-
Thông tin
-
Quiz
Chủ đề: Hà Nội chiến thắng 12 ngày đêm năm 1972, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chủ đề: Hà Nội chiến thắng 12 ngày đêm năm 1972, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (PLT10A) 48 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Chủ đề: Hà Nội chiến thắng 12 ngày đêm năm 1972, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chủ đề: Hà Nội chiến thắng 12 ngày đêm năm 1972, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (PLT10A) 48 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
----🙠🙠🕮🙢🙢---- BÀI KIỂM TRA 1
Chủ đề: Hà Nội chiến thắng 12 ngày đêm năm
1972, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ Nhóm thực hiện : Nhóm 05 Môn học
: Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Nhóm lớp : Nhóm lớp 28 Giảng viên : ThS. Phan Văn Toản
Hà Nội, tháng 11 năm 2022 MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................4
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................5
NỘI DUNG...........................................................................................................6
I. Bối cảnh, nguyên nhân dẫn đến chiến tranh......................................................6
1. Bối cảnh lịch sử................................................................................................6
2. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.................................................................7
II. Diễn biến.............................................................................................................7
2. Diễn biến..........................................................................................................7
III. Kết quả.............................................................................................................15
IV. Nguyên nhân chiến thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1972
................................................................................................................................. 15
1. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nhân tố quyết
định hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam..........................15
2. Nhân dân và các LLVT nhân dân ta đã phát huy truyền thống yêu nước
của dân tộc, một lòng đi theo Đảng, đi theo Bác Hồ, chiến đấu dũng cảm
ngoan cường, bền bỉ, lao động quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì
CNXH và vì quyền sống của con người...........................................................16
3. Cả nước đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, trên dưới một lòng
triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược....................16
4. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo thành sức
mạnh tổng hợp đánh Mỹ và thắng Mỹ............................................................17
1. Sự chuẩn bị của ta và địch............................................................................17
5. Đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia.
............................................................................................................................ 19
V. Ý nghĩa lịch sử...................................................................................................20
VI. Bài học kinh nghiệm........................................................................................21
VII. Phát huy tinh thần chiến thắng “hà nội - điện biên phủ trênkhông” trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa....................22
TRÍCH NGUỒN................................................................................................27 2 LỜI MỞ ĐẦU
Dòng chảy lịch sử là bất tận, nó tạo nên sức mạnh bất diệt cho một dân tộc. Lịch
sử Việt Nam là quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, là lịch sử của một nền văn
hóa giao thoa giữa phương Đông và phương Tây nhưng vẫn giữ được bản sắc của dân
tộc; là sự đoàn kết, cần cù, kiên nhẫn; và là lòng yêu nước nồng nàn của những người
con chảy trong mình dòng máu Việt Nam. Thế hệ trẻ ngày nay đang được hưởng thành
quả từ bao sự cố gắng của cha ông, do vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ để hiểu rõ
hơn về lịch sử dân tộc, để thấm nhuần những khổ cực mà ông cha ta đã trải qua.
Suốt chiều dài lịch sử, thời kỳ nào Việt Nam cũng có những trận chiến khiến cả
thế giới phải ngỡ ngàng. Sau 18 năm kể từ trận chiến Điện Biên Phủ (7-5-1954) lừng
lẫy năm châu, chấn động địa cầu, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp kéo
dài 9 năm của dân tộc ta. Vào tháng 12 năm 1972, một cuộc đụng đầu trực diện mang
ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta với lực lượng không quân chiến lược vô cùng
hiện đại và mạnh mẽ của Mỹ mang tên “Điện Biên Phủ trên không” - cuộc chiến
được mệnh danh là đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại được
diễn ra. Do vậy, nhóm chúng em xin chọn trận chiến “Điện Biên Phủ trên không” là đề tài nghiên cứu.
Nhóm chúng em đã tiến hành tìm hiểu bối cảnh lịch sử, nguyên nhân dẫn đến
cuộc chiến, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cũng như bài học lịch sử rút ra sau trận chiến.
Bài tập lớn của chúng em không thể trách được những sai sót không đáng có, chúng
em hi vọng nhận được những lời nhận xét và bổ sung của thầy và các bạn để giúp báo
cáo của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! 3 LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam - thầy Phan Văn Toản đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức
quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia
lớp học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của thầy, chúng em đã có thêm cho mình
nhiều kiến thức bổ ích về lịch sử Việt Nam, tinh thần học tập hiệu quả, làm việc nhóm
nghiêm túc. Chúng em xin cảm ơn thầy vì những buổi học tập thú vị với rất nhiều
những dẫn chứng, liên hệ thực tế bổ ích của thầy. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức
quý báu, là hành trang để chúng em có cái nhìn sâu sắc, chi tiết hơn về lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng là hành trang để chúng em từng bước hoàn thiện
mình để trở thành một công dân Việt Nam có lý tưởng, có ước mơ, góp phần xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại mới.
Chúng em xin đảm bảo phần bài làm dưới đây hoàn toàn là kết quả của quá trình
làm việc nhóm thông qua tìm hiểu có chọn lọc, thảo luận nhóm và không có bất cứ sự
sao chép nguyên si nào. Bên cạnh đó, dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức của chúng
em còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu và làm việc nhóm, khó có thể tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong sẽ nhận được sự thông cảm, cũng như
những ý kiến đóng góp, bổ sung từ thầy để nhóm có thể rút ra những kinh nghiệm,
kiến thức, kĩ năng bổ ích để hoàn thành tốt hơn trong những bài tập tiếp theo.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy! 4 LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng em xin cam đoan bài báo cáo là sản phẩm độc lập từ việc nghiên
cứu và thực hành của nhóm với sự tham gia đầy đủ và nhiệt tình của các thành viên
dược sự hướng dẫn của giảng viên, thầy Phan Văn Toản. Đề tài báo cáo được thực
hiện và triển khai trong quá trình nghiên cứu các tài liệu liên quan đến học phần Lịch
sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, nên những ý tưởng và hướng thực hiện trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện bài báo cáo là trung thực, không có sự sao chép ý tưởng trong bài báo cáo. ĐẠI DIỆN NHÓM Nhóm trưởng Phương Đinh Trà Phương. 5 NỘI DUNG
I. Bối cảnh, nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
1. Bối cảnh lịch sử
Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), đầu năm 1965,
đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân Mỹ vào miền
Nam Việt Nam và sử dụng không quân, hải quân đánh phá ra miền Bắc. Bị thất bại
liên tiếp trên cả hai miền Nam - Bắc, ngày 01/11/1968, Tổng thống Mỹ Johnson tuyên
bố chấm dứt ném bom, kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, đồng
thời chuyển sang thực hiện Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Đầu năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta bước
vào giai đoạn quyết liệt. Trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao, ta đều
giành thắng lợi to lớn. Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ có
nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Để cứu vãn tình thế, ngày 06/4/1972, Tổng thống Mỹ
Richard Nixon vội vã ra lệnh tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai ra miền
Bắc với quy mô lớn hơn, tính chất ác liệt, tàn bạo hơn nhiều so với cuộc chiến tranh
phá hoại lần thứ nhất. Mỹ sử dụng máy bay chiến lược B-52 đánh phá các tỉnh: Quảng
Bình, Nghệ An, Thanh Hoá, Hải Phòng..., nhưng đều bị đánh bại; cục diện chiến tranh
chuyển hướng có lợi cho ta.
Chiến tranh kéo dài khoét sâu thêm những mâu thuẫn trong nội bộ và làm trầm
trọng hơn những khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội của nước Mỹ; cuộc bầu cử
Tổng thống Mỹ đang đến gần, sức ép của cử tri, của phong trào phản đối chiến tranh
xâm lược Việt Nam và các lực lượng chính trị ở Mỹ tác động mạnh mẽ đến Tổng
thống Richard Nixon. Trong khi đó, Hội nghị đàm phán bốn bên tại Pari đã kéo dài 4
năm mà Mỹ vẫn chưa tìm được lối thoát. Đầu tháng 10/1972, ta đưa ra dự thảo Hiệp
định “Về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” và phía Mỹ chấp thuận
bản dự thảo này. Tuy nhiên, sau khi tái đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ hai, Richard
Nixon đã trắng trợn lật lọng, xóa bỏ dự thảo Hiệp định đã thỏa thuận, đòi Việt Nam
phải sửa chữa 126 điểm mà trước đó phía Mỹ đã hoàn toàn nhất trí và tuyên bố ngừng
đàm phán vô thời hạn với ta. 6
Để cứu vãn Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và tình hình, đế quốc Mỹ đã âm
mưu tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 nhằm gây sức ép
buộc ta phải chấp nhận ký Hiệp định Pari theo các điều khoản sửa đổi của chúng; đánh
phá, hủy diệt tiềm lực kinh tế - quốc phòng của miền Bắc, hạn chế sự chi viện cho
cách mạng miền Nam, làm lung lay ý chí quyết tâm chiến đấu chống Mỹ của nhân dân Viê y
t Nam; đe doạ phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới
2. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
a. Nguyên nhân gián tiếp
Sau cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, quân ta giành được nhiều thắng
lợi quan trọng, buộc Mỹ phải kí kết Hiệp định Pa-ri vào tháng 10/1972 để chấm
dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam với lập trường rất kiên định.
Sau thời gian thỏa thuận các nội dung trong bản Hiệp định, chính quyền Ních -
xơn cố tình dây dưa quân sự nhằm giành lại thế mạnh về quân sự và ngoại giao
của chúng, ép ta phải nhân nhượng và tuân theo những điều kiện có lợi cho Mỹ.
Quân Mỹ âm mưu phá tiềm lực kinh tế và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
của ta, ngăn sự chi viện, làm lung lay ý chí chiến đấu nhằm cứu nguy cho chiến
lược “Việt Nam hoá chiến tranh” để tạo thế mạnh cho cuộc đàm phán Hiệp định tại Paris.
Mỹ muốn tiếp tục biến Việt Nam thành thuộc địa của chúng bởi những địa hình
thuận lợi và khả năng phát triển mà thiên nhiên Việt Nam mang lại
b. Nguyên nhân trực tiếp
Với những âm mưu đó, cuối năm 1972, Mỹ cho dùng máy bay B52 tối tân nhất
lúc bấy giờ ném bom vào Hà Nội - là thủ đô và là trung tâm đầu não của nước
ta với niềm tin sẽ đưa Bắc Việt về thời kỳ đồ đá, khuất phục, buộc bên ta phải kí kết Hiệp định Pari.
=> Từ đó mở đầu cho cuộc chiến Điện Biên Phủ trên không vang danh lịch sử Việt Nam và thế giới. 7 II. Diễn biến 2. Diễn biến
Ngày 17/12, Tổng thống Mỹ Ních-xơn chính thức ra lệnh mở cuộc tập kích
bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã trên miền Bắc.
Chiến dịch mang tên Linebacker II.
Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh cho Quân chủng
Phòng không – Không quân (PKKQ) chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao
nhất, đề phòng máy bay B-52 đánh từ vĩ tuyến 20 trở ra.
Toàn Quân chủng Phòng không – Không quân cũng quân và dân miền Bắc đã
làm tốt công tác chuẩn bị, sẵn sàng chiến đấu, quyết đánh bại cuộc tập kích đường
không chiến lược bằng B52 của Mỹ nếu chúng liều lĩnh leo thang ra đánh phá Hà Nội, Hải Phòng. Ngày 18/12/1972
Sáng 18/12, Phủ Thủ tướng điện chỉ đạo các bộ, cơ quan và một số địa phương:
“Địch có thể ném bom Hà Nội - Hải Phòng, cần thực hiện tốt kế hoạch sơ tán
nhân dân của thành phố”.
Bộ Tổng Tham mưu điện chỉ đạo các đơn vị: “Đề phòng địch dùng B-52 đánh
phá các mục tiêu trọng điểm. Các binh chủng pháo cao xạ, tên lửa, radar,
không quân, pháo binh sẵn sàng chiến đấu kịp thời đánh trả máy bay, tàu chiến
địch. Tổ chức quan sát, báo động, có kế hoạch sơ tán đào hầm hào, phối hợp
với công an và nhân dân làm tốt công tác bảo vệ an ninh, bảo vệ tài sản …”
Đêm 18 rạng sáng ngày 19/12, Mỹ huy động 90 lần chiếc B-52 ném 3 đợt bom
xuống Thủ đô Hà Nội. Xen kẽ các đợt đánh phá của B52 có 8 lần chiếc F111 và
127 lần chiếc máy bay cường kích, bắn phá các khu vực nội, ngoại thành. Trong
đêm đầu tiên Mỹ đã ném khoảng 6.600 quả bom xuống 135 địa điểm thuộc Thủ
đô Hà Nội. 85 khu vực dân cư bị trúng bom, làm chết 300 người.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Tổng Tư lệnh Quân
đội nhân dân Việt Nam đã đến ngay một số đơn vị phòng không – không quân
và khu vực Đông Anh, Yên Viên nơi vừa bị B52 của giặc Mỹ ném bom, động
viên thăm hỏi bộ đội và nhân dân Thủ đô.
Ngày và đêm 19/12/1972: 8
Sau cuộc chiến đấu ngày 18/12 các lực lượng chiến đấu đã kịp thời rút kinh
nghiệm và hạ quyết tâm đánh mạnh hơn nữa lập thành tích chào mừng ngày toàn quốc kháng chiến 19/12.
4h30 rạng sáng ngày 19/12, địch ném bom đợt thứ 3 vào các khu vực Đài phát
thanh Tiếng nói Việt Nam (Mễ Trì), xã Nhân Chính, nhà máy Cao su Sao
Vàng… Các trận địa tên lửa, pháo phòng không với các đơn vị dân quân tự vệ
Thủ đô bắn hàng ngàn viên đạn các loại tiêu diệt một máy bay F4.
Cùng thời gian này, Tiểu đoàn 77 Trung đoàn Tên lửa 257 đánh một trận thật
xuất sắc, bắn rơi tại chỗ một máy bay B52.
Sáng 19/12, Bộ Chính trị họp biểu dương các lực lượng phòng không đã chiến
đấu dũng cảm, đồng thời chỉ thị các đơn vị cần nâng cao tinh thần cảnh giác,
tránh chủ quan thỏa mãn, chuẩn bị đầy đủ hơn nữa để chiến đấu liên tục, bắn rơi nhiều máy bay B-52.
Tổng tham mưu trưởng chỉ thị: Bộ đội tên lửa đêm chiến đấu, ngày ngụy trang
sơ tán. Bộ đội radar phải thường xuyên theo dõi địch, quản lý vững chắc vùng
trời cả ngày và đêm. Bộ đội pháo phòng không thường xuyên sẵn sàng chiến
đấu cao và đánh thắng địch.
19h45 ngày 19 đến 5h20 ngày 20/12, máy bay B52 tiếp tục ném bom Hà Nội,
Hải Phòng. Riêng ở Hà Nội 87 lần chiếc B52 và hơn 200 lần chiếc máy bay
cường kích ném 3 đợt bom xuống 68 điểm thuộc nội ngoại thành
Sau 2 đêm đầu chiến đấu tuy quân dân ta giành thắng lợi, nhưng lực lượng
phòng không bảo vệ thủ đô cũng gặp khó khăn. Nhiều trận địa bị trúng bom. Cơ
số đạn tiêu thụ quá mức. Trận địa pháo 10 mm của tự vệ Đống Đa bắn hết đạn,
nhiều tiểu đoàn tên lửa đạn dự trữ còn ít. Ngày 20/12/1972
Trong đợt chiến đấu này, các đại đội pháo 100ly của dân quân tự vệ thủ đô đã
hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội tên lửa cao xạ 57 mm, 14.5 mm, 12.7 mm bằng
nhiều phương pháp bắn cản (bắn đón), bắn the tiếng động… bảo vệ vững chắc
cho các trận địa tên lửa và các mục tiêu quan trọng khu vực nội, ngoại thành Hà Nội. 9
Đêm 20 rạng ngày 21/12 bộ đội tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội đã thực
hiện trận đánh xuất sắc, chỉ 35 quả đạn bắn rơi 7 chiếc B- 52, có 5 chiếc rơi tại
chỗ. Tiêu biểu là trận đánh lúc 5 giờ 2 phút đến 5 giờ 11 phút các tiểu đoàn (57,
77, 79) chỉ trong 9 phút với 6 quả đạn đã bắn rơi 4 chiếc B – 52 (3 chiếc rơi tại
chỗ). Riêng tiểu đoàn 57 với 2 quả đạn cuối cùng trong 2 phút (từ 5 giờ 9 phút
đến 5 giờ 11 phút) bắn rơi 2 máy bay B – 52 (1 chiếc rơi tại chỗ).
Cùng ngày, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trực tiếp gọi điện thoại
xuống các sư đoàn biểu dương bộ đội Phòng không Hà Nội vừa qua đánh tốt,
xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, của nhân dân. Cuối cùng, Đại tướng nói:
“Cả nước đang hướng về. Toàn thế giới đang hướng về Hà Nội. Từng giờ, từng
phút, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương theo dõi chặt chẽ cuộc chiến đấu của
Hà Nội. Vận mệnh của Tổ quốc đang nằm trong tay các chiến sĩ phòng không bảo vệ Hà Nội.” Ngày 21/12/1972
Tại Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng chiến sự vẫn diễn ra ác liệt.
Ban ngày, 180 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân và hải quân Mỹ
đánh phá các mục tiêu trọng yếu: Ga Hàng Cỏ và Sở công an (Hà Nội), nhà
máy điện yên Phụ, Bộ Giao thông, cầu Phủ Lý và 6 đợt đánh vào khu vực thị xã Thanh Hóa.
Phát huy khí thế chiến thắng của 3 ngày đêm trước quân và dân ta đã bắn rơi 11
máy bay, trong đó bắn rơi tại chỗ 3 B52, 2 F4, 2 A7, 1 F111, 1 A6, 1 RA50, 1 F105… Ngày 22/12/1972
Ban ngày, 56 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân Mỹ đánh phá các
mục tiêu: Ga Kép, thị xã Bắc Giang, thành phố Việt Trì, thị trấn Vĩnh Yên. Ban
đêm, 24 lần chiếc B52 có 30 chiếc máy bay chiến thuật hộ tống, 9F – 111 tập
trung đánh khu vực Hải Phòng gồm Sở Dầu, nhà máy xi măng, khu An Dương,
Đông Anh (Hà Nội), Hoà Lạc, Đáp Cầu… Quân và dân ta bắn rơi 5 máy bay,
trong đó bắn rơi tại chỗ 3 B- 52, 1 F4. 10
Ngày 21, 22/12, tại trận địa Vân Đồn (Hà Nội), các chiến sĩ tự vệ nhà máy Liên
Cơ Hà Nội bằng 19 viên đạn 14,5 ly ngay loạt đạn đầu đã bắn rơi 1 máy bay F111
“cánh cụp cánh xòe” của Mỹ.
Nhân kỷ niệm ngày thành lập quân đội, 22/12, Bộ Tổng Tư lệnh gửi thư khen
bộ đội tên lửa, cao xã, không quân, ra đa, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ,
đồng bào và cán bộ Thủ đô đã chiến đấu giỏi, đánh những trận xuất sắc tiêu diệt nhiều máy bay Mỹ. Ngày 23/12/1972
Ban ngày, 54 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân Mỹ đánh phá các
khu vực ngoại thành Hà Nội. Mai Dịch, Trạm Trôi, Hoài Đức (Hà Tây). Ban
đêm 33 chiếc B52 đánh Đồng Mỏ (Lạng Sơn) và khu vực Bắc Giang; 30 chiếc
máy bay F4 và F105, 11 máy bay F111 đánh vào Yên Viên, Giáp Bát, Đa Phúc
và các sân bay Nội Bài, Yên Bái. Hướng biển, có 7 máy bay chiến thuật của Hải
quân Mỹ vào đánh Uông Bí, Phà Rừng, Sở Dầu và sân bay Kiến An (Hải Phòng).
Ta bắn 4 máy bay trong đó có 2 B-52, 1 F4, 1 A7.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tuyên dương công trạng quân dân miền Bắc và cán
bộ, chiến sĩ thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân. Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội đặc biệt tuyên dương công trạng của quân và dân Hà Nội chiến đấu
oanh liệt, giành thắng lợi to lớn, bắn rơi tại chỗ chiếc B-52 . Ngày 24/12/1972
Ban ngày, địch huy động 44 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá khu vực
Thái Nguyên (Cao Ngạn và dọc đường số 1), Sen Hồ, Việt Yên (Hà Bắc).
Ban đêm, từ 19 giờ 50 phút, địch dùng 33 lần chiếc B52 đánh phá ác liệt ga
Kép, Bắc Giang, phối hợp với 39 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ đánh
phá các sân bay Yên Bái, ga Kép và khu vực Vĩnh Tuy (Hà Nội).
Quân và dân miền Bắc chiến đấu giởi đã bắn rơi 5 chiếc máy bay – trong đó có 1 B52, 2 F4, 2 A7. 11
Do bị thất bại nặng nề và lấy cớ nghỉ lễ Noel, 24 giờ ngày 24/12, địch tạm
ngừng cuộc tập kích để củng cố lực lượng, ổn định tinh thần bọn giặc lái, rút
kinh nghiệm tìm thủ đoạn và cách đánh mới. Ngày 25/12/1972
Từ 0 giờ ngày 25/12/1972, không quân địch ngừng ném bom miền Bắc nhân dịp lễ Noel.
Sáng 25, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân triệu tập Hội
nghị quân chính tổ chức rút kinh nghiệm chiến đấu giai đoạn 1 và phổ biến tình
hình nhiệm vụ giai đoạn tới.
Qua 7 ngày chiến đấu ngoan cường dũng cảm, bộ đội tên lửa, pháo phòng
không hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ cùng bộ đội radar, không quân và các lực
lượng phòng không ba thứ quân đã bắn rơi 53 máy bay địch, có 18 B- 52, 5
F111. Trong đó Quân chủng Phòng không – Không quân bắn rơi 31 chiếc (tên
lửa bắn rơi 23 chiếc có 17 chiếc B–52, không quân bắn rơi 1 chiếc F4, Pháo
phòng không bắn rơi 7 chiếc). Lực lượng phòng không đại phương, dân quân tự
vệ bắn rơi 22 chiếc, trong đó có 4 chiếc F111 và pháo 100 ly được công nhận bắn rơi 1 chiếc B-52.
Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương nhận định: Địch sẽ đánh phá trở lại Hà Nội
ác liệt hơn, quân và dân Thủ đô Hà Nội cần gấp rút chuẩn bị tốt lực lượng đánh
địch trong những ngày tới.
Bộ đội, radar phải phân biệt chính xác mục tiêu thật, giả và thông báo kịp thời
B52 địch, chú ý máy bay bay thấp.
Các loại pháo, súng máy phòng không tổ chức bố trí đón lõng tập trung đánh
tiêu diệt F111 và bảo vệ tên lửa; pháo 100 milimet tham gia đánh B52. Ngày 26/12/1972
13 giờ ngày 26, địch sử dụng 56 lần chiếc máy bay cường kích các loại vào
ném bom dữ dội các khu vực trận địa tên lửa và trạm biến thế Đông Anh. Tiểu
đoàn tên lửa 72, trung đoàn 285 đã bắn rơi 1 máy bay F4.
Từ 22 giờ 05 phút ngày 26/12, địch sử dụng 105 lần chiếc B52 và 110 lần chiếc
máy bay chiến thuật hộ tống đánh ồ ạt, liên tục vào nhiều mục tiêu trên cả 3 khu 12
vực Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên (Mỹ tập trung 66 lần chiếc B52 vào
đánh phá Hà Nội, 21 lần chiếc B52 đánh Thái Nguyên và 18 lần chiếc B52 đánh Hải Phòng).
22 giờ 40 phút , máy bay B52 ồ ạt đến ném bom rải thảm dữ dội vào tất cả các
mục tiêu nội, ngoại thành Hà Nội. Khu phố Khâm Thiên và Khu Hai Bà Trưng
bị tàn phá nặng nề gây khó khăn nhiều nhất cho nhân dân ta.
Từ các trận địa ở khu vực ngoại thành, ba tiểu đoàn tên lửa (57, 76, 88) đã tập
trung bắn rơi 1 máy bay B52. Sau ít phút các tiểu đoàn (57, 58, 79, 85, 87, 94)
lập tức bắn rơi tại chỗ 2 máy bay B52, một chiếc rơi xuống xã Định Công (Thanh Trì).
Với kinh nghiệm dày dạn, các tiểu đoàn tên lửa Phòng không (59, 93, 78, 79) đã
phân tích chính xác, mục tiêu B- 52 trong dải nhiễu, bắn rơi thêm 2 chiếc B- 52.
Cùng thời gian này tại Hải Phòng, tiểu đoàn tên lửa 81 đã vận dụng tốt phương
pháp điều khiển và bám sát mục tiêu trong dải nhiễu, bắn rơi 1 máy bay B52
ngay trên đất cảng. Đại đội 74 pháo 100 milimet, trung đoàn 252 cũng bắn rơi 1 B52.
Trận chiến đấu đêm 26/12 diễn ra hơn một giờ, lực lượng phòng không 3 thứ
quân của Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên đã đánh một trận tiêu diệt lớn, bắn
rơi 8 máy bay B52, riêng Hà Nội Bắn rơi 5 chiếc, có 4 chiếc rơi tại chỗ và 10
máy bay chiến thuật khác. Đây là trận đánh then chốt quyết định bắn rơi nhiều
máy bay chiến lược B52 nhất trong 9 ngày qua.
Trận đánh làm suy sụp tinh thần và ý chí của Nhà Trắng. Lầu Năm góc và bọn giặc lái Mỹ. Ngày 27/12/1972
Sáng ngày 27/12, địch điên cuồng cho 100 lần chiếc máy bay chiến thuật chia
làm 3 đợt đánh phá dữ dội vào các khu vực nội, ngoại thành Hà Nội như nhà
máy dệt 8-3, ga và kho Văn Điển, cầu Đuống, Gia Lâm, đài phát thanh Mễ Trì,
các trận địa tên lửa, radar… Pháo phòng không các loại của quân dân Thủ đô đã
phát huy hoả lực, đánh trả mãnh liệt trên tất cả các hướng. Đại đội 61 tiểu đoàn
20 bắn rơi 1 máy bay F4. Cùng ngày 27, không quân ta cất cánh hai lần bắn rơi
2 chiếc máy bay F4 của Mỹ. 13
Ngay trong đêm 27/12, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Bộ Chính trị
Trung ương Đảng, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điện
khen bộ đội không quân đã lập công xuất sắc, bắn rơi máy bay chiến lược B52 của Mỹ.
Trong ngày và đêm quân dân miền Bắc đã bắn rơi 14 máy bay trong đó có 5 B-
52 (2 B52 rơi tại chỗ), 5 chiếc F4, 2 A7, 1 A6, 1 máy bay lên thẳng HH53 đến cứu giặc lái. Ngày 28/12/1972
Ban ngày, địch huy động 131 lần chiếc máy bay chiến thuật các loại, ban đêm,
địch sử dụng khoảng 60 lần chiếc B52 đánh vào trận địa của bộ đội Phòng
không - Không quân khu vực nội, ngoại thành Hà Nội.
Quân và dân Thủ đô đánh trả quyết liệt, bắn rơi 3 máy bay trong đó có 2 chiếc
B52 (1 chiếc do phi công Vũ Xuân Thiều tiêu diệt và đã anh dũng hy sinh), 1 chiếc RA-5C.
Cùng ngày Bộ Tổng Tham mưu thông báo: Tổng thống Mỹ Ních Xơn đã phải
chấp thuận nối lại các phiên họp Hội nghị Pari. Chính phủ ta chấp nhận. Ngày 29/12/1972
Do bị tổn thất nặng nề trong 11 ngày liên tiếp, máy bay B52 của địch chỉ đánh
một số địa phương ở vòng ngoài, không dám tập trung lực lượng ở tọa độ lửa Hà Nội nữa.
Ban ngày, địch sử dụng 36 chiếc máy bay của không quân chiến thuật. Ban
đêm, địch huy động 60 lần chiếc B52, 70 lần chiếc máy bay chiến thuật công
kích các mục tiêu ở Thái Nguyên, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Thanh Hóa và ngoại vi Hải Phòng, Quảng Ninh.
Các đơn vị phòng không vòng ngoài của ta (tiểu đoàn 72, 78, 79) đã bắn rơi 2
máy bay (1 chiếc B52, 1 chiếc F4).
Đây là trận đánh kết thúc chiến dịch 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” bảo vệ
Thủ đô Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung cuối tháng chạp năm 1972. 14
7 giờ sáng ngày 30/12, Níchxơn tuyên bố chấm dứt cuộc tập kích trên không
vào Hà Nội - Hải Phòng, ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghỉ Chính
phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp tục đàm phán, kí kết Hiệp định Paris.
Như vậy, trong 12 ngày đêm, đế quốc Mỹ đã sử dụng 663 lần chiếc B52 và
3920 lần chiếc máy bay chiến thuật, ném hơn 100 nghìn tấn bom, đạn xuống Hà Nội,
Hải Phòng và một số thành phố, thị xã miền Bắc nước ta. Riêng ở Hà Nội, địch sử
dụng 441 lần chiếc B52 cùng nhiều máy bay chiếc thuật ném hàng ngàn tấn bom
xuống các khu phố, sân bay, nhà ga, bệnh viên, trường học,… Chúng đã hủy diệt nhiều
phố xá, làng mạc; phá sập 5480 ngôi nhà, trong đó có gần 100 nhà máy, xí nghiệp,
trường học, bệnh viên, nhà ga; giết chết 2368 dân thường, làm bị thương 1355 người
khác, hủy diệt phố Khâm Thiên - khu vực có mật độ dân số đông nhất Hà Nội. III. Kết quả
Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B- 52 của Mỹ vào Hà Nội,
Hải Phòng kéo dài 12 ngày, đêm đã bị thất bại hoàn toàn.
Trong 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” quân và dân ta đã bắn rơi 81
máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B-52, 5 máy bay F 111 và 42 máy bay chiến thuật khác.
Thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”,
đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt trong suốt 8 năm chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
“Điện Biên Phủ trên không” 1972 là thắng lợi có tính quyết định trên mặt trận
quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta, buộc Mĩ phải tuyên
bố ngừng bắn phá miền Bắc và cùng với chiến thắng tiến công chiến lược năm
1972 đã buộc Mỹ ký Hiệp định Pari năm 1973 rút quân về nước…
Đây là cuộc đọ sức quyết liệt nhất từ trước tới nay. Nghệ thuật tác chiến phòng
không hiệp đồng chiến đấu, quân binh chủng của bộ đội ta đã chứng tỏ sức
mạnh tổng hợp của lực lượng phòng không ba thứ quân mà nòng cốt là bộ đội
Phòng không – Không quân. 15
IV. Nguyên nhân chiến thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1972
Thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, xuất
phát từ nhiều nguyên nhân, cụ thể:
1. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nhân tố quyết định
hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đảng ta nhận rõ sứ mạng, trọng trách lịch sử của mình trước giai cấp, trước dân
tộc và phong trào cách mạng thế giới, đã ra sức xây dựng mình vững mạnh cả về chính
trị, tư tưởng và tổ chức, theo đúng nguyên lý xây dựng Đảng Marx-Lenin. Do vậy, đã
đáp ứng ngày càng đầy đủ những yêu cầu rất khắt khe về sức mạnh tiền phong chiến
đấu của một đảng giữ vai trò quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến vĩ đại nhất
trong lịch sử dân tộc ta. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, Đảng ta đã kịp thời đưa ra đường lối, phương pháp cách mạng đúng
đắn, sáng tạo, đồng thời kiên quyết chỉ đạo thực hiện bằng được mục tiêu, con đường
nhiệm vụ cách mạng đặt ra.
2. Nhân dân và các LLVT nhân dân ta đã phát huy truyền thống yêu nước của
dân tộc, một lòng đi theo Đảng, đi theo Bác Hồ, chiến đấu dũng cảm ngoan
cường, bền bỉ, lao động quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH và vì
quyền sống của con người.
Đó là thắng lợi của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, ngoan cường, bền bỉ
và anh dũng; thắng lợi của bản lĩnh và trí tuệ của nhân dân và các LLVT nhân dân ta
trong cả nước, của hàng chục triệu đồng bào yêu nước trên tuyến đầu Tổ quốc đã nêu
cao tấm gương kiên cường, bất khuất. Người trước ngã, người sau tiến lên đạp bằng
mọi chông gai thử thách, quyết tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt. Đồng bào, chiến sĩ
miền Bắc luôn hướng về miền Nam ruột thịt, động viên con em lên đường "Xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước", lao động quên mình, tạo ra cơ sở vật chất xây dựng CNXH,
thực sự là hậu phương lớn chi viện toàn diện, liên tục cho cuộc kháng chiến ở miền
Nam. Đồng thời, trực tiếp đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải
quân của địch, bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN. 16
3. Cả nước đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, trên dưới một lòng triệu
người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đứng trước những khó khăn thử
thách, truyền thống quý báu đó càng được phát huy cao độ. Trong Đảng, đoàn kết
thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng đã tạo nên
sức mạnh lãnh đạo cách mạng nâng cao lòng tin của toàn dân với Đảng và trở thành
động lực xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Nhân dân ta đoàn kết trong chiến đấu, lao
động sản xuất, khắc phục khó khăn, thiếu thốn, thống nhất về chính trị, về nhận thức
và hành động, trên cơ sở tình cảm giai cấp, tình đồng chí, nghĩa đồng bào. Điểm nổi
bật về sự đoàn kết thống nhất là tình đoàn kết Bắc - Nam. Sự đoàn kết thống nhất
trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã trở thành nhân tố quan trọng, sức mạnh to lớn,
góp phần đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.
4. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo thành sức mạnh
tổng hợp đánh Mỹ và thắng Mỹ.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta ra sức tăng cường
đoàn kết quốc tế, coi đó là một bộ phận hợp thành của đường lối chống Mỹ, cứu nước
và đặt hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao thành một mặt trận có tầm quan trọng
chiến lược, góp phần tạo nên sự vượt trội về thế và lực của nhân dân ta; tạo nên một
mặt trận rộng lớn của nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam và ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược.
1. Sự chuẩn bị của ta và địch Ở phía ta:
Bộ Chính trị nhận định, Mỹ sẽ đánh phá trở lại miền Bắc với mức độ ác liệt
hơn, có nhiều khả năng, chúng sẽ dùng máy bay B52 đánh ồ ạt Hà Nội, Hải Phòng...
Nhiệm vụ của Quân chủng Phòng không - Không quân là tập trung mọi khả năng,
nhắm trúng máy bay B52 mà tiêu diệt. Kế hoạch chuẩn bị đánh trả và phòng tránh máy
bay B52 được quân và dân ta triển khai khẩn trương, tích cực, chủ động, kiên quyết;
trong đó, lực lượng nòng cốt là quân chủng Phòng không - Không quân. Thực tế là,
không phải đến cuối năm 1972, mà ngay từ 7 năm trước đó - năm 1965, khi đế quốc 17
Mỹ đưa quân vào miền Nam, tiến hành “chiến tranh cục bộ” và bắt đầu sử dụng lực
lượng ném bom chiến lược B52 trên chiến trường,
Để chuẩn bị đánh B52, trước tiên là phải tìm hiểu tính năng, kỹ thuật, đặc điểm
và quy luật hoạt động của nó, trên cơ sở đó, tìm ra cách đánh phù hợp. Nhằm thực hiện
đầy đủ mục đích trên, đồng thời, chấp hành chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu, tháng 5-
1966, Quân chủng Phòng không - Không quân đã tổ chức cho trung đoàn tên lửa 238
cơ động vào Vĩnh Linh, nghiên cứu cách đánh B52. Ngày 17/9/1967, tại trận địa T5,
Nông trường Quyết Thắng (Vĩnh Linh), tiểu đoàn 84, trung đoàn 238 đã bắn rơi chiếc
máy bay B52 đầu tiên. Từ đó, chúng ta luôn luôn duy trì một lực lượng ở chiến trường
để đánh B52, với phương châm là vừa đánh địch, vừa nghiên cứu địch.
Cuối năm 1967, khi làm việc với Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không -
Không quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ
cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước mọi
tình huống, càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị. Nhớ là trước khi
thua ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ đã hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ sẽ nhất
định thua, nhưng nó chỉ chịu thua trên bầu trời Hà Nội”.
Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, đặc biệt là sự nhắc nhở thường xuyên của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đầu năm 1968, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không -
Không quân bắt tay vào xây dựng kế hoạch đánh trả một cuộc tập kích đường không
chiến lược bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội trong vòng 5 năm tới. Có
thể nói, đây là một bản kế hoạch rất độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam. Bởi
lẽ, lúc bấy giờ, ngay cả phía Mỹ cũng chưa có chút manh nha gì về kế hoạch tiến công
ồ ạt miền Bắc bằng máy bay B52. Lúc đầu, tuy còn sơ lược, nhưng qua chiến đấu thực
tiễn và từng bước rút kinh nghiệm, bản kế hoạch được hoàn chỉnh dần. Đáng chú ý
nhất là cuốn sách cẩm nang bìa đỏ mang tên “Cách đánh B52” của bộ đội tên lửa. Tuy
chỉ có 30 trang đánh máy, nhưng đó là sự tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm trong quá
trình gần 7 năm chiến đấu với B52 và các thủ đoạn của không quân Mỹ, nhất là những
kinh nghiệm và phương pháp mới nhất, được rút ra sau trận tập kích ngày 16/4/1972
bằng B52 của địch vào Hà Nội và Hải Phòng.
Những phương pháp đánh B52 trong cuốn cẩm nang đó đã được quân chủng
phổ biến tỉ mỉ cho từng kíp chiến đấu. Bởi thế, sau này bước vào chiến dịch, bộ đội tên 18
lửa của ta đã bình tĩnh, tự tin, bẻ gãy các đợt tiến công của không quân Mỹ. Thậm chí,
có những đơn vị chưa từng chạm trán với máy bay B52, như trung đoàn tên lửa 257 và
trung đoàn tên lửa 261, nhưng từ kinh nghiệm và phương cách trong cuốn sách “Cách
đánh B52”, các trung đoàn đó đã bắn rơi 24 máy bay B52, trong đó có 16 chiếc rơi tại chỗ.
Như đã nêu ở trên, lúc đầu bản kế hoạch tuy còn sơ lược nhưng ít nhiều quân ta
cũng đã dự đoán được các hướng tiến công chủ yếu của địch. Đối với Hà Nội, các nhà
lập kế hoạch quân sự đã phán đoán máy bay B52 sẽ bay vào theo 5 hướng chủ yếu là
từ Tây Bắc và Đông Bắc xuống, từ Tây Nam vào, từ Nam và Đông Nam lên. Ở phía Mỹ:
Sau gần 10 năm trực tiếp mang quân xâm lược, đế quốc Mỹ đã bị sa lầy ở chiến
trường miền Nam. Các cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên
toàn miền Bắc hoặc giới hạn ở vùng Khu 4 cũ thất bại thảm hại vì đã không ngăn chặn
được hoạt động chi viện của miền Bắc cho miền Nam, sau 3 năm vừa đánh vừa đàm,
bản dự thảo Hiệp định Pari đã để sẵn trên bàn. Cần một nước đi cuối cùng để hoặc là
lật lại thế cờ, hoặc phải đặt bút ký vào bản hiệp định thừa nhận thất bại. Nước cờ đó là
kế hoạch tuyệt mật Linebacker II được Tổng thống Mỹ Ních xơn trực tiếp phê chuẩn.
Tiến hành cuộc tập kích Hà Nội bằng con át chủ bài B-52, Chính phủ Mỹ muốn nhân
dân Hà Nội và cả nhân dân Việt Nam hoảng sợ cúi đầu, Chính phủ Việt Nam phải ký
Hiệp định Pari với những điều khoản có lợi cho Mỹ, để nước Mỹ có thể rút chân ra
khỏi cuộc chiến trong danh dự… Bước vào cuộc chiến, Mỹ đã có những bước tính
toán vô cùng tỉ mỉ. Trước hết Mỹ đã chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt ngoại giao, quân sự và
nhiều mặt khác. Thứ hai, nhưng lại quan trọng nhất là ưu thế về lực lượng không quân
chiến lược với hàng loạt máy bay cường kích, tiêm kích, không người lái, tàng hình… hiện đại.
Hạt nhân của các hung thần trên không ấy là siêu pháo đài bay B-52 đã được bố
trí dày đặc trên các sân bay bao quanh Việt Nam. B-52 là loại máy bay ném bom chiến
lược hiện đại nhất, tích hợp hầu hết các thành tựu kỹ thuật quân sự của Mỹ lúc bấy
giờ. Máy bay B-52 chỉ trong một lần dàn đội hình oanh tạc có thể tạo ra một bãi bom
rộng 400 mét, dài 1.000 mét. Mọi thứ bên trong hình chữ nhật chết này sẽ là bình địa.
Trên chiến trường Việt Nam, máy bay B-52 đã được thử nghiệm nhiều lần, ở nhiều địa 19
bàn khác nhau, cả miền Bắc và miền Nam. Để tiến hành chiến dịch này, Mỹ huy động
hầu hết máy bay chiến lược B-52 hiện có (197/207 chiếc) và 1.077 máy bay các loại từ
3 căn cứ không quân và 6 tàu sân bay bố trí ở ngoài khơi Việt Nam. Một sức mạnh
quân sự vượt trội với khả năng hủy diệt cao.
Tất cả những dữ liệu đó đều đã được đặt trên bàn tổng thống và mạng lưới máy
tính của giới chóp bu quân đội Mỹ. Với những tính toán chi li và chắc thắng, không
quân Mỹ đã mở cuộc tập kích chiến lược vào Hà Nội.
5. Đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia.
Phát huy truyền thống láng giềng anh em gắn bó với nhau từ xa xưa, Đảng và
nhân dân ta đã chủ động đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào, nhân dân
Campuchia. Sự đoàn kết liên minh đó được thể hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập
chủ quyền, lợi ích của mỗi nước, cùng nhau đoàn kết chống kẻ thù chung, bảo vệ độc
lập chủ quyền quốc gia cho cả ba dân tộc.
V. Ý nghĩa lịch sử
Cách đây 45 năm, tháng 12/1972, quân và dân miền Bắc đã đánh bại cuộc tập
kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của Mỹ vào Hà Nội, Hải
Phòng và một số địa phương miền Bắc, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không
Chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” thể hiện đường lối chính trị, đường lối
quân sự đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam, của chân lý “Không có gì quý hơn
độc lập tự do”. Đó là chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần của toàn dân tộc,
với ý chí quyết đánh, dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Đó là
chiến thắng của đường lối chiến tranh nhân dân và nghệ thuật tổ chức sử dụng lực
lượng trong thế trận Phòng không nhân dân. Tư lệnh quân chủng phòng không không
quân, Trung tướng Lê Huy Vịnh khẳng định: "Với ý chí sắt đá, quân và dân Việt Nam
mà nòng cốt là lực lượng phòng không không quân, đã đánh bại cuộc tập kích chiến
lược bằng đường không quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ. Đây cũng là lần
đầu tiên trong lịch sử, siêu pháo đài bay B52 thất trận và không quân Mỹ phải chịu
thiệt hại nặng nề nhất".
Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến thắng này có ý nghĩa
chiến lược cả về chính trị, quân sự và ngoại giao. Đại tá, tiến sĩ Nguyễn Văn Lượng, 20
Viện lịch sử quân sự Việt Nam, nhìn nhận: "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không tháng
12/1972 còn là đòn quyết định đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ,
buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, mở ra thời cơ
chiến lược lớn để tiến hành cuộc tổng tiến công chiến lược nổi dậy mùa xuân 1975.
Chiến thắng này là một trong những chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế
kỷ 20, viết tiếp trang sử vàng chống giặc ngoại xâm của dân tộc"
Với quân đội, Chiến thắng “à Nội - Điện Biên Phủ trên không” đánh dấu bước
phát triển vượt bậc của lực lượng phòng không 3 thứ quân, nhất là của Bộ đội phòng
không – không quân cùng sự đóng góp xứng đáng vào sự phát triển nghệ thuật tác
chiến phòng không, nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp của nền khoa học, nghệ thuật
quân sự Việt Nam. Tư lệnh quân chủng phòng không không quân, Trung tướng Lê
Huy Vịnh cho rằng: "Nếu đem vũ khí chọi vũ khí, kinh tế chọi kinh tế thì rõ ràng đây
là sự chênh lệch không thể tưởng tượng nổi. Những chiến thắng thuộc về Việt nam. Vì
sao? Vì bài học chủ động, sáng tạo, quyết chiến, quyết thắng của lực lượng phòng
không không quân luôn có giá trị lịch sử thực tiễn sâu sắc. Đó là sự chủ động chuẩn bị
về chiến dịch, chiến thuật. Thấm nhuần lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh bất kỳ hòa bình
hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm thế chủ động, phải chuẩn bị trước. Có như vậy mới tránh được tổn thất".
Vì vậy, đối với quốc tế, chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” có ý nghĩa
quan trọng với phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH;
đem lại lòng tin cho những người đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Việt Nam đang trong dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Ý
nghĩa lịch sử của sự kiện này là bài học kinh nghiệm quý giá cho công cuộc xây dựng,
bảo vệ tổ quốc ngày nay.
VI. Bài học kinh nghiệm
Ngày nay, chúng ta nhắc đến trận "Điện Biên Phủ trên không" là để thêm một
lần khẳng định bản lĩnh và trí tuệ của dân tộc Việt Nam cùng truyền thống đánh giặc
hào hùng và niềm tin vào chiến thắng. Chúng ta nhắc chiến thắng Hà Nội 12 ngày đêm
năm 1972 không phải để khoét sâu hơn nữa lòng thù hận, mà để cùng nhau rút ra 21
những kinh nghiệm lịch sử, tránh lặp lại những bài học đau xót trong tương lai để sánh
bước lâu dài trên con đường hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Người Việt Nam luôn lấy chữ "tình" làm trọng, mọi căm thù đều có thể được
tha thứ, được gác lại một bên, chỉ tình nghĩa, sự thông cảm, đồng cảm là bền vững.
Căm thù nào bằng lòng căm thù trước những tội ác chồng chất của thực dân Pháp, của
đế quốc Mỹ với nhân dân ta mấy chục năm qua cũng như những thế kỷ đồng hóa, diệt
chủng trước đó. Nhưng nhân dân ta chưa bao giờ lẫn lộn giữa kẻ xâm lược và nhân
dân tiến bộ ở những nước đó và sẵn sàng tha thứ, ngay với kẻ xâm lược, nếu chúng
biết hối hận. Và mỗi lần nhắc đến trận "Điện Biên Phủ trên không" hay rất nhiều chiến
thắng khác, tôi vẫn cứ ngạc nhiên rằng sao những bài học nhãn tiền ấy không đủ thức
tỉnh những kẻ còn ôm mộng xâm lược. Đâu chỉ tiền nhiều, người đông, vũ khí mạnh là
thắng. Chiến thắng B-52 40 năm trước, chiến thắng Điện Biên Phủ 58 năm trước,
chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa 223 năm trước… và rất nhiều mốc son khác trong
lịch sử đã chứng minh điều đó.
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã góp phần tạo ra bước
ngoặt lịch sử, làm thay đổi căn bản cục diện của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà
bình ở Việt Nam, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Chiến
thắng cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc hiện nay, đó là:
Giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, của cấp ủy các
cấp; làm tốt công tác chính trị, tư tưởng; tăng cường sức mạnh, ý chí chiến đấu,
xây dựng tinh thần chủ động, dám đánh, quyết đánh và quyết thắng.
Kế thừa và phát huy nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn trên
cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, vừa đánh, vừa tìm cách đánh sáng tạo.
Chủ động nắm, nghiên cứu, phân tích, dự báo, đánh giá đúng tình hình; thường
xuyên theo dõi, nắm chắc âm mưu, thủ đoạn của địch, nắm vững lực lượng,
phương tiện, ý đồ và hướng tiến công chủ yếu của địch để có phương án tác
chiến phù hợp, kịp thời, hiệu quả. 22
Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận
quốc phòng toàn dân, phòng không nhân dân vững chắc; phát huy tốt vai trò
nòng cốt của các lực lượng thường trực Phòng không - Không quân.
Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ
của bạn bè quốc tế, của nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
VII. Phát huy tinh thần chiến thắng “hà nội - điện biên phủ trênkhông”
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là một trong những chiến
thắng mang tầm vóc to lớn ở thế kỷ XX, viết tiếp những trang sử vàng, chiến công
chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm, giữ nước của dân tộc ta. Chiến thắng đó là biểu
tượng rực rỡ về sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện sâu sắc bản
lĩnh, ý chí, tầm cao trí tuệ và truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta trong thời
đại Hồ Chí Minh. Đó còn là thắng lợi của đường lối đúng đắn, tài thao lược của Đảng
ta, được biểu hiện cụ thể ở nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân trên mặt trận
đối không độc đáo, sáng tạo.
Trong những năm tới, bên cạnh thuận lợi là cơ bản, tình hình thế giới, khu vực
tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây bất ổn định;
tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông diễn ra gay
gắt. Đối với nước ta, tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định; kinh tế tiếp tục tăng
trưởng; quốc phòng, an ninh được củng cố; quan hệ hợp tác đối ngoại không ngừng
được mở rộng, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên,
kinh tế đất nước vẫn còn khó khăn, tình hình chính trị - xã hội ở một số địa bàn trọng
điểm, vùng sâu, vùng xa, biên giới và biển, đảo còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định; các
thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh hoạt động chống phá nước ta bằng chiến lược
“Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ Đảng, Nhà
nước, Quân đội. Tình hình trên, đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải phát huy
truyền thống đoàn kết, thống nhất; tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, hiệu quả
những bài học, kinh nghiệm quý của Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên
không” vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Một số bài học, kinh nghiệm đó là: 23
Thứ nhất: Bài học về kiên định đường lối lãnh đạo của Đảng, xây dựng ý chí
quyết chiến, quyết thắng - nhân tố quyết định giành thắng lợi.
Nhân tố quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung
và Chiến dịch Phòng không cuối tháng 12 năm 1972 nói riêng là đường lối chiến tranh
nhân dân đúng đắn, sáng tạo của Đảng. Nhờ đường lối đó, cùng với phương châm chỉ
đạo chiến lược tài tình, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo quân và dân cả
nước phát huy sức mạnh tổng hợp, ý chí quyết đánh, quyết thắng quân xâm lược của
toàn dân tộc để giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Phát huy
bài học về Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chúng ta phải luôn kiên định đường lối, mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bất luận trong điều kiện, hoàn cảnh nào cũng phải tin
tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở đó, kết hợp chặt chẽ các nhiệm
vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại; đẩy mạnh
xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế
trận an ninh nhân dân vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, nhất là Quân
đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại
hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng. Chú trọng xây dựng “thế trận lòng
dân” vững chắc trên từng khu vực, địa bàn, nhất là trên các địa bàn chiến lược trọng
điểm; trong đó, cần hướng mạnh về cơ sở, chăm lo bảo đảm, nâng cao đời sống nhân
dân và giáo dục cho thế hệ trẻ về mục tiêu, lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, tinh
thần tự lực tự cường, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tiếp tục quán
triệt, thực hiện nghiêm túc quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng, nhằm giữ vững
môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.
Thứ hai: Bài học về sự chỉ đạo chiến lược và chiến dịch tài tình, sắc bén trên cơ
sở nắm chắc tình hình địch, sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi tình huống xảy ra.
Là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược này, Quân đội nhân
dân phải tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quan điểm, phương
châm chỉ đạo của Đảng về quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trước
hết, phải chủ động làm tốt công tác nghiên cứu, đánh giá, dự báo tình hình, làm cơ sở
để tham mưu cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối quân sự, quốc phòng đúng
đắn, khoa học; đồng thời, tổ chức triển khai xử lý thắng lợi các tình huống có thể xảy 24
ra, không để Tổ quốc bị động, bất ngờ về chiến lược. Để thực hiện điều đó, các cơ
quan chiến lược của Bộ Quốc phòng phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các ban,
bộ, ngành có liên quan, trực tiếp là Bộ Công an, Bộ Ngoại giao để chia sẻ thông tin,
nắm chắc tình hình trong nước, khu vực và quốc tế, nhất là những diễn biến liên quan
đến quốc phòng, an ninh và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Trong bối cảnh
toàn cầu hóa, hội ngập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, việc đánh giá chính xác
tình hình, đối tác, đối tượng để tham mưu đúng, trúng, kịp thời, giải quyết tốt các mối
quan hệ quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là vấn đề quan trọng hàng
đầu, mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trên cơ sở đó, có kế
hoạch, phương án ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ
động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi bên trong, đảm bảo
chủ động trong mọi tình huống.
Thứ ba: Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, nhất là xây dựng
Quân đội nhân dân vững mạnh, làm nòng cốt cho toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Vận dụng bài học này vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chúng ta cần coi
trọng hơn nữa việc xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội
địa phương và dân quân tự vệ) vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trong
quá trình thực hiện, phải quán triệt, thấu suốt quan điểm của Đảng đối với từng lực
lượng, nhận thức đúng về vị trí, vai trò của mỗi lực lượng để có chủ trương, giải pháp
phù hợp. Phải tập trung xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại; trong đó, Quân chủng Phòng không - Không quân là một trong số
lực lượng được ưu tiên đầu tư tiến thẳng lên hiện đại theo Nghị quyết Đại hội XII của
Đảng. Để làm được điều đó, phải chú trọng xây dựng Quân đội nói chung, lực lượng
phòng không - không quân nói riêng cả về con người và vũ khí, trang bị; trong đó, lấy
xây dựng con người là trung tâm - nhân tố quyết định thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc. Thời gian tới, cùng với quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang theo các đề án
về điều chỉnh tổ chức biên chế và chiến lược trang bị cho Quân đội đến năm 2025, cần
tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm đảm bảo cho Quân đội
luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ 25
nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục - đào tạo theo
Nghị quyết 765-NQ/QUTW ngày 20-12-2012 của Quân ủy Trung ương, chú trọng
huấn luyện nâng cao khả năng làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, hiện đại và huấn
luyện cứu hộ, cứu nạn, khắc phục, giảm nhẹ thiên tai, thảm họa cho cả lực lượng
thường trực, dự bị động viên và dân quân tự vệ. Coi trọng nâng cao chất lượng công
tác hậu cần, kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng,… đảm bảo tốt cho nhiệm vụ huấn
luyện, sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ khác. Cùng với đó, cần đẩy mạnh mở rộng
hợp tác quốc tế; tích cực nghiên cứu, phát triển nền khoa học nghệ thuật quân sự chiến
tranh nhân dân; trong đó, hết sức chú ý nghiên cứu phòng, chống tiến công đường
không bằng vũ khí công nghệ cao của địch.
Thứ tư: Bài học về phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời
đại, đẩy mạnh đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới.
Trước hết phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả
đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, trọng tâm là Nghị quyết 22-
NQ/TW ngày 10-4-2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Nghị quyết
806-NQ/QUTW ngày 31-12-2013 của Quân ủy Trung ương về hội nhập quốc tế và đối
ngoại về quốc phòng. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả
công tác đối ngoại quốc phòng cả trên bình diện song phương và đa phương, đảm bảo
sự hợp tác trên lĩnh vực này trở thành mũi nhọn trong bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định,
tạo môi trường quốc tế thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước. Quá trình thực
hiện, phải nắm vững nguyên tắc chiến lược, nhưng hết sức linh hoạt, mềm dẻo về sách
lược để tổ chức thực hiện đúng đắn, sáng tạo đường lối, chủ trương đối ngoại của
Đảng. Tiếp tục đưa quan hệ quốc phòng với các nước đi vào chiều sâu, bền vững;
trong đó, ưu tiên quan hệ với các nước có biên giới liền kề, củng cố, phát triển quan hệ
với các nước lớn, coi trọng quan hệ với các nước ASEAN, tăng cường quan hệ với các
nước bạn bè truyền thống và các nước công nghiệp phát triển, nhằm hướng tới mục
tiêu cao nhất là tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, vững chắc. 26
Năm tháng sẽ qua đi, nhưng Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”
cùng những bài học quý được rút ra vẫn còn nguyên giá trị. Đây mãi là niềm tự hào,
động lực để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới. TRÍCH NGUỒN
1, “Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên
không (12/1972 - 12/2022)” ,Cổng thông tin điện tử Công an Hưng Yên.
http://congan.hungyen.gov.vn/de-cuong-tuyen-truyen-ky-niem-50-nam-chien-thang-
ha-noi-dien-bien-phu-tren-khong-121972-122022-c217644.html [ Truy cập: 22:36, 23/11/2022 ]
2, “Điện Biên Phủ trên không - Một đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại”
http://baoquankhu4.com.vn/quoc-phong-an-ninh/nghe-thuat-quan-su-viet-nam/dien-
bien-phu-tren-khong-mot-dinh-cao-chien-thang-cua-van-ho.html [ Truy cập: 22:06, 21/11/2022 ] 27
3, Ban Biên tập (15/11/2022), Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" -
Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Bộ Công An.
https://bocongan.gov.vn/tin-tuc-su-kien/chien-thang-ha-noi---dien-bien-phu-tren-
khong---chien-thang-cua-y-chi-va-tri-tue-viet-nam-d17-t33667.html [ Truy cập: 20:02, 22/11/2022 ]
4, Đại tá, PGS, TS Dương Hồng Anh - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt
Nam (17/12/2021), Hà Nội 12 ngày đêm lịch sử: Quân dân miền Bắc “vạch nhiễu tìm thù”, VOV
https://vov.vn/chinh-tri/ha-noi-12-ngay-dem-lich-su-quan-dan-mien-bac-vach-nhieu-
tim-thu-post912158.vov [ Truy cập: 20:36, 22/11/2022 ]
5, Kim Ngân – Nhà Văn hóa (18/12/2019), 12 Ngày đêm rực lửa “Hà Nội – Điện Biên
Phủ trên không”, Cổng thông tin điện tử huyện Ea H’Leo.
https://eahleo.daklak.gov.vn/12-ngay-em-ruc-lua-ha-noi-ien-bien-phu-tren-khong--
415.html [ Truy cập: 21:07, 22/11/2022 ]
6. Theo Tuyên giáo (17/12/2020), Điện Biên Phủ trên không - một đỉnh cao chiến
thắng của văn hoá quân sự Việt Nam hiện đại
https://www.yenbai.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?
ItemID=24533&l=Tintrongtinh&lv=4 [ Truy cập: 12:36, 22/11/2022 ]
7. Theo Thanh Hoa (9/8/2022), Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972
https://tmdl.edu.vn/chien-dich-dien-bien-phu-tren-khong-nam-1972/#ftoc-heading-1
[ Truy cập: 01:36, 23/11/2022 ] 28