-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chuỗi cung ứng của Honda Việt Nam và việc ứng dụng quy trình "Cung ứng và sản xuất đúng thời điểm" của doanh nghiệp | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại
Chuỗi cung ứng của Honda Việt Nam và việc ứng dụng quy trình "Cung ứng và sản xuất đúng thời điểm" của doanh nghiệp | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Quản trị chuỗi cung ứng (QT) 49 tài liệu
Đại học Thương Mại 373 tài liệu
Chuỗi cung ứng của Honda Việt Nam và việc ứng dụng quy trình "Cung ứng và sản xuất đúng thời điểm" của doanh nghiệp | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại
Chuỗi cung ứng của Honda Việt Nam và việc ứng dụng quy trình "Cung ứng và sản xuất đúng thời điểm" của doanh nghiệp | Quản trị chuỗi cung ứng | Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Môn: Quản trị chuỗi cung ứng (QT) 49 tài liệu
Trường: Đại học Thương Mại 373 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thương Mại
Preview text:
lOMoARcPSD|40534848
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ BÀI THẢO LUẬN
Môn: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG Đề tài
Chuỗi cung ứng của Honda Việt Nam và việc ứng dụng
quy trình "Cung ứng và sản xuất đúng thời điểm" của doanh nghiệp Lớp HP: 2168BLOG1721
Giảng viên: Phạm Văn Kiệm Nhóm: 10 Hà Nội – 10/2021 lOMoARcPSD|40534848
BẢNG THÀNH VIÊN NHÓM 10 STT Họ và tên MSV LHC 1 Thân Thị Tú 20D130190 K56E3 2 Lã Thị Thanh Tuyền 20D130051 K56E1 3 Nguyễn Thanh Tuyền 20D130121 K56E2 4
Nguyễn Ngọc Phương Uyên 20D130202 K56E3 5 Nguyễn Thị Phương Uyên 20D130063 K56E1 6 Nguyễn Thị Thùy Vân 19D130120 K55E2 7 Đinh Thị Yên (NT) 20D130065 K56E1 8 Nguyễn Hải Yến 20D130205 K56E3 9 Trần Thị Phương 19D120317 K55C5 10 Bùi Thị Hằng 19D260086 K55EK2 lOMoARcPSD|40534848 Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 3
1.1. Lý thuyết về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng ............................ 3
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất của chuỗi cung ứng ................................................................................ 3
1.1.2. Khái niệm, bản chất, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng ................................................................... 3
1.2. Quy trình “Cung ứng và sản xuất đúng thời điểm” .................................. 4
1.2.1. Sản xuất đúng thời điểm (Just in time) .................................................................................................... 4
1.2.2. Quy trình “Cung ứng và sản xuất đúng thời điểm” ................................................................................. 6
1.3. Chiến lược nguồn cung theo đặc điểm mặt hàng ....................................... 6
1.3.1. Các yếu tố lựa chọn chiến lược nguồn cung ............................................................................................ 6
1.3.2. Chiến lược nguồn cung theo đặc điểm mặt hàng .................................................................................... 6
CHƯƠNG II: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP ........................... 8
2.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp ............................................................... 8
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................................................................... 8
2.1.2. Mục tiêu của doanh nghiệp ...................................................................................................................... 9
2.1.3. Các sản phẩm của Honda .......................................................................................................................... 9
2.2. Chuỗi cung ứng của doanh nghiệp .............................................................. 9
2.2.1. Mô hình chuỗi cung ứng ........................................................................................................................... 9
2.2.2. Vị trí, vai trò của thành viên trong chuỗi cung ứng của Honda ........................................................ 12
2.3. Ứng dụng quy trình “Cung ứng và sản xuất đúng thời điểm” (Just in
time – JIT) vào công ty Honda ......................................................................... 13
2.4. Nguồn cung ứng đầu vào của doanh nghiệp ............................................ 15
2.4.1. Các mặt hàng mua đầu vào của doanh nghiệp ..................................... 15
2.4.2. Sơ đồ phân loại các mặt hàng mua đầu vào của doanh nghiệp ......................................................... 16
2.4.3. Căn cứ để lựa chọn chiến lược nguồn cung theo đặc điểm mặt hàng ............................................... 17
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG CHUỖI CUNG ỨNG TRONG TƯƠNG LAI
………………………………………………………………………………..19
3.1. Đánh giá chuỗi cung ứng của Honda Việt Nam ....................................... 19
3.1.1. Ưu điểm của chuỗi cung ứng ................................................................................................................ 19
3.1.2. Nhược điểm của chuỗi cung ứng .......................................................................................................... 19
3.2. Định hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp ................................ 20
3.2.1. Định hướng phát triển ........................................................................................................................... 20
3.2.2. Đề xuất một số giải pháp ....................................................................................................................... 21
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 22 lOMoARcPSD|40534848 LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, ngành công nghiệp giao thông được
xem như là một trong những ngành đi đầu. Là một nước có dân số đông đảo, cùng với
sự phát triển của nhu cầu xã hội khiến Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng với các
công ty sản xuất xe gắn máy, ô tô tập trung đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, thành công
không phải là điều dễ dàng khi phải cạnh tranh trong thời buổi kinh doanh đầy biến
động, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập cho mô hình kinh doanh đủ mạnh để đứng vững
thị trường việc xây dựng riêng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh và tối ưu. Một chuỗi cung
ứng hoàn chỉnh không chỉ tạo nền tảng cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí không cần
thiết, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh sản phẩm với đối thủ.
Điều này còn giúp cho nền công nghiệp nước ta gia nhập chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu
và phát triển thị trường tiêu thụ trên toàn giới. Có thể nói, việc phát triển một chuỗi
cung ứng là đòi hỏi các doanh nghiệp cần quan tâm sâu sắc đến những dòng dịch
chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm, dịch vụ nhà cung cấp,
cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn, đi cùng với
đó là sự di chuyển của những dòng tài chính, thông tin.
Có thể thấy, việc xây dựng và phát triển một chuỗi cung ứng hợp lý, hoàn chỉnh
là điều thiết yếu đối với ngành công nghiệp giao thông vận tải. Vậy câu hỏi đặt ra là:
“Với một thị trường có nhu cầu lớn như Việt Nam, thì một chuỗi cung ứng như thế nào
mới có thể xem là chuỗi cung ứng hiệu quả, hợp lý và đủ khả năng đáp ứng?”
Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó, nhóm 10 xin giới thiệu đề tài: “Mô hình
chuỗi cung ứng của Honda Việt Nam”. Như chúng ta đã biết, sau nhiều năm xây dựng
và phát triển, Honda Việt Nam là một doanh nghiệp thành công, được nhiều người dùng
tin tưởng nhờ sở hữu cho mình một chuỗi cung ứng hợp lý, hiệu quả tại thị trường Việt
Nam. Qua đề tài này, nhóm 10 đem đến những hiểu biết sâu hơn về chuỗi cung ứng của
Honda Việt Nam, các hoạt động của những mắt xích và những dòng vật chất, thông tin,
tài chính, cũng như giải đáp những thắc mắc xung quanh.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về chuỗi cung ứng của Honda Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu 1 lOMoARcPSD|40534848
- Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của Honda Việt Nam, mô tả vị trí và vai trò cụ
thể của các thành viên chủ chốt trong chuỗi cung ứng. Qua đó, đánh giá ưu điểm, nhược
điểm của chuỗi cung ứng.
- Trả lời cho câu hỏi: Honda Việt Nam có thể ứng dụng quy trình “Cung ứng và
sản xuất đúng thời điểm” hay không?
- Phân loại các mặt hàng mua đầu vào của doanh nghiệp, trình bày căn cứ để lựa
chọn chiến lược nguồn cung theo đặc điểm mặt hàng. lOMoARcPSD|40534848
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Lý thuyết về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất của chuỗi cung ứng a. Khái niệm
Chuỗi cung ứng là tập hợp các doanh nghiệp hoặc tổ chức tham gia trực tiếp và gián
tiếp vào các quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩm nào đó cho thị trường.
Chuỗi cung ứng còn được gọi là chuỗi nhu cầu hay chuỗi giá trị - một thuật ngữ
kinh tế mô tả đơn giản sự liên kết của nhiều công ty để cùng cung ứng hàng hóa và dịch
vụ cho khách hàng trên thị trường. b. Đặc điểm
Các chuỗi cung ứng rất khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm, quy mô doanh
nghiệp và mức độ liên kết giữa các thành viên. Mỗi chuỗi cung ứng đều có đặc trưng
riêng, phù hợp với hoạt động cung cấp sản phẩm, hậu cần, kho bãi... của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhìn chung các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng bao gồm: Nhà
cung cấp nguyên vật liệu, Nhà sản xuất, Nhà phân phối, Nhà bán buôn, Nhà bán lẻ và Khách hàng.
c. Bản chất của chuỗi cung ứng
v Liên kết trực tiếp và gián tiếp các thành viên trong chuỗi cung ứng
- Liên kết trực tiếp: Nhà cung cấp, nhà sản xuất, bán buôn và bán lẻ
- Liên kết gián tiếp: Công ty Logistics, tư vấn, tài chính, nhà cung cấp dịch vụ vận
chuyển, kho bãi, tư vấn hải quan...
v Là sự phối hợp giữa các dòng vật chất, dòng tài chính và dòng thông tin
- Dòng vật chất: Con đường dịch chuyển của vật liệu, bán thành phẩm, hàng hóa
và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đủ về số lượng cũng như chất lượng
- Dòng tài chính: Thể hiện các hoạt động thanh toán của khách hàng với nhà cung
cấp, bao gồm các giao dịch tín dụng, các quá trình thanh toán và ủy thác, các dàn xếp về
trao đổi quyền sở hữu.
- Dòng thông tin: Dòng giao và nhận của các đơn hàng, theo dõi quá trình dịch
chuyển của hàng hóa, chứng từ giữa người mua và người nhận, thể hiện sự trao đổi
thông tin hai chiều và đa chiều giữa các thành viên, kết nối các nguồn lực tham gia
chuỗi cung ứng, giúp chuỗi cung ứng vận hành một cách có hiệu quả.
1.1.2. Khái niệm, bản chất, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng a. Khái niệm 3 lOMoARcPSD|40534848
Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp các phương thức thiết kế, lập kế hoạch và triển
khai một cách hiệu quả quá trình tích hợp giữa các nhà cung cấp, các nhà sản xuất, hệ
thống kho bãi và cửa hàng bán lẻ, để hàng hóa được sản xuất và phân phối đến đúng địa
điểm, đúng thời gian, đúng yêu cầu về chất lượng và số lượng, với mục đích giảm thiểu
chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ dịch vụ khách hàng. b. Bản chất
- Chức năng tích hợp và kết nối: Tạo sự phù hợp giữa cung và cầu để đạt mục tiêu của cả chuỗi.
- Quản trị cung cầu bên trong doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau
thành mô hình gắn kết và hiệu quả cao.
c. Mục tiêu của Quản trị chuỗi cung ứng
v Tối đa hóa toàn bộ giá trị chuỗi cung ứng
Giá trị chuỗi cung ứng (Supply chain value): Tổng giá trị sản phẩm cuối cùng (Total
revenue) cung cấp cho khách hàng trừ đi chi phí mà chuỗi bỏ ra để thực hiện các yêu cầu của khách hàng.
- Nguồn thu nhập: Khách hàng
- Nguồn tạo chi phí: Dòng thông tin, sản phẩm, tiền (hoạt động) giữa các bước trong chuỗi
v Giá trị thặng dư chuỗi cung ứng = Giá trị khách hàng - Chi phí chuỗi cung ứng
=> Hai mục tiêu trên của Quản trị chuỗi cung ứng đánh đổi cho nhau, vì vậy, doanh
nghiệp cần xác định chiến lược phù hợp, hợp lý mà tại đó giảm thiểu tối đa mâu thuẫn này.
1.2. Quy trình “Cung ứng và sản xuất đúng thời điểm”
1.2.1. Sản xuất đúng thời điểm (Just in time)
Sản xuất đúng thời điểm (Just in time) hay còn gọi là sản xuất kéo, sản xuất tinh
gọn (Lean) là quá trình sản xuất giảm thiểu tất cả các dạng lãng phí (cả về thời gian)
và tạo ra các sản phẩm chất lượng.
=> Just In Time là: “Đúng sản phẩm – với đúng số lượng – tại đúng nơi – vào đúng
thời điểm cần thiết”. Trong quy trình Sản xuất đúng thời điểm (Just In Time), các quy
trình không tạo ra giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ phải bị
bãi bỏ, hệ thống chỉ sản xuất ra những cái mà khách hàng muốn.
v Just in time tuân theo một số nguyên tắc cơ bản sau
- Không sản xuất trừ khi khách hàng đã đặt hàng. lOMoARcPSD|40534848
- Trung bình hóa yêu cầu của khách hàng và như vậy mọi nguồn lực trở nên trung
bình hóa và ổn định trong toàn bộ nhà máy.
- Tất cả các công đoạn phải được thông tin nối với nhau bằng một công cụ quản
lý bằng trực quan đơn giản.
- Tối đa tính linh động về nguồn lực và máy móc.
v Những chú ý khi áp dụng JIT
- Sản xuất dây chuyền - sản xuất liên tục, tối ưu hóa máy móc một cách hiệu quả
và duy trì được sản lượng tiền mặt của các sản phẩm cuối là luôn dương.
- Dòng hàng (đầu vào và đầu ra) phải liên tục, không được phép gián đoạn - thông
qua việc sản xuất liên tục trong môi trường 24/7, dòng hàng hóa là rất quan trọng. Đặc
điểm này nhấn mạnh vào phương pháp JIT, bởi khâu sản xuất trong JIT là không thể dừng lại.
- Liên tục cải tiến quy trình và nâng cao chất lượng - JIT chỉ có thể thành công nếu
có những đánh giá và điều chỉnh liên tục nhằm cải tiến cả quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.
- Tránh lãng phí: Đó là các lãng phí các nguồn lực tác động trực tiếp lên chi phí,
chất lượng và việc giao hàng. Hàng hóa tồn kho nhiều, những hoạt động không cần
thiết, tiềm năng của nhân lực chưa được khái thác, thời gian ngừng sản xuất không được
hoạch định và thời gian thay đổi, điều chỉnh hệ thống đều là các hiện tượng lãng phí.
Ngược lại, việc loại bỏ các lãng phí này sẽ khiến cho sự thỏa mãn của khách hàng, lợi
nhuận, lượng vật liệu đầu vào và tính hiệu lực tăng lên.
- Cần tiến hành kịp thời. Áp dụng ngay một giải pháp tuy chưa hoàn hảo nhưng
đúng lúc thì tốt hơn là áp dụng một giải pháp hoàn thiện nhưng lại muộn
- Lưu kho không phải là có tài sản dự trữ mà là lãng phí hoặc phải mất chi phí
- Sử dụng phương pháp Hoạch định - Tiến hành - Kiểm tra - Khắc phục để triển
khai các cải tiến cả khi phát triển và sửa đổi.
v Ưu điểm của JIT
JIT giúp doanh nghiệp loại bỏ những thứ không cần thiết ra khỏi quy trình. Như
vậy, lúc này, doanh nghiệp đã có thể tiết kiệm được một khoản tiền lớn cho việc lưu kho
và bảo quản hàng thừa. Ngoài ra, quy trình JIT còn giúp cho bộ máy của doanh nghiệp
tinh gọn, linh hoạt hơn; đáp ứng nhu cầu theo mùa của hàng hóa. Do JIT chỉ sản xuất
theo nhu cầu của khách hàng nên sản phẩm sẽ được đảm bảo chất lượng.
v Nhược điểm của JIT
Bất lợi lớn nhất của hệ thống Just in time là không thể hoạt động độc lập. Doanh
cần có một nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định; để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách 5 lOMoARcPSD|40534848
hàng. Điều này ẩn chứa rủi ro về việc không đáp ứng đủ nguyên liệu sản xuất; và đôi
khi dẫn đến việc chi phí vận chuyển sẽ cao hơn do cần phải giao hàng nhanh.
Một nhược điểm nữa của JIT đó chính là chi phí tổ chức. Một công ty sản xuất
không thể nào xây dựng lại hệ thống JIT cho phù hợp với quy trình sản xuất hiện tại; mà
bắt buộc họ phải xây dựng lại quy trình sản xuất cho phù hợp với JIT. Ngoài ra, Just-in
time cũng đặt một áp lực rất lớn lên bộ phận sản xuất của công ty.
1.2.2. Quy trình “Cung ứng và sản xuất đúng thời điểm”
Quy trình “Cung ứng và sản xuất đúng thời điểm” gồm 5 bước:
Bước 1: Xác định giá trị từ quan điểm khách hàng
Bước 2: Xác định sơ đồ các bước trong luồng giá trị cho từng sản phẩm và loại bỏ khâu không tạo ra giá trị
Bước 3: Tạo dòng giá trị theo trình tự chặt chẽ để sản phẩm chảy trơn tru về phía khách hàng.
Bước 4: Thiết lập hệ thống sản xuất kéo theo nhu cầu khách hàng
Bước 5: Tiếp tục cải tiến cho đến khi hoàn hảo, giá trị hoàn hảo được tạo ra không có lãng phí.
1.3. Chiến lược nguồn cung theo đặc điểm mặt hàng
1.3.1. Các yếu tố lựa chọn chiến lược nguồn cung
Tùy thuộc vào nhiều đặc điểm và nhiều yếu tố khác nhau để lựa chọn chiến lược nguồn
cung phù hợp, dưới đây là một số yếu tố:
- Các loại hình hàng hóa cần mua
- Mức độ rủi ro của quyết định mua
- Quyền lực và thái độ của nhà cung cấp
- Năng lực của bộ phận mua hàng
- Khả năng ổn định của nguồn cung
1.3.2. Chiến lược nguồn cung theo đặc điểm mặt hàng a. Mặt hàng đòn bẩy
Mặt hàng đòn bẩy là các mặt hàng có rủi ro thấp, giá trị cao, sử dụng nguồn nguyên vật
liệu thường và có nguồn cung cấp dồi dào, cạnh tranh. Các mặt hàng này có đặc điểm là
khối lượng tiêu thụ nội bộ lớn, chiếm một phần đáng kể trong chi tiêu mua sắm (động
cơ điện, xăng dầu). Chiến lược nguồn mua là sử dụng toàn bộ sức mạnh của doanh
nghiệp để tìm kiếm các sản phẩm hoặc nhà cung cấp thay thế, đặt hàng với số lượng lớn.
=> Chiến lược nguồn cung phù hợp với nhóm mặt hàng này “Chiến lược nhiều nhà cung cấp”. lOMoARcPSD|40534848
b. Mặt hàng chiến lược
Đặc điểm của nhóm mặt hàng này là tác động lợi nhuận lớn và rủi ro nguồn cung cao,
thường là các mặt hàng hiếm, có giá trị cao, do đó cần có sự quan tâm lớn. Đối với mặt
hàng này, mục tiêu là phát triển lợi thế cạnh tranh, hỗ trợ và thúc đẩy năng lực cốt lõi
của nhà cung cấp, phát triển các nhà cung cấp tốt nhất, hỗ trợ chiến lược tổng thể của
doanh nghiệp và cải thiện các dịch vụ GTVT trong các thỏa thuận mua.
=> Chiến lược nguồn cung phù hợp đối với nhóm mặt hàng này là “Chiến lược liên
minh Khách hàng – Nhà cung cấp”nhằm hình thành quan hệ đối tác lâu dài.
c. Mặt hàng đơn giản
Các sản phẩm trong nhóm mặt hàng này có đặc điểm là giá trị thấp, rủi ro thấp, sẵn có,
dễ thay thế, là những mặt hàng đơn giản chỉ cần đảm bảo tính năng hiệu quả như văn
phòng phẩm, than đá,… Mục tiêu mua của nhóm mặt hàng này là giảm số lượng mặt
hàng trong danh mục thông qua thay thế, loại bỏ các khoản mua số lượng nhỏ, sử dụng
các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, tối ưu hóa khối lượng đặt để kiểm soát chi phí và đơn giản hóa quy trình.
=> Chiến lược nguồn cung phù hợp đối với nhóm mặt hàng này là “Chiến lược nhiều nhà cung cấp”
d. Mặt hàng then chốt
Các mặt hàng thuộc nhóm này có đặc điểm là nguồn rủi ro cao do sự khan hiếm về sản
xuất hoặc nhà cung cấp mới với công nghệ mới (ví dụ như linh kiện điện tử). Các mặt
hàng này thường có giá bán cao do vị thế độc quyền của nhà cung cấp. Mục tiêu với
nhóm mặt hàng này là duy trì nguồn cung, phát triển thêm các sản phẩm và nhà cung
cấp thay thế nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhà cung cấp.
=> Chiến lược nguồn cung đối với nhóm mặt hàng này là “Chiến lược ít nhà cung
cấp” và đảm bảo cung cấp liên tục. 7 lOMoARcPSD|40534848
CHƯƠNG II: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Honda tên đầy đủ là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nghiên cứu Kỹ thuật Công
nghiệp Honda, Honda Motor Co., Ltd, là một công ty tập đoàn đa quốc gia của Nhật
Bản được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1948, có trụ sở đặt tại quận Minato, Tokyo.
Công ty Honda Việt Nam được thành lập vào năm 1996, là liên doanh giữa Công
ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng Công ty
Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với 2 ngành sản phẩm chính: xe máy và
xe ô tô. 25 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở
thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và nhà sản
xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam.
Honda Việt Nam tự hào mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng
cao, dịch vụ tận tâm và những đóng góp vì một xã hội giao thông lành mạnh. Với khẩu
hiệu “Sức mạnh của những Ước mơ”, Honda mong muốn được chia sẻ và cùng mọi
người thực hiện ước mơ thông qua việc tạo thêm ra nhiều niềm vui mới cho người dân và xã hội.
v Một số mốc lịch sử quan trọng của Honda Việt Nam:
1996 – 2001: Đánh dấu sự khởi đầu với mẫu xe đầu tiên xuất xưởng vào tháng
12/1997 là Super Dream. Năm 1998, nhà máy đầu tiên của Honda chính thức được 29
khánh thành. Trong khoảng thời gian này vào năm 1999, Honda Việt Nam đồng thời
khánh thành Trung tâm Lái xe An toàn.
2002 – 2006: Wave Alpha được giới thiệu vào năm 2002 giúp Honda Việt Nam
đánh bại sự xâm nhập của xe Tàu. Đây chính là mẫu xe đóng vai trò quan trọng cho thị
trường. Chính Wave Alpha đóng vai trò khởi tạo một giai đoạn thịnh vượng mới của
ngành công nghiệp xe máy Việt Nam với chất lượng liên tiếp cải thiện trong khi giá bán
lẻ liên tục được “ép” xuống mức thấp.
2007 – 2011: Năm 2007 chứng kiến sự ra đời của dòng xe Air Blade tại Việt
Nam. Với thiết kế thời trang và công nghệ vượt trội, Air Blade đã chiếm trọn lòng tin
của người tiêu dùng và nhiều năm liên tục là mẫu xe ga bán chạy nhất Việt Nam.
Trong năm 2008, Công ty khánh thành nhà máy xe máy thứ hai. Vào năm 2011,
Công ty bắt đầu xây dựng nhà máy xe máy thứ ba tại tỉnh Hà Nam.
2012 – 2016: Trong năm 2013, nhà máy bánh răng được đưa vào hoạt động.
Cũng trong năm này, Honda Việt Nam đã kỷ niệm chiếc xe thứ 10 triệu xuất xưởng.
Đến năm 2014, Honda Việt Nam đã đạt mục tiêu 15 triệu xe và đưa nhà máy Piston đầu
tiên ở Việt Nam đi vào hoạt động. lOMoARcPSD|40534848
Trong năm 2014, Honda Việt Nam khánh thành nhà máy xe máy thứ ba với một
dây chuyền sản xuất xe Air Blade, tiếp đó đi vào hoạt động dây chuyền thứ hai sản xuất
các dòng xe ga từ tháng 2 năm 2018.
=> Sau 25 năm hoạt động, Honda Việt Nam có thể cung cấp khoảng 2,5 triệu xe máy và
23.000 xe ô tô mỗi năm cho thị trường Việt Nam.
2.1.2. Mục tiêu của doanh nghiệp.
Mục tiêu của Honda Việt Nam không cạnh tranh với các doanh nghiệp khác mà
sản xuất ra những sản phẩm làm khách hàng hài lòng.
- Với sứ mệnh công ty: Duy trì quan điểm toàn cầu, nỗ lực hết mình cung cấp
các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, với giá cả hợp lý nhằm thỏa mãn khách hàng trên toàn thế giới.
- Triết lý Honda làm nền tảng và dựa vào “Sức mạnh của những ước mơ”, mỗi
cá nhân đều được thúc đẩy để phát triển vì mục tiêu chung.
- Quan điểm kinh doanh then chốt: Sử dụng hiệu quả nguồn lực. Tầm nhìn 2030:
- Honda Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí là Công ty dẫn đầu ngay cả sau khi xã
hội đã chuyển sang thời kỳ "Ô tô hóa".
- Với tư cách là Công ty dẫn đầu, Honda Việt Nam chung tay cùng Chính phủ
tích cực giải quyết các vấn đề và thách thức liên quan đến "Sự di chuyển".
2.1.3. Các sản phẩm của Honda v Honda xe máy
Có khoảng 31 mẫu xe, gồm 4 loại:
- Xe số: 6 mẫu (Wave RSX FI 110, Future 125 FI, Super Cub C125, Wave Alpha 110cc,...)
- Xe tay ga: 8 mẫu (Air Blade 125/150, SH125i/150i, SH350i, Vision,...)
- Xe côn tay: 3 mẫu (CBR150R, Winner X, CB150R Exmotion)
- Xe mô tô: 10 mẫu (Gold Wing 2021, Africa Twin 2021, CB500X 2021, CBR1000RR-R Fireblade SP,...) v Honda ô tô
- Gồm 6 mẫu (BRIO, CITY, CIVIC, HR-V, CR-V, ACCORD)
2.2. Chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
2.2.1. Mô hình chuỗi cung ứng 9 lOMoARcPSD|40534848
v Nhà cung cấp
Honda Việt Nam đã xây dựng cho mình hệ thống cung ứng linh kiện, phụ tùng với
khoảng hơn 110 doanh nghiệp với khoảng 20% doanh nghiệp sử dụng 100% vốn của
Việt Nam. Số còn lại được đảm nhiệm bởi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đến từ
Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan…
- Nhật Bản: cung cấp các linh kiện quan trọng nhất của xe máy liên quan đến động
cơ và hộp số như xi lanh, piston, trục máy, trục chuyển động…
- Thái Lan: cung cấp một phần các linh kiện quan trọng trên và hộp xi lanh, chế hoà khí bơm dầu…
- Trung Quốc: cung cấp các linh kiện khác như đèn, gương, vỏ máy…
- Tháng 3/2014, Honda Việt Nam khánh thành phân xưởng Piston đầu tiên tại
Bắc Ninh. Việc đưa phân xưởng vào hoạt động không chỉ nâng cao tỷ lệ nội địa hoá của
các sản phẩm mà còn là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo
nền tảng vững chắc cho hoạt động sản xuất trong nước và mở rộng xuất khẩu.
- Công ty Nittan Việt Nam (liên doanh giữa Thái Lan và Nhật Bản) chuyên cung
cấp cho Honda các van động cơ xe máy và xe hơi tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.
- Công ty cổ phần Innotek chuyên sản xuất cho Honda các linh kiện phụ tùng cho
ô tô, xe máy và các ngành công nghiệp phụ trợ.
- Công ty Nissin chuyên có 100% vốn của Nhật Bản, là nhà cung cấp các linh kiện
phanh xe máy và ô tô cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu, trong đó hàng xuất cho
Honda chiếm khoảng 50% tổng số hàng hóa cung cấp cho thị trường nội địa. v Nhà sản xuất
a. Nhà sản xuất xe máy lOMoARcPSD|40534848
- Nhà máy xe máy thứ nhất: tháng 3/1998, Honda Việt Nam khánh thành nhà máy
sản xuất thứ nhất có trụ sở tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc, được đánh giá là một trong những
nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.
- Nhà máy xe thứ hai: tháng 8/2008, nhà máy xe thứ 2 chuyên sản xuất xe tay ga
và xe số cao cấp được khánh thành tại Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
- Nhà máy xe thứ 3: được khánh thành vào tháng 11/2014 tại Duy Tiên, Hà Nam,
nhà máy được thiết kế hướng tới mục tiêu thân thiện với môi trường và con người, góp
phần đáp ứng nhu cầu đang không ngừng tăng trưởng của thị trường xe máy Việt Nam.
- Ngoài ra còn có nhà máy bánh răng, trung tâm phụ tùng; nhà máy Piston với
các phân xưởng tiên tiến, hiện đại như phân xưởng hàn, phân xưởng sơn, phân xưởng ép nhựa…
b. Nhà sản xuất ô tô
Tháng 3/2005, Honda Việt Nam chính thức nhận được giấy phép của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam – đánh dấu mốc lịch sử quan
trọng trong sự phát triển của công ty. Nhà máy được khánh thành tại Phúc Yên, Vĩnh
Phúc. Nhà máy sản xuất ô tô được trang bị máy móc và thiết bị tương tự như các nhà
máy Honda ở các nước khác với tiêu chí đặc biệt coi trọng chất lượng, an toàn và thân
thiện với môi trường. Hơn nữa, nhà máy còn được trang bị dây chuyền lắp ráp động cơ
với mong muốn từng bước nội địa hóa các sản phẩm ô tô. v Nhà phân phối
Xe máy: Honda Việt Nam phân phối sản phẩm xe máy qua hệ thống cửa hàng bán hàng
và dịch vụ do Honda uỷ nhiệm, gọi tắt là HEAD và các trạm dịch vụ & phụ tùng (HSF).
- Các sản phẩm xe máy cao cấp như SH, Lead, Air Blade, PCX… được phát triển,
phân phối nhiều hơn tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp HCM, Đà Nẵng…
- Các dòng sản phẩm trung bình như Wave, Dream, Future… được phân phối
nhiều tại thị trường nông thôn, hướng vào đối tượng khách hàng có thu nhập thấp. v Nhà bán lẻ
Sản phẩm của Honda Việt Nam chủ yếu là các hàng hóa cồng kềnh, có giá trị cao, là
phương tiện giao thông cần được dùng thử nên chủ yếu sẽ được phân phối qua các cửa
hàng, siêu thị, đại lý của Honda. Các cửa hàng, siêu thị này có mặt tại các tỉnh thành
trên cả nước với số lượng phong phú, đủ cho người tiêu dùng thoải mái lựa chọn sản
phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình. v Khách hàng
Hiện nay, Honda không chỉ chú trọng vào nhóm khách hàng truyền thống là các cơ
quan/ tổ chức mua xe theo ngân sách nhà nước, cơ quan/ tổ chức đại diện ngoại giao
của nước ngoài tại Việt Nam, các công ty/ doanh nghiệp mà công ty đã đẩy mạnh sản 11 lOMoARcPSD|40534848
xuất những mẫu xe phù hợp nhu cầu của giới trẻ, bởi phần lớn hiện nay khi đã đủ tuổi,
hầu hết các bạn trẻ đều có nhu cầu sở hữu một chiếc xe máy để tiện cho công việc cũng
như xu hướng chung của xã hội.
Honda cũng chú ý phân phối sản phẩm đến các đại lý, cửa hàng sao cho phù hợp với
tình hình tại các gia đình, khi việc mua bán xe máy hay ô tô chủ yếu do người đứng đầu
trong gia đình quyết định, thường là người đàn ông.
2.2.2. Vị trí, vai trò của thành viên trong chuỗi cung ứng của Honda
v Nhà cung cấp nguyên vật liệu
- Nguồn cung của Honda Việt Nam được Honda quản lý và gắn với chiến lược
gắn bó tích hợp với nhà cung cấp, đặt trước để mua hàng, tham gia vào quá trình hoạch
định chiến lược phối hợp. Việc sử dụng chiến lược nguồn cung này giúp Honda tạo mối
quan hệ hợp tác lâu dài và tạo sức ép cạnh tranh giữa các nhà cung cấp.
- Nhà cung cấp của Honda sẽ làm việc trực tiếp với phòng ban phát triển sản
phẩm và sản xuất tất cả phụ kiện theo yêu cầu. Giữa nhà cung cấp và Honda luôn duy
trì sự chia sẻ thông tin ở mức cao nhất nhằm giảm thời gian cho giai đoạn thiết kế, phát
triển cũng như khi đưa vào sản xuất. v Nhà sản xuất
Việc sử dụng nguồn nguyên vật liệu, vật tư đến từ hơn 100 công ty giúp các nhà máy
sản xuất của Honda không quá lo lắng về nguồn vật tư đầu vào. Bên cạnh đó, các nhà
máy sản xuất hoạt động hàng năm với công suất lớn, đều đặn giúp Honda luôn đảm bảo
nguồn cung cho thị trường một cách kịp thời, trôi chảy, chất lượng. Thêm vào đó, quy
trình sản xuất của Honda luôn được lên kế hoạch rõ ràng để tối thiểu hóa chi phí và
nguyên vật liệu dư thừa; Honda luôn đảm bảo quy trình six sigma- mọi sự sửa đổi, cải
tiến quy trình theo độ chuẩn đều cần xác định dựa trên nhu cầu, yêu cầu và kỳ vọng của
khách hàng để hạn chế mọi phản hồi tiêu cực có thể xảy ra.
v Nhà phân phối sản phẩm
Honda quy hoạch mạng lưới bán lẻ tìm kiếm, ủy quyền cho các đại lý với tên gọi
HEAD. Các HEAD phải đảm bảo tiêu chuẩn mà Honda VN đưa: hưởng treo biển hiệu
với logo thương hiệu Honda, đội ngũ công nhân của các HEAD được đào tạo lắp ráp,
bảo dưỡng. Các HEAD không nhận hàng ký gửi từ Honda Việt Nam mà phải trả tiền
mua hàng, tức quan hệ đối tác kinh doanh độc lập. Dựa việc dự báo nhu cầu tiêu thụ,
HEAD lập kế hoạch đặt hàng gửi Honda. v Nhà bán lẻ
Các nhà bán lẻ là những người đưa sản phẩm trực tiếp đến tay khách hàng tiêu dùng
cuối cùng. Tại nhiều nơi tại nông thôn chưa có nhiều các đại lý chính hãng do Honda
Việt Nam uỷ nhiệm mà phần nhiều người tiêu dùng mua các sản phẩm của Honda qua lOMoARcPSD|40534848
các nhà bán lẻ, chủ yếu là các cửa hàng. Các cửa hàng này hầu hết cũng được cung cấp
các sản phẩm, thiết bị phụ tùng, bảo dưỡng, dịch vụ bảo hành chính hãng để phục vụ
khách hàng kịp thời, nhanh chóng với chất lượng đáng tin cậy. v Khách hàng
Honda có hệ thống chuỗi cung ứng dịch vụ được kết nối với các nhà phân phối và
qua đó kết nối với các nhà bán lẻ uy tín, kịp thời để phục vụ khách hàng một cách nhanh
chóng, có hiệu quả. Bên cạnh đó, Honda cũng sử dụng thương mại điện tử, viễn thông
để xây dựng mối quan hệ trực tiếp với khách hàng. Qua hệ thống này, khách hàng có
thể tinh chỉnh sản phẩm theo ý thích của mình và gửi tới cho trung tâm dịch vụ khách hàng của Honda Việt Nam.
2.3. Ứng dụng quy trình “Cung ứng và sản xuất đúng thời điểm” (Just in time – JIT) vào công ty Honda
v Điều kiện chung để các doanh nghiệp ứng dụng JIT
- JIT phù hợp với các doanh nghiệp lớn vì quy trình này giúp tăng cường dòng
tiền, giảm vốn cần thiết để điều hành doanh nghiệp. Các nhà bán lẻ, nhà hàng, nhà xuất
bản, sản xuất công nghệ và sản xuất ô tô xe máy là những ví dụ về các ngành được
hưởng lợi từ quy trình JIT.
- Quy trình JIT cần được áp dụng vào các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất
mang tính chất lặp đi lặp lại để đạt hiệu quả cao nhất. Luồng “hàng hóa” lưu hành
trong quá trình sản xuất và phân phối được lập chi tiết cho từng bước sao cho công đoạn
tiếp theo được thực hiện ngay sau khi công đoạn trước đó hoàn thành, không có nhân
công hay thiết bị nào phải đợi sản phẩm đầu vào.
- Sử dụng mô hình JIT đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ hơn với ít nhà cung cấp hơn,
chất lượng tốt hơn và đáng tin cậy hơn, cung cấp những lô nhỏ vật liệu sản xuất, giảm tối đa tồn kho.
- Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp phải đem lại hiệu quả cao: các
nhà cung cấp phải cung cấp nguồn cung mới với thời gian báo trước rất ngắn.
- Doanh nghiệp ứng dụng JIT phải là doanh nghiệp có khả năng dự đoán nhu
cầu của khách hàng trong tương lai. Nếu một doanh nghiệp rất khó dự đoán mức bán
hàng trong tương lai thì việc giữ nguyên vật liệu, bộ phận và thành phẩm sẽ trở thành
một chiến lược đem lại nhiều rủi ro.
- Thiết bị máy móc cần phải linh hoạt. Thiết bị kiểu cũ không phù hợp với quy
trình JIT bởi chúng không có tính linh hoạt - chỉ dược sản xuất để tạo ra một loạt các
sản phẩm giống nhau. Trong khi đó, thiết bị hiện đại mang tính linh hoạt và dễ thích 13 lOMoARcPSD|40534848
ứng hơn nhiều - có thể thay đổi loại sản phẩm sản xuất mà không cần nhiều hơn một
chương trình phần mềm khác.
- Nhân viên sản xuất phải có nhiều kỹ năng và sẵn sàng thay đổi nhiệm vụ trong thời gian ngắn.
- Mối quan hệ giữa nhân viên và ban quản lý cũng là điều kiện cần thiết để quy
trình JIT hoạt động trơn tru. Bất kỳ vấn đề lao động nào cũng có thể dẫn đến việc nguồn
cung bị gián đoạn và đình trệ. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà nhiều doanh nghiệp đã
áp dụng JIT ở Nhật Bản và Châu Âu đều có thỏa thuận “cấm đình công” với các tổ chức công đoàn lớn.
v Ứng dụng JIT của Honda Việt Nam
Honda Việt Nam là doanh nghiệp đã và đang áp dụng quy trình “cung ứng và
sản xuất đúng thời điểm”
Vì Honda Việt Nam có những điều kiện phù hợp như sau:
- Doanh nghiệp lớn: Được thành lập vào năm 1996, công ty Honda Việt Nam là
liên doanh giữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái
Lan) và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với 2 ngành sản
phẩm chính: xe máy và xe ô tô. 25 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không
ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất
xe gắn máy và nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam.
- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu: Honda Việt Nam đã xây dựng được hệ thống
cung ứng linh kiện, phụ tùng với khoảng 110 doanh nghiệp, trong đó có 23 doanh
nghiệp 100% vốn của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện, phụ tùng cho
Honda, số còn lại do các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đảm nhiệm. Honda Việt
Nam đã thuê các công ty tư nhân sản xuất linh kiện theo tiêu chuẩn thiết kế của Honda.
Đồng thời yêu cầu các nhà cung cấp linh kiện cung ứng sản phẩm liên tục, đúng thời
gian, chất lượng cũng như số lượng. Việc lựa chọn từng nhà cung cấp cho mỗi bộ phận
giúp chuỗi sản xuất và cung ứng của Honda Việt Nam vừa đảm bảo chất lượng, vừa hạn
chế được những rủi ro không mong muốn.
- Hoạt động sản xuất mang tính chất lặp đi lặp lại: Mỗi ngày làm ra 3.649 xe và
mỗi tháng có gần 110.000 chiếc xe xuất xưởng.
Ngày 29/10/2020, chiếc xe thứ 30 triệu của Honda Việt Nam (HVN) đã được
xuất xưởng tại Vĩnh Phúc - nhà máy xe máy được đánh giá là hiện đại nhất khu vực
Đông Nam Á hiện nay. Trước đó, doanh nghiệp này đã đón chiếc xe thứ 5 triệu vào
tháng 7/2008, cán mốc 10 triệu xe vào tháng 9/2011 và chạm mốc 15 triệu xe máy vào
tháng 3/2014. Số lượng xe máy của hãng xe Nhật tiếp tục tăng lên 20 triệu xe vào tháng
9/2016, 25 triệu vào tháng 10/2018, và giờ là 30 triệu xe. lOMoARcPSD|40534848
Tính đến hiện tại, Honda đã xây dựng được 3 nhà máy sản xuất xe máy tại Vĩnh
Phúc và Hà Nam cùng các xưởng sản xuất và một trung tâm phụ tùng với nhiều dòng
xe, từ xe số, xe tay ga đến xe côn tay như Wave Alpha, SH, Vision, Winner X…Với 3
nhà máy sản xuất, năng lực của HVN đạt 2,5 triệu chiếc xe máy/năm và có 800 đại lý
bán hàng trên toàn quốc.
- Sự kết hợp chặt chẽ giữa Honda Việt Nam và các nhà cung cấp: Honda Việt
Nam lựa chọn những nhà cung cấp uy tín và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với họ
để đảm bảo nguồn đầu vào nguyên liệu tốt nhất:
+ Nittan Việt Nam: chuyên cung cấp các van động cơ xe máy và xe hơi
+ HPC cung cấp linh kiện xe máy cho Honda Việt Nam từ 2017
- Khả năng dự đoán nhu cầu của khách hàng trong tương lai của Honda luôn
được đánh giá ở mức cao. Trong năm 2020, Honda Việt Nam đã ra mắt rất nhiều sản
phẩm mới thuộc các phân khúc khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
hàng. Điểm nhấn của các mẫu xe đời mới nằm ở công nghệ hiện đại như kết nối
bluetooth đi kèm những ứng dụng thông minh, điều này đã thỏa mãn được nhu cầu trải
nghiệm ngày càng gia tăng của khách hàng.
- Nhân viên làm việc tại các xưởng sản xuất của Honda cần phải đạt đủ các điều
kiện về thể trạng và vượt qua 1 cuộc thi tuyển. Ngoài ra, nhân viên cũng được tham gia
các khóa đào tạo nâng cao trình độ và năng lực ngoại ngữ.
- Người lao động ở Honda luôn được doanh nghiệp quan tâm. Họ được đăng ký
ở ký túc xá và được hỗ trợ 1 bữa ăn/ngày tại công ty. Hơn nữa, họ cũng được hưởng đầy
đủ các chế độ phúc lợi theo quy định của công ty như du lịch, mua xe trả góp, tiết kiệm thông minh…
2.4. Nguồn cung ứng đầu vào của doanh nghiệp
2.4.1. Các mặt hàng mua đầu vào của doanh nghiệp
Các mặt hàng đầu vào quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đó cũng là lý do vì
sao Honda luôn kiểm soát, hỗ trợ, đào tạo các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào để
tăng cường hoạt động quản lý chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng của nhà cung
ứng. Các mặt hàng đầu vào để sản xuất ra 1 chiếc xe máy hay 1 chiếc ô tô Honda bao gồm: - Gương, kính, vỏ xe - Ốc, vít, ắc quy
- Lốp xe, thùng xe, khung xe - Các thành phần ghế
- Dây chuyền lắp ráp, động cơ, hệ thống phanh 15 lOMoARcPSD|40534848
- Bảng điều khiển, túi khí, chip, pin…
2.4.2. Sơ đồ phân loại các mặt hàng mua đầu vào của doanh nghiệp
Để dễ dàng quản lý, xem loại mặt hàng nào cần mua; mức độ rủi ro của quyết định
mua; quyền lực và thái độ của nhà cung ứng; năng lực của các bộ phận mua hàng hay
khả năng ổn định của nguồn hàng như thế nào, nhóm cho rằng nên tiến hành phân loại
tất cả các loại hàng hóa doanh nghiệp cần mua dựa trên mức rủi ro từ phía nguồn cung
và mức tác động tới lợi nhuận tiềm năng của mỗi loại hàng hóa, từ đó lựa chọn chiến
lược nguồn cung theo đặc điểm mặt hàng.
Sơ đồ phân loại các mặt hàng mua đầu vào của doanh nghiệp do nhóm đề xuất như sau:
Sơ đồ phân loại các mặt hàng mua đầu vào lOMoARcPSD|40534848
2.4.3. Căn cứ để lựa chọn chiến lược nguồn cung theo đặc điểm mặt hàng Chiến lược
Các loại mặt Nhóm mặt nguồn cung theo Căn cứ lựa chọn hàng hàng đặc điểm mặt hàng Gương, kính,
Do các sản phẩm trong nhóm mặt vỏ xe
hàng này có đặc điểm là nguồn
cung dồi dào và có giá trị thấp, ít
rủi ro, giao dịch cá nhân nhỏ, sử Ắc quy
Mặt hàng đơn Chiến lược nhiều dụng thường xuyên, ai cũng có thể giản nhà cung cấp
mua. Vì vậy, Honda nên sử dụng
chiến lược nhiều nhà cung cấp để
chọn lựa những đối tác có giá cả Ốc, vít
thấp do các mặt hàng này không
yêu cầu chất lượng quá khắt khe. Lốp xe
Các mặt hàng này có đặc điểm tiêu
thụ nội bộ, thị trường cung ứng
lớn. Có nhiều sản phẩm và dịch vụ Thùng xe
thay thế, tuy nhiên lại có tầm quan
Mặt hàng đòn Chiến lược nhiều trọng và tác động đến lợi nhuận Khung xe bẩy nhà cung cấp
cao. Do vậy, Honda nên sử dụng
chiến lược nhiều nhà cung cấp để
tìm kiếm các sản phẩm hoặc nhà Các thành
cung ứng thay thế, đặt hàng với số phần ghế lượng lớn. Dây chuyền
Nhóm hàng này có đặc điểm là lắp ráp
hiếm, thông số kỹ thuật phức tạp,
rất thiết yếu, phải luôn sẵn có. Chiến lược liên Mặt hàng
Đồng thời có giá trị cao, tác động Động cơ minh Khách hàng chiến lược
đến lợi nhuận lớn, rủi ro nguồn – Nhà cung cấp
cung cao. Vì vậy, Honda nên lựa
chọn chiến lược liên minh Khách Hệ thống
hàng-Nhà cung cấp nhằm ký kết phanh
hợp đồng cung ứng độc quyền, 17 lOMoARcPSD|40534848
cùng nhau chia sẻ đầu tư và lợi ích,
thường xuyên trao đổi tương tác, Bảng điều
hỗ trợ và thúc đẩy năng lực cốt lõi khiển
của các nhà cung cấp để có được
một nguồn cung đảm bảo.
Các mặt hàng này thường có giá Túi khí
bán cao do vị thế độc quyền của
nhà cung cấp, rủi ro nguồn cung
cao, yêu cầu phức tạp trong quá Chíp
trình sản xuất, đòi hỏi độ chính xác
cao. Đặc biệt nó ảnh hưởng lớn
đến hoạt động hay bảo trì của xe.
Mặt hàng then Chiến lược ít nhà Và vì tầm quan trọng cũng như Thiết kế chốt cung cấp
tính khan hiếm, khó thay thế của
nó, Honda nên lựa chọn chiến lược
ít nhà cung cấp nhằm duy trì mối
quan hệ hợp tác dài hạn và ổn định Pin
với 1 số đối tác qua việc chọn lựa
kỹ càng, có ưu thế nhờ quy mô, uy tín. lOMoARcPSD|40534848
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG CHUỖI CUNG ỨNG TRONG TƯƠNG LAI
3.1. Đánh giá chuỗi cung ứng của Honda Việt Nam
3.1.1. Ưu điểm của chuỗi cung ứng
Một là, Honda Việt Nam sử dụng lợi thế quy mô bằng cách làm việc với các nhà
phụ tùng của công ty để đặt hàng nguyên liệu thô với một số lượng lớn, tích hợp các
nhà cung cấp vào toàn bộ quy trình, các nhà cung cấp được tham gia vào việc phát triển
và thiết kế các sản phẩm mới, mối quan hệ với nhà cung cấp giống như mối quan hệ với
đối tác. Hiệu quả kinh tế theo quy mô đã giúp công ty giảm chi phí vận hành và tăng
năng suất. Công ty sử dụng vài nguồn cho một loại linh kiện, quan hệ hợp tác, dài hạn,
ổn định, hợp đồng cung ứng dài hạn, cung ứng đúng thời điểm. Việc sử dụng chiến lược
trên tạo ra mối quan hệ hợp tác lâu dài nhưng cũng giúp Honda có thể ra sức ép cạnh
tranh giữa các nhà cung cấp
Hai là, các sản phẩm của Honda Việt Nam rất đa dạng và và phong phú về chủng
loại, kiểu dáng, màu sắc, nhãn mác xe, mức giá, có thể đáp ứng được phần lớn nhu cầu
của người tiêu dùng Việt Nam.
Ba là, Honda Việt Nam có một hệ thống phân phối rộng khắp trong cả nước với 763
cửa hàng gồm cửa hàng Bán xe và Dịch vụ do Honda ủy nhiệm (HEAD) và Trạm dịch
vụ & Phụ tùng (HSF). Điều này đã tạo thuận lợi cho người tiêu dùng trong việc lựa
chọn các sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Bốn là, nguồn lực của Honda Việt Nam rất dồi dào, Honda đã xây dựng được đội
ngũ cán bộ quản lý tài năng, giàu kinh nghiệm cùng với đội ngũ nhân công lao động có
tay nghề cao, luôn lấy con người là yếu tố trung tâm, là tiền đề sáng tạo đưa công ty đưa
công ty vượt qua những lúc khó khăn, mở rộng quy mô phát triển kinh doanh góp phần
vào sự tăng trưởng của Honda.
Năm là, hiện đại, thân thiện, tinh gọn và ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn
bộ hoạt động chuỗi. Với sự hậu thuẫn từ Nhật Bản, chuỗi cung ứng của Honda luôn
được chuyển giao những công nghệ tiên tiến nhất. Đồng thời Honda Việt Nam cũng hợp
tác với các công ty công nghệ trong và ngoài nước để hướng đến chuỗi cung ứng hiện
đại với sự hỗ trợ tối đa của máy móc nhằm tối ưu hóa hoạt động logistics, cung cấp
nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng.
3.1.2. Nhược điểm của chuỗi cung ứng
Một là, nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu. Doanh nghiệp sản xuất linh
kiện, phụ tùng trong nước chưa phát triển tương xứng khiến thị phần linh kiện, phụ tùng
chủ yếu vẫn rơi vào tay nhà đầu tư nước ngoài. Tuy có dự phòng các phương án về
lượng cung như mua nguyên vật liệu cho cả năm và dự trữ trong kho nhưng việc sản 19 lOMoARcPSD|40534848
xuất của Honda cũng đôi khi gặp khó khăn do thiếu hụt nguyên liệu sản xuất bởi dịch
COVID 19 bùng phát nghiêm trọng khiến các chính phủ phải tuyên bố đóng cửa và hạn
chế các hoạt động kinh doanh, đôi khi tạm dừng toàn bộ hoạt động của các nhà máy.
Hai là, Công ty Honda mỗi năm sản xuất khoảng 2 triệu xe máy, số lượng chi tiết
phụ tùng rất lớn, nên Honda không thể kiểm tra từng chi tiết, từng linh kiện, từng phụ
tùng mà chỉ kiểm tra xác suất trên cơ sở kiểm tra, đánh giá hệ thống quản lý của nhà
cung cấp. Vậy nên các nhà cung cấp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng sản
phẩm do mình cung cấp cho Honda Việt Nam.
Ba là, giá cả là một trong những vấn đề hết sức bức xúc đối với Honda Việt Nam.
Thực tế là Honda Việt Nam không có quyền can thiệp vào giá bán cho người tiêu dùng
tại HEAD, bởi vì hợp đồng giữa Honda Việt Nam và HEAD là hợp đồng “mua đứt, bán đoạn”.
Bốn là, mức độ phân bố HEAD ở nhiều nơi còn chưa đều, có nơi mật độ quá thưa
hoặc nằm ở vị trí bất hợp lý. Điều này dẫn đến mức độ bao phủ thị trường chưa được tốt
và là kẽ hở để đối thủ cạnh tranh tấn công trên thị trường.
3.2. Định hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp
3.2.1. Định hướng phát triển
- Tiếp tục dẫn đầu thị trường xe máy trong nước, đặc biệt coi trọng những thị
trường trọng yếu như Hà Nôi, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nghệ An…Bên
cạnh đó, mở rộng nâng cao thị phần ở thị trường thứ yếu và thị trường ngách.
- Tăng cường xuất khẩu: tìm kiếm thị trường mới và tiếp tục mở rộng thị trường
xuất khẩu là hướng chiến lược mà Honda Việt Nam luôn theo đuổi.
- Tầm nhìn đến năm 2030 được Honda thể hiện trong tuyên bố “Phục vụ mọi
người trên toàn thế giới với 'niềm vui mở rộng tiềm năng cuộc sống của họ' - Dẫn
đầu sự tiến bộ của phương tiện di chuyển và cho phép mọi người ở khắp mọi nơi trên
thế giới cải thiện cuộc sống hàng ngày của họ." Để thể hiện Tầm nhìn này, công ty
đặt ra định hướng cho các sáng kiến cụ thể của mình từ ba quan điểm làm hướng dẫn
hành động cho thế kỷ 21: “Tạo niềm vui”, “Mở rộng niềm vui” và “Đảm bảo niềm vui
cho thế hệ tiếp theo”. Honda sẽ thực hiện một bước chuyển mình lớn theo hướng từ số
lượng sang chất lượng, thực hiện “tăng trưởng thông qua việc theo đuổi chất lượng”.
Công ty sẽ hướng tới việc mở rộng vòng tròn niềm vui và để thương hiệu Honda tỏa
sáng hơn nữa thông qua việc kiên định theo đuổi “chất lượng giá trị mà Honda cung
cấp” và “chất lượng các sáng kiến của mình”. Để thực hiện Tầm nhìn này, Công ty sẽ
sử dụng hiệu quả các nguồn lực hạn chế của doanh nghiệp để chuyển đổi và phát triển
các hoạt động kinh doanh hiện tại và tạo ra giá trị mới. lOMoARcPSD|40534848
3.2.2. Đề xuất một số giải pháp
- Xác định lại thị trường mục tiêu: dựa theo nhu cầu, thị hiếu của người dân từng
vùng miền về loại xe, kiểu dáng, màu sắc để cơ cấu lại.
- Thay đổi cách thức phân phối cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Rút ngắn thời gian chuẩn bị sản phẩm mới đến mức tối thiểu, đúng thời cơ để tận
dụng và chiếm lĩnh thị trường ngay khi có sản phẩm đầu tiên xuất xưởng cũng như để
đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Cho phép các nhà cung cấp được tự ý thay đổi các vật tư mới có tiêu chuẩn kỹ
thuật tương đương nhưng đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt của HondaViệt Nam. Việc
này sẽ giúp các nhà cung cấp rút ngắn được thời gian chuẩn bị linh kiện cho Honda Việt
Nam nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Đào tạo nhân viên thường xuyên bất kể họ được chỉ định và xuất thân như thế
nào sẽ giúp ích hơn nữa trong việc duy trì quản lý chuỗi cung ứng
- Kiểm tra tích hợp các bộ phận và các phụ kiện khác phải được thực hiện bởi nhân
viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tốt để tránh bất kỳ sai sót nào tại thời điểm
khởi động hoặc thậm chí ở các giai đoạn tiếp theo
- Nâng cao hoạt động đánh giá chuỗi cung ứng, xây dựng chuỗi cung ứng hoàn
chỉnh, tăng cường tính bền vững của chuỗi cung ứng trong mua hàng và hậu cần. Để
cung cấp cho khách hàng nguồn cung sản phẩm và dịch vụ tốt hơn kịp thời, ổn định, cần
phải nỗ lực đáng kể vào việc phát triển và tối ưu hóa chuỗi cung ứng với các nhà cung
cấp đồng thời tính đến vấn đề môi trường và nhân quyền. 21 lOMoARcPSD|40534848 KẾT LUẬN
Những phân tích về chuỗi cung ứng trên, giúp các bạn có thể nắm rõ một số lý thuyết
tổng quan về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng. Qua đó cũng thấy được, chuỗi
cung ứng trên giúp Honda Việt Nam có được thành công trên thị trường nước ta. Chuỗi
cung ứng Honda Việt Nam là một chuỗi cung ứng hợp lý, hoàn chỉnh trong các khâu để
có thể hoạt động trơn tru, hiệu quả. Tuy vậy, bên cạnh những thành công đạt được,
doanh nghiệp vẫn sẽ gặp những khó khăn và hạn chế hơn nữa khi Việt Nam tham gia
vào các các tổ chức kinh tế quốc tế hợp tác sâu rộng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc
tế ngày nay.Trên đây cũng là lời giải đáp của nhóm cho một số vấn đề liên quan“Với
chuỗi cung ứng Honda Việt Nam có thể ứng dụng quy trình “cung ứng và sản xuất đúng
thời điểm” hay không?”, “Căn cứ để Honda Việt Nam lựa chọn chiến lược nguồn cung
theo đặc điểm mặt hàng?”
Qua chuỗi cung ứng trên của Honda Việt Nam, hy vọng sẽ rút ra được một số bài
học có ích cho các doanh nghiệp sản xuất, phát triển ngành công nghiệp giao thông này
ở Việt Nam, từ đó sẽ hoàn thiện hơn chuỗi cung ứng riêng cho mình, đồng thời mở rộng
mạng lưới cung ứng ra toàn khu vực và trên thế giới.
Nhóm 10 xin trân thành cảm ơn thầy đã cung cấp kiến thức, hướng dẫn và giúp đỡ
trong quá trình hoàn thiện bài thảo luận này. Vì kiến thức còn hạn chế nên bài thảo luận
không tránh khỏi những sai sót kính mong nhận được những ý kiến từ thầy và các bạn
để nhóm 10 có thể hoàn thiện bản thân hơn. lOMoARcPSD|40534848
Tài liệu tham khảo
1. PGS.TS.An Thị Thanh Nhàn 2021, Giáo trình quản trị chuối cung ứng, NXB thống
kê, Trường Đại học Thương mại. 2. Các trang web:
- https://www.kizuna.vn/vi/tin-tuc/chien-luoc-just-in-time-loi-ich-dieu-kien-ap- dung-1258
- http://www.ibbusinessandmanagement.com/uploads/1/1/7/5/11758934/jit_success ful_conditions.pdf
- https://toc.123docz.net/document/656090-quan-tri-san-xuat-theo-mo-hinh-just- in-time-cua-honda.htm
- http://elb.lic.neu.edu.vn/bitstream/DL_123456789/6192/1/TT.THS.3982.pdf
- https://www.honda.com.vn/gioi-thieu/tam-nhin
- https://www.honda.com.vn/ 23