-
Thông tin
-
Quiz
Chương 1 Khái luận về triết học và triết học mác – lênin môn Triết học Mác - Lênin | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Khái niệm triết học*Theo triết học Mác - Lênin, triết học là hệ thốngquan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. 2. Vấn đề cơ bản của triết học 2.1. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Triết học Mac - Lenin (THMLN2023) 42 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Chương 1 Khái luận về triết học và triết học mác – lênin môn Triết học Mác - Lênin | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Khái niệm triết học*Theo triết học Mác - Lênin, triết học là hệ thốngquan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. 2. Vấn đề cơ bản của triết học 2.1. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Triết học Mac - Lenin (THMLN2023) 42 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47028186
6650735 _ĐỗÁnhSương_Đề cương_Triết_ML01020_ 15 CHƯƠNG 1
KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
1. Khái lược về triết học
1.1. Khái niệm triết học
*Theo triết học Mác - Lênin, triết học là hệ thống quan điểm lí luận chung nhất về
thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận
động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
2. Vấn đề cơ bản của triết học
2.1. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học *Khái niệm:
Ph.Ăngghen viết: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học
hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”.
+Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là nền tảng cơ bản và điểm xuất phát để
giải quyết các vấn đề khác trong quan điểm, tư tưởng của các nhà triết học và các học thuyết triết học.
+Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để xác định lập trường, thế
giới quan của các nhà triết học và các học thuyết triết học.
*Nội dung vấn đề cơ bản của triết học.
Nội dung cơ bản của Triết học gồm 2 mặt, trả lời cho hai câu hỏi:
+Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào quyết định,
cái nào là tính thức nhất. Nói cách khác, khi truy tìm nguồn gốc, nguyên nhân cuối
cùng của sự vật, hiện tượng, của sự vận động, phát triển là do vật chất hay ý thức
đóng vai trò là cái quyết định.
+Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
2.2. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
* Việc giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của Triết học đã chia các nhà
Triết học ra hai trường phái lớn là “Chủ nghĩa duy vật” và “Chủ nghĩa duy tâm”.
2.2.1Chủ nghĩa duy vật:
- Khái niệm: Những nhà triết học cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước và
quyết định đối với ý thức của con người được gọi là các nhà duy vật. Học thuyết
của họ hợp thành chủ nghĩa duy vật. 1 lOMoAR cPSD| 47028186
6650735 _ĐỗÁnhSương_Đề cương_Triết_ML01020_ 15
Các hình thức của chủ nghĩa duy vật
*Chủ nghĩa duy vật chất phác
- Ra đời: ở thời kì cổ đại (Tk 7-6 TCN)
- Quan điểm: là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại. Chủ
nghĩa duy vật thời kỳ này thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, là cái quyết định so với ý thức.
- Quan niệm: đồng nhất vật chất với một hay một số dạng cụ thể của vật chất
+Ví dụ: Có người đồng nhất với lửa, có người đồng nhất với nguyên tử. Tìm
hiểu theo lịch sử triết học thì bước tiến mạnh nhất của hai nhà Triết học Hi Lạ cổ
đại là Leucippe và Democritos. Cả hai ông đều cho rằng vật chất là nguyên tử.
( Đây là đồng nhất vât chất với một dạng cụ thể của vật chất )
+ Ví dụ: về đồng nhất vật chất với một số dạng cụ thể của vật chất:
Ở phương Đông, cụ thể là ở Trung Hoa có học thuyết Ngũ Hành (Kim – Mộc –
Thủy – Hỏa – Thổ). Người xưa thấy có 5 loại vật chất chính: kim, mộc, thủy, hỏa,
thổ và đem các hiện tượng trong thiên nhiên vào trong cơ thể con người và xếp
theo 5 loại vật chất trên gọi là ngũ hành. Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận
động, chuyển hóa các vật chất trong thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ thể. a. Quy luật tương sinh:
Ngũ hành tương sinh là chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách thứ tự, thúc đẩy
nhau phát triển của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự tương sinh là: mộc sinh hỏa,
hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Sự tương sinh này cư lặp
lại không ngừng. nếu đứng từ một hành mà nói thì sinh ra nó được gọi là “mẹ”, do
nó sinh ra được gọi là “con”.
Trong cơ thể con người: can mộc sinh tâm hỏa, tâm hỏa sinh tỳ thổ, tỳ thổ sinh phế
kim, phế kim sinh thận thủy, thận thủy sinh can mộc. b. Quy luật tương khắc:
Ngũ hành tương khắc là chỉ mối quan hệ lần lượt ức chế lẫn nhau của thủy, hỏa,
mộc, kim, thổ. Thứ tự của tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc
hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc. Quá trình tương khắc này cũng tuần hoàn không ngừng.
- Quan niệm thứ 2 là mang tính trực quan, ngây thơ chất phác: là sự quan sát
trực tiếp hay phỏng đoán (cơ quan, giác quan)
+ Ví dụ: Thuyết nguyên tử của Leucippe và Democristos là dựa trên sự
phỏng đoán thiên tài. Con người không thể quan sát được nguyên tử mà chỉ
có thể là sự hỏng đoán. Đến năm 1897 Thomson mới tuyên bố khám phá ra,
chứng minh được sự tồn tại của điện tử, là một bộ phận tạo nên nguyên tử. 2 lOMoAR cPSD| 47028186
6650735 _ĐỗÁnhSương_Đề cương_Triết_ML01020_ 15
Lúc này sự tồn tại của nguyên tử là bằng tư duy toán học, vật lí học. Như vậy ta
thấy rằng trước đó do khoa học chưa có cơ sở cho sự phát triển thì thuyết nguyên tử
của Leucippe và Democristos chỉ là sự hỏng đoán thiên tài.
=> Kết luận: Ngây tho, chất phác là biểu hiện của sự thiếu cơ sở để chứng minh
khoa học (hay chưa có thành tựu khoa học để chứng minh cụ thể). Tuy nhiên chủ
nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại về cơ bản là đúng, lấy giới tự nhiên để giải
thích thế giới, không viện đến Thần linh, Thượng đế hay các lực lượng siêu nhiên.
*Chủ nghĩa duy vật siêu hình: -
Thời gian: ra đời ở thế kỉ X- tk XVIII tiêu biểu là ở thế kỉ XVII, XVIII. Điển
hình là CNDV Anh, Phá, triết học cổ điển Đức. Bị ngắt quãng 1 thời gian do chịu
ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo nên không có cơ hội để tồn tại và phát triển. -
Quan điểm: Tiếp tục khẳng định quan điểm duy vật thời kì cổ đại là đúng. Đặc
biệt chứng minh được sự tồn tại của nguyên tử. -
Quan niệm: Khoa học tự nhiên phát triển đồng nhất vật chất với 1 thuộc tính của vật chất
+ Ví dụ: Tìm hiểu về cơ học Newton tk 17-18. Phát hiện ra khối lượng của vật
thể là bất biến (của riêng cơ học).
=>Kết luận: Chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của khoa
học tự nhiên với phương pháp tư duy siêu hình, cơ giới. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy
vật siêu hình đã góp phần vào việc đẩy lùi thế giới quan duy tâm và tôn giáo, đặc
biệt là ở thời kỳ chuyển tiếp từ đêm trường Trung cổ sang thời Phục hưng.
*Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó
được V.I.Lênin phát triển vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Với sự kế thừa
tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và khái quát thành tựu của khoa học
đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục được hạn chế của chủ
nghĩa duy vật trước mình.
-Biểu hiện: Chủ nghĩa duy vật biện chứng không những phản ánh đúng hiện thực
mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong cải tạo hiện thực.
=>Kết luận: CNDV biện chứng là hình thức cao nhất của CNDV. Thể hiện thực
chất bước ngoặt lịch sử triết học do Các Mác và Ăngghen thực hiện. 3 lOMoAR cPSD| 47028186
6650735 _ĐỗÁnhSương_Đề cương_Triết_ML01020_ 15
2.2.2 Chủ nghĩa duy tâm
- Khái niệm: Những nhà triết học cho rằng, ý thức, tinh thần, ý niệm, cảm giác là
cái có trước, cái quyết định đối với giới tự nhiên, được gọi là các nhà duy tâm. Học
thuyết của họ hợp thành chủ nghĩa duy tâm *Các hình thức của chủ nghĩa duy tâm.
*Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ
nhất của ý thức của con người. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng ý thức của
con người là cái có trước, cái quyết định đối với vật chất. Trong khi phủ nhận sự
tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự
vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác.
+ Ví dụ: Một số nhà Triết học theo đuổi tư tưởng của CNDTchủ quan như:
Geogre Berkeley, D.Hume, J.G.Fichte, Immanuel Kant,…
*Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận tính
thức nhất của tinh thần khách quan. Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng tinh
thần khách quan có trước, tồn tại độc lập với con người và quyết định đối với vật
chất. Thực thể tinh thần khách quan này thường được gọi bằng những cái tên khác
nhau như: ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới, v.v..
+ Ví dụ: Platon coi những khái niệm chung là vĩnh viễn tồn tại trong thế giới ý
niệm. Còn các sự vật hiện tượng của thế giới vật chất chỉ là những cái bóng mờ nhạt của ý niệm ấy.
-Heghen cũng cho rằng ý niệm tuyệt đối tồn tại và phát triển đến mức độ nhất
định thì sản sinh ra thế giới vật chất và xã hội loài người chỉ là những tồn tại khác
của “ý niệm tuyệt đối”
2.3. Thuyết có thể biết và thuyết không thể biết
Việc giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học là căn cứ để phân chia
các học thuyết triết học thành thuyết có thể biết, thuyết không thể biết và thuyết hoài nghi.
*Thuyết có thể biết (Khả tri luận): là những học thuyết khẳng định khả năng nhận
của con người đối với thế giới. Đa số các nhà triết học (cả duy vật và duy tâm) đều
khẳng định con người có khả năng nhận thức được bản chất của thế giới. *Thuyết
không thể biết (Bất khả tri luận): là những học thuyết phủ định khả năng nhận thức
của con người. Theo thuyết này, con người không nhận thức được bản chất của thế
giới, nếu có chỉ nhận thức được cái hiện tượng, bề ngoài.
*Thuyết hoài nghi (Hoài nghi luận): là những học thuyết nghi ngờ khả năng nhận
thức thế giới của con người hoặc những tri thức mà con người đã đạt được. 4