Chương 2: hoạt động tự học của sinh viên Việt Nam hiện nay | Tài liệu môn Triết học Mác – Lênin Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình đạt được sự hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới. Quá trình học tập diễn ra ở mọi nơi, mọi chỗ và với mọi người như Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Học là việc góp nhặt và thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Khái quát chung về việc tự học 2.1.1. Khái niệm tự học
Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình đạt được sự hiểu
biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới. Quá trình học tập
diễn ra ở mọi nơi, mọi chỗ và với mọi người như Lê-nin đã từng nói: “Học, học
nữa, học mãi”. Học là việc góp nhặt và thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại,
rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Các hình thức thu nhận kiến thức: Học ở trên
lớp, học ở trường, học thầy, học bạn,… trong đó tự học là hình thức học tập quan
trọng đối với con người.
Tự học là việc chủ động tự mình tìm tòi nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức
tự luyện tập để có kỹ năng.
Tự học có thể hình thành từ việc tự bản thân nghiên cứu tìm hiểu mà không
nhờ vả hay trông chờ vào bất cứ ai. Hoặc tự học còn có thể được hiểu là chúng ta
dựa vào kiến thức được thầy cô giáo hoặc người đi trước cung cấp để dựa vào đó
hình thành những bài học cho riêng mình.
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo việc tự học
2.1.2.1. Bảo đảm tính tự giáo dục
Trong thực tế, quá trình giáo dục luôn chứa đựng quá trình giáo dưỡng, do
vậy mà trong công tác tự học của sinh viên, ngoài việc tự củng cố những tri thức
cũ, lĩnh hội tri thức mới, mở rộng hiểu biết, người học từng bước tự hoàn thiện
nhân cách của mình sao cho ngày càng gần với phẩm chất cao quý của những thầy cô giáo.
2.1.2.2. Bảo đảm tính khoa học trong quá trình tự học
Bản thân quá trình tự học cũng là một quá trình “lao động khoa học” hết sức
khó khăn, do vậy, phải đòi hỏi có tính khoa học. Việc bảo đảm tính khoa học trong
công tác tự học sẽ đảm bảo được tính tự giáo dục, kích thích hứng thú học tập dẫn
đến kết quả học tập như mong muốn.
2.1.2.3. Đảm bảo “học đi đôi với hành”
Đây là một cặp phạm trù có quan hệ biện chứng với nhau. Tự học không chỉ
củng cố, mở rộng kiến thức thông thường mà quan trọng hơn là đưa những kiến
thức ấy vào cuộc sống, “cọ sát” với thực tế để thu lượm được những kinh nghiệm
thực tiễn sống động, bổ ích, từ đó giúp cho người học có thể vận dụng đúng, linh
hoạt, sáng tạo những điều họ đã tự tiếp thu, lĩnh hội được.
2.1.2.4. Nâng cao dần đến mức tự giác, tích cực trong quá trình tự học
Nguyên tắc này sẽ trực tiếp quyết định đến kết quả học tập của người học.
Kế hoạch tự học có được thực hiện thường xuyên hay không là do yếu tố tự giác tích cực quyết định.
2.1.2.5. Đảm bảo nâng cao dần và củng cố kỹ năng, kỹ xảo
Quá trình tự học không chỉ đơn thuần là quá trình tự hình thành tri thức mà
nó còn là quá trình hoạt động thực tiễn, nâng cao, củng cố kĩ năng, kĩ xảo.
2.1.3. Tầm quan trọng của nhận thức về việc tự học
Từ xưa đến nay các bậc anh tài đã cho thấy việc tự học có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với tri thức của con người.
Tự học giúp con người có thể hiểu biết, lĩnh hội tri thức một cách chủ động,
toàn diện, hứng thú với các vấn đề trong sách vở, trong cuộc sống. Con người được
tự làm chủ, quyết định vấn đề mà bản thân thích và nghiên cứu chúng.
Tự học giúp con người ghi nhớ một cách lâu hơn do có sự chuẩn bị tìm tòi
các kiến thức ấy. Tự học còn giúp việc vận dụng những kiến thức đã học một cách
hữu ích hơn vào cuộc sống để làm những việc có ích và thiết thực.
Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo,
không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm
khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. Một người tự học hỏi không ngừng
vươn lên và có sáng kiến với một chủ thể chỉ thụ động, không có ý kiến chắc chắn sẽ khác nhau.
Không chỉ vậy tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản
thân và biến ước mơ thành hiện thực. Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.
Hiện nay đối với các nước phát triển và các trường đại học lớn của Việt
Nam thì hình thức tự học được đề cao. Tự học là hình thức học hiện đại. Kiến thức
dựa trên sự chủ động nghiên cứu của sinh viên người học chứ không phụ thuộc vào
thầy cô. Nói như vậy không có nghĩa việc tự học thay thế cách học truyền thống
mà con người cần tự học có hướng dẫn; bổ sung kết hợp để đạt được kết quả tuyệt
vời. Đặc biệt trong thời đại 4.0 ngày nay càng chứng minh là hiệu quả, tiện lợi và
nhanh chóng, nhờ vào sự phát triển của internet.
2.2. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên Việt Nam hiện nay
2.2.1. Khái quát về thời gian và không gian tự học
Thời gian và không gian tự học là hai khái niệm quan trọng trong việc phát
triển và nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên. Đây là những yếu tố quyết định
đến sự tiến bộ và thành công trong quá trình học.
2.2.1.1. Thời gian tự học
Thời gian tự học là khoảng thời gian sinh viên dành riêng để nghiên cứu và
rèn luyện các kỹ năng học tập ngoài giờ học chính thức.
Thời gian tự học phụ thuộc vào sự tổ chức và quản lý thời gian của sinh
viên. Việc tạo ra và duy trì một lịch trình học tập hiệu quả có thể giúp sinh viên tận
dụng tối đa thời gian tự học.
Thời gian tự học cũng bao gồm việc chuẩn bị cho các bài giảng, đọc thêm tài
liệu, làm bài tập, ôn tập và chuẩn bị cho các kỳ thi. Nó giúp sinh viên nắm bắt và
tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc hơn và phát triển các kỹ năng tự học.
2.2.1.2. Không gian tự học
Không gian tự học là môi trường mà sinh viên tự tạo ra để tập trung vào việc học tập và nghiên cứu.
Một không gian tự học tốt cần đảm bảo yếu tố yên tĩnh, tách biệt và thoải
mái. Nó có thể là một phòng học riêng, thư viện, không gian làm việc yên tĩnh
trong nhà hoặc bất kỳ nơi nào sinh viên cảm thấy thoải mái và tập trung.
Không gian tự học cũng có thể bao gồm sử dụng các công nghệ hỗ trợ như
máy tính, thiết bị di động, và ứng dụng học tập trực tuyến để tăng cường quá trình học tập.
2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên
2.2.2.1. Các yếu tố chủ quan
Tự ý thức: được cho là sự hiểu biết, cảm nhận của sinh viên về việc tự học
như xác định được mục tiêu, vai trò của việc tự học đối với bản thân. Từ đó sinh
viên có thể đáp ứng được mục tiêu của mình. ( Ngô Thế Lâm, 2020)
Thái độ tự học: được thể hiện thông qua các vấn đề như nhu cầu, động cơ, ý
chí khắc phục khó khăn, thích thú đối với việc tự học thông qua cách nhìn, nghĩ và
hành động của sinh viên. (Ngô Thế Lâm, 2020 )
Phương pháp tự học: theo nghiên cứu của Bùi Ngọc Quang ( 2013 ), phương
pháp tự học chính là cách thức mà sinh viên lên kế hoạch, đặt mục tiêu, thực hiện
việc học tập một cách hợp lý để đạt được kết quả tốt nhất.
Các kỹ năng mềm: là các kỹ năng tự học như kỹ năng xây dựng kế hoạch,
tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin, trau dồi và chia sẻ, tự đánh giá ngoài ra có các
kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo. Những kỹ năng được dùng để hỗ trợ cho việc tự học
trở nên dễ dàng, hợp lý, có tính khoa học.
Trình độ ngoại ngữ: việc tự học muốn đạt hiệu quả được trước hết là có tài
liệu liên quan. Nếu ta có trình độ ngoại ngữ tốt để đọc và hiểu những tài liệu, giáo
trình, tri thức của nước ngoài không chỉ thế ta có thể trao đổi với các sinh viên
quốc tế để tiếp thu kiến thức của bạn bè quốc tế là cơ hội và lợi thế của sinh viên
(Chương trình đào tạo ngành TMĐT 8/2020)
Sự chủ quan của sinh viên: còn rất nhiều sinh viên còn học theo kiểu "nước
tới chân mới nhảy", chỉ bắt đầu ôn bài vài ngày trước khi thi. Thời gian đề các bạn
học cũng không kéo dài, chỉ từ 2-3 tiếng mỗi ngày. Những kiến thức như vậy
thường rất lỏng lẻo và sẽ sớm bị quên lãng. Khiến cho việc học những môn học
khác liên quan tới những kiến thức nền gặp ảnh hưởng.
2.2.2.2. Các yếu tố khách quan
Môi trường học tập: Có thể môi trường sống của sinh viên chưa phù hợp do
khu nhà quá ồn, không có mạng hoặc không có phương tiện tìm kiếm tài liệu và
các bạn cũng không có khả năng tìm kiếm một môi trường sinh hoạt khác khiến
cho việc tự học của sinh viên gặp khó khăn.
Yếu tố về giáo viên: Việc tự học là quan trọng với sinh viên nhưng quá trình
giảng dạy và hướng dẫn của giảng viên có những ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng
tự học của sinh viên. Các nghiên cứu cho rằng: chất lượng tự học phụ thuộc vào
trình độ tổ chức và điều khiển hoạt động học của thầy.
Chương trình đào tạo : định hướng quá trình học tập, rèn luyện và phát triển
nghề nghiệp cho sinh viên. Chương trình đào tạo tốt là chương trình giúp cho sinh
viên biết mình học cái gi, học như thế nào, những điều khó khăn và thuận lợi trong
khi học. Từ những điều khó hiểu sinh viên sẽ tự biết tìm tòi, nghiên cứu và giải
thích vấn đề của bản thân tạo nên những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống ( Phạm Văn Tuấn, 2015)
2.2.3. Một số phương pháp tự học hiệu quả
Tự học có ý nghĩa quan trọng nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho
mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu
khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Có rất nhiều phương pháp
tự học hiệu quả khác nhau, tuy nhiên cần lựa chọn phương pháp sao cho hiệu quả
và phù hợp với bản thân.
Xác định mục tiêu rõ ràng, khi có mục tiêu tức có định hướng tới thì việc tự
học sẽ trở nên dễ dàng và phù hợp với bản thân mình hơn. Việc tự học giúp bản
thân học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích và là vì bản thân mình chứ không vì ai khác.
Khám phá ra điểm mạnh và sở thích của bản thân để có thể lựa chọn học sao
cho hiệu quả nhất và phù hợp nhất.
Có kế hoạch cụ thể, nhất quán thực hiện theo, việc thực hiện tự học không
phải ngày một ngày hai mà giống như việc mài đá thành dao cần có sự kiên trì
nhẫn nại theo đến cùng để tạo thành thói quen. Từ đó mới giúp việc tự học có ý
nghĩa. Cần tạo lập cho bản thân thói quen với việc tự học, tạo lập thời gian, không
gian để chúng ta có thể tiếp thu kết học quả việc tự học một cách tốt nhất. Hiểu rõ
hơn về tự học, sẽ giúp bạn đi xa hơn trên con đường tự học.
Luôn đầu tư và đổi mới trong phương pháp học, cùng một cách học nhưng
có rất nhiều cách thức cũng như phương pháp học khác nhau, tìm cho mình một
hướng đi phù hợp và khiến bản thân hứng thú nhất. Bên cạnh đó khi nghe giảng,
đọc sách hay làm bài tập thì luôn cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm
rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.
Việc tự học ngoài tự bản thân mày mò tìm hiểu cũng có thể nhờ sự chỉ bảo,
hướng dẫn của thầy cô giáo, bạn bè hoặc những người am hiểu về vấn đề để giúp đỡ. Tài liệu tham khảo:
-Ngô Thế Lâm, 2020, “Một số vấn về lý luận về tự học và kỹ năng tự học của sinh
viên ở trường đại học”
-Bùi Ngọc Quang, 2013, Tác động của ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến
kết quả học tập của sinh viên (nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Song ngữ
Nga – Anh, trường ĐHKHXH&NV , Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh),
Hà Nội: Nhà Xuất Bản Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
-Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020, có Chương
trình đào tạo ngành thương mại điện tử.
-Phạm Văn Tuấn, 2015, Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tự học của sinh
viên trường đại học Trà Vinh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, tập 5, trang 106-112
-Nguyễn Văn Phi, 2020, https://luathoangphi.vn/tu-hoc-la-gi/