Chương 2: Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu và tạm ứng - Kế toán tài chính | Đại học Hồng Đức

Chương 2: Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu và tạm ứng - Kế toán tài chính | Đại học Hồng Đức được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

18
CHƯƠNG 2
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN,
CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ TẠM ỨNG
* Tóm tắt lý thuyết:
Vốn bằng tiền một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh
nghiệp tồn tại dưới hình thái tiền tệ, tính thanh khoản cao nhất, bao
gồm tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi ở các ngân hàng, công ty
tài chính các khoản tiền đang chuyển. Với tính lưu hoạt cao - vốn
bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp,
thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí. Khi hạch toán vốn bằng tiền kế
toán phải tuân thủ các nguyên tắc:
- Phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát
sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ
từng tài khoản Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm
tra, đối chiếu.
- Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ
tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.
- Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy
định của chế độ chứng từ kế toán.
- Phải theo dõi chi tiết tiền theo ngoại tệ. Khi phát sinh các giao
dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo
nguyên tắc:
Bên Nợ các khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế
Bên các tài khoản tiền áp dụng tỷ g ghi sổ bình quân gia quyền
- Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật,
doanh nghiệp phải đánh giá lại số ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá
giao dịch thực tế.
Các khoản phải thu một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất
cả các khoản nợ, các giao dịch chưa được thanh toán hoặc bất cứ nghĩa
vụ tiền tệ nào các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho công
ty. Các khoản phải thu được kế toán của công ty ghi lại phản ánh trên
bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi
được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán. Khi hạch toán các
khoản nợ phải thu phải tuân thủ nguyên tắc:
- Các khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu,
đối tượng phải thu, loại nguyên tệ phải thu các yếu tố khác theo nhu
cầu quản lý của doanh nghiệp.
19
- Việc phân loại các khoản phải thu phải thu khách hàng, phải
thu nội bộ, phải thu khác được thực hiện theo nguyên tắc:
+ Phải thu của khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất
thương mại phát sinh từ giao dịch nh chất mua - bán, như: Phải thu
về bán hàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ,
BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính) giữa doanh nghiệp và người mua (là
đơn vị độc lập với người bán, gồm cả các khoản phải thu giữa công ty mẹ
công ty con, liên doanh, liên kết). Khoản phải thu này gồm cả các
khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác thông
qua bên nhận ủy thác;
+ Phải thu nội bộ gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn
vị cấpới trực thuộc không có ch pháp nhân hạch toán phụ thuộc;
+ Phải thu khác gồm các khoản phải thu không có tính chất thương
mại, không liên quan đến giao dịch mua - bán như:
Các khoản phải thu tạo ra doanh thu hoạt động tài chính, như:
khoản phải thu về lãi cho vay, tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia;
Các khoản phải thu không mang tính thương mại như cho mượn
tài sản, phải thu về tiền phạt, bồi thường, tài sản thiếu chờ xử lý…
- Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các
khoản phải thu để phân loại dài hạn hoặc ngắn hạn. Các chỉ tiêu phải
thu của Bảng cân đối kế toán thể bao gồm cả các khoản được phản
ánh các tài khoản khác ngoài các tài khoản phải thu như: Khoản cho
vay được phản ánh TK 1283; Khoản quỹ, cược phản ảnh TK
244, khoản tạm ứng TK 141… Việc xác định các khoản cần lập dự
phòng phải thu đòi được căn cứ vào các khoản mục được phân loại
phải thu ngắn hạn, dài hạn của Bảng cân đối kế toán.
- Kế toán phải xác định các khoản phải thu thỏa mãn định của các
khoản mục tiền tệ gốc ngoại tệ (được hướng dẫn chi tiết TK 413 -
Chênh lệch tỷ giá hối đoái) để đánh glại cuối kỳ khi lập Báo o tài chính.
Qua chương này, người học có thể nắm được cơ bản quy trình hạch
toán, ghi sổ hoạt động kiểm soát đối với phần hành kế toán vốn bằng
tiền, các khoản phải thu và tạm ứng tại doanh nghiệp.
1. Câu hỏi lý thuyết, tình huống
1.1. Câu hỏi lý thuyết
Câu 1: Kế toán tiền mặt sử dụng tài khoản nào? Trình bày nguyên
tắc kế toán và kết cấu của tài khoản đó.
Câu 2: Trình bày phương pháp kế toán tiền mặt.
Câu 3: Kế toán tiền gửi ngân hàng sử dụng i khoản nào? Trình
bày nguyên tắc kế toán và kết cấu của tài khoản đó.
Câu 4: Trình bày phương pháp kế toán tiền gửi ngân hàng.
20
Câu 5: Nội dung các khoản phải thu của doanh nghiệp. Nguyên tắc
kế toán các khoản phải thu.
Câu 6: Kế toán nợ phải thu của khách hàng sử dụng tài khoản nào?
Trình bày nguyên tắc kế toán và kết cấu của tài khoản đó.
Câu 7: Trình bày phương pháp kế toán nợ phải thu khách hàng.
Câu 8: Thuế GTGT được khấu trừ gì, được hạch toán trong các
doanh nghiệp nào? Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được hạch toán trên
tài khoản nào? Trình bày nguyên tắc kế toán và kết cấu củai khoản đó.
Câu 9: Trình bày phương pháp kế toán thuế GTGT đầu o được
khấu trừ.
Câu 10: Thế nào khoản phải thu nội bộ? Nội dung các khoản
phải thu nội bộ.
Câu 11: Nội dung các khoản phải thu khác trong doanh nghiệp.
Câu 12: Tạm ứng là gì? Hạch toán các khoản tạm ứng phải tuân theo
nguyên tắc nào? Tnh y phương pháp kế toán thanh toán tạm ứng.
Câu 13: Chi phí trả trước là gì? Nội dung chi phí trả trước.
Câu 14: Thế nào cầm cố, thế chấp, quỹ, cược? Trình bày
phương pháp kế toán các khoản cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược.
1.2. Câu hỏi tình huống
Câu 1: Tại một doanh nghiệp trong tháng 03 năm N tài liệu về
tình hình nhập, xuất quỹ tiền mặt như sau: (ĐVT: 1.000đ)
I. Tình hình nhập quỹ tiền mặt :
1. Ngày 1/3, rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 100.000.
2. Ngày 10/3, thu tiền mặt do khách hàng trả nợ: 50.000.
3. Ngày 15/3, nhận bằng tiền mặt khoản tiền lãi cho vay: 10.000.
4. Ngày 28/3, thu tiền mặt khoản tiền do khách hàng vi phạm hợp
đồng kinh tế: 1.000.
5. Ngày 31/3, vay ngắn hạn Ngân ng bằng tiền mặt nhập quỹ: 300.000.
II. Tình hình xuất quỹ tiền mặt :
1. Ngày 5/3, chi tiền mặt trả lãi vay vốn dùng cho hoạt động sản
xuất kinh doanh: 20.000.
2. Ngày 12/3, chi tiền mặt nộp phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp
đồng: 5.000.
3. Ngày 15/3, chi tiền mặt trả lương cho công nhân viên: 30.000.
4. Ngày 25/3, chi tiền mặt để nộp thuế cho Nhà nước: 25.000.
5. Ngày 28/3, chi tiền mặt để trả nợ vay ngắn hạn: 200.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh.
2. Giả sử doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật
chung, hãy:
21
- Ghi vào sổ Nhật ký thu tiền và Nhật ký chi tiền của doanh nghiệp.
- Vào sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt.
Câu 2: Tại một doanh nghiệp trong tng có tài liu sau: VT: 1.000đ)
1. Theo giấy báo Có về việc nhận vốn góp liên doanh do các thành
viên góp vốn chuyển đến cho doanh nghiệp bằng chuyển khoản: 200.000.
2. Theo giấy báo Nợ về việc chuyển tiền gửi ngân hàng đi quỹ,
ký cược ngắn hạn: 20.000.
3. Nhận bảng sao ngân hàng ngày 31/01/N: Kế toán so sánh số
ghi trên bảng sao ngân hàng thấy nhỏ hơn số trên sổ cái tài
khoản 112: 10.000 chưa rõ nguyên nhân. Kế toán tiến hành điều chỉnh số
trên sổ kế toán cho bằng với số trên bảng sao ngân hàng, còn phần
chênh lệch chuyển sang theo dõi ở tài khoản Phải thu khác.
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
Câu 3: Tại công ty cổ phần Thiên Sơn trong tháng 08 năm N
giao dịch phát sinh liên quan đến ngoại tệ như sau:
Ngày 02/08, công ty cổ phần Thiên Sơn bán một hàng hóa cho
công ty An Tâm với giá bán cả thuế GTGT 10% 22.000 USD, thời
hạn thanh toán là 25 ngày tính từ ngày giao hàng. Công ty cổ phần Thiên
Sơn mở i khoản ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
(ACB). Tỷ giá mua do ngân hàng ACB công bố ngày 02/08
22.350VND/USD. Ngày 26/08, công ty An Tâm thanh toán 22.000 USD
cho công ty Thiên Sơn bằng chuyển khoản, tỷ giá mua do ngân hàng
ACB công bố ngày 26/08 là 22.380VND/USD.
Khi xử tình huống trên, tranh luận của các cán bộ kế toán trong
phòng kế toán của công ty Thiên Sơn như sau:
- Chị Trần Thị Lan cho rằng vì công ty áp dụng tỷ giá thực tế trong
quy đổi ngoại tệ nên khoản phải thu khách hàng ngày 02/08 được quy
đổi, ghi sổ theo tỷ giá 22.350VND/USD, ngày 26/08 khi thu được nợ thì
khoản phải thu giảm được quy đổi, ghi sổ theo tỷ giá 22.380VND/USD
đúng như công bố của ngân hàng ACB.
- Chị Lê Thị Minh lại cho rằng vì nghiệp vụ thu nợ liên quan đến tỷ
giá ngày 02/08 nên ngoại tệ gửi ngân hàng tăng ngày 26/08 được quy
đổi, ghi sổ theo tỷ giá 22.350VND/USD do đó không tạo ra khoản chênh
lệch tỷ giá nào.
- Chị Nguyễn Thị Oanh cho rằng khi thu nợ ngày 26/08 ngoại tệ
gửi ngân hàng được quy đổi, ghi sổ theo tỷ giá 22.380VND/USD; khoản
phải thu giảm được quy đổi, ghi sổ theo tỷ giá ghi nhận nợ ngày 02/08
như vậy tạo ra một khoản lãi tỷ giá.
Trong các lập luận của các cán bộ kế toán, lập luận nào là hợp lý và
tuân thủ các nguyên tắc kế toán ngoại tệ.
22
Câu 4: Tại một doanh nghiệp trong tng có tài liu sau: VT: 1.000đ)
1. Doanh nghiệp xuất quỹ tiền mặt nộp vào Ngân hàng: 200.000,
nhưng chưa nhận được giấy báo Có.
2. Dùng ủy nhiệm chi thanh toán cho công ty H số tiền: 70.000
không cùng hệ thống ngân hàng, công ty H chưa nhận được giấy báo Có.
3. Nhận được giấy báo của ngân hàng về số tiền doanh nghiệp
nộp vào: 200.000.
4. Kiểm quỹ tiền mặt phát hiện thiếu: 5.000, yêu cầu trừ lương
thủ quỹ.
5. Công ty H thông báo đã nhận được giấy báo của ngân hàng
số tiền: 70.000 mà doanh nghiệp chuyển trả.
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
Câu 5: Tại một doanh nghiệp trong tháng tài liệu liên quan đến
tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên A bộ phận quản
doanh nghiệp đi công tác: 5.000. Sau khi đi công tác về nhân viên này
lập bảng thanh toán tạm ứng đã được duyệt kèm theo các chứng từ gốc
có liên quan gồm:
- Chi phí ăn, ở tại nơi công tác 2.400.
- Chi phí tàu xe đi lại: 1.100 (đã bao gồm thuế GTGT 10%).
Số tạm ứng chi không hết quyết định trừ vào lương tháng này của
nhân viên A.
2. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên B đi mua vật liệu số tiền:
25.000. Căn cứ vào bảng thanh toán tạm ứng đã được duyệt kèm theo các
chứng từ gốc có liên quan gồm:
- Mua vật liệu của cửa hàng X giá chưa thuế: 16.500; trong đó thuế
GTGT 10%.
- Mua dụng cụ bảo hộ lao động ở cửa hàng Y: 5.500; trong đó thuế
GTGT 10%.
- Số tiền tạm ứng chi không hết nhân viên B đã nộp lại quỹ.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
2. Trong các nh huống trên khi tiến hành tạm ứng thanh toán
tạm ứng cần những chứng từ nào? Trình tự thủ tục tiến hành tạm ứng
và thanh toán tạm ứng.
2. Câu hỏi trắc nghiệm
2.1. Câu hỏi đúng/sai và giải thích
1. Vàng tiền tệ dùng trong thanh toán chỉ là tiền mặt.
2. Vàng tiền tệ dùng trong thanh toán chỉ là tiền gửi ngân hàng.
23
3. Tài khoản tiền gửi ngân hàng phạm vi hạch toán gồm tất cả
tiền gửi vào ngân hàng bao gồm cả tiền ký quỹ, ký cược.
4. Giấy báo Nợ, giấy báo Có là chứng từ gốc để ghi tăng, giảm tài
khoản tiền gửi ngân hàng của công ty.
5. Giấy báo Nợ, giấy báo Có là chứng từ tự lập của công ty.
6. Các khoản phải thu là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
7. Các khoản phải thu là tài sản dài hạn của doanh nghiệp.
8. Kế toán tiền gửi ngân hàng khi khóa sổ lên Báo cáo tài chính thì
nên đối chiếu với sổ phụ ngân hàng để đảm bảo số liệu khớp đúng.
9. Chiết khấu thanh toán khoản tiền bên bán giảm cho bên mua
vì mua hàng với số lượng lớn.
10. Chiết khấu thanh toán khoản tiền bên bán giảm cho bên mua
vì bên mua thanh toán tiền trước thời hạn quy định.
11. Khi hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi tăng
thu nhập hoạt động khác.
12. Khi hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi giảm
chi phí quản lý doanh nghiệp.
13. Khi doanh nghiệp nhận tiền đặt trước của người mua hàng thì
số tiền nhận trước được ghi vào bên Có của TK 3387.
14. Khi doanh nghiệp nhận tiền đặt trước của người mua hàng thì
số tiền nhận trước được ghi vào bên Có của TK 141.
15. Khi đơn vị ký quỹ cho một đơn vị khác để đảm bảo một nghĩa vụ
sẽ thực hiện, khoản tiền này sẽ được kế toán ghi vào bên Nợ của TK 244.
16. Số tiền đã chi hộ đơn vị cấp dưới được kế toán ghi vào bên Nợ
của TK 138.
17. Số tiền đã chi hộ đơn vị cấp dưới được kế toán ghi vào bên Nợ
của TK 136.
18. Số tiền nhận trước của khách hàng còn thừa doanh nghiệp
trả lại cho khách được ghi vào bên Nợ TK 141.
19. Số tiền nhận trước của khách hàng còn thừa doanh nghiệp
trả lại cho khách được ghi vào bên Nợ TK 131.
20. Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
thì trong tất cả các trường hợp hàng hóa dịch vụ mua vào luôn giá
có thuế GTGT.
2.2. Câu hỏi lựa chọn phương án đúng
1. Kế toán tiền mặt thường xuyên đối chiếu với thủ quỹ và kiểm
thực tế, vì:
a. theo quy định bắt buộc của Nhà nước
b. chống thất thoát, gian lận
c. phát hiện sai sót nhanh chóng để kịp thời sửa sai
24
d. chống thất thoát, gian lận phát hiện sai sót nhanh chóng để
kịp thời sửa sai
2. Theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam, phiếu thu là:
a. chứng từ hướng dẫn của Nhà nước
b. chứng từ hướng dẫn của công ty
c. chứng từ bắt buộc của nhà nước
d. chứng từ nội bộ
3. Khi nhận tiền đặt trước của người mua hàng bằng tiền mặt, kế
toán ghi:
a. Nợ TK 111/Có TK 338
b. Nợ TK 111/Có TK 141
c. Nợ TK 111/Có TK 331
d. Nợ TK 111/Có TK 131
4. Phạm vi ghi nhận vào TK 131 là khoản:
a. phải thu của người mua
b. ghi nhận các khoản đặt trước của người mua
c. thanh toán với người bán
d. phải thu của người mua ghi nhận các khoản đặt trước của
người mua.
5. Hạch toán nợ phải thu khó đòi được vận dụng chủ yếu từ nguyên
tắc kế toán:
a. Nhất quán
b. Khách quan
c. Thận trọng
d. Cơ sở dồn tích
6. Khi thanh toán bù trừ công nợ, kế toán ghi:
a. Tăng nợ phải thu - Giảm nợ phải trả
b. Giảm nợ phải thu - Tăng nợ phải trả
c. Giảm nợ phải thu - Giảm nợ phải trả
d. Tăng nợ phải thu - Tăng nợ phải trả
7. Số tiền đã chi hộ các đơn vị cấp dưới bằng tiền mặt được hạch toán:
a. Nợ TK 131/Có TK 111
b. Nợ TK 138/Có TK 111
c. Nợ TK 136/Có TK 111
d. Nợ TK 336/Có TK 111
8. Khi doanh nghiệp nhận trước tiền hàng của khách hàng thì số
tiền nhận trước được hạch toán :
a. Nợ TK 111/Có TK 511
b. Nợ TK 111/Có TK 3387
c. Nợ TK 111/Có TK 131
25
d. Nợ TK 111/Có TK 344.
9. Tạm ứng là khoản tiền:
a. doanh nghiệp đặt trước cho người bán.
b. người mua đặt trước cho doanh nghiệp để mua hàng.
c. doanh nghiệp cho công nhân viên ứng trước để thực hiện một
nhiệm vụ nhất định.
d. doanh nghiệp cho công nhân viên ứng trước lương.
10. Số tiền mặt thiếu quỹ khi kiểm chưa xác định được nguyên
nhân, kế toán ghi:
a. Nợ TK 111/Có TK 711
b. Nợ TK 334/Có TK 1381
c. Nợ TK 1381/Có TK 111
d. Nợ TK 811/Có TK 1381
11. Khi đơn vị xuất quỹ tiền mặt quỹ cho một đơn vị khác để
đảm bảo một nghĩa vụ sẽ thực hiện, khoản tiền này sẽ được kế toán ghi:
a. Nợ TK 244/Có TK 111
b. Nợ TK 111/Có TK 244
c. Nợ TK 344/Có TK 111
d. Nợ TK 111/Có TK 344
12. Khi nhận lại bằng tiền mặt số tiền quỹ, cược đơn vị
khác, kế toán ghi:
a. Nợ TK 244/Có TK 111
b. Nợ TK 111/Có TK 244
c. Nợ TK 344/Có TK 111
d. Nợ TK 111/Có TK 344
13. Khi người nhận tạm ứng hoàn ứng số tiền thừa bằng tiền mặt,
kế toán ghi:
a. Nợ TK 141/Có TK 111
b. Nợ TK 111/Có TK 141
c. Nợ TK 334/Có TK 111
d. Nợ TK 111/Có TK 334
14. Khi xuất quỹ tiền mặt tạm ứng cho nhân viên, kế toán ghi:
a. Nợ TK 141/Có TK 111
b. Nợ TK 111/Có TK 141
c. Nợ TK 334/Có TK 111
d. Nợ TK 111/Có TK 334
15. Chi phí trả trước là những khoản chi phí:
a. thực tế đã phát sinh phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp liên quan đến nhiều kỳ.
b. đã ghi nhận nhưng thực tế chưa chi.
26
c. đã phát sinh trong doanh nghiệp.
d. liên quan đến nhiều kỳ nhưng chưa chi trả.
2.3. Câu hỏi điền từ còn thiếu
1. Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam dùng để theo dõi tình hình thu,
chi, tồn quỹ ……….
2. Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo ………. khi phát sinh các
giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam
3. Tài khoản 111 - Tiền mặt dùng để phản ánh tình hình thu, chi,
tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ
và……….
4. Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và ………. quỹ tiền mặt.
5. Bên Có Tài khoản 1112 - Ngoại tệ áp dụng tỷ giá ghi sổ ……….
6. Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng dùng để phản ánh số hiện có
tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại
………. của doanh nghiệp.
7. Căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng
các………. hoặc bản sao của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc
(uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…).
8. Số dư bên Có của Tài khoản……….phản ánh số tiền nhận trước,
hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng
đối tượng cụ thể.
9. Tài khoản 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT………., đã khấu
trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.
10. Khoản ………. một khoản tiền hoặc vật do doanh nghiệp
giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh
hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt.
3. Bài tập tổng hợp
Bài tập 1:
Tại doanh nghiệp nhân Hoàng Nguyên áp dụng phương pháp
khai thường xuyên hàng tồn kho, nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ, trong tháng 01/N có tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ)
Tài liệu 1: Số dư đầu tháng của tài khoản 111: 70.000
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 01 như sau:
1. Ngày 02/01, doanh nghiệp bán hàng thu tiền mặt: 22.000, trong
đó thuế GTGT 10%.
2. Ngày 05/01, xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng: 30.000, đã
nhận được giấy báo Có của ngân hàng.
3. Ngày 07/01, thu tiền mặt do bán TSCĐ hữu hình: 66.000, trong
đó thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trả bằng tiền mặt:
220, trong đó thuế GTGT: 20.
27
4. Ngày 10/01, chi tiền mặt vận chuyển hàng hóa đem bán: 300.
5. Ngày 15/01, chi tiền mặt tạmng cho nhân viên mua hàng: 10.000.
6. Ngày 18/01, vay ngắn hạn ngân ng về nhập qutiền mặt: 100.000.
7. Ngày 20/01, mua vật liệu A về nhập kho giá mua chưa thuế:
50.000, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH. Chi phí
vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào: 440 thanh toán bằng tiền mặt, trong
đó thuế GTGT: 40.
8. Ngày 22/10, chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay
cho phòng kế toán: 360.
9. Ngày 25/01, nhận phiếu tính lãi tiền gửi không hạn ngân
hàng: 16.000.
10. Ngày 31/01, rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt: 25.000, chi tiền
mặt tạm ứng lương cho nhân viên: 20.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
2. Phản ánh vào sổ i TK 111 tháng 01/N (theo hình thc Nhật ký chung).
Bài tập 2:
Tại doanh nghiệp thương mại Lam Sơn hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, tháng 12/N có tình hình như sau: (ĐVT: 1.000đ)
Tài liệu 1: Số dư đầu tháng của một số tài khoản:
- TK 131 (dư Nợ): 180.000
(Chi tiết: Khách hàng Hùng: 100.000,
Khách hàng Khanh: 80.000)
- TK 2293 (Khách hàng Hùng): 30.000
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12 như sau:
1. Ngày 5/12, doanh nghiệp bán hàng cho anh Lâm chưa thu tiền,
giá bán chưa thuế GTGT: 60.000, thuế GTGT 10%. Giá vốn của số
hàng này: 40.000.
2. Ngày 10/12, nhận được giấy báo của ngân hàng về khoản nợ
của anh Lâm mua hàng ngày 5/12 chuyển trả.
3. Ngày 15/12, kiểm hàng hóa tại kho của doanh nghiệp phát
hiện thiếu 1 số hàng trị giá: 2.000 chưa rõ nguyên nhân.
4. Ngày 16/12, xử số hàng thiếu như sau: yêu cầu thủ kho phải
bồi thường 1/2, số còn lại tính vào giá vốn hàng bán.
5. Ngày 25/12, nhận được biên bản chia lãi từ hoạt động liên doanh
góp vốn với công ty Bình Minh: 10.000, nhưng chưa nhận tiền.
6. Ngày 26/12, thu được tiền mặt do thủ kho bồi thường: 1.000.
7. Ngày 28/12, chuyển TGNH đặt trước tiền hàng cho người bán:
20.000, đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng.
28
8. Ngày 29/12, chi tiền mặt: 10.000 tạm ứng cho anh Vinh nhân
viên phòng kinh doanh.
9. Ngày 30/12, anh Vinh nhân viên phòng kinh doanh thanh toán
tạm ứng:
- Hàng hóa nhập kho theo giá trên hóa đơn: 8.800, trong đó thuế
GTGT: 800.
- Chi phí vận chuyển hàng hóa: 330, trong đó thuế GTGT 10%.
- Số tiền mặt còn thừa nhập lại quỹ.
10. Cuối tháng có tình hình sau:
- Khách hàng Hùng bị phá sản, theo quyết định của tòa án khách
hàng Hùng đã trả nợ cho doanh nghiệp: 50.000 bằng tiền mặt, số còn lại
doanh nghiệp xử lý xóa sổ.
- Đòi được khoản nợ khó đòi đã xử xóa sổ từ năm N-1: 10.000
bằng tiền mặt.
- Cuối năm căn cứ vào nguyên tắc lập dự phòng, doanh nghiệp tiếp
tục lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của khách hàng Khanh: 20.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
2. Cho biết tình hình công nợ giữa doanh nghiệp thương mại Lam
Sơn với khách hàng.
Bài tập 3:
Tại doanh nghiệp thương mại Minh Long hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, các số liệu về tiền mặt TGNH trong tháng 6 năm N
như sau: (ĐVT: 1.000đ)
Tài liệu 1: Số dư đầu tháng của một số tài khoản:
- TK 111: 50.000
- TK 112: 300.000
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng như sau:
1. Ngày 01/06, bán hàng thu tiền mặt: 11.000, trong đó thuế GTGT
10%; giá vốn: 6.000.
2. Ngày 02/06, khách hàng A trả nợ tiền hàng còn thiếu bằng tiền
mặt: 15.000.
3. Ngày 03/06, nhận được giấy báo của ngân hàng do bán
TSCĐ hữu hình số tiền: 66.000 (trong đó thuế GTGT 10%). Nguyên giá
tài sản: 300.000, đã khấu hao: 250.000.
4. Ngày 06/06, chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên X cán bộ phòng
tổ chức đi công tác: 12.000.
5. Ngày 07/06, rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt: 50.000.
6. Ngày 09/06, chi tiền mặt tạm ứng lương kỳ đợt 1: 30.000.
29
7. Ngày 10/06, vay ngắn hạn ngân hàng nhập quỹ tiền mặt: 80.000.
8. Ngày 15/06, chi tiền để thuê 1 căn nhà dùng làm văn phòng, giá
thuê 15.000/tháng, đã trả tiền thuê nhà 3 tháng.
9. Ngày 25/06, nhân viên X đi công tác về, đã chi các khoản công
tác phí hết: 9.000, số còn lại thu hồi tạm ứng thừa nhập quỹ tiền mặt.
10. Ngày 28/06, mua nguyên vật liệu nhập kho tổng giá thanh toán:
44.000 (trong đó thuế GTGT 10%), đã thanh toán bằng TGNH. Chi phí
vận chuyển nguyên vật liệu về kho theo giá chưa thuế: 500, thuế GTGT
5%, thanh toán bằng tiền mặt.
11. Ngày 30/06, kiểm quỹ tiền mặt phát hiện thiếu: 2.000, chưa
rõ nguyên nhân.
12. Ngày 30/06, nhận giấy báo tiền gửi không kỳ hạn ngân
hàng: 1.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
2. Phản ánh vào sơ đồ chữ “T” tài khoản 111, 112.
3. Phản ánh vào sổ cái TK 111, 112 tháng 06/N (theo hình thức
Chứng từ ghi sổ).
Bài tập 4:
Tại công ty cổ phần Hoàng Anh hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1 năm N như
sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Ngày 02/01, bán hàng hóa (điện thoại Nokia 1200) theo hóa đơn
số 0001234 số lượng 20 cái, giá bán 600/cái chưa thuế GTGT, thuế
GTGT 10%. Giá vốn 500/cái theo phiếu xuất kho số 014001. Khách
hàng đã thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu thu số 1401001.
2. Ngày 03/01, bán thanh ô Isuzu theo hóa đơn số 0001235
giá bán chưa thuế: 240.000, thuế GTGT 10%. Nguyên giá ô Isuzu:
560.000, đã khấu hao: 280.000. Công ty đã nhận được giấy báo của
ngân hàng ACB nội dung: Công ty TNHH Thành Đạt thanh toán tiền
mua xe theo hóa đơn đơn số 0001235 ngày 03/01.
3. Ngày 04/01, rút tiền gửi ngân hàng ACB nhập quỹ tiền mặt
phiếu thu số 1401002 số tiền: 100.000.
4. Ngày 05/01, nhận được giấy báo của Ngân hàng ACB nội
dung: công ty Thành Công thanh toán công nợ: 165.000.
5. Ngày 07/01, công ty nhận lại số tiền đặt cọc tiền thuê nhà khi
thuê nhà của ông Nguyễn Văn Bình: 90.000 (Công ty cổ phần Hoàng
Anh đã đặt cọc khi thuê nhà, do năm N công ty quyết định chuyển địa
điểm kinh doanh không thuê nhà của ông Nguyễn Văn Bình nữa).
30
6. Ngày 09/01, nhận được giấy báo của ngân hàng ACB nội
dung Nguyễn Văn An góp vốn kinh doanh số tiền: 800.000.
7. Ngày 11/01, kế toán thanh toán lập phiếu chi số 1401001 chi tiền
mặt nộp tiền vào tài khoản ngân hàng ACB: 100.000.
8. Ngày 13/01, chi tiền mặt: 80.000 đặt cọc tiền thuê văn phòng 4
năm theo phiếu chi số 1401002 (hợp đồng thuê nhà số 01/HĐTN với ông
Nguyễn Anh Châu).
9. Ngày 15/01, vay ngắn hạn ngân hàng VCB về nhập quỹ tiền mặt
số tiền 300.000 theo phiếu thu số PT1401004.
10. Ngày 18/01, chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên Trần Hùng để
đi mua nguyên vật liệu: 10.000 theo phiếu chi số 1401003.
11. Ngày 20/01 chi tiền mặt nộp thuế môn bài năm N số tiền 1.200
theo phiếu chi số 1401004.
12. Ngày 25/01, chi tiền mua hàng hóa (giấy A4) theo hóa đơn số
0000323 số lượng 150gram, đơn giá chưa thuế: 60, thuế GTGT 10%:
900. Đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng ACB.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
2. Ghi vào sổ Nhật ký chung.
Bài tập 5:
Tại Công ty thương mại Sao Mai hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 03 năm N như
sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Ngày 05/03, bán hàng thu tiền mặt: 22.000, trong đó thuế GTGT
2.000. Giá vốn của hàng bán ra: 15.000. Chi phí vận chuyển hàng hóa đi
bán đã chi bằng tiền mặt: 330 (trong đó thuế GTGT 10%).
2. Ngày 07/03, đem tiền mặt gửi vào ngân hàng ACB: 30.000, chưa
nhận được giấy báo Có.
3. Ngày 08/03, thu tiền mặt do bán TSCĐ hữu hình: 14.300, trong
đó thuế GTGT: 1.300. Tài sản nguyên giá: 50.000, hao mòn lũy kế:
40.000. Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trbằng tiền mặt: 220, trong
đó thuế GTGT: 20.
4. Ny 10/03, chi tin mt tạmng cho nhân viên A đi mua ng: 10.000.
5. Ngày 12/03, nhận được giấy báo của ngân hàng ACB về số
tiền gửi ở nghiệp vụ 2.
6. Ngày 15/03, vay ngắn hạn ngân hàng ACB về nhập quỹ tiền
mặt: 100.000.
7. Ngày 18/03, mua vật liệu X nhập kho giá chưa thuế: 50.000,
thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng tại
31
ngân hàng VCB. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào: 440 tr
bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT: 40.
8. Ngày 20/03, chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay
cho văn phòng công ty: 360.
9. Ngày 25/03, nhận giấy báo lãi tiền gửi không hạn ngân
hàng: 16.000 của Ngân hàng ACB.
10. Rút tiền gửi ngân hàng tại ngân hàng HSBC về nhập quỹ tiền
mặt: 25.000.
11. Chi tiền mặt thanh toán lương tháng 01 cho nhân viên: 20.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
2. Cho biết bộ chứng từ của từng nghiệp vụ.
Bài tập 6:
Tại công ty Cổ phần Đồng Tâm có 2 đơn vị trực thuộc là xí nghiệp
1 (XN1) và xí nghiệp 2 (XN2), tổ chức bộ máy kế toán phân tán, các đơn
vị trực thuộc có tổ chức riêng, sản xuất kinh doanh hàng chịu thuế GTGT
tính theo phương pháp khấu trừ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên
quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ được kế toán ghi nhận trong các
tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000đ)
Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản:
- TK 136: 5.000
+ TK 136 (XN1): 2.000
+ TK 136 (XN2): 3.000
- TK 138: 20.000
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1. Ngày 5/12 công ty cấp vốn cho XN1 một TSCĐ hữu hình không
cần dùng tại công ty có nguyên giá: 54.000, hao mòn lũy kế: 15.000, thời
hạn sử dụng hữu ích ước tính 5 năm. XN2 bỏ thêm chi phí lắp đặt: 600,
gồm xuất vật liệu: 400 và công cụ loại phân bổ 1 lần là: 200 để đưa vào
sử dụng tại phân xưởng sản xuất trong cùng ngày.
2. Ngày 10/12, theo lệnh của công ty, XN1 điều chuyển một TSCĐ
hữu hình đang dùng tại bộ phận sản xuất sang XN2, tài sản này
nguyên giá: 40.320, hao mòn lũy kế: 24.000, thời hạn sử dụng hữu ích
ước tính 4 năm, XN1 chi hộ XN2 chi phí vận chuyển bằng tiền mặt:
440 gồm 10% thuế GTGT. XN2 nhận TSCĐ đưa vào sử dụng tại bộ
phận bán hàng.
3. Ngày 27/12, XN1 trích khấu hao TSCĐ hữu hình trong kỳ, trong
đó khấu hao TSCĐ sử dụng tại phân xưởng: 4.780, tại bộ phận bán hàng:
1.412, tại bộ phận quản lí XN1: 1.500.
32
4. Ngày 29/12, công ty cổ phần Đồng Tâm nhận được thông báo
tạm chia lãi trong hợp đồng liên doanh cho năm nay: 30.000.
5. Ngày 31/12, kiểm TSCĐ cuối năm, công ty Đồng Tâm phát
hiện bị mất 1 thiết bị sản xuất A có nguyên giá: 40.000, đã khấu hao: 8.000
chưa rõ nguyên nhân. Sau đó công ty xem xét và đưa ra kết luận: đơn vị sử
dụng máy phải đền bù 50% trị giá máy, trừ vào tiền thưởng của cả đơn vị
trong 1 năm, phần còn lại đưa vào chi phí quản lí doanh nghiệp.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty cổ phần
Đồng Tâm, tại các XN1, XN2.
2. Mở sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp tài khoản 136.
Bài tập 7:
Công ty TNHH Bảo Minh kê khai và nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, có tình hình hoạt động liên quan đến kinh doanh trong kỳ được kế
toán ghi nhận như sau: (ĐVT: 1.000đ)
Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản:
- TK 141: 16.000
+ TK 141 (Hồ Thị An): 10.000
+ TK 141 (Đinh Hùng Cường): 6.000
- TK 2293: 15.000
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12/N:
1. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên Trần Thanh Bình đi mua
nguyên vật liệu: 20.000.
2. Bảng thanh toán tạm ứng của nhân viên Hồ Thị An được
duyệt như sau:
Tiền đi lại: 2.500
Tiền lưu trú: 1.000
Tiền ăn: 500
Công tác phí: 1.000
Chi phí giao dịch: 2.000
Thuế GTGT được khấu trừ: 500
Trừ vào lương số tiền nhân viên Hồ Thị An tạm ứng nhưng chưa sử
dụng hết.
3. Xuất quỹ tiền mặt tạm ứng tiền phí công tác cho nhân viên
Thị Hà: 10.000, nhân viên Triệu Thị Anh: 15.000.
4. Bảng thanh toán tạm ứng của nhân viên Trần Thanh Bình
được duyệt như sau:
Tiền đi lại: 2.400
Tiền lưu trú: 1.200
33
Tiền ăn: 600
Công tác phí: 1.800
Ứng trước tiền cho người bán: 15.000
Thuế GTGT được khấu trừ: 300
Chi tiền mặt thanh tn stin chi vượt cho nhân vn Trần Thanh nh.
5. Nhân viên Thị lập giấy thanh toán tạm ứng gồm vật liệu
nhập kho tổng giá thanh toán: 13.200, gồm 10% thuế GTGT. Công ty
đã chi thêm phần chênh lệch bằng tiền mặt.
6. Nhân viên Triệu Thị Anh lập giấy thanh toán tiền tạm ứng, trong
đó công cụ nhập kho tổng giá thanh toán: 13.000, thuế GTGT 10%.
Nhân viên Triệu Thị Anh đã nộp lại quỹ số tiền tạm ứng không chi hết.
7. Công ty được công ty TNHH Dumexco thanh toán một khoản nợ
(đã xử lý xoá nợ) bằng tiền gửi ngân hàng: 20.000.
8. Công ty xác nhận số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần phải trích
lập: 12.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
2. Mở sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp tài khoản 141.
Bài tập 8:
Công ty TNHH Nhật Minh khai nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên, xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước, khấu
hao theo phương pháp đường thẳng. Trong tháng 08/N tài liệu sau:
(ĐVT: 1.000đ)
Tài liệu 1: Số dư đầu tháng của một số tài khoản:
- TK 141 (Thành): 12.000
- TK 244: 95.000
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Ngày 01/08, công ty chuyển 1 thiết bị sản xuất nguyên giá:
480.000, khấu hao luỹ kế đến ngày đem đi cầm cố: 80.000 cho một
khoản đi vay ngắn hạn: 250.000. Công ty nhận được Giấy báo của
ngân hàng.
2. Ngày 05/08, nhân viên Thành phòng vật tư của công ty thanh toán
tạm ứng về việc mua công cụ dụng cụ nhập kho: 5.500, gồm 10% thuế
GTGT, chi phí vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ theo hoá đơn: 3.960, gồm
10% thuế GTGT, phần tiền chênh lệch nộp lại quỹ của công ty.
3. Ngày 08/08, công ty thế chấp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu
nhà để bảo lãnh cho khoản vay dài hạn trị giá: 5.000.000. Căn nhà đem
đi thế chấp có nguyên giá: 12.000.000, giá trị hao mòn luỹ kế: 4.000.000.
Công ty đã nhận được giấy báo Có của ngân hàng ACB.
34
4. Ngày 10/08, công ty cầm cố cho ngân hàng Đông Á một thiết bị
sản xuất để bảo lãnh cho khoản vay ngắn hạn trị giá: 300.000. Thiết bị
sản xuất đem cầm cố nguyên giá: 1.820.000, giá trị hao mòn luỹ kế:
1.200.000. Công ty đã nhận được giấy báo Có của ngân hàng.
5. Ngày 12/08, công ty trả nợ tiền vay ngắn hạn Ngân hàng HSBC
bằng tiền gửi ngân hàng: 750.000. Công ty đã nhận lại thiết bị sản xuất
đem cầm cố, thiết bị sản xuất nguyên giá: 2.500.000, giá trị hao mòn
luỹ kế: 650.000. Thiết bị sản xuất đã đưa vào sử dụng tại phân xưởng.
6. Ngày 15/08, kết thúc hợp đồng thuê gian hàng triển lãm tại hội
chợ, thời gian thuê 01 tháng. Công ty nhận lại số tiền cược bằng tiền
mặt: 45.000, sau khi trừ khoản tiền phạt: 5.000 do nhân viên của công ty
làm hư hỏng gian hàng.
7. Ngày 17/08, công ty đi thuê hoạt động một căn nhà dùng làm
cửa hàng, tiền thuê nhà một tháng: 22.000, gồm 10% thuế GTGT. Công
ty xuất quỹ tiền mặt trả trước tiền thuê nhà một năm. Chi phí thuê nhà
được phân bổ tính vào chi phí từ tháng này.
8. Ngày 20/08, công ty hoàn thành công trình sửa chữa lớn thiết bị
sản xuất, chi phí sửa chữa phải thanh toán: 66.000 (đã bao gồm 10% thuế
GTGT). Công ty phân bổ chi phí sửa chữa lớn tính vào chi phí quản
phân xưởng trong 6 tháng bắt đầu từ tháng này.
9. Ngày 22/08, tạm ứng cho nhân viên Hoàng phòng hành chính:
8.000 bằng tiền mặt để đi công tác.
10. Ngày 25/08, công ty hợp đồng thuê hoạt động một thiết bị
sản xuất. Tiền thuê một tháng: 6.600, gồm 10% thuế GTGT. Công ty đã
thanh toán tiền thuê 6 tháng tiền ký cược: 20.000 cho đơn vị cho thuê
bằng tiền gửi ngân hàng. Tiền thuê thiết bị sản xuất được phân bổ tính
vào chi phí từ tháng sau.
11. Ngày 27/08, đi thuê hoạt động một căn nhà dùng làm phân
xưởng sản xuất, tiền thuê nhà mỗi tháng: 11.000, gồm 10% thuế GTGT.
Công ty trả trước tiền thuê nhà 2 năm bằng chuyển khoản. Chi phí thuê
nhà được phân bổ tính vào chi phí từ tháng này.
12. Ngày 30/08, hoàn thành công việc sửa chữa lớn thiết bị bán
hàng. Chi phí sửa chữa phải thanh toán: 49.500, gồm 10% thuế GTGT.
Công ty phân bổ chi phí sửa chữa lớn tính vào chi phí bán hàng trong 5
tháng bắt đầu từ tháng này.
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Bài tập 9:
Tại ng ty cổ phần An Thịnh 1 đơn vị cấp dưới tổ chức kế toán
riêng, sản xuất kinh doanh hàng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu
35
tr, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh
trong kỳ được kế tn ghi nhận trong các tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Giao cho đơn vị cấp dưới: 200.000 để đầu kinh doanh bằng
chuyển khoản và một TSCĐ trị giá 100.000.
2. Lấy từ quỹ đầu tư phát triển: 10.000 để cấp cho đơn vị cấp dưới.
3. Đơn vị cấp dưới mua một số công cụ dụng cụ trị giá: 50.000
doanh nghiệp đã chi trả hộ cho đơn vị cấp dưới bằng tiền gửi ngân hàng.
4. Doanh nghiệp trả thay chi phí mua hàng cho đơn vị cấp dưới:
1.000 bằng tiền mặt thuế giá trị gia tăng 10%.
5. Đơn vị cấp dưới bán hàng giá bán chưa thuế GTGT 10%:
100.000 chưa thu tiền. ngày hôm sau doanh nghiệp báo cho đơn vị cấp
dưới đã thu tiền bằng tiền mặt đồng thời trừ vào khoản phải thu nội bộ
trước đó.
6. Cấp thêm cho đơn vị cấp dưới một TSCĐ có nguyên giá: 20.000
trong đó TSCĐ đã khấu hao: 5.000.
7. Doanh nghiệp nhận được: 200.000 tiền hoàn lại vốn kinh doanh
do đơn vị cấp dưới chuyển khoản.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh công ty cổ phần
An Thịnh.
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở đơn vị cấp dưới.
Bài tập 10:
Tại doanh nghiệp Xuân hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp khai thường xuyên, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
khấu trừ. Doanh nghiệp Xuân 2 đơn vị cấp dưới A B, trong
tháng 2 năm N có tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ)
Tài liệu 1: Số dư đầu tháng của một số tài khoản:
- TK 131: 20.000. Trong đó:
Công ty M (dư Nợ): 30.000
Công ty N (dư Có): 10.000
- TK 136: 250.000
+ TK 1361: 200.000. Trong đó:
Đơn vị A: 110.000
Đơn vị B: 90.000
+ TK1368: 50.000. Trong đó:
Đơn vị A: 30.000
Đơn vị B: 20.000
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Giấy báo số 01 ngày 02/02 cho biết công ty M trả nợ cho
doanh nghiệp số nợ: 30.000.
36
2. Phiếu thu số 00201 ngày 10/02 cho biết đơn vị A thanh toán nợ
phải thu khác bằng tiền mặt nhập quỹ: 2.000.
3. Phiếu xuất kho số 0123 ngày 18/02, xuất kho vật liệu cấp vốn
kinh doanh cho đơn vị phụ thuộc B trị giá vật liệu: 50.000. Báo cáo của
đơn vị phụ thuộc A cho biết đơn vị phụ thuộc A theo ủy quyền của doanh
nghiệp đã nhận số vốn kinh doanh do chủ sở hữu đầu tư: 100.000.
4. Ngày 25/02, biên bản giao nhận TSCĐ cho biết doanh nghiệp
chuyển 1 TSCĐ đang sử dụng để cấp vốn cố định cho đơn vị B với
nguyên giá: 75.000 giá trị đã hao mòn: 15.000.
5. Ngày 28/02, phiếu nhập kho cho biết đơn vị nội bộ A đã trả lại
cho doanh nghiệp tiền vốn kinh doanh trị giá: 4.000 bằng chuyển khoản.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh doanh nghiệp
Xuân Hà và ở đơn vị cấp dưới A và B.
2. Mở sổ kế tn chi tiết và skế toán tổng hp tài khoản 131, 136 138.
Bài tập 11:
Công ty TNHH Thăng Long kê khai và nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp khai thường
xuyên, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh trong tháng 12 được kế toán ghi nhận trong các số liệu
sau: (ĐVT: 1.000đ)
Tài liệu 1: Số dư đầu tháng của một số tài khoản:
- Tài khoản 131: 140.000
+ Tài khoản 131 - A: 45.000
+ Tài khoản 131 - B: 25.000
+ Tài khoản 131 - C: 70.000
- Tài khoản 2293: 30.000
- Tài khoản 141 - X: 12.000
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Ngày 05/12, căn cứ báo cáo tài chính, khoản nợ của công ty B là
không đòi được. Công ty tiến hành xóa nợ phải thu khách hàng B. Khoản
nợ phải thu của công ty B đã được lập dự phòng: 20.000.
2. Ngày 07/12, xuất quỹ tiền mặt tạm ứng tiền công tác phí cho
nhân viên Y: 10.000, nhân viên Z: 15.000.
3. Ngày 10/12, công ty được công ty D thanh toán khoản nợ đã
được xử lý xóa nợ bằng tiền gửi ngân hàng: 10.000.
4. Ngày 12/12, nhân viên Y lập giấy thanh toán tiền tạm ứng gồm
vật liệu nhập kho tổng giá thanh toán: 11.000, thuế GTGT 10%.
Doanh nghiệp đã chi thêm phần chênh lệch bằng tiền mặt.
37
5. Ngày 15/12, nhân viên B lập giấy thanh toán tạm ứng gồm công
cụ nhập kho tổng giá trị thanh toán: 13.000, thuế GTGT 10%. Nhân
viên B đã nộp lại quỹ số tiền tạm ứng không chi hết.
6. Ngày 16/12, nhân viên X lập giấy thanh toán tạm ứng gồm nhập kho
ng cdụng cụ: 6.000, thuế GTGT 10%, chi tiếp khách: 2.200 (gồm 10%
thuế GTGT), nộp lại quỹ: 1.000, số tiền còn lại khấu trừ vào ơng.
7. Ngày 31/12, kiểm quỹ tiền mặt phát hiện số tiền thực tại
quỹ thiếu so với số tiền sổ kế toán: 1.200. Doanh nghiệp quyết định trừ
vào lương của thủ quỹ trong 3 tháng.
8. Ngày 31/12, công ty xác định số tiền dự phòng nợ phải thu khó
đòi cần phải trích lập: 30.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12.
2. Mở sổ kế toán chi tiết tài khoản 131.
Bài tập 12:
Công ty cổ phần Thịnh Phát hai đơn vị phụ thuộc A B kinh
doanh khác tỉnh, đơn vị phụ thuộc bộ máy kế toán độc lập, nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 4/N tình hình sau:
(ĐVT: 1.000đ)
1. Ngày 01/04, công ty chi hỗ trợ vốn cho đơn vị phụ thuộc A:
200.000, đơn vị phụ thuộc B: 250.000.
2. Ngày 05/04, công ty trả nợ người cung cấp thay cho đơn vị phụ
thuộc A: 100.000 bằng tiền mặt.
3. Ngày 10/04, công ty cấp vốn cho đơn vị phụ thuộc B một TSCĐ
nguyên giá: 150.000, đã hao mòn: 50.000.
4. Ngày 15/04, công ty trả thay chi phí vận chuyển bán ng cho đơn
vị phụ thuộc B: 990 bằng tiền gửi ngân hàng, trong đó thuế GTGT 10%.
5. Ngày 18/04, đơn vị phụ thuộc B bán hàng, giá bán chưa thuế:
100.000 chưa thu tiền. Ngày hôm sau công ty báo đã thu thay tiền nợ cho
B bằng tiền mặt đồng thời trừ vào nợ nội bộ trước đó.
6. Ngày 24/04, công ty lập “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội
bộ” lô hàng giá xuất kho: 100.000, giá bán nội bộ chưa thuế: 110.000
chuyển cho đơn vị A nhưng đơn vị A chỉ nhập kho thực tế: 102.000 theo
giá bán nội bộ chưa thuế, số hàng thiếu chưa nguyên nhân do công ty
chịu trách nhiệm.
7. Ngày 28/04, đơn vị phụ thuộc A chi: 3.000 tiền mặt đơn vị
phụ thuộc B chi: 4.000 tiền mặt trả lãi sử dụng vốn của công ty.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên ở công ty.
2. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên ở đơn vị phụ thuộc A, B.
38
Bài tập 13:
Tại doanh nghiệp thương mại Quang Minh hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ trong tháng 12 năm N các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Kiểm hàng hóa phát hiện thiếu một hàng trị giá: 5.000,
chưa rõ nguyên nhân.
2. Nhận đưc tng báo chiai liên doanh t công ty Huy Hoàng: 10.000.
3. Bộ phận bán hàng thông báo mất 1 TSCĐ nguyên giá: 30.000,
hao mòn lũy kế: 20.000 chưa rõ nguyên nhân.
4. Số hàng kiểm kê phát hiện thiếu ở nghiệp vụ 1 doanh nghiệp yêu
cầu thủ kho bồi thường.
5. Nhận được giấy báo Có của ngân hàng số tiền chia lãi liên doanh
từ công ty Huy Hoàng (ở nghiệp vụ 2).
6. Kiểm kê quỹ phát hiện thiếu: 2.000, chưa rõ nguyên nhân.
7. Cuối tháng, trừ lương của thủ kho: 1.000 để bồi thường.
8. Số tiền thiếu khi kiểm quỹ doanh nghiệp yêu cầu trừ lương
của thủ quỹ.
9. Công ty lập biên bản xử TSCĐ mất nghiệp vụ 3, bắt người
phạm lỗi phải bồi thường 50%, số còn lại công ty quyết định ghi nhận
vào chi phí khác.
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài tập 14:
Tại doanh nghiệp thương mại Quang Minh hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ trong tháng 08 năm N tình hình kinh doanh được ghi
chép lại như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả tiền người nhận thầu sửa chữa lớn
TSCĐ số tiền: 12.000. Doanh nghiệp phân bổ vào chi phí sản xuất chung
trong 1 năm, bắt đầu từ tháng này.
2. Xuất kho công cụ dụng cụ trị giá: 15.000 sử dụng ở bộ phận bán
hàng: 10.000, văn phòng doanh nghiệp: 5.000. Doanh nghiệp dự kiến
phân bổ trong 5 tháng.
3. Xuất quỹ tiền mặt cho nhân viên Hoàng Oanh tạm ứng số tiền:
10.000 để mua hàng hóa.
4. Nhân viên Hoàng Oanh thanh toán tạm ứng:
- Hàng hóa nhập kho giá chưa thuế: 7.000, thuế GTGT 10%.
- Chi phí vận chuyển hàng mua: 200, chi phí ăn ở đi lại: 500.
- Số tạm ứng chi không hết trừ vào lương.
39
5. Chi tiền mt mua văn phòng phẩm đem về s dụng ngay, giá
mua chưa thuế: 2.000, thuế GTGT 10%.
6. Chuyển tiền gửi ngân hàng thanh toán tiền cho công ty quảng
cáo HATUBA 26.400 (trong đó thuế GTGT 10%), phân bổ trong 1 năm
kể từ tháng này.
7. Bộ phận văn phòng báo hỏng 1 công cụ dụng cụ trị giá: 5.000,
đã phân bổ: 3.500, phế liệu bán thu bằng tiền mặt: 200.
8. Xuất quỹ tiền mặt ký quỹ ngắn hạn: 5.000, chuyển tiền gửi ngân
hàng ký quỹ dài hạn: 10.000.
9. Đem giấy tờ sở hữu nhà văn phòng để thế chấp ngân hàng OCB
xin vay ngắn hạn: 500.000, ngân hàng đồng ý cho vay: 400.000 đã
chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng.
10. Dùng tiền ký quỹ ngắn hạn để trả nợ người bán: 5.000, còn lại:
15.000 chuyển tiền gửi ngân hàng để thanh toán.
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
| 1/22

Preview text:

CHƯƠNG 2
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN,
CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ TẠM ỨNG * Tóm tắt lý thuyết:
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh
nghiệp tồn tại dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao
gồm tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi ở các ngân hàng, công ty
tài chính và các khoản tiền đang chuyển. Với tính lưu hoạt cao - vốn
bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp,
thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí. Khi hạch toán vốn bằng tiền kế
toán phải tuân thủ các nguyên tắc:
- Phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát
sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ
và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
- Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ
tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.
- Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy
định của chế độ chứng từ kế toán.
- Phải theo dõi chi tiết tiền theo ngoại tệ. Khi phát sinh các giao
dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
 Bên Nợ các khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế
 Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền
- Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật,
doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế.
Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất
cả các khoản nợ, các giao dịch chưa được thanh toán hoặc bất cứ nghĩa
vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho công
ty. Các khoản phải thu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên
bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi
được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán. Khi hạch toán các
khoản nợ phải thu phải tuân thủ nguyên tắc:
- Các khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu,
đối tượng phải thu, loại nguyên tệ phải thu và các yếu tố khác theo nhu
cầu quản lý của doanh nghiệp. 18
- Việc phân loại các khoản phải thu là phải thu khách hàng, phải
thu nội bộ, phải thu khác được thực hiện theo nguyên tắc:
+ Phải thu của khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất
thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua - bán, như: Phải thu
về bán hàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ,
BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính) giữa doanh nghiệp và người mua (là
đơn vị độc lập với người bán, gồm cả các khoản phải thu giữa công ty mẹ
và công ty con, liên doanh, liên kết). Khoản phải thu này gồm cả các
khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác thông qua bên nhận ủy thác;
+ Phải thu nội bộ gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn
vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc;
+ Phải thu khác gồm các khoản phải thu không có tính chất thương
mại, không liên quan đến giao dịch mua - bán như:
 Các khoản phải thu tạo ra doanh thu hoạt động tài chính, như:
khoản phải thu về lãi cho vay, tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia;
 Các khoản phải thu không mang tính thương mại như cho mượn
tài sản, phải thu về tiền phạt, bồi thường, tài sản thiếu chờ xử lý…
- Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các
khoản phải thu để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn. Các chỉ tiêu phải
thu của Bảng cân đối kế toán có thể bao gồm cả các khoản được phản
ánh ở các tài khoản khác ngoài các tài khoản phải thu như: Khoản cho
vay được phản ánh ở TK 1283; Khoản ký quỹ, ký cược phản ảnh ở TK
244, khoản tạm ứng ở TK 141… Việc xác định các khoản cần lập dự
phòng phải thu có đòi được căn cứ vào các khoản mục được phân loại là
phải thu ngắn hạn, dài hạn của Bảng cân đối kế toán.
- Kế toán phải xác định các khoản phải thu thỏa mãn định của các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (được hướng dẫn chi tiết ở TK 413 -
Chênh lệch tỷ giá hối đoái) để đánh giá lại cuối kỳ khi lập Báo cáo tài chính.
Qua chương này, người học có thể nắm được cơ bản quy trình hạch
toán, ghi sổ và hoạt động kiểm soát đối với phần hành kế toán vốn bằng
tiền, các khoản phải thu và tạm ứng tại doanh nghiệp.
1. Câu hỏi lý thuyết, tình huống
1.1. Câu hỏi lý thuyết
Câu 1: Kế toán tiền mặt sử dụng tài khoản nào? Trình bày nguyên
tắc kế toán và kết cấu của tài khoản đó.
Câu 2: Trình bày phương pháp kế toán tiền mặt.
Câu 3: Kế toán tiền gửi ngân hàng sử dụng tài khoản nào? Trình
bày nguyên tắc kế toán và kết cấu của tài khoản đó.
Câu 4: Trình bày phương pháp kế toán tiền gửi ngân hàng. 19
Câu 5: Nội dung các khoản phải thu của doanh nghiệp. Nguyên tắc
kế toán các khoản phải thu.
Câu 6: Kế toán nợ phải thu của khách hàng sử dụng tài khoản nào?
Trình bày nguyên tắc kế toán và kết cấu của tài khoản đó.
Câu 7: Trình bày phương pháp kế toán nợ phải thu khách hàng.
Câu 8: Thuế GTGT được khấu trừ là gì, được hạch toán trong các
doanh nghiệp nào? Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được hạch toán trên
tài khoản nào? Trình bày nguyên tắc kế toán và kết cấu của tài khoản đó.
Câu 9: Trình bày phương pháp kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Câu 10: Thế nào là khoản phải thu nội bộ? Nội dung các khoản phải thu nội bộ.
Câu 11: Nội dung các khoản phải thu khác trong doanh nghiệp.
Câu 12: Tạm ứng là gì? Hạch toán các khoản tạm ứng phải tuân theo
nguyên tắc nào? Trình bày phương pháp kế toán thanh toán tạm ứng.
Câu 13: Chi phí trả trước là gì? Nội dung chi phí trả trước.
Câu 14: Thế nào là cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược? Trình bày
phương pháp kế toán các khoản cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược.
1.2. Câu hỏi tình huống
Câu 1: Tại một doanh nghiệp trong tháng 03 năm N có tài liệu về
tình hình nhập, xuất quỹ tiền mặt như sau: (ĐVT: 1.000đ)
I. Tình hình nhập quỹ tiền mặt :
1. Ngày 1/3, rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 100.000.
2. Ngày 10/3, thu tiền mặt do khách hàng trả nợ: 50.000.
3. Ngày 15/3, nhận bằng tiền mặt khoản tiền lãi cho vay: 10.000.
4. Ngày 28/3, thu tiền mặt khoản tiền do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế: 1.000.
5. Ngày 31/3, vay ngắn hạn Ngân hàng bằng tiền mặt nhập quỹ: 300.000.
II. Tình hình xuất quỹ tiền mặt :
1. Ngày 5/3, chi tiền mặt trả lãi vay vốn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: 20.000.
2. Ngày 12/3, chi tiền mặt nộp phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng: 5.000.
3. Ngày 15/3, chi tiền mặt trả lương cho công nhân viên: 30.000.
4. Ngày 25/3, chi tiền mặt để nộp thuế cho Nhà nước: 25.000.
5. Ngày 28/3, chi tiền mặt để trả nợ vay ngắn hạn: 200.000. Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh.
2. Giả sử doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung, hãy: 20
- Ghi vào sổ Nhật ký thu tiền và Nhật ký chi tiền của doanh nghiệp.
- Vào sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt.
Câu 2: Tại một doanh nghiệp trong tháng có tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Theo giấy báo Có về việc nhận vốn góp liên doanh do các thành
viên góp vốn chuyển đến cho doanh nghiệp bằng chuyển khoản: 200.000.
2. Theo giấy báo Nợ về việc chuyển tiền gửi ngân hàng đi ký quỹ,
ký cược ngắn hạn: 20.000.
3. Nhận bảng sao kê ngân hàng ngày 31/01/N: Kế toán so sánh số
dư ghi trên bảng sao kê ngân hàng thấy nhỏ hơn số dư trên sổ cái tài
khoản 112: 10.000 chưa rõ nguyên nhân. Kế toán tiến hành điều chỉnh số
trên sổ kế toán cho bằng với số trên bảng sao kê ngân hàng, còn phần
chênh lệch chuyển sang theo dõi ở tài khoản Phải thu khác. Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
Câu 3: Tại công ty cổ phần Thiên Sơn trong tháng 08 năm N có
giao dịch phát sinh liên quan đến ngoại tệ như sau:
Ngày 02/08, công ty cổ phần Thiên Sơn bán một lô hàng hóa cho
công ty An Tâm với giá bán có cả thuế GTGT 10% là 22.000 USD, thời
hạn thanh toán là 25 ngày tính từ ngày giao hàng. Công ty cổ phần Thiên
Sơn mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
(ACB). Tỷ giá mua do ngân hàng ACB công bố ngày 02/08 là
22.350VND/USD. Ngày 26/08, công ty An Tâm thanh toán 22.000 USD
cho công ty Thiên Sơn bằng chuyển khoản, tỷ giá mua do ngân hàng
ACB công bố ngày 26/08 là 22.380VND/USD.
Khi xử lý tình huống trên, tranh luận của các cán bộ kế toán trong
phòng kế toán của công ty Thiên Sơn như sau:
- Chị Trần Thị Lan cho rằng vì công ty áp dụng tỷ giá thực tế trong
quy đổi ngoại tệ nên khoản phải thu khách hàng ngày 02/08 được quy
đổi, ghi sổ theo tỷ giá 22.350VND/USD, ngày 26/08 khi thu được nợ thì
khoản phải thu giảm được quy đổi, ghi sổ theo tỷ giá 22.380VND/USD
đúng như công bố của ngân hàng ACB.
- Chị Lê Thị Minh lại cho rằng vì nghiệp vụ thu nợ liên quan đến tỷ
giá ngày 02/08 nên ngoại tệ gửi ngân hàng tăng ngày 26/08 được quy
đổi, ghi sổ theo tỷ giá 22.350VND/USD do đó không tạo ra khoản chênh lệch tỷ giá nào.
- Chị Nguyễn Thị Oanh cho rằng khi thu nợ ngày 26/08 ngoại tệ
gửi ngân hàng được quy đổi, ghi sổ theo tỷ giá 22.380VND/USD; khoản
phải thu giảm được quy đổi, ghi sổ theo tỷ giá ghi nhận nợ ngày 02/08 và
như vậy tạo ra một khoản lãi tỷ giá.
Trong các lập luận của các cán bộ kế toán, lập luận nào là hợp lý và
tuân thủ các nguyên tắc kế toán ngoại tệ. 21
Câu 4: Tại một doanh nghiệp trong tháng có tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Doanh nghiệp xuất quỹ tiền mặt nộp vào Ngân hàng: 200.000,
nhưng chưa nhận được giấy báo Có.
2. Dùng ủy nhiệm chi thanh toán cho công ty H số tiền: 70.000
không cùng hệ thống ngân hàng, công ty H chưa nhận được giấy báo Có.
3. Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền doanh nghiệp nộp vào: 200.000.
4. Kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện thiếu: 5.000, yêu cầu trừ lương thủ quỹ.
5. Công ty H thông báo đã nhận được giấy báo Có của ngân hàng
số tiền: 70.000 mà doanh nghiệp chuyển trả. Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
Câu 5: Tại một doanh nghiệp trong tháng có tài liệu liên quan đến
tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên A ở bộ phận quản lý
doanh nghiệp đi công tác: 5.000. Sau khi đi công tác về nhân viên này
lập bảng thanh toán tạm ứng đã được duyệt kèm theo các chứng từ gốc có liên quan gồm:
- Chi phí ăn, ở tại nơi công tác 2.400.
- Chi phí tàu xe đi lại: 1.100 (đã bao gồm thuế GTGT 10%).
Số tạm ứng chi không hết quyết định trừ vào lương tháng này của nhân viên A.
2. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên B đi mua vật liệu số tiền:
25.000. Căn cứ vào bảng thanh toán tạm ứng đã được duyệt kèm theo các
chứng từ gốc có liên quan gồm:
- Mua vật liệu của cửa hàng X giá chưa thuế: 16.500; trong đó thuế GTGT 10%.
- Mua dụng cụ bảo hộ lao động ở cửa hàng Y: 5.500; trong đó thuế GTGT 10%.
- Số tiền tạm ứng chi không hết nhân viên B đã nộp lại quỹ. Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
2. Trong các tình huống trên khi tiến hành tạm ứng và thanh toán
tạm ứng cần có những chứng từ nào? Trình tự thủ tục tiến hành tạm ứng và thanh toán tạm ứng.
2. Câu hỏi trắc nghiệm
2.1. Câu hỏi đúng/sai và giải thích
1. Vàng tiền tệ dùng trong thanh toán chỉ là tiền mặt.
2. Vàng tiền tệ dùng trong thanh toán chỉ là tiền gửi ngân hàng. 22
3. Tài khoản tiền gửi ngân hàng có phạm vi hạch toán gồm tất cả
tiền gửi vào ngân hàng bao gồm cả tiền ký quỹ, ký cược.
4. Giấy báo Nợ, giấy báo Có là chứng từ gốc để ghi tăng, giảm tài
khoản tiền gửi ngân hàng của công ty.
5. Giấy báo Nợ, giấy báo Có là chứng từ tự lập của công ty.
6. Các khoản phải thu là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
7. Các khoản phải thu là tài sản dài hạn của doanh nghiệp.
8. Kế toán tiền gửi ngân hàng khi khóa sổ lên Báo cáo tài chính thì
nên đối chiếu với sổ phụ ngân hàng để đảm bảo số liệu khớp đúng.
9. Chiết khấu thanh toán là khoản tiền bên bán giảm cho bên mua
vì mua hàng với số lượng lớn.
10. Chiết khấu thanh toán là khoản tiền bên bán giảm cho bên mua
vì bên mua thanh toán tiền trước thời hạn quy định.
11. Khi hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi tăng
thu nhập hoạt động khác.
12. Khi hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi giảm
chi phí quản lý doanh nghiệp.
13. Khi doanh nghiệp nhận tiền đặt trước của người mua hàng thì
số tiền nhận trước được ghi vào bên Có của TK 3387.
14. Khi doanh nghiệp nhận tiền đặt trước của người mua hàng thì
số tiền nhận trước được ghi vào bên Có của TK 141.
15. Khi đơn vị ký quỹ cho một đơn vị khác để đảm bảo một nghĩa vụ
sẽ thực hiện, khoản tiền này sẽ được kế toán ghi vào bên Nợ của TK 244.
16. Số tiền đã chi hộ đơn vị cấp dưới được kế toán ghi vào bên Nợ của TK 138.
17. Số tiền đã chi hộ đơn vị cấp dưới được kế toán ghi vào bên Nợ của TK 136.
18. Số tiền nhận trước của khách hàng còn thừa mà doanh nghiệp
trả lại cho khách được ghi vào bên Nợ TK 141.
19. Số tiền nhận trước của khách hàng còn thừa mà doanh nghiệp
trả lại cho khách được ghi vào bên Nợ TK 131.
20. Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
thì trong tất cả các trường hợp hàng hóa và dịch vụ mua vào luôn là giá có thuế GTGT.
2.2. Câu hỏi lựa chọn phương án đúng
1. Kế toán tiền mặt thường xuyên đối chiếu với thủ quỹ và kiểm kê thực tế, vì:
a. theo quy định bắt buộc của Nhà nước
b. chống thất thoát, gian lận
c. phát hiện sai sót nhanh chóng để kịp thời sửa sai 23
d. chống thất thoát, gian lận và phát hiện sai sót nhanh chóng để kịp thời sửa sai
2. Theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam, phiếu thu là:
a. chứng từ hướng dẫn của Nhà nước
b. chứng từ hướng dẫn của công ty
c. chứng từ bắt buộc của nhà nước d. chứng từ nội bộ
3. Khi nhận tiền đặt trước của người mua hàng bằng tiền mặt, kế toán ghi: a. Nợ TK 111/Có TK 338 b. Nợ TK 111/Có TK 141 c. Nợ TK 111/Có TK 331 d. Nợ TK 111/Có TK 131
4. Phạm vi ghi nhận vào TK 131 là khoản:
a. phải thu của người mua
b. ghi nhận các khoản đặt trước của người mua
c. thanh toán với người bán
d. phải thu của người mua và ghi nhận các khoản đặt trước của người mua.
5. Hạch toán nợ phải thu khó đòi được vận dụng chủ yếu từ nguyên tắc kế toán: a. Nhất quán b. Khách quan c. Thận trọng d. Cơ sở dồn tích
6. Khi thanh toán bù trừ công nợ, kế toán ghi:
a. Tăng nợ phải thu - Giảm nợ phải trả
b. Giảm nợ phải thu - Tăng nợ phải trả
c. Giảm nợ phải thu - Giảm nợ phải trả
d. Tăng nợ phải thu - Tăng nợ phải trả
7. Số tiền đã chi hộ các đơn vị cấp dưới bằng tiền mặt được hạch toán: a. Nợ TK 131/Có TK 111 b. Nợ TK 138/Có TK 111 c. Nợ TK 136/Có TK 111 d. Nợ TK 336/Có TK 111
8. Khi doanh nghiệp nhận trước tiền hàng của khách hàng thì số
tiền nhận trước được hạch toán : a. Nợ TK 111/Có TK 511 b. Nợ TK 111/Có TK 3387 c. Nợ TK 111/Có TK 131 24 d. Nợ TK 111/Có TK 344.
9. Tạm ứng là khoản tiền:
a. doanh nghiệp đặt trước cho người bán.
b. người mua đặt trước cho doanh nghiệp để mua hàng.
c. doanh nghiệp cho công nhân viên ứng trước để thực hiện một nhiệm vụ nhất định.
d. doanh nghiệp cho công nhân viên ứng trước lương.
10. Số tiền mặt thiếu quỹ khi kiểm kê chưa xác định được nguyên nhân, kế toán ghi: a. Nợ TK 111/Có TK 711 b. Nợ TK 334/Có TK 1381 c. Nợ TK 1381/Có TK 111 d. Nợ TK 811/Có TK 1381
11. Khi đơn vị xuất quỹ tiền mặt ký quỹ cho một đơn vị khác để
đảm bảo một nghĩa vụ sẽ thực hiện, khoản tiền này sẽ được kế toán ghi: a. Nợ TK 244/Có TK 111 b. Nợ TK 111/Có TK 244 c. Nợ TK 344/Có TK 111 d. Nợ TK 111/Có TK 344
12. Khi nhận lại bằng tiền mặt số tiền ký quỹ, ký cược ở đơn vị khác, kế toán ghi: a. Nợ TK 244/Có TK 111 b. Nợ TK 111/Có TK 244 c. Nợ TK 344/Có TK 111 d. Nợ TK 111/Có TK 344
13. Khi người nhận tạm ứng hoàn ứng số tiền thừa bằng tiền mặt, kế toán ghi: a. Nợ TK 141/Có TK 111 b. Nợ TK 111/Có TK 141 c. Nợ TK 334/Có TK 111 d. Nợ TK 111/Có TK 334
14. Khi xuất quỹ tiền mặt tạm ứng cho nhân viên, kế toán ghi: a. Nợ TK 141/Có TK 111 b. Nợ TK 111/Có TK 141 c. Nợ TK 334/Có TK 111 d. Nợ TK 111/Có TK 334
15. Chi phí trả trước là những khoản chi phí:
a. thực tế đã phát sinh phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp liên quan đến nhiều kỳ.
b. đã ghi nhận nhưng thực tế chưa chi. 25
c. đã phát sinh trong doanh nghiệp.
d. liên quan đến nhiều kỳ nhưng chưa chi trả.
2.3. Câu hỏi điền từ còn thiếu
1. Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam dùng để theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ ……….
2. Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo ………. khi phát sinh các
giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam
3. Tài khoản 111 - Tiền mặt dùng để phản ánh tình hình thu, chi,
tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ và……….
4. Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và ………. quỹ tiền mặt.
5. Bên Có Tài khoản 1112 - Ngoại tệ áp dụng tỷ giá ghi sổ ……….
6. Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng dùng để phản ánh số hiện có
và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại
………. của doanh nghiệp.
7. Căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng là
các………. hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc
(uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…).
8. Số dư bên Có của Tài khoản……….phản ánh số tiền nhận trước,
hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể.
9. Tài khoản 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT………., đã khấu
trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.
10. Khoản ………. là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp
giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh
hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt. 3. Bài tập tổng hợp Bài tập 1:
Tại doanh nghiệp tư nhân Hoàng Nguyên áp dụng phương pháp kê
khai thường xuyên hàng tồn kho, nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ, trong tháng 01/N có tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ)
Tài liệu 1: Số dư đầu tháng của tài khoản 111: 70.000
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 01 như sau:
1. Ngày 02/01, doanh nghiệp bán hàng thu tiền mặt: 22.000, trong đó thuế GTGT 10%.
2. Ngày 05/01, xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng: 30.000, đã
nhận được giấy báo Có của ngân hàng.
3. Ngày 07/01, thu tiền mặt do bán TSCĐ hữu hình: 66.000, trong
đó thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trả bằng tiền mặt:
220, trong đó thuế GTGT: 20. 26
4. Ngày 10/01, chi tiền mặt vận chuyển hàng hóa đem bán: 300.
5. Ngày 15/01, chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên mua hàng: 10.000.
6. Ngày 18/01, vay ngắn hạn ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 100.000.
7. Ngày 20/01, mua vật liệu A về nhập kho giá mua chưa thuế:
50.000, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH. Chi phí
vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào: 440 thanh toán bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT: 40.
8. Ngày 22/10, chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay cho phòng kế toán: 360.
9. Ngày 25/01, nhận phiếu tính lãi tiền gửi không kì hạn ở ngân hàng: 16.000.
10. Ngày 31/01, rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt: 25.000, chi tiền
mặt tạm ứng lương cho nhân viên: 20.000. Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
2. Phản ánh vào sổ cái TK 111 tháng 01/N (theo hình thức Nhật ký chung). Bài tập 2:
Tại doanh nghiệp thương mại Lam Sơn hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, tháng 12/N có tình hình như sau: (ĐVT: 1.000đ)
Tài liệu 1: Số dư đầu tháng của một số tài khoản: - TK 131 (dư Nợ): 180.000 (Chi tiết: Khách hàng Hùng: 100.000, Khách hàng Khanh: 80.000)
- TK 2293 (Khách hàng Hùng): 30.000
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12 như sau:
1. Ngày 5/12, doanh nghiệp bán hàng cho anh Lâm chưa thu tiền,
giá bán chưa có thuế GTGT: 60.000, thuế GTGT 10%. Giá vốn của số hàng này: 40.000.
2. Ngày 10/12, nhận được giấy báo Có của ngân hàng về khoản nợ
của anh Lâm mua hàng ngày 5/12 chuyển trả.
3. Ngày 15/12, kiểm kê hàng hóa tại kho của doanh nghiệp phát
hiện thiếu 1 số hàng trị giá: 2.000 chưa rõ nguyên nhân.
4. Ngày 16/12, xử lý số hàng thiếu như sau: yêu cầu thủ kho phải
bồi thường 1/2, số còn lại tính vào giá vốn hàng bán.
5. Ngày 25/12, nhận được biên bản chia lãi từ hoạt động liên doanh
góp vốn với công ty Bình Minh: 10.000, nhưng chưa nhận tiền.
6. Ngày 26/12, thu được tiền mặt do thủ kho bồi thường: 1.000.
7. Ngày 28/12, chuyển TGNH đặt trước tiền hàng cho người bán:
20.000, đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng. 27
8. Ngày 29/12, chi tiền mặt: 10.000 tạm ứng cho anh Vinh nhân viên phòng kinh doanh.
9. Ngày 30/12, anh Vinh nhân viên phòng kinh doanh thanh toán tạm ứng:
- Hàng hóa nhập kho theo giá trên hóa đơn: 8.800, trong đó thuế GTGT: 800.
- Chi phí vận chuyển hàng hóa: 330, trong đó thuế GTGT 10%.
- Số tiền mặt còn thừa nhập lại quỹ.
10. Cuối tháng có tình hình sau:
- Khách hàng Hùng bị phá sản, theo quyết định của tòa án khách
hàng Hùng đã trả nợ cho doanh nghiệp: 50.000 bằng tiền mặt, số còn lại
doanh nghiệp xử lý xóa sổ.
- Đòi được khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ từ năm N-1: 10.000 bằng tiền mặt.
- Cuối năm căn cứ vào nguyên tắc lập dự phòng, doanh nghiệp tiếp
tục lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của khách hàng Khanh: 20.000. Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
2. Cho biết tình hình công nợ giữa doanh nghiệp thương mại Lam Sơn với khách hàng. Bài tập 3:
Tại doanh nghiệp thương mại Minh Long hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, có các số liệu về tiền mặt và TGNH trong tháng 6 năm N như sau: (ĐVT: 1.000đ)
Tài liệu 1: Số dư đầu tháng của một số tài khoản: - TK 111: 50.000 - TK 112: 300.000
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng như sau:
1. Ngày 01/06, bán hàng thu tiền mặt: 11.000, trong đó thuế GTGT 10%; giá vốn: 6.000.
2. Ngày 02/06, khách hàng A trả nợ tiền hàng còn thiếu bằng tiền mặt: 15.000.
3. Ngày 03/06, nhận được giấy báo Có của ngân hàng do bán
TSCĐ hữu hình số tiền: 66.000 (trong đó thuế GTGT 10%). Nguyên giá
tài sản: 300.000, đã khấu hao: 250.000.
4. Ngày 06/06, chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên X cán bộ phòng
tổ chức đi công tác: 12.000.
5. Ngày 07/06, rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt: 50.000.
6. Ngày 09/06, chi tiền mặt tạm ứng lương kỳ đợt 1: 30.000. 28
7. Ngày 10/06, vay ngắn hạn ngân hàng nhập quỹ tiền mặt: 80.000.
8. Ngày 15/06, chi tiền để thuê 1 căn nhà dùng làm văn phòng, giá
thuê 15.000/tháng, đã trả tiền thuê nhà 3 tháng.
9. Ngày 25/06, nhân viên X đi công tác về, đã chi các khoản công
tác phí hết: 9.000, số còn lại thu hồi tạm ứng thừa nhập quỹ tiền mặt.
10. Ngày 28/06, mua nguyên vật liệu nhập kho tổng giá thanh toán:
44.000 (trong đó thuế GTGT 10%), đã thanh toán bằng TGNH. Chi phí
vận chuyển nguyên vật liệu về kho theo giá chưa thuế: 500, thuế GTGT
5%, thanh toán bằng tiền mặt.
11. Ngày 30/06, kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện thiếu: 2.000, chưa rõ nguyên nhân.
12. Ngày 30/06, nhận giấy báo Có tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng: 1.000. Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
2. Phản ánh vào sơ đồ chữ “T” tài khoản 111, 112.
3. Phản ánh vào sổ cái TK 111, 112 tháng 06/N (theo hình thức Chứng từ ghi sổ). Bài tập 4:
Tại công ty cổ phần Hoàng Anh hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1 năm N như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Ngày 02/01, bán hàng hóa (điện thoại Nokia 1200) theo hóa đơn
số 0001234 số lượng 20 cái, giá bán 600/cái chưa thuế GTGT, thuế
GTGT 10%. Giá vốn 500/cái theo phiếu xuất kho số 014001. Khách
hàng đã thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu thu số 1401001.
2. Ngày 03/01, bán thanh lý ô tô Isuzu theo hóa đơn số 0001235
giá bán chưa thuế: 240.000, thuế GTGT 10%. Nguyên giá ô tô Isuzu:
560.000, đã khấu hao: 280.000. Công ty đã nhận được giấy báo Có của
ngân hàng ACB nội dung: Công ty TNHH Thành Đạt thanh toán tiền
mua xe theo hóa đơn đơn số 0001235 ngày 03/01.
3. Ngày 04/01, rút tiền gửi ngân hàng ACB nhập quỹ tiền mặt
phiếu thu số 1401002 số tiền: 100.000.
4. Ngày 05/01, nhận được giấy báo Có của Ngân hàng ACB nội
dung: công ty Thành Công thanh toán công nợ: 165.000.
5. Ngày 07/01, công ty nhận lại số tiền đặt cọc tiền thuê nhà khi
thuê nhà của ông Nguyễn Văn Bình: 90.000 (Công ty cổ phần Hoàng
Anh đã đặt cọc khi thuê nhà, do năm N công ty quyết định chuyển địa
điểm kinh doanh không thuê nhà của ông Nguyễn Văn Bình nữa). 29
6. Ngày 09/01, nhận được giấy báo Có của ngân hàng ACB nội
dung Nguyễn Văn An góp vốn kinh doanh số tiền: 800.000.
7. Ngày 11/01, kế toán thanh toán lập phiếu chi số 1401001 chi tiền
mặt nộp tiền vào tài khoản ngân hàng ACB: 100.000.
8. Ngày 13/01, chi tiền mặt: 80.000 đặt cọc tiền thuê văn phòng 4
năm theo phiếu chi số 1401002 (hợp đồng thuê nhà số 01/HĐTN với ông Nguyễn Anh Châu).
9. Ngày 15/01, vay ngắn hạn ngân hàng VCB về nhập quỹ tiền mặt
số tiền 300.000 theo phiếu thu số PT1401004.
10. Ngày 18/01, chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên Trần Hùng để
đi mua nguyên vật liệu: 10.000 theo phiếu chi số 1401003.
11. Ngày 20/01 chi tiền mặt nộp thuế môn bài năm N số tiền 1.200
theo phiếu chi số 1401004.
12. Ngày 25/01, chi tiền mua hàng hóa (giấy A4) theo hóa đơn số
0000323 số lượng 150gram, đơn giá chưa thuế: 60, thuế GTGT 10%:
900. Đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng ACB. Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
2. Ghi vào sổ Nhật ký chung. Bài tập 5:
Tại Công ty thương mại Sao Mai hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 03 năm N như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Ngày 05/03, bán hàng thu tiền mặt: 22.000, trong đó thuế GTGT
2.000. Giá vốn của hàng bán ra: 15.000. Chi phí vận chuyển hàng hóa đi
bán đã chi bằng tiền mặt: 330 (trong đó thuế GTGT 10%).
2. Ngày 07/03, đem tiền mặt gửi vào ngân hàng ACB: 30.000, chưa
nhận được giấy báo Có.
3. Ngày 08/03, thu tiền mặt do bán TSCĐ hữu hình: 14.300, trong
đó thuế GTGT: 1.300. Tài sản có nguyên giá: 50.000, hao mòn lũy kế:
40.000. Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trả bằng tiền mặt: 220, trong đó thuế GTGT: 20.
4. Ngày 10/03, chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên A đi mua hàng: 10.000.
5. Ngày 12/03, nhận được giấy báo Có của ngân hàng ACB về số
tiền gửi ở nghiệp vụ 2.
6. Ngày 15/03, vay ngắn hạn ngân hàng ACB về nhập quỹ tiền mặt: 100.000.
7. Ngày 18/03, mua vật liệu X nhập kho giá chưa thuế: 50.000,
thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng tại 30
ngân hàng VCB. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào: 440 trả
bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT: 40.
8. Ngày 20/03, chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay
cho văn phòng công ty: 360.
9. Ngày 25/03, nhận giấy báo Có lãi tiền gửi không kì hạn ở ngân
hàng: 16.000 của Ngân hàng ACB.
10. Rút tiền gửi ngân hàng tại ngân hàng HSBC về nhập quỹ tiền mặt: 25.000.
11. Chi tiền mặt thanh toán lương tháng 01 cho nhân viên: 20.000. Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
2. Cho biết bộ chứng từ của từng nghiệp vụ. Bài tập 6:
Tại công ty Cổ phần Đồng Tâm có 2 đơn vị trực thuộc là xí nghiệp
1 (XN1) và xí nghiệp 2 (XN2), tổ chức bộ máy kế toán phân tán, các đơn
vị trực thuộc có tổ chức riêng, sản xuất kinh doanh hàng chịu thuế GTGT
tính theo phương pháp khấu trừ, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên
quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ được kế toán ghi nhận trong các
tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000đ)
Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản: - TK 136: 5.000 + TK 136 (XN1): 2.000 + TK 136 (XN2): 3.000 - TK 138: 20.000
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1. Ngày 5/12 công ty cấp vốn cho XN1 một TSCĐ hữu hình không
cần dùng tại công ty có nguyên giá: 54.000, hao mòn lũy kế: 15.000, thời
hạn sử dụng hữu ích ước tính 5 năm. XN2 bỏ thêm chi phí lắp đặt: 600,
gồm xuất vật liệu: 400 và công cụ loại phân bổ 1 lần là: 200 để đưa vào
sử dụng tại phân xưởng sản xuất trong cùng ngày.
2. Ngày 10/12, theo lệnh của công ty, XN1 điều chuyển một TSCĐ
hữu hình đang dùng tại bộ phận sản xuất sang XN2, tài sản này có
nguyên giá: 40.320, hao mòn lũy kế: 24.000, thời hạn sử dụng hữu ích
ước tính là 4 năm, XN1 chi hộ XN2 chi phí vận chuyển bằng tiền mặt:
440 gồm 10% thuế GTGT. XN2 nhận TSCĐ và đưa vào sử dụng tại bộ phận bán hàng.
3. Ngày 27/12, XN1 trích khấu hao TSCĐ hữu hình trong kỳ, trong
đó khấu hao TSCĐ sử dụng tại phân xưởng: 4.780, tại bộ phận bán hàng:
1.412, tại bộ phận quản lí XN1: 1.500. 31
4. Ngày 29/12, công ty cổ phần Đồng Tâm nhận được thông báo
tạm chia lãi trong hợp đồng liên doanh cho năm nay: 30.000.
5. Ngày 31/12, kiểm kê TSCĐ cuối năm, công ty Đồng Tâm phát
hiện bị mất 1 thiết bị sản xuất A có nguyên giá: 40.000, đã khấu hao: 8.000
chưa rõ nguyên nhân. Sau đó công ty xem xét và đưa ra kết luận: đơn vị sử
dụng máy phải đền bù 50% trị giá máy, trừ vào tiền thưởng của cả đơn vị
trong 1 năm, phần còn lại đưa vào chi phí quản lí doanh nghiệp.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty cổ phần
Đồng Tâm, tại các XN1, XN2.
2. Mở sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp tài khoản 136. Bài tập 7:
Công ty TNHH Bảo Minh kê khai và nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, có tình hình hoạt động liên quan đến kinh doanh trong kỳ được kế
toán ghi nhận như sau: (ĐVT: 1.000đ)
Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản: - TK 141: 16.000
+ TK 141 (Hồ Thị An): 10.000
+ TK 141 (Đinh Hùng Cường): 6.000 - TK 2293: 15.000
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12/N:
1. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên Trần Thanh Bình đi mua nguyên vật liệu: 20.000.
2. Bảng kê thanh toán tạm ứng của nhân viên Hồ Thị An được duyệt như sau: Tiền đi lại: 2.500 Tiền lưu trú: 1.000 Tiền ăn: 500 Công tác phí: 1.000 Chi phí giao dịch: 2.000
Thuế GTGT được khấu trừ: 500
Trừ vào lương số tiền nhân viên Hồ Thị An tạm ứng nhưng chưa sử dụng hết.
3. Xuất quỹ tiền mặt tạm ứng tiền phí công tác cho nhân viên Lê
Thị Hà: 10.000, nhân viên Triệu Thị Anh: 15.000.
4. Bảng kê thanh toán tạm ứng của nhân viên Trần Thanh Bình được duyệt như sau: Tiền đi lại: 2.400 Tiền lưu trú: 1.200 32 Tiền ăn: 600 Công tác phí: 1.800
Ứng trước tiền cho người bán: 15.000
Thuế GTGT được khấu trừ: 300
Chi tiền mặt thanh toán số tiền chi vượt cho nhân viên Trần Thanh Bình.
5. Nhân viên Lê Thị Hà lập giấy thanh toán tạm ứng gồm vật liệu
nhập kho có tổng giá thanh toán: 13.200, gồm 10% thuế GTGT. Công ty
đã chi thêm phần chênh lệch bằng tiền mặt.
6. Nhân viên Triệu Thị Anh lập giấy thanh toán tiền tạm ứng, trong
đó công cụ nhập kho có tổng giá thanh toán: 13.000, thuế GTGT 10%.
Nhân viên Triệu Thị Anh đã nộp lại quỹ số tiền tạm ứng không chi hết.
7. Công ty được công ty TNHH Dumexco thanh toán một khoản nợ
(đã xử lý xoá nợ) bằng tiền gửi ngân hàng: 20.000.
8. Công ty xác nhận số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần phải trích lập: 12.000. Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
2. Mở sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp tài khoản 141. Bài tập 8:
Công ty TNHH Nhật Minh kê khai và nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên, xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước, khấu
hao theo phương pháp đường thẳng. Trong tháng 08/N có tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ)
Tài liệu 1: Số dư đầu tháng của một số tài khoản: - TK 141 (Thành): 12.000 - TK 244: 95.000
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Ngày 01/08, công ty chuyển 1 thiết bị sản xuất có nguyên giá:
480.000, khấu hao luỹ kế đến ngày đem đi cầm cố: 80.000 cho một
khoản đi vay ngắn hạn: 250.000. Công ty nhận được Giấy báo Có của ngân hàng.
2. Ngày 05/08, nhân viên Thành phòng vật tư của công ty thanh toán
tạm ứng về việc mua công cụ dụng cụ nhập kho: 5.500, gồm 10% thuế
GTGT, chi phí vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ theo hoá đơn: 3.960, gồm
10% thuế GTGT, phần tiền chênh lệch nộp lại quỹ của công ty.
3. Ngày 08/08, công ty thế chấp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu
nhà để bảo lãnh cho khoản vay dài hạn trị giá: 5.000.000. Căn nhà đem
đi thế chấp có nguyên giá: 12.000.000, giá trị hao mòn luỹ kế: 4.000.000.
Công ty đã nhận được giấy báo Có của ngân hàng ACB. 33
4. Ngày 10/08, công ty cầm cố cho ngân hàng Đông Á một thiết bị
sản xuất để bảo lãnh cho khoản vay ngắn hạn trị giá: 300.000. Thiết bị
sản xuất đem cầm cố có nguyên giá: 1.820.000, giá trị hao mòn luỹ kế:
1.200.000. Công ty đã nhận được giấy báo Có của ngân hàng.
5. Ngày 12/08, công ty trả nợ tiền vay ngắn hạn Ngân hàng HSBC
bằng tiền gửi ngân hàng: 750.000. Công ty đã nhận lại thiết bị sản xuất
đem cầm cố, thiết bị sản xuất có nguyên giá: 2.500.000, giá trị hao mòn
luỹ kế: 650.000. Thiết bị sản xuất đã đưa vào sử dụng tại phân xưởng.
6. Ngày 15/08, kết thúc hợp đồng thuê gian hàng triển lãm tại hội
chợ, thời gian thuê 01 tháng. Công ty nhận lại số tiền ký cược bằng tiền
mặt: 45.000, sau khi trừ khoản tiền phạt: 5.000 do nhân viên của công ty làm hư hỏng gian hàng.
7. Ngày 17/08, công ty đi thuê hoạt động một căn nhà dùng làm
cửa hàng, tiền thuê nhà một tháng: 22.000, gồm 10% thuế GTGT. Công
ty xuất quỹ tiền mặt trả trước tiền thuê nhà một năm. Chi phí thuê nhà
được phân bổ tính vào chi phí từ tháng này.
8. Ngày 20/08, công ty hoàn thành công trình sửa chữa lớn thiết bị
sản xuất, chi phí sửa chữa phải thanh toán: 66.000 (đã bao gồm 10% thuế
GTGT). Công ty phân bổ chi phí sửa chữa lớn tính vào chi phí quản lý
phân xưởng trong 6 tháng bắt đầu từ tháng này.
9. Ngày 22/08, tạm ứng cho nhân viên Hoàng phòng hành chính:
8.000 bằng tiền mặt để đi công tác.
10. Ngày 25/08, công ty ký hợp đồng thuê hoạt động một thiết bị
sản xuất. Tiền thuê một tháng: 6.600, gồm 10% thuế GTGT. Công ty đã
thanh toán tiền thuê 6 tháng và tiền ký cược: 20.000 cho đơn vị cho thuê
bằng tiền gửi ngân hàng. Tiền thuê thiết bị sản xuất được phân bổ tính
vào chi phí từ tháng sau.
11. Ngày 27/08, đi thuê hoạt động một căn nhà dùng làm phân
xưởng sản xuất, tiền thuê nhà mỗi tháng: 11.000, gồm 10% thuế GTGT.
Công ty trả trước tiền thuê nhà 2 năm bằng chuyển khoản. Chi phí thuê
nhà được phân bổ tính vào chi phí từ tháng này.
12. Ngày 30/08, hoàn thành công việc sửa chữa lớn thiết bị bán
hàng. Chi phí sửa chữa phải thanh toán: 49.500, gồm 10% thuế GTGT.
Công ty phân bổ chi phí sửa chữa lớn tính vào chi phí bán hàng trong 5
tháng bắt đầu từ tháng này. Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. Bài tập 9:
Tại công ty cổ phần An Thịnh có 1 đơn vị cấp dưới tổ chức kế toán
riêng, sản xuất kinh doanh hàng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu 34
trừ, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh
trong kỳ được kế toán ghi nhận trong các tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Giao cho đơn vị cấp dưới: 200.000 để đầu tư kinh doanh bằng
chuyển khoản và một TSCĐ trị giá 100.000.
2. Lấy từ quỹ đầu tư phát triển: 10.000 để cấp cho đơn vị cấp dưới.
3. Đơn vị cấp dưới mua một số công cụ dụng cụ trị giá: 50.000
doanh nghiệp đã chi trả hộ cho đơn vị cấp dưới bằng tiền gửi ngân hàng.
4. Doanh nghiệp trả thay chi phí mua hàng cho đơn vị cấp dưới:
1.000 bằng tiền mặt thuế giá trị gia tăng 10%.
5. Đơn vị cấp dưới bán hàng giá bán chưa thuế GTGT 10%:
100.000 chưa thu tiền. ngày hôm sau doanh nghiệp báo cho đơn vị cấp
dưới đã thu tiền bằng tiền mặt đồng thời trừ vào khoản phải thu nội bộ trước đó.
6. Cấp thêm cho đơn vị cấp dưới một TSCĐ có nguyên giá: 20.000
trong đó TSCĐ đã khấu hao: 5.000.
7. Doanh nghiệp nhận được: 200.000 tiền hoàn lại vốn kinh doanh
do đơn vị cấp dưới chuyển khoản. Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty cổ phần An Thịnh.
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở đơn vị cấp dưới. Bài tập 10:
Tại doanh nghiệp Xuân Hà hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
khấu trừ. Doanh nghiệp Xuân Hà có 2 đơn vị cấp dưới là A và B, trong
tháng 2 năm N có tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ)
Tài liệu 1: Số dư đầu tháng của một số tài khoản: - TK 131: 20.000. Trong đó: Công ty M (dư Nợ): 30.000 Công ty N (dư Có): 10.000 - TK 136: 250.000
+ TK 1361: 200.000. Trong đó: Đơn vị A: 110.000 Đơn vị B: 90.000 + TK1368: 50.000. Trong đó: Đơn vị A: 30.000 Đơn vị B: 20.000
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Giấy báo Có số 01 ngày 02/02 cho biết công ty M trả nợ cho
doanh nghiệp số nợ: 30.000. 35
2. Phiếu thu số 00201 ngày 10/02 cho biết đơn vị A thanh toán nợ
phải thu khác bằng tiền mặt nhập quỹ: 2.000.
3. Phiếu xuất kho số 0123 ngày 18/02, xuất kho vật liệu cấp vốn
kinh doanh cho đơn vị phụ thuộc B trị giá vật liệu: 50.000. Báo cáo của
đơn vị phụ thuộc A cho biết đơn vị phụ thuộc A theo ủy quyền của doanh
nghiệp đã nhận số vốn kinh doanh do chủ sở hữu đầu tư: 100.000.
4. Ngày 25/02, biên bản giao nhận TSCĐ cho biết doanh nghiệp
chuyển 1 TSCĐ đang sử dụng để cấp vốn cố định cho đơn vị B với
nguyên giá: 75.000 giá trị đã hao mòn: 15.000.
5. Ngày 28/02, phiếu nhập kho cho biết đơn vị nội bộ A đã trả lại
cho doanh nghiệp tiền vốn kinh doanh trị giá: 4.000 bằng chuyển khoản. Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở doanh nghiệp
Xuân Hà và ở đơn vị cấp dưới A và B.
2. Mở sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp tài khoản 131, 136 và 138. Bài tập 11:
Công ty TNHH Thăng Long kê khai và nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh trong tháng 12 được kế toán ghi nhận trong các số liệu sau: (ĐVT: 1.000đ)
Tài liệu 1: Số dư đầu tháng của một số tài khoản: - Tài khoản 131: 140.000
+ Tài khoản 131 - A: 45.000
+ Tài khoản 131 - B: 25.000
+ Tài khoản 131 - C: 70.000 - Tài khoản 2293: 30.000
- Tài khoản 141 - X: 12.000
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Ngày 05/12, căn cứ báo cáo tài chính, khoản nợ của công ty B là
không đòi được. Công ty tiến hành xóa nợ phải thu khách hàng B. Khoản
nợ phải thu của công ty B đã được lập dự phòng: 20.000.
2. Ngày 07/12, xuất quỹ tiền mặt tạm ứng tiền công tác phí cho
nhân viên Y: 10.000, nhân viên Z: 15.000.
3. Ngày 10/12, công ty được công ty D thanh toán khoản nợ đã
được xử lý xóa nợ bằng tiền gửi ngân hàng: 10.000.
4. Ngày 12/12, nhân viên Y lập giấy thanh toán tiền tạm ứng gồm
vật liệu nhập kho có tổng giá thanh toán: 11.000, thuế GTGT 10%.
Doanh nghiệp đã chi thêm phần chênh lệch bằng tiền mặt. 36
5. Ngày 15/12, nhân viên B lập giấy thanh toán tạm ứng gồm công
cụ nhập kho có tổng giá trị thanh toán: 13.000, thuế GTGT 10%. Nhân
viên B đã nộp lại quỹ số tiền tạm ứng không chi hết.
6. Ngày 16/12, nhân viên X lập giấy thanh toán tạm ứng gồm nhập kho
công cụ dụng cụ: 6.000, thuế GTGT 10%, chi tiếp khách: 2.200 (gồm 10%
thuế GTGT), nộp lại quỹ: 1.000, số tiền còn lại khấu trừ vào lương.
7. Ngày 31/12, kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện số tiền thực có tại
quỹ thiếu so với số tiền sổ kế toán: 1.200. Doanh nghiệp quyết định trừ
vào lương của thủ quỹ trong 3 tháng.
8. Ngày 31/12, công ty xác định số tiền dự phòng nợ phải thu khó
đòi cần phải trích lập: 30.000. Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12.
2. Mở sổ kế toán chi tiết tài khoản 131. Bài tập 12:
Công ty cổ phần Thịnh Phát có hai đơn vị phụ thuộc A và B kinh
doanh khác tỉnh, đơn vị phụ thuộc có bộ máy kế toán độc lập, nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 4/N có tình hình sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Ngày 01/04, công ty chi hỗ trợ vốn cho đơn vị phụ thuộc A:
200.000, đơn vị phụ thuộc B: 250.000.
2. Ngày 05/04, công ty trả nợ người cung cấp thay cho đơn vị phụ
thuộc A: 100.000 bằng tiền mặt.
3. Ngày 10/04, công ty cấp vốn cho đơn vị phụ thuộc B một TSCĐ
nguyên giá: 150.000, đã hao mòn: 50.000.
4. Ngày 15/04, công ty trả thay chi phí vận chuyển bán hàng cho đơn
vị phụ thuộc B: 990 bằng tiền gửi ngân hàng, trong đó thuế GTGT 10%.
5. Ngày 18/04, đơn vị phụ thuộc B bán hàng, giá bán chưa thuế:
100.000 chưa thu tiền. Ngày hôm sau công ty báo đã thu thay tiền nợ cho
B bằng tiền mặt đồng thời trừ vào nợ nội bộ trước đó.
6. Ngày 24/04, công ty lập “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội
bộ” lô hàng có giá xuất kho: 100.000, giá bán nội bộ chưa thuế: 110.000
chuyển cho đơn vị A nhưng đơn vị A chỉ nhập kho thực tế: 102.000 theo
giá bán nội bộ chưa thuế, số hàng thiếu chưa rõ nguyên nhân do công ty chịu trách nhiệm.
7. Ngày 28/04, đơn vị phụ thuộc A chi: 3.000 tiền mặt và đơn vị
phụ thuộc B chi: 4.000 tiền mặt trả lãi sử dụng vốn của công ty. Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên ở công ty.
2. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên ở đơn vị phụ thuộc A, B. 37 Bài tập 13:
Tại doanh nghiệp thương mại Quang Minh hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ trong tháng 12 năm N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Kiểm kê hàng hóa phát hiện thiếu một lô hàng trị giá: 5.000, chưa rõ nguyên nhân.
2. Nhận được thông báo chia lãi liên doanh từ công ty Huy Hoàng: 10.000.
3. Bộ phận bán hàng thông báo mất 1 TSCĐ nguyên giá: 30.000,
hao mòn lũy kế: 20.000 chưa rõ nguyên nhân.
4. Số hàng kiểm kê phát hiện thiếu ở nghiệp vụ 1 doanh nghiệp yêu
cầu thủ kho bồi thường.
5. Nhận được giấy báo Có của ngân hàng số tiền chia lãi liên doanh
từ công ty Huy Hoàng (ở nghiệp vụ 2).
6. Kiểm kê quỹ phát hiện thiếu: 2.000, chưa rõ nguyên nhân.
7. Cuối tháng, trừ lương của thủ kho: 1.000 để bồi thường.
8. Số tiền thiếu khi kiểm kê quỹ doanh nghiệp yêu cầu trừ lương của thủ quỹ.
9. Công ty lập biên bản xử lý TSCĐ mất ở nghiệp vụ 3, bắt người
phạm lỗi phải bồi thường 50%, số còn lại công ty quyết định ghi nhận vào chi phí khác. Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bài tập 14:
Tại doanh nghiệp thương mại Quang Minh hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ trong tháng 08 năm N có tình hình kinh doanh được ghi
chép lại như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả tiền người nhận thầu sửa chữa lớn
TSCĐ số tiền: 12.000. Doanh nghiệp phân bổ vào chi phí sản xuất chung
trong 1 năm, bắt đầu từ tháng này.
2. Xuất kho công cụ dụng cụ trị giá: 15.000 sử dụng ở bộ phận bán
hàng: 10.000, văn phòng doanh nghiệp: 5.000. Doanh nghiệp dự kiến phân bổ trong 5 tháng.
3. Xuất quỹ tiền mặt cho nhân viên Hoàng Oanh tạm ứng số tiền: 10.000 để mua hàng hóa.
4. Nhân viên Hoàng Oanh thanh toán tạm ứng:
- Hàng hóa nhập kho giá chưa thuế: 7.000, thuế GTGT 10%.
- Chi phí vận chuyển hàng mua: 200, chi phí ăn ở đi lại: 500.
- Số tạm ứng chi không hết trừ vào lương. 38
5. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm đem về sử dụng ngay, giá
mua chưa thuế: 2.000, thuế GTGT 10%.
6. Chuyển tiền gửi ngân hàng thanh toán tiền cho công ty quảng
cáo HATUBA 26.400 (trong đó thuế GTGT 10%), phân bổ trong 1 năm kể từ tháng này.
7. Bộ phận văn phòng báo hỏng 1 công cụ dụng cụ trị giá: 5.000,
đã phân bổ: 3.500, phế liệu bán thu bằng tiền mặt: 200.
8. Xuất quỹ tiền mặt ký quỹ ngắn hạn: 5.000, chuyển tiền gửi ngân
hàng ký quỹ dài hạn: 10.000.
9. Đem giấy tờ sở hữu nhà văn phòng để thế chấp ngân hàng OCB
xin vay ngắn hạn: 500.000, ngân hàng đồng ý cho vay: 400.000 đã
chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng.
10. Dùng tiền ký quỹ ngắn hạn để trả nợ người bán: 5.000, còn lại:
15.000 chuyển tiền gửi ngân hàng để thanh toán. Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 39