-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chương 1 đồ án - Kinh tế vận tải & logistics | Trường Đại học Giao thông Vận Tải
Chương 1 đồ án - Kinh tế vận tải & logistics | Trường Đại học Giao thông Vận Tải được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vận tải & logistics 15 tài liệu
Đại học Giao thông vận tải 269 tài liệu
Chương 1 đồ án - Kinh tế vận tải & logistics | Trường Đại học Giao thông Vận Tải
Chương 1 đồ án - Kinh tế vận tải & logistics | Trường Đại học Giao thông Vận Tải được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vận tải & logistics 15 tài liệu
Trường: Đại học Giao thông vận tải 269 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Giao thông vận tải
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40342981
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC VẬN
TẢI HÀNG HÓA BẰNG Ô TÔ
1.1. Tổng quan về tổ chức vận tải hàng hóa.
1.1.1. Khái niệm vận tải và vận tải hàng hóa a) Vận tải.
Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển
vị trí của đối tượng vận chuyển, đối tượng vận chuyển gồm con người (hành khách) và vật phẩm
(hàng hóa). Sự di chuyển vị trí của con người và vật phẩm trong không gian rất đa dạng, phong
phú và không phải mọi di chuyển đều là vận tải. Vận tải chỉ bao gồm những di chuyển do con
người tạo ra nhằm mục đích kinh tế (lợi nhuận) để đáp ứng yêu cầu về sự di chuyển đó mà thôi.
Tất cả của cải vật chất chủ yếu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã hội loài người, của cải
vật chất của xã hội được tạo ra ở 4 ngành sản xuất vật chất cơ bản: công nghiệp khai khoáng;
công nghiệp chế biến; nông nghiệp và vận tải. Đối với một ngành sản xuất vật chất như công
nghiệp, nông nghiệp,… trong quá trình sản xuất đều có sự kết hợp của 3 yếu tố, đó là công cụ
lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Vận tải cũng là một ngành sản xuất vật chất vì
trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng có sự kết hợp của 3 yếu tố trên.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng đã tiêu thụ một lượng vật chất nhất
định như: vật liệu, nhiên liệu, hao mòn phương tiện vận tải… Hơn nữa, đối tượng lao động (hàng
hóa, hành khách vận chuyển) trong quá trình sản xuất vận tải cũng trải qua sự thay đổi nhất định.
Có thể khái niệm về vận tải như sau: vận tải là quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng
hóa, hành khách trong không gian và thời gian để nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
b) Vận tải hàng hóa
- Hàng hóa: Hàng hóa là sản phẩm của nền kinh tế quốc dân được đưa ra trao đổi và mua bán trên thị trường.
- Hàng hóa vận tải: Hàng hóa trong vận tải là tất cả các loại nguyên vật liệu, bán thành phẩm,
thành phẩm tiếp nhận sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Nói như vậy ta hiểu hàng hóa
trong vận tải rất đa dạng về giá trị, tính chất, kích thước, trọng lượng thậm chí về ý nghĩa của
chúng đối với nền kinh tế của đất nước cũng khác nhau
1.1.2. Phân loại vận tải và vận tải hàng hóa.
a) Phân loại vận tải
Có nhiều cách phân loại vận tải, phụ thuộc vào các tiêu thức phân loại. Những tiêu thức phân loại chủ yếu như:
(1) Căn cứ vào tính chất của vận tải:
- Vận tải công nghệ (vận tải nội bộ): là việc vận chuyển trong nội bộ doanh nghiệp nhằm di
chuyển nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, con người… phục vụ lOMoAR cPSD| 40342981
cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp bằng phương tiện của doanh nghiệp đó mà không
trực tiếp thu tiền cước vận tải. Vận tải nội bộ là thực hiện một khâu của quá trình công nghệ
để sản xuất sản phẩm vật chất nào đó.
- Vận tải công cộng: là việc kinh doanh vận tải (hàng hóa hay hành khách) để thu tiền cước
dịch vụ vận tải và tìm kiếm lợi nhuận.
- Vận tải cá nhân: là việc vận chuyển để nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân (hoặc người
thân) mà không thu tiền cước vận tải.
(2) Căn cứ vào phương thức (hình thức) thực hiện quá trình vận tải:
- Vận tải đường thủy (vận tải đường biển; thủy nội địa). - Vận tải hàng không.
- Vận tải đường bộ (vận tải ô tô).
- Vận tải đường sắt.
- Vận tải đường ống.
- Vận tải thành phố (đô thị): là việc vận tải được thực hiện chủ yếu trong giới hạn của thành
phố, bao gồm các phương thức vận tải chủ yếu như: tàu điện ngầm (Metro), tàu điện bánh sắt
(Tramway), tàu điện bánh hơi (Trolaybus), ô tô buýt (Bus), monorail…
- Vận tải đặc biệt: là việc vận tải được thưc hiện bởi phương tiện vận tải đặc biệt; đối tượng
vận chuyển hoặc cự ly vận chuyển đặc biệt.
(3) Căn cứ vào đối tượng vận chuyển: - Vận tải hành khách. - Vận tải hàng hóa.
(4) Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận tải:
- Vận tải đơn phương thức (Unimodal Transport) là: việc vận tải hàng hóa hay hành khách
được vận chuyển từ nơi đi (xuất phát) tới nơi đến (kết thúc) chỉ bằng một phương thức vận tải duy nhất.
- Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport) là: việc vận tải hàng hóa hay hành khách từ
nơi đi tới nơi đến được thực hiện bằng ít nhất là 2 phương thức vận tải, nhưng chỉ sử dụng
một hợp đồng vận tải duy nhất và chỉ một người chịu trách nhiệm trong quá trình vận tải đó.
- Vận tải đứt đoạn (Segmented Transport) là: việc vận tải hàng hóa hay hành khách được thực
hiện bằng 2 hay nhiều phương thức thức vận tải, nhưng phải sử dụng 2 hay nhiều hợp đồng
vận tải và 2 hay nhiều người chịu trách nhiệm trong quá trình vận tải đó.
(5) Phân loại theo các tiêu thức khác:
- Theo cự ly vận chuyển: cự ly dài (lớn); trung bình và ngắn. lOMoAR cPSD| 40342981
- Theo khối lượng vận tải: khối lượng lớn; vừa và nhỏ. Ngoài ra, một chủ hàng vừa có hàng đi
vừa có hàng về trên cùng một tuyến thì được gọi là hàng kết hợp (hàng về) và giá cước của
khối lượng hàng kết hợp thường được giảm 10% so với giá cước chiều đi.
- Theo phạm vi vận tải: trong nước (trong thành phố - nội tỉnh, liên tỉnh) và quốc tế.
Ngoài ra, trong vận tải bằng ô tô còn được phân loại theo tuyến đường và loại đường vận
chuyển vì có ảnh hưởng rất lớn tới giá thành trong vận tải ô tô.
b) Phân loại hàng hóa vận tải.
Phân loại hàng hóa là công việc cần thiết đối với công tác tổ chức vận tải, lựa chọn kiểu
phương tiện và bảo quản trong kho. Có nhiều cách phân loại hàng hóa:
• Phân loại theo bao bì: Tất cả các loại hàng được chia thành hàng có bao gói và hàng không
có bao gói. Bao bì cần thiết để bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Có thể có
bao mềm như bao vải, bao tải để đựng các loại hàng hạt nhỏ như gạo, đỗ, ngô,…; bao cứng
bằng gỗ, kim loại để đựng những loại hàng nặng, hàng cái lớn hoặc nhỏ nhưng cần bảo
quản tốt trong quá trình vận tải. Hàng không cần bao gói chủ yếu là các loại hàng đồ uống.
• Phân loại theo kích thước: Chia ra hàng bình thường và hàng quá khổ. Hàng bình thường
là hàng có kích thước vừa với kích thước thùng xe. Hàng quá khổ là hàng mà kích thước
của nó vượt quá kích thước cơ bản của thùng xe (rộng quá 2,5 mét; cao quá 3,8 mét khi
xếp hàng lên phương tiện; dài quá mép sau thùng xe hơn 2 mét). Hàng quá khổ còn bao
gồm cả hàng quá dài khi vận chuyển nó phải dùng xe chuyên dùng như: gỗ dài, cột điện, đường ray, thép bó…
Phân loại theo tính chất hàng hóa
Theo tính chất hàng hóa khi vận chuyển được phân theo các nhóm sau:
- Nhóm 1: bao gồm các loại hàng hóa dễ cháy, dễ vỡ, chất nổ, nguy hiểm…
- Nhóm 2: hàng chống hỏng, hàng chống hỏng là những hàng thực phẩm tươi sống, chóng
hư theo thời gian và nhiệt độ không khí.
- Nhóm 3: hàng lỏng là những loại hàng chất lỏng như: xăng dầu và các chất lỏng khác.
- Nhóm 4: hàng có kích thước và trọng lượng lớn đó là những loại hàng dài và những loại
hàng có trọng lượng lớn, kích thước quá khổ.
- Nhóm 5: hàng rời là những hàng hóa rời không có bao bì được đổ đống như cát, đá, sỏi…
- Nhóm 6: hàng thông dụng là hàng bao gồm những loại hàng còn lại không thuộc 5 nhóm hàng đã nêu trên.
• Phân theo tính chất nguy hiểm chia hàng hóa ra làm 7 loại:
Loại 1: hàng ít nguy hiểm như vật liệu xây dựng, hàng bách hóa, hàng thương nghiệp…
Loại 2: hàng dễ cháy như xăng, đồ nhựa… lOMoAR cPSD| 40342981
Loại 3: xi măng, nhựa đường, vôi…
Loại 4: chất lỏng dễ gây bỏng như a xít, kiềm,…
Loại 5: khí đốt trong các bình chứa vừa dễ cháy, dễ nổ.
Loại 6: hàng nguy hiểm về kích thước, trọng lượng (quá dài, quá nặng, quá rộng, quá cao).
Loại 7: chất độc, chất phóng xạ, chất nổ. Khi vận chuyển các loại hàng nguy hiểm phải có
những quy định cụ thể.
• Phân loại theo tính chất vật lý hàng hóa chia ra 3 loại: hàng thể rắn, thể lỏng, thể khí.
Tính chất vật lý quan trọng nhất của hàng hóa là tỷ trọng của nó. Tỷ trọng của hàng hóa
quyết định hệ số sử dụng trọng tải của phương tiện. Tỷ trọng của hàng càng thấp thì hệ số
sử dụng trọng tải xe càng thấp.
Phân loại theo tỷ trọng của hàng hóa
Trong vận tải cước phí được tính theo trọng lượng hàng hóa thực tế chất trên xe, vì vậy, để
thuận lợi cho việc tính cước vận tải, dựa và khả năng sử dụng trọng tải xe của các loại hàng
mà người ta chia thành 5 loại hàng như sau:
- Loại 1: Gồm những loại hàng đảm bảo sử dụng 100% trọng tải phương tiện, đó là những
hàng hóa khi xếp đầy thùng xe theo thiết kế quy định thì hệ số sử dụng trọng tải của xe bằng 1.
- Loại 2: gồm những loại hàng đảm bảo sử dụng từ 71-99% (trung bình tính là 80%) trọng tải phương tiện.
- Loại 3: gồm những loại hàng đảm bảo sử dụng từ 51-70% (trung bình tính là 60%) trọng tải phương tiện.
- Loại 4: gồm những loại hàng đảm bảo sử dụng từ 41-50% (trung bình tính là 50%) trọng tải phương tiện.
- Loại 5: gồm những loại hàng đảm bảo hệ số sử dụng trọng tải xe nhỏ hơn 40% (trung bình tính là 40%).
Khi lập biểu cước phí với 5 loại hàng trên còn phải xét thêm yếu tố giá trị của hàng hóa, hàng
càng có giá trị cao thì cước phí càng cao.
Các cách phân loại hàng trên chỉ là tương đối, còn có thể phân theo nhiều tiêu thức khác nữa.
Ở Việt Nam danh mục hàng hóa được thể hiện thống nhất cho tất cả các phương thức vận tải để
thuận tiện cho việc thống kê theo dõi sản lượng. Bảng danh mục đó bao gồm 23 loại hàng: 1. Than đá. 2. Xăng, dầu mỡ. 3. Quặng kim loại. 4. Máy móc dụng cụ. lOMoAR cPSD| 40342981 5. Vật liệu kim khí. 6. Quặng apatit. 7. Phân bón. 8. Hóa chất. 9. Xi măng. 10. Đất đá, cát sỏi. 11. Vôi, gạch, ngói. 12. Gỗ, vật liệu gỗ. 13. Lâm thổ sản. 14. Nông sản. 15. Thóc, gạo, bột. 16. Ngô. 17. Muối. 18. Thực phẩm. 19. Vải.
20. Bông và nguyên liệu dệt. 21. Bách hóa. 22. Súc vật sống. 23. Hàng khác.
1.1.3. Vai trò của vận tải.
Vận tải giữ vai trò quan trọng và có tác dụng lớn ñối với nền kinh tế quốc dân của mỗi nước.
Hệ thống vận tải ñược ví như mạch máu trong cơ thể con người, nó phản ánh trình ñộ phát triển
của một nước. Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực của ñời sống xã hội: sản xuất, lưu thông, tiêu
dùng, quốc phòng. Trong sản xuất vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm, thành
phẩm, lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất, vận tải là yếu tố quan trọng của quá trình lưu thông.
Vận tải có một chức năng đặc biệt trong xã hội là vận chuyển hàng hoá từ địa ñiểm này đến
địa ñiểm khác. Không có vận tải thì bất cứ một quá trình sản xuất nào của xã hội cũng không thể
thực hiện ñược. Vận tải rất cần thiết đối với tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, từ vận
chuyển nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất đến vận chuyển sản phẩm do quá
trình sản xuất tạo ra... Vận tải cũng đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. lOMoAR cPSD| 40342981
Vận tải là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, nối liền các ngành, các ñơn vị sản xuất với
nhau nối liền khu vực sản xuất với khu vực tiêu dùng, nối liền thành thị với nông thôn, miền ngược
với miền xuôi làm cho nền kinh tế thành một khối thống nhất. Lực lượng sản xuất và trình ñộ
chuyên môn hoá ngày càng phát triển ñời sống nhân dân không ngừng nâng cao ñòi hỏi vận tải
phải phát triển nhanh chóng mới ñáp ứng ñược nhu cầu vận tải tăng lên không ngừng của nền kinh tế quốc dân.
Vận tải là yếu tố quan trọng nhất của hệ thống logistics của từng nhà máy, xí nghiệp, công
ty, trong từng xí nghiệp hay công ty... đều có hệ thống cung ứng và phân phối vật chất, hệ thống
này bao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn khác nhau kể từ khi mua sắm nguyên, vật liệu cho sản
xuất (cung ứng) cho đến khi phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nghệ thuật quản lý sự
vận ñộng của nguyên liệu và thành phẩm từ khi bắt đầu sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng như
trên gọi là logistics. Logistics bao gồm 4 yếu tố: vận tải, marketing, phân phối và quản lý, trong
đó vận tải là yếu tố quan trọng nhất và chiếm nhiều chi phí nhất. a. Vận tải đối với sản xuất
Vận tải là ngành kinh tế ảnh hưởng đến hàng loạt các ngành kinh tế. Những phương diện
quan trọng này được tính đến đó là:
- Tạo nên khuynh hướng định vị công nghiệp và xây dựng.
- Tạo nên chi phí sản xuất của cải vật chất.
- Tạo nên các điều kiện hoạt động cho các doanh nghiệp sản xuất.
- Tạo nên chủng loại và quy mô sản xuất.
- Tạo nên chất lượng sản xuất hàng hoá. Đối với sản xuất công nghiệp
Mối liên hệ giữa công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân do vận tải đảm nhận. Việc cung
cấp nguyên, nhiên liệu cho sản xuất và thành phẩm cho khu vực tiêu dùng là một khâu quan trọng
trong quá trình sản xuất công nghiệp. Việc hoạt động bình thường của các doanh nghiệp công
nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vận tải.
Vận tải là điều kiện quan trọng để phát triển công nghiệp, vận tải có ảnh hưởng rất lớn đến
số lượng và chất lượng công tác xây dựng cơ bản, đến việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp và
giá thành sản phẩm công nghiệp.
• Đối với sản xuất nông nghiệp
Vận tải phát triển đã đáp ứng hoạt động kịp thời nhu cầu vận chuyển của nông nghiệp và có
tác dụng to lớn đến sản xuất nông nghiệp. Vận tải cung cấp tư liệu sản xuất đúng thời vụ cho sản
xuất nông nghiệp, đảm bảo hàng hoá tiêu dùng cho nông dân. Đồng thời vận chuyển sản phẩm của
nông nghiệp ñến nơi tiêu dùng một cách nhanh chóng và đảm bảo chất lượng. Giá thành vận chuyển
hạ đã tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển và cải thiện đời sống của nông dân.
• Đối với lưu thông phân phối
Vận tải là tiếp tục quá trình sản xuất trong phạm vi lưu thông, đây là khâu chủ yếu trong quá
trình lưu thông. Muốn cho sản xuất ngày càng phát triển, mở rộng phạm vi tiêu dùng thì phải mở
rộng lưu thông hàng hoá giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi, giữa địa phương
này với địa phương khác, giữa các quốc gia với nhau. lOMoAR cPSD| 40342981
Việc trao ñổi hàng hoá thuộc phạm vi ngành thương mại nhưng hoạt ñộng của nó phải thông
qua vận tải mới có thể thực hiện ñược. Như vậy vận tải hoạt ñộng tích cực, giá thành vận chuyển
hạ sẽ tạo ñiều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, kích thích tiêu dùng và kích thích sản xuất phát triển.
b. Vai trò của vận tải trong phục vụ con người
Vận tải làm cho con người gần lại với nhau hơn đặc biệt là những người sống ở các vùng có
nền văn hoá khác nhau. Nhờ tiếp xúc về văn hoá khoa học kỹ thuật, du lịch, tôn giáo và gia đình
mà xuất hiện những đồng cảm khác nhau làm giầu thêm đời sống văn hoá xã hội của mỗi quốc gia, của mỗi vùng.
Sự phát triển của vận tải trong mục đích gần lại nhau của con người không chỉ đảm bảo tính
chất nhân đạo mà còn nhìn thấy mặt lợi của kinh tế. Sự có lợi này ñược biểu hiện ở sự gia tăng về
thông tin, kiến thức, sự khéo léo, việc giải quyết các vấn đề nhanh hơn, dễ hơn, năng suất lao ñộng
cao hơn trong ñời sống xã hội.
Vận tải thực hiện nhiệm vụ vận chuyển con người với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó
mục đích quan trọng nhất là vận chuyển con người với mục đích đi làm, học tập, công tác. Sau đó
phải kể ñến các mục đích để thực hiện các chức năng cơ bản của đời sống như mua bán, thăm
viếng, nghỉ ngơi trong những ngày cuối tuần nghỉ phép nghỉ lễ tết, phục vụ cho nhu cầu du lịch. c.
Đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc
Trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc vận tải có ý nghĩa quan trọng. Trong chiến tranh
vận tải thực hiện nhiệm vụ vận chuyển vũ khí đạn dược, lương thực thực phẩm quân trang quân
dụng. Trong thời bình vận tải cùng quân đội bảo vệ an ninh quốc phòng xây dựng lực lượng đồng
thời thực hiện cả nhiện vụ làm kinh tế.
d. Chức năng Quốc tế của vận tải
Vận tải là một ngành kinh tế hoạt động trong hệ thống kinh tế của đất nước. Nó có vai trò
quan trọng đối với việc giao lưu của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới đặc biệt trong
thời đại hiện nay việc quan hệ kinh tế với nước ngoài đã đem lại một hiệu quả vô cùng to lớn cho
đất nước. Vận tải đã thể hiện mối quan hệ quốc tế thông qua các chức năng sau đây:
- Phát triển xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt đối với các quốc gia có khoảng cách địa lý lớn;
- Nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu và sản phẩm cần thiết;
- Phát triển hợp tác quốc tế về công nghiệp;
- Phát triển du lịch quốc tế;
- Phát triển lưu thông quốc tế về văn hoá khoa học kỹ thuật.
1.2. Các điều kiện khai thác tổ chức vận tải.
1.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội.
Kinh tế xã hội luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Nó
định hướng sự phát triển của doanh nghiệp đó theo sự phát triển và thay đổi của nền kinh tế thị
trường. Kinh tế và xã hội luôn tác động qua lại lẫn nhau, kinh tế phát triển thì xã hội mới phát triển
và ngược lại. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế bao gồm: lOMoAR cPSD| 40342981 -
Tốc độ tăng trưởng (%) vùng hoạt động của doanh nghiệp vận tải trong năm
và so với cùng kỳ của năm trước. -
Cơ cấu kinh tế: một tiêu thức phản ánh đặc trưng trình độ phát triển và sức
mạnh kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi vùng. Đây là tỷ trọng tương quan giữa nhóm ngành
kinh tế bao gồm 3 khu vực: nông nghiệp (kể cả lâm ngư nghiệp), công nghiệp (kể cả
xây dựng cơ bản) và dịch vụ (bao gồm mọi hoạt động kinh tế hữu ích ngoài nông nghiệp
và công nghiệp). Những vùng nào có công thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn là
những vùng có nền kinh tế phát triển mạnh và thu nhập cao. -
Cơ cấu kinh tế làm thay đổi cơ cấu lao động, ngành nghề của dân cư: Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Dưới tác động của
tiến bộ khoa học kỹ thuật, số lượng lao động được đào tạo và học nghề tăng lên không
ngừng, vai trò của con người trong lao động được thay đổi, lao động được cơ giới hóa,
tự động hóa. Các điểm dân cư thuần túy sản xuất nông nghiệp sẽ giảm, các trung tâm
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ, thương mại phát triển và gia tăng nhanh chóng.
Điều kiện xã hội: Dân cư, nguồn lao động, việc làm, dịch bệnh… trong vùng hoạt động của doanh nghiệp vận tải -
Dân số, mật độ dân số, loại dân số già hay trẻ. Ngoài ra còn căn cứ vào chất
lượng nguồn lao động như tay nghề, trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật. -
Các yếu tố khác như phong tục, tập quán, thói quen đi lại của người dân:
Đối với mỗi vùng người dân thường có sở thích sử dụng một loại phương tiện nào đó.
Sở thích của họ thường xuất phát từ sự an toàn, thuận tiện khi đi lại cũng như các chi
tiêu thuộc về tổ chức vận tải như: độ chính xác về thời gian, giờ đi, giờ đến, thời gian
giãn cách giữa 2 chuyến, như vậy các doanh nghiệp vận tải cần nắm rõ các yếu tố này
để bố trí chạy xe hợp lý đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. -
Sự cạnh tranh trên thị trường: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay để tồn
tại các doanh nghiệp cần phải khẳng định được uy tín của mình qua chất lượng sản phẩm
mà mình cung cấp. Đối với vận tải hàng hóa bằng container thì việc tổ chức vận tải tốt
là một trong các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp. -
Các doanh nghiệp vận tải cần quan tâm tới các quy định của chính phủ để
có thể tổ chức vận tải hàng hóa bằng ô tô theo đúng pháp luật.
1.2.2. Điều kiện đường sá.
Điều kiện đường sá ảnh hưởng rất lớn trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Tình trạng đường
sá càng xấu và khí hậu khắc nghiệt trong khi các điều kiện khai thác như nhau thì nhu cầu sửa chữa
càng cao và đi kèm với nó là chi phí để duy trì tình trạng kỹ thuật phương tiện giao thông càng lớn.
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, tình trạng đường xá xấu và khí hậu khắc nghiệt sẽ ảnh
hưởng ít nhiều đến hàng hóa nên việc sử dựng các bao bì và vật liệu đệm lót rất cần thiết. Việc
đệm lót để ngăn cách giữa các phương tiện với hàng hóa, giữa container và hàng hóa bên trong
continer tránh cho hàng hóa không bị hư hỏng, thiệt hại trong quá trình vận chuyển. lOMoAR cPSD| 40342981
Các chỉ tiêu về điều kiện đường sá ảnh hưởng đến khả năng khai thác vận tải hàng hóa bao gồm:
- Loại mặt đường, chiều rộng mặt đường và độ bằng phẳng, tình trạng đường và địa
thế nơi đường đi qua (đồng bằng, trung du, miền núi).
- Tính vững của đường xá và các công trình trên đường.
- Những yếu tố về hình dáng đường như: Độ dốc, bán kính cong, độ gấp khúc của con đường…
- Cường độ vận hành trên đường
- Tổ chức điều khiển giao thông trên đường.
1.2.3. Điều kiện tổ chức kĩ thuật.
Điều kiện tổ chức kĩ thuật là sự ảnh hưởng của một số nhân tố về mặt tổ chức như chế độ
chạy xe, chế độ và tổ chức công tác của lái xe, chế độ sửa chữa bảo dưỡng.... và ảnh hưởng của
một số nhân tố về mặt kỹ thuật như công tác bảo quản xe, trình độ hoàn thiện về thiết bị bảo dưỡng
sửa chữa, tình hình cung cấp nhiên liệu... tác động đến công tác vận tải.
Các chế độ khai thác phương tiện bao gồm như sau: - Chế độ khai thác xe:
+ Độ dài ngày làm việc.
+ Số lượng xe làm việc đồng thời.
+ Chu kỳ đưa xe ra làm việc, quay trở về. -
Chế độ bảo quản phương tiện: Các gara dùng để gìn giữ phương tiện vận
tải, bao gồm các công việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật theo định kỳ. Các gara
có thể thực hiện các nội dung công việc ở các mức khác nhau. Đối với vận tải container,
người ta thường dùng phương pháp bảo quản lộ thiên để bảo quản phương tiện. -
Chế độ bảo dưỡng sửa chữa phương tiện: Nhu cầu bảo dưỡng sửa chữa của
phương tiện vận tải phụ thuộc trực tiếp vào trọng tải, đặc tính nhu cầu vận chuyển, mức
độ phát triển của kết cấu phương tiện, sự phù hợp của nhiên vật liệu khai thác, cường
độ khai thác, tình trạng kỹ thuật của phương tiện, mức độ kịp thời của việc giữ gìn bảo
quản xe và trình độ lái xe. Cường độ khai thác phương tiện càng cao, tình trạng đường
sá càng xấu và khí hậu khắc nghiệt trong khi các điều kiện khai thác như nhau thì nhu
cầu sửa chữa càng cao và đi kèm với nó là chi phí để duy trì tình trạng kỹ thuật phương
tiện giao thông càng lớn.
Ngoài ra công tác tổ chức của lái xe, việc bảo quản xe, tổ chức và kỹ thuật bảo dưỡng sửa
chữa đều là những điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật và thời gian làm việc của lái xe.
1.2.4. Điều kiện tổ chức vận tải.
Điều kiện vận tải chỉ ra những đặc điểm, yêu cầu của đối tượng vận tải ảnh hưởng tới công
tác tổ chức vận tải như thế nào. Nó chủ yếu bao gồm: lOMoAR cPSD| 40342981 -
Tính chất vận tải: hàng hóa vận chuyển bằng ô tô thường là các nhóm hàng
phục vụ xuất khẩu hoặc nhập khẩu nên đôi khi khó khăn trong việc kết hợp vận chuyển hai chiều. -
Loại hàng và đặc điểm: Đa phần hàng hóa thông thường đều phù hợp với
việc vận chuyển bằng ô tô. Những mặt hàng này bao gồm như gạo, tiêu, điều, cà phê…
đến những mặt hàng công nghệ cao như máy móc, thiết bị, đồ điện tử… -
Tỷ trọng và khối lượng hàng hóa: trong vận tải hàng hóa bằng ô tô, yếu tố
tỷ trọng hàng hóa được xem xét đối với việc vận chuyển. -
Thời hạn vận chuyển: cũng giống như tất cả các hình thức vận tải khác, thời
gian vận chuyển tùy thuộc vào yêu cầu ký kết giữa nhà vận tải và các chủ hàng trong
điều khoản về mặt thời gian. -
Khu vực vận chuyển và cự ly vận chuyển: Tùy vào khu vực và cự ly để có
cách thức vận chuyển và sử dụng phương tiện một cách hợp lý. -
Điều kiện xếp dỡ vận tải: xếp dỡ hàng hóa phải thuận tiện cho việc kiểm
tra, kiểm kê hàng hóa. Hàng hóa phải được sắp xếp theo trình tự để thuận tiện cho việc
tháo dỡ, bốc hàng ra ngoại. Ngoài ra, còn phải tiết kiệm thời gian và không làm hư hàng
hóa, nhầm hàng, thiếu hàng. -
Điều kiện bến, bãi: vị trí phải thuận lợi để đảm bảo vận chuyển ra các cảng.
Có kho để bảo quản hàng lẻ, hãng dễ bị hư hại, phân loại và bố trí riêng cho từng mặt
hàng; có hệ thống xe nâng, cầu trục để phục vụ nhu cầu đóng, rút hàng. Đảm bảo an
ninh, phòng chống cháy nổ và rò rỉ các chất độc hại ra ngoài, sử dụng hệ thống quản lý chuyên biệt.
1.2.5. Điều kiện khí hậu.
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức vận tải hàng hóa. Mỗi khu vực,
vùng miền khác nhau thì kết cấu và tính năng sử dụng xe cũng khác nhau. Bao gồm: điều kiện
nhiệt độ, độ ẩm không khí, mưa. Ngoài ra còn một số yếu tố thời tiết khác như bão nhiệt đới, sương
mù… cũng ảnh hưởng đến hoạt động vận tải.
Dưới tác động của khí hậu thời tiết, việc sử dụng bao bì vận tải có hiệu quả kinh tế cao là loại
bao bì đặc biệt, có khả năng bảo quản hàng hóa tốt hơn
1.3. Nội dung công tác tổ chức vận tải hàng hóa bằng ô tô.
1.3.1. Điều tra khai thác luồng hàng – ký hợp đồng vận chuyển.
- Điều tra luồng hàng
Mục đích của công tác điều tra luồng hàng là xác minh được:
- Khối lượng hàng hóa, loại hàng hóa của khách hàng cần vận chuyển.
- Hàng hóa thuộc khu vực nào, hóa đơn chứng từ của hàng.
- Thời gian cần giao hàng của khách hàng. lOMoAR cPSD| 40342981
- Khoảng cách giao nhận và thông tin người nhận hàng.
- Thời gian nhận hàng của người nhận hàng và các yêu cầu về xếp dỡ, bảo quản trong
quá trình vận chuyển hàng hóa.
Sau khi điều tra hàng hóa chủ hàng (có thể là chủ hàng giao hoặc chủ hàng nhận) và chủ
phương tiện ký hợp đồng vận chuyển.
- Kí kết hợp đồng vận chuyển
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa hai bên vận tải và bên
thuê vận tải. Theo đó, bên vận tải có nghĩa vụ vận chuyển một số lượng hàng hóa nhất định đến
địa điểm đã ấn định đúng thời gian và không gian giao hàng cho người nhận hàng. Còn bên thuê
vận chuyển có nghĩa vụ phải trả cho bên vận tải một khoản tiền công gọi là cước phí vận chuyển.
Phân loại hợp đồng vận tải: có hai loại hợp đồng
+ Hợp đồng kinh tế dạng đền bù: thể hiện mối quan hệ giữa hàng hóa và tiền tệ.
+ Hợp đồng tổ chức: các đơn vị tổ chức phối hợp với nhau thành tổ chức có quy mô hoạt
động lớn hơn vì lợi ích chung của tất cả các đơn vị cấu thành.
1.3.2. Lập kế hoạch vận tải.
a. Các bước lập hành trình vận tải (đối với hàng trọng tải lớn)
Việc lập hành trình trong vận chuyển hàng hoá có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện để
tăng hệ số lợi dụng quãng đường, tăng năng suất phương tiện vận tải hàng hóa bằng ô tô. Dưới
đây là các bước lập hành trình vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn bằng ô tô:
- Tìm đường ngắn nhất giữa các điểm trên mạng lưới giao thông.
- Xác định phương án phân phối hàng tối ưu giữa các điểm giao thông.
- Xác định phương án điều xe rỗng tối ưu. - Xác định hành trình vận chuyển hợp lí.
b. Các loại hình vận chuyển
Hành trình chạy xe là đường chạy khép kín của xe để thực hiện nhiệm vụ vận tải.
Các dạng hành trình trong vận chuyển: Do tính chất và đặc điểm của nhiệm vụ vận tải
khác nhau, kiểu xe khác nhau nên giữa điểm giao nhận hàng hóa, hành trình của xe để hoàn
thành nhiệm vụ vận tải cũng khác nhau.
- Hành trình con thoi: Là hành trình vận chuyển hàng hóa mà phương tiện vận chuyển giữa
hai điểm trên cùng một trục. Hành trình con thoi có 3 loại:
+ Con thoi có hàng một chiều: Trên tuyến AB xe xếp hàng ở điểm A vận chuyển hàng đến B
dỡ hàng sau đó xe chạy rỗng (chạy không hàng) về A. lOMoAR cPSD| 40342981
Hình 1.1: Hành trình con thoi có hàng một chiều.
+ Hành trình con thoi có hàng hai chiều: Trên tuyến AB xe xếp hàng tại A, vận chuyển
hàng đến B dỡ hàng, sau đó tại B xe xếp loại hàng khác lên xe vận chuyển hàng về A dỡ hàng
kết thúc hành trình vận chuyển.
Hình 1.2: Hành trình con thoi có hàng hai chiều. +
Hành trình con thoi một phần đường về có hàng:
Trên tuyến AB chiều đi xe xếp hàng tại điểm A vận chuyển hàng đến B dỡ hàng, chiều về
có các trường hợp sau: Xe xếp hàng tại B vận chuyển hàng đến điểm C trên đường về trả hàng
tại C; xe chạy không hàng đến C xếp hàng tại C vận chuyển hàng đến A trả hàng; xe chạy
không hàng đến C xếp hàng vận chuyển đến điểm D trả hàng. Hành trình này gọi là hành trình con
thoi một phần đường về có hàng. Hình
1.3: Hành trình con thoi một phần đường về có hàng
- Hành trình đường vòng: Nếu có nhiều điểm giao nhận hàng hóa trên một đường mà xe
chạy tạo thành một đường khép kín gọi là hành trình kiểu đường vòng. Do vị trí tương đối của
các phương hướng vận tải khác nhau nên hành trình đường vòng cũng có nhiều dạng khác nhau.
+ Đường vòng giản đơn. lOMoAR cPSD| 40342981
Hình 1.4: Sơ đồ hành trình đường vòng giản đơn
+ Đường vòng kiểu thu thập phân phối. Thu thập phân phối là một dạng đường vòng, trên
đường vòng này có nhiều điểm xếp hoặc dỡ hàng (như thu thập hoặc phân phát bưu kiện, thực
phẩm…). Khi dùng kiểu hành trình này, trong mỗi vòng xe hoàn thành một chuyến đi.
Hình 1.5: Sơ đồ hành trình kiểu thu thập phân phối
Trong vận tải hàng hóa bằng container ít khi có loại hành trình đường vòng. Nếu có chỉ là
khi sử dụng container như thùng xe tải và phân phối hàng hóa hoặc thu gom trên các trục vận
tải lớn cho phép phương tiện vận tải xe chở container có thể khai thác.
1.3.3. Lựa chọn phương tiện và bố trí phương tiện trên hành trình.
Lựa chọn theo chỉ tiêu năng suất:
Năng suất phương tiện vận tải bao gồm: năng suất ngày xe, năng suất tháng xe, năng suất năm xe,..
Lựa chọn theo tính kinh tế nhiên liệu:
Chi phí nhiên liệu là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận tải, bởi
trong quá trình vận tải chi phí nhiên liệu chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí vận tải. Để đánh giá mức
độ tiêu hao nhiên liệu thường dùng đơn vị lít/100km hay mức tiêu hao nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm.
Chi phí nhiên liệu: Cnl = Qnl × Gnl (VNĐ) Trong đó:
Qnl : Mức tiêu hao nhiên liệu trong năm lOMoAR cPSD| 40342981 Gnl: Giá nhiên liệu
Tổ chức chạy xe trên hành trình phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của các trạm xếp
dỡ hàng hoá, khả năng thông qua của trạm xếp dỡ phải phù hợp với số lượng phương tiện
vào xếp dỡ mới đảm bảo cho quá trình vận tải được liên tục nhịp nhàng.
Điều kiện để cho hoạt động của phương tiện vận tải và máy xếp dỡ được đều đặn
nhịp nhàng là nhịp làm việc của trạm xếp dỡ phải cân bằng với khoảng cách thời gian chạy
giữa các xe nên trạm xếp dỡ (gọi tắt là nhịp bằng thời).
- Nhịp làm việc của trạm xếp (hoặc dỡ) là thời gian để hai ô tô kế tiếp nhau xếp tx(d) hoặc dỡ khỏi trạm: R= X x(d) T v
- Khoảng cách thời gian chạy xe: I= Av tx(d) T v
Theo điều kiện trên ta có R=I hoặc = X x(d) Av Trong đó:
R: Nhịp làm việc của trạm xếp dỡ
I: Khoảng cách thời gian chạy xe
Xx(d): Số chỗ xếp (hoặc dỡ) trong trạm
Av: Số xe đến trạm xếp hoặc dỡ
Theo đẳng thức trên có thể xác định số lượng chỗ xếp hoặc dỡ cần thiết theo số lượng ô tô
hoạt động trên hành trình hoặc xác định số lượng ô tô hoạt động theo chỗ xếp dỡ trước
Trường hợp trên mọi hành trình qua nhiều trạm xếp dỡ hoặc dỡ hoặc xếp thì số lượng chỗ
xếp dỡ được tính như sau:
Trong đó: là số lượnXxd
g chỗ đồng thời xếp dỡ.
Hoạt động nhịp nhàng liên tục của các điểm xếp dỡ và phương tiện vận tải có thể bị phá
vỡ do một bên vận tải hoặc xếp dỡ ngừng hoạt động. Điều đó gây nên sự mất cân bằng giữa xếp lOMoAR cPSD| 40342981
dỡ và thời gian vận chuyển. Trong trường hợp ngưng trệ ở điểm xếp dỡ thì nhịp xếp dỡ lớn hơn,
thời gian vận chuyển R > I, do đó gây nên tình trạng ô tô phải chờ đợi máy xếp dỡ. Ngược lại
khi I > R thì máy xếp dỡ phải chờ ô tô
Phần tính thời gian chờ đợi lãng phí và sự phụ thuộc của nó vào một số chỉ tiêu công tác
của xe và các điểm xếp dỡ cho phép người ta tìm ra các biện pháp khắc phục để giảm thời gian chờ đợi lãng phí.
Khi R > I thì ô tô phải chờ đợi xếp (dỡ) một khoảng thời gian ∆t = R – I (∆t lấy giá trị dương).
Trường hợp ngược lại lấy giá trị âm khi R 1.3.4. Xác định các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật.
a. Số lượng phương tiện và mức sử dụng
Tổng số phương tiện rong danh sách: AC (xe)
𝐴𝑐 = 𝐴𝑣𝑑 + 𝐴𝐵𝐷𝑆𝐶 + 𝐴𝐾 Trong đó: + AVD: số xe vận doanh
+ ABDSC: số xe nằm bảo dưỡng sửa chữa
+ AK: số xe tốt nhưng phải nằm chở do nhiều nguyên nhân khác
- Số ngày xe vận doanh: ∑ ADVD = AVD × 30 (ngày xe/ tháng)
- Số ngày xe có: ∑ ADC = AC × 30 (ngày xe/ tháng)
- Số ngày xe tốt: ∑ ADT = AC × DT = AT × 30 (ngày xe/ tháng)
- Số ngày xe bảo dưỡng sửa chữa:
∑ ADBDSC = AC × DBDSC = ABDSC × 30 (ngày xe/ tháng)
∑ ADT AD −AD
- Hệ số ngày xe tốt: ∑ ADC ADC
Hệ thống số ngày xe tốt phụ thuộc vào việc tổ chức công tác dịch vụ kỹ thuật của doanh
nghiệp, vào điều kiện khai thác và vào tình trạng kỹ thuật của phương tiện. αDV =∑ ADVD - Hệ số vận doanh: ∑ ADVD lOMoAR cPSD| 40342981
b. Hệ số sử dụng sức chứa
Trọng tải: trong tải thiết kế (qtk) do nhà chế tạo quy định, tương ứng với trọng tải thiết kế là
thể tích chứa hàng của thùng xe, kích thước bên trong của xe.
Trọng tải thực thế (qtt) là trọng tải chất lên phương tiện cho mỗi chuyến xe, mức độ sử dụng
trọng tải tùy thuộc vào loại hàng và tỷ trọng của hàng hóa.
Hệ số sử dụng trọng tải
- Để đánh giá mức độ sử dụng trọng tải và người sử dụng trọng tải tĩnh và động
- Để hệ số sử dụng trọng tải tĩnh γT được xác định bằng tỷ số giữa trọng tải thực tế mà qtt
xe chở với trọng tải thiết kế của phương tiện γT= qtk Trong đó:
+ qtk: trọng tải thiết kế của xe (tấn).
+ qtt: trọng tải thực tế của xe (tấn). +
γt hệ số lợi dụng trọng tải tĩnh.
c. Hệ số sử dụng quãng đường
Quãng đường đối với vận tải hàng hóa trong thời gian hoạt động trên đường phương tiện
chạy đươc một quãng đường, quãng đường đó bao gồm:
- Quãng đường xe chạy có hàng Lch
- Quãng đường xe chạy không có hàng Lkh
- Quãng đường xe chạy huy động Lhđ
- Quãng đường xe chạy chung bằng tổng quãng đường có hàng, quãng đường không
có hàng và quãng đường huy động: Lchg = Lch + Lkh + Lhđ (km) Trong đó:
+ Lchg quãng đường xe chạy chung (km).
+ Lch quãng đường xe chạy có hàng (km).
+ Lkh quãng đường xe chạy không hàng (km).
+ Lhđ quãng đường huy động xe (km).
- Quãng đường chạy xe ngày đêm: Lngđ = Lhđ + Zv + Lchg (km) lOMoAR cPSD| 40342981 Trong đó:
+ Lngđ quãng đường xe chạy ngày đêm (km).
+ Zv số vòng xe chạy (vòng).
+ Lchg Quãng đường xe chạy chung (km).
Hệ số sử dụng quãng đường β: đối với hàng hóa hệ số sử dụng quãng đường được xác định
bằng tỷ số quãng đường xe chạy có hàng và quãng đường xe chạy chung (bao gồm Lch quãng
đường xe chạy có hàng, không hàng và quãng đường huy động β= Lchg
d. Các chỉ tiêu về tốc độ
- Tốc độ kết cấu: đây là tốc độ của phương tiện vận tải do nhà thiết kế chế tạo đề ra và chỉ
đạt được trong điều kiện nhất định.
- Tốc độ giới hạn cho phép: đây là tốc độ được sử dụng trong quá trình vận hành của phương
tiện vận tải. Tốc độ này phụ thuộc chủ yếu vào các điều kiện thực tế trong quá trình hoạt động của
phương tiện như: mật độ giao thông trên đường, độ phẳng của mặt đường, chiều rộng của mặt đường…
- Tốc độ kỹ thuật (VT): đây là tốc độ của phương tiện trong quá trình hoạt động, được xác
định bằng tỷ số giữa quãng đường xe chạy và thời gian xe lăn bánh. Lchg V T= tlb (km/h) Trong đó :
+ Lchg: tổng quãng đường chạy chung
+ Vt: tốc độ kỹ thuật của phương tiện
+ Tlb: thời gian lăn bánh của phương tiện trên đường
Tốc độ kỹ thuật của xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: chất lượng phương tiện
vận tải, chất lượng đường xá, độ bằng phẳng của mặt đường, mật độ giao thông trên đường, trình
độ của người lái xe… Tốc độ này chỉ xác định trong quá trình xe lăn bánh.
- Tốc độ khai thác (Vk): đây là tốc độ đánh giá toàn bộ quá trình vận tải, một người làm công
việc vận tải phải quan tâm đến tốc độ này. Được xác dịnh bằng công thức sau: V k=
T lb∑+TLddchg+T đc (km/h) lOMoAR cPSD| 40342981 Trong đó:
VK: Tốc độ khai thác của phương tiện.
Lchg: Tổng quãng đường chung.
Tlb: Thời gian lăn bánh của phương tiện trên đường.
Tdd: Thời gian dừng đỗ dọc đường.
Tđc: Thời gian xe đỗ tại điểm đầu điểm cuối.
Tốc độ khai thác là tốc độ cho tất cả quá trình hoạt động của phương tiện vận tải. Ngoài
các yếu tố trên thì tốc độ khai thác còn phụ thuộc vào các yếu sau: thời gian phương tiện dừng
đỗ tại điểm đầu điểm cuối, với vận tải hàng hóa thì đây chính là thời gian xếp và dỡ hàng, thời
gian này phụ thuộc vào số lượng hàng hóa xếp dỡ lên phương tiện, mức độ cơ giới hóa xếp dỡ
ở các điểm xếp dỡ, số lượng điểm xếp dỡ. e. Chỉ tiêu về thời gian
Thời gian xếp dỡ hàng hóa: Thời gian xe nằm để xếp dỡ ở đây bao gồm bản thân thời gian
làm công việc xếp hàng lên xe, dỡ hàng ra khỏi xe và làm các việc có liên quan trực tiếp đến xếp
dỡ hàng, ngoài ra còn phải kể đến thời gian chờ đợi của xe tại các điểm xếp dỡ. Thời gian xếp dỡ
trung bình cho một chuyến xe được xác định như sau: Txd = Tx + Td (giờ) ∑ Zc×txd txd¿ (giờ) ∑ Zc
Trong đó: Zc là số chuyến xe chạy trong kỳ.
Thời gian chuyến xe, vòng xe: Đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa, thời gian chạy một
chuyến (Tchuyến) gồm thời gian xe chạy thời gian xếp dỡ, thời gian khác. T ch T chuyến=
V T +T xd+T khác(giờ)
- Nếu phải chạy một đoạn không hàng để thực hiện vận chuyển tiếp theo thì quãng
Lch đường chạy xe chung là biến đổi công thức
trên ta có công thức sau: β tch=
Lch+VVTt × β× β×txd (giờ)
- Nếu xe chạy trong chuyến tiếp theo trong một vòng là chuyến có hàng thì thời gian
xe chạy trong một vòng sẽ là: Tv = 2 x Tch (giờ)
- Thời gian làm việc trong ngày của phương tiện vận tải TH (giờ) lOMoAR cPSD| 40342981 TH = Tlb + Txd + Tđc (giờ)
- Đối với vận tải hàng hóa số chuyến xe chạy có hàng trong một ngày: T H T H ×V T ×β Zc¿ = (chuyến)
tch Lch+V T × β×txd
Năng suất phương tiện vận tải: năng suất giờ xe, ngày xe, tháng xe, năm xe. - Năng suất chuyến xe:
+ Qc: Năng suất vận chuyển hàng của một xe (T).
+ Pc = Qc x Lch Lượng luân chuyển hàng hóa của một xe (T.Km). - Năng suất ngày: WQng = Qc × Zchc (T/ngày)
WPng = Pc × Zchc (T.km/ngày) Trong đó:
+ WQng: Khối lượng hàng vận chuyển trong một ngày của một xe (T/ngày).
+ WPng: Lượng luân chuyển hàng hóa trong một ngày của một xe (T.Km/ngày).
1.3.5. Xây dựng thời gian biểu vè biểu đồ chạy xe.
a. Mục đích tác dụng của thời gian biểu và biểu đồ chạy xe
Thời gian biểu và biểu đồ chạy xe có tác dụng cho việc tổ chức quản lý phương tiện.
lái xe, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác của phương tiện vận tải hàng hóa hoạt động theo hành trình.
Thời gian chạy xe là những tài liệu định mức cơ bản về tổ chức công tác vận tải của
phương tiện hoạt động trên hành trình, trong đó quy định về thời gian xếp dỡ hàng hóa,
phối hợp vận tải và xếp dỡ, chế độ chạy xe ( thời gian lăn bánh, thời gian nghỉ trên đường
của lái xe), chế độ lao động cho lái xe.
Biểu đồ chạy xe thể hiện mối quan hệ giữa các loại thời gian của vận tải với quãng đường xe chạy.
b. Căn cứ cần thiết xây dựng biểu đồ và thời gian biểu chạy xe - Chiều dài hành trình. lOMoAR cPSD| 40342981
- Tốc độ kỹ thuật cho từng đoạn (được xác định theo điều kiện Luật Giao thông hiện
hành và theo điều kiện thực tế của đường).
- Thời gian một chuyến, một vòng, thời gian hoạt động trong ngày, thời gian xếp dỡ hàng hóa…
- Quãng đường huy động.
- Số lượng xe hoạt động trong ngày trên hành trình.
Đối với vận tải hàng hóa bằng ô tô việc xây dựng biểu đồ và thời gian biểu chạy xe có
ý nghĩa to lớn trong công tác quản lý phương tiện vận tải.
1.3.6. Tổ chức lao động cho lái xe.
a. Đặc điểm của lao động lái xe:
Lái xe là lao động chính trong doanh nghiệp vận tải, là người trực tiếp tạo ra sản phẩm
vận tải, thời gian lao động của lái xe không cố định, địa điểm làm việc của lái xe chủ yếu diễn
ra ngoài phạm vi doanh nghiệp. Do đó lái xe phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy đinh của
công ty đề ra để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình làm việc.
- Lái xe có tính độc lập tương đối cao thể hiện ở chỗ người lái xe phải chịu toàn bộ trách
nhiệm công việc của quá trình vận tải.
- Lao động của lái xe là loại lao động kết hợp giữa cơ bắp và thần kinh (Lao động chân tay lao động trí óc).
- Đây là loại lao động phức tạp, nặng nhọc, nguy hiểm do đó đòi hỏi lái xe phải có sức khỏe
tốt, tay nghề và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng.
- Lao động của lái xe là lao động đòi hỏi ý thức trách nhiệm.
b. Mục đích công tác tổ chức lao động lái xe
Sử dụng lái xe một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện tổ chức kỹ thuật, tâm lý của người
lái xe nhằm không ngừng nâng cao sức lao động, bồi dưỡng cho lái xe có trình độ về văn hóa,
kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt là đảm bảo mức sống vật chất tinh thần của người
lái xe nhằm tái sản xuất mở rộng, sức lao động và phát triển toàn diện con người. Việc tổ chức
lao động cho lái xe phải đảm bảo các quy định:
- Thời gian làm việc một tháng.
- Thời gian làm việc một ca. - Chế độ nghỉ ngơi.
c. Yêu cầu của công tác tổ chức lao động lái xe
- Quy định về giấy phép lái xe: Người lái xe container phải có bằng lái xe hạng FC theo
điểm b khoản 11 Điều 16 của Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BGTVT Thông tư quy định về đào tạo,
sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe lOMoAR cPSD| 40342981
cơ giới đường bộ. Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái
xe hạng C có kéo rơ mooc, ô tô đầu kéo sơ mi rơ mooc và được điều khiển các loại xe quy định
cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.
- Để được cấp giấy phép lái xe hạng FC, lái xe phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Độ tuổi
lái xe từ 24 trở lên, có thêm niên hành nghề từ đủ 3 năm trở lên, có số km lái xe an toàn đạt 50.00
km trở lên do cơ quan chức năng hay công ty xác nhận thông tin; có từ đủ 2 năm trở lên điều khiển
liên tục xe ô tô đầu kéo.
- Thời gian làm việc của lái xe:
+ Tổng số thời gian làm việc trong 1 tháng bằng quy định về thời gian lao động do nước quy định.
+ Độ dài ca làm việc không được lớn hơn 10 tiếng. Sau 4 tiếng hoạt động liên tục phải
nghỉ ngơi. Khi xe hoạt động lớn hơn 12 tiếng trong ngày nên bố trí 2 lái xe. Khi làm việc vào
ca 3 (22h – 6h sáng) thì độ dài ca làm việc phải được giảm so với định mức.
+ Thời gian giữa hai lần lái xe liên tục đối với lái xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến
cố định, xe buýt liên tỉnh, xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng, xe ô tô vận tải hành khách
du lịch, xe ô tô vận tải hàng hóa bằng container, xe ô tô vận tải hàng hóa tối thiểu là 15 phút.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho lái xe thông thường ổn định lái xe trên tuyến và lái xe được
bố trí theo chuyến cụ thể trong tháng.
- Giao phương tiện cho lái xe phải đủ trình độ tay nghề theo quy định của nhà nước.
- Cần chú ý tổ chức lao động cho lái xe và tổ chức chạy xe vào các ngày nghỉ: lễ, tết, chủ
nhật… theo chế độ do nhà nước quy định.