Câu hỏi vấn đáp Cơ sở lý luận báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Phân tích các bản chất xã hội của truyền thông? Phân tích các bản chất xã hội của báo chí? Quan điểm về báo chí của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản được hiểu như thế nào? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

CÂU HỎI VẤN ĐÁP
MÔN CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ
1. Phân tích các bản chất xã hội của truyền thông?
- Thứ nhất, truyền thông là hoạt động thông tin- giao tiếp xã hội: thông tin chủ yếu
là cung cấp sự kiện và vấn đề, kỹ năng và kinh nghiệm mà chủ thể và khách thể quan
tâm hoặc liên quan đến mục đích truyền thông. Thông qua đó làm cơ sở cho việc mở
mang hiểu biết, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi cho công chúng tiếp nhận và
cho chủ thể truyền thông theo chủ định của nhà truyền thông và đáp ứng nhu cầu
người tiếp nhận, công chúng.
- Thứ hai, truyền thông là phương tiện và phương thức liên kết xã hội: thông qua
thông tin, giao tiếp xã hội, truyền thông là phương tiện và phương thức liên kết xã hội
hiệu quả nhất. Tùy theo dạng thức và cấp độ của loại hình truyền thông mà mức độ
liên kết xã hội khác nhau. Liên kết xã hội là phương thức khơi nguồn, khai thác và
phát huy nguồn lực sức mạnh mềm của cộng đồng và quốc gia hay khu vực, quốc tế
nói chung.
- Thứ ba, truyền thông là phương tiện và phương thức can thiệp xã hội: mọi vấn đề
xã hội đều do con người tạo ra và giải quyết, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự...
Thông qua các phương tiện và dạng thức truyền thông, thông điệp truyền thông tác
động vào nhận thức, thái độ và hành vi xã hội của đông đảo công chúng xã hội, giúp
công chúng có thêm thông tin, hiểu biết, nhận thức để có thể giải quyết vấn đề hiệu
quả hơn.
2. Phân tích các bản chất xã hội của báo chí?
* Là hoạt động truyền thông đại chúng:
– Do những tính chất vốn có của mình, báo chí – truyền thông đại chúng thể hiện rõ
nhất các khía cạnh bản chất xã hội của truyền thông.
– Báo chí là những kênh, những loại hình mang rõ nét nhất tính chất của truyền thông
đại chúng.
* Là hoạt động chính trị – xã hội:
– Hoạt động báo chí là hoạt động chính trị: Làm báo chí là làm chính trị; Bản chất
chính trị được thể hiện trên nhiều bình diện ( tuyên truyền lý tưởng, quan điểm, đường
lối chính trị; tập hợp lực lượng đồng minh; cổ vũ các phong trào chính trị,…); Báo chí
phục vụ chính sách đối nội, đối ngoại, đáp ứng yêu cầu cụ thể của Đảng và Nhà nước;
Là công cụ thể hiện quyền lực chính trị, văn hóa chính trị của quyền lực chính trị.
– Hoạt động báo chí là hoạt động xã hội: Ra đời do bổn phận, nghĩa vụ xã hội với
cộng đồng, do đòi hỏi khách quan từ cuộc sống; Có khả năng khơi dậy, tập hợp nguồn
lực, tham gia giải quyết các vấn đề XH; Báo chí thông tin tất cả các lĩnh vực trong đời
sống xã hội mà cộng đồng quan tâm; Hình thức thể hiện (mục đích thông tin vì sự
phát triển bền vững của xã hội và lợi ích cộng đồng, tổ chức các hoạt động từ thiện, tổ
chức các hội thảo xã hội để tháo gỡ vướng mắc thực tiễn, giáo dục ý thức cộng đồng,
xã hội,…); Càng thể hiện rõ bản chất XH thì càng nâng cao được vị thế, uy tín cuả cơ
quan báo chí.
* Là hoạt động kinh tế – dịch vụ:
– Cần chống khuynh hướng chạy theo mục đích thương mại đơn thuần nhằm thu lợi
cho cơ quan báo chí xâm hại đến lợi ích chính trị – văn hóa – xã hội.
3. Quan điểm về báo chí của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản được hiểu như thế
nào?
*Quan điểm về báo chí của giai cấp tư sản:
- Theo quan điểm nổi trội nhất của giai cấp tư sản, báo chí là phương tiện thông tin -
thông tin sự kiện, khách quan, độc lập và không phụ thuộc vào chính trị, “không can
dự vào cuộc đấu tranh giai cấp”; báo chí độc lập với chính trị, là quyền lực thứ 4
(giám sát cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp). Bởi trong xã hội dân chủ tư sản,
ý kiến của đại đa số nhân dân và dư luận xã hội được coi là áp lựuc rất quan trọng,
thậm trí đối trọng với quyền lực nhà nước. Sức mạnh của báo chí - truyền thông chính
là bắt nguồn từ sức mạnh của dư luận xã hội.
- Trên thực tế, quan điểm này hầu như chỉ tồn tại trên lý thuyết, còn trong thực tế lại
không hẳn như vậy. Các thế lực chính trị bằng mọi cách chi phối báo chí - truyền
thông như một công cụ hữu hiệu nhằm giành và giữ quyền lực chính trị. Sức mạnh
quyền lực chính trị và đồng tiền là hai công cụ chính chi phối sức mạnh báo chí truyền
thông.
*Quan niệm về báo chí của giai cấp vô sản:
- Theo quan điểm của giai cấp vô sản, báo chí là công cụ tuyên truyền, là phương tiện
đấu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng - văn hóa. Báo chí là 1 bộ phận không thể
tách rời trong bộ máy tổ chức Đảng Cộng sản. Là cơ quan ngôn luận của tổ chức
Đảng. Do đó, “cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn
hóa”. Báo chí là công cụ thể hiện quyền lực chính trị.
- Trong thực tiễn hoạt động của C.Mác, ông đã triệt để lợi dụng tự do báo chí tư sản
để sử dụng báo chí như một công cụ và phương thức quan trọng nhất ( và có thể coi
gần như là duy nhất) để truyền bá học thuyết chủ nghĩa cộng sản khoa học của mình,
để tuyên truyền, giáo dục và giác ngộ giai cấp công nhân; đưa phong trào đấu tranh
của giai cấp công nhân từ đấu tranh tự phát lên đấu tranh tự giác, từ đấu tranh kinh tế
lên đấu tranh chính trị và từ đấu tranh chính trị lên đấu tranh tư tưởng. Cuộc đời hoạt
động cách mạng của C.Mác, Ăng-ghen, Lênin và Hồ Chí Minh đã chứng minh điều
đó.
4. Khái niệm báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống?
- Là hiện tượng xã hội có quá trình phát triển lâu đời, ngày càng chi phối rộng rãi và
mạnh mẽ đến mọi tiến trình xã hội.
- Khái niệm báo chí được hiểu theo nhiều ngữ nghĩa khác nhau, nhưng tự chung lại,
thông thường được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
+ Nghĩa rộng: Báo chí là những kênh truyền thông đại chúng sản xuất và quảng bá
thông tin thường xuyên, trên phạm vi rộng lớn, định kỳ đều đặn, tác động đến nhiều
người nhất, phong phú nhất.
+ Nghĩa hẹp: Là báo, tạp chí và các sản phẩm in ấn.
5. Nêu khái niệm, thế mạnh, hạn chế của báo in?
- Khái niệm:
+ Là những ấn phẩm xuất bản định kì, bằng kí hiệu: chữ viết, hình ảnh, các ngôn ngữ
phi văn tự, thông tin về các sự kiện, vấn đề thời sự, phât hành định kỳ rộng rãi. Nhằm
phục vụ công chúng, nhóm đối tượng nào đó với mục đích nhất định.
- Thế mạnh:
+ Báo in có thể thông tin, giải thích và giải đáp những vấn đề phức tạp một cách hệ
thống, sâu sắc với độ tin cậy cao.
+ Người đọc có thể hoàn toàn chủ động về thời gian, không gian, tư thế trong việc tiếp
nhận thông tin.
+ Thông tin có độ tin cậy, chính xác và tính tư liệu cao.
+ Có thể dễ dàng chuyền tay nhau các ấn phẩm báo in và bản tin thời sự.
+ Đề tài và nguồn tin trên báo in có thể là nguồn tin đối chứng cho các loại hình báo
khác khai thác, phát triển.
+ Thế mạnh của báo in là biểu tượng của văn hóa đọc, là tính chất báo chí kinh điển.
- Hạn chế:
+ Tính thời sự của thông tin chậm.
+ Ký hiệu thông tin của báo chí đơn điệu, chỉ có chữ viết và hình ảnh.
+Việc phát hành báo in tốn kém, châmk chạp, cồng kềnh, phụ thuộc vào nhiều yếu tố
bên ngoài khác.
+Báo in nhìn chung đắt hơn các ấn phẩm truyền thông khác.
6. Nêu khái niệm, thế mạnh, hạn chế của phát thanh?
-Khái niệm: Là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ
thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác động trực tiếp và thính giác người tiếp nhận.
- Thế mạnh:
+ Tính tỏa khắp.
+ Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời.
+ Sống động, riêng tư, thân mật.
+ Là kênh truyền thông ít tốn kém cho độc giả.
+ Không phải tập trung mọi giác quan vào tiếp nhận thông tin.
+ Không phân biệt trình độ văn hóa cao hay thấp.
+ Có lợi thế đặc biệt trong việc giữ gìn ngôn ngữ lời nói của các dân tộc thiểu số.
+ Hệ thống phát thanh, truyền thông lan tỏa đến tận phường xã, các ấp dân cư và radio
theo bà con lên rẫy vào nương.
- Hạn chế:
+ Do tác động theo tuyến tính của thời gian nên có thể nghe đoạn đầu mà bỏ mất đoạn
cuối.
+ Thông tin tiếp nhận qua phát thanh dễ quên, khả năng lưu giữ thông tin hạn chế.
+ Khó có thể trình bày, phân tích những vấn đề phức tạp, nhất là phân tích số liệu.
7. Nêu khái niệm, thế mạnh, hạn chế của truyền hình?
- Khái niệm:
+ Truyền hình là kênh truyền thông chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh động với
nhiều màu sắc vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động.
+ Truyền hình không chỉ là kênh báo chí – truyền thông mà truyền hình còn là sân
khấu, sân chơi của mọi người, là trường học, là nhà văn hoá,…Nói tóm lại truyền hình
là sự tổng hợp của tất cả các loại hình thông tin, giải trí, khoa học, giáo dục,…
- Thế mạnh:
+ Có tính hấp dẫn thu hút người xem.
+ Dễ hiểu, thích ứng cho tất cả các nhóm công chúng.
+ Dễ dàng trong việc hướng dẫn thao tác, kỹ năng hoạt động và đặc biệt là có năng lực
cổ vũ, kêu gọi hành động xã hội.
+ Là kênh truyền thông giao lưu văn hóa với nhiều ưu thế vượt trội.
- Hạn chế:
+ Đối tượng tiếp nhận bị động về tốc độ và trình tự tiếp nhận.
+ Khó tiếp cận đến những vùng sâu vùng xa.
+ Chi phí sản xuất chương trình truyền hình cồng kềnh và tốn kém.
+ Tính 2 mặt thể hiện rõ nét, tác động tích cực hoặc tiêu cực tới người xem.
+ Khó lưu giữ tư liệu thông tin và tính tư liệu thấp do nặng thông tin hình ảnh.
8. Nêu khái niệm, thế mạnh, hạn chế của báo mạng điện tử?
- Khái niệm: Báo mạng điện tử là loại hình báo chí – truyền thông tồn tại, phát triển
trên mạng Internet toàn cầu. Là kênh truyền thông đặc thù ra đời sau, báo mạng điện
tử đã hội tụ được nhiều ưu điểm nổi trội của các kênh truyền thông trước đó, đồng thời
cũng bộc lộ những bất cập.
- Thế mạnh:
+ Cho phép kết nối và truyền tải một dung lượng thông tin lớn với tốc độ nhanh.
+ Tạo ra khả năng giao lưu trực tuyến, tương tác nhiều chiều.
+ Có thể cung cấp thông tin, dữ liệu theo yêu cầu của mỗi người.
- Hạn chế:
+ Do tác động theo tuyến tính của thời gian nên có thể nghe đoạn đầu mà bỏ mất đoạn
cuối.
+ Thông tin tiếp nhận qua phát thanh dễ quên, khả năng lưu giữ thông hạn chế.
+ Khó có thể trình bày, phân tích những vấn đề phức tạp, nhất là phân tích số liệu.
9. Công chúng báo chí được hiểu như thế nào?
10.Đối tượng tác động của báo chí là gì? Gồm có những thành tố nào?
*Đối tượng tác động của báo chí:
- Ý thức quần chúng: là hện tượng phức tạp, phong phú, sinh động, bao gồm hàng loạt
yếu tố cấu thành, bao gồm cả nhận thức, ý chí và tình cảm, cảm xúc và ấn tượng, động
cơ, tâm lí...
*Các thành tố gồm:
11.Chức năng thông tin – giao tiếp xã hội của báo chí được hiểu như thế nào? Nêu
ví dụ?
- Khái niệm:
+ Chức năng thông tin là chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí.
+ Báo chí thực hiện chức năng thông tin – giao tiếp là nhằm thực hiện các chức năng
khác. Mọi chức năng của báo chí đều được thực hiện thông qua con đường thông tin.
– Có ba cách để tiếp cận:
+ Thông tin về những vấn đề thời sự, sự kiện.
+ Báo chí giải thích, giải đáp những sự kiện, những vấn đề thời sự đã và đang diễn ra.
+ Báo chí bình luận về những sự kiện, vấn đề thời sự qua đó góp phần định hướng dư
luận của xã hội.
– Các mảng thông tin mà báo chí truyền tải:
+ Về chính trị – tư tưởng: Báo chí có năng lực to lớn trong việc phản ánh sự vận
động của đời sống hiện thực, tác động vào đông đảo quần chúng nhằm tạo nên định
hướng xã hội tích cực. Nhằm tác động vào ý thức xã hội, hình thành một hệ tư tưởng
chính thống với những định hướng nhất định. Liên kết những thành viên riêng rẽ của
xã hội thành khối thống nhất trên cơ sở một lập trường chính trị chung, thái độ trách
nhiệm tích cực để xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ Về đời sống – xã hội: Sứ mạng của báo chí trước hết là để thỏa mãn nhu cầu thông
tin trong đời sống xã hội, bởi nhờ thông tin mà con người tự nhiên mới có thể trở
thành con người xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay,
mỗi thông tin trên báo chí đều có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vị thế,
diện mạo của quốc gia, dân tộc. Vì thế, khi truyền tải thông tin về đời sống – xã hội
lên báo chí, việc cân nhắc về nội dung là vô cùng quan trọng. Thông tin đời sống xã
hội trên báo chí là một phần quan trọng giúp mọi người tăng tính cập nhật, hòa nhập
trong cộng đồng. Bản chất sẽ tạo ra những áp lực xã hội nhất định trước một sự kiện,
tạo những yếu tố tích cực để phát triển nhận thức, đánh giá chung của dư luận khi tiếp
nhận những thông tin, sự kiện đó.
+ Về văn hóa – giải trí: Báo chí là kênh truyền bá, phổ biến một cách sinh động, hấp
dẫn các loại hình và tác phẩm văn hóa – văn nghệ để nâng cao trình độ hiểu biết và
đáp ứng nhu cầu văn hóa – giải trí của nhân dân.
– Nguyên tắc truyền tải thông tin:
+ Đối với thông tin: Thông tin cần gắn với sự kiện có thật. Thông tin cần phải nhanh
chóng, hợp thời. Phong phú, đa dạng và nhiều chiều. Thông tin phải phù hợp với các
quy tắc, giá trị xã hội. Thông tin phải có tính công khai. Thông tin và có tính liên tục.
| 1/27

Preview text:

CÂU HỎI VẤN ĐÁP
MÔN CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ
1. Phân tích các bản chất xã hội của truyền thông?
- Thứ nhất, truyền thông là hoạt động thông tin- giao tiếp xã hội: thông tin chủ yếu
là cung cấp sự kiện và vấn đề, kỹ năng và kinh nghiệm mà chủ thể và khách thể quan
tâm hoặc liên quan đến mục đích truyền thông. Thông qua đó làm cơ sở cho việc mở
mang hiểu biết, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi cho công chúng tiếp nhận và
cho chủ thể truyền thông theo chủ định của nhà truyền thông và đáp ứng nhu cầu
người tiếp nhận, công chúng.
- Thứ hai, truyền thông là phương tiện và phương thức liên kết xã hội: thông qua
thông tin, giao tiếp xã hội, truyền thông là phương tiện và phương thức liên kết xã hội
hiệu quả nhất. Tùy theo dạng thức và cấp độ của loại hình truyền thông mà mức độ
liên kết xã hội khác nhau. Liên kết xã hội là phương thức khơi nguồn, khai thác và
phát huy nguồn lực sức mạnh mềm của cộng đồng và quốc gia hay khu vực, quốc tế nói chung.
- Thứ ba, truyền thông là phương tiện và phương thức can thiệp xã hội: mọi vấn đề
xã hội đều do con người tạo ra và giải quyết, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự...
Thông qua các phương tiện và dạng thức truyền thông, thông điệp truyền thông tác
động vào nhận thức, thái độ và hành vi xã hội của đông đảo công chúng xã hội, giúp
công chúng có thêm thông tin, hiểu biết, nhận thức để có thể giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
2. Phân tích các bản chất xã hội của báo chí?
* Là hoạt động truyền thông đại chúng:
– Do những tính chất vốn có của mình, báo chí – truyền thông đại chúng thể hiện rõ
nhất các khía cạnh bản chất xã hội của truyền thông.
– Báo chí là những kênh, những loại hình mang rõ nét nhất tính chất của truyền thông đại chúng.
* Là hoạt động chính trị – xã hội:
– Hoạt động báo chí là hoạt động chính trị: Làm báo chí là làm chính trị; Bản chất
chính trị được thể hiện trên nhiều bình diện ( tuyên truyền lý tưởng, quan điểm, đường
lối chính trị; tập hợp lực lượng đồng minh; cổ vũ các phong trào chính trị,…); Báo chí
phục vụ chính sách đối nội, đối ngoại, đáp ứng yêu cầu cụ thể của Đảng và Nhà nước;
Là công cụ thể hiện quyền lực chính trị, văn hóa chính trị của quyền lực chính trị.
– Hoạt động báo chí là hoạt động xã hội: Ra đời do bổn phận, nghĩa vụ xã hội với
cộng đồng, do đòi hỏi khách quan từ cuộc sống; Có khả năng khơi dậy, tập hợp nguồn
lực, tham gia giải quyết các vấn đề XH; Báo chí thông tin tất cả các lĩnh vực trong đời
sống xã hội mà cộng đồng quan tâm; Hình thức thể hiện (mục đích thông tin vì sự
phát triển bền vững của xã hội và lợi ích cộng đồng, tổ chức các hoạt động từ thiện, tổ
chức các hội thảo xã hội để tháo gỡ vướng mắc thực tiễn, giáo dục ý thức cộng đồng,
xã hội,…); Càng thể hiện rõ bản chất XH thì càng nâng cao được vị thế, uy tín cuả cơ quan báo chí.
* Là hoạt động kinh tế – dịch vụ:
– Cần chống khuynh hướng chạy theo mục đích thương mại đơn thuần nhằm thu lợi
cho cơ quan báo chí xâm hại đến lợi ích chính trị – văn hóa – xã hội.
3. Quan điểm về báo chí của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản được hiểu như thế nào?
*Quan điểm về báo chí của giai cấp tư sản:
- Theo quan điểm nổi trội nhất của giai cấp tư sản, báo chí là phương tiện thông tin -
thông tin sự kiện, khách quan, độc lập và không phụ thuộc vào chính trị, “không can
dự vào cuộc đấu tranh giai cấp”; báo chí độc lập với chính trị, là quyền lực thứ 4
(giám sát cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp). Bởi trong xã hội dân chủ tư sản,
ý kiến của đại đa số nhân dân và dư luận xã hội được coi là áp lựuc rất quan trọng,
thậm trí đối trọng với quyền lực nhà nước. Sức mạnh của báo chí - truyền thông chính
là bắt nguồn từ sức mạnh của dư luận xã hội.
- Trên thực tế, quan điểm này hầu như chỉ tồn tại trên lý thuyết, còn trong thực tế lại
không hẳn như vậy. Các thế lực chính trị bằng mọi cách chi phối báo chí - truyền
thông như một công cụ hữu hiệu nhằm giành và giữ quyền lực chính trị. Sức mạnh
quyền lực chính trị và đồng tiền là hai công cụ chính chi phối sức mạnh báo chí truyền thông.
*Quan niệm về báo chí của giai cấp vô sản:
- Theo quan điểm của giai cấp vô sản, báo chí là công cụ tuyên truyền, là phương tiện
đấu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng - văn hóa. Báo chí là 1 bộ phận không thể
tách rời trong bộ máy tổ chức Đảng Cộng sản. Là cơ quan ngôn luận của tổ chức
Đảng. Do đó, “cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn
hóa”. Báo chí là công cụ thể hiện quyền lực chính trị.
- Trong thực tiễn hoạt động của C.Mác, ông đã triệt để lợi dụng tự do báo chí tư sản
để sử dụng báo chí như một công cụ và phương thức quan trọng nhất ( và có thể coi
gần như là duy nhất) để truyền bá học thuyết chủ nghĩa cộng sản khoa học của mình,
để tuyên truyền, giáo dục và giác ngộ giai cấp công nhân; đưa phong trào đấu tranh
của giai cấp công nhân từ đấu tranh tự phát lên đấu tranh tự giác, từ đấu tranh kinh tế
lên đấu tranh chính trị và từ đấu tranh chính trị lên đấu tranh tư tưởng. Cuộc đời hoạt
động cách mạng của C.Mác, Ăng-ghen, Lênin và Hồ Chí Minh đã chứng minh điều đó.
4. Khái niệm báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống?
- Là hiện tượng xã hội có quá trình phát triển lâu đời, ngày càng chi phối rộng rãi và
mạnh mẽ đến mọi tiến trình xã hội.
- Khái niệm báo chí được hiểu theo nhiều ngữ nghĩa khác nhau, nhưng tự chung lại,
thông thường được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
+ Nghĩa rộng: Báo chí là những kênh truyền thông đại chúng sản xuất và quảng bá
thông tin thường xuyên, trên phạm vi rộng lớn, định kỳ đều đặn, tác động đến nhiều
người nhất, phong phú nhất.
+ Nghĩa hẹp: Là báo, tạp chí và các sản phẩm in ấn.
5. Nêu khái niệm, thế mạnh, hạn chế của báo in? - Khái niệm:
+ Là những ấn phẩm xuất bản định kì, bằng kí hiệu: chữ viết, hình ảnh, các ngôn ngữ
phi văn tự, thông tin về các sự kiện, vấn đề thời sự, phât hành định kỳ rộng rãi. Nhằm
phục vụ công chúng, nhóm đối tượng nào đó với mục đích nhất định. - Thế mạnh:
+ Báo in có thể thông tin, giải thích và giải đáp những vấn đề phức tạp một cách hệ
thống, sâu sắc với độ tin cậy cao.
+ Người đọc có thể hoàn toàn chủ động về thời gian, không gian, tư thế trong việc tiếp nhận thông tin.
+ Thông tin có độ tin cậy, chính xác và tính tư liệu cao.
+ Có thể dễ dàng chuyền tay nhau các ấn phẩm báo in và bản tin thời sự.
+ Đề tài và nguồn tin trên báo in có thể là nguồn tin đối chứng cho các loại hình báo
khác khai thác, phát triển.
+ Thế mạnh của báo in là biểu tượng của văn hóa đọc, là tính chất báo chí kinh điển. - Hạn chế:
+ Tính thời sự của thông tin chậm.
+ Ký hiệu thông tin của báo chí đơn điệu, chỉ có chữ viết và hình ảnh.
+Việc phát hành báo in tốn kém, châmk chạp, cồng kềnh, phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài khác.
+Báo in nhìn chung đắt hơn các ấn phẩm truyền thông khác.
6. Nêu khái niệm, thế mạnh, hạn chế của phát thanh?
-Khái niệm: Là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ
thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác động trực tiếp và thính giác người tiếp nhận. - Thế mạnh: + Tính tỏa khắp.
+ Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời.
+ Sống động, riêng tư, thân mật.
+ Là kênh truyền thông ít tốn kém cho độc giả.
+ Không phải tập trung mọi giác quan vào tiếp nhận thông tin.
+ Không phân biệt trình độ văn hóa cao hay thấp.
+ Có lợi thế đặc biệt trong việc giữ gìn ngôn ngữ lời nói của các dân tộc thiểu số.
+ Hệ thống phát thanh, truyền thông lan tỏa đến tận phường xã, các ấp dân cư và radio
theo bà con lên rẫy vào nương. - Hạn chế:
+ Do tác động theo tuyến tính của thời gian nên có thể nghe đoạn đầu mà bỏ mất đoạn cuối.
+ Thông tin tiếp nhận qua phát thanh dễ quên, khả năng lưu giữ thông tin hạn chế.
+ Khó có thể trình bày, phân tích những vấn đề phức tạp, nhất là phân tích số liệu.
7. Nêu khái niệm, thế mạnh, hạn chế của truyền hình? - Khái niệm:
+ Truyền hình là kênh truyền thông chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh động với
nhiều màu sắc vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động.
+ Truyền hình không chỉ là kênh báo chí – truyền thông mà truyền hình còn là sân
khấu, sân chơi của mọi người, là trường học, là nhà văn hoá,…Nói tóm lại truyền hình
là sự tổng hợp của tất cả các loại hình thông tin, giải trí, khoa học, giáo dục,… - Thế mạnh:
+ Có tính hấp dẫn thu hút người xem.
+ Dễ hiểu, thích ứng cho tất cả các nhóm công chúng.
+ Dễ dàng trong việc hướng dẫn thao tác, kỹ năng hoạt động và đặc biệt là có năng lực
cổ vũ, kêu gọi hành động xã hội.
+ Là kênh truyền thông giao lưu văn hóa với nhiều ưu thế vượt trội. - Hạn chế:
+ Đối tượng tiếp nhận bị động về tốc độ và trình tự tiếp nhận.
+ Khó tiếp cận đến những vùng sâu vùng xa.
+ Chi phí sản xuất chương trình truyền hình cồng kềnh và tốn kém.
+ Tính 2 mặt thể hiện rõ nét, tác động tích cực hoặc tiêu cực tới người xem.
+ Khó lưu giữ tư liệu thông tin và tính tư liệu thấp do nặng thông tin hình ảnh.
8. Nêu khái niệm, thế mạnh, hạn chế của báo mạng điện tử?
- Khái niệm: Báo mạng điện tử là loại hình báo chí – truyền thông tồn tại, phát triển
trên mạng Internet toàn cầu. Là kênh truyền thông đặc thù ra đời sau, báo mạng điện
tử đã hội tụ được nhiều ưu điểm nổi trội của các kênh truyền thông trước đó, đồng thời
cũng bộc lộ những bất cập. - Thế mạnh:
+ Cho phép kết nối và truyền tải một dung lượng thông tin lớn với tốc độ nhanh.
+ Tạo ra khả năng giao lưu trực tuyến, tương tác nhiều chiều.
+ Có thể cung cấp thông tin, dữ liệu theo yêu cầu của mỗi người. - Hạn chế:
+ Do tác động theo tuyến tính của thời gian nên có thể nghe đoạn đầu mà bỏ mất đoạn cuối.
+ Thông tin tiếp nhận qua phát thanh dễ quên, khả năng lưu giữ thông hạn chế.
+ Khó có thể trình bày, phân tích những vấn đề phức tạp, nhất là phân tích số liệu.
9. Công chúng báo chí được hiểu như thế nào?
10.Đối tượng tác động của báo chí là gì? Gồm có những thành tố nào?
*Đối tượng tác động của báo chí:
- Ý thức quần chúng: là hện tượng phức tạp, phong phú, sinh động, bao gồm hàng loạt
yếu tố cấu thành, bao gồm cả nhận thức, ý chí và tình cảm, cảm xúc và ấn tượng, động cơ, tâm lí...
*Các thành tố gồm:
11.Chức năng thông tin – giao tiếp xã hội của báo chí được hiểu như thế nào? Nêu ví dụ? - Khái niệm:
+ Chức năng thông tin là chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí.
+ Báo chí thực hiện chức năng thông tin – giao tiếp là nhằm thực hiện các chức năng
khác. Mọi chức năng của báo chí đều được thực hiện thông qua con đường thông tin.
– Có ba cách để tiếp cận:
+ Thông tin về những vấn đề thời sự, sự kiện.
+ Báo chí giải thích, giải đáp những sự kiện, những vấn đề thời sự đã và đang diễn ra.
+ Báo chí bình luận về những sự kiện, vấn đề thời sự qua đó góp phần định hướng dư luận của xã hội.
– Các mảng thông tin mà báo chí truyền tải:
+ Về chính trị – tư tưởng: Báo chí có năng lực to lớn trong việc phản ánh sự vận
động của đời sống hiện thực, tác động vào đông đảo quần chúng nhằm tạo nên định
hướng xã hội tích cực. Nhằm tác động vào ý thức xã hội, hình thành một hệ tư tưởng
chính thống với những định hướng nhất định. Liên kết những thành viên riêng rẽ của
xã hội thành khối thống nhất trên cơ sở một lập trường chính trị chung, thái độ trách
nhiệm tích cực để xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ Về đời sống – xã hội: Sứ mạng của báo chí trước hết là để thỏa mãn nhu cầu thông
tin trong đời sống xã hội, bởi nhờ thông tin mà con người tự nhiên mới có thể trở
thành con người xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay,
mỗi thông tin trên báo chí đều có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vị thế,
diện mạo của quốc gia, dân tộc. Vì thế, khi truyền tải thông tin về đời sống – xã hội
lên báo chí, việc cân nhắc về nội dung là vô cùng quan trọng. Thông tin đời sống xã
hội trên báo chí là một phần quan trọng giúp mọi người tăng tính cập nhật, hòa nhập
trong cộng đồng. Bản chất sẽ tạo ra những áp lực xã hội nhất định trước một sự kiện,
tạo những yếu tố tích cực để phát triển nhận thức, đánh giá chung của dư luận khi tiếp
nhận những thông tin, sự kiện đó.
+ Về văn hóa – giải trí: Báo chí là kênh truyền bá, phổ biến một cách sinh động, hấp
dẫn các loại hình và tác phẩm văn hóa – văn nghệ để nâng cao trình độ hiểu biết và
đáp ứng nhu cầu văn hóa – giải trí của nhân dân.
– Nguyên tắc truyền tải thông tin:
+ Đối với thông tin: Thông tin cần gắn với sự kiện có thật. Thông tin cần phải nhanh
chóng, hợp thời. Phong phú, đa dạng và nhiều chiều. Thông tin phải phù hợp với các
quy tắc, giá trị xã hội. Thông tin phải có tính công khai. Thông tin và có tính liên tục.