Chương 1. khái quát chung về quyền hình ảnh của cá nhân | Tài liệu môn pháp luật đại cương Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Quyền nhân thân là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền gắn liền với bản thân con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân. Từ xưa tới nay, khi nói đến quyền nhân thân người ta liên tưởng ngay đến các quyền có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của các cá nhân. Nói chung, quyền nhân thân là thứ quyền để bảo vệ cái “danh” của mỗi con người bao gồm: danh dự, danh tiếng, danh hiệu,…Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (GELA220405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN HÌNH ẢNH CỦA CÁ NHÂN 1.1.
Khái niệm, đặc điểm quyền nhân thân *Khái niệm:
Quyền nhân thân là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền gắn liền với bản thân
con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân. Từ xưa tới nay, khi nói đến
quyền nhân thân người ta liên tưởng ngay đến các quyền có liên quan mật thiết đến danh
dự, nhân phẩm, uy tín của các cá nhân. Nói chung, quyền nhân thân là thứ quyền để bảo
vệ cái “danh” của mỗi con người bao gồm: danh dự, danh tiếng, danh hiệu,… Một xã hội
ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì con người ngày càng được quý trọng bấy nhiêu, và do đó
quyền nhân thân cũng ngày càng được pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng hơn.
Theo nghĩa khách quan: Quyền nhân thân được hiểu là tổng hợp các quy phạm
pháp luật do Nhà nước ban hành, trong đó nội dung quy định rõ cho các cá nhân có
quyền nhân thân gắn liền với bản thân mình và đây là cơ sở để cá nhân thực hiện quyền của mình.
Theo nghĩa chủ quan: Quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn liền với cá
nhân do Nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và cá nhân không thể chuyển giao quyền này cho người khác.
Theo khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) quy định:
“Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá
nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. *Đặc điểm:
Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với cá nhân mà không thể chuyển giao quyền
này cho chủ thể khác. Quyền nhân thân có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, quyền nhân thân là một quyền dân sự và là quyền dân sự đặc biệt. Dưới
góc độ pháp luật dân sự thì cá nhân là chủ thể chủ yếu, thường xuyên quan trọng và phổ
biến của quan hệ dân sự. Các quyền mà pháp luật quy định cho cá nhân là vì con người
và hướng tới con người, trong đó có các quyền nhân thân. Sở dĩ nói quyền nhân thân là
quyền dân sự đặc biệt và các quyền này chỉ thuộc về cá nhân, trong khi đó các quyền
khác (quyền tài sản) có thể thuộc về chủ thể khác (pháp nhân, hộ gia đình).
Thứ hai, mọi cá nhân đều có sự bình đẳng về quyền nhân thân. Mọi người đều có
quyền nhân thân kể từ khi họ được sinh ra, không phân biệt giới tính, tôn giáo, giai cấp,
… Chúng ta thấy quyền nhân thân có một sự khác biệt cơ bản với quyền tài sản vì quyền
bình đẳng về mặt dân sự không quy định tất cả mọi người đều có khả năng hưởng những
quyền như nhau. Nguyên tắc bình đẳng về mặt dân sự có nghĩa là mọi cá nhân đều có
những quyền như nhau, đó không phải là một khả năng trừu tượng mà là một thực tế. Lợi
ích của quyền nhân thân là được quy định như một thực tế chứ không phải là sự quy định mang tính hình thức.
Thứ ba, Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản. Quyền nhân thân không bao giờ
là tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn với tài sản hay không gắn với tài sản mà thôi. Vì
không phải là tài sản nên quyền nhân thân không bao giờ trị giá được thành tiền. Về mặt
pháp lý, chúng ta cần phân định rõ tính chất phi tài sản của quyền nhân thân. Ví dụ: Một
người sáng tạo ra sáng chế hay giải pháp hữu ích thì sáng chế hay giải pháp hữu ích đó do
con người sáng tạo nên mang giá trị kinh tế, chứ bản thân “Quyền tự do sáng tạo” (Điều
47 BLDS) không phải là tài sản, không mang giá trị kinh tế.
Thứ tư, Quyền nhân thân luôn gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao cho
chủ thể khác. Điều 25 BLDS 2005 quy định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ
luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người
khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Các quyền dân sự nói chung, quyền
nhân thân nói riêng là do Nhà nước quy định cho các chủ thể dựa trên điều kiện kinh tế
xã hội – xã hội nhất định. Do vậy, về mặt nguyên tắc, cá nhân không thể chuyển dịch
quyền nhân thân cho chủ thể khác, nói cách khác thì quyền nhân thân không thể là đối
tượng trong các giao dịch dân sự giữa các cá nhân. Điều này có nghĩa rằng bản thân chủ
thể hưởng quyền nhân thân chứ họ không thể chuyển giao quyền này cho người khác và
không ai có thể đại diện cho họ để thực hiện quyền này. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật thì quyền nhân thân có thể chuyển giao cho chủ
thể khác. Ví dụ: Quyền công bố, phổ biến tác phẩm của tác giả, khi tác giả chết đi thì
quyền này có thể chuyển giao cho chủ thể khác (người thừa kế của tác giả). Mặc dù vậy
thì có những yếu tố luôn gắn liền với chủ thể mà không thể thay đổi được, ví dụ: Quyền
đứng tên tác giả, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.
Thứ năm, quyền nhân thân là một quyền dân sự do luật định. Quyền nhân thân là
một quyền nằm trong nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Pháp luật dân sự
quy định cho các cá nhân có quyền nhân thân là một sự tuyên bố chính thức về các quyền
con người cụ thể được pháp luật thừa nhận. Việc pháp luật quy định cho cá nhân có các
quyền nhân thân khác nhau là dựa vào các điều kiện kinh tế xã hội. Do vậy, ở mỗi giai
đoạn khác nhau của lịch sử xã hội loài người, phụ thuộc vào bản chất giai cấp, chế độ
chính trị xã hội… mà quyền nhân thân của cá nhân được quy định một cách khác nhau.
Quyền nhân thân là do Nhà nước “trang bị” cho cá nhân, Nhà nước không cho phép bất
cứ cá nhân nào làm thay đổi hay chấm dứt quyền đó. 1.2.
Khái niệm về hình ảnh của cá nhân
Hình ảnh là những gì chúng ta thấy được thông qua thị giác rồi sau đó chuyển về
não giúp ta cảm nhận nhận hình ảnh đó một cách chân thực nhất từ đó đưa ra những phản
xạ, cảm nhận về hình ảnh mà ta vừa thu nhận. Về khái niệm hình ảnh cá nhân thì cho tới
nay vẫn chưa có một văn bản cụ thể nào quy định rõ. Hình ảnh của cá nhân có thể được
hiểu là sự tái hiện lại vẻ bề ngoài của một người bằng cách thức nào đó có thể ghi lại và
gây ấn tượng thị giác cho những người khác. Khi được mọi người nhìn vào hình ảnh tái
hiện đó có thể nhận diện được rằng đó là ai. Do đó, hiện nay pháp luật đã bắt đầu đặt ra
những quy định cụ thể về quyền nhân thân đối với hình ảnh.
Dựa vào các quy định về quyền đối với hình ảnh của cá nhân cụ thể là Điều 32
BLDS năm 2015 và thực tiễn thì có thể hiểu: “ Hình ảnh của cá nhân bao gồm mọi hình
thức tác phẩm nghệ thuật ghi lại hình dáng của con người cụ thể là ảnh chụp, ảnh vẽ, ảnh
họa chép và rộng hơn có thể là các bức tượng của cá nhân đó”. Có thể hiểu rằng hình ảnh
của cá nhân là những ảnh mang tính chất riêng tư chứ không như hình ảnh ở những nơi
sinh hoạt công cộng, ở nơi đông người…
Ví dụ như hình ảnh của một người đứng ở công viên nếu trong ảnh chỉ có riêng người đó
thì có thể xem là ảnh riêng tư, ảnh của cá nhân. Nhưng nếu là một tấm ảnh chụp quang
cảnh chung ở công viên đông người đó, có mặt của nhiều người trong ảnh thì có thể được
hiểu đó là ảnh sinh hoạt tập thể nơi công cộng và đó không phải ảnh cá nhân nữa. 1.3.
Quy định của pháp luật về quyền hình ảnh của cá nhân
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được quy định cụ thể tại Điều 32 Bộ luật Dân sự
2015 với các nội dung cơ bản sau đây:
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
- Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
- Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho
người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có
hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
- Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
- Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt
động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm
tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định nêu trên thì người có hình ảnh có quyền
yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng
các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN HÌNH ẢNH CÁ NHÂN CỦA VIỆT NAM
2.1. Thực tiễn về việc áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền nhân
thân đối với hình ảnh
Hiện nay đang tồn tại các dạng hành vi vi phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân điển hình như sau:
- Sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích thương mại, thường gặp nhất là sử
dụng hình ảnh của người nổi tiếng để đăng quảng cáo nhưng lại không xin phép
người có trong hình ảnh. Đơn cử như vụ việc vào tháng 11/2008, người mẫu
Nguyễn Kim Tiên khởi kiện công ty Organon sử dụng hình ảnh của cô mà chưa
được sự cho phép để quảng cáo thuốc ngừa thai Meralon.
- Hoạt động của báo chí làm xâm phạm đến quyền nhân thân đối với hình ảnh của
cá nhân. Có những trường hợp báo chí đã sử dụng các hình ảnh xâm phạm đến bí
mật đời tư của cá nhân, bằng cách phát tán những hình ảnh, clip riêng tư liên quan
đến đời sống sinh hoạt của người khác, mặc dù những hình ảnh đó có thể bình
thường, tuy nhiên họ không công khai những hình ảnh này thì việc phán tán những
hình ảnh như vậy đã xâm phạm tới bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và
được pháp luật bảo vệ.
- Phát tán hình ảnh của cá nhân để xâm hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm. Hành vi
này được hiểu là việc một cá nhân, tổ chức có được hình ảnh cá nhân, riêng tư
hoặc “nhạy cảm” của người khác, vì một lý do cá nhân tư thù mà công khai những
hình ảnh này lên mạng xã hội hoặc các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là
hành vi được pháp luật nghiêm cấm, tuy nhiên việc xảy ra những hành vi này là
không hiếm trong giai đoạn hiện nay. Vào ngày 10/11/2013, loạt ảnh được cho là
của ca sỹ Ailee khỏa thân để duyệt cuộc thi tuyển người mẫu của một hãng đồ lót
đã bị đăng tải trên AllKpop – trang tin giải trí Hàn Quốc bằng tiếng anh làm dậy
sóng dư luận mạng. Hay vào tháng 11/2011, hàng loạt các hình ảnh khỏa thân của
hoa hậu Ngọc Trinh được phát tán trên mạng, gây ra những phản ứng trái chiều cho người xem.
Hiện nay việc xâm phạm hình ảnh cá nhân với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại
như: Các thiết bị máy quay, máy chụp ảnh hiện đại giúp người ta quay lén, chụp ảnh ở
các góc độ khác nhau đã ghi lại những hình ảnh “không đẹp” của một số người. Từ đó
hành vi xâm phạm hình ảnh của cá nhân đã không đơn thuần là xâm phạm tới quan hệ
dân sự, đối tượng diều chỉnh của luật dân sự nữa mà chuyển sang xâm phạm tới quan hệ
được pháp luật hình sự điều chỉnh, có thể là một số tội sau: Tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy (Điều 253 BLHS), tội làm nhục người khác theo điều 121 BLHS.
Về thực tiễn áp dụng các các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền nhân thân đối
với hình ảnh , chúng ta có thể rút ra các nhận xét sau:
- Việc sử dụng các hình ảnh của người khác một cách tự do mà không hề xin phép
đang ngày càng phổ biến và có tính chất nghiêm trọng hơn. Trên thực tế thì việc sử
dụng hình ảnh của người khác cùng lắm cũng chỉ là xin phép người chụp hình chứ
rất ít người liên hệ đến chủ nhân thực sự xuất hiện trong bức hình để xin phép. Suy
nghĩ của người Việt Nam rất “lạ” khi nghĩ việc lấy hình ảnh người khác để lăng xê
cho họ là một điều tốt, từ đó giúp họ nổi tiếng hơn nên không cần phải xin phép.
Khi bị phát giác, những cá nhân này sẽ bị khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu bồi
thường, tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có bất cứ một văn bản nào hướng dẫn về mức
bồi thường. Vì thế dẫn tới việc đòi bồi thường sẽ xảy ra nhiều vụ tranh chấp cãi vã
và một khi đã kéo nhau ra Tòa án thì cũng “vụ việc dân sự không có quy định rõ
ràng muốn giải quyết như thế nào cũng được” và đây thực sự là nguyên nhân
khiến cho việc xác định mức bồi thường cho hành vi xâm phạm của mỗi Tòa án lại
một khác nhau.Thông thường, Tòa án sẽ căn cứ vào giá trị hình ảnh sử dụng cho
thương mại để yêu cầu bồi thường, có thể là vài trục, vài chục triệu hoặc lên đến
hàng trăm triệu đồng tùy vào mức độ.
- Việc sử dụng trái phép hình ảnh của cá nhân đã trở thành một thói quen của đại đa
số người sử dụng mạng xã hội. Từ việc sử dụng các hình ảnh “chế” của người
khác để đăng lên trên các diễn đàn, các bình luận cho đến việc phát tán hình ảnh
người khác qua tin nhắn riêng tư là một việc vi phạm pháp luật về quyền nhân
thân đối với hình ảnh.
- Trong các quy định của pháp luật lại có các mâu thuẫn nhỏ làm việc áp dụng các
quy định trở nên khó khăn. Trong BLDS 2015 quy định: “Cá nhân có quyền đối
với hình ảnh của mình” và “việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó
đồng ý”. Nhưng Luật báo chí lại thừa nhân quyền được tự do quay phim, chụp
hình trong các phiên tòa được tổ chức công khai. Ở nhiều phiên tòa công khai xét
xử thì thường bị cáo luôn quay mặt đi, che mặt, giấu mặt để không bị các cánh nhà
báo chụp ảnh và đăng tải trên báo. Đối với nhà báo thì cần phải có hình ảnh rõ nét
của bị cáo cũng như khung cảnh phiên tòa thì các bài viết mới hấp dẫn và thu hút
được độc giả. Như vậy liệu có phải là vi phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân
hay không và việc các bị cáo bị chụp hình lén và các hình ảnh của họ được đăng
tải trên các trang báo và đặc biệt các cá nhân đó không đồng ý cho nhà báo chụp
hình họ. Thực tế cho thấy rằng, việc sử dung hình ảnh của cá nhân trong trường
hợp này lại góp phần gây thêm tiếng xấu của họ trong lòng người đọc về tội ác
hay việc xấu mà họ đã làm, khiến cho con đường trở về làm người lương thiện của
họ trở nên chông gai hơn. Một thân nhân của một bị cáo từng than thở: “Chồng tôi
có chút sai lầm và giờ báo chí đăng hết lên. Cả dòng họ, hàng xóm nhìn gia đình
tôi với ánh mắt khác. Sau này chắc phải chuyển nhà thôi”.
- Trong các vụ việc bắt quả tang về mua bán dâm, các cán bộ công an đã phải âm
thầm quay lén lại các hành vi vi phạm pháp luật đó nhưng không lâu sau thì các
hình ảnh này lại bị phát tán lên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt. Hành vi này
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của những người có
mặt trong đoạn clip đó. Trong trường hợp này, hành vi mua bán dâm là vi phạm
pháp luật nhưng những người trong đoạn clip bị phát tán vẫn được pháp luật bảo
vệ được pháp luật bảo đảm là không bị xúc phạm về danh dự, nhân phẩm. Việc
quay lén và sử dụng hình ảnh của người khác mà chưa được sự đồng ý của họ, hơn
thế nữa trong trường hợp clip về mua dâm bán dâm khi bị tung lên mạng không
chỉ xâm phạm nghiên trọng danh dự, nhân phẩm của những người đó mà còn ảnh
hưởng tới nhân thân của họ, tạo tiếng xấu trong xã hội mà đáng lẽ ra tội của họ đã
vi phạm nếu bị xử phạt cũng không tới mức nghiêm trọng như vậy. Các quy định
của pháp luật nước ta về vấn đề quyền hình ảnh của cá nhân chưa được rõ ràng,
qua những ví dụ trên sự cần thiết phải có các quy định pháp luật phù hợp, cần khắc
phục những mâu thuẫn trong quy định của pháp luật để quyền đối với hình ảnh của
cá nhân luôn được tôn trọng và bảo vệ.
2.2. Những vụ việc xâm phạm quyền hình ảnh
Có thể thấy, đối tượng dễ bị xâm phạm hình ảnh nhất trong giai đoạn hiện nay
thường là các nghệ sĩ, danh hài, ca sĩ, người nổi tiếng… Sở dĩ họ bị xâm phạm hình ảnh
bởi vì họ có một lượng người hâm mộ lớn, có uy tín cao trong giới giải trí, khi sử dụng
hình ảnh của họ thì sẽ gia tăng sự lan truyền thông tin, nhiều người biết đến, và hơn hết là
đánh vào lòng tin của người dân.
*Vụ việc Nghệ sĩ nhân dân Tự Long bị lợi dụng hình ảnh để quảng cáo thuốc chữa đại tràng.
Vào ngày 13/11/2018, NSND Tự Long chia sẻ trên trang cá nhân việc bị kẻ xấu lợi
dụng hình ảnh để bán thuốc chữa trị viêm đại tràng. Tự Long vô cùng bức xúc trước
thông tin một trang fange dựng chuyện anh bị viêm đại tràng trong vòng 10 năm và đã
khỏi khi sử dụng loại thuốc này. Hành vi này đã vi phạm khoản 1, Điều 32, Luật Dân sự
năm 2015 về Quyền của cá nhân đối với hình ảnh quy định: “Cá nhân có quyền đối với
hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc
sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người
có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Theo đó “Việc sử dụng hình ảnh
mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra
quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu
hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý
khác theo quy định của pháp luật” (khoản 3, Điều 32). Đồng thời, hành vi này còn vi
phạm khoản 8, Điều 8, Luật Quảng cáo bổ sung sửa đổi năm 2018, thì một trong những
hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo là quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ
viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
*Câu chuyện “chiếc bánh mì không phải là thực phẩm thiết yếu” gây “bão”
Trong thời điểm đất nước ta đang giãn cách vì đại dịch Covid–19, các chốt kiểm
soát dịch bệnh được lập ra với mục đích kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh và hạn chế
người dân tụ tập, di chuyển khi không có việc cần thiết. Clip trên nói về anh công nhân ở
Khánh Hòa bị cán bộ giữ giấy tờ xe vì cho rằng anh đi mua bánh mì trong khi bánh mì
không phải là thực phẩm thiết yếu... Trong đoạn clip, chúng ta có thể nghe rõ câu nói
“Anh mua đồ ăn mà thiết yếu gì? Ông mua bánh mì mà thiết yếu gì? ' của Phó chủ tịch
phường làm dư luận có nhiều ý kiến trái chiều. Việc đoạn clip bị phát tán trên mạng xã
hội tạo ra một làn sóng phản ứng không tốt khi ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch
bệnh, khiến anh công nhân trên bị mất việc. Trong những tình huống này, những nạn
nhân nói trên nếu có tâm lý vững vàng thì sẽ nguôi ngoai. Tuy nhiên, nếu là người nhạy
cảm, dễ bị tổn thương, có khả năng họ sẽ bị sang chấn tâm lý, thậm chí có thể dẫn đến
suy nghĩ, hành động tiêu cực khó lường. Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc tự ý
sử dụng hình ảnh của người khác đưa lên mạng xã hội khi chưa được sự đồng ý, cho phép
của người đó là vi phạm quyền nhân thân của cá nhân. Việc đưa hình ảnh của người khác
trái với ý muốn của cá nhân, không được cá nhân (người có quyền quyết định thay trong
trường hợp cá nhân chết, cá nhân là người chưa thành niên…) được coi là hành vi trái
pháp luật, vi hiến, vi phạm nghiêm trọng quyền con người, quyền nhân thân của cá nhân.
*Bản án 76/2018/DS-PT ngày 05/04/2018 về tranh chấp bồi thường thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm xét xử tại TAND tỉnh Tây Ninh
Theo Đơn khởi kiện ngày 11 tháng 7 năm 2017 và trong quá trình giải quyết vụ án,
nguyên đơn – chị Hồ Thị A1 và người đại diện hợp pháp của chị A1 thống nhất trình bày:
Chị A1 biết chị Hồ Ngọc A3 do ở gần nhà. Đầu năm 2017, chị A3 dùng mạng xã hội
Facebook (gọi tắt Facebook) với tên gọi “A4” để đăng tải những hình ảnh cá nhân của chị
A1 kèm theo những lời lẽ vu khống cho rằng chị và chồng chị A3 có quan hệ tình cảm.
Ngoài ra, chị A3 còn đến nơi cư trú của chị A1 báo với trưởng ấp và những người sống
tại địa phương những thông tin tương tự. Những hành vi của chị A3 là vu khống, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm của chị A1, gây tổn thất về mặt tinh thần cho chị A1, chị đang
đi làm phải nghỉ phép 01 tuần.
Hành vi này là một hành vi xâm phạm trái phép quyền nhân thân đối với hình ảnh, đồng
thời gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Theo kết luận của TAND tỉnh Tây Ninh: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của chị
Hồ Thị A1 đối với chị Hồ Ngọc A3 về “Tranh chấp Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm”. Buộc chị A3 bồi thường thiệt hại cho chị A1 số tiền
5.000.000 đồng (năm triệu đồng).
2.3. Giải pháp khắc phục thực trạng xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh
Để các quyền về nhân thân của cá nhân nói chung và quyền đối với hình ảnh của cá nhân
nói riêng không bị xâm phạm thì cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung để những quy định về
vấn đề này được chặt chẽ, hoàn thiện và có tính khả thi cao. Quy định chặt chẽ, rõ ràng
các quy định của pháp luật về quyền đối với hình ảnh của cá nhân là cần thiết và sẽ tạo
nên thói quen tôn trọng quyền đối với hình ảnh của cá nhân và đồng thời tình trạng xâm
phạm quyền đối với hình ảnh cá nhân sẽ không còn diễn ra nhiều nữa.
Quy định tại điều 32 BLDS 2015 tuy khá rõ ràng nhưng không thể phủ nhận là vẫn còn
không ít hạn chế ở đây:
Thứ nhất, quy định tại Điều 32 BLDS 2015 không miễn trừ việc xin phép khi sử dụng
ảnh chụp phong cảnh hay các buổi tụ họp đông người vì vậy thực tiễn đặt ra một vấn đề
là nếu muốn công bố một bức ảnh có nhiều khuôn mặt người khác trong đó thì phải đi hỏi
tất cả những người có mặt trong ảnh được không. Nếu chụp ảnh chung cả đoàn người đi
du lịch thì phải đi lần lượt để xin phép họ sao? Vì vậy, thiết nghĩ rằng những quy định về
quyền đối với hình ảnh của cá nhân được mọi chủ thể tôn trọng và nghiêm chỉnh thực
hiện thì luật nên có quy định rõ ràng hơn về những trường hợp nào sử dụng hình ảnh của
cá nhân cần phải xin phép (như sử dụng hình ảnh vào mục đích thương mại hay việc sử
dụng hình ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm,… ) và cũng
nên quy định thời hiệu đối với việc phải xin phép khi sư dụng hình ảnh của cá nhân.
Thứ hai, quy định về quyền hình ảnh của cá nhân tại điều 32 BLDS có quy định “… sử
dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý…”, tuy nhiên trong thực tế chúng
ta vẫn dễ dàng bắt gặp việc báo chí tự do đưa tin kèm hình ảnh của bị cáo tại phiên tòa.
Việc đăng bài có kèm hình ảnh của bị cáo tại phiên tòa sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới danh dự,
nhân phẩm, uy tín cũng như việc làm ăn của bản thân, gia đình kể cả khi sau này họ được
tự do nhưng dư luận xã hội sẽ luôn tồn đọng mãi. Việc quy định như vậy còn có những
mâu thuẫn với luật hình sự, luật báo chí, phải chăng về vấn đề quyền đối với hình ảnh của
cá nhân nên được pháp luật quan tâm hơn và có những sửa đổi phù hợp để việc đảm bảo
thực hiện nghiêm chỉnh quyền của cá nhân đối với hình ảnh trên thực tế.
Thứ ba, việc ở điều 32 BLDS chỉ điều chỉnh hành vi “sử dụng” hình ảnh của người khác
mà không điều chỉnh hành vi “ghi hình”. Đây là một khoảng trống của pháp luật nước ta,
ngay khi bị ghi hình thì cá nhân đã mất đi một phần quyền định đoạt đối với hình ảnh của
mình. Hơn hết, trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển các thiết bị quay phim,
chụp ảnh thì ngày một phổ biến ở nước ta thì nguy cơ bị chụp hình, quay phim trộm ở
những nơi nhạy cảm như nhà nghỉ, nhà tắm,… là rất cao. Nhưng do pháp luật dân sự
không quy định hành vi “ghi hình” hình ảnh cá nhân của người khác là hành vi vi phạm
pháp luật và việc chứng minh được những người quay lén hình ảnh đó đã phát tán các
hình ảnh riêng tư đó là rất khó vì vậy thì việc truy cứu trách nhiệm dân sự theo điều 32
BLDS hặc trách nhiệm hình sự là rất khó tiến hành.
Về quy định phương thức bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân, Điều 32 BLDS quy
định có phương thức bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh khi bị xâm phạm đó là
yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạn
chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; yêu cầu người vi phạm hoặc yêu
cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại. Nếu khi cá
nhân có hình ảnh bị xâm phạm chết mà việc xâm phạm đến hình ảnh của cá nhân đó ảnh
hưởng nghiêm trọng đến những người thân còn sống của cá nhân đó thì khi đó ai sẽ có
thê thay cá nhân đó thực hiện những phương thức bảo vệ quyền đối với hình ảnh khi luật
chỉ quy định quyền đó cho cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm. Vì vậy, một điều có thể đặt
ra là cần sửa đổi theo chiều hướng không chỉ có cá nhân có quyền đối với hình ảnh bị
xâm phạm mà ngay cả những người thân thích của cá nhân đó cũng có các quyền theo
quy định tại điều 32 BLDS trong trường hợp cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm chết.
Như vậy, việc bồi thường thiệt hại cho người bị xâm phạm hình ảnh cần được quy
định cụ thể và chặt chẽ vì như quy định hiện giờ rất dễ gây nhầm lẫn, lạm dụng và xử lý
thiếu công bằng. Tóm lại, các quy định của pháp luật liên quan tới quyền đối với hình ảnh
của cá nhân cần được chú ý, sửa đổi bổ sung thêm cho rõ ràng, cụ thể có như vậy mới
đảm bảo được quyền lợi cho những cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm cũng như răn đe
giáo dục những cá nhân chuyên sử dụng hình ảnh của người khác để bôi xấu, ảnh hưởng
tới danh dự nhân phẩm của người khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ThS. Nguyễn Thị Thu Na, “QUYỀN NHÂN THÂN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ
2015”, Khoa Luật-Đại học Duy Tân, Ngày truy cập: 14/11/2023
[2] Luật Sư Nguyễn Thụy Hân, “Quyền nhân thân là gì? Các quyền nhân thân theo quy
định mới nhất”, Công ty Thư Viện Pháp Luật, Ngày truy cập: 14/11/2023
Link: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-
phap-luat/42201/quyen-nhan-than-la-gi-cac-quyen-nhan-than-theo-quy-dinh-moi-nhat
[3] Luật Sư Bùi Thị Nhung, “Những lí luận chung về quyền của cá nhân đối với hình
ảnh?”, Công ty Luật TNHH Minh Khuê, 15/06/2021
Link: https://luatminhkhue.vn/nhung-li-luan-chung-ve-quyen-cua-ca-nhan-doi-voi-hinh- anh.aspx
[4] Th.S Phùng Bích Ngọc, “Luận bàn về quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân
theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005”, Viện Nghiên Cứu Lập Pháp, 01/11/2012
Link: http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207955
[5] Luật sư Phạm Thanh Hữu, “Quy định về quyền hình ảnh của cá nhân mới nhất”, Công
ty Thư Viện Pháp Luật, Ngày truy cập: 14/11/2023
Link: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-
phap-luat/53130/quy-dinh-ve-quyen-hinh-anh-cua-ca-nhan-moi-nhat
[6] [3] Luật Sư Bùi Thị Nhung, “Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về quyền
đối với hình ảnh của cá nhân và những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này?”,
Công ty Luật TNHH Minh Khuê, 15/06/2021
Link: https://luatminhkhue.vn/thuc-tien-thuc-hien-cac-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-quyen-
doi-voi-hinh-anh-cua-ca-nhan-va-nhung-kien-nghi-hoan-thien-phap-luat-ve-van-de- nay.aspx
[7] Thành Sơn, “Xử lý nghiêm hành vi xâm phạm hình ảnh, thông tin cá nhân”, Báo Nhân Dân, 15/02/2022
Link: https://nhandan.vn/xu-ly-nghiem-hanh-vi-xam-pham-hinh-anh-thong-tin-ca-nhan- post685701.html
[8] Cù Hiền, “Đưa hình ảnh, clip người vi phạm lên mạng là trái luật”, Báo Pháp Luật, Ngày truy cập: 14/11/2023
Link: https://plo.vn/dua-hinh-anh-clip-nguoi-vi-pham-len-mang-la-trai-luat- post638383.html
[9] TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH, “BẢN ÁN 76/2018/DS-PT NGÀY
05/04/2018 VỀ TRANH CHẤP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO DANH DỰ, NHÂN
PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM”, https://congbobanan.toaan.gov.vn, Ngày truy cập: 14/11/2023