Chủ nghĩa duy vật biện chứng và sự vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật để nâng cao năng lực tư duy của sinh viên | Tiểu luận cuối kỳ môn Triết học Mác – Lênin
Nước ta thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa hiện nay trong xu thế chung của hội nhập và hợp tác quốc tế đòi hỏi chúng ta phải trau dồi những nhân tài chất lượng cao, không chỉ có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng mà còn phải có năng lực tư duy, phân tích, sáng tạo, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Bộ môn: Những NLCB của CNMLN ------- -------
TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài số 4: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và sự vận dụng phương
pháp luận biện chứng duy vật để nâng cao năng lực tư duy của sinh viên.
Nhóm SVTT: MSSV: 21136141 - Cao Đức Đạt
MSSV: 21136022 - Nguyễn Hương Giang
MSSV: 21136143 - Từ Minh Giang
MSSV: 21136145 - Hoàng Minh Hải
MSSV: 21136181 - Đỗ Thị Hồng Ngọc
GVHD: TS.Nguyễn Thị Thúy Cường
Năm học: 2021 - 2022
TP. HCM, 12 - 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Bộ môn: Những NLCB của CNMLN ------- -------
TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài số 4: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và sự vận dụng phương
pháp luận biện chứng duy vật để nâng cao năng lực tư duy của sinh viên.
Nhóm SVTT: Cao Đức Đạt – MSSV: 21136141
Nguyễn Hương Giang – MSSV: 21136022
Từ Minh Giang – MSSV: 21136143
Hoàng Minh Hải – MSSV: 21136145
Đỗ Thị Hồng Ngọc – MSSV: 21136181
GVHD: TS.Nguyễn Thị Thúy Cường
Năm học: 2021 - 2022
TP. HCM, 12 - 2021
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022
Nhóm:14 ( Lớp thứ 6 – Tiết 10-12)
Tên đề tài: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và sự vận dụng phương pháp luận
biện chứng duy vật để nâng cao năng lực tư duy của sinh viên. TỈ LỆ % STT
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN HOÀN THÀNH 1 Cao Đức Đạt 21136141 100% 2 Nguyễn Hương Giang 21136022 100% 3 Từ Minh Giang 21136143 100% 4 Đỗ Thị Hồng Ngọc 21136181 100% 5 Hoàng Minh Hải 21136145 100% Ghi chú:
- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.
- Nhóm trưởng: Cao Đức Đạt SĐT: 0842900030
Nhận xét của giáo viên
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Ngày 12 tháng 01 năm 2022
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
B. NỘI DUNG ........................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CHỦ
NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG ..................................................................... 2
1.1 Khái niệm của phép duy vật biện chứng ..................................................... 2
1.2 Các nội dung cơ bản của phép duy vật biện chứn
g ..................................... 3
1.2.1 Hai nguyên lý cơ bản ............................................................................. 3
1.2.2 Ba quy luật cơ bản ................................................................................. 4
1.2.3 Sáu cặp phạm trù...................................................................................... .7
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG DUY
VẬT ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA SINH VIÊN .................... 9
2.1 Vai trò năng lực tư duy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
của con người nói chung, của sinh viên nói riêng ............................................... 9
2.2 Nội dung cơ bản rèn luyện phương pháp luận biện chứng duy vật cho sinh
viên .....................................................................................................................10
2.2.1 Rèn luyện cho sinh viên có quan điểm toàn diện trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn .............................................................................................10
2.2.2 Rèn luyện cho sinh viên có quan điểm phát triển trong nhận thức và
trong hoạt động thực tiễn ...................................................................................10
2.2.3 Rèn luyện cho sinh viên có quan điểm lịch sử cụ thể trong nhận thức
và hành động ......................................................................................................10
2.2.4 Rèn luyện phương pháp luận biện chứng qua nghiên cứu phương pháp
luận rút ra từ các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật ...............11
2.2.5 Rèn luyện phương pháp luận biện chứng qua nghiên cứu những quy
luật cơ bản của phép biện chứng duy vật ...........................................................11
2.2.6 Rèn luyện phương pháp biện chứng cho sinh viên nghiên cứu nội
dung lý luận nhận thức duy vật biện chứn
g.......................................................12
2.3 Vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật để nâng cao năng lực tư
duy cho sinh viên. ..............................................................................................13
CHƯƠNG 3: TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY .....................14
3.1 Tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ........................................14
3.1.1 Trong công cuộc xây dựng Tổ quốc .....................................................14
3.1.2 Trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc ........................................................15
3.2 Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ......................15
3.3 Thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của một công dân .........................17
C. KẾT LUẬN ........................................................................................................19
PHỤ LỤC ................................................................................................................20
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................22
A. MỞ ĐẦU
Nước ta thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa hiện nay trong xu thế chung của hội
nhập và hợp tác quốc tế đòi hỏi chúng ta phải trau dồi những nhân tài chất lượng
cao, không chỉ có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng mà còn phải có
năng lực tư duy, phân tích, sáng tạo, có năng lực nhu cầu giao lưu khu vực và thế
giới. Tư duy là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người. Không có
tư duy và không có hiểu biết nhất định về thế giới thì không thể có những hoạt
động xã hội vật chất đáp ứng nhu cầu phát triển tất yếu của xã hội.
Triết học có vai trò không thể thay thế trong việc trau dồi năng lực tư duy khoa
học. Phép biện chứng duy vật có vai trò quan trọng trong ý thức và hoạt động thực
tiễn của sinh viên. Cụ thể, giúp sinh viên khắc phục lối tư duy siêu hình, phiến diện
để có thể suy nghĩ đúng đắn, toàn diện vấn đề; khắc phục thái độ bảo thủ, trì trệ,
định kiến đối với cái mới; tránh phỏng đoán không có cơ sở khoa học, có nguy cơ
sa vào ảo tưởng; đối xử với các đối tượng một cách khoa học, khách quan. Hiện
nay, do nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yêu cầu của nền kinh tế tri
thức nhằm ươm mầm những người lao động tương lai, nâng cao năng lực tư duy
phản biện của sinh viên, chỉ ra thực trạng và giải pháp, giúp nâng cao chất lượng
toàn diện của sinh viên. Tư duy phản biện là đặc biệt cần thiết. Nhận thức được
tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực tư duy cho sinh viên, góp phần thúc đẩy
phát triển năng lực tư duy chính xác trong hình thành những phẩm chất trí tuệ,
nhóm chúng em xin chọn đề tài nghiên cứu: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và sự
vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật để nâng cao năng lực tư duy
của sinh viên. 1 B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA
DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1.1 Khái niệm của phép duy vật biện chứn g
Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ăngghen cho rằng: “Phép
biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát
triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. Khi nhấn mạnh vai trò của
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ăngghen định nghĩa: “Phép biện chứng là khoa
học về mối liên hệ p ổ
h biến”; Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển,
Lênin định nghĩa: “Phép biện chứng là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức
hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của
nhận thức con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng”.
Phép biện chứng duy vật giữ vai trò là một nội dung đặc biệt quan trọng trong
thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác- Lênin, tạo nên
tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin; đồng thời nó cũng là thế
giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh
vực nghiên cứu khoa học.
Với những nội dung cơ bản là: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến; Nguyên lý về
sự phát triển; Các cặp phạm trù: cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, tất
nhiên và ngẫu nhiên, nguyên nhân và kết quả, nội dung và hình thức, khả năng và
hiện thực. Ba quy luật gồm: Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng
thành những sự thay đổi về c ấ
h t và ngược lại; Quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập; Quy luật phủ định của phủ định. Và lý luận nhận thức duy vật
biện chứng. Hai nguyên lý, ba quy luật, sáu cặp phạm trù và lý luận nhận thức giúp 2
chúng ta hình thành quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ t ể h , quan điểm về
sự phát triển, giúp chúng ta thấy được con đường, cách thức và khuynh hướng của
sự phát triển trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp chúng ta nhận ra được
những mặt quyết định trong các mối quan hệ, giúp chúng ta hiệu quả nhất.
1.2 Các nội dung cơ bản của phép duy vật biện chứn g
1.2.1 Hai nguyên lý cơ bản
Một là, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, dùng để chỉ tính phổ biến của các
mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ
tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến
nhất là những mối liên hệ giữa: các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ
định, cái chung và cái riêng...
Hai là, nguyên lý về sự phát triển, là dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật
theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn. Đồng thời, phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu
thuẫn khách quan vốn có của sự vật; là quá trình thống nhất giữa phủ định các
nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao những nhân tố tích cực từ sự vật cũ, hình thành sự vật mới.
Hai nguyên lý trên giúp chúng ta hình thành quan điểm toàn diện, quan điểm
lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển. Vận dụng quan điểm toàn diện vào trong
hoạt động thực tiễn giúp chúng ta kết hợp chặt chẽ giữa chính sách dàn đều và
chính sách có trọng điểm. Trong khi khẳng định tính toàn diện, phạm vi bao quát
tất cả các mặt, các lĩnh vực của quá trình đổi mới, Đảng ta cũng đồng thời coi đổi
mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội là khâu đột phá; trong khi
nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới toàn diện thì đổi mới kinh tế là trọng tâm.
Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào việc xem xét và giải quyết các vấn đề do
thực tiễn đặt ra đòi hỏi chúng ta phải chú ý đúng mức tới hoàn cảnh lịch sử cụ thể 3
đã làm phát sinh vấn đề đó, tới sự ra đời và phát triển của nó, tới bối cảnh hiện
thực cả khách quan lẫn chủ quan. Chân lý sẽ biến thành sai lầm nếu chúng ta đẩy
nó ra khỏi giới hạn tồn tại của nó. Quan điểm phát triển giúp ta hiểu được sự phát
triển của các sự vật hiện tượng trong thực tế là quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn.
Vận dụng quan điểm này vào quá trình nhận thức đòi hỏi chúng ta phải thấy rõ tính
quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như là một hiện tượng phổ biến. Nếu
thiếu quan điểm khoa học như vậy thì rất dễ bi quan, dao động khi mà tiến trình
cách mạng nói chung và sự tiến triển của từng lĩnh vực xã hội cũng như của cá
nhân nói riêng tạm thời gặp khó khăn, trắc trở. Nắm vững những nguyên tắc
phương pháp luận của hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn này của con
người không những là nhân tố cơ bản 4 để hình thành thế giới quan khoa học và
nhân sinh quan cách mạng, mà còn là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động tự do
sáng tạo và phát triển toàn diện con người.
1.2.2 Ba quy luật cơ bản
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi
về chất và ngược lại (quy luật lượng- chất): Đây là quy luật cơ bản và phổ biến về
phương thức chung của quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và
trong tư duy của con người. Chất và lượng là hai mặt thống nhất của mọi sự vật và
hiện tượng hay một quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và trong cả tư duy. Hai
phương diện đó đều tồn tại khách quan, trong đó chất tồn tại thông qua lượng và
lượng là biểu hiện của chất ra bên ngoài. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và
lượng trong quá trình nhận thức chỉ có ý nghĩa tương đối: có cái trong mối quan hệ
này lại là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại đóng vai trò là lượng. Quy luật
này chỉ ra rằng bất kì sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay
đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới sự thay đổi căn bản về
chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay 4
đổi của lượng. Việc nắm vững nội dung quy luật này có vai trò to lớn trong việc
xem xét giải quyết những vấn đề do công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ
nghĩa hiện nay ở nước ta đặt ra. Việc thực hiện thành công quá trình đổi mới trên
từng lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ tạo ra bước nhảy về chất ở đó, và tạo điều
kiện để thực hiện thành công quá trình đổi mới toàn diện tất cả các mặt của đời
sống xã hội nhằm tạo ra bước nhảy về chất của toàn bộ xã hội nói chung. Như bất
kì một sự thay đổi về chất nào khác, những bước nhảy trong quá trình đổi mới hiện
nay cũng chỉ có thể là kết quả của quá trình thay đổi về lượng thích hợp. Bất kì
một sự nôn nóng, chủ quan, ảo tưởng nào đều có thể dẫn tới sai lầm, tổn thất, cản
trở sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn):
Quy luật này là “hạt nhân” của phép biện chứng. Là quy luật về nguồn gốc, động
lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển. Theo quy luật này,
nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển
chính là mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật. Khái niệm mâu thuẫn dùng để
chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi
sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Nhân tố tạo thành
mâu thuẫn là mặt đối lập. Sáu khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những
thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là
điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Quy luật này giúp chúng ta hiểu rằng mâu thuẫn
là một hiện tượng khách quan và phổ biến, nó tồn tại ở tất cả các sự vật và hiện
tượng, ở mọi giai đoạn tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng, nhưng ở các sự
vật khác nhau, ở các giai đoạn phát triển khác nhau của một sự vật, ở mỗi lĩnh vực,
mỗi yếu tố cấu thành một sự vật sẽ có những mâu thuẫn khác nhau. Giải quyết mâu
thuẫn là để phát triển, nhưng phải giải quyết mâu thuẫn khi có đủ điều kiện chín
muồi, không nên giải quyết mâu thuẫn một cách vội vàng khi chưa có điều kiện, 5
cũng không thể cho việc giải quyết mâu thuẫn diễn ra một cách tự phát, phải cố
gắng tạo điều kiện thúc đẩy sự chín muồi của mâu thuẫn và điều kiện giải quyết.
Phải có biện pháp giải quyết thích hợp với từng mâu thuẫn.
Quy luật phủ định của phủ định: Đây là quy luật về khuynh hướng cơ bản, phổ
biến của mọi vận động, phát triển diễn ra trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và
ngay cả trong tư duy của con người. Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính
chất chung, phổ biến của sự phát triển: đó không phải là sự phát triển theo hình
thức một con đường thẳng, mà là phát triển theo hình “xoáy ốc”. Quy luật phủ định
của phủ định trong phép biện chứng duy vật phản ánh mối quan hệ biện chứng
giữa cái phủ định và cái khẳng định trong quá trình phát triển của các sự vật. Phủ
định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế
thừa những nội dung tích cực từ trong sự vật cũ, phát huy nó trong sự vật mới và
tạo nên tính chu kỳ của sự phát triển. Ph.Ăngghen khẳng định: “Phủ định cái phủ
định là gì? Là một quy luật vô cùng phổ biến và chính vì vậy mà có một tầm quan
trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát triển của tự nhiên, lịch sử và của tư
duy”. Phủ định biện chứng là cái mới ra đời thay thế cái cũ, là quá trình tự thân
phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái
mới, tiến bộ hơn so với cái bị phủ định. Phủ định biện chứng yêu cầu phải kế thừa
có chọn lọc và cải biến những yếu tố tích cực của cái cũ để phục vụ cho sự phát
triển của cái mới. Đồng thời phải chống lại chủ trương kế thừa máy móc và phủ
định sạch trơn. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải coi
trọng giá trị truyền thống, vì nó là những giá trị vật chất và tinh thần được con
người làm ra và bảo tồn từ đời này sang đời khác, nó là nền tảng mà trên đó các thế
hệ nối tiếp nhau ra đời, kế thừa và phát triển. Sự ra đời và phát triển của cái mới
không theo con đường thẳng tắp, mà theo đường xoắn ốc. Vì vậy trong công việc
chúng ta phải biết phát hiện cái mới và tạo điều kiện để cái mới phát triển; thông 6
thường cái mới ra đời gặp rất nhiều khó khăn, luôn phải đấu tranh với cái cũ,
nhưng theo quy luật phát triển nhất định cái mới chân chính sẽ chiến thắn . g
1.2.3 Sáu cặp phạm trù
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.
Một là, cái riêng, cái chung và cái đơn nhất: Phép duy vật biện chứng cho rằng
cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối liên
hệ hữu cơ với nhau. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông quan cái riêng mà
biểu hiện sự tồn tại của mình. Nghĩa là không có cái chung thuần tuý tồn tại bên
ngoài cái riêng. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là
không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung.
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận, nhưng
sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài những đặc điểm
chung, cái riêng còn có cái đơn nhất. Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá
lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.
Hai là, nguyên nhân và kết quả: Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác
động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra
một biến đổi nhất định nào đó. Kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn
nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
Ba là, tất nhiên và ngẫu nhiên: Tất nhiên (tất yếu) là cái do những nguyên nhân
cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất
định nó phải xảy ra như thế c ứ
h không thể khác được. Ngẫu nhiên là cái không do
mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do
các nhân tố bên ngoài, do sự ngẫu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do 7
đó nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này hoặc
xuất hiện như thế khác.
Bốn là, nội dung và hình thức: Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những
yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật. Hình thức là phương thức tồn tại và phát
triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
Năm là, bản chất và hiện tượng: Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những
mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và
phát triển của sự vật, hiện tượng là biểu hiện ra ngoài của bản chất trong những điều kiện xác định.
Sáu là, khả năng và hiện thực: Khả năng là cái hiện chưa có, cái còn là tiền đề,
là mầm móng khi có điều kiện thích hợp thì nó sẽ xuất hiện trên thực tế. Hiện thực
là những gì đã tồn tại trên thực tế. Khả năng và hiện thực là hai mặt thống nhất của
mọi quá trình vận động.
Các phạm trù trên phản ánh những thuộc tính bản chất nhất, những mối liên hệ
chung tất yếu và phổ biến nhất của toàn bộ thế giới từ tự nhiên đến xã hội và tư
duy con người. Các phạm trù không phải là cái có sẵn ở bên ngoài hay bên trong ý
thức 5 của con người, mà nó được hình thành trong hoạt động nhận thức và thực
tiễn. Mỗi phạm trù là kết quả của quá trình nhận thức trước đó và là mắt xích trung
gian của quá trình nhận thức tiếp theo của con người để ngày càng tiến gần đến
chân lý. Phạm trù được hình thành bằng phương pháp trừu tượng hóa và khái quát
hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của sự vật. Các phạm trù của phép
biện chứng duy vật là một hệ thống mở, nó thường xuyên được bổ sung và làm
phong phú thêm bằng những tri thức khoa học và những phạm trù mới. Với tư cách
là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, các phạm trù luôn vận động và phát
triển tương ứng với sự vận động, phát triển của thế giới khách quan. Chỉ có như 8
vậy chúng mới phản ánh đúng đắn thế giới khách quan và trở thành công cụ của
nhận thức và thực tiễn.
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG DUY
VẬT ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA SINH VIÊN
2.1 Vai trò năng lực tư duy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
của con người nói chung, của sinh viên nói riêng
Khi khẳng định vai trò của tư duy (ý thức) đối với nhận thức và cải tạo thế giới,
V.I.Lênin đã khẳng định: “Ý thức con người không phải chỉ phản ánh thế giới
khách quan, mà còn tạo ra thế giới khách quan” 1. Điều này cho thấy, một mặt,
thông qua hoạt động tư duy, con người có thể nhận thức đúng đắn hiện thực khách
quan; mặt khác, thông qua hoạt động thực tiễn, con người có thể cải biến hiện thực
khách quan theo những lợi ích của mình. Cũng từ đó, có thể khẳng định tư duy
khoa học, năng lực tư duy khoa học có vai trò quan trọng đối với cả h ạ o t động
nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn.
Năng lực tư duy biện chứng sẽ giúp cho sinh viên rất nhiều trong quá trình học
tập cũng như công tác sau này:
Thứ nhất, luôn tiếp nhận tri thức một cách khoa học, sáng tạo. Tư duy biện
chứng sẽ giúp sinh viên cái nhìn toàn diện, phân biệt tri thức đúng, sai; chỉ ra
nguyên nhân cái sai, và khẳng định, phát triển tri thức đúng đắn. Sinh viên tự học,
tự nghiên cứu, giải thích thực tiễn biến đổi, đưa ra những giải pháp mà thực tiễn đặt ra…
Thứ hai, có phương pháp học tập, làm việc đúng đắn; sinh viên không còn phải
học vẹt, học tủ; mà học hiểu, biết vận dụng, biết đánh giá và sáng tạo ra tri thức mới.
1 V.I.Lênin (1981), “Toàn tập, t.29”, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 9
Thứ ba, loại bỏ tư duy siêu hình, cứng nhắc, bảo thủ, trì trệ.. .
2.2 Nội dung cơ bản rèn luyện phương pháp luận biện chứng duy vật cho sinh viên
2.2.1 Rèn luyện cho sinh viên có quan điểm toàn diện trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn
Quan điểm toàn diện đòi hỏi sinh viên phải nhìn sự vật, hiện tượng theo mối
quan hệ biện chứng giữa bản thân sự vật, giữa các hiện tượng và giữa các sự vật,
hiện tượng trong tình huống thực tế. sự vật hoặc hiện tượng khác. Trong hoạt động
thực hành, sinh viên phải đồng thời sử dụng các phương pháp, phương tiện khác
nhau để tác động vào đối tượng nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Mặt khác, chúng ta
cần giúp sinh viên nhận diện và phê phán những quan điểm phiến diện, ngụy biện.
2.2.2 Rèn luyện cho sinh viên có quan điểm phát triển trong nhận thức và
trong hoạt động thực tiễn K
hái niệm phát triển đòi hỏi sinh viên không chỉ nắm bắt được sự vật hiện tại
mà còn phải thấy rõ được xu hướng phát triển trong tương lai của mình; phải có
khả năng nhìn thấy những thay đổi đi lên và những thay đổi ngược lại, xu hướng
chung là phát triển đi lên, tức là trong quá trình phát triển của con người thấy bản
chất quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng. Sinh viên phải biết phân chia quá
trình phát triển của sự vật thành các giai đoạn, từ đó có những cách thức phù hợp
để thúc đẩy sự phát triển của sự vật. Cần giúp sinh viên xác định và phê phán
những quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến trong ý tưởng và hành động.
2.2.3 Rèn luyện cho sinh viên có quan điểm lịch sử cụ thể trong nhận thức và hành động
Quan điểm lịch sử – cụ thể đòi hỏi sinh viên trong nhận thức và hành động cần : 10
Một là, khi phân tích xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong điều kiện
không gian và thời gian cụ thể của nó, phải phân tích xem những điều kiện không
gian ấy có ảnh hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Phải phân tích cụ thể mọi tình hình cụ thể ảnh hưởng đến sự vật, hiện tượng.
Hai là, khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó cần phải
phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lý luận đó. Có như vậy mới
đánh giá đúng giá trị và hạn chế của lý luận đó. Việc tìm ra điểm mạnh và điểm
yếu có tác dụng trực tiếp đến quá trình vận dụng sau này.
Ba là, khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến điều kiện cụ
thể của nơi được vận dụng. Điều kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của sự vận dụng đó.
Bốn là, khi nhận thức sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn
cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể mà trong đó sự vật sinh ra, tồn tại, phát
triển. Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của từng mối liên hệ cụ thể, trong tình huống cụ thể.
2.2.4 Rèn luyện phương pháp luận biện chứng qua nghiên cứu phương
pháp luận rút ra từ các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
Phân biệt giữa cái riêng và cái chung, lường trước được nguyên nhân và kết
quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nắm rõ nội dung và hình thức, thông hiểu bản chất
và hiện tượng, khả năng và hiện thực.
2.2.5 Rèn luyện phương pháp luận biện chứng qua nghiên cứu những quy
luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
Với quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, giảng viên cần rèn
luyện cho sinh viên hiểu sâu sắc rằng, để nhận thức đúng đắn bản chất của sự vật,
hiện tượng và tìm ra phương hướng, giải pháp hiệu quả thì phải nghiên cứu, phát
hiện ra mâu thuẫn của sự vật; phải xem xét sự vật trong thể thống nhất những mặt 11
(nét tương đồng), những khuynh hướng trái ngược nhau, tìm ra những mặt đối lập
và những mối liên hệ, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó; phải
biết phân loại mâu thuẫn để đưa ra phương pháp đấu tranh cho phù hợp (tìm ra
phương thức, phương tiện và lực lượng giải quyết mâu thuẫn để thúc đẩy sự vật phát triển).
Về quy luật phủ định của phủ định, giảng viên cần rèn luyện cho sinh viên hiểu
đúng xu hướng phát triển của sự vật là đường xoáy ốc, quá trình phát triển của sự
vật không phải lúc nào cũng đi theo đường thẳng, mà nhiều khi diễn ra quanh co,
phức tạp, bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau và ở mỗi chu kỳ này, sự vật có những
đặc điểm riêng biệt, nên phải có cách tác động phù hợp, phải biết bảo vệ cái mới,
đồng thời chọn lọc kế thừa những cái vốn có tinh hoa của cái cũ.
2.2.6 Rèn luyện phương pháp biện chứng cho sinh viên nghiên cứu nội
dung lý luận nhận thức duy vật biện chứng
Cần rèn luyện sinh viên nắm vững quan điểm thực tiễn, nguyên tắc thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn, phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa giáo điều.
Nhận thức là một quá trình, lặp đi lặp lại không có điểm dừng: từ thực tiễn tới nhận
thức từ nhận thức lại trở về thực tiễn từ thực tiễn tiếp tục quá trình nhận thức và
loài người càng tiến dần đến chân lý. Sinh viên phải nhận thức được chân lý là
khách quan, chống những quan điểm chủ quan cho rằng chân lý là thuộc về kẻ
mạnh, chân lý thuộc về đa số, chân lý là lý lẽ hợp lý, chân lý gắn với lợi ích; phê
phán chủ nghĩa tuyệt đối và chủ nghĩa tương đối, cần xác định chân lý vừa mang
tính tương đối, vừa mang tính tuyệt đối và chân lý là cụ thể. Theo Lênin: Bản chất,
linh hồn sống của chủ nghĩa Mác là phân tích cụ thể ở mỗi tình hình cụ thể; rằng
phương pháp của Mác trước hết là xem xét nội dung khách quan của quá trình lịch
sử trong một thời điểm cụ thể nhất định.2
2 V.I.Lênin (1977), “Toàn tập, t.42”, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 12
2.3 Vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật để nâng cao năng lực tư duy cho sinh viên.
Thứ nhất: Trang bị tri thức đầy đủ về phương pháp luận biện chứng duy vật cho
sinh viên. Cần tập trung cho sinh viên nắm vững phương pháp luận được rút ra từ
lý luận phép biện chứng duy vật: quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể,
quan điểm phát triển, quan điểm thực tiễn; phương pháp luận được rút ra từ các cặp
phạm trù, các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Trong quá trình giảng
dạy cần so sánh, phân tích lý luận, nêu vấn đề cho sinh viên giải quyết, sau đó kết luận.
Thứ hai: Luyện tập cho sinh viên các phương pháp biện chứng thông qua thực
tiễn cách mạng, trong cuộc sống đầy biến đổi không ngừng.
Ví dụ: Đảng ta đã vận dụng nguyên tắc khách quan trong thực tiễn lãnh đạo cách
mạng Việt Nam như thế nào?
Sinh viên có thể chỉ ra sự vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật như
thế nào qua câu nói của Hồ Chí Minh: Nhận xét cán bộ không nên chỉ xét ngoài
mặt, chỉ xét một lúc, một việc, mà phải xét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ3; Có
kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ4; hay tìm
những câu thơ, tục ngữ, ca dao, danh ngôn phản ánh tư tưởng triết học duy vật biện chứng.
Thứ ba: Định hướng cho sinh viên có ý thức tự vận dụng phương pháp luận
biện chứng trong quá trình học tập, trong cuộc sống bản thân. Muốn nâng cao năng
lực tư duy sinh viên cần nắm vững, áp dụng triệt để phương pháp luận biện chứng
duy vật trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Trong quy luật phủ định của
phủ định có thể định hướng cho sinh viên vận dụng tính kế thừa của phủ định biện
3 Hồ Chí Minh (1974), “Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ”, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
4 Hồ Chí Minh (1996), “Toàn tập, t.5”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13
chứng trong cuộc sống, học tập của sinh viên. Sinh viên phải nhận thức được bất
cứ kết quả nào cũng có nguyên nhân của nó, từ đó sinh viên có ý thức làm việc
thiện, tránh việc ác. Luyện tập cho sinh viên biết vận dụng phương pháp luận biện
chứng duy vật vào trong thực tiễn, cuộc sống thông qua những vấn đề: Hãy vận
dụng phương pháp luận rút ra từ mối liên hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết
quả vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Thứ tư: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá phương pháp biện chứng cho sinh
viên. Có thể kiểm tra bài tập về nhà thông qua thảo luận nhóm, kiểm tra kiến thức
bằng câu hỏi ngắn, bài tập trắc nghiệm, hay giải thích một hiện tượng nào đó trong cuộc sống.
Ví dụ: Giải thích có hiện tượng học giỏi mà thi rớt đại học trên cơ sở lý luận
phép biện chứng duy vật? Hoặc, hãy dựa vào quan điểm toàn diện, quan điểm lịch
sử cụ thể để phân tích nguyên nhân thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
CHƯƠNG 3: TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
3.1 Tích cực tham gia xây dựn g v
à bảo vệ Tổ quốc
3.1.1 Trong công cuộc xây dựng Tổ quốc
Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn,
học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.
Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời
thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa
các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực
dụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc. 14
Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực,
phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội,
xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những h ạ o t động mang
tính xã hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên…
Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. 3.1.2 T
rong công cuộc bảo vệ Tổ quốc
Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, cảnh giác trước âm mưu
chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ,
việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia
hoạt động đền ơn đáp nghĩa…
Tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng
lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3.2 Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Tự học là điều không thể thiếu đối với sinh viên:
Do cách học ở đại học khác cơ bản so với phổ thông, ở trường đại học không có
sự kiểm tra của giảng viên nên việc học của sinh viên chủ yếu là tự học. Đó là một
hoạt động liên tục, quy mô lớn nhằm mục đích tiếp thu một lượng lớn kiến thức.
Có thể nói, thực chất của công việc tự học của sinh viên đại học là quá trình nhận
thức có ý thức, chủ động, tự lực để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ mà không cần có
sự tham gia trực tiếp của giảng viên. Nói cách khác, tự học ngoài lớp học đóng một
vai trò quan trọng trong các trường đại học .
Bên cạnh đó, tự học còn giữ vai trò lớn lao trong việc nâng cao khả năng hiểu
biết và tiếp thu tri thức mới của sinh viên, nhiều nhà giáo dục nổi tiếng đã nêu lên 15