Chi tiết yêu cầu chung về trình bày bài tiểu luận đúng chuẩn | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
1. Về hình thức: 1.1. Khổ giấy: A4, in một mặt; 1.2. Kiểu chữ (font): Times New Roman, mã: Unicode. 1.3. Cỡ chữ (font size): 14. 1.4. Cách dòng (line spacing): 1,5lines. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
YÊU CẦU CHUNG VỀ TRÌNH BÀY BÀI TIỂU LUẬN 1. Về hình thức
1.1. Khổ giấy: A4, in một mặt.
1.2. Kiểu chữ (font): Times New Roman, mã: Unicode.
1.3. Cỡ chữ (font size): 14.
1.4. Cách dòng (line spacing): 1,5lines. 1.5. Canh trang (margin): - Top: 3,0cm - Bottom: 2,0cm - Left: 3 cm - Right: 2 cm - Header: 1,5cm - Footer: 1,5cm
1.6. Đánh số trang: từ phần mở đầu đến phần kết luận của bài tiểu luận, Page Number: Top - Center
1.7. Đánh số các chương mục: đánh theo số Ả rập (1, 2, 3,…), không đánh
theo số La Mã (I, II, III,…).
1.8. Số lượng trang: 15 – 20 trang 2. Về nội dung
- Có mục đích, mục tiêu nghiên cứu rõ ràng cụ thể;
- Xác định được câu hỏi nghiên cứu;
- Phân tích một cách cụ thể và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu;
- Vận dụng kiến thức cơ bản để giải quyết các vấn đề cụ thể của thực tiễn.
3. Về đạo đức khoa học
- Nghiêm cấm sinh viên chép bài của người khác. Trong khi viết bài, sinh viên có
thể tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, sinh viên không được chép
bài của người khác mà không có trích dẫn đầy đủ về tên tác giả, tên tài liệu tham khảo,...
theo quy định về mặt học thuật (xem mục 6). Trong trường hợp phát hiện sinh viên đạo
văn, tiểu luận sẽ bị điểm không (0).
4. Kết cấu của bài tiểu luận Phần 1: Mở đầu - Lý do chọn đề tài.
- Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu
Phần 2: Nội dung (trình bày thành các chương, tiết theo hướng dẫn ở mục 1; có tên
chương, tên tiết; tên tiết không được trùng với tên chương, tên chương không được
trùng với tên đề tài.)
- Kiến thức cơ bản: tiểu luận làm rõ các kiến thức cơ bản liên quan đến đề tài, phù hợp với học phần đã học.
- Kiến thức vận dụng: trên cơ sở các kiến thức cơ bản đã trình bày, liên hệ, vận dụng bằng các vấn đề cụ thể. Phần 3: Kết luận
Tóm tắt lại kết quả đã được trình bày để kết thúc vấn đề.
5. Thứ tự trình bày bài tiểu luận
- Trang bìa (theo mẫu, gồm 2 trang: bìa chính và bìa phụ). - Trang “Mục lục”.
- Các phần kết cấu của tiểu luận
- Danh mục tài liệu tham khảo.
6. Về tài liệu tham khảo
6.1. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong bài
- Dùng Footnote trên thanh công cụ
- Trích dẫn theo trình tự:
+ Nếu là tạp chí: Số thứ tự, tên tác giả: (năm xuất bản), “tên bài viết”, tên tạp chí, tập số, trang.
+ Nếu là sách: Số thứ tự, tên tác giả: (năm xuất bản), , tên nhà xuất bản tên sách , nơi xuất bản, trang.
+ Nếu lấy tài liệu từ Internet: tên tác giả, “tên bài viết”, tên website, được download
(hoặc truy cập) tại đường link, ngày download (hoặc truy cập).
Ví dụ: Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ V, Ban Chấp
hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 112.
6.2. Cách sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo
- Thứ tự sắp xếp theo tên tác giả trong bảng chữ cái tiếng Việt
- Nếu là tạp chí: Số thứ tự, tên tác giả: (năm xuất bản), “tên bài viết”, tên tạp chí, tập số, từ trang … đến trang…
- Nếu là sách: Số thứ tự, tên tác giả: (năm xuất bản), , tên nhà xuất bản tên sách , nơi xuất bản.
- Nếu lấy tài liệu từ Internet: tên tác giả, “tên bài báo”, tên website, được download
(hoặc truy cập) tại đường link.
Ví dụ: Hoàng Ngọc Hải, Hồ Thanh Thủy, “Học thuyết giá trị thặng dư vẫn còn nguyên
giá trị trong bối cảnh mới”, Tạp chí Cộng sản,
http://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/dau-tranh-phan-bac-cac-luan-dieu-sai-
trai-thu-dich/chi-tiet/-/asset_publisher/YqSB2JpnYto9/content/hoc-thuyet-gia-tri-thang-
du-van-con-nguyen-gia-tri-trong-boi-canh-moi
GVC.TS. Đặng Thị Minh Tuấn