-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chiến lược chiêu thị quốc tế củ Pepsi tại thị trường Việt Nam - Tiểu luận môn Marketing quốc tế | Đại học Gia Định
Tiểu luận môn Marketing quốc tế | Đại học Gia Định. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 30 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Marketing quốc tế (GĐ) 5 tài liệu
Đại học Gia Định 112 tài liệu
Chiến lược chiêu thị quốc tế củ Pepsi tại thị trường Việt Nam - Tiểu luận môn Marketing quốc tế | Đại học Gia Định
Tiểu luận môn Marketing quốc tế | Đại học Gia Định. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 30 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Marketing quốc tế (GĐ) 5 tài liệu
Trường: Đại học Gia Định 112 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Gia Định
Preview text:
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ __________________________ TIỂU LUẬN
MÔN HỌC MAKETING QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: “CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ QUỐC TẾ CỦA SẢN PHẨM
NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ GAS PEPSI TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM”
Giảng viên hướng dẫn: Lớp: K14DCMAR01
Sinh viên thực hiện:
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 7 Năm 2023
Khoa/Viện: KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ
NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN
TIỂU LUẬN MÔN: MAKETING QUỐC TẾ
1. Họ và tên sinh viên 2.
Tên đề tài: “Chiến lược chiêu thị quốc tế của sản phẩm nước giải khát có gas
Pepsi tại thị trường Việt Nam”. 3. Nhận xét:
a) Những kết quả đạt được:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................ b) Những hạn chế:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................ 4.
Điểm đánh giá (theo thang điểm 10, làm tròn đến 0.5): Sinh viên
Điểm số: ……….…… Điểm chữ: ……………………………………………………..
TP. HCM, ngày … tháng … năm 20……
Giảng viên chấm thi
(Ký và ghi rõ họ tên) MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................................
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................................
PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................................................
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................................
KẾT CẤU ĐỀ TÀI..........................................................................................................
NỘI DUNG....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................1
1. Tổng quan về Marketing..........................................................................................1
1.1. Khái niệm Marketing............................................................................................1
1.2. Vai trò của Marketing...........................................................................................1
1.3. Chức năng của Marketing.....................................................................................1
2. Tổng quan về chiêu thị............................................................................................2
2.1. Khái niệm chiêu thị..............................................................................................2
2.2. Vai trò của chiêu thị..............................................................................................2
CHƯƠNG II: CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ QUỐC TẾ.............................................2
1. Mô hình truyền thông và các bước phát triển truyền thông Marketing....................2
1.1. Mô hình truyền thông:.......................................................................................2
1.2. Các bước phát triển kế hoạch truyền thông Marketing......................................3
2. Chọn lựa phối hợp chiêu thị..................................................................................4
2.1. Loại sản phẩm kinh doanh:................................................................................4
2.2. Chiến lược đẩy và kéo:......................................................................................4
2.3. Trạng thái trong gia đoạn sẵn sàng mua của khách hàng:..................................5
2.4. Chu kỳ sống sản phẩm:......................................................................................6
3. Phân tích những rào cản trong chiêu thị quốc tế:..................................................6
4. Trình bày một sô nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chiêu thị quốc tế:................6
5. Phân tích những hoạt động chiêu thị quốc tế:.......................................................7
5.1. Quảng cáo:........................................................................................................7
5.2. Khuyến mãi:......................................................................................................8
CHƯƠNG III. CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ CỦA CÔNG TY TNHH SUNTORY
PEPSICO TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM...............................................................9
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường nước giải khát tại Việt Nam.......................9
2. Lịch sử hình thành và phát triển của Pepsi tại Việt Nam.......................................9
3. Sơ lược các sản phẩm của Suntory PepsiCo Việt Nam.......................................11
4. Phân tích hoạt động chiêu thị của nước giải khát Pepsi......................................11
4.1. Mục tiêu chiêu thị của nước giải khát Pepsi....................................................11
4.2. Hoạt động chiêu thị của nước giải khát Pepsi tại Việt Nam............................11
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CHIÊU THỊ CỦA SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM...................17
1. Đánh giá về việc vận dụng các hoạt động chiêu thị đối với nhãn hàng PepsiCo.17
2. Phân tích SWOT của hoạt động chiêu thị...........................................................17
3. Một số biện pháp cho từng yếu tố trong chiến lược chiêu thị............................18
4. Sự hỗ trợ chiến lược chiêu thị từ các chiến lược khác.........................................20
KẾT LUẬN.....................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................22 MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hiện nay, Pepsi đã trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng và thành công
toàn cầu trong lĩnh vực đồ uống. PepsiCo đã áp dụng một loạt các chiến lược chiêu thị
đặc biệt để tạo dựng và duy trì vị thế của mình trên thị trường toàn cầu. Một lý do quan
trọng là PepsiCo nhận ra tầm quan trọng của việc hiểu và tôn trọng các nền văn hóa và sở
thích khác nhau của các thị trường. Họ đã phát triển chiến lược chiêu thị linh hoạt và tùy
chỉnh để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng quốc gia và khu vực. Bằng cách nắm bắt sự đa
dạng và đặc thù của từng thị trường, Pepsi đã xây dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh
mẽ và thân thiện với người tiêu dùng địa phương.
Thành công đáng chú ý của chiến lược chiêu thị PepsiCo là khả năng tạo ra những chiến
dịch quảng cáo ấn tượng và gây tiếng vang. Họ đã sử dụng các ngôi sao nổi tiếng và các
sự kiện quốc tế để quảng bá thương hiệu. Ví dụ, hợp tác giữa Pepsi và các ngôi sao âm
nhạc và điện ảnh hàng đầu đã tạo nên những chiến dịch quảng cáo đặc biệt và thu hút sự
chú ý của khách hàng trên toàn cầu. Bằng cách kết hợp sự tưởng tượng và sự tương tác,
PepsiCo đã xây dựng một hình ảnh thương hiệu độc đáo và khác biệt. Nhãn hàng luôn
tìm cách duy trì sự tươi mới và hấp dẫn trong sản phẩm và chiến dịch quảng cáo của
mình. PepsiCo thường xuyên ra mắt các loại đồ uống mới, đáp ứng các xu hướng sức
khỏe và phong cách sống hiện đại. Họ cũng đã thực hiện những chiến dịch quảng cáo
sáng tạo và gắn kết với nghệ thuật, âm nhạc và thể thao để tạo dựng sự kết nối mạnh mẽ
với khách hàng trên toàn cầu. Việc nghiên cứu về chiến lược chiêu thị quốc tế của
PepsiCo là vô cùng quan trọng, giúp cung cấp cho ta một cái nhìn sâu sắc hơn về cách
một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu đã thành công trong việc tạo dựng và phát triển vị thế của mình.
Chính vì vậy, để hiểu hơn về các chiến lược chiêu thị mà PepsiCo đã sử dụng, nhóm
chúng em đã lựa chọn đề tài: “Chiến lược chiêu thị quốc tế của sản phẩm nước giải
khát có gas Pepsi tại thị trường Việt Nam”.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Khu vực: Thành phố Hồ Chí Minh
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp mô tả, thống kế, phân tích các số liệu
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu về các chiến lược chiêu thị quốc tế của sản phẩm nước giải khát có gas Pepsi tại
thị trường Việt Nam. Từ đó, hiểu được tầm ảnh hưởng, mức độ hoạt động và sự cạnh
tranh gay gắt về dòng sản phẩm nước giải khát giữa những ông lớn trên thị trường hiện nay. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì bố cục của bài tiểu luận bao gồm 3 chương:
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
- CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ QUỐC TẾ
- CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ CỦA CÔNG TY TNHH SUNTORY
PEPSICO TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.
- CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA SẢN PHẨM. - NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Tổng quan về Marketing
1.1. Khái niệm Marketing
Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA), 2005: “Marketing là chức năng quản trị
của doanh nghiệp. Là quá trình tạo ra, truyền thông và phân phối giá trị cho khách hàng.
Nó là quá trình quản trị quan hệ khách hàng theo cách đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và các cổ đông”.
Phillip Kotler: “Marketing là tiến trình cá nhân và tổ chức đạt được: nhu cầu và ước
muốn. Thông qua sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị.” Khái niệm cho thấy:
Marketing được hiểu là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ nó mà các cá nhân
và các nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ cần và mong muốn thông qua việc
tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với những người khác.
1.2. Vai trò của Marketing
Marketing có vai trò là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và thị
trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị trường
làm mục tiêu kinh doanh. Nói cách khác, Marketing có nhiệm vụ tạo ra khách hàng cho
doanh nghiệp. Sử dụng Marketing trong công tác kế lập hoạch kinh doanh sẽ giúp cho
doanh nghiệp thực hiện phương châm kế hoạch phải xuất phát từ thị trường.
1.3. Chức năng của Marketing
Chức năng của Marketing là tập hợp các hoạt động, quy trình và công cụ được sử
dụng nhằm xác định và tiếp cận khách hàng, từ việc nghiên cứu thị trường, phân tích
khách hàng, phát triển sản phẩm và xúc tiến bán hàng đến việc quản lý mối quan hệ
khách hàng và tạo dựng thương hiệu.
Chức năng của Marketing là cung cấp các giải pháp và chiến lược nhằm tạo ra những giá
trị tốt đẹp cho khách hàng, đồng thời tạo doanh thu cho doanh nghiệp. 1
2. Tổng quan về chiêu thị
2.1. Khái niệm chiêu thị
Chiêu thị (Promotion) hay truyền thông marketing (Marketing communication) là
một trong bốn yếu tố của Marketing – mix bao gồm những hoạt động nhằm thông báo,
thuyết phục, khuyến khích thị trường tiêu thụ sản phẩm và quảng bá, giao tế, bảo vệ thị
phần. Hay nói khác, chiêu thị là sự phối hợp các nỗ lực nhằm thiết lập kênh truyền thông
và thuyết phục khách hàng để bán sản phẩm, dịch vụ hay cổ động cho các ý tưởng. Là
hoạt động thực hiện chức năng thông tin của doanh nghiệp.
2.2. Vai trò của chiêu thị Chiêu thị có vai trò:
Công cụ truyền thông, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Phối hợp với các công cụ khác trong Marketing – mix để đạt được các mục tiêu Marketing.
Công cụ cạnh tranh trong kinh doanh: gia tăng giá trị sản phẩm; thông tin, xây
dựng nhận thức về sản phẩm; nâng cao uy tín nhãn hiệu, thương hiệu; duy trì niềm
tin và thái độ tốt đẹp của khách hàng với sản phẩm cũng như doanh nghiệp.
CHƯƠNG II: CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ QUỐC TẾ
1. Mô hình truyền thông và các bước phát triển truyền thông Marketing 1.1.
Mô hình truyền thông:
Mô hình truyền thông của PepsiCo như sau:
- Attention (Sự chú ý): PepsiCo tạo sự chú ý đối với khách hàng thông qua các
chiến dịch quảng cáo sáng tạo và gây ấn tượng.
- Interest (Sự quan tâm): PepsiCo tạo sự quan tâm từ khách hàng bằng cách truyền
tải thông điệp và lợi ích của sản phẩm. 2
- Desire (Sự mong muốn): PepsiCo tạo sự mong muốn từ khách hàng bằng cách thể
hiện giá trị và trải nghiệm mà sản phẩm mang lại.
- Action (Hành động): PepsiCo khích lệ khách hàng thực hiện hành động mua hàng
thông qua các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt.
Mô hình truyền thông này giúp PepsiCo tạo sự tương tác với khách hàng, tăng cường
nhận thức thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng. 1.2.
Các bước phát triển kế hoạch truyền thông Marketing.
+ Xác định mục tiêu và mục đích: Pepsi xác định mục tiêu truyền thông và mục đích cụ
thể của chiến dịch, đảm bảo rõ ràng về những gì họ muốn đạt được.
+ Nghiên cứu thị trường: PepsiCo tiến hành nghiên cứu thị trường để hiểu khách hàng,
thị trường và đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp Pepsi định hình chiến lược truyền thông
phù hợp với nhu cầu và ưu thế cạnh tranh.
+ Xác định đối tượng khách hàng: PepsiCo xác định đối tượng khách hàng mục tiêu dựa
trên thông tin từ nghiên cứu thị trường. Điều này giúp Pepsi tạo ra thông điệp và chiến
lược truyền thông phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu.
+ Lựa chọn kênh truyền thông: PepsiCo chọn kênh truyền thông phù hợp để tiếp cận đối
tượng khách hàng mục tiêu. Các kênh có thể bao gồm truyền hình, mạng xã hội, quảng
cáo ngoài trời và truyền thông trực tiếp.
+ Tạo thông điệp: PepsiCo tạo ra thông điệp sáng tạo và gây ấn tượng để truyền tải giá
trị và lợi ích của sản phẩm. Thông điệp này cần phù hợp với đặc điểm của đối tượng
khách hàng mục tiêu và phản ánh giá trị thương hiệu.
+ Xây dựng chiến lược truyền thông: PepsiCo xây dựng chiến lược truyền thông dựa
trên mục tiêu, đối tượng khách hàng và thông điệp. Chiến lược này bao gồm lựa chọn
kênh, ngân sách và lịch trình tiếp thị. 3
+ Triển khai và đánh giá: PepsiCo triển khai chiến dịch truyền thông và đánh giá hiệu
quả thông qua các chỉ số và phản hồi từ khách hàng. Công ty sử dụng thông tin này để tối
ưu hoá chiến dịch và điều chỉnh chiến lược truyền thông.
Tóm lại, các bước phát triển kế hoạch truyền thông Marketing của PepsiCo bao gồm xác
định mục tiêu, nghiên cứu thị trường, xác định đối tượng khách hàng, lựa chọn kênh
truyền thông, tạo thông điệp, xây dựng chiến lược và đánh giá hiệu quả.
2. Chọn lựa phối hợp chiêu thị 2.1.
Loại sản phẩm kinh doanh:
Đồ uống không cồn:
- Pepsi: Một thương hiệu nước ngọt có gas nổi tiếng trên toàn thế giới.
- Mountain Dew: Một thương hiệu nước ngọt có ga và nhiều loại nước giải khát khác.
- Tropicana: Sản xuất nước ép trái cây tươi và nước trái cây đóng chai.
- Lipton: Sản xuất trà đóng chai và bột trà hòa tan.
Sản phẩm thức ăn và snack:
- Lay's: Sản xuất và phân phối các loại snack khoai tây chiên.
- Doritos: Sản xuất và phân phối các loại snack bắp ngô.
- Cheetos: Sản xuất và phân phối các loại snack phô mai.
- Quaker Oats: Sản xuất các loại bột yến mạch, ngũ cốc, và sản phẩm liên quan.
Đây chỉ là một số loại sản phẩm chính mà PepsiCo kinh doanh. Công ty cũng sở hữu
nhiều thương hiệu khác trong các ngành công nghiệp khác như thực phẩm chế biến và dịch vụ ăn uống. 2.2.
Chiến lược đẩy và kéo:
Chiến lược đẩy (Push): 4
+ Đối tượng: PepsiCo tập trung vào các kênh phân phối như siêu thị, cửa hàng tiện lợi và
nhà hàng,…để đẩy sản phẩm của mình đến khách hàng.
+ Quảng cáo và tiếp thị: PepsiCo tiếp cận các kênh phân phối bằng cách cung cấp các tài
liệu tiếp thị, chương trình khuyến mãi và tư vấn bán hàng để tạo động lực cho các nhà
bán lẻ và đối tác phân phối để tiếp thị và bán sản phẩm Pepsi.
+ Kích thích cung ứng: PepsiCo có thể tạo ra áp lực đẩy sản phẩm đến các kênh phân
phối bằng cách cung cấp các ưu đãi đặc biệt, giảm giá, gói quà tặng hoặc hỗ trợ bán hàng cho đối tác phân phối.
Chiến lược kéo (Pull):
+ Đối tượng: PepsiCo tạo sự hấp dẫn và tạo nhu cầu trực tiếp từ phía khách hàng.
+ Quảng cáo và tiếp thị: PepsiCo sử dụng các chiến dịch quảng cáo sáng tạo và các hoạt
động tiếp thị để tạo nhận thức về thương hiệu và sản phẩm của mình đến khách hàng. Các
chiến dịch này có thể bao gồm quảng cáo truyền hình, quảng cáo trên mạng xã hội, sự
kiện và hỗ trợ đối tác thương mại điện tử.
+ Tạo yêu cầu từ khách hàng: PepsiCo tạo cảm hứng cho khách hàng mua sản phẩm
thông qua việc tạo ra giá trị, trải nghiệm tốt và tương tác tích cực với khách hàng. Điều
này có thể bao gồm các chương trình khuyến mãi, quà tặng miễn phí, hoặc các hoạt động
tương tác như cuộc thi, trò chơi, và sự kiện. 2.3.
Trạng thái trong gia đoạn sẵn sàng mua của khách hàng:
Trong giai đoạn sẵn sàng mua của khách hàng, PepsiCo có thể chia thành các trạng thái sau: Nhận thức Quan tâm Đánh giá Quyết định mua Hành động mua 5 Sử dụng và tái mua
Để tận dụng các trạng thái trong giai đoạn sẵn sàng mua của khách hàng, PepsiCo cần tạo
ra các chiến lược quảng cáo, tiếp thị và dịch vụ khách hàng hiệu quả để thu hút sự quan
tâm, đánh giá tích cực và khuyến khích hành động mua từ phía khách hàng. Bên cạnh đó,
việc cung cấp sản phẩm chất lượng và tạo trải nghiệm tích cực cho khách hàng sau khi
mua sẽ giúp tăng cường sự trung thành và tái mua. 2.4.
Chu kỳ sống sản phẩm:
Chu kỳ sống sản phẩm của PepsiCo, tương tự như chu kỳ sống sản phẩm của các sản
phẩm tiêu dùng khác, có thể được phân thành các giai đoạn chính sau: Phát triển Phân phối và tiếp thị Rút lui
Chu kỳ sống sản phẩm của PepsiCo có thể biến đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của thị
trường và chiến lược của công ty. Việc hiểu và quản lý các giai đoạn trong chu kỳ sống
sản phẩm là quan trọng để Pepsi có thể đạt được sự thành công và duy trì sự cạnh tranh
trong ngành công nghiệp đồ uống.
3. Phân tích những rào cản trong chiêu thị quốc tế:
Trong chiêu thị quốc tế, PepsiCo đối mặt với một số rào cản và thách thức. Dưới đây là
phân tích về những rào cản quan trọng trong chiêu thị quốc tế của công ty: Rào cản văn hóa Rào cản ngôn ngữ Rào cản pháp lý Rào cản thị trường
Rào cản đối thủ cạnh tranh Rào cản kinh tế
4. Trình bày một sô nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chiêu thị quốc tế: 6
Một số nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chiêu thị quốc tế của PepsiCo bao gồm:
+ Tính đa dạng văn hóa: PepsiCo cần nhạy bén đối với sự đa dạng văn hóa trên thế giới.
Điều này bao gồm hiểu và tôn trọng các giá trị, tín ngưỡng, thói quen tiêu dùng và lối
sống của khách hàng trong từng quốc gia.
+ Tính chất thị trường: PepsiCo cần đánh giá kích thước và đặc điểm của thị trường địa
phương, bao gồm nhu cầu tiêu dùng, xu hướng và sự cạnh tranh. Điều này giúp xác định
chiến lược tiếp cận phù hợp với từng thị trường.
+ Quy định và văn bản quảng cáo: PepsiCo cần tuân thủ quy định pháp lý và văn bản
quảng cáo trong từng quốc gia. Quy định này có thể liên quan đến nội dung, hình thức và phương tiện quảng cáo.
+ Cạnh tranh và thị trường mục tiêu: PepsiCo cần phân tích đối thủ cạnh tranh và yêu cầu
của khách hàng để xác định chiến lược quảng cáo và tiếp thị hiệu quả.
Những nhân tố trên đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và triển khai chiến lược
chiêu thị quốc tế của PepsiCo. Bằng cách hiểu và ứng dụng những yếu tố này, công ty có
thể tăng cường tương tác với khách hàng quốc tế và đạt được thành công trong việc tiếp
cận thị trường toàn cầu.
5. Phân tích những hoạt động chiêu thị quốc tế: 5.1. Quảng cáo:
Trong chiến lược chiêu thị của PepsiCo, quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo
dựng nhận thức về thương hiệu, thu hút khách hàng và tăng cường sự quan tâm đối với
sản phẩm của họ. Dưới đây là một số hình thức quảng cáo phổ biến được PepsiCo sử dụng: Quảng cáo truyền hình
Quảng cáo trên mạng xã hội
Quảng cáo báo chí và tạp chí 7 Quảng cáo ngoài trời Quảng cáo kỹ thuật số
Sự tài trợ sự kiện và đối tác
Thông qua việc sử dụng các hình thức quảng cáo đa dạng và sáng tạo, PepsiCo tạo dựng
hình ảnh năng động, trẻ trung và tương tác của thương hiệu trong chiến lược chiêu thị của
họ. Quảng cáo giúp thúc đẩy tiếp thị, tăng cường nhận thức và tạo sự kết nối với khách
hàng, đồng thời xây dựng mối quan hệ trung thành và tăng cường sự thành công của Pepsi trên thị trường. 5.2. Khuyến mãi:
Trong chiến lược chiêu thị của PepsiCo, khuyến mãi được sử dụng như một công cụ quan
trọng để tăng cường sự hấp dẫn và thúc đẩy doanh số bán hàng. Dưới đây là một số hình
thức khuyến mãi phổ biến mà PepsiCo có thể sử dụng trong chiến lược của họ: Giảm giá sản phẩm Gói quà tặng Chương trình thưởng
Các hoạt động quảng cáo đặc biệt Các cuộc thi và trò chơi
Mục tiêu của việc sử dụng khuyến mãi trong chiến lược chiêu thị của PepsiCo là tạo sự
hấp dẫn cho khách hàng, tăng cường nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán
hàng. Bằng cách tận dụng các hình thức khuyến mãi sáng tạo và hiệu quả, công ty có thể
thu hút và duy trì sự quan tâm của khách hàng trong thị trường cạnh tranh. 8
CHƯƠNG III. CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ CỦA CÔNG TY
TNHH SUNTORY PEPSICO TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường nước giải khát tại Việt Nam
Nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm nước uống có gas là yếu tố to lớn và
quan trọng nhất, có cung thì mới có cầu, nhu cầu càng cao thì mức tiêu thụ càng nhiều.
Khi nền kinh tế phát triển, kéo theo đó là đời sống của người dân cũng được nâng cao,
nhu cầu chăm sóc sức khỏe, thỏa mãn thú vui chơi, ăn uống cũng thay đổi và được nâng
tầm cao hơn. Nhu cầu được giải khát không còn là một vấn đề xa xỉ như trước kia nữa.
Thị hiếu của người tiêu dùng quyết định nhiều tới việc người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm
nào thỏa mãn cơn khát của mình và uống bao nhiêu. Các sản phẩm thay thế trên thị
trường thì rất nhiều, người tiêu dùng chỉ cần quyết định xem chọn loại nước uống nào.
Càng nhiều sản phẩm thay thế cho nước có gas thì mức tiêu thụ càng khó mà tăng. Nếu
thị hiếu nghiêng về các dòng sản phẩm từ thiên nhiên, nhẹ nhàng thì nước uống có gas
khó mà có chỗ đứng tốt và ngược lại. Ngoài ra còn bị ảnh hưởng nhiều bởi cơ cấu tiêu
dùng của người dân, họ có sẵn sàng chi tiêu vào các loại nước uống giải khát nói chung
và nước uống có gas nói riêng hay không.
Yếu tố về thời tiết trong trường hợp này không thể bỏ qua, khi mà nước uống có gas được
nhấn mạnh như một thứ nước giải khát, giải nhiệt cuộc sống rất hợp cho những ngày hè
oi bức thì mức tiêu thụ sản phẩm cũng bị ảnh hưởng nhiều do thời tiết. Vào mùa hè nóng
bức, nhu cầu giải khát cao thì số lượng nước giải khát được tiêu thụ cũng tăng rõ rệt.
Ngoài mục đích uống nước có gas để giải khát, thì nước uống có gas còn được tiêu dùng
nhiều vào mục đích khác như: liên hoan, họp, thư giãn…Vào dịp lễ tết, hội hè, vui chơi
thì mức tiêu thụ sản phẩm nước giải khát tăng lên rõ rệt.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của Pepsi tại Việt Nam 9
24/12/1991: Công ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập do liên doanh
giữa SP.Co và Marcondray-Singapore với tỷ lệ vốn góp 50% - 50%.
1994: Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam. PCI được thành lập với 2 nhãn hiệu: Pepsi và
7Up. Liên doanh với số vốn góp của PI là 30%.
1998: PI mua 97% cổ phần, SPCo 3%, tăng vốn đầu tư lên 110 triệu đôla.
2003: PepsiCola Global Investment mua 3% còn lại, đổi tên thành Công ty Nước
giải khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam. Có thêm các nhãn hiệu: Aquafima, Sting, Twister, Lipton Ice Tea.
Năm 2005: Chính thức trở thành một trong những công ty về nước giải khát lớn nhất Việt Nam.
2006: Tung ra sản phẩm Foods đầu tiên (Snack Poca)
2007: Phát triển thêm ngành hàng sữa đậu nành.
2008: Khánh thành nhà máy sản xuất thực phẩm đóng gói tại Bình Dương. Tung
sản phẩm Snack Poca Khoai Tây Cao cấp, được chế biến cắt lát từ những củ khoai
tây tươi nguyên chất được trồng tại Lâm Đồng.
Năm 2016: Suntory PepsiCo Việt Nam nhận giải thưởng “Doanh Nghiệp Bền
Vững Việt Nam 2016” do VCCI tổ chức, nhằm tôn vinh sự đóng góp của các
doanh nghiệp tại Việt Nam.
Năm 2017 – 2020: 4 năm liên tiếp nhận được danh hiệu "Top 1 công ty đồ uống
không cồn uy tín nhất Việt Nam" theo xếp hạng của Việt Nam Report.
Ngày 09/06/2020: Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam đạt
nhãn hiệu chứng nhận HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO 2020 do người
tiêu dùng bình chọn. Kết quả dựa trên khảo sát được thực hiện với sự tham gia của
12,699 hộ gia đình và tại 2,564 điểm bán trên toàn quốc. 10
3. Sơ lược các sản phẩm của Suntory PepsiCo Việt Nam
PepsiCo kinh doanh ở thị trường Việt Nam với các 2 dòng sản phẩm chính: nước
giải khát và thực phẩm. Nước giải khát: Pepsi Cola, Pepsi Diet, Twister, Everest,
Aquafina, Sting; Snack: Snack Poca,...
Trong đó, Pepsi Cola là thức uống có gas, Pepsi Diet là nước giải khát có gas giành cho
người ăn kiêng, Twister là nước cam ép với hương vị cam tự nhiên. Bên cạnh các thức
uống có gas thì còn có nước khoáng Aquafina, được coi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Lavie. Ngoài ngành hàng nước giải khát, PepsiCo Việt Nam còn mở rộng thị trường sang
ngành thực phẩm với sự hợp tác chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC và sản xuất bánh
snack Poca. Trong nhiều loại sản phẩm như vậy thì sản phẩm Pepsi Cola là dòng sản
phẩm chủ lực của công ty, được mọi người tiêu dùng trên thế giới biết đến. Trên thế giới,
Pepsi Cola chỉ đứng sau Coca-Cola về thị phần, nhưng ở Việt Nam thì Pepsi Cola có
phần nhỉnh hơn Coca-Cola, điều này cho thấy Pepsi có những chiến lược đặc biệt hơn
Coca-Cola nhằm vào các thị trường riêng biệt để giành lấy thị phần, có thể nói Pepsi Cola là Market Leader.
4. Phân tích hoạt động chiêu thị của nước giải khát Pepsi 4.1.
Mục tiêu chiêu thị của nước giải khát Pepsi
- Củng cố hình ảnh tốt đẹp về 1 loại nước giải khát có gas trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng.
- Nắm được các ý kiến phản hồi của khách hàng về dòng sản phẩm Pepsi
- Nhắc nhở người tiêu dùng nhớ đến Pepsi và tạo ra hành vi mua cho khách hàng
- Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về các hoạt động hiện có của Pepsi. 4.2.
Hoạt động chiêu thị của nước giải khát Pepsi tại Việt Nam Quảng cáo
1. Chiến lược “Chọn mặt gửi vàng”
Ngoài các chiến dịch quảng bá, Pepsi cũng phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan
hệ đối tác và tài trợ để nâng cao nhận thức về thương hiệu. Đặc biệt, họ đầu tư rất nhiều 11
vào tiếp thị thể thao, hợp tác với nhiều tổ chức thể thao khác nhau trên toàn thế giới để
quảng bá bản thân tại các thị trường thiết yếu.
Ví dụ, vào năm 2015, Pepsi đã hợp tác với Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA). Năm
2016, họ hợp tác với Ban kiểm soát Cricket ở Ấn Độ. Và vào năm 2017, thương hiệu này
đã hợp tác với UEFA Champions ‘League lần thứ hai để quảng bá một số thương hiệu của họ.
Ngoài ra, PepsiCo cũng hợp tác với nhiều nhóm nhạc, ca sĩ nổi tiếng để quảng cáo
thương hiệu. Ngày 12-9-2020, BlackPink - một trong những nhóm nhạc hàng đầu châu Á
bao gồm 4 thành viên đã chính thức trở thành đại diện của Pepsi. Thế hệ Pepsi Cola mới,
không Calo lan tỏa tiếng nói của giới trẻ – “Dám Nói Không”, khuyến khích thế hệ “gen
Z” vượt qua mọi giới hạn, truyền cảm hứng sống hết mình cho đam mê và sống thật với
bản thân. Đây là một chiến dịch dùng KOLs để quảng cáo và PR cho thương hiệu cực mạnh của Pepsi.
Bên cạnh đó, PepsiCo cũng là đơn vị tài trợ chính cho Rap Việt – Chương trình ca nhạc
hot nhất hiện nay tại Việt Nam. Thông qua chương trình, Pepsi đã thành công trong việc
cải thiện độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng. 12
2. Chiến lược quảng cáo trên TV
Một chiến dịch quảng cáo trên TV thành công của PepsiCo có thể kể đến chiến
dịch “Pepsi mang Tết về nhà” kết thúc năm 2021. Câu chuyện trở về nhà ngày Tết vốn
là một đề tài mà hầu hết các thương hiệu đều tận dụng cho các chiến dịch vào dịp Tết
Nguyên Đán. Tuy nhiên đối với PepsiCo, đó không chỉ là một chiến dịch đơn giản với
mục đích truyền thông, mà đằng sau ấy là hành động thực tế, trải nghiệm đầy xúc động
với chuyến bay 3 màu cùng số hiệu đặc biệt “Mang Tết về nhà”.
Với chiến dịch này, có hơn 1.000 vé máy bay cùng 2.000 vé xe ô tô khứ hồi và các phần
quà ý nghĩa khác sẽ được trao cho hơn 3.000 đối tượng sinh viên, công nhân, người lao
động đang làm việc xa nhà có hoàn cảnh khó khăn, không có đủ điều kiện về quê đón Tết
cùng gia đình. Bằng chiến dịch vô cùng ý nghĩa, Pepsi đã thành công trong việc làm cho
khách hàng tin tưởng thương hiệu hơn và biến khách hàng trở thành người ủng hộ lâu dài của thương hiệu. 13 Khuyến mãi
Khuyến mãi là một trong những chiến lược được PepsiCo xem là hình thức quan
trọng nhất để duy trì hình ảnh thương hiệu của mình.
Vào những dịp lễ tết hoặc những giải bóng đá lớn trong và ngoài nước,… thì PepsiCo có
những đợt khuyến mãi hấp dẫn với những giải thưởng rất có giá trị. Những hình thức bốc
thăm trúng thưởng, bật nắp trúng thưởng hay phiếu đăng ký,… là các hình thức Pepsi
thường áp dụng. Các giải thưởng thì vô cùng hấp dẫn như: Balo, vé du lịch, xe máy, ô tô,
… trong từng chương trình khuyến mãi.
Năm 2008, sau sự thành công của Đại hội Múa lân quốc tế TP.HCM 2008, Pepsi đã tung
ra 1 chương trình khuyến mãi “Tặng Long, Trao Lân, Biếu Quy Và Gửi Phụng”. Trong
chương trình này, khi khách hàng mua 1 thùng 24 lon sẽ được tặng thêm 4 lon (thành 28
lon), có in hình Long, Lân, Quy, Phụng như 1 lời đầu xuân PepsiCo xin gửi đến các khách hàng của mình.
Tặng Long – Chúc công thành danh toại
Trao Lân – May mắn vạn điều
Biến Quy - Ước thiên niên mạnh khỏe
Gửi Phụng – Cầu hỷ phúc song hành 14
PepsiCo còn nổi tiếng với việc cung cấp cho khách hàng các mã giảm giá cho các đơn
hàng mua số lượng lớn. ựa trên quy mô của đơn đặt hàng và loại hình thanh toán, công ty
đã cung cấp giảm giá cho các nhà phân phối của mình. Nếu một nhà phân phối khi đặt
hàng với số lượng lớn và phương thức thanh toán được Pepsi chấp nhận sẽ được giảm giá
đáng kể, điều này giúp khách hàng có động lực mua thêm hàng của công ty.
Năm 2009 và 2010, nền kinh tế thế giới và Việt Nam khủng hoảng, nên PepsiCo cũng ít
đưa ra các chương trình khuyến mãi, chỉ có các chương trình trong các dịp lễ như lễ, tết,
…Năm 2011, với hàng loạt giải thưởng hấp dẫn trong chiến dịch “Uống cực đã, Sảng
khoái cuộc sống. Đã quá, Pepsi ơi !” đã thu hút thêm nhiều giới trẻ tham gia vào chương
trình. Trong chiến dịch này có 2 chương trình là “Trúng cực vui” và “Hát cực vui”.
- Chương trình “Trúng cực vui”: các giải thưởng như là: tai nghe album Kasim,
album Hà Anh Tuấn, loa di động, micro, và hàng loạt các giải thưởng hấp dẫn khác.
- Chương trình “Hát cực vui” thì giải thưởng cũng hoành tráng không kém, đó là: 3
mp3 Samsung U5 dành cho 3 bình luận viên tích cực nhất.
- Với hình thức tham gia cá nhân là 6 máy quay HD cơ động Sony Bloggie. Còn
tham gia nhóm là 6 giải với mỗi giải là 10 triệu đồng tiền mặt. 15
Có thể thấy, với mỗi chiến dịch thì PepsiCo đều chi mạnh tay cho các công cụ của chiêu
thị với mục đích lôi kéo sự chú ý của nhóm giới trẻ hiện nay và trong tương lai. Bên cạnh
đó, ta cũng thấy khả năng chèo lái của PepsiCo Việt Nam qua cơn khủng hoảng kinh tế. Giao tế
Ở điểm này thì PepsiCo Việt Nam luôn thực hiện tốt, công ty thường xuyên tài trợ
cho các hoạt động văn hóa thể thao và ca nhạc. Những lần tổ chức Seagame hay các hoạt
động chuyên trong các giải đấu tại TP.HCM,… công ty đều có tài trợ để quảng bá hình
ảnh của công ty đến với công chúng. Đặc biệt công ty còn thực hiện việc tổ chức sân
khấu âm nhạc riêng cho mình ngay trên diễn đàn của công ty.
+ Năm 2008: là năm PepsiCo tung ra nhiều hoạt động giao tế nhất như: Ngày hội việc
làm Bách Khoa Mở rộng: với mục đích giúp cho các bạn sinh viên hiểu được công việc
và mục đích trong PepsiCo; Học bổng “Vươn lên tầm cao” dành cho 100 sinh viên vượt
khó, học giỏi tại TP.HCM.
+ Năm 2009 và 2010: tuy PepsiCo gặp khó khăn về tài chính do nền kinh tế đi xuống,
nhưng Pepsi vẫn chi ra 1 phần doanh thu để thực hiện các công ca trong chiêu thị nhằm
giữ chân khách hàng. Trong năm 2009 thì có chương trình “Pepsi Global Talent Show
2009” – là 1 dự án âm nhạc nhằm liên kết các bạn trẻ lại với nhau để xâydựng 1 thế giới đẹp hơn.
+ Năm 2011: tiếp tục chương trình “Vui Xuân sảng khoái” với mục đích nhắc nhở người
tiêu dùng nhớ đến nhãn hàng Pepsi và tác động đến hành vi của ngừơi tiêu dùng.
Hiện tại, PepsiCo đang có chương trình quảng cáo cho chiến dịch “Uống Cực Đã, Sảng
Khoái Cuộc Sống. Đã Quá, Pepsi Ơi !” được thực hiện bởi nhãn hàng Pepsi thuộc công
ty PepsiCo Việt Nam. Mục đích của chương trình là tạo ra 1 sân chơi giải trí cho giới trẻ
Việt Nam thông qua các trò chơi trúng thưởng hào hứng và sân chơi âm nhạc để giới trẻ
tự do thể hiện đam mê ca hát của mình.
Bên cạnh, PepsiCo cũng có rất nhiều hoạt động từ thiện, hoạt động cộng đồng như “Giải
vàng hữu nghị từ thiện Pepsi”,“Ngày hội ca sĩ”, tài trợ cho các cuộc thi tài năng trẻ như 16
Dynamic, đường tới thành công, cùng các chương trình học bổng dành cho sinh viên vượt
khó, … Cũng chính là lời cam kết cống hiến sức trẻ cho cộng đồng PepsiCo Việt Nam.
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHIÊU THỊ CỦA
SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM
1. Đánh giá về việc vận dụng các hoạt động chiêu thị đối với nhãn hàng PepsiCo
Đại đa số bộ phận giới trẻ đều biết tới nước giải khát Pepsi, đó là công lao của các
hoạt động chiêu thị mạnh mẽ của PepsiCo Việt Nam giành cho nhãn hàng Pepsi. Với
cường độ khối lượng thông tin quảng cáo mà hiện nay người tiêu dùng phải “hứng chịu”
nếu PepsiCo không có khả năng nguồn lực để quảng cáo, mở các hoạt động để giữ chân
và tìm kiếm khách hàng mới thì PepsiCo sẽ dẩn dần bị mất thị phần vào các nhãn hàng
khác như là Dr. Thanh, Trà Xanh 0 độ, C2, …...
Với các thông điệp quảng cáo qua từng thời kỳ, từng các chiến dịch của PepsiCo, công ty
đã rất sáng tạo trong việc thiết kế các thông điệp cho phù hợp với giới trẻ Việt Nam, bên
cạnh đó, các công tác như nghiên cứu hành vi giới trẻ, tìm kiếm các đại sứ thương hiệu
cho nhãn hàng của mình cũng được PepsiCo chú trọng 1 cách nghiêm túc.
Trong kế hoạch triển khai quá trình truyền thông, PepsiCo đã rất cân nhắc sự lựa chọn tần
suất hoạt động của các công cụ. Với công cụ quảng cáo thì PepsiCo cho quảng cáo 1 cách
vừa phải trên các kênh truyền hình của giới trẻ với mục đích giữ chân và nhắc nhớ khách
hàng về nhãn hàng, công cụ khuyến mãi và giao tế được Pepsi thực hiện 1 cách rầm rộ,
ồn ào, đánh vào tâm lý của giới trẻ là thích sự năng động, sáng tạo, thích thể hiện mình và “thích rinh quà”.
Qua đó, ta có thể thấy PepsiCo đã rất thành công trong việc lựa chọn các công cụ chiêu
thị nhằm quảng bá hình ảnh Pepsi tới giới trẻ, giữ chân và nhắc nhớ các khách hàng cũ,
đồng thời cũng trong việc mở rộng giành lấy thị trường nước giải khát về phía mình.
2. Phân tích SWOT của hoạt động chiêu thị
Điểm mạnh (S – Strength) 17
Nguồn tài chính của công ty PepsiCo và nhãn hàng Pepsi dồi dào và ổn định.
Bộ phận Marketing có khả năng sáng tạo vô hạn.
Có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dang các công ca chiêu thị.
Có mối quan hệ rộng trong giới truyền thông.
Điểm yếu (W – Weakness)
Chưa có tính địa phương trong từng chiến dịch quảng cáo.
Chưa khai thác hết sức mạnh Internet.
Cơ hội (O – Opportunityn)
Người tiêu dùng Việt Nam có thói quen coi quảng cáo hàng ngày và giới trẻ
ngày càng dành nhiều thời gian cho việc truy cập Internet.
Giới trẻ Việt Nam yêu thích sự sáng tạo, tự tin và thích được thể hiện mình trước đám đông.
Người tiêu dùng, nhất là giới trẻ ngày càng thoải mái trong việc chấp nhận và
tiếp thu những cái mới, đặc sắc từ thế giới bên ngoài.
Thách thức (T – Threat)
Xu hướng giải khát đang có sự thay đổi từ các loại nước có gas sang các loại
nước bổ sung, nước trái cây bảo vệ sức khỏe.
Lòng trung thành của giới trẻ không cao.
Lạm phát khiến giá cả cho quảng cáo, PR tăng cao. Bên cạnh đó, lạm phát
cũng làm giảm sức mua của người dân.
Luôn có sự cạnh tranh gay gắt từ Coca-Cola nói riêng và các nhãn hàng nước
giải khát khác nói chung. 18
3. Một số biện pháp cho từng yếu tố trong chiến lược chiêu thị Quảng cáo:
Trong thời điểm hiện nay tại Việt Nam, Tivi vẫn là phương tiện truyền thống hiệu
quả nhất đối với người dân bởi mức độ phổ biến và khả năng truyền đạt thông tin một
cách trực quan của nó. Trong khi thị trường nước giải khát đang có sự cạnh tranh quyết
liệt nhất từ trước tới nay, thì việc tăng tần suất quảng cáo là điều phải làm để đảm bảo
khách hàng luôn nhớ tới Pepsi và thông tin tới cho những khách hàng mới, nếu không thì
Pepsi sẽ bị đè bẹp dưới 1 núi thông tin quảng cáo từ các nhãn hàng nước giải khát khác.
Tăng cường sự xuất hiện các poster, billboard, banner... để tác động vào vô thức của
khách hàng. Internet là điều không thể bỏ qua trong hoạt động quảng cáo, Pepsi cần phải
chú ý tới cách mà Intemet đang lan tỏa trong giới trẻ Việt Nam để có thể tận dụng khai
thác tối đa lợi ích từ Internet, tăng cường các quảng cáo trên Internet, tham gia vào các
mạng xã hội như: Facebok, Twitter, Tiktok... để có sự tương tác nhanh chóng giữa Pepsi
và giới trẻ. Sử dụng Internet như 1 công cụ truyền tải thông tin chính cho giới trẻ. Khuyến mãi:
Đối với giới trẻ hiện nay, khuyến mãi là cách tác động khá tốt đến tâm lý hành vi
mua hàng của giới trẻ. Các chương trình khuyến mãi của PepsiCo đã được thực hiện rất
tốt, công ty nên tiếp tục giữ các chương trình khuyến mãi như vậy và lựa chọn các giải
thưởng phù hợp với phong cách sống, tâm lý, cá tính của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên,
khuyến mãi nhiều quá sẽ gây tâm lý nghiện khuyến mãi cho khách hàng. PepsiCo cần
chú ý để không tạo ra “cơn nghiện” này, nhất là khách hàng mục tiêu lại là giới trẻ, lòng trung thành không cao. Giao tế: 19
PepsiCo nên tổ chức hoặc tài trợ nhiều hơn cho một số hoạt động thể thao, chuyến
du lịch mạo hiểm để tăng cường mức độ nhận biết cũng như niềm tin về tác dụng của sản
phẩm. Hình thức này sẽ hiệu quả hơn nhiều so với các bài báo ở trên bởi số lượng người
biết tới thông tin sẽ nhiều hơn và cũng có vẻ thuyết phục hơn. Bên cạnh đó, tiếp tục tạo ra
nhiều sân chơi năng động cho giới trẻ nhằm thể hiện cái tôi, cá tính của giới trẻ. Khi đó
PepsiCo sẽ có thêm nhiều khách hàng trung thành hơn.
4. Sự hỗ trợ chiến lược chiêu thị từ các chiến lược khác
Chiến lược sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến kiểu dáng, mẫu mã phù hợp với thế hệ mới, năng
động, thay đổi về màu sắc, mới lạ và phá cách. Sử dang lon, vỏ có thể tái chế được nhằm
bảo vệ môi trường và thu hút giới trẻ vào công việc chung của thế giới, là chống lại sự
biến đổi khí hậu toàn cầu. Chiến lược giá
Phát minh và áp dụng công nghệ mới để giảm chi phí đầu vào, từ đó dẫn tới giảm giá
thành nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng.
Chiến lược phân phối
Quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng trong kênh phân phối để khách hàng có được sự trải
nghiệm tốt nhất, tạo sự chuyên nghiệp cho nhân viên từ trang phục tới cách giao tiếp.
Cung cấp các vật đang bán hàng để trang trí cửa hàng nhằm thu hút khách hàng và xây
dựng hệ thống nhận diện thương hiệu.
Rà soát lại hệ thống kênh phân phối để kịp thời loại bỏ các đại lý, cửa hàng kinh doanh
không hiệu quả, làm mất uy tín của công ty. 20
Tăng cường mở rộng hệ thống phân phối, nhưng phải có hệ thống quản trị rõ ràng nhằm
tránh rơi vào “cạm bẫy phân phối dày đặc”. KẾT LUẬN
Pepsi đã phát triển một chiến lược chiêu thị quốc tế mạnh mẽ, mở rộng hoạt động kinh
doanh và xây dựng thương hiệu trên nhiều thị trường toàn cầu. Chiến lược này bao gồm
việc tạo sự nhận biết và tương tác với khách hàng thông qua mô hình truyền thông toàn
cầu và tùy chỉnh cho từng thị trường địa phương. Pepsi đã đầu tư đáng kể vào quảng cáo
và tiếp thị, tạo sự chú ý và tăng cường nhận thức thương hiệu trên các thị trường quốc tế.
Công ty đã xây dựng các chiến lược đối tác để mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng cường
sự hiện diện của sản phẩm trên các kênh phân phối quốc tế. Chiến lược chiêu thị của
Pepsi sử dụng cả chiến lược đẩy và chiến lược kéo để tạo sự quan tâm, mong muốn và
hành động mua hàng từ khách hàng. Pepsi liên tục đánh giá và tối ưu hoá chiến lược
truyền thông để đạt được kết quả tốt hơn và duy trì sự tương tác và tín nhiệm từ khách hàng.
Bên cạnh đó, các thành tố sản phẩm, giá và phân phối cũng góp phần không nhỏ trong
thành công của chiến lược chiêu thị nói riêng và chiến lược marketing mix nói chung,
Pepsi phải quan tâm tới những thành tố này nếu không muốn hiệu quả của chiến lược
chiêu thị sẽ đi xuống. Pepsi đã và đang là thức uống giải khát có gas được người tiêu
dùng chấp nhận, tuy nhiên, do khách hàng là giới trẻ, lòng trung thành dễ thay đổi cho
nên các hoạt động chiêu thị ít lại thì sẽ dễ dàng làm cho giới trẻ quay sang dùng sản phẩm
khác, như là Coca-Cola. Do đó, để giữ được sự trung thành của giới trẻ, Pepsi luôn phải
có những hoạt động đổi mới, sáng tạo không ngừng để tạo ra thật nhiều sân chơi cho giới
trẻ, các hoạt động quảng cáo cũng phải được triển khai đều đặn nhằm gợi nhớ khách hàng
về sản phẩm của công ty. Vì vậy nhóm chúng em đã đưa ra những giải pháp chiến lược 21
chiêu thị cho Pepsi Việt Nam, nhằm tăng cường hiệu quả các chiến lược chiêu thị cho nhãn hàng,
Các giải pháp của đề tài chỉ dừng lại ở ý tưởng và hướng phát triển mà chưa thể đi sâu
vào việc triển khai triệt để của các giải pháp. Vì vậy, các đóng góp của luận văn chắc
chắn còn nhiều mặt hạn chế, nhóm chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
Thầy, Cô và ban cán bộ giảng viên Trường Đại Học Gia Định 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đề cương học phần – Giảng viên Trương Anh Tuấn.
2. Sách Chiến Lược Đại Dương Xanh - W. Chan Kim - Renée Mauborgne.
3. Sách Chiến lược Marketing - Kỹ năng phát triển và đột phá trong kinh doanh" - tác giả Vũ Tươi.
4. “Chiêu thị”. Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II.
5. “Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright”- Hà Nội, tháng11/2004 – Biên dịch: Hoàng Phương.
6. Lịch sử công ty – Suntory Pepsico Việt Nam – Suntorypepsico.vn
7. Chiến lược Marketing của Pepsi & Bài học rút ra cho các nhà tiếp thị - Oriagency.vn 23