Chương 1 luật thương mại | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

Chương 1 trong môn Luật Thương mại thường giới thiệu các khái niệm cơ bản và nền tảng của Luật Thương mại. Dưới đây là những nội dung chính mà bạn có thể sẽ học trong chương này: Các đặc điểm nổi bật của Luật Thương mại, như phạm vi điều chỉnh, tính liên quan đến các hoạt động thương mại và kinh doanh. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các quy định quốc tế mà Việt Nam tham gia (WTO, các FTA,...).

CHƯƠNG 1-Lut TM - Nooooooooooooo
CHƯƠNG 1
Câu 1. Phân tích khái niệm hành vi thương mại. ( Nguyễn Thị Kim Ngân )
Thương mại, comerxium (tiếng Latinh), commerce (tiếng Anh), có nghĩa là
buôn bán. Ở nước ta, theo cách hiểu phổ thông, thương mại là hoạt động trao đổi
hay giao lưu hàng hoá, dịch vụ trên cơ sở thuận mua vừa bán.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005: “ Hoạt động thương mại là
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch
vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
Pháp luật Việt Nam đã ghi nhận về hành vi thương mại bằng một khái niệm có
nghĩa khái quát đó là hoạt động thương mại (tổ hợp các hành vi thương mại).
Theo quy định của khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005; “ Hoạt động
thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi khác”. Dưới giác độ học thuật, khái niệm hành vi thương mại được xem
xét ở đây tương ứng với khái niệm hoạt động thương mại cụ thể: mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư...
Câu 2. Phân tích đặc điểm của hành vi thương mại. ( Nguyễn Trường Huy )
Điểm chung của hành vi dân sự và hành vi thương mại là hành vi của con người,
phát sinh và tồn tại trong quá trình sản xuất, trao đổi sản phẩm, hàng hoá, đều là
những nội dung của quan hệ hàng hoá - tiền tệ và ở những mức độ nhất định đều
chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan.
*Hành vi thương mại có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, hành vi thương mại khác hành vi dân sự về thời điểm xuất hiện và về
tính ổn định. Qua nghiên cứu lịch sử ra đời và phát triển của quá trình trao đổi
hàng hoá, có thể khẳng định hành vi dân sự ra đời sớm hơn và ổn định hơn hành
vi thương mại.
Thứ hai, hành vi thương mại được thực hiện trên thị trường và nhằm mục đích
sinh lợi. Theo quy định của pháp luật, hành vi thương mại không chỉ là hành vi
diễn ra trên thị trường mà còn là hành vi nhằm mục đích sinh lợi.
Thứ ba, hành vi thương mại là hành vi mang tính chất nghề nghiệp, được thương
nhân (tổ chức, cá nhân kinh doanh) thực hiện.
Thương mại là hành vi mang tính nghề nghiệp có nghĩa là chủ thể của hành vi
khi tham gia thương trường thực hiện sự phân công lao động xã hội. Các hành vi
này được chủ thể tiến hành thường xuyên, liên tục, thể hiện tính chuyên nghiệp
cao và mang lại thu nhập chính cho chủ thể thực hiện hành vi.
Tóm lại, giữa hành vi dân sự và hành vi thương mại có những sự tương đồng và
khác biệt. Chính trên cơ sở sự tương đồng, khác biệt đó có thể nhìn nhận một
cách khái quát mối quan hệ giữa hành vi dân sự và hành vi thương mại là mối
quan hệ giữa hành vi dân sự và hành vi thương mại là mối quan hệ giữa cái
chung và cái riêng, trong đó hành vi dân sự là cái chung và hành vi thương mại
là cái riêng. Với tư cách cái chung và cái riêng, hành vi dân sự và hành vi
thương mại đều tồn tại khách quan và độc lập tương đối với nhau; những thuộc
tính vốn có của các hành vi dân sự được biểu hiện cụ thể trong các hành vi
thương mại đồng thời trong hành vi thương mại cũng có những nét đặc thù riêng
của nó
Câu 3. Phân loại hành vi thương mại. ( Đinh Kiều Linh)
Dựa trên những căn cứ khác nhau, hành vi thương mại có thể được chia ra các
loại khác nhau.
* Dựa vào tính chất của hành vi và chủ thể thực hiện hành vi, hành vi thương
mại
có thể được chia ra thành: Hành vi thương mại thuần túy, hành vi thương mại
phụ thuộc, hành vi thương mại hỗn hợp.
- là hành vi thương mại vì bản chất của nó thuộc Hành vi thương mại thuần túy:
về công việc buôn bán hoặc vì hình thức của nó được pháp luật coi là tiêu biểu
cho hành vi thương mại.
- là những hành vi có bản chất dân sự nhưng do Hành vi thương mại phụ thuộc:
thương nhân thực hiện theo nhu cầu nghề nghiệp hay nhân lúc hành nghề và do
đó được coi là hành vi thương mại. , thương nhân mua phương tiện, trang Ví dụ
thiết bị văn phòng để trang bị cho các phòng làm việc của mình là hành vi
thương mại phụ thuộc (do nhu cầu của nghề nghiệp).
Một hành vi có bản chất là dân sự chỉ có thể trở thành hành vi thương mại khi
hội đủ hai yếu tố: (i) Hành vi đó phải do thương nhân (thương gia) thực hiện; (ii)
Hành vi đó được thương nhân thực hiện nhân dịp hành nghề hoặc do nhu cầu
nghề nghiệp.
- Có thể được hiểu là hành vi thương mại đối với Hành vi thương mại hỗn hợp:
một bên (thương nhân) nhưng lại là hành vi dân sự đối với bên kia (cá nhân
không có tư cách thương nhân).
* Dựa vào lĩnh vực phát sinh cũng như đối tượng của hành vi thương mại và
theo tinh thần của Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm
2000 (US -
Vietnam Bilateral Trade Agreement), các hành vi thương mại có thể chia ra các
nhóm như sau:
- Nhóm hành vi thương mại hàng hoá;
- Nhóm hành vi thương mại dịch vụ;
- Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực đầu tư;
- Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung, các hành vi thương mại
không chỉ tồn tại trong lĩnh vực trao đổi hàng hoá mà còn tồn tại trong nhiều
lĩnh vực khác như: đầu tư, sản xuất, sở hữu trí tuệ v.v.. Chính vì vậy, việc phân
loại các hành vi thương mại dựa trên tiêu chí đối tượng của hành vi trở nên phức
tạp, bởi trong mỗi lĩnh vực trao đổi, đầu tư, sản xuất... đều tồn tại các hành vi
mua bán hoặc dịch vụ. Như vậy, suy cho cùng hành vi thương mại trong các lĩnh
vực nói trên chỉ có thể được chia thành: thương mại hàng hoá và thương mại
dịch vụ. Trong mỗi lĩnh vực, do mỗi loại “hàng hoá” cũng như “công việc” có
những đặc thù của chúng, cho nên thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ
trong từng lĩnh vực cũng có những điểm riêng biệt. Chính vì vậy, sẽ nâng cao
hiệu quả điều chỉnh pháp luật hơn nếu có sự kết hợp tiêu chí đối tượng với lĩnh
vực phát sinh hành vi thương mại để phân loại hành vi thương mại thành các
nhóm cụ thể. Hiện nay, pháp luật nước ta đang đi theo hướng quy định các hoạt
động thương mại theo từng lĩnh vực.
+ Hành vi thương mại hàng hoá là những Nhóm hành vi thương mại hàng hoá:
hành vi phát sinh trong quá trình trao đổi hàng hoá, bao gồm: mua bán hàng hoá
và các hoạt động khác liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá như cung ứng
dịch vụ thương mại, xúc tiến thương mại.
Trong thương mại hàng hoá, mua bán hàng hoá là hành vi chủ yếu nhất, đặc
trưng của hành vi mua bán hàng hoá thể hiện ở đối tượng của hành vi này là
hàng hoá, bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong
tương lai và những vật gắn liều với đất đai.
Mua bán hàng hoá được quy định cụ thể trong chương 2 Luật Thương mại năm
2005. Với 49 điều trong chương 2, Luật Thương mại năm 2005 quy định tương
đối đầy đủ các vấn đề liên quan đển mua bán hàng hoá với tư cách là một hoạt
động chủ yếu của thương nhân ở Việt Nam. Ngoài những điều quy định chung
đối với hoạt động mua bán hàng hoá như: Hình thức hợp đồng mua bán hàng
hoá, hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh
doanh có điều kiện, áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hoá lưu thông
trong nước, mua bán hàng hoá quốc tế, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, tạm
nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá, chuyển khẩu hàng hoá, áp dụng các
biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế, nhãn hàng hoá
lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất
xứ hàng hoá và quy tắc xuất xứ hàng hoá, một nội dung quan trọng trong
chương này đó là các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng mua bán hàng hoá. Đặc biệt, trong chương 2 Luật Thương mại năm 2005,
pháp luật đã ghi nhận hoạt động mua bán hàng hoá mới, tiên tiến trong nền kinh
tế thị trường, đó là mua bán hàng hoá qua sở giao dịch.
Bên cạnh hoạt động mua bán hàng hoá trong thương mại hàng hoá còn có các
hoạt động dịch vụ thương mại như: (i) Xúc tiến thương mại (bao gồm: Khuyến
mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ, hội chợ,
triển lãm thương mại); (ii) Trung gian thương mại (bao gồm: Đại diện cho
thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hoá, đại lý thương
mại) và (iii) Một số hoạt động thương mại cụ thể khác, như: Gia công trong
thương mại, đấu giá hàng hoá, đấu thầu hàng hoá dịch vụ, dịch vụ logistics, cho
thuê hàng hoậ, nhượng quyền thương mại.
+ Thương mại dịch vụ được hiểu là các hoạt Nhóm hành vi thương mại dịch vụ:
động thướng mại trong các ngành, lĩnh vực dịch vụ. Đây là khái niệm dùng để
chỉ khía cạnh thương mại, tính chất thương mại trong các ngành, lĩnh vực dịch
vụ. Khác với mua bán hàng hoá trong thương mại hàng hoá (đối tượng của hoạt
động này là các sản phẩm hữu hình), trong thương mại dịch vụ đối tượng của nó
lại là những sản phẩm vô hình, tức là những sản phẩm không cầm nắm, không
nhìn thấy được nhưng lại được cảm nhận qua tiêu dùng trực tiếp của khách hàng
và quá trình sản xuất, tiêu dùng sản phẩm dịch vụ diễn ra đồng thời, nhưng hiệu
quả của dịch vụ đối với người tiêu dùng lại rất khác nhau.
Như vậy, có thể hiểu nhóm hành vi thương mại dịch vụ là những hành vi phát
sinh trong các khu vực của nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của nền kinh tế,
bao gồm các hành vi trong: Sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải, dịch vụ tài
chính - ngân hàng, bảo hiểm V.V.. Tất nhiên, không phải tất cả các hành vi
trong các khu vực trên đều là hành vi thương mại dịch vụ mà chỉ những hành vi
nào có đầy đủ những thành tố của hành vi thương mại mới được coi là hành vi
thương mại dịch vụ.
- Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực đầu tư là những hành vi đầu tư nhằm
mục đích tìm kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư, là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để
thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư
góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức
hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
- Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ là những hành vi liên
quan đến việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các sản phẩm của trí tuệ nhằm
mục đích thương mại, bao gồm các hành vi như: Sử dụng đối tượng của sở hữu
công nghiệp (bằng phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích) trong hoạt động kinh
tế - thương mại, sử dụng các đối tượng của sở hữu công nghiệp như là một yếu
tố thể hiện lợi thé cạnh tranh, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, chuyển
giao công nghệ v.v..
4. Phân tích khái niệm và đặc điểm của thương nhân..( Nguyễn Như Hải)
• Khái niệm
Theo quy định tại Điều 6 Luật Thương mại năm 2005, thương nhân có thể được
hiểu là những tổ chức kinh tế được thành lập theo đúng quy định của pháp luật
hoặc những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại một cách thường
xuyên, độc lập và có thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định.
• Đặc điểm
Thương nhân theo quy định của pháp luật những đặc điểm đặc trưng bản
sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể: thương nhân theo quy định của pháp luật có thể là tổ chức
kinh tế hoặc cũng có thể là cá nhân có hoạt động thương mại. Cụ thể:
Đối với thương nhân tổ chức: Theo quy định của pháp luật, chỉ những tổ
chức kinh tế được thành lập hợp pháp, trên sở quy định của pháp luật mới
được xác định là thương nhân.
Đối với thương nhân nhân: Điều kiện để nhân trở thành thương nhân
phải đảm bảo những chủ thể này có hoạt động thương mại, trong đó:
+ Đây những hoạt động thương mại được thực hiện một cách thường xuyên,
được coi là nghề nghiệp thực hiện lặp đi lặp lại, tạo ra thu nhập ổn định
+ hoạt động thương mại được thực hiện một cách độc lập, thể hiện qua việc
các thương nhân hoạt động thương mại vì lợi ích của mình, tự chịu trách nhiệm
cho hoạt động của mình.
Thứ hai, bên cạnh tính chất thường xuyên, liên tục thì hoạt động thương mại mà
thương nhân thực hiện phải có mục đích sinh lợi, thể hiện qua các hoạt động như
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu hoạt động thương mại, xúc tiến
thương mại,…Những hoạt động này có thể được thực hiện trong các ngành nghề
tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không
cấm.
Thứ ba, các hoạt động thương mại được thực hiện một cách hợp pháp của
thương nhân luôn được pháp luật bảo vệ.
Thứ , thương nhân khi thực hiện các hoạt động thương mại phải thực hiện
hiện đăng ký kinh doanh theo quy định. Đối với những trường hợp thương nhân
chưa đăng kinh doanh thì vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt động
thương mại của mình theo quy định của pháp luật.
Câu 5 : Trình bày các loại thương nhân ( Nguyễn Tuấn Đức)
Dựa vào các quy định của pháp luật, thương nhân có thể được chia ra các loại
như sau :
Thứ nhất, thương nhân là cá nhân: Thương nhân là các nhân có nghĩa
thương nhân đó là con người cụ thể. Để trở thành thương nhân, con người
phải có trách nhiệm pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định
của Bộ luật Dân sự( xem them mục 1 chương 3 Bộ luật Dân sự 2015),
đồng thời phải có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của thương nhân, họ có đầy
đủ các năng lực pháp luật và hành vi để thực hiện hoạt động thương mại,
tự mình gánh chịu những trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
hoạt động thương mại đó.
Theo pháp Luật Thương mại, thương nhân là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi
trở lên và không thuộc các trường hợp bị pháp luật cấm kinh doanh.
Cá nhân được coi là thương nhân khi họ có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý
của thương nhân và cá nhân muốn hoạt động kinh doanh thương mại, phải
tiến hành đăng kí doanh nghiệp tại cơ quan đăng kí kinh doanh có thẩm
quyền. Kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp,
tư cách thương nhân của họ được xác lập và họ có thể tiến hành các hoạt
động thương mại.
Thứ hai, thương nhân là pháp nhân: Một tổ chức chỉ được coi là thương
nhân là pháp nhân khi nó hội đủ các điều kiên của pháp nhân theo Điều
74 Bộ luật Dân sự năm 2015: Được thành lập theo qui định của Bộ Luật
này hoặc luật có liên quan; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo qui định của
Bộ luât này; Có tài sản độc lập với các nhân, pháp nhân khác; Và tự chịu
Trách nhiêm bằng Tài san của mình; Nhân danh mình tham gia vào các
quan hệ pháp luật mot cách độc lập.; Đồng thời có đủ các dấu hiệu của
thương nhân. Xét các dấu hiệu pháp l cis thương nhân và tiêu chuẩn pháp
lý của pháp nhân, hiện nay ở nước ta, các thưong nhân là pháp nhân chủ
yểu bao gồm: Thương nhân là các DNNN; Thuơng nhân là các hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã; Thương nhân là các CTCP, công ty TNHH, công
ty hợp danh.
Ngoài các đặc điểm của thương nhân nói chung, các thương nhân là pháp
nhân đều phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động
thương mại trong pham vi số vốn, tài sản của pháp nhân. Ngoài ra, mỗi
loại thương nhân còn có những đặc điểm riêng biệt, tuơng ứng với hình
thức tổ chức của mình.
6. Phân tích các loại trách nhiệm tài sản của thương nhân.( Nguyễn Như Hải)
Trách nhiệm tài sản vô hạn của thương nhân
Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế có ; vốn kinh tư cách pháp nhân
doanh thuộc sở hữu của thương nhân bao gồm , vốn vay, một số vốn điều lệ
loại vốn và tài sản khác. Thương nhân phải sử dụng toàn bộ tài sản này để
chịu trách nhiệm thanh toán nợ; do vậy, có thể coi đây là trách nhiệm vô
hạn. Trách nhiệm này chấm dứt khi thương nhân được xóa tên trong sổ đăng
ký kinh doanh hay được cập nhật tình trạng “đã giải thể” trên Cổng thông tin
quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đối với thương nhân là cá nhân và thương nhân là tổ chức kinh tế không có
tư cách pháp nhân; ngoài vốn đăng ký đầu tư kinh doanh tại cơ sở kinh
doanh; người kinh doanh; chủ doanh nghiệp tư nhân phải sử dụng cả các tài
sản khác; thuộc sở hữu của mình để chịu trách nhiệm thanh toán nợ. Ngay
cả khi thương nhân đã được xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh; họ vẫn có
nghĩa vụ tiếp tục thanh toán khi phát sinh tài sản mới sau thời điểm thương
nhân chấm dứt hoạt động. Trách nhiệm trong trường hợp nà cũng là trách
nhiệm vô hạn; thậm chí là vô hạn tuyệt đối.
Trách nhiệm tài sản hữu hạn của thương nhân
Theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân góp vốn vào công ty
TNHH, , , góp vốn vào công ty hợp danh với tư công ty cổ phần hợp tác xã
cách là thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn. Tức là họ chỉ
phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn đã góp hoặc cam kết góp vào doanh nghiệp.
Câu 7. Phân tích các quyền cơ bản của thương nhân. ( Nguyễn Trường Huy )
- Quyền tự do kinh doanh:
Tại khoản 2 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định: “Thương nhân
có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các
hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm”. Như vậy, ở đây
quyền tự do kinh doanh của thương nhân được tiếp cận dưới góc độ quyền chủ
thể.
Dưới góc độ quyền chủ thể, quyền tự do kinh doanh của thương nhân được hiểu
là thương nhân được thực hiện các hoạt động thương mại mà pháp luật không
cấm.
Nội dung của quyền tự do kinh doanh của thương nhân gồm:
+ Tự do thành lập doanh nghiệp;
+ Tự do lựa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh;
+ Tự do lựa chọn khách hàng và trực tiếp giao dịch với khách hàng;
+ Tự do lựa chọn lao động theo nhu cầu kinh doanh;
+ Tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp;
+ Các quyền tự do khác mà pháp luật không cấm.
- Quyền bình đẳng trong hoạt động thương mại của thương nhân
Tại Điều 10 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại”; Luật
Doanh nghiệp năm 2020 tiếp cận quyền bình đẳng của doanh nghiệp (thương
nhân) như là một sự bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp (thương
nhân): “Nhà nước... bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp
không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế”.
Là một quyền chủ thể của thương nhân (doanh nghiệp) quyền bình đẳng giữa
các thương nhân (doanh nghiệp) đòi hỏi bình đẳng trong suốt thời gian tồn tại
của nó, từ khi thành lập, đi vào hoạt động thương mại (kinh doanh) và khi giải
thể, phá sản doanh nghiệp thương nhân.
+ Quyền bình đẳng của thương nhân (doanh nghiệp) trong đăng kí thành lập
doanh nghiệp
+ Quyền bình đẳng giữa các thương nhân (doanh nghiệp) trong hoạt động kinh
doanh
- Quyền bình đẳng của thương nhân (doanh nghiệp) trong việc giải thể, phá sản:
Bên cạnh việc ghi nhận những quyền cơ bản của thương nhân (doanh nghiệp),
pháp luật hiện hành còn quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của thương
nhân (doanh nghiệp).
Câu 8. Phân tích các nghĩa vụ cơ bản của thương nhân. ( Đinh Kiều Linh)
-Nghĩa vụ của thương nhân:
Bên cạnh các quyền cơ bản được luật pháp trao cho, thương nhân còn phải thực
hiện nghĩa vụ của mình.
•Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo luật định.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Thương mại năm 2005: “Thương nhân có
nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa
đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động
của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.”
Trong quá trình hoạt động, thương nhân phải đăng ký hoặc thông báo thay đổi
nội dung đăng ký kinh doanh nếu có thay đổi. Trong quá trình hoạt động,
thương nhân muốn mở rộng hoạt động của mình thì phải đăng ký, nếu không
đăng ký thì phải chịu trách nhiệm với tư cách thương nhân cho hoạt động
thương mại đó.
•Thương nhân cũng có nghĩa vụ khai báo và nộp thuế.
Dựa trên tinh thần chung của Hiến pháp năm 2013 tại Điều 47, trong quá trình
hoạt động của mình thương nhân có nghĩa vụ khai báo trung thực và nộp thuế
theo luật định. Các loại thuế thương nhân phải nộp có thể kế đến như: Thuế thu
nhập doanh nghiệp, Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Bảo vệ môi trường, Thuế Xuất
nhập khẩu,…
•Nghĩa vụ cụ thể trong hoạt động thương mại
Đối với hoạt động khuyến mại, thương nhân có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các
trình tự thủ tục về hình thức khuyến mãi, thông báo công khai nội dung hoạt
động cho khách hàng, bảo đảm bí mật thông tin về chương trình, nội dung
khuyến mại… Luật Thương mại quy định chi tiết tại Điều 96.
Đối với hoạt động quảng cáo thương mại, thương nhân có nghĩa vụ cung cấp
thông tin một cách trung thực chính xác và tuân thủ các quy định về các quảng
cáo thương mại bị cấm tại Điều 109 Luật Thương mại.
Đối với hoạt động đại diện cho thương nhân, bên đại diện có nghĩa vụ thực hiện
các hoạt động thương mại vì lợi ích của thương nhân, thông báo cơ hội và kết
quả, tuân thủ chỉ dẫn, không tiết lộ các bí mật thương mại liên quan đến bên
nhận đại diện,,.. Luật Thương mại quy định cụ thể điều này tại Điều 145.
Câu 9. Cho ví dụ về trách nhiệm tài sản vô hạn (có phân tích rõ). ( Nguyễn
Thị Kim Ngân )
Công ty cổ phần A có vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Trong quá trình kinh doanh,
doanh nghiệp nợ và chịu nghĩa vụ tài chính lên đến 15 tỷ đồng. Công ty A tiến
hành giải thể doanh nghiệp, buộc phải thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ
tài chính, tuy nhiên trách nhiệm Công ty A phải thực hiện không chỉ nằm trong
số vốn điều lệ – 5 tỷ đồng mà phải sử dụng mọi loại tài sản (kể cả tài sản không
tham gia kinh doanh) để thanh toán nghĩa vụ trả nợ.
Câu 10: Cho ví dụ về trách nhiệm tài sản hữu hạn (có phân tích rõ). ( Vũ
Xuân An )
Trách nhiêm hữu hạn là trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp, theo đó chủ
sở hữu doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp vào doanh nghiệp; bản thân doanh nghiệp
chịu trách nhiệm trước nghĩa vụ của mình đến hết giá trị tài sản có trong doanh
nghiệp.
Trách nhiệm hữu hạn cần được nhìn nhận ở hai khía cạnh:
Ở khía cạnh thứ nhất, chính bản thân thương nhân (doanh nghiệp) chịu TNHH,
thương nhân chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn thuộc sở hữu của mình.
Ví dụ: Công ty TNHH A, có số vốn điều lệ là 20 tỉ đồng, do kinh doanh thua lỗ
công ty nợ các chủ nợ là 30 tỉ đồng. Xử lý khoản nợ 30 tỉ đồng này, với chế độ
TNHH, công ty phải dùng toàn bộ tài sản có của mình để thanh toán khoản nợ
30 tỉ đồng trên, hết số tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, khoản nợ 30 tỉ
đồng các chủ nợ coi như được thanh toán xong.
Ở khía cạnh thứ hai, chủ sở hữu, thành viên của doanh nghiệp chịu TNHH. Có
nghĩa họ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn mà các thành viên đầu tư
vào công ty. Cũng theo ví dụ trên, cho dù công ty TNHH A có khoản nợ phải xử
lý là 30 tỉ đồng, nhưng vì các thành viên của công ty này được hưởng quy chế
TNHH cho nên họ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty
TNHH A.
Ví Dụ: ( Nguyễn Tuấn Đức)
a) Các thành viên A, B, C của công ty TNHH Tiến Phát có thể được coi là
thương nhân nếu họ tham gia vào các hoạt động kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, theo pháp luật, họ không được coi là thương nhân cá nhân mà
họ là thành viên của một thương nhân tổ chức, đó là công ty TNHH Tiến
Phát.
b) Trong công ty TNHH, trách nhiệm của các thành viên đối với công ty
bị giới hạn ở mức vốn góp của họ. Điều này có nghĩa là, nếu công ty
không thể thanh toán nợ, các thành viên chỉ cần chịu trách nhiệm tới mức
vốn họ đã góp vào công ty, không phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ nợ
của công ty. Trong trường hợp này, A, B, C sẽ không phải chịu trách
nhiệm cho khoản nợ 90 tỉ đồng của công ty nếu số vốn họ góp vào công
ty đã được sử dụng để thanh toán nợ. Tuy nhiên, nếu sau khi sử dụng toàn
bộ tài sản của công ty mà vẫn còn nợ, các chủ nợ sẽ phải chấp nhận việc
không thể thu hồi toàn bộ số nợ.
| 1/9

Preview text:

CHƯƠNG 1-Luật TM - Nooooooooooooo CHƯƠNG 1
Câu 1. Phân tích khái niệm hành vi thương mại. ( Nguyễn Thị Kim Ngân )
Thương mại, comerxium (tiếng Latinh), commerce (tiếng Anh), có nghĩa là
buôn bán. Ở nước ta, theo cách hiểu phổ thông, thương mại là hoạt động trao đổi
hay giao lưu hàng hoá, dịch vụ trên cơ sở thuận mua vừa bán.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005: “ Hoạt động thương mại là
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch
vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
Pháp luật Việt Nam đã ghi nhận về hành vi thương mại bằng một khái niệm có
nghĩa khái quát đó là hoạt động thương mại (tổ hợp các hành vi thương mại).
Theo quy định của khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005; “ Hoạt động
thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại
các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi khác
”. Dưới giác độ học thuật, khái niệm hành vi thương mại được xem
xét ở đây tương ứng với khái niệm hoạt động thương mại cụ thể: mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư...
Câu 2. Phân tích đặc điểm của hành vi thương mại. ( Nguyễn Trường Huy )
Điểm chung của hành vi dân sự và hành vi thương mại là hành vi của con người,
phát sinh và tồn tại trong quá trình sản xuất, trao đổi sản phẩm, hàng hoá, đều là
những nội dung của quan hệ hàng hoá - tiền tệ và ở những mức độ nhất định đều
chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan.
*Hành vi thương mại có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, hành vi thương mại khác hành vi dân sự về thời điểm xuất hiện và về
tính ổn định. Qua nghiên cứu lịch sử ra đời và phát triển của quá trình trao đổi
hàng hoá, có thể khẳng định hành vi dân sự ra đời sớm hơn và ổn định hơn hành vi thương mại.
Thứ hai, hành vi thương mại được thực hiện trên thị trường và nhằm mục đích
sinh lợi. Theo quy định của pháp luật, hành vi thương mại không chỉ là hành vi
diễn ra trên thị trường mà còn là hành vi nhằm mục đích sinh lợi.
Thứ ba, hành vi thương mại là hành vi mang tính chất nghề nghiệp, được thương
nhân (tổ chức, cá nhân kinh doanh) thực hiện.
Thương mại là hành vi mang tính nghề nghiệp có nghĩa là chủ thể của hành vi
khi tham gia thương trường thực hiện sự phân công lao động xã hội. Các hành vi
này được chủ thể tiến hành thường xuyên, liên tục, thể hiện tính chuyên nghiệp
cao và mang lại thu nhập chính cho chủ thể thực hiện hành vi.
Tóm lại, giữa hành vi dân sự và hành vi thương mại có những sự tương đồng và
khác biệt. Chính trên cơ sở sự tương đồng, khác biệt đó có thể nhìn nhận một
cách khái quát mối quan hệ giữa hành vi dân sự và hành vi thương mại là mối
quan hệ giữa hành vi dân sự và hành vi thương mại là mối quan hệ giữa cái
chung và cái riêng, trong đó hành vi dân sự là cái chung và hành vi thương mại
là cái riêng. Với tư cách cái chung và cái riêng, hành vi dân sự và hành vi
thương mại đều tồn tại khách quan và độc lập tương đối với nhau; những thuộc
tính vốn có của các hành vi dân sự được biểu hiện cụ thể trong các hành vi
thương mại đồng thời trong hành vi thương mại cũng có những nét đặc thù riêng của nó
Câu 3. Phân loại hành vi thương mại. ( Đinh Kiều Linh)
Dựa trên những căn cứ khác nhau, hành vi thương mại có thể được chia ra các loại khác nhau.
* Dựa vào tính chất của hành vi và chủ thể thực hiện hành vi, hành vi thương mại
có thể được chia ra thành: Hành vi thương mại thuần túy, hành vi t hương mại
phụ thuộc, hành vi thương mại hỗn hợp.
- Hành vi thương mại thuần túy: là hành vi thương mại vì bản chất của nó thuộc
về công việc buôn bán hoặc vì hình thức của nó được pháp luật coi là tiêu biểu cho hành vi thương mại.
- Hành vi thương mại phụ thuộc: là những hành vi có bản chất dân sự nhưng do
thương nhân thực hiện theo nhu cầu nghề nghiệp hay nhân lúc hành nghề và do
đó được coi là hành vi thương mại. Ví dụ, thương nhân mua phương tiện, trang
thiết bị văn phòng để trang bị cho các phòng làm việc của mình là hành vi
thương mại phụ thuộc (do nhu cầu của nghề nghiệp).
Một hành vi có bản chất là dân sự chỉ có thể trở thành hành vi thương mại khi
hội đủ hai yếu tố: (i) Hành vi đó phải do thương nhân (thương gia) thực hiện; (ii)
Hành vi đó được thương nhân thực hiện nhân dịp hành nghề hoặc do nhu cầu nghề nghiệp.
- Hành vi thương mại hỗn hợp: Có thể được hiểu là hành vi thương mại đối với
một bên (thương nhân) nhưng lại là hành vi dân sự đối với bên kia (cá nhân
không có tư cách thương nhân).
* Dựa vào lĩnh vực phát sinh cũng như đối tượng của hành vi thương mại và
theo tinh thần của Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 (US -
Vietnam Bilateral Trade Agreement), các hành vi thương mại có thể chia ra các nhóm như sau:
- Nhóm hành vi thương mại hàng hoá;
- Nhóm hành vi thương mại dịch vụ;
- Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực đầu tư;
- Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung, các hành vi thương mại
không chỉ tồn tại trong lĩnh vực trao đổi hàng hoá mà còn tồn tại trong nhiều
lĩnh vực khác như: đầu tư, sản xuất, sở hữu trí tuệ v.v.. Chính vì vậy, việc phân
loại các hành vi thương mại dựa trên tiêu chí đối tượng của hành vi trở nên phức
tạp, bởi trong mỗi lĩnh vực trao đổi, đầu tư, sản xuất... đều tồn tại các hành vi
mua bán hoặc dịch vụ. Như vậy, suy cho cùng hành vi thương mại trong các lĩnh
vực nói trên chỉ có thể được chia thành: thương mại hàng hoá và thương mại
dịch vụ. Trong mỗi lĩnh vực, do mỗi loại “hàng hoá” cũng như “công việc” có
những đặc thù của chúng, cho nên thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ
trong từng lĩnh vực cũng có những điểm riêng biệt. Chính vì vậy, sẽ nâng cao
hiệu quả điều chỉnh pháp luật hơn nếu có sự kết hợp tiêu chí đối tượng với lĩnh
vực phát sinh hành vi thương mại để phân loại hành vi thương mại thành các
nhóm cụ thể. Hiện nay, pháp luật nước ta đang đi theo hướng quy định các hoạt
động thương mại theo từng lĩnh vực.
+ Nhóm hành vi thương mại hàng hoá: Hành vi thương mại hàng hoá là những
hành vi phát sinh trong quá trình trao đổi hàng hoá, bao gồm: mua bán hàng hoá
và các hoạt động khác liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá như cung ứng
dịch vụ thương mại, xúc tiến thương mại.
Trong thương mại hàng hoá, mua bán hàng hoá là hành vi chủ yếu nhất, đặc
trưng của hành vi mua bán hàng hoá thể hiện ở đối tượng của hành vi này là
hàng hoá, bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong
tương lai và những vật gắn liều với đất đai.
Mua bán hàng hoá được quy định cụ thể trong chương 2 Luật Thương mại năm
2005. Với 49 điều trong chương 2, Luật Thương mại năm 2005 quy định tương
đối đầy đủ các vấn đề liên quan đển mua bán hàng hoá với tư cách là một hoạt
động chủ yếu của thương nhân ở Việt Nam. Ngoài những điều quy định chung
đối với hoạt động mua bán hàng hoá như: Hình thức hợp đồng mua bán hàng
hoá, hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh
doanh có điều kiện, áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hoá lưu thông
trong nước, mua bán hàng hoá quốc tế, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, tạm
nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá, chuyển khẩu hàng hoá, áp dụng các
biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế, nhãn hàng hoá
lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất
xứ hàng hoá và quy tắc xuất xứ hàng hoá, một nội dung quan trọng trong
chương này đó là các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng mua bán hàng hoá. Đặc biệt, trong chương 2 Luật Thương mại năm 2005,
pháp luật đã ghi nhận hoạt động mua bán hàng hoá mới, tiên tiến trong nền kinh
tế thị trường, đó là mua bán hàng hoá qua sở giao dịch.
Bên cạnh hoạt động mua bán hàng hoá trong thương mại hàng hoá còn có các
hoạt động dịch vụ thương mại như: (i) Xúc tiến thương mại (bao gồm: Khuyến
mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ, hội chợ,
triển lãm thương mại); (ii) Trung gian thương mại (bao gồm: Đại diện cho
thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hoá, đại lý thương
mại) và (iii) Một số hoạt động thương mại cụ thể khác, như: Gia công trong
thương mại, đấu giá hàng hoá, đấu thầu hàng hoá dịch vụ, dịch vụ logistics, cho
thuê hàng hoậ, nhượng quyền thương mại.
+ Nhóm hành vi thương mại dịch vụ: Thương mại dịch vụ được hiểu là các hoạt
động thướng mại trong các ngành, lĩnh vực dịch vụ. Đây là khái niệm dùng để
chỉ khía cạnh thương mại, tính chất thương mại trong các ngành, lĩnh vực dịch
vụ. Khác với mua bán hàng hoá trong thương mại hàng hoá (đối tượng của hoạt
động này là các sản phẩm hữu hình), trong thương mại dịch vụ đối tượng của nó
lại là những sản phẩm vô hình, tức là những sản phẩm không cầm nắm, không
nhìn thấy được nhưng lại được cảm nhận qua tiêu dùng trực tiếp của khách hàng
và quá trình sản xuất, tiêu dùng sản phẩm dịch vụ diễn ra đồng thời, nhưng hiệu
quả của dịch vụ đối với người tiêu dùng lại rất khác nhau.
Như vậy, có thể hiểu nhóm hành vi thương mại dịch vụ là những hành vi phát
sinh trong các khu vực của nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của nền kinh tế,
bao gồm các hành vi trong: Sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải, dịch vụ tài
chính - ngân hàng, bảo hiểm V.V.. Tất nhiên, không phải tất cả các hành vi
trong các khu vực trên đều là hành vi thương mại dịch vụ mà chỉ những hành vi
nào có đầy đủ những thành tố của hành vi thương mại mới được coi là hành vi thương mại dịch vụ.
- Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực đầu tư là những hành vi đầu tư nhằm
mục đích tìm kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư, là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để
thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư
góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức
hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
- Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ là những hành vi liên
quan đến việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các sản phẩm của trí tuệ nhằm
mục đích thương mại, bao gồm các hành vi như: Sử dụng đối tượng của sở hữu
công nghiệp (bằng phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích) trong hoạt động kinh
tế - thương mại, sử dụng các đối tượng của sở hữu công nghiệp như là một yếu
tố thể hiện lợi thé cạnh tranh, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ v.v..
4. Phân tích khái niệm và đặc điểm của thương nhân..( Nguyễn Như Hải) • Khái niệm
Theo quy định tại Điều 6 Luật Thương mại năm 2005, thương nhân có thể được
hiểu là những tổ chức kinh tế được thành lập theo đúng quy định của pháp luật
hoặc những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại một cách thường
xuyên, độc lập và có thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định. • Đặc điểm
Thương nhân theo quy định của pháp luật có những đặc điểm đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể: thương nhân theo quy định của pháp luật có thể là tổ chức
kinh tế hoặc cũng có thể là cá nhân có hoạt động thương mại. Cụ thể:
– Đối với thương nhân là tổ chức: Theo quy định của pháp luật, chỉ những tổ
chức kinh tế được thành lập hợp pháp, trên cơ sở quy định của pháp luật mới
được xác định là thương nhân.
– Đối với thương nhân là cá nhân: Điều kiện để cá nhân trở thành thương nhân
phải đảm bảo những chủ thể này có hoạt động thương mại, trong đó:
+ Đây là những hoạt động thương mại được thực hiện một cách thường xuyên,
được coi là nghề nghiệp thực hiện lặp đi lặp lại, tạo ra thu nhập ổn định
+ Là hoạt động thương mại được thực hiện một cách độc lập, thể hiện qua việc
các thương nhân hoạt động thương mại vì lợi ích của mình, tự chịu trách nhiệm
cho hoạt động của mình.
Thứ hai, bên cạnh tính chất thường xuyên, liên tục thì hoạt động thương mại mà
thương nhân thực hiện phải có mục đích sinh lợi, thể hiện qua các hoạt động như
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu hoạt động thương mại, xúc tiến
thương mại,…Những hoạt động này có thể được thực hiện trong các ngành nghề
tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
Thứ ba, các hoạt động thương mại được thực hiện một cách hợp pháp của
thương nhân luôn được pháp luật bảo vệ.
Thứ tư, thương nhân khi thực hiện các hoạt động thương mại phải thực hiện
hiện đăng ký kinh doanh theo quy định. Đối với những trường hợp thương nhân
chưa đăng ký kinh doanh thì vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt động
thương mại của mình theo quy định của pháp luật.
Câu 5 : Trình bày các loại thương nhân ( Nguyễn Tuấn Đức)
Dựa vào các quy định của pháp luật, thương nhân có thể được chia ra các loại như sau :
Thứ nhất, thương nhân là cá nhân: Thương nhân là các nhân có nghĩa
thương nhân đó là con người cụ thể. Để trở thành thương nhân, con người
phải có trách nhiệm pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định
của Bộ luật Dân sự( xem them mục 1 chương 3 Bộ luật Dân sự 2015),
đồng thời phải có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của thương nhân, họ có đầy
đủ các năng lực pháp luật và hành vi để thực hiện hoạt động thương mại,
tự mình gánh chịu những trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
hoạt động thương mại đó.
 Theo pháp Luật Thương mại, thương nhân là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi
trở lên và không thuộc các trường hợp bị pháp luật cấm kinh doanh.
 Cá nhân được coi là thương nhân khi họ có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý
của thương nhân và cá nhân muốn hoạt động kinh doanh thương mại, phải
tiến hành đăng kí doanh nghiệp tại cơ quan đăng kí kinh doanh có thẩm
quyền. Kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp,
tư cách thương nhân của họ được xác lập và họ có thể tiến hành các hoạt động thương mại.
Thứ hai, thương nhân là pháp nhân: Một tổ chức chỉ được coi là thương
nhân là pháp nhân khi nó hội đủ các điều kiên của pháp nhân theo Điều
74 Bộ luật Dân sự năm 2015: Được thành lập theo qui định của Bộ Luật
này hoặc luật có liên quan; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo qui định của
Bộ luât này; Có tài sản độc lập với các nhân, pháp nhân khác; Và tự chịu
Trách nhiêm bằng Tài san của mình; Nhân danh mình tham gia vào các
quan hệ pháp luật mot cách độc lập.; Đồng thời có đủ các dấu hiệu của
thương nhân. Xét các dấu hiệu pháp l cis thương nhân và tiêu chuẩn pháp
lý của pháp nhân, hiện nay ở nước ta, các thưong nhân là pháp nhân chủ
yểu bao gồm: Thương nhân là các DNNN; Thuơng nhân là các hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã; Thương nhân là các CTCP, công ty TNHH, công ty hợp danh.
 Ngoài các đặc điểm của thương nhân nói chung, các thương nhân là pháp
nhân đều phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động
thương mại trong pham vi số vốn, tài sản của pháp nhân. Ngoài ra, mỗi
loại thương nhân còn có những đặc điểm riêng biệt, tuơng ứng với hình
thức tổ chức của mình.
6. Phân tích các loại trách nhiệm tài sản của thương nhân.( Nguyễn Như Hải)
Trách nhiệm tài sản vô hạn của thương nhân

Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế có ; vốn kinh tư cách pháp nhân
doanh thuộc sở hữu của thương nhân bao gồm vốn điều lệ , vốn vay, một số
loại vốn và tài sản khác. Thương nhân phải sử dụng toàn bộ tài sản này để
chịu trách nhiệm thanh toán nợ; do vậy, có thể coi đây là trách nhiệm vô
hạn. Trách nhiệm này chấm dứt khi thương nhân được xóa tên trong sổ đăng
ký kinh doanh hay được cập nhật tình trạng “đã giải thể” trên Cổng thông tin
quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 
Đối với thương nhân là cá nhân và thương nhân là tổ chức kinh tế không có
tư cách pháp nhân; ngoài vốn đăng ký đầu tư kinh doanh tại cơ sở kinh
doanh; người kinh doanh; chủ doanh nghiệp tư nhân phải sử dụng cả các tài
sản khác; thuộc sở hữu của mình để chịu trách nhiệm thanh toán nợ. Ngay
cả khi thương nhân đã được xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh; họ vẫn có
nghĩa vụ tiếp tục thanh toán khi phát sinh tài sản mới sau thời điểm thương
nhân chấm dứt hoạt động. Trách nhiệm trong trường hợp nà cũng là trách
nhiệm vô hạn; thậm chí là vô hạn tuyệt đối.
Trách nhiệm tài sản hữu hạn của thương nhân
Theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân góp vốn vào công ty
TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã, góp vốn vào công ty hợp danh với tư
cách là thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn. Tức là họ chỉ
phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn đã góp hoặc cam kết góp vào doanh nghiệp.
Câu 7. Phân tích các quyền cơ bản của thương nhân. ( Nguyễn Trường Huy )
- Quyền tự do kinh doanh:
Tại khoản 2 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định: “Thương nhân
có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các
hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm”. Như vậy, ở đây
quyền tự do kinh doanh của thương nhân được tiếp cận dưới góc độ quyền chủ thể.
Dưới góc độ quyền chủ thể, quyền tự do kinh doanh của thương nhân được hiểu
là thương nhân được thực hiện các hoạt động thương mại mà pháp luật không cấm.
Nội dung của quyền tự do kinh doanh của thương nhân gồm:
+ Tự do thành lập doanh nghiệp;
+ Tự do lựa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh;
+ Tự do lựa chọn khách hàng và trực tiếp giao dịch với khách hàng;
+ Tự do lựa chọn lao động theo nhu cầu kinh doanh;
+ Tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp;
+ Các quyền tự do khác mà pháp luật không cấm.
- Quyền bình đẳng trong hoạt động thương mại của thương nhân
Tại Điều 10 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại”; Luật
Doanh nghiệp năm 2020 tiếp cận quyền bình đẳng của doanh nghiệp (thương
nhân) như là một sự bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp (thương
nhân): “Nhà nước... bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp
không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế”.
Là một quyền chủ thể của thương nhân (doanh nghiệp) quyền bình đẳng giữa
các thương nhân (doanh nghiệp) đòi hỏi bình đẳng trong suốt thời gian tồn tại
của nó, từ khi thành lập, đi vào hoạt động thương mại (kinh doanh) và khi giải
thể, phá sản doanh nghiệp thương nhân.
+ Quyền bình đẳng của thương nhân (doanh nghiệp) trong đăng kí thành lập doanh nghiệp
+ Quyền bình đẳng giữa các thương nhân (doanh nghiệp) trong hoạt động kinh doanh
- Quyền bình đẳng của thương nhân (doanh nghiệp) trong việc giải thể, phá sản:
Bên cạnh việc ghi nhận những quyền cơ bản của thương nhân (doanh nghiệp),
pháp luật hiện hành còn quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của thương nhân (doanh nghiệp).
Câu 8. Phân tích các nghĩa vụ cơ bản của thương nhân. ( Đinh Kiều Linh)
-Nghĩa vụ của thương nhân:
Bên cạnh các quyền cơ bản được luật pháp trao cho, thương nhân còn phải thực
hiện nghĩa vụ của mình.
•Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo luật định.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Thương mại năm 2005: “Thương nhân có
nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa
đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động
của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.”
Trong quá trình hoạt động, thương nhân phải đăng ký hoặc thông báo thay đổi
nội dung đăng ký kinh doanh nếu có thay đổi. Trong quá trình hoạt động,
thương nhân muốn mở rộng hoạt động của mình thì phải đăng ký, nếu không
đăng ký thì phải chịu trách nhiệm với tư cách thương nhân cho hoạt động thương mại đó.
•Thương nhân cũng có nghĩa vụ khai báo và nộp thuế.
Dựa trên tinh thần chung của Hiến pháp năm 2013 tại Điều 47, trong quá trình
hoạt động của mình thương nhân có nghĩa vụ khai báo trung thực và nộp thuế
theo luật định. Các loại thuế thương nhân phải nộp có thể kế đến như: Thuế thu
nhập doanh nghiệp, Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Bảo vệ môi trường, Thuế Xuất nhập khẩu,…
•Nghĩa vụ cụ thể trong hoạt động thương mại
Đối với hoạt động khuyến mại, thương nhân có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các
trình tự thủ tục về hình thức khuyến mãi, thông báo công khai nội dung hoạt
động cho khách hàng, bảo đảm bí mật thông tin về chương trình, nội dung
khuyến mại… Luật Thương mại quy định chi tiết tại Điều 96.
Đối với hoạt động quảng cáo thương mại, thương nhân có nghĩa vụ cung cấp
thông tin một cách trung thực chính xác và tuân thủ các quy định về các quảng
cáo thương mại bị cấm tại Điều 109 Luật Thương mại.
Đối với hoạt động đại diện cho thương nhân, bên đại diện có nghĩa vụ thực hiện
các hoạt động thương mại vì lợi ích của thương nhân, thông báo cơ hội và kết
quả, tuân thủ chỉ dẫn, không tiết lộ các bí mật thương mại liên quan đến bên
nhận đại diện,,.. Luật Thương mại quy định cụ thể điều này tại Điều 145.
Câu 9. Cho ví dụ về trách nhiệm tài sản vô hạn (có phân tích rõ). ( Nguyễn Thị Kim Ngân )
Công ty cổ phần A có vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Trong quá trình kinh doanh,
doanh nghiệp nợ và chịu nghĩa vụ tài chính lên đến 15 tỷ đồng. Công ty A tiến
hành giải thể doanh nghiệp, buộc phải thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ
tài chính, tuy nhiên trách nhiệm Công ty A phải thực hiện không chỉ nằm trong
số vốn điều lệ – 5 tỷ đồng mà phải sử dụng mọi loại tài sản (kể cả tài sản không
tham gia kinh doanh) để thanh toán nghĩa vụ trả nợ.
Câu 10: Cho ví dụ về trách nhiệm tài sản hữu hạn (có phân tích rõ). ( Vũ Xuân An )
Trách nhiêm hữu hạn là trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp, theo đó chủ
sở hữu doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp vào doanh nghiệp; bản thân doanh nghiệp
chịu trách nhiệm trước nghĩa vụ của mình đến hết giá trị tài sản có trong doanh nghiệp.
Trách nhiệm hữu hạn cần được nhìn nhận ở hai khía cạnh:
Ở khía cạnh thứ nhất, chính bản thân thương nhân (doanh nghiệp) chịu TNHH,
thương nhân chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn thuộc sở hữu của mình.
Ví dụ: Công ty TNHH A, có số vốn điều lệ là 20 tỉ đồng, do kinh doanh thua lỗ
công ty nợ các chủ nợ là 30 tỉ đồng. Xử lý khoản nợ 30 tỉ đồng này, với chế độ
TNHH, công ty phải dùng toàn bộ tài sản có của mình để thanh toán khoản nợ
30 tỉ đồng trên, hết số tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, khoản nợ 30 tỉ
đồng các chủ nợ coi như được thanh toán xong.
Ở khía cạnh thứ hai, chủ sở hữu, thành viên của doanh nghiệp chịu TNHH. Có
nghĩa họ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn mà các thành viên đầu tư
vào công ty. Cũng theo ví dụ trên, cho dù công ty TNHH A có khoản nợ phải xử
lý là 30 tỉ đồng, nhưng vì các thành viên của công ty này được hưởng quy chế
TNHH cho nên họ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty TNHH A.
Ví Dụ: ( Nguyễn Tuấn Đức)
a) Các thành viên A, B, C của công ty TNHH Tiến Phát có thể được coi là
thương nhân nếu họ tham gia vào các hoạt động kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, theo pháp luật, họ không được coi là thương nhân cá nhân mà
họ là thành viên của một thương nhân tổ chức, đó là công ty TNHH Tiến Phát.
b) Trong công ty TNHH, trách nhiệm của các thành viên đối với công ty
bị giới hạn ở mức vốn góp của họ. Điều này có nghĩa là, nếu công ty
không thể thanh toán nợ, các thành viên chỉ cần chịu trách nhiệm tới mức
vốn họ đã góp vào công ty, không phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ nợ
của công ty. Trong trường hợp này, A, B, C sẽ không phải chịu trách
nhiệm cho khoản nợ 90 tỉ đồng của công ty nếu số vốn họ góp vào công
ty đã được sử dụng để thanh toán nợ. Tuy nhiên, nếu sau khi sử dụng toàn
bộ tài sản của công ty mà vẫn còn nợ, các chủ nợ sẽ phải chấp nhận việc
không thể thu hồi toàn bộ số nợ.