Câu hỏi thuyết trình chùa hương - Quản trị dịch vụ du lịch | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Câu hơi thuyết trình chùa hương - Quản trị dịch vụ du lịch | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (QTDVDLVLH)
Trường: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHẦN 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHÙA HƯƠNG
Chùa Hương còn có tên gọi khác là chùa Hương Sơn, nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chùa Hương được biết đến là một quần thể di tích cổ, tâm linh với nhiều nét văn hóa đặc trưng của dân
tộc Việt Nam, đặc biệt là văn hóa tâm linh.
Chùa Hương có lịch sử từ thế kỷ 15, được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17 dưới
thời của vua Lê Huy Tông (1680-1704), sau đó bị hủy hoại trong chiến tranh Đông Dương vào năm 1947
và được phục dựng lại từ năm 1989 do hòa thượng Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố hòa thượng Thích Thanh Chân.
Địa danh chùa Hương còn gắn liền với tín ngưỡng thờ Bà Chúa Ba trong dân gian. Chùa có truyền thuyết
về công chúa Diệu Thiện- người sau này sẽ giác ngộ và trở thành Avalokitesvara (một vị thần Phật giáo).
Tương truyền hổ thiêng đã che chở cho công chúa Diệu Thiện trên đường lên dãy Hồng Lĩnh,nơ bà an cư
trong hang đá và tu hành theo đạo Phật.
Nét hấp dẫn của chùa Hương có thể kể đến chính là kiến trúc chùa Hương. Cả quần thể kiến trúc chùa
Hương nằm rải rác trong thung lũng suối Yến, gồm có chùa Ngoài và chùa Trong. Kiến trúc của chùa gồm 4 khu:
(gồm chùa Tiên Sơn, đền Trình Ngũ Nhạc, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng, Khu Hương Thiên
chùa Thiên Trù, động Hinh Bồng và động Đại Binh), Khu Long Vân (gồm có động Long Vân, chùa Long
Vân, chùa Cây Khế và hang Thánh Hòa),
( gồm có chùa Bảo Đài, động Ngọc Long, chùa Khu Tuyết Sơn
Ngư Trì và đền Trình Phú Yên), Khu Thanh Hương (gồm chùa Thanh Sơn và động Hương Đài).
Từ bến Đục ngược lên suối Yến, du khách sẽ đến được chùa Ngoài (hay còn gọi là chùa Trò). Chùa Ngoài
có tam quan được cất trên 3 khoảng sân rộng lớn được lát gạch hoàn toàn, cùng với 1 tháp chuông 3 tầng
mái được dựng ở sân thứ 3. Điểm nhấn đặc biệt nhất của khối kiến trúc này là ở 2 đầu hồi tam giác được
lộ ra ở trên tầng cao nhất, điển hình cho lối kiến trúc cổ xưa. Khác với khối kiến trúc chùa Ngoài được tạo
dựng từ bàn tay con người, chùa Trong lại có nguồn gốc từ một hang động cổ tự nhiên. Khi đến thăm nơi
đây, du khách sẽ thấy ngay ở lối vào động có khắc bốn chữ Hương Tích động môn” “ cùng một lối đi lát
đá dài tổng cộng 120 bậc dẫn vào động. Dấu tích, bút tích lịch sử vẫn còn được lưu lại nơi đây qua 5 chữ
Hán Nam thiên đệ nhất động “ được chính ”
Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm khắc lên từ năm 1770.
Lễ hội chùa Hương cũng là một trong những nét hấp dẫn của nơi đây. Mỗi dịp tết đến xuân về, người dân
cả nước lại nô nức hành hương về với đất Phật, tham gia lễ hội chùa Hương. Ngày mồng sáu tháng giêng
là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch Hành trình về một miền đất Phật. Trong lễ
hội có rước lễ và rước văn. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như
bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn… Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập
vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãn cảnh lạc vào non tiên cõi Phật.
Các địa điểm tham quan nổi tiếng ở chùa Hương phải kể đến như: bến Đục chùa Hương, đền Trình, suối
Yến, Chùa Thiên Trù, Động Hương Tích, Chùa giải Oan…
PHẦN 2. CÁC SỨC ÉP CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN CHÙA HƯƠNG.
1. Các phiền toái của hoạt động kinh tế địa phương. a. Tiếng ồn.
Hàng năm, hàng trăm nghìn lượt khách thập phương đổ về trẩy hội, vãn cảnh chùa Hương Sơn trong tuần
đầu tiên sau ngày khai hội. Điều này khiến cho ô nhiễm âm thanh, tiếng ồn tại không gian lễ hỗi tăng
mạnh. Ngay khi bước chân đến chùa Thiên Trù (nơi diễn ra lê khai hội chùa Hương), đủ loại âm thanh
khác nhâu đập vào tai: tiếng rao kẹo bánh/ đặc sản chùa Hương lanh lảnh, cộng thêm cả tiếng nhạc trẻ xập
xình của các hàng bán bún, phở, băng đĩa và âm thanh niệm Phật từ nhà chùa phát ra trộn lẫn với nhau. b. Rác thải.
Tình trạng xả rác tràn lan và bừa bãi vẫn đang diễn ra ở chốn linh thiêng. Hàng loạt hàng quán bán đồ ăn
nhanh, nước giải khát, bánh kẹo hai bên đường lên núi, cộng thêm sự thiếu ý thức của nhiều du khách đã
làm phát sinh một lượng rác thải khổng lồ đổ ra khu vực này. Tại đền Trình, dù Ban tổ chức đã trang bị
thùng rác với những lời khuyến cáo, răn đe về việc vứt rác đúng nơi quy định nhưng nhiều thùng rác vẫn
trong tình trạng trống trơn, trong khi trên mặt đất la liệt rác thải. Các gốc cây dọc đường lên chùa Thiên
Trù, chùa Hinh Bồng trở thành địa điểm tập kết rác với các bãi rác lớn nhỏ gây ảnh hưởng mĩ quan. Trong
động Hương Tích lao công dọn được hàng chục bao tải rác thải/ngày, chủ yếu là đồ ăn do du khách ăn uống và bỏ lại. c. Khói, bụi.
Các phật tử khi thăm quan chùa thắp quá nhiều hương, đốt quá nhiều vàng mã và đốt không đúng nơi quy
định gây nên tình trạng khói bụi mù mịt, vừa gây ô nhiễm không khí lại vừa mất mỹ quan. 2. Tai biến môi trường
Cũng như những địa điểm du lịch khác, chùa Hương cũng từng bị chiuh ảnh hưởng bởi thiên tai. Mưa lớn
dẫn tới nước ngập mênh mông, hoạt động kinh doanh của người dân và tham quan của du khách bị hoãn
lại bởi suối Yến biến thành dòng sông “khổng lồ”. Hình ảnh đó là được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất
động” gần nửa tháng sau trận mưa lịch sử ở miền Bắc.
Không chỉ chịu hậu quả của nước lũ dâng cao mà vào đợt mưa bão “lịch sử” vừa qua, nước từ trên núi
còn đổ xuống xối xả, tạo thành một dòng thác cuốn phăng tất cả các đồ đạc, hàng hoá của những hộ kinh
doanh dọc lối lên chùa Thiên Trù. Nước lũ đi qua để lại lớp bùn đất, rác bẩn và phải chờ đến cách đây
mấy hôm, mọi người mới dám tìm về thu nhặt đồ đạc, cọ rửa cửa hàng, đường xá để kinh doanh trở lại. 3. Sức ép xã hội. a. Năng lực cán bộ
Công an huyện tổ chức, bố trí các chốt trạm ngay từ ngã tư Tế Tiêu đến trong khu vực di tích Chùa
Hương, trực 24/24h để tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến ANTT. Đặc biệt, Công an huyện đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp với các tổ liên ngành tuần tra, kiểm soát, xử lý các đối tượng vi
phạm pháp luật, trong đó chú trọng các đối tượng trộm cắp, móc túi.
Bên cạnh đó, Công an huyện phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông vận tải chủ động phân luồng điều tiết
giao thông tại các tuyến trọng điểm; đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo thông thoáng, phòng
ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm, kiên quyết xử lý đối với các trường hợp đeo bám khách,
phối hợp với các tổ liên ngành tuyên truyền, kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực
phẩm; phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tuyên truyền, ký cam kết với chủ các bến bãi, cơ sở lưu trú về
công tác phòng ngừa, đảm bảo an toàn cháy nổ…
b. Các tệ nạn ở chùa Hương
Tệ nạn "phục kích" du khách: Ngay từ khu Vân Đình cách chùa Hương đến hơn chục cây số những "cò
đò" đã xuất hiện dọc hai bên đường, chỉ cần thoáng thấy du khách đi chùa Hương là ngay lập tức rồ ga
phóng theo mời chào. Không những vậy, một số “cò” còn giả làm khách đi chùa để rủ đi cùng, chỉ cần
nhận thấy khách lưỡng lự là những cò này quyết bám theo để câu kéo. Thêm nữa, giá vé cho các dịch vụ
khi tham gia lễ hội đã được công bố rõ ở các bảng treo cùng phương tiện thông tin đại chúng. Lợi dụng sự
thiếu hiểu biết và tâm lý lạ đất của du khách, nhiều chủ đò vấn ép khách trả thêm một khoản bồi downgx
tùy tâm từ 50-100 nghìn đồng/người.
+ Bói toán, mê tín dị đoan buôn thần, bán thánh” để mua danh và lợi hoặc vô ý thức bỏ qua mọi quy định tại chốn linh thiêng…
+ Trộm cắp, cướp giật: mặc dù công an và các lực lượng chức năng đã phối hợp chặt chẽ với ban tổ chức
lễ hội chùa Hương nhưng do lượng khách quá đông, các đối tượng hình sự tỉnh ngoài vẫn trà trộn vào
dòng người đi lễ, lợi dụng sơ hở để trộm cắp. Từ đầu lễ hội đến nay, tại chùa Hương, theo thống kê, các
đối tượng đã gay ra 21 vụ trộm cắp, móc túi, lấy đi của du khách 16 điện thoại di động, hơn 3,5 triệu đồng
và các giấy tờ tùy thân quan trọng.
+ Tện nạn cờ bạc: Tình trạng du khách ngồi thuyền đi trẩy hội nhưng lại chơi bài ăn tiền diễn ra trên khá
nhiều thuyền, xuất hiện nhiều nhất ở khu vực của suối Yến để vào Thiên Trù. c. Trình độ dân trí
Trình độ dân trí nơi đây vẫn còn thấp.
+ Người dân chặt chém, chèo kéo người đi đò khiến khách du lịch bức xúc.
+ Tăng giá thành cao nhưng chất lượng và dịch vụ không tương xứng.
+ Bên cạnh đó, tình trạng lộn xộn, xô đẩy nhau diễn ra thường xuyên và ở nhiều điểm dẫn đến tình trạng
nhiều người phải nhảy qua tường rào, nhảy vườn vào chùa, dẫm đạp làm gãy nát cây cối.
+ Do lượng khách dồn về quá đông, các cơ sở phục vụ được cấp phép không đáp ứng được nhu cầu của
khách, do đó các cơ sở dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ ăn uống tự do mọc lên mà không có sự cấp phép hoạt
động, không có sự kiểm soát về chất lượng phục vụ.
PHẦN 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
Thứ nhất, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho du khách và cộng đồng địa phương hoạt
động kinh doanh dịch vụ phục vụ lễ hội. Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ban tổ chúc lễ hội đã
cấm quảng cáo và tổ chức các dịch vụ ăn uống chế biến từ động vật hoang dã. Các chủ hộ kinh doanh cần
được cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định, có tủ bảo quản thực phẩm
đặt ở vị trí phù hợp.
Thứ hai, các sọt rác được đặt dày đặc ở hai bến suối Yến tại khu vực bến đò, trên mỗi thuyền và trong khu
vực chùa Thiên Trù, động Hương Tích.
Hơn 4000 chiếc đò được ban tổ chức lễ hội chuẩn bị để phục vụ du khách gần như chiếc nào cũng được
trang bị thùng rác để du khách có thể tranh thủ tản lộc trên đò và vẫn có chỗ vứt rác, không vứt xuống
sông Yến. Dọc lối đi lên động Hương Tích cũng được đặt những thùng rác thô sơ được người dân địa
phương tự làm giúp giảm thiểu lượng rác thải tại chùa Hương.
Thứ ba, kiên quyết xử lý những trường hợp sử dụng xe mô tô bám đuôi, chèo kéo khách, xuồng, đò chở
quá số người quy định, không có giấy phép hoạt động, không có giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường đường thủy nội địa. Đồng thời chủ phương tiện xuồng, đó phải ký cam kết thực hiện
giữ gìn vệ sinh môi trường, tuyệt đối không ép khách, ép giá, vòi vĩnh thu thêm tiền của khách.
Thứ tư, UBND huyện Mỹ Đức đã đầu tư dự án xây dựng dây chuyền xử lý rác thải, công nghệ lò đốt của
Nhật Bản, đặt ở Thiên Trù và Ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cũng đã xây dựng kế hoạch
thu gom, phân loại, xử lý rác thải nhằm vận hành lò đốt rác có hiệu quả nhất.
Thứ năm, hàng chục nhận viên vệ sinh được bố trí liên tục vớt rác trên suối Yến và thu gom rác trong khu
vực lễ hội, giúp cho quần thể di tích chùa Hương thêm sạch đẹp.