Chương 1: Khái quát về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
Chương 1: Khái quát về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
Môn: Dẫn luận ngôn ngữ (DLNN2023)
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Mục lục 1
Chuơng I: Khái quát về ngôn ngữ và ngôn ngữ học.............................. 1 1.1
Bản chất của ngôn ngữ .................................................................... 1
1.1.1 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt .............................. 1
1.1.2 Ngôn ngữ là một loại hệ thống tín hiệu ..................................... 3 1.2
Chức năng của ngôn ngữ ................................................................. 4
1.2.1 Làm công cụ giao tiếp ................................................................ 4
1.2.2 Làm công cụ tư duy .................................................................... 6
1.2.3 Nhân tố cấu thành, lưu giữ văn hoá ........................................... 9
1.2.4 Chức năng của ngôn ngữ nhìn từ hướng tiếp cận khác ............ 10 1.3
Đặc trưng của ngôn ngữ ................................................................ 11
1.3.1 Tính võ đoán ............................................................................ 11
1.3.2 Tính hình tuyến ........................................................................ 11
1.3.3 Tính phân đoạn đôi................................................................... 11
1.3.4 Tính sản sinh ............................................................................ 11
1.3.5 Tính đa trị ................................................................................. 12
1.3.6 Sự biểu hiện của ngôn ngữ không bị chế định bởi không gian, thời gian 12
1 Chuơng I: Khái quát về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
1.1 Bản chất của ngôn ngữ
1.1.1 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
o Con người quan sát nhận và nhận thức thế giới: hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội.
Hiện tượng tự nhiên: mặt trời, mặt trăng, mây, nắng, gió,…
Hiện tượng xã hội: đạo đức, xã hội, tín ngưỡng, ngôn ngữ
o Ngôn ngữ phát sinh và phát triển trong xã hội •
Do ý muốn và nhu cầu của con người
• Các cá thể cần giao tiếp để liên kết với nhau tạo thành
các cộng đồng xã hội để tồn tại và phát triển sd n
• Một người tách khỏi cộng đồng xã hội không có nn
• Vì nn có được nhờ học hỏi, giáo dục, không nhờ quá
trình di truyền mang tính sinh học •
Ngôn ngữ là nhân tố quan trọng bảo đảm con người “đúng là con người”
o Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội •
Ngôn ngữ không phải là sản phẩm của cá nhân, ngôn ngữ là của chung toàn xã hội
Ngôn ngữ sinh ra do nhu cầu của xã hội, phục vụ các lợi
ích xã hội và phát triển trong sự tương tác với xã hội.
Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt tư duy, và là phương
tiện giao tiếp tối ưu nhất. Ngôn ngữ là một động lực phát
triển của xã hội, và ngược lại môi trường xã hội cũng là
động lực phát triển của ngôn ngữ.
W.Humboldt: “Ngôn ngữ là tinh thần của một dân tộc và
tinh thần dân tộc được thể hiện trong ngôn ngữ”.
F.de Saussure: “Ở bất cứ thời đại nào dù ta có đi ngược
lên xa bao nhiêu ngôn ngữ vẫn hiện ra như di sản của thời
đại trước đó… Thực ra một xã hội nào cũng chỉ biết được
ngôn ngữ dưới hình thức là một sản phẩm thừa hưởng từ
các thế hệ trước và phải chấp nhận nó y nguyên như thế”.
▪ Ngôn ngữ là một thiết chế xã hội • Bắt buộc, chặt chẽ •
Được giữ gìn và phát triển trong kinh nghiệm và
truyền thống của cộng đồng. • Được dạy, học v • à sáng tạo thêm •
Được bổ sung liên tục từ thế hệ trước qua thế hệ sau,
từ khi một cá nhân sinh ra đến khi chết đi •
Ngôn ngữ là một tập hợp những thói quen, nghe, hiểu,
được tiếp thu liên tục từ thời thơ ấu đến khi nhắm mắt
xuôi tay trở thành thói quen của cả xã hộikhó thay đổi
▪ Ngôn ngữ có tính xã hội •
Phân biệt ngôn ngữ toàn dân và ngôn ngữ địa phương •
Phân biệt ngôn ngữ văn hoá chung với ngôn ngữ của các tầng lớp xã hội •
Phân biệt ngôn ngữ chuẩn với ngôn ngữ phi chuẩn(lỗi ngôn ngữ)
Ngôn ngữ có phải là hiện tượng cùng loại với tiếng
kêu của động vật không?
Tiếng kêu của động vật bề ngoài có vẻ giống ngôn ngữ
loài người: loài vật dùng tiếng kêu để “trao đổi thông
tin”, gọi bầy, gọi bạn tình, báo tin có thức ăn, có nguy
hiểm, biểu lộ sự thích thú, giận dữ, đe doạ kẻ thù…
Thực chất tiếng kêu của động vật khác ngôn ngữ loài
người: là tiếng kêu bẩm sinh, bản năng, di truyền theo
các mã hoá sinh vật, được kích hoạt trong những điều kiện nhất định
Một số loài động vật tinh khôn có thể tập nói tiếng
người hoặc giao tiếp với người
Khác hoàn toàn với cách trẻ em học nói
Là kết quả của quá trình rèn luyện phản xạ có đ iều
kiện, trong bối cảnh cụ thể, có sự kích thích cụ thể
o Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
▪ Ngôn ngữ của mỗi cộng đồng dân tộc không phải của riêng nhà
nước, đảng phái, thể chế chính trị, tôn giáo, giai cấp nào.
▪ Ngôn ngữ ứng xử bình đẳng với tất cả mọi người trong xã hội.
▪ Mỗi cá nhân hay nhóm xã hội không thể làm biến đổi ngôn ngữ
bằng những cuộc cách mạng chính trị xã hội
▪ Ngôn ngữ là một thiết chế chặt chẽ đối với một cá thể trong cộng đồng xã hội
1.1.2 Ngôn ngữ là một loại hệ thống tín hiệu
o Những loại tín hiệu: cử chỉ, hình vẽ, kí hiệu, quân hàm, quân hiệu, tín
hiệu giao thông, tín hiệu morse, ngôn ngữ,… o Tín hiệu là gì?
▪ Một thực thể vật chất
▪ Kích thích vào giác quan của con người (làm cho người ta tri giác được)
▪ Có giá trị biểu đạt cái gì đó ngoài thực thể ấy Vd: đèn đỏ
Một sự vật được coi là tín hiệu khi thoả mãn các điều kiện sau:
▪ Phải là cái có bản chất vật chất, kích thích giác quan của con
người và được giác quan của con người tri giác. Vd: vật thể,
màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hình vẽ,…
▪ Phải đại diện hoặc biểu đạt một cái gì đó ngoài bản thân nó
▪ Người ta phải nhận thức được mối liên hệ quy ước giữa “tín
hiệu” với cái mà nó đại diện cho
▪ Sự vật đó phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định để
được xác định tư cách, giá trị tín hiệu của mình cùng với các tín
hiệu khác. Ví dụ đèn giao thông có 3 màu xanh, đỏ, vàng
Tín hiệu là thực thể có hai mặt: mặt biểu hiện và mặt được
biểu hiện (do con người quy ước)
Các quy ước phải hợp thành những hệ thống
o Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu
Vì cơ cấu tổ chức của ngôn ngữ có tính hệ thống, ngôn ngữ có bản chất là tín hiệu
Các loại tín hiệu ngôn ngữ: •
Những đơn vị có mặt biểu hiện là âm thanh, mặt được biểu
hiện là những nội dung về các sự vật, hiện tượng, thuộc tính,
quá trình Các từ là tên gọi của các sự vật, hiện tượng,
thuộc tính, quá trình đó.
Ví dụ: nhà, người, cây, sân bay, đẹp đẽ, đỏ lừ •
Những đơn vị có mặt biểu hiện là âm thanh, mặt được biểu
hiện là nội dung, ý nghĩa hoặc chức vụ ngữ pháp nhất định hình vị
Ví dụ: sân, bay, đẹp, đẽ,…
Từ là tín hiệu ngôn ngữ điển hình
o Bản chất và đặc trưng của tín hiệu ngôn ngữ
Tín hiệu ngôn ngữ có hai mặt
▪ Mặt biểu hiện là âm thanh
▪ Mặt được biểu hiện gồm •
Các sự vật (hiện tượng, thuộc tính, quá trình,… mà từ làm nên tên gọi cho chúng •
Nội dung ý nghĩa, khái niệm về các sự vật được gọi tên
Vd: Cá: con cá hiện thực/ động vật có xương sống, ở nước,
thở bằng mang, bơi bằng vây
Hệ thống ngôn ngữ khác với những hệ thống vật chất khác không phải là tín hiệu:
▪ Những hệ thống vật chất không phải là tín hiệu (cơ thể sống, toà nhà,
…) các yếu tố của nó có giá trị đối với hệ thống nhờ những thuộc
tính tự nhiên của chúng
Ví dụ: những yếu tố của cơ thể người như tim, gan, phổi… có giá trị
trong “hệ thống cơ thể người” là nhờ những thuộc tính vật chất của
bản thân cơ thể người
▪ Đối với hệ thống tín hiệu, trong đó có hệ thống tín hiệu ngôn ngữ,
các yếu tố của nó có giá trị đối với hệ thông không phải nhờ những
thuộc tính vật chất tự nhiên của chúng, mà nhờ những thuộc tính
được con người trao cho, gán cho để chỉ ra những khái niệm, tư tưởng nào đó.
Ví dụ: hệ thống đèn giao thông
1.2 Chức năng của ngôn ngữ
1.2.1 Làm công cụ giao tiếp
Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này sang người khác
với một mục đích nhất định nào đó Hoạt động giao tiếp: Tạo lập Phân tích thông điệp thông điệp
Quá trình giao tiếp được thực hiện qua hai bước cơ bản: -
Quá trình tạo lập thông điệp (của người nói) -
Quá trình phân tích thông điệp (của người nhận)
Các nhân tố của hoạt động giao tiếp: nguồn (người phát), thông
điệp, đích, phản hồi, nhiễu, môi trường giao tiếp Giao tiếp
Ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp
▪ Ngôn ngữ là phương tiện phổ biến nhất, tiện lợi nhất, có năng lực
nhất và kì diệu nhất để con người giao tiếp với nhau
▪ Nhu cầu giao tiếp của con người mang tính bẩm sinh là điều kiện
hình thành và phát triển cá thể, giống loài. Ngôn ngữ là động lực
quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người
▪ Ngôn ngữ chiếm ưu thế vượt trội so với các phương tiện giao tiếp
khác về độ phong phú thông tin, độ phức tạp trong tổ chức. Các công
cụ giao tiếp khác (điệu bộ, cử chỉ, tín hiệu, biểu tượng,…) chỉ là
phương tiện bổ sung của ngôn ngữ
▪ Ngôn ngữ cho phép con người kích hoạt và duy trì các hoạt động
tinh tần, đồng thời giúp con người giao tiếp hiệu quả với người khác
▪ Một trong những nhu cầu thường trực của con người là cần phải chia
sẻ những quan điểm, tư tưởng, nhận thức của mình về thế giới với
những người xung quanh mình
▪ Nhận thức thế giới chính là thụ đắc những tri kiến đúng đắn về thế
giới khách quan thông qua những hoạt động giao tiếp có tính xã hội,
mà những hoạt động đó chỉ được thực hiện một cách tối ưu nhờ ngôn ngữ.
▪ Ngôn ngữ giúp người nói trình bày ý kiến của mình, và người nghe
hiểu ý kiến đó, tương tác với nó, phản hồi nó và thay đổi hành vi của mình nhờ nó.
▪ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp tối ưu nhất.
▪ Chỉ cần một số lượng rất ít các từ ngữ và phương thức ngữ pháp,
người nói có thể diễn đạt vô số ý tưởng khác nhau. 1.2.2 Làm công cụ tư duy
▪ Tư duy được hình thành •
Loài người tách ra khỏi thế giới động vật nhờ vào lao
động, tư duy và ngôn ngữ •
Lao động là hoạt động hình thành lâu dài trong lịch sử •
Tư duy dần dần hình thành trong lao động •
Tư duy tồn tại dưới dạng, trừu tượng, thông qua khả
năng khái quát hoá và suy luận ▪ Tư duy
K/n: Tư duy là một hệ thống rất phức tạp, bởi nó nảy sinh từ
sản phẩm vật chất có tổ chức cao nhất của con người -bộ não người
Thuật ngữ tư duy được hiểu theo hai nghĩa •
Khả năng phản ánh thực tế dưới dạng khái niệm, phán
đoán và kết luận. Tư duy đồng nhất với tư tưởng tức là
kết quả của quá trình suy nghĩ, quá trình tư duy •
Bản thân quá trình phản ánh cuộc sống dưới dạng tư
tưởng, tức là bản thân quá trình suy nghĩ, quá trình hình thành tư tưởng ▪
Ngôn ngữ làm công cụ tư duy •
Con người nhận thức và thành lập các khái niệm về thế
giới xung quanh thông qua ngôn ngữ •
Ngôn ngữ là phương tiện lưu trữ và truyền đạt các kết
quả của hoạt động tư duy: các khái niệm, các nội dung
được “chứa đựng” trong các từ ngữ •
Ngôn ngữ là “hình thức tồn tại” của tư duy, là phương
tiện vật chất để thể hiện tư duy •
Tư duy là “cái được biểu hiện”, ngôn ngữ là “cái biểu hiện” •
Qua giao tiếp bằng ngôn ngữ gắn với tư duy trừu tượng,
con người tạo ra một thế giới tinh thần (gồm các ý niệm) bền vững và phong phú. •
Thông qua ngôn ngữ, con người “tái cấu trúc hoá” thế
giới xung quanh theo cách riêng của mình và cảm nhận thế giới ấy ▪
Ngôn ngữ thể hiện tư duy •
Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng
Không có từ nào, câu nào mà không biểu hiện khái niệm
hay tư tưởng. Ngược lại, không có ý nghĩ, tư tưởng nào
không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là biểu
hiện thực tế của tư tưởng. •
Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng
-Mọi ý nghĩ, tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi được biểu hiện bằng ngôn ngữ.
- Những ý nghĩ chưa được biểu hiện ra bằng ngôn ngữ
chỉ là những ý nghĩ không rõ ràng, phản ánh cái hiểu lơ
mơ chứ chưa phải là hiểu biết thực sự.
- Quá trình tìm ra từ cần thiết để nói cũng là quá trình
làm cho ý nghĩ, khái niệm trở nên rõ ràng, có thể hiểu
được với người nghe và với chính bản thân mình. ▪
Các dạng tồn tại của ngôn ngữ thể hiện tư duy
- Ngôn ngữ tồn tại dưới dạng âm thanh lời nói
- Ngôn ngữ tồn tại dưới dạng biểu tượng âm thanh ở
trong óc, chữ viết ở trên giấy:
• Khi nghe một từ thì một biểu tượng âm thanh xuất hiện
• Khi nói một từ thì một biểu tượng chuyển động phát âm xuất hiện
• Khi nhìn một từ được in hoặc viết ra thì biểu tượng
thị giác của từ xuất hiện ▪
Ngôn ngữ thể hiện chức năng tư duy khi
- Khi ngôn ngữ được phát thành lời
- Khi người ta im lặng suy nghĩ hoặc viết ra - “lời nói bên trong”. ▪
Trong quá trình hình thành cá thể và giống loài, khả năng
biết tư duy trừu tượng và biết sử dụng ngôn ngữ để truyền
đạt tư duy là một biểu hiện phân biệt về chất giữa loài người
với các loài động vật khác.
- Xét về bản chất, sự truyền đạt tri thức bằng ngôn ngữ
chính là việc ngôn ngữ tham gia vào quá trình xây dựng nên các liên hệ tạm thời.
• “Liên hệ tạm thời” là gì? • ▪
Người ta không nhất thiết phải làm quen trực tiếp với sự vật
này hay sự vật kia, nhưng vẫn có thể ít nhiều biết được nó là
gì, nó như thế nào,… nếu có một người nào đó đã biết nói
lại cho biết, hoặc người ta biết được những sự vật khác có quan hệ đến chúng Ví dụ:
Một đứa trẻ chưa bao giờ bị bỏng vì cái bàn là nóng, không
cần phải đợi trải nghiệm qua một số lần bị bỏng mới biết
tránh xa cái bàn là nóng, vì bố mẹ dạy nó biết rằng bàn là
nóng rất nguy hiểm, phải tránh xa, nếu chạm vào bàn là
nóng có thể bị bỏng, và bỏng là như thế này, đau thế này, nguy hiểm thế này,..
▪ Qua giao tiếp bằng ngôn ngữ gắn liền với tư duy trừu tượng,
con người tạo ra cho mình một thế giới các ý niệm và khái
niệm, bền vững và phong phú hơn rất nhiều thế giới của kinh nghiệm.
▪ Với ngôn ngữ và thông qua ngôn ngữ, con người “tái cấu
trúc hóa” thế giới vật chất và tinh thần theo cách của mình,
làm cho thế giới rộng lớn vô biên và phức tạp trở nên có thể
cảm nhận được, hình dung được và “kiểm soát” được.
Ví dụ: - Người ta chia đoạn được thời gian và hình dung
thời gian, biểu đạt thời gian thông qua các từ ngữ như: ngày,
tuần, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ,…
- Trước khi xây một ngôi nhà, người ta đã “xây được nó ở
trong đầu” từ trước đó rồi.
Ngoài con người, không một sinh vật nào có được những
khả năng như tàng trữ thông tin, xây dựng các liên hệ tạm
thời, hình dung thế giới, “sắp xếp thế giới”… thông qua
ngôn ngữ, dù con người có thể kém cỏi hơn các loài động
vật về một khả năng nào đó.
▪ Ngôn ngữ không thể tách rời tư duy
- Chính ở trong ngôn ngữ và nhờ có ngôn ngữ mà ý thức
tiềm tàng của con người được hiện thực hóa.
- Chính trong quan hệ với tư duy, phản ánh tư duy, ngôn
ngữ mới không phải là cái vỏ vật chất âm thanh trống rỗng
mà là một thực thể có hai mặt (vật chất và tinh thần).
- Thiếu vắng một trong hai mặt này hoặc tách rời chúng,
ngôn ngữ không còn là ngôn ngữ nữa
▪ Ngôn ngữ không đồng nhất với tư duy
a) Ngôn ngữ là vật chất còn tư duy là tinh thần.
- Ngôn ngữ là vật chất, bởi vì tất cả các đơn vị của nó như
hình vị, từ, câu,… đều là âm thanh, có những thuộc tính vật
chất nhất định (độ cao, độ dài,…)
- Tư duy nảy sinh và phụ thuộc vào một vật chất được tổ
chức đặc biệt là não, nhưng bản thân nó lại có tính chất tinh
thần. - Tư duy không có những đặc tính của vật chất như
khối lượng, trọng lượng, mùi vị,…
b) Tư duy có tính nhân loại còn ngôn ngữ có tính dân tộc.
- Mọi người đều suy nghĩ như nhau nên quy luật tư duy là
quy luật chung cho toàn nhân loại.
- Các ý nghĩ, tư tưởng được biểu hiện bằng những cách khác
nhau, trong các ngôn ngữ khác nhau.
- Ngôn ngữ nào cũng phải biểu hiện tư duy, nhưng mỗi
ngôn ngữ biểu hiện theo cách riêng của mình ngôn n gữ có tính dân tộc.
1.2.3 Nhân tố cấu thành, lưu giữ văn hoá
▪ Ngôn ngữ là nhân tố quan trọng bậc nhất cấu thành văn hóa tộc người.
▪ Ngôn ngữ là tấm gương phản ánh nội dung văn hóa, lưu giữ và
chuyển tải văn hóa từ người này đến người khác, từ thế hệ trước đến thế hệ sau.
▪ Các nhân tố khác (lịch sử, quá trình tiến hóa, phương thức sản xuất,
phong tục, tập quán, tín ngưỡng, đạo đức, nhà cửa, trang phục, ẩm thực,…)
được ghi lại trong ngôn ngữ của tộc người
Ngôn ngữ và văn hoá có đồng nhất với nhau không
Ngôn ngữ và văn hoá có quan hệ chặt chẽ nhưng không bao giờ là một:
+ Loài người sống trong cùng một thế giới, có chung những khái niệm phổ biến
+ Mỗi cộng đồng dân tộc có những cách nhìn thế giới khác nhau.
• Vd: Văn hóa Việt thể hiện qua tiếng Việt: + tấm lòng, thật lòng,
động lòng, mất lòng, chạnh lòng, ngã lòng, lòng dạ ngay thẳng, phải lòng,
mềm lòng, xanh vỏ đỏ lòng, mát ruột, tốt bụng, xấu bụng, sáng dạ, tối dạ, to
gan, nóng ruột,…. + lúa, thóc, gạo, trấu, cơm, rơm, rạ, lúa non, lúa con gái, nếp, tẻ, cốm,…
• Vd: các từ chỉ màu sắc, các từ chỉ quan hệ thân tộc, các đại từ nhân
xưng,… + Việc hiểu và sử dụng chính xác nghĩa của từ luôn gắn liền với
việc hiểu văn hóa của dân tộc sản sinh ra ngôn ngữ có từ ấy
1.2.4 Chức năng của ngôn ngữ nhìn từ hướng tiếp cận khác
▪ Chức năng miêu tả: Ngôn ngữ phản ánh những trải nghiệm của người nói về
thế giới và truyền đạt những thông tin được khẳng định, phủ định hay được kiểm nghiệm.
▪ Chức năng xã hội: Chức năng xác lập, duy trì và thông báo bằng ngôn ngữ
về mối quan hệ giữa người nói với người nghe.
(xưng hô con-mẹ biết đc mối quan hệ giữa ng nói vs ng nghe)
▪ Chức năng biểu cảm: Chức năng biểu thị, truyền đạt thông tin về quan điểm,
thái độ đối với những trải nghiệm đã qua của người nói.
(hình như cô ấy chuyển nhà thì phải ko chắc chắn)
▪ Chức năng tạo lập văn bản: Chức năng tạo các văn bản/ diễn ngôn ở dạng
ngôn ngữ nói hoặc viết
Trong khi ngôn ngữ hoạt động, các chức năng này chồng lấn lên nhau, và
một phát ngôn được phát ra có thể đồng thời thực hiện các chức năng.
Vd1: “Tôi sẽ không bao giờ nghe nó nữa” đồng thời thể hiện:
- Chức năng miêu tả: thông báo về một ứng xử trong tương lai. - Chức năng
tạo lập văn bản: phát ngôn này là một thành tố trong một cuộc hội thoại.
- Chức năng biểu cảm: tỏ thái độ không tin cậy, không tôn trọng, tức giận.
- Chức năng liên nhân(xã hội): thể hiện quan hệ ngang hang hoặc bậc trên
của người nói so với “nó”.
Vd2: “Hình như họ biết chúng mình với nhau” (Nguyễn Bính) đồng thời thể hiện:
- Chức năng miêu tả: thông báo về một sự việc đang xảy ra
- Chức năng tạo lập văn bản: phát ngôn này là một thành tố trong một bài thơ
- Chức năng biểu cảm: tỏ thái độ không chắc chắn(“hình như”), tâm trạng
ngại ngùng, e thẹn(“với nhau”)
- Chức năng liên nhân(xã hội): thể hiện quan hệ ngang bằng, thân thiết (“chúng mình”)
Vd3: “Cưng ơi, em sẽ về nhà rất muộn. Cứ đi ăn một mình đi nhé!”
- Chức năng miêu tả: thông báo về một sự việc sắp xảy ra
- Chức năng tạo lập văn bản: phát ngôn này là một thành tố trong một cuộc hội thoại
- Chức năng biểu cảm: tỏ thái độ lo lắng, hối lỗi
- Chức năng liên nhân: thể hiện quan hệ ngang bằng, thân thiết
2) Các chức năng miêu tả, chức năng biểu cảm, chức năng xã
hội đồng thời ứng với chức năng giao tiếp và chức năng công cụ của tư duy
1.3 Đặc trưng của ngôn ngữ 1.3.1 Tính võ đoán
Âm thanh và ý nghĩa ko có mối quan hệ, tên gọi do cộng đồng QUY ƯỚC
-Hai mặt trong tín hiệu ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với nhau đã có mặt này là phải có mặt kia
-Việc dùng âm này hay âm kia để biểu thị ý nghĩa này hay nghĩa khác là do
quy ước, do thói quen, của cộng đồng xã hội quyết định V õ đoán
“Danh vô cố nghi, ước chi dĩ mệnh, ước định tục thành vị chi nghi, dị ư
ước tắc vị chi bất nghi” (Tuân thủ) 1.3.2 Tính hình tuyến
-Khi đi vào hoạt động, các tín hiệu ngôn ngữ xuất hiện kế tiếp nhau, tạo
thành chuỗi có tính hình tuyến
-Không thể nói ra hai tín hiệu ngôn ngữ cùng một lúc mà phải phát âm kế
tiếp nhau, xong tín hiệu này đến tín hiệu kia.
Vd: (1)Tôi (2)là (3)sinh (4)viên
LH: Tính võ đoán là việc sắp xếp các từ ngữ (Tôi sinh viên là)
-Sự kết hợp liên tục, tạo thành một chuỗi, theo thời gian (âm này trước, âm này sau)
1.3.3 Tính phân đoạn đôi
-Ngôn ngữ là một cấu trúc 2 bậc:
(1) Các đơn vị tự thân không mang nghĩa
(2) Các đơn vị kết hợp với nhau tạo thành đơn vị mang nghĩa
1.3.4 Tính sản sinh (nhờ nn có tính phân đoạn)
(một vài đơn vị ngôn ngữ có sẵn sản sinh rất nhiều đơn vị ngôn n gữ mới)
Tính sản sinh của ngôn ngữ biểu hiện ở chỗ: : từ một số lượng hữu hạn
những đơn vị, yếu tố đã có, dựa vào những nguyên tắc đã được xác định, người
sử dụng có thể tạo ra và hiểu được rất nhiều đơn vị, yếu tố mới (từ ngữ mới), tạo
ra và hiểu được vô số những câu mới mà trước đó có thể họ chưa từng nói hoặc chưa từng nghe thấy. Vd: v, ơ vơ, vờ, vở,…
1.3.5 Tính đa trị (nhiều giá trị) vì ngôn ngữ có tính sản sinh nên có tính đa trị
(một âm thanh có nhiều ý nghĩa: cổ kính, cổ áo, cái cổ/ một ý nghĩa được
hiểu bằng nhiều âm khác nhau: u, mẹ, bầm, má…)
Tính đa trị của ngôn ngữ được biểu hiện ở chỗ:
Một vỏ âm thanh ứng với hai hoặc hơn hai nội dung sự vật, hoặc một
sự vật ứng với hai hoặc hơn hai vỏ âm thanh.
-Một vựng có nhiều nghĩa vì ngôn ngữ có tính đa trị
-Không thể giải thích đc hiện tượng đồng âm khác nghĩa vì ngôn ngữ có tính võ đoán
1.3.6 Sự biểu hiện của ngôn ngữ không bị chế định bởi không gian, thời
gian (tính di dị của ngôn ngữ)
Ngôn ngữ đại diện, thay thế cho những cái được nó biểu hiện, gọi tên. Cái
được biểu hiện của ngôn ngữ, dù bản tính vật chất hay phi vật chất (ông bụt, bà
tiên…), hiện thực hay phi hiện thực,…đều trong quan trọng. Ở đây chỉ cần sự
tồn tại của chúng về mặt văn hoá- xã hội.
Bởi thế, ngôn ngữ và người sử dụng ngôn ngữ không bị hạn chế về mặt
thời gian và không gian trong giao tiếp khi nói về bất kì sự vật, hiện tượng,.. nào
1.4 Hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ
-Hệ thống: là một tổng thể các yếu tố có quan hệ qua lại và quy định lẫn
nhau, tạo thành một thể thống nhất có tính phức hợp hơn.
-Cấu trúc: là tổ chức bên trong của hệ thống, là mô hình bao gồm các mối
quan hệ liên kết giữa các bộ phận, các yếu tố…
1.4.1 Hệ thống ngôn ngữ
-Ngôn ngữ là một hệ thống vì:
+là một tổng thể các yếu tố (đơn vị ngôn ngữ)
+các yếu tố này có những mối quan hệ với nhau
+các yếu tố tập hợp lại thành hệ thống ngôn ngữ
-Hệ thống ngôn ngữ có cấu trúc của nó vì:
+có cơ cấu tổ chức bên trong
+từ hệ thống phức hợp có thể phân tích thành các bộ phận, yếu tố
+các bộ phận, các yếu tố này có thể được giá trị khác nhau là nhờ các mối
quan hệ của chúng với nhau và chức năng khác nhau do chúng thực hiện (sinh
con rồi mới sinh cha từ ngữ có giá trị khi có mqh với các yếu tố khác, đặc
trưng: tính tuyến tính của ngôn ngữ)
-Để nhận diện và phân biệt các đơn vị ngôn ngữ, người ta phải dùng các kĩ
thuật phân tích ngôn ngữ học
+Đơn vị ngôn ngữ là những đơn vị có sẵn trong hệ thống: từ, hình vị, âm vị
+Câu là đơn vị của lời nói
-Quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ
+Quan hệ tôn ty (cấp bậc): âm vị hình vị từ S sinh sinh viên
Thể hiện mối quan hệ cao thấp giữa các đơn vị thuộc các cấp độ khác
nhau trong hệ thống ngôn ngữ, đó là: đơn vị thuộc cấp độ cao hơn bao giờ cũng
bao hàm đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn; ngược lại, đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn
bao giờ cũng nằm trong đơn vị thuộc câp độ cao hơn, và nó là thành tố để cấu
tạo nên đơn vị thuộc cấp độ cao hơn +Quan hệ kết hợp
-Là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành chuỗi khi ngôn ngữ đi vào hoạt động
-Quan hệ kết hợp là quan hệ giữa các yếu tố nối tiếp nhau theo tuyến
tính (trục ngang/ trục thời gian).
-Nguyên tắc: chỉ những đơn vị đồng hạng (thuộc cùng một bậc, có
chức năng ngôn ngữ như nhau) thì mới trực tiếp kết hợp với nhau.
+Quan hệ đối vị (quan hệ liên tưởng)
Là quan hệ giữa một đơn vị ngôn ngữ (từ, hình vị,…) với những đơn
vị đồng hạng khác có thể thay thế được cho nó tại vị trí mà nó hiện diện trong câu. Vd: thay người yêu
-Hệ thống ngôn ngữ là loại hệ thống được tổ chức theo kiểu có tính phân
đoạn đôi, và chính nhờ cách tổ chức như vậy mà ngôn ngữ có tính tạo sinh (dựa
trên những cái có sẵn có thể tạo ra rất nhiều từ mới, ngữ đoạn mới, câu mới….)
-Ngôn ngữ học gồm nhiều đơn vị, yếu tố tạo thành nhiều tiểu hệ thống,
nhiều bộ phận khác nhau, vì thế trong ngôn ngữ học đã xây dựng những bộ môn
nghiên cứu khác nhau: âm vị học, ngữ âm học,ngữpháphọc,từ vựng học,…
-Khi xét một yếu tố, một đơn vị, một sự kiện ngôn ngữ thì luôn phải đặt nó
trong hệ thống. Tại đây, cấu trúc của hệ thống sẽ “thẩm định” phẩm chất ngôn
ngữ học của yếu tố, đơn vị, sự kiện đó trong mối quan hệ với hàng loạt các yếu
tố, đơn vị, sự kiện khác.
Nghiên cứu ngôn ngữ
Ngiên cứu đồng đại: Nghiên cứu ngôn ngữ ở một trạng tái cụ thể, vào một
giai đoạn cụ thể, được giả định là đứng im không có thay đổi, hệ thống ngôn
ngữ được coi như hoàn toàn ổn định.
Nghiên cứu lịch đại: Nghiên cứu ngôn ngữ đã có những biến đổi gì, biến
đổi như thế nao trong các trạng thái xét theo tiến trình lịch sử
1.4.2 Ngôn ngữ và lời nói
Ngôn ngữ là cái chung (bao gồm: các âm, các từ, các mô hình cấu tạo
nhóm từ, câu,… cùng với các quy tắc biến đổi). Ngôn ngữ tồn tại, hoạt động cho tất cả mọi người
Lời nói là sản phẩm của hoạt động nói năng, những văn bản, những diễn
ngôn cụ thể trong các tình huống cụ thể, được thực hiện bởi những cá nhân cụ thể.
F. De Saussure: “Tất nhiên, hai đối tượng này gắn bó khăng khít với nhau
và giả định lẫn nhau: ngôn ngữ là cần thiết để cho lời nói có thể hiểu được và
gây ra được tất cả những hiệu quả của nó, nhưng lời nói lại cần thiết để cho
ngôn ngữ được xác lập; về phương diện lịch sử, sự kiện của lời nói bao giờ cũng
đi trước …. Cuối cùng, chính lời nói làm cho ngôn ngữ biến hoá. ”
1.5 Nguồn gốc và diễn biến của ngôn ngữ (tự đọc thêm)
-Chú ý: biến đổi từ từ, 3 mặt biến đổi (từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp) mức độ: từ vựng ngữ âm ngữ pháp 1.6 Phân loại ngôn ngữ Có 2 hướng phân loại:
-Phân theo nguồn gốc: phương pháp so sánh lịch sử
-Phân theo loại hình: phương pháp so sánh loại hình
Cơ sở phân loại các ngôn ngữ theo cội nguồn
-có chung ngôn ngữ mẹ đẻ
-3 mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ và các tiểu hệ thống của nó biến đổi