khỏi chủ nghĩa tân tự do, bên kia
tìm cách phá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa tự do.
Thời đại của tân tự do đã qua. Đã đến lúc cần xác định tiếp theo sẽ là gì.
Sebastian Buckup là Trưởng ban chương trình của Diễn đàn Kinh tế Thế gii.
Copyright: Project Syndicate 2017A New Course for Economic Liberalism
———–
[1] Còn gọi là công nghệ ledger/sổ cái phân tán, cho phép sao chép, chia sẻ và đồng bộ hóa dữ liệu số khắp
nhiều trang web, quốc gia hay tổ chức khác nhau, và không có một admin chính hay một nơi lưu trữ dữ liệu tập
trung (NBT).
lOMoARcPSD| 46901061
| 1/4

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46901061 By The 9/21/2017 Observer
Nguồn: Sebastian Buckup, “A New Course for Economic Liberalism”, Project Syndicate, 12/07/2017.
Biên dịch: Trần Hoàng Nhị | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Kể từ cuộc Cách mạng Nông nghiệp, tiến bộ công nghệ luôn luôn thúc đẩy các lực lượng mang tính khuếch tán
và tập trung đối lập nhau. Sự khuếch tán xảy ra khi các quyền lực và đặc quyền cũ bị xói mòn; sự tập trung xảy
ra khi quyền lực và tầm với của những người đang kiểm soát các năng lực mới được mở rộng. Về phương diện
này, cái gọi là cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư sẽ không phải là ngoại lệ.
Hiện tại, mâu thuẫn giữa khuếch tán và tập trung đang gia tăng ở mọi cấp độ của nền kinh tế. Trong suốt những
năm 1990 và đầu những năm 2000, thương mại tăng trưởng nhanh gấp đôi GDP, đưa hàng trăm triệu người
thoát khỏi đói nghèo. Nhờ toàn cầu hoá về vốn và tri thức, các nước có thể chuyển các nguồn lực sang các lĩnh
vực có năng suất và tiền lương cao hơn. Tất cả những điều này góp phần vào việc khuếch tán sức mạnh thị trường.
Nhưng sự khuếch tán này diễn ra đồng thời với sự tập trung cũng mạnh mẽ như thế. Ở cấp độ ngành, một vài
ngành công nghiệp then chốt – đáng chú ý nhất là ngành tài chính và công nghệ thông tin – chiếm tỷ trọng ngày
càng tăng trong lợi nhuận. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, ngành tài chính chỉ tạo ra 4% việc làm, nhưng chiếm hơn 25% lợi
nhuận doanh nghiệp. Và một nửa trong số các công ty Mỹ có lợi nhuận từ 25% trở lên là các công ty công nghệ.
Điều này cũng xảy ra ở cấp tổ chức. 10% các doanh ngiệp có lợi nhuận cao nhất ở Mỹ có lợi nhuận cao gấp tám
lần mức lợi nhuận của một doanh nghiệp trung bình. Trong những năm 1990, bội số này chỉ là 3.
Những tác động của sự tập trung như vậy giúp rất nhiều cho việc giải thích sự bất bình đẳng về kinh tế đang
ngày càng gia tăng. Nghiên cứu của Cesar Hidalgo và các đồng nghiệp của ông tại MIT cho thấy, ở những nước
có tập trung ngành giảm trong những thập niên gần đây, như Hàn Quốc, sự bất bình đẳng về thu nhập đã giảm.
Ở những nơi mà tập trung của ngành tăng lên, như Na Uy, bất bình đẳng đã tăng lên. lOMoAR cPSD| 46901061
Có thể thấy một xu hướng tương tự ở cấp tổ chức. Một nghiên cứu gần đây của Erling Bath, Alex Bryson, James
Davis, và Richard Freeman cho thấy sự khuếch tán (hay chênh lệch – NBT) trong mức lương từ những năm
1970 có liên quan đến sự khác biệt về tiền lương giữa các công ty với nhau, chứ không phải trong nội bộ các
công ty. Các nhà kinh tế học Nicholas Bloom và David Price của Stanford đã xác nhận điều này, và lập luận rằng
hầu như toàn bộ sự gia tăng về bất bình đẳng thu nhập ở Mỹ bắt nguồn từ sự gia tăng khoảng cách giữa các
mức lương trung bình mà các doanh nghiệp chi trả.
Những kết quả như vậy bắt nguồn từ không chỉ những thay đổi cơ cấu không thể tránh được mà còn cả các
quyết định về cách xử lý những thay đổi đó. Vào cuối những năm 1970, khi chủ nghĩa tân tự do có ảnh hưởng
mạnh, các nhà hoạch định chính sách trở nên ít quan ngại việc các công ty lớn chuyển lợi nhuận thành ảnh
hưởng chính trị. Thay vào đó, họ lo rằng các chính phủ đang bảo vệ các công ty không có sức cạnh tranh.
Với ý nghĩ này, các nhà hoạch định chính sách bắt đầu dỡ bỏ các quy định và luật lệ về kinh tế đã được thực
hiện từ sau cuộc Đại suy thoái (1929-1933), và khuyến khích các vụ sáp nhập theo chiều dọc và ngang. Những
quyết định này đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một làn sóng toàn cầu hóa mới, làm tăng sự lan
rộng của tăng trưởng và thịnh vượng khắp các quốc gia, nhưng cũng đặt nền tảng cho sự tập trung của thu nhập
và sự giàu có trong nội bộ từng quốc gia.
Dạng “kinh tế số” (platform economy) đang phát triển là một ví dụ. Tại Trung Quốc, công ty thương mại điện tử
khổng lồ Alibaba đang dẫn đầu một nỗ lực rất lớn để kết nối khu vực nông thôn với các thị trường quốc gia và
toàn cầu, bao gồm cả nền tảng Taobao kết nối người tiêu dùng với người tiêu dùng. Nỗ lực này dẫn đến sự
khuếch tán đáng kể: Tại hơn 1.000 cộng đồng người Hoa ở nông thôn – cái gọi là những “Làng Taobao” – hơn
10% dân số kiếm sống bằng cách bán sản phẩm trên Taobao. Tuy nhiên, khi Alibaba xây dựng một nền kinh tế
bao trùm gồm hàng triệu công ty đa quốc gia nhỏ tham gia vào nền kinh tế, Alibaba cũng đang mở rộng sức
mạnh thị trường của chính mình.
Giờ đây, các nhà hoạch định chính sách cần một cách tiếp cận mới chống lại sự tập trung quá mức. Sự tập trung
này có thể làm tăng hiệu quả, nhưng cũng cho phép các công ty tích trữ lợi nhuận và đầu tư ít hơn. Tất nhiên,
Joseph Schumpeter có lập luận nổi tiếng là không cần phải lo lắng quá nhiều về đặc lợi của độc quyền, bởi vì sự
cạnh tranh sẽ nhanh chóng xóa đi lợi thế đó. Nhưng thực tế hoạt động của các công ty trong những thập niên
gần đây lại cho thấy một bức tranh khác: 80% số công ty có lợi nhuận từ 25% trở lên vào năm 2003 vẫn duy trì
được mức này 10 năm sau đó. (Trong những năm 1990, tỷ trọng này vào khoảng 50%.)
Để chống lại sự tập trung như vậy, trước tiên các nhà hoạch định chính sách cần thực hiện các luật cạnh tranh
thông minh hơn, không chỉ tập trung vào thị phần hay quyền định giá, mà còn vào nhiều hình thức tìm kiếm đặc
lợi, từ các quy định về bản quyền và bằng sáng chế cho phép người đang giữ quyền có thể kiếm tiền từ các
khám phá cũ, cho đến việc lạm dụng tầm quan trọng của họ trong mạng lưới (internet). Câu hỏi không phải là
“lớn như thế nào là quá lớn”, mà là làm sao để phân biệt giữa cái lớn “tốt” và cái lớn “xấu”. Câu trả lời phụ thuộc
vào cách doanh nghiệp cân bằng giữa việc chiếm giữ giá trị và tạo ra giá trị. lOMoAR cPSD| 46901061
Hơn nữa, các nhà hoạch định chính sách cần tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
(startups) mở rộng quy mô. Một hệ sinh thái kinh doanh sôi động vẫn là liều thuốc giải độc hiệu quả nhất chống
lại việc tìm kiếm đặc lợi. Ví dụ, các công nghệ sổ cái kỹ thuật số (digital ledger technologies)[1] có tiềm năng
kiềm chế sức mạnh của độc quyền nhóm một cách hiệu quả hơn so với can thiệp chính sách nặng tay bởi nhà
nước. Tuy nhiên, các nền kinh tế không thể chỉ dựa vào thị trường để tạo ra “sự sôi động” mà chủ nghĩa tư bản
rất cần. Thật vậy, ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách nói ngoài miệng là ủng hộ tinh thần khởi nghiệp, số
lượng công ty mới thành lập đã giảm ở nhiều nền kinh tế phát triển.
Cuối cùng, các nhà hoạch định chính sách phải vượt qua sự cao ngạo tân tự do cho rằng những người làm việc
chăm chỉ và chơi đúng luật sẽ là những người sẽ vươn cao. Xét cho cùng, mặt trái của quan điểm đó, bắt nguồn
từ niềm tin cơ bản vào tác động bình đẳng hoá của thị trường, là cái mà Michael Sandel gọi là “sự ngạo mạn về
khả năng”: ý tưởng sai lệch rằng sự thành công (và thất bại) của chúng ta chỉ phụ thuộc vào chính chúng ta.
Điều này có nghĩa là việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo kỹ năng, cho dù là cần thiết, sẽ không đủ để làm giảm
bất bình đẳng thu nhập. Cần phải có các chính sách trực tiếp đối đầu với các bất bình đẳng về cơ cấu – từ
lương tối thiểu cho đến các chương trình thu nhập cơ bản phổ quát.
Kinh tế học tân tự do đã đạt đến điểm đổ vỡ, dẫn đến việc thay thế sự chia rẽ tả-hữu về chính trị bằng một sự
chia rẽ khác: giữa những người tìm kiếm các hình thức tăng trưởng hạn chế tập trung cực đoan và những người
muốn chấm dứt sự tập trung bằng cách đóng cửa các thị trường và xã hội mở. Cả hai bên đều thách thức các
quan điểm chính thống cũ; nhưng trong khi một bên tìm cách loại bỏ chữ “tân” khỏi chủ nghĩa tân tự do, bên kia
tìm cách phá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa tự do.
Thời đại của tân tự do đã qua. Đã đến lúc cần xác định tiếp theo sẽ là gì.
Sebastian Buckup là Trưởng ban chương trình của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Copyright: Project Syndicate 2017 – A New Course for Economic Liberalism ———–
[1] Còn gọi là công nghệ ledger/sổ cái phân tán, cho phép sao chép, chia sẻ và đồng bộ hóa dữ liệu số khắp
nhiều trang web, quốc gia hay tổ chức khác nhau, và không có một admin chính hay một nơi lưu trữ dữ liệu tập trung (NBT). lOMoAR cPSD| 46901061