Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập - Kinh Tế Vĩ Mô | Trường Đại học Phenika
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập - Kinh Tế Vĩ Mô | Trường Đại học Phenika được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế học là ngành khoa học xã hội, nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng
hợp lý nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra hàng hóa có giá trị nhằm thỏa mãn tốt nhất
nhu cầu ngày càng tăng của con người. Kinh tế vi mô là một phân ngành kinh tế học đi
sâu nghiên cứu sự lựa chọn và cách tương tác của các chủ thể trong nền kinh tế với
nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Đây là những kiến thức nền tảng cho sinh viên
khối ngành kinh tế học tập và tiếp thu kiến thức các học phần chuyên ngành. Tài liệu
Câu hỏi trắc nghiệm và Bài tập Kinh tế vi mô giúp sinh viên ôn tập, thực hành, vận
dụng lý thuyết vào tình huống để hiểu, phân tích, và sáng tạo giải quyết các tình huống
kinh tế trong đời sống kinh tế.
Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi
những khiếm khuyết nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng của
bạn đọc để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn.
Mọi đóng góp ý kiến xin gửi về:
Bộ môn Kinh tế học - Khoa Kinh tế và Kinh doanh – Trường Đại học Phenikaa-
Phố Nguyễn Trác-Phường Yên Nghĩa-Quận Hà Đông-Hà Nội; ĐT: 0246.656.9109
Xin chân thành cảm ơn! 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC
A. TÓM TẮT NỘI DUNG: 1. Kinh tế vi mô
Kinh tế vi mô nghiên cứu sâu hành vi của các chủ thể, các bộ phận kinh tế như
thị trường, hộ gia đình, doanh nghiệp, Chính phủ .Nói cách khác, kinh tế học vi mô
nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể trong một nền kinh tế, nghiên
cứu các bộ phận, các chi tiết cấu thành bức tranh lớn.
2. Quyết định sản xuất cái gì? Quyết định sản xuất cái gì đòi hỏi các doanh
nghiệp phải chỉ rõ được các yếu tố: Sản xuất hàng hoá, dịch vụ gì? Số lượng, chất lượng như thế nào?
3. Quyết định sản xuất như thế nào? Quyết định sản xuất như thế nào đòi hỏi
các doanh nghiệp phải chỉ rõ được các yếu tố: Hàng hoá, dịch vụ do ai sản xuất? Sản
xuất hàng hóa bằng nguyên vật liệu gì? Chất lượng của nguyên, nhiên vật liệu, chất
lượng của hàng hóa ra sao? Sản xuất hàng hóa bằng thiết bị công nghệ nào? Dùng
phương pháp nào để sản xuất? Khi nào thì tiến hành sản xuất? Hàng hoá, dịch vụ sẽ
được sản xuất ở đâu?
4. Quyết định sản xuất cho ai? Quyết định sản xuất cho ai đồng nghĩa với việc
doanh nghiệp phải giải quyết được các vấn đề: ai sẽ là người tiêu dùng những sản
phẩm hàng hoá, dịch vụ sản xuất ra? Vấn đề mấu chốt ở đây là cần phân phối những
sản phẩm hàng hoá, dịch vụ này cho ai là tối ưu nhất để vừa kích thích mạnh mẽ được
sự phát triển kinh tế vừa đảm bảo sự công bằng xã hội.
5. Chi phí cơ hội là chi phí thể hiện sự đánh đổi: Chi phí tính cho cơ hội tốt
nhất bị bỏ qua khi quyết định lựa chọn này, bỏ qua lựa chọn khác.
6. Đường giới hạn khả năng sản xuất là tập hợp tất cả các điểm biểu thị tất
các kết hợp hàng hóa, dịch vụ lớn nhất mà doanh nghiệp có thể tạo ra bởi một nguồn lực nhất đinh.
7. Quy luật khan hiếm phát biểu rằng: Các nguồn lực cơ bản để có thể tiến
hành, duy trì một hoạt động, bao gồm các yếu tố: Đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao
động, tư bản, kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý luôn trong tình trạng khan hiếm và
ngày càng trở nên khan hiếm hơn trước nhu cầu ngày càng cao, càng tăng của con
người cả về số lượng và chất lượng.
8. Quy luật lợi suất giảm dần: đề cập đến hiện tượng: Khối lượng đầu ra có
thêm ngày càng giảm đi nếu ta liên tiếp bỏ thêm những đơn vị bằng nhau của một đầu
vào biến đổi vào một số lượng cố định của một đầu vào khác. Quy luật lợi suất giảm
dần cũng có thể được thể hiện thông qua đường giới hạn khả năng sản xuất 2
9. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng: Quy luật chi phí cơ hội ngày càng
tăng thể hiện rằng: Khi muốn có thêm một số lượng bằng nhau về mặt hàng này thì xã
hội phải hy sinh ngày càng nhiều số lượng một mặt hàng khác.
10. Phương pháp phân tích cận biên: là phương pháp đặc thù của kinh tế vi
mô, được sử dụng để xác định điểm cân bằng, điểm tối ưu; là việc so sánh lợi ích và
chi phí tại mỗi đơn vị hang hóa, dịch vụ được sản xuất (hoặc tiêu dung) tăng thêm. B. BÀI TẬP
I. Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất và giải thích ngắn gọn
1. Chủ đề cơ bản nhất mà kinh tế học phải giải quyết là: a. Thị trường c. Giá cả b. Lợi nhuận d. Sự khan hiếm
2. Vì nguồn lực của nền kinh tế là khan hiếm nên:
a. Phải thực hiện việc lựa chọn
b. Chính phủ phải trực tiếp phân bổ tài nguyên
c. Chênh lệch giàu nghèo là hiện tượng không tránh khỏi
d. Một nền kinh tế không thể phát triển nếu thiếu một nguồn lực
3. Thị trường nào sau đây không phải là một trong ba thị trường chính:
a. Thị trường hàng hóa dịch vụ.
b. Thị trường nhân tố sản xuất.
c. Thị trường tài chính.
d. Thị trường quần áo may sẵn.
4. Nhận định nào sau đây thuộc kinh tế học thực chứng
a. Thuế suất thuế VAT hiện đang áp dụng là quá cao.
b. Lãi suất thấp sẽ kích thích doanh nghiệp đầu tư.
c. Mức tiết kiệm của nền kinh tế hiện đang quá thấp
d. Chính phủ cần cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế.
5. Trong kinh tế học, cụm từ “phân phối” đề cập đến: a. Bán buôn b. Câu hỏi cái gì c. Câu hỏi như thế nào d. Câu hỏi cho ai
6. Vai trò của các giả định trong một lý thuyết kinh tế nhằm:
a. Biểu thị chính xác thực tế
b. Đơn giản hóa thực tế
c. Phức tạp hóa thực tế d. Không câu nào đúng
7. Điều nào sau đây không gây dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất: 3
a. Cải tiến công nghệ sản xuất
b. Sự gia tăng dân số của quốc gia
c. Số người thất nghiệp giảm
d. Một trận lụt hủy hoại đáng kể diện tích đất nông nghiệp
8. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng biểu thị:
a. Chính phủ chi tiêu quá nhiều nên gây ra lạm phát
b. Mức tiền lương đang quá cao
c. Xã hội phải đánh đổi số lượng ngày càng tăng của hang hóa này để đạt
thêm số lượng bằng nhau của hang hóa khác d. Không câu nào đúng
9. Khi biểu thị đường giới hạn năng lực sản xuất cần giả định yếu tố nào sau đây không đổi: a. Tổng mức cung tiền b. Mức giá bình quân
c. Tổng lượng tài nguyên
d. Số lượng một hàng hóa
10. Sự dịch chuyển của đường giới hạn năng lực sản xuất ra ngoài là do:
a. Thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng
b. Thay đổi trong kết hợp hàng hóa sản xuất ra
c. Thay đổi trong thu nhập của người tiêu dùng
d. Tiến bộ về công nghệ sản xuất II. Bài tập
Bài 1: Cường là sinh viên mới tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh.
Cường quyết định đầu tư 200 triệu đồng để kinh doanh cửa hàng trò chơi điện tử. Cửa
hàng này tạo ra lợi nhuận 6 triệu đồng mỗi tháng. Giả sử lãi suất tiền gửi ngân hàng là
1%/tháng. Nếu Cường đi làm cho công ty liên doanh sẽ được hưởng mức lương quy
đổi là 5 triệu đồng/tháng.
1. Xác định chi phí cơ hội của việc mở cừa hàng trò chơi điện tử?
2. Quyết định của Cường nên như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất? 4 Bài 2: D C Hàng tư liệu sản xuất B A
1. Tổ hợp hàng hóa mà nền kinh tế không thể sản xuất được dựa trên nguồn lực hiện có.
2. Tổ hợp hàng hóa mà nền kinh tế có thể sản xuất được và nguồn lực chủ yếu Hàng tiêu dùng
phân bổ cho hàng hóa X (trục tung)
3. Nền kinh tế có khả năng sản xuất được nhưng không đạt hiệu quả kinh tế
4. Tổ hợp hàng hóa mà nền kinh tế có thể sản xuất được và nguồn lực chủ yếu
phân bổ cho hàng hóa Y (trục hoành)
Bài 3: Giả sử huyện X chỉ sản xuất thực phẩm và đánh bắt hải sản, với các khả năng kết hợp là:
Thực phẩm (tấn/tháng) 200 160 120 80 40 0
Hải sản (tấn/tháng) 0 100 200 300 400 500
1. Vẽ đường giới hạn năng lực sản xuất của huyện X?
2. Xác định chi phí cơ hội của việc sản xuất thực phẩm và đánh bắt hải sản?
Tính chi phí cơ hội tại mỗi mức sản lượng để chứng minh quy luật chi phí cơ hội tăng dần? 5
CHƯƠNG 2&3: CUNG-CẦU VÀ ĐỘ CO GIÃN
A. TÓM TẮT NỘI DUNG
1. Cầu biểu thị số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng mua
và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi
2. Luật cầu biểu thị số lượng hàng hoá, dịch vụ được cầu trong một khoảng
thời gian nhất định tăng lên khi giá của hàng hoá, dịch vụ đó giảm xuống trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi.
3. Hàm cầu phản ánh sự thay đổi của lượng cầu đối với một hàng hóa khi có sự
thay đổi của các yếu tố có liên quan.
4. Cung biểu thị số lượng hàng hóa mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán
ở các mức giá khác nhau trong trong một thời gian nhất định với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
5. Luật cung biểu thị số lượng hàng hoá được cung trong một khoảng thời gian
nhất định tăng lên khi giá của hàng hoá đó tăng lên trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
6. Hàm cung phản ánh sự thay đổi của lượng cung đối với một hàng hóa khi có
sự thay đổi của các yếu tố có liên quan.
7. Trạng thái cân bằng cung - cầu đối với một hàng hoá nào đó là trạng thái
khi lượng cung hàng hoá đó vừa đủ thoả mãn về cầu đối với chúng trong một khoảng
thời gian nhất định.Tại trạng thái cân bằng này chúng ta sẽ có giá cân bằng và sản lượng cân bằng.
8. Trạng thái dư thừa: Với các mức giá cao hơn giá cân bằng trên thị trường
mức lợi nhuận đối với các nhà sản xuất sẽ tăng lên, khi đó nhà sản xuất sẽ mong muốn
cung ứng nhiều hàng hoá hơn theo luật cung, tuy nhiên người tiêu dùng sẽ giảm bớt
cầu của mình theo luật cầu và như vậy sẽ xuất hiện sự dư thừa hàng hóa trên thị trường
9. Trạng thái thiếu hụt: Với các mức giá thấp hơn mức giá cân bằng trên thị
trường, mức lợi nhuận đối với các nhà sản xuất sẽ giảm xuống, khi đó nhà sản xuất sẽ
cung ứng hàng hoá ít hơn theo luật cung, tuy nhiên người tiêu dùng sẽ có điều kiện
tăng lượng cầu của mình theo luật cầu và như vậy sẽ xuất hiện trạng thái thiếu hụt trên thị trường.
10. Giá trần là mức giá cao nhất mà các tác nhân kinh tế có thể trao đổi mua
bán hàng hoá một cách hợp pháp trên thị trường.
11. Giá sàn là mức giá thấp nhất có thể trao đổi, mua bán hàng hoá một cách
hợp pháp trên thị trường 6
12. Co dãn của cầu theo giá là thay đổi phần trăm của lượng cầu so với thay
đổi phần trăm của nhân tố giá với điều kiện các yếu tố khác không đổi
13. Co dãn của cầu theo thu nhập là thay đổi phần trăm của lượng cầu so với
thay đổi phần trăm của thu nhập với điều kiện các yếu tố khác không đổi
14. Co dãn của cầu theo giá chéo là thay đổi phần trăm của lượng cầu về hàng
hoá gốc so với thay đổi phần trăm giá cả của hàng hoá bổ sung hoặc hàng hoá thay thế
với điều kiện các yếu tố khác không đổi
15. Co dãn của cung theo giá là thay đổi phần trăm của lượng cung so với
thay đổi phần trăm của giá với điều kiện các yếu tố khác không đổi. B. BÀI TẬP
I. Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất và giải thích ngắn gọn
1. Nếu biết đường cầu của các cá nhân thì có thể xác định đường cầu thị trường bằng cách:
a. Tính lượng cầu trung bình tại mỗi mức giá
b. Tính mức giá trung bình
c. Cộng lượng cầu tại mỗi mức giá
d. Không xác định được
2. Khi giá tăng lượng cầu giảm dọc theo đường cầu cá nhân vì: a. Thu nhập giảm đi b. Lượng cung tăng lên
c. Cá nhân thay thế bằng hàng hóa khác
d. Cá nhân rời bỏ trong khi lại có một số khác gia nhập thị trường
3. Khi giá tăng lượng cung tăng dọc theo đường cung thị trường vì:
a. Tại mức giá cao hơn nhiều hãng sẵn sàng gia nhập thị trường hơn
b. Mỗi hãng đang hoạt động cũng tìm cách để sản xuất nhiều hơn
c. Cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cao hơn
d. Tất cả các yếu tố trên
4. Trong thị trường cạnh tranh, giá cân bằng được xác định bởi: a. Chi phí sản xuất
b. Thu nhập của người tiêu dùng
c. Số lượng người bán và người mua
d. Tất cả các yếu tố trên
5. Tăng cung hàng hóa X tại một mức giá xác định có thể do:
a. Tăng giá của các hàng hóa khác
b. Tăng giá của các yếu tố sản xuất
c. Giảm giá của các yếu tố sản xuất
d. Không yếu tố nào trong các yếu tố trên 7
6. Cho cung về xe máy là cố định, việc giảm giá xăng sẽ dẫn đến:
a. Đường cầu về xăng dịch chuyển sang phải
b. Đường cầu về xe máy dịch chuyển sang trái
c. Đường cầu về xăng dịch chuyển sang trái d. Giá xe máy tăng
7. Sự kiện nào sau đây sẽ không làm dịch chuyển đường cầu về thịt bò:
a. Tăng giá hàng hóa Y được coi là hàng thay thế đối với thịt bò
b. Thu nhập thực tế của người tiêu dùng giảm
c. Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi d. Tăng giá thịt bò
8. Kết cục thị trường sẽ như thế nào khi cầu giảm:
a. Giá giảm lượng cầu tăng
b. Giá tăng lượng cầu giảm
c. Giá và lượng cân bằng tăng
d. Giá và lượng cân bằng giảm
9. Tăng giá sẽ dẫn đến lượng cầu thấp hơn vì:
a. Thu nhập thực tế giảm đi
b. Mọi người sẽ giảm bớt lượng mua
c. Người bán dự đoán người mua sẽ tiêu dùng ít hơn
d. Thu nhập thực tế tăng lên
10. Hãy sắp xếp các đường cầu ở hình vẽ sau theo trật tự từ độ co giãn lớn nhất
đến nhỏ nhất (về giá trị tuyệt đối) tại mức sản lượng cân bằng Q*: a. A, B, C P A b. C, B, A c. Co giãn bằng nhau B d. Cần có thêm thông tin C 0 Q* Q
11. Giả sử co giãn của cầu theo giá là 1/3, nếu giá tăng 30% thì lượng cầu sẽ thay đổi: a. Lượng cầu giảm 90% b. Lượng cầu giảm 10% 8 c. Lượng cầu tăng 10% d. Lượng cầu tăng 90%
12. Giả sử co giãn của cầu theo giá là 3/2, nếu giá giảm tổng doanh thu sẽ: a. Không đổi b. Giảm c. Tăng 2/3 lần d. Tăng
13. Nếu đường cung có dạng thẳng đứng thì co giãn của cung theo giá là: a. 0 b. Nhỏ hơn 1 c. 1 d. Lớn hơn 1
14. Nếu cả cung và cầu đều tăng thì giá cân bằng sẽ: a. Tăng b. Giảm c. Không đổi d. Chưa xác định được
15. Khi giá sầu riêng trên thị trường thế giới tăng, các hộ gia đình trồng sầu riêng sẽ:
a. Áp dụng phương pháp tiên tiến hơn trong việc trồng sầu riêng
b. Áp dụng phương pháp rẻ tiền hơn trong việc trồng sầu riêng c. Không có phản ứng gì d. Giảm lượng cung II. Bài tập
Bài 1: Thị trường sản phẩm X được mô tả qua đồ thị sau: P 20 S E 10 5 D 500 Q
1. Viết phương trình hàm cung, cầu của thị trường? 9
Bài 2: Phương trình cung và cầu về gạo trên thị trường như sau:
QD = 120 – 20P; QS = -30 + 40P
(Trong đó: P là giá tính bằng nghìn đồng/ kg, Q là sản lượng đơn vị là tấn).
1. Hãy xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường?
2. Vẽ đồ thị minh họa?
3. Tính độ co giãn của cung, cầu theo giá tại điểm cân bằng?
4. Tính thặng dư sản xuất (PS), thặng dư tiêu dùng (CS)?
Bài 3: Thị trường gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long được cho bởi hàm cung, cầu sau: QS = -160 + 6P QD = 360 - 4P
(Trong đó: Giá tính bằng nghìn đồng/kg, sản lượng tính bằng tấn)
1. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng của thị trường?
2. Tính hệ số co giãn của cung, cầu theo giá tại điểm cân bằng?
3. Tính phúc lợi xã hội ròng của thị trường?
4. Nếu Chính phủ ấn định mức giá bằng 60 và cam kết mua hết lượng dư thừa
thì số tiền Chính phủ cần phải bỏ ra là bao nhiêu?
CHƯƠNG 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
A. TÓM TẮT NỘI DUNG
1. Sở thích tiêu dùng là khái niệm đề cập đến các tập hợp hàng hoá, dịch vụ
được người tiêu dùng ưa thích và đưa ra cách giải thích tại sao một tập hợp hàng hoá,
dịch vụ này lại được ưa thích hơn một tập hợp hàng hoá, dịch vụ khác.
2. Lợi ích được hiểu là sự hài lòng, thoả mãn do việc tiêu dùng một hàng hoá
hay dịch vụ nào đó mang lại.
3. Tổng lợi ích là tổng thể sự hài lòng, thoả mãn do việc tiêu dùng các hàng hoá và dịch vụ mang lại.
TU =U1 + U2 + U3 +…+ Un
4. Lợi ích cận biên phản ánh mức độ hài lòng, lợi ích tăng thêm do việc tiêu
dùng thêm một đơn vị sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ mang lại.
5. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần phát biểu rằng lợi ích cận biên của một
hàng hoá nào hay dịch vụ nào đó có xu hướng ngày càng giảm đi khi lượng hàng hoá
hay dịch vụ đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một khoảng thời gian nhất định. 10
6. Thặng dư tiêu dùng là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích mà
người tiêu dùng nhận được khi tiêu dùng một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ nào đó
(MU) với chi phí thực tế họ bỏ ra để có được lợi ích đó (P) CS = MU - P
7. Đường bàng quan là tập hợp tắt cả các điểu biểu thị những kết hợp hàng hoá
khác nhau nhưng đem lại cho người tiêu dùng cùng một mức độ thoả mãn.
8. Tỷ lệ thay thế cận biên là khái niệm được sử dụng để nghiên cứu sự đánh
đổi về sở thích khi vận động dọc theo đường bàng quan. Tỷ lệ thay thế cận biên của
hàng hoá X cho hàng hoá Y được hiểu là số lượng tối đa hàng hoá Y người tiêu dùng
sẵn sàng từ bỏ để có được thêm một đơn vị hàng hoá X mà không làm thay đổi mức độ thỏa mãn.
9. Đường ngân sách là tập hợp tất cả các điểm biểu thị các kết hợp hàng hóa,
dịch vụ khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua được bằng đúng thu nhập của mình.
10. Nguyên tắc tiêu dùng tối ưu
Tiêu dùng tối ưu được xác định tại tiếp điểm của đường bàng quan và đường
ngân sách, khi đó độ dốc của đường bàng quan bằng độ dốc của đường ngân sách. B. BÀI TẬP
I. Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất và giải thích ngắn gọn
1. Giả sử giá vé xem phim là 100 (nghìn đồng/vé) và giá hộp bánh ngọt là 200
(nghìn đồng/hộp), vậy sự đánh đổi giữa hai hàng hóa là:
a. Một vé xem phim lấy một hộp bánh
b. Hai hộp bánh lấy một vé xem phim
c. Hai vé xem phim lấy một hộp bánh d. Không câu nào đúng
2. Nếu cầu về hàng hóa giảm khi thu nhập giảm thì: a. Hàng hóa thông thường b. Hàng hóa cấp thấp
c. Co giãn của cầu theo thu nhập ở giữa 0 và 1
d. Co giãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn 0
3. Nếu giá của một hàng hóa giảm dẫn đến cầu về một hàng hóa khác tăng thì các hàng hóa đó là: a. Thứ cấp b. Bổ sung c. Thay thế d. Thông thường
4. Đối với hàng hóa thứ cấp khi thu nhập tăng thì: a. Lượng cầu tăng 11
b. Đường cầu dịch chuyển sang phải
c. Đường ngân sách dịch chuyển ra ngoài
d. Đường cầu dịch chuyển sang trái
5. Độ dốc của đường ngân sách phụ thuộc vào:
a. Thu nhập của người tiêu dùng
b. Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế
c. Giá tương đối của các hàng hóa d. Phân loại hàng hóa
6. Tại điểm tiêu dùng tối ưu, sự lựa chọn qX và qY thỏa mãn: a. MUX=MUY b. MUX/qX=MUY/qY c. PX=PY d. MUX/PX=MUY/PY P 7. Trong hình vẽ sau, H
giả sử giá tăng từ 5 lên 10
khiến thặng dư tiêu dùng bị F G
giảm một lượng là diện tích của hình: a. FGH b. CEH C E c. CEGF d. DEG A B
8. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng ít nhất đến giá huốc lá: 0 Q
a. Thu nhập người tiêu dùng b. Giá thuốc lá c. Giá chè
d. Chi phí sản xuất thuốc lá
9. Khi giá của hàng hóa trên trục hoành giảm thì đường ngân sách:
a. Quay ra ngoài và trở nên dốc hơn
b. Quay ra ngoài và trở nên thoải hơn
c. Quay vào trong và trở nên dốc hơn
d. Quay vào trong và trở nên thoải hơn
10. Các đường bàng quan thường lồi so với gốc tọa độ vì:
a. Quy luật hiệu suất giảm dần
b. Tính không ổn định của cầu cá nhân
c. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần d. Không câu nào đúng 12 II. Bài tập
Bài 1: Một người tiêu dùng dành ngân sách I = 45 ($) để tiêu dùng 2 loại hàng hóa X
và Y với giá tương ứng là PX =
4 ($) và PY = 5 ($). Hàm tổng lợi ích của người tiêu
dùng này là: TU(X,Y) = 3X Y 2
1. Xác định MUX, MUY và MRSY/X?
2. Xác định số lượng hàng hóa X; Y để người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích. Tính lợi ích tối đa đó?
3. Giả sử thu nhập của người tiêu dùng tăng lên 60 ($), khi đó người tiêu dùng sẽ thay
đổi số lượng hàng hóa X; Y như thế nào để tối đa hóa lợi ích?
Bài 2: Cho hàm lợi ích của một người tiêu dùng đối với hàng hóa X và Y như sau: TU(X) = 26X – X2 TU(Y) = 58Y – 2,5 Y2 1. Tính MUX, MUY và MRSX/Y ?
2. Cho biết thu nhập của người tiêu dùng này là 3500($) ; giá hàng hóa X là
500($/đơn vị) và giá hàng hóa Y là 200($/đơn vị). Xác định kết hợp tiêu dùng tối
ưu của người tiêu dùng này. Tính tổng lợi ích lớn nhất đó ?
Bài 3: Một người tiêu dùng có ngân sách là 500 (nghìn đồng) để chi tiêu cho hai hàng
hóa X và Y với giá của hai hàng hóa là PX = 50 (nghìn đồng/sản phẩm) và PY = 100
(nghìn đồng/sản phẩm). Lợi ích người tiêu dùng đạt được qua việc tiêu dùng hàng hóa được cho trong bảng sau: X; Y 1 2 3 4 5 6 7 8 TUX 30 55 75 90 100 103 105 106 TUY 40 76 106 128 140 150 158 164
1. Lập bảng tính MUX và MUY?
2. Xác định số lượng hàng hóa X, Y để người tiêu dùng tối ưu hóa lợi ích. Khi đó
tổng lợi ích là bao nhiêu?
3. Nếu giá hàng hóa Y giảm xuống còn 60 (nghìn đồng/sản phẩm) và ngân sách
mới của người tiêu dùng là 550 (nghìn đồng). Hãy xác định cơ cấu tiêu dùng tối ưu mới.
4. Viết đường cầu cá nhân về hàng hóa Y?
CHƯƠNG 5: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI SẢN XUẤT
A. TÓM TẮT NỘI DUNG
1. Hàm sản xuất là hàm số biểu thị lượng sản phẩm tối đa có thể sản xuất được
từ những kết hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào với một trình độ công nghệ xác định. 13