-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chuỗi cung ứng cà phê Trung Nguyên | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại
Chuỗi cung ứng cà phê Trung Nguyên | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Môn: Quản trị chuỗi cung ứng (QT)
Trường: Đại học Thương Mại
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|40534848
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài thảo luận
Chuỗi cung ứng cà phê Trung Nguyên Giảng viên hướng dẫn: Nhóm thực hiện: Nhóm 1 PGS.TS Nguyễn Văn Minh Lớp: 2226BLOG1721
Môn: Quản trị chuỗi cung ứng Hà Nội - 2022 lOMoARcPSD|40534848
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN CHỨC VỤ 1
Nguyễn Thị Ngọc Anh 19D260073 Thành viên 2 Đinh Thu Bảo 19D260007 Thành viên 3 Lục Thị Linh Chi 19D260008 Nhóm trưởng 4 Vũ Uyển Chi 19D260078 Thành viên 5 Nguyễn Thành Đạt 19D260012 Thành viên lOMoARcPSD|40534848 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ............................................................ 2
1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng .................................................................... 2
1.2. Các thành phần trong chuỗi cung ứng ..................................................... 2
1.2.1 Nhà cung cấp ....................................................................................... 2
1.2.2 Nhà sản xuất ......................................................................................... 2
1.2.3. Nhà phân phối ..................................................................................... 3
1.3. Hoạt động của chuỗi cung ứng .................................................................. 3
1.3.1. Hoạch định chuỗi cung ứng ................................................................ 3
1.3.2. Định dạng mô hình sản xuất ............................................................... 4
1.3.3. Mua và quản lý nguồn cung ................................................................ 5
1.3.4. Giao hàng và phân phối trong chuỗi cung ứng ................................... 6
1.3.4. Thu hồi trong chuỗi cung ứng ............................................................. 7
CHƯƠNG II: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN ........... 9
2.1. Giới thiệu sơ lược về cà phê Trung Nguyên ............................................. 9
2.2. Mô hình chuỗi cung ứng cà phê Trung Nguyên ..................................... 10
2.2.1. Nhà cung cấp các cấp ........................................................................ 10
2.2.2. Nhà máy sản xuất .............................................................................. 11
2.2.3. Nhà phân phối ................................................................................... 13
2 3. Vai trò của các dòng chảy trong chuỗi cung ứng cà phê Trung Nguyên15
2.4. Đánh giá chuỗi cung ứng cà phê Trung Nguyên .................................... 18
2.4.1. Thành công ....................................................................................... 18
2.4.2. Thách thức ........................................................................................ 19
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 21 lOMoARcPSD|40534848 LỜI MỞ ĐẦU
Trong thế kỷ 21, giao thương quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu
của nền kinh tế thế giới. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào, ở
bất cứ đâu, trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc thực
hiện quốc tế hóa không còn là một lựa chọn mà là tất yếu. Đồng thời, cũng không có
bất kỳ một công thức, bí quyết cụ thể nào cho sự thành công trong kinh doanh của các
tập đoàn đa quốc gia. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường quốc tế phải
đối mặt với nhiều vấn đề, thách thức. Và để thực hiện các mục tiêu về thị phần cũng
như các mục tiêu của mỗi doanh nghiệp thì chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng.
Khoa học công nghệ ngày càng hiện đại và quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ
thì hoạt động cung ứng đã trở thành vũ khí sắc bén để cạnh tranh, tăng cường sức
mạnh của doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. Sự thành công hay thất bại của
một doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào việc doanh nghiệp có vận hành, tổ chức các
hoạt động cung ứng một cách hợp lí, linh hoạt nhịp nhàng hay không.
Nhận thấy tầm quan trọng đó, nhóm 4 chúng em đã thực hiện đề tài: “Chuỗi
cung ứng cà phê Trung Nguyên”. Việc tìm hiểu đề tài sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phê lớn nhất
Việt Nam. Đồng thời, nhìn nhận một cách khách quan những hạn chế, bất cập để đề
xuất các giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển hơn trong quá trình hội nhập và khẳng
định vị thế của mình. 1 lOMoARcPSD|40534848
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một tập hợp các doanh nghiệp hoặc tổ chức tham gia trực tiếp
hoặc gián tiếp vào các quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩm nào đó cho thị trường.
1.2. Các thành phần trong chuỗi cung ứng
Các thành viên cơ bản của chuỗi bao gồm các nhóm: Nhà cung cấp; Nhà sản xuất
và Nhà phân phối. Hỗ trợ cho các công ty này là các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển,
kho bãi, thiết kế sản phẩm, tư vấn thủ tục hải quan... 1.2.1 Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là các tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào như hàng hóa, nguyên
liệu, bán thành phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và tập trung vào 2 nhóm chính:
+ Nhà cung cấp nguyên vật liệu thô: Chuỗi cung ứng bắt đầu từ những vật liệu
thô, được khai thác từ dưới lòng đất như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và nông sản. Nhà cung
cấp nguyên liệu thô được xem là một thành phần quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng.
Bởi đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
+ Nhà cung cấp bán thành phẩm: Từ quặng sắt, các công ty thép chế tạo thành
các loại thép tròn, thép thanh, thép tấm với kích cỡ và chất khác nhau để phục vụ cho
ngành xây dựng hoặc công nghiệp chế tạo.
+ Theo cách nhìn rộng hơn, mọi thành viên trong chuỗi cung ứng cũng được gọi
là các nhà cung cấp, các thành viên đứng trước là nhà cung cấp của thành viên đứng
sau. Vì vậy nhà sản xuất cũng được gọi là nhà cung cấp của doanh nghiệp bán buôn hay bán lẻ.
1.2.2 Nhà sản xuất
Nhà sản xuất là các doanh nghiệp thực hiện chức năng tạo ra hàng hóa cho chuỗi
cung ứng. Họ sử dụng nguyên liệu và các bán thành phẩm của các công ty khác để sản
xuất ra thành phẩm hay các sản phẩm cuối cùng, nhờ đó người tiêu dùng có thể sử
dụng một cách thuận tiện, dễ dàng. Các sản phẩm cuối cùng có thể là sản phẩm hữu
hình hoặc dịch vụ. Tùy vào loại sản phẩm và đặc điểm của công nghiệp chế tạo mà sản
xuất được phân chia thành nhiều khâu khác nhau. Các khâu sản xuất chế tạo linh kiện 2 lOMoARcPSD|40534848
và bán thành phẩm cũng được coi là nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp tùy thuộc vào
mức độ sở hữu và cách phân chia công việc trong chuỗi cung ứng.
1.2.3. Nhà phân phối
Nhà phân phối còn gọi là doanh nghiệp bán buôn, thực hiện chức năng duy trì và
phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Nhà bán buôn mua hàng từ các nhà sản xuất
với khối lượng lớn và bán lại cho các nhà bán lẻ hoặc các doanh nghiệp khác để sử
dụng vào mục đích kinh doanh.
Trong chuỗi cung ứng còn một thành viên nữa là các nhà bán lẻ: Là các doanh
nghiệp có chức năng phân chia hàng hóa và bán hàng cho người tiêu dùng cuối. Bán lẻ
thường mua hàng từ nhà bán buôn hoặc mua trực tiếp từ nhà sản xuất để bán tới tay
người tiêu dùng cuối cùng. Nhà bán lẻ là một thành phần thấp hơn một bậc so với nhà phân phối.
1.3. Hoạt động của chuỗi cung ứng
1.3.1. Hoạch định chuỗi cung ứng:
Khái niệm: Là nỗ lực để đạt được mục tiêu chung của sản xuất và phân phối hàng
hóa, đảm bảo đúng số lượng, đúng vị trí, đúng thời điểm với chi phí hệ thống tối thiểu,
trên cơ sở giải quyết linh hoạt các mục tiêu đối lập của các thành viên trong chuỗi.
Hoạch định chuỗi cung ứng là một quá trình đầu vào và đầu ra. Đầu vào gồm thông tin
về chiến lược kinh doanh, nhu cầu thị trường, nguồn lực hiện tại chuỗi cung ứng. Đầu
ra là các phương án cung ứng khả thi có thể đáp ứng yêu cầu phát triển chuỗi cung ứng. Bản chất:
- Xác định mục tiêu và định hướng cho tương lai. - Cân bằng cung và cầu.
- Tối ưu hóa nguồn lực.
- Kết nối với các chiến lược chức năng khác.
Quy trình hoạch định chuỗi cung ứng: Gồm 6 bước
Bước 1: Phân tích bối cảnh và dự báo
Bước 2: Xác định giá trị và lợi thế
Bước 3: Xây dựng năng lực cốt lõi
Bước 4: Thiết lập quan hệ với đối tác
Bước 5: Lựa chọn mô hình sản xuất và phân phối, kế hoạch dự trữ/mua 3 lOMoARcPSD|40534848
Bước 6: Lập kế hoạch tác nghiệp sản xuất, mua hàng và giao hàng
1.3.2. Định dạng mô hình sản xuất:
Mỗi công ty lựa chọn chiến lược sản xuất dựa trên thế mạnh của doanh nghiệp và
định hướng của ngành công nghiệp mà nó tham dự. Lựa chọn chiến lược sẽ ảnh hưởng
đến cấu trúc và cách thức vận hành sản xuất trong chuỗi cung ứng. Dưới đây là các mô hình cơ bản.
- Chiến lược sản xuất hàng dự trữ:
Trong chiến lược sản xuất hàng dự trữ (MTS - Make to stock), các đơn đặt hàng
của khách hàng được đáp ứng bằng lượng hàng dự trữ thành phẩm có sẵn. Việc sản
xuất dựa vào dự đoán nhu cầu trong tương lai và bổ sung hàng hóa vào dự trữ thành
phẩm dựa trên dự báo hoặc được kích hoạt theo điểm tái đặt hàng (ROP). Các sản
phẩm trong chiến lược MTS thường phục vụ nhu cầu thiết yếu, có giá bán rẻ. Các yêu
cầu của khách hàng về thời gian giao hàng rất ngắn, mỗi mặt hàng có nhu cầu khá cao
và có thể dễ dàng dự đoán trước như mặt hàng thực phẩm, tã giấy, mỳ tôm, muối ăn...
- Chiến lược lắp ráp theo đơn hàng:
Trong chiến lược lắp ráp theo đơn hàng (ATO - Assembly to order), đơn đặt
hàng của khách hàng kích hoạt yêu cầu lắp ráp từ các bán thành phẩm và linh kiện
được lưu trữ trong bộ đệm sản xuất. Sau khi lắp ráp các sản phẩm được kiểm tra, đóng
gói và giao cho khách hàng. Chiến lược ATO phù hợp trong tình huống các thành
phẩm chứa các mô đun được tiêu chuẩn hóa, có thể được kết hợp thành các thành
phẩm khác nhau và đây là cách để đạt được tùy biến đại chúng (Mass customization).
Với ATO, chuỗi cung ứng có thể cung cấp thời gian giao hàng tương đối ngắn (thường
là từ vài ngày đến vài tuần) với số lượng lớn các biến thể sản phẩm khác nhau. Chiến
lược này còn giúp giảm dự trữ, tăng chất lượng dịch vụ, có thế thích nghi với nhu cầu thị trường.
- Chiến lược sản xuất theo đơn hàng:
Mô hình sản xuất theo đơn đặt hàng (MTO - make to order) là mô hình sản xuất
theo đơn đặt hàng với các thiết kế đã định hình, các điểm OPP nằm sâu trong hệ thống
sản xuất. Sản phẩm được sản xuất hầu như từ bắt đầu thành một sản phẩm hoàn chỉnh
dựa trên yêu cầu đơn hàng đặt. Trong mô hình này, không có dự trữ thành phẩm mà dự
trữ các bán thành phẩm, vật liệu, linh kiện và bộ phận. Có thể sản xuất các phụ kiện 4 lOMoARcPSD|40534848
trước khi có đơn đặt hàng để giúp giảm thời gian sản xuất, tăng tốc độ giao hàng.
Những sản phẩm phù hợp với mô hình này là những mặt hàng mang giá trị cao, thời
gian làm ra sản phẩm dài hơn, sản phẩm dễ bị lỗi thời như máy móc thiết bị, máy tính,
xe hơi, đồ nội thất,... Trong chiến lược sản xuất MTO, thời gian giao hàng cho khách
hàng thường dài hơn. MTO cũng giúp giảm dự trữ, tạo ra nhiều lựa chọn và đơn giản
hóa quá trình hoạch định. Hoạt động sản xuất sẽ đáp ứng từng đơn đặt hàng cụ thể của
khách hàng nên giảm thiểu rủi ro về thay đổi nhu cầu. Khối lượng công việc sản xuất
cũng thay đổi theo thời gian vì phụ thuộc trực tiếp vào các đơn đặt hàng. Do đó đòi hỏi
khả năng quản lý với các khối lượng sản xuất khác nhau, nguồn lực linh hoạt và thời
gian giao hàng sẽ dài hơn khi nhu cầu cao.
- Chiến lược sản xuất theo thiết kế đặt hàng
Sản xuất theo thiết kế đặt hàng (ETO - Engineer to order) là chế độ sản xuất
tương tự như MTO nhưng ngoài việc sản xuất sản phẩm từ đầu, đơn hàng còn đòi hỏi
về thiết kế kỹ thuật sản phẩm, các sản phẩm này chưa hề được thiết kế trước đây, ít
nhất bởi công ty đặt hàng. Các thiết kế kỹ thuật có thể chỉ là một sửa đổi nhỏ hoặc thay
đổi kích cỡ cụ thể theo đặt hàng; hoặc có thể là nỗ lực R&D cho một chức năng sản
phẩm mới. Những sản phẩm phù hợp với mô hình này thường có tính chuyên biệt và
giá trị cao như công trình xây dựng, cầu đường, thiết kế nội thất. Chiến lược ETO là
giải pháp điển hình khi khách hàng cần một sản phẩm được tùy chỉnh riêng cho nhu
cầu của họ. Ví dụ: thiết bị có các phép đo chính xác đặc biệt; thiết bị có các thông số
phụ thuộc vào địa điểm cụ thể hay tình huống sử dụng đặc biệt; thiết bị có một số chức
năng cần thiết chưa có trong bất kỳ sản phẩm nào. ETO có thời gian giao hàng dài nhất
cho khách, nhưng có thể đáp ứng tốt nhu cầu đặc biệt của khách hàng.
1.3.3. Mua và quản lý nguồn cung: v Hoạt động mua:
Khái niệm: Mua là quá trình lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và kiểm soát chiến
lược và vận hành các quyết định để hướng chức năng mua vào việc tìm kiếm các cơ
hội phù hợp với khả năng của công ty nhằm đạt được mục tiêu dài hạn.
Quy trình mua bao gồm 6 bước:
Bước 1: Xác định nhu cầu
Bước 2: Quyết định mua hay tự làm 5 lOMoARcPSD|40534848
Bước 3: Phương thức mua
Bước 4: Lựa chọn nhà cung cấp
Bước 5: Tiếp nhận hàng hóa
Bước 6: Theo dõi và đánh giá sau mua v Quản lý nguồn cung:
Trong chuỗi cung ứng, nguồn cung ứng bao gồm các nhà cung cấp và các loại
hàng hóa, dịch vụ cần mua. Nhà cung cấp được hiểu là các doanh nghiệp hoặc cá nhân
kinh doanh có khả năng cung cấp các nguồn lực mà doanh nghiệp cần để tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chiến lược tìm nguồn cung (Sourcing strategy) gọi vắn tắt là chiến lược nguồn
cung, là vấn đề quản lý trọng tâm trong hoạt động mua của doanh nghiệp. Nó được
hiểu là những phương cách áp dụng để có được các nhà cung cấp và hàng hóa doanh
nghiệp mong muốn. Trong đó, các thủ tục, phương pháp và nguồn cung liên tục được
đánh giá lại để tối hóa giá trị cho tổ chức.
- Chiến lược số lượng nhà cung cấp: Chiến lược số lượng nhà cung cấp được xác
định với từng mặt hàng mua, chỉ ra hướng ưu tiên sử dụng một nhà cung cấp duy nhất
hay sử dụng nhiều nhà cung cấp cho mỗi mặt hàng mà doanh nghiệp cần mua. Chiến
lược này thể hiện qua số lượng và mức độ quan hệ với các nhà cung cấp. Trong chiến
lược số lượng nhà cung cấp có thể chia thành: Chiến lược ít NCC; Chiến lược nhiều
NCC; Chiến lược liên minh KH-NCC; Tích hợp dọc.
- Chiến lược phân cấp nguồn cung: Chiến lược phân tầng nguồn cung cho phép
sử dụng nhiều nguồn cung mà vẫn có thể giảm chi phí quản lý nhà cung cấp. Ở đây có
3 loại chiến lược: Chiến lược nhiều nhà cung cấp đơn giản, doanh nghiệp giao dịch
trực tiếp với từng nhà cung cấp riêng lẻ. Chiến lược nhóm nhà cung cấp, doanh nghiệp
sẽ giao dịch với các nhóm nhà cung cấp. Chiến lược phân cấp, mối quan hệ với nhà
cung cấp được xác định dựa trên dòng chảy của sản phẩm và dịch vụ hướng tới người
tiêu dùng. Điều này dẫn đến việc hình thành các mạng lưới phân phối theo từng cấp,
phổ biến trong các lĩnh vực sản xuất ô tô và một số ngành sản xuất khác.
1.3.4. Giao hàng và phân phối trong chuỗi cung ứng: v Phân phối: 6 lOMoARcPSD|40534848
Khái niệm: Với các chuỗi cung ứng, phân phối là khâu duy trì và phân chia hàng
hóa cho khách hàng tới thị trường tiêu dùng cuối cùng. Bao gồm toàn bộ các hoạt động
đầu ra của chuỗi cung ứng và tập trung vào việc quản lý hệ thống kênh và mạng lưới phân phối. v Giao hàng:
Khái niệm: Giao hàng là một khâu trong quá trình phân phối, là bước cuối cùng
của quá trình thực hiện đơn hàng, chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa giữa doanh
nghiệp với khách hàng trong chuỗi cung ứng.
Yêu cầu về giao hàng:
- Kịp thời, nhanh chóng, chính xác; - Đúng lúc, đúng chỗ
- Đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu
- Đảm bảo độ tin cậy, tính linh hoạt với những nhu cầu đặc biệt;
- Đảm bảo tính thông tin kịp thời, chính xác.
Lịch trình giao hàng có thể chia thành 2 loại: Giao hàng trực tiếp hoặc giao hàng
qua trung tâm phân phối. Trung tâm phân phối là địa điểm lưu giữ, bảo quản và trung
chuyển sản phẩm nhằm đáp ứng các đơn hàng trong chuỗi cung ứng. Chức năng của
trung tâm phân phối là: Gom hàng, Phối hợp hàng hóa; Bảo quản và lưu giữ; Vận chuyển và giao hàng.
1.3.4. Thu hồi trong chuỗi cung ứng:
Khái niệm: Là một công đoạn của chuỗi cung ứng nhằm di chuyển và quản lý
hiệu quả dòng sản phẩm, bao bì và thông tin liên quan từ điểm tiêu thụ trở về điểm
xuất phát nhằm phục hồi giá trị sản phẩm hoặc xử lý phế thải đúng cách.
Vai trò: Đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và thân thiện với môi trường
Mục tiêu: Khôi phục lại nhiều nhất có thể các giá trị kinh tế của sản phẩm và
giảm thấp nhất lượng chất thải phải xử lý; từ đó, giúp các doanh nghiệp trong chuỗi
cung ứng đạt được mục tiêu giảm chi phí, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng và
thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Đối tượng:
- Sản phẩm lỗi, sai sót.
- Sản phẩm cần bảo hành. 7 lOMoARcPSD|40534848
- Sản phẩm không còn được ưa thích, lỗi mốt.
- Sản phẩm hết hạn sử dụng, hết khấu hao. - Bao bì. - Sai sót trong giao dịch. Thách thức:
- Quy mô nhỏ & phân tán
- Mâu thuẫn về sở hữu sp & trách nhiệm vc
- Chất lượng & giá trị sp thu hồi ko đồng nhất
- Chi phí thu hồi lớn & khó quản lý
- Quy trình phức tạp & nhiều thành viên mới
- Khó dự báo & xây dựng kế hoạch
- Khó kết hợp với dòng xuôi trong chuỗi cung ứng
Quy trình thu hồi trong chuỗi cung ứng: - Tập hợp. - Kiểm tra, phân loại.
- Xử lý: Có 3 cách thức cơ bản để xử lý: Sử dụng lại trực tiếp hoặc bán lại;
Phục hồi sản phẩm; Thải hồi sản phẩm. - Phân phối lại.
Các mô hình tổ chức thu hồi:
- Nhà sản xuất thu hồi trực tiếp từ người tiêu dùng.
- Thu hồi thông qua nhà bán lẻ.
- Thu hồi thông qua bên thứ ba. 8 lOMoARcPSD|40534848
CHƯƠNG II: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN
2.1. Giới thiệu sơ lược về cà phê Trung Nguyên
Ra đời vào giữa năm 1996 - Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của
Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà
phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng
hơn 20 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột,
Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên:
Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên, CTCP Cà phê Trung Nguyên Đăk Lăk, CTCP cà
phê hòa tan Trung Nguyên, CTCPTrung Nguyên Franchising, công ty cổ phần đầu tư
Trung Nguyên và công ty TNHH Đầu tư du lịch Đặng Lê với các ngành nghề chính
bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và
dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại.
Tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam,
hiện nay, Trung Nguyên đã có mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả
nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc,
Campuchia, Ba Lan,... Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được
xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng
được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7 Mart trên toàn quốc.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
● 16/06/1996: Khởi nghiệp ở Buôn Ma Thuột (Sản xuất, kinh doanh trà, cà phê)
● 1998: Trung Nguyên xuất hiện ở TP. Hồ Chí Minh bằng khẩu hiệu “Mang lại
nguồn cảm hứng sáng tạo mới” và con số 100 quán cà phê Trung Nguyên.
● 2000: Đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên
nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản.
● 2001: Trung Nguyên có mặt trên khắp toàn quốc và tiếp tục nhượng quyền tại
Singapore và tiếp theo là Campuchia, Thái Lan
● 2003: Ra đời cà phê hòa tan G7 và xuất khẩu G7 đến các quốc gia phát triển
● 2004: Mở thêm quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới 600 quán cà
phê tại Việt Nam, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59,000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm. 9 lOMoARcPSD|40534848
● 2005: Khánh thành nhà máy rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hòa
tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương. Phát triển hệ thống quán cà phê lên đến
con số 1.000 quán và sự hiện diện của nhượng quyền quốc tế bằng các quán cà
phê Trung Nguyên tại các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia,
Trung Quốc, Ukraine, Mỹ, Ba Lan.
● 2006: Đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống phân phối G7Mart lớn nhất Việt
Nam và xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền trong nước, đẩy mạnh phát
triển nhượng quyền ở quốc tế. Ra mắt công ty liên doanh Vietnam Global
Gateway (VGG) có trụ sở đặt tại Singapore.
2.2. Mô hình chuỗi cung ứng cà phê Trung Nguyên
Các thành phần trong chuỗi cung ứng của Trung Nguyên
2.2.1. Nhà cung cấp các cấp.
Nhà cung cấp là mắt xích đầu tiên quan trọng trong chuỗi cung ứng của mỗi
doanh nghiệp, họ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, từ đó có
ảnh hưởng đến chất lượng, giá cả sản phẩm đầu ra. 10 lOMoARcPSD|40534848
Với Trung Nguyên, cà phê hạt là nguyên liệu chính tiên quyết. Trung
Nguyên chọn lọc từ các vùng nguyên liệu ngon nhất: hạt cà phê Robusta Buôn
Ma Thuột, hạt Arabica của Jamaica, cà phê từ quê hương nguyên gốc của cà phê Ethiopia, Brazil.
Với lợi thế nằm ngay trên thủ phủ cà phê của Việt Nam, Trung Nguyên có nhiều
thuận lợi trong việc thu mua cà phê nguyên liệu. Công ty có 2 hình thức thu mua là:
thu mua qua các doanh nghiệp tư nhân, thương lái và thu mua trực tiếp từ nông dân.
Với hình thức thứ nhất, khi mà hiện nay các doanh nghiệp tư nhân hay đại lý thu mua
gặp nhiều khó khăn, rất nhiều đại lý vỡ nợ, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung không
đáp ứng đủ cả về số lượng lẫn chất lượng nên Trung Nguyên hạn chế sử dụng các
nhà cung cấp này. Thay vào đó công ty đã tìm một hướng mới cho nguồn
nguyên liệu đầu vào, đó là hình thức thứ hai, tự mình đầu tư và quản lý trực tiếp các
nông trại cà phê của người nông dân, biến các nông trại cà phê trở thành một bộ phận
trong doanh nghiệp, từ đó giúp công ty chủ động trong nguồn nguyên liệu chiến lược,
góp phần tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nông dân trồng cà phê.
Trung Nguyên cho hay, hạt cà phê hãng này sử dụng được mua từ các hộ nông dân
trồng cà phê nhỏ có chứng chỉ thực hành canh tác bền vững và công ty mua giá ưu đãi
từ những hộ này. Trung Nguyên cũng có các nhà cung cấp bao bì như công ty TNHH
sản xuất Thương mại Bao bì Phương Nam, công ty Bao bì và Mực in Việt Nam
Vinapackink. Công ty cung cấp máy móc thiết bị cho Trung Nguyên: công ty
Neuhaus Neotec - công ty chuyên sản xuất thiết bị chế biến cà phê hàng đầu thế giới
tại Hoykenkamp - CHLB Đức.
2.2.2. Nhà máy sản xuất
Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại nhất cùng những bí quyết huyền bí phương
Đông là những nét độc đáo chỉ có ở Trung Nguyên. Trung Nguyên được các tập đoàn
hàng đầu thế giới chuyển giao công nghệ, thân thiện với môi trường. Từ một cơ sở
rang xay cà phê nhỏ ở Buôn Ma Thuột, giờ đây Trung Nguyên đã phát triển trở thành
một tập đoàn với hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc.
Quá trình sản xuất để tạo ra một sản phẩm cà phê là tổ hợp của các hoạt động sơ
chế, chế biến, và đóng gói thành phẩm. Đây cũng là các hoạt động mà các nhà máy sản
xuất chịu trách nhiệm chính trong toàn chuỗi. 11 lOMoARcPSD|40534848
Trong đó, việc chế biến diễn ra 3 bước lớn cùng các chức năng chính như sau:
• Xử lý nguyên liệu cà phê thô: Bước đầu trong quá trình sản xuất nhằm kiểm
lượng chất lượng đầu vào, từ đó sàng lọc tạp chất rồi sấy nguyên liệu cà phê thô.
• Rang cà phê: Đây là bước luôn được đánh giá là một trong những công đoạn khó
khăn nhất vì đây là bước quyết định để định hình và đảm bảo phong vị cho hạt cà phê.
• Cà phê hòa tan: Cà phê sẽ được đưa đến các khâu trích ly, lọc bã, cô đặc và cuối
cùng là sấy khô phun để đem đóng gói.
Hệ thống nhà máy sản xuất cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên hiện có: Nhà
máy chế biến cà phê rang xay Trung Nguyên được khánh thành ngày 20/5/2005, với
công suất 10.000 tấn bột/năm. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 50.000m2 tại
khu tiểu thủ công nghiệp TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với tổng vốn đầu tư hơn 5
triệu USD. Nhà máy cà phê hòa tan Trung Nguyên (Phường Tân Đông Hiệp - TP Dĩ
An - Tỉnh Bình Dương) có diện tích quy hoạch 3 ha. Toàn bộ dây chuyền sản xuất
thiết bị, công nghệ tiên tiến của nhà máy sản xuất được sản xuất, chuyển giao trực tiếp
từ FEA s. r. l – công ty chuyên chế tạo thiết bị chế biến thực phẩm và cafe hòa tan của
Ý. Nhà máy cà phê Sài Gòn (Phường Mỹ Phước - TX Bến Cát - Tỉnh Bình Dương),
nhà máy sản xuất được Trung Nguyên mua lại từ hợp đồng chuyển nhượng ủy quyền
với Vinamilk vào năm 2010 với tổng vốn góp vốn đầu tư hơn 17 triệu USD. Nhà máy
cà phê hòa tan đặt tại Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là xí nghiệp sản xuất cà phê hòa tan
lớn nhất Châu Á - Thái Bình Dương. Nhà máy được chia làm 2 quá trình, quy trình
tiến độ đầu tập trung chuyên sâu chế biến và đóng gói thành phẩm cà phê hòa tan G7.
Giai đoạn hai là góp vốn đầu tư mạng lưới hệ thống công nghệ tiên tiến chế biến để
phân phối sự tăng trưởng của thị trường xuất khẩu ..
Nhờ sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại nhất cùng với những bí quyết huyền bí
phương Đông đã tạo ra những nét độc đáo chỉ có ở Trung Nguyên giúp các nhà máy
sản xuất của hãng có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm đa dạng, đóng vai trò quan
trọng trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của từng nhóm người tiêu
dùng khác nhau. Hiện nay, Trung Nguyên có trên 30 loại sản phẩm cho người uống cà
phê lựa chọn và có 2 hương vị lựa chọn là cà phê tươi gu truyền thống với hương vị
đậm đà, và cà phê tươi gu sành điệu với hương vị đằm êm, thơm đặc trưng. 12 lOMoARcPSD|40534848
2.2.3. Nhà phân phối
Với mặt hàng chính là cà phê, Trung Nguyên đã tận dụng cả những hình thức
phân phối truyền thống và hiện đại để đạt được kết quả lớn nhất.
- Hệ thống phân phối truyền thống: Với hệ thống phân phối truyền thống, sản
phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được phân phối đến nhà phân phối, các siêu thị bán lẻ, nhà
bán lẻ, rồi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Trung Nguyên đã phát triển một hệ
thống phân phối rộng khắp, giúp các sản phẩm của công ty luôn sẵn với khách hàng.
Công ty đã thiết lập được hệ thống gồm hơn 120 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng
và 59.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc và nhiều nước trên thế giới. Một vài ví dụ
nhà phân phối của Trung Nguyên như: công ty Cổ phần Blueway, công ty Cổ phần
Thương mại và dịch vụ Ngọc Hà…
- Hệ thống phân phối hiện đại: Hiện nay công ty duy trì hệ thống cửa hàng - cà
phê phục vụ đồ ăn uống nhanh tại 5 nước lớn ở Đông Nam Á bao gồm: Thái Lan,
Singapore, Indonesia, Malaysia, Philipines. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê
hòa tan G7 đã được xuất khẩu tới 43 quốc gia. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng xây
dựng được một hệ thống phân phối tại hầu hết các siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên
toàn quốc, khiến hàng hóa luôn sẵn trên các kệ bất cứ nơi đâu khách hàng cần.
- Phân phối nhượng quyền: Đi tiên phong trong việc áp dụng kinh doanh nhượng
quyền tại Việt Nam, Trung Nguyên hiện nay đang sở hữu các thương hiệu nổi tiếng
toàn cầu như Trung Nguyên Legend, G7, Trung Nguyên E-coffee,...với hơn 2500 cửa
hàng. Trung Nguyên E-Coffee ra mắt năm 2019. Nó đã tạo ấn tượng mạnh mẽ với một
hệ thống bán lẻ F&B về cà phê mang tính chuyên gia, toàn diện và vượt trội, được xây
dựng như một giải pháp tối ưu và tối đa lợi ích nhất, phù hợp cho tất cả mọi đối tượng
tham gia, từ nhân viên văn phòng, chủ cửa tiệm tạp hoá - quán cà phê truyền thống,
sinh viên, các công ty trong lĩnh vực nhượng quyền, ẩm thực, du lịch, vận tải, bán lẻ….
Trừ cà phê bắt buộc phải dùng của Trung Nguyên, các đồ uống, đồ ăn khác đều được
linh hoạt theo từng cửa hàng. 13 lOMoARcPSD|40534848
Để đánh giá về mô hình nhượng quyền thương mại của cà phê Trung nguyên thì
điều đầu tiên cần khẳng định đây là sự thành công của thương hiệu này trong việc tiên
phong đi đầu xây dựng mô hình nhượng quyền thương mại ở Việt nam. Cà phê Trung
Nguyễn đã trở nên quen thuộc không chỉ với khách hàng trong nước mà còn gây ấn
tượng tốt với khách hàng nước ngoài, đặc biệt đối với một số nước và lãnh thổ châu Á
như: Malaysia, Hồng Kông, Hàn Quốc. Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền
thống, doanh nghiệp còn đưa ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng
khách nhau trên thị trường như cà phê capuccino, các loại cà phê mang hương vị và
sắc thái khác biệt. Với việc đồng nhất mô hình nhượng quyền doanh nghiệp sẽ quản lý
và đào tạo các đại lý nhượng quyền dễ dàng hơn. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập
kinh tế quốc tế sâu rộng, các thương hiệu có tham vọng mở rộng ra thị trường thế giới
nhưng chưa đủ sức tấn công vào các thị trường tiềm năng thì việc Trung Nguyên tiến
hành nhượng quyền thương mại là một bước đi phù hợp. Đây là cách thâm nhập có chi
phí thấp nhất đồng thời là cách hữu hiệu để bảo vệ nhãn hiệu doanh nghiệp. Mặc dù có
nhiều ưu điểm nhưng nhượng quyền thương mại cũng dễ nảy sinh tranh chấp, đặc biệt
là những tranh chấp về doanh thu. Bên nhượng quyền có thể kiểm soát được khoản
doanh thu cụ thể của bên nhận quyền để tính phần trăm, trong khi quyền quản lý hoàn
toàn thuộc về bên nhận quyền. Trung Nguyên cũng tồn tại nguy cơ bị giảm uy tín
thương hiệu nếu các đại lý nhượng quyền không thực hiện đúng cam kết. Trên thực tế,
các đại lý nhượng quyền của Trung Nguyễn đã vi phạm những cam kết trong quá trình
hoạt động như: kinh doanh nhiều mặt hàng cà phê, cách thức pha chế đồ uống không
đủ tiêu chuẩn đặt ra, đội ngũ nhân viên phục vụ không tốt ... Mà điều đó ảnh hưởng rất
lớn đến uy tín thương hiệu. Do các đại lý nhượng quyền quá nhiều nên doanh nghiệp
không thể tổ chức quản lý và đào tạo cũng như để giảm uy tín thương hiệu rất đễ xảy
ra. Để khắc phục, Trung Nguyên cần can thiệp chặt chẽ hơn với các cơ sở nhượng
quyền, có các chính sách, điều khoản thỏa thuận rõ ràng, ràng buộc giữa các bên ngay
từ ban đầu để tránh những rủi ro phát sinh về sau. Mặt khác Trung Nguyên lại là doanh
nghiệp đi đầu trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại ở Việt Nam, chưa có một luật
hay một khóa đào tạo về nhượng quyền thương mại và bảo hộ nó một cách bài bản và
cụ thể cho nên doanh nghiệp đã phải trả giá nhiều trong quá trình xây dựng thương
hiệu. Vấn đề vi phạm trong quá trình kinh doanh với đối tác, đặc biệt là đối tác nước 14 lOMoARcPSD|40534848
ngoài xảy ra và gây thiệt hại không nhỏ. Do đây là hoạt động rất mới mẻ ở Việt Nam,
nên các chuyên gia tư vấn vẫn nhận xét việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp không hề đơn giản.
- Ngoài ra, Trung Nguyên cũng đã chính thức đưa "thế giới cà phê" (theo cách
gọi của ông Đặng Lê Nguyên Vũ) lên hai sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay là
Amazon và Alibaba. Việc xúc tiến các sản phẩm lên hai sàn này được thực hiện ngay
trong lúc dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, khiến tình hình xuất
khẩu gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, thương mại điện tử được xem là xu hướng nhiều
triển vọng, mang lại hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh. Với từ khóa tìm kiếm "Trung
Nguyen" trên Amazon hay Alibaba, hiện đã cho kết quả là các sản phẩm của Trung
Nguyên gồm các dòng cà phê truyền thống, cà phê hòa tan G7 lẫn thương hiệu mới
nhất là Trung Nguyên Legend, với bộ nhận diện qua hai màu đen - trắng được Trung
Nguyên xây dựng vài năm trở lại đây. "Tại thế giới cà phê trên các sàn thương mại
điện tử, những người yêu và đam mê cà phê trên thế giới có thể chọn mua tất cả sản
phẩm cà phê năng lượng tuyệt hảo của Trung Nguyên Legend; tìm thấy những trang
thiết bị, công cụ, dụng cụ pha chế cà phê hàng đầu; cũng như các gói sản phẩm tích
hợp đa dạng phù hợp với không gian thưởng thức tại nhà, văn phòng, hàng quán…",
đại diện Trung Nguyên cho biết.
2.3. Vai trò của các dòng chảy trong chuỗi cung ứng cà phê Trung Nguyên
Chuỗi cung ứng là sự liên kết của nhiều cá nhân và tổ chức để cùng phối hợp các
nguồn lực trong quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại hàng hóa. Nhân tố quan
trọng quyết định sự liên kết này là các dòng chảy. Các dòng chảy trong chuỗi cung
ứng luôn có tác động qua lại giữa các thành viên trong chuỗi, với mục đích cuối cùng
là đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị trong
toàn chuỗi. Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng của Trung Nguyên luôn đóng vai trò
quan trọng, liên kết các thành viên trong chuỗi, giúp Trung Nguyên có một chuỗi cung
ứng toàn diện và thành công. 1. Dòng vật chất
Dòng vật chất (Physical Flow) hay còn gọi là dòng sản phẩm/dịch vụ là dòng lưu
thông và chuyển hàng hóa về mặt vật chất, bắt đầu từ việc nguyên liệu thô xuất phát từ 15 lOMoARcPSD|40534848
nhà cung cấp đầu tiên, chuyển đến doanh nghiệp để sản xuất ra thành phẩm và chuyển
đến tay khách hàng thông qua các kênh phân phối.
Trong chuỗi cung ứng cà phê Trung Nguyên, dòng vật chất là quan trọng nhất,
tốn kém nhất, và ảnh hưởng lên toàn bộ chuỗi cung ứng. Dòng vật chất phải được tính
toán kỹ càng nhằm đạt được mục tiêu tối ưu cho toàn chuỗi. Nếu quản lý không tốt
dòng vật chất, sẽ dẫn đến các hoạt động logistic ngược hay còn gọi là hoạt động thu
hồi trong chuỗi cung ứng. Trong dòng vật chất của Trung Nguyên có thể chia thành 2
dòng: Dòng nguyên liệu và Dòng sản phẩm.
- Dòng nguyên liệu: Nguyên liệu của cà phê Trung Nguyên đến từ các doanh
nghiệp tư nhân, thương lái và thu mua trực tiếp từ nông dân. Do nguyên liệu thu mua
dễ bị biến động bởi thị trường nên Trung Nguyên đang tự mình đầu tư và quản lý trực
tiếp các nông trại cà phê của người nông dân, biến các nông trại trở thành một bộ phận
trong doanh nghiệp, từ đó giúp công ty chủ động trong nguồn nguyên liệu.
- Dòng sản phẩm: Sản phẩm của Trung Nguyên được sản xuất tại các nhà máy ở
Bình Dương, Sài Gòn, Bắc Giang, Buôn Mê Thuột. Hệ thống các nhà máy sản xuất
của đều có dây chuyền hiện đại được các tập đoàn hàng đầu thế giới chuyển giao công
nghệ. Có 2 dòng sản phẩm chính đó là: cà phê rang xay và cà phê hòa tan.
Sản phẩm sau khi được hoàn thiện sẽ được phân phối bởi hệ thống các nhà phân
phối, nhà bán lẻ; hệ thống G7 mart, hệ thống Trung Nguyên Legend; hệ thống nhượng
quyền 0 đồng Trung Nguyên E-Coffee... và mới đây là trên hai sàn thương mại điện tử Amazon và Alibaba. 2. Dòng thông tin
Dòng thông tin (Information Flow) trong chuỗi cung ứng là dòng đi trước về mặt
thời gian, xuyên suốt mọi quá trình chuỗi cung ứng và kết thúc cuối cùng sau khi dòng
vật chất và tiền tệ đã hoàn tất. Dòng thông tin là đa chiều, gồm: (1) dòng đặt hàng, bắt
đầu từ phía khách hàng, mang những thông tin thị trường, nhu cầu của khách hàng, và
những kiến phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ; (2) Dòng
phản hồi, bắt đầu phía các nhà cung cấp, phản ánh tình hình hoạt động của thị trường
nguyên liệu, được xử lý rất kỹ trước khi chuyển tới khách hàng.
Dòng thông tin của chuỗi cung ứng Trung Nguyên có thể chia làm 3 dòng: 16 lOMoARcPSD|40534848
- Thứ nhất, dòng thông tin từ khách hàng đó là thông tin về nhu cầu của khách
hàng, thị hiếu tiêu dùng cà phê, sự biến động của thị trường cà phê thế giới và trong
nước, những phản ánh của khách hàng về sản phẩm cũng như là dịch vụ của cà phê
Trung Nguyên. Ví dụ như: Lượng tiêu thụ cà phê bình quân đầu người ở Việt Nam đạt
tới 4,7 kg/năm; Trong tháng 12/2020, giá cà phê thế giới trên các sàn phái sinh có
nhiều biến động. Giá cà phê giảm do hầu hết các nhà đầu cơ thận trọng trước những
thông tin tiêu cực về kinh tế thế giới do dịch bệnh và chờ được cung cấp vắc xin;
Khách hàng phàn nàn về giá của sản phẩm cà phê G7 có giá cao hơn những loại sản phẩm khác.
- Thứ hai là dòng thông tin đến từ hệ thống nhà phân phối, cung cấp thông tin về
việc phân phối, vận chuyển sản phẩm, thông tin về tồn kho trong sản xuất và tồn kho
trong các cửa hàng bán lẻ còn bao nhiêu, số lượng, thời gian cần cung ứng…
- Thứ ba đó là dòng phản hồi của Trung Nguyên đến hệ thống nhà cung cấp, nêu
lên nhu cầu sản xuất, thông tin về số lượng và chất lượng nguyên vật liệu. 3. Dòng tiền
Dòng tiền (Money flow) trong chuỗi cung ứng là dòng thể hiện sự trao đổi tương
ứng với các khoản thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ giữa các thành viên trong chuỗi
cung ứng. Dòng tiền liên quan trực tiếp tới các quyết định về chi phí chuỗi cung ứng
và giá cả hàng hóa, do đó nó liên quan chặt chẽ tới lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng trên thị trường.
Tập đoàn Trung Nguyên có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, là doanh nghiệp có tên
trong Top 10 Danh sách 25 thương hiệu công ty F&B (Thực phẩm và đồ uống) dẫn
đầu do Forbes Việt Nam công bố, với giá trị thương hiệu là 54,4 triệu USD, và được
vinh danh là "Thương hiệu tỉnh thức". Với tổng tài sản lớn, giá trị thương hiệu cao,
Trung Nguyên luôn thực hiện quản lý dòng tiền của mình một cách rất chặt chẽ và đạt
hiệu quả cao, liên kết các thành phần giúp cho chuỗi cung ứng được vận hành trơn tru.
Đối với nhà cung ứng, Trung Nguyên luôn giúp đỡ người dân trồng cà phê, đầu tư cho
trồng trọt giúp đảm bảo nguồn nguyên liệu. Việc đầu tư mạnh hàng chục triệu USD
mở rộng các nhà máy sản xuất đã giúp Trung Nguyên gia tăng công suất sản xuất và
chế biến để đáp ứng nhu cầu cao của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Bên 17 lOMoARcPSD|40534848
cạnh đó, Trung Nguyên cũng luôn không ngừng mở rộng hệ thống phân phối, đưa
thương hiệu ra khắp thế giới.
2.4. Đánh giá chuỗi cung ứng cà phê Trung Nguyên 2.4.1. Thành công:
Chuỗi cung ứng của Trung nguyên được đánh giá là chuỗi cung ứng thành công,
được kiểm soát chặt chẽ từ thu mua nguyên liệu, trang bị máy móc, đầu tư và kiểm
soát hoạt động sản xuất hiệu quả đến hoạt động phân phối rộng khắp tới tận tay khách
hàng. Chỉ trong vòng hơn 20 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé, Trung Nguyên đã vươn
lên thành “ông lớn” trong ngành đồ uống tại Việt Nam.
Về nguồn nguyên liệu: Trung Nguyên đã tận dụng được lợi thế về nguồn cà phê
từ các trang trại cà phê trong nước. Điều này giúp làm giảm áp lực về giá cả nguyên
liệu, giảm thiểu chi phí vận chuyển, dễ dàng trong việc kiểm soát nguồn gốc và chất
lượng nguyên liệu đầu vào và đặc biệt giúp cho các cơ sở trồng cà phê trong nước có
cơ hội phát triển. Việc đầu tư và tự đứng ra quản lý các trang trại cà phê làm nguyên
liệu đầu vào cho sản xuất cũng giúp Trung Nguyên không phải đối mặt với áp lực từ các nhà cung cấp.
Về sản xuất, việc đầu tư mạnh vào công nghệ hiện đại kết hợp với những bí
quyết huyền bí đã làm nên sức mạnh của cà phê Trung Nguyên, gây ấn tượng mạnh
trong lòng những tín đồ yêu thích thức uống này. Nhờ kế thừa chuyển giao công nghệ
từ các tập đoàn lớn, Trung Nguyên đã và đang có được dây chuyền sản xuất hiện đại,
năng suất, đồng thời thân thiện với môi trường. Từ đó, sản phẩm của Trung Nguyên
luôn được đảm bảo chất lượng đồng nhất và liên tục được cải tiến.
Về phân phối, hiện nay, Trung Nguyên đã có mặt ở tất cả các siêu thị bán lẻ ở thị
trường trong nước, hàng ngàn quán cà phê nhượng quyền cả trong nước và cả ở các thị
trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Đối với hoạt động
xuất khẩu, Trung Nguyên đã xuất khẩu đến 50 quốc gia trên thế giới. Nắm bắt xu
hướng này cũng như hiện thực hóa khát vọng chinh phục toàn cầu, Trung Nguyên
Legend cũng đã bắt tay với Amazon và Alibaba để mở "siêu thị cà phê" trên 2 sàn
thương mại điện tử này.
Ngay cả trong thời điểm dịch bệnh, Trung Nguyên vẫn đảm bảo được chuỗi cung
ứng của mình. Bởi vì,Trung Nguyên chính là nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho 18 lOMoARcPSD|40534848
việc sản xuất của mình nên ảnh hưởng từ việc giãn cách, hay gián đoạn thương mại
giữa các quốc gia không khiến đầu vào sản xuất của Trung Nguyên bị đứt gãy. Trong
việc phân phối và bán sản phẩm của mình, mặc dù chịu nhiều thách thức, Tập đoàn
vẫn tiếp tục tạo ấn tượng về sự sáng tạo và trải nghiệm cà phê khác biệt, đặc biệt là mô
hình Thế giới cà phê ra mắt vào những ngày đầu năm 2022. Thế giới cà phê Trung
Nguyên Legend nỗ lực ứng dụng công nghệ 4.0 trong vận hành, thanh toán, quảng bá
để khách hàng có thể trải nghiệm trọn vẹn không gian, sản phẩm, dịch vụ của mô hình.
Khách hàng có thể khám phá sản phẩm trên các thiết bị điện tử, máy tính bảng, quét
QR code tại không gian, hoặc tìm hiểu thông tin trên website, fanpage hay qua các
chương trình livestream giới thiệu sản phẩm của mô hình để đặt hàng tại nhà hay bất
cứ nơi đâu. Điều này tạo nên một mô hình hàng quán cà phê mới, vận hành tối ưu, tối
giản mà vẫn đảm bảo đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. 2.4.2. Thách thức:
Thứ nhất, chi phí quản lý chuỗi cung ứng lớn. Để phát huy và duy trì một chuỗi
cung ứng mà các thành viên trong chuỗi hoạt động hiệu quả và có gắn kết, Trung
Nguyên đã phải chi ra một khoản chi phí không nhỏ từ việc đầu tư hỗ trợ các nhà cung
ứng, tập huấn và hỗ trợ người trông cà phê, đầu tư xây dựng nhà máy và công nghệ,
đầu tư xây dựng các cửa hàng.
Thứ hai, quy trình sản xuất còn nhiều công đoạn chưa phù hợp, nhiều khâu sản
xuất chưa sử dụng công nghệ cao, tiên tiến trên thế giới để đạt chất lượng tốt hơn.
Thứ ba, việc kiểm soát chuỗi cửa hàng nhượng quyền gặp nhiều khó khăn khi hệ
thống này phát triển quá nhanh. Do đó, tuy mang tên Trung Nguyên và bán cà phê của
hãng, các chuỗi cửa hàng này lại chưa có được sự đồng bộ trong cách bài trí nội thất,
quy mô, thực đơn, cách quản lý,... Việc quản lý lỏng lẻo sẽ gây ảnh hưởng tới hình ảnh
của Trung Nguyên khi các bên được nhượng quyền sẽ cố gắng đẩy lợi nhuận bằng
cách cắt giảm chất lượng. 19 lOMoARcPSD|40534848 KẾT LUẬN
Qua quá trình phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng Trung Nguyên đã tạo được
một dấu ấn riêng biệt cho dòng cà phê của mình và thực hiện rất tốt việc quản trị chuỗi
cung ứng sản phẩm. Hoạt động chuỗi cung ứng đã giúp Trung Nguyên liên kết giữa
các nhà cung cấp, đối tác, nhà phân phối và khách hàng một cách chặt chẽ. Không
những vậy, nhờ có sự liên kết chặt chẽ này mà từ đó công ty có thể dự báo cũng như
nắm bắt chính xác những nhu cầu phức tạp của người tiêu dùng để đề ra các chiến lược
hợp lý cho từng thời kỳ. Trong tương lai, vấn đề cạnh tranh sẽ gay gắt hơn rất nhiều,
nhu cầu của khách hàng cũng luôn biến động. Chính vì vậy để thành công, công ty cần
phải có bước đi thích hợp hơn trong hoạt động quản lý cũng như hoạt động cung ứng
của mình. Những phân tích, nghiên cứu và ý kiến đóng góp cho chuỗi chung ứng của
cà phê Trung Nguyên mà nhóm chúng em thực hiện trong bài thảo luận chưa được đầy
đủ và còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự ý kiến đóng góp của thầy
và các bạn để bài thảo luận thêm hoàn thiện. 20 lOMoARcPSD|40534848
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS. An Thị Thanh Nhàn (2021). Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng,
NXB Thống kê, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.
[2] Lê Huy Khôi (2011), Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê
Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Luận án tiến sĩ, Viện Nghiên cứu
Thương mại, Bộ Công Thương.
[3] Brand Vietnam (2020) Trung Nguyên bắt tay với hai sàn thương mại điện tử
quốc tế Amazon, Alibaba mở “siêu thị cà phê”. Brand Vietnam (2021). Nhượng quyền
thương hiệu Trung Nguyên E-Coffee: Chi phí đầu tư thấp, tỷ suất lợi nhuận cao.
[4] Website: Công ty cà phê Trung Nguyên https://trungnguyenlegend.com/. Bán
cà phê Trung Nguyên https://bancaphetrungnguyen.com/ca-phe-trung-nguyen-va-tap- doan-trung-nguyen-31315u.html 21