Du lịch bền vững - Quản trị dịch vụ du lịch | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Du lịch bền vững - Quản trị dịch vụ du lịch | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

2. Từ góc độ đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường
2.1.Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, bảo vệ
Khu, điểm du lịch là hạt nhân trong hoạt động phát triển du lịch, trong đó tài
nguyên du lịch đóng vai trò trung tâm. Thực tế cho thấy tài nguyên du lịch càng
phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả của hoạt động du
lịch càng cao bấy nhiêu. số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư bảo vệ,
tôn tạo được coi là một trong số các dấu hiệu nhận biết về sự phát triển bền vững
của hoạt động du lịch. Khu vực nào, quốc gia nào càng có nhiều các khu, điểm du
lịch được đầu tư bảo vệ, tôn tạo chứng tỏ hoạt động phát triển du lịch ở khu vực,
quốc gia đó càng gần với mục tiêu phát triển bền vững.
2.2.Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch
Việc xây dựng quy hoạch làm căn cứ cho triển khai thực hiện các kế hoạch
phát triển cụ thể đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch Chính
vì vậy số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch sẽ là dấu hiệu nhận
biết của quá trình phát triển du lịch bền vững đứng từ góc độ đảm bảo sự bền vững
về tài nguyên, môi trường cũng như từ góc độ đảm bảo sự phát triển về kinh tế,
góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của khu vực.
2.3. Áp lực lên môi trường tại các khu, điểm du lịch được quản lý
Vấn đề môi trường tại các điểm du lịch là một vấn đề không thể coi nhẹ
trong quá trình phát triển của hoạt động du lịch nhằm đạt được mục tiêu phát triển
bền vững. Việc phát triển quá nhanh các hoạt động du lịch mà không coi trọng đến
công tác đánh • giá và quản lý tác động môi trường tại các khu vực phát triển du
lịch sẽ là nguyên nhân - chính gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường
tại các khu, điểm du lịch và kết quả sẽ là sự phát triển thiếu bền vững của du lịch.
2.4.Cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch được quản lý
Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo xác định được cường độ hoạt động
của các điểm du lịch sao cho không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn về môi trường,
tiêu thụ năng lượng và sức chứa. Việc giới hạn lượng khách đến trong một chu kỳ
phát triển là một vấn đề quan trọng và cần thiết, điều này sẽ giúp cho việc duy trì
và bảo vệ sự đa dạng sinh học, đảm bảo cung cấp đủ nguồn năng lượng vừa phục
vụ sinh hoạt của cộng đồng vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu du khách.
2.5 Mức độ đóng góp từ thu nhập du, lịch cho nỗ lực bảo tồn phát triển tài nguyên,
bảo vệ môi trường
Tài nguyên du lịch dù là tự nhiên hay nhân văn khi được khai thác phục vụ
mục đích du lịch đều đem lại một nguồn thu nhất định đối với ngành du lịch nổi và
cộng đồng địa phương. Nguồn thu này có thể có được từ việc bán vé tham quan, vé
cho các dịch vụ vui chơi giải trí, từ việc bán các sản phẩn lưu niệm hay các đặc sản
của địa phương... và được tính vào doanh thu cho ngành du lịch. Sự đóng góp của
ngành du lịch cho bảo tồn thể hiện ở “tỷ lệ doanh thu du lịch được trích lại cho
chính quyền địa phương hoặc cơ quan chủ quản các nguồn tài nguyên du lịch đó”.
| 1/2

Preview text:

2. Từ góc độ đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường
2.1.Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, bảo vệ
Khu, điểm du lịch là hạt nhân trong hoạt động phát triển du lịch, trong đó tài
nguyên du lịch đóng vai trò trung tâm. Thực tế cho thấy tài nguyên du lịch càng
phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả của hoạt động du
lịch càng cao bấy nhiêu. số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư bảo vệ,
tôn tạo được coi là một trong số các dấu hiệu nhận biết về sự phát triển bền vững
của hoạt động du lịch. Khu vực nào, quốc gia nào càng có nhiều các khu, điểm du
lịch được đầu tư bảo vệ, tôn tạo chứng tỏ hoạt động phát triển du lịch ở khu vực,
quốc gia đó càng gần với mục tiêu phát triển bền vững.
2.2.Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch
Việc xây dựng quy hoạch làm căn cứ cho triển khai thực hiện các kế hoạch
phát triển cụ thể đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch Chính
vì vậy số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch sẽ là dấu hiệu nhận
biết của quá trình phát triển du lịch bền vững đứng từ góc độ đảm bảo sự bền vững
về tài nguyên, môi trường cũng như từ góc độ đảm bảo sự phát triển về kinh tế,
góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của khu vực.
2.3. Áp lực lên môi trường tại các khu, điểm du lịch được quản lý
Vấn đề môi trường tại các điểm du lịch là một vấn đề không thể coi nhẹ
trong quá trình phát triển của hoạt động du lịch nhằm đạt được mục tiêu phát triển
bền vững. Việc phát triển quá nhanh các hoạt động du lịch mà không coi trọng đến
công tác đánh • giá và quản lý tác động môi trường tại các khu vực phát triển du
lịch sẽ là nguyên nhân - chính gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường
tại các khu, điểm du lịch và kết quả sẽ là sự phát triển thiếu bền vững của du lịch.
2.4.Cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch được quản lý
Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo xác định được cường độ hoạt động
của các điểm du lịch sao cho không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn về môi trường,
tiêu thụ năng lượng và sức chứa. Việc giới hạn lượng khách đến trong một chu kỳ
phát triển là một vấn đề quan trọng và cần thiết, điều này sẽ giúp cho việc duy trì
và bảo vệ sự đa dạng sinh học, đảm bảo cung cấp đủ nguồn năng lượng vừa phục
vụ sinh hoạt của cộng đồng vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu du khách.
2.5 Mức độ đóng góp từ thu nhập du, lịch cho nỗ lực bảo tồn phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường
Tài nguyên du lịch dù là tự nhiên hay nhân văn khi được khai thác phục vụ
mục đích du lịch đều đem lại một nguồn thu nhất định đối với ngành du lịch nổi và
cộng đồng địa phương. Nguồn thu này có thể có được từ việc bán vé tham quan, vé
cho các dịch vụ vui chơi giải trí, từ việc bán các sản phẩn lưu niệm hay các đặc sản
của địa phương... và được tính vào doanh thu cho ngành du lịch. Sự đóng góp của
ngành du lịch cho bảo tồn thể hiện ở “tỷ lệ doanh thu du lịch được trích lại cho
chính quyền địa phương hoặc cơ quan chủ quản các nguồn tài nguyên du lịch đó”.