Chương 2 Luật thương mại | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

Chương 2: Các Nguyên Tắc Cơ Bản của Luật Thương Mại trong môn học Luật Thương Mại bao gồm những quy định và nguyên tắc cốt lõi nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại trong nước và quốc tế. Dưới đây là những nội dung chính của chương này: Thương mại: Là hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với mục đích sinh lợi. Các hoạt động thương mại bao gồm cả trong nước và quốc tế, có thể bao gồm việc xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.

CHƯƠNG 2:
Câu 1: Chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp: ( Nguyễn Thị Kim Ngân)
Chủ DNTN chịu trách nhiệm tài sản vô hạn trong kinh doanh có nghĩa là chủ
DNTN phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bằng
toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm cả tài sản chủ DNTN đã
đầu tư vào doanh nghiệp và tài sản mà chủ DNTN không đầu tư vào doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, Luật Phá sản đã mở ra hướng “mềm dẻo” hơn về trách nhiệm tài sản
của chủ DNTN khi DNTN bị phá sản. Theo đó, khoản 1 Điều 110 Luật Phá sản
năm 2014 quy định: Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản quy
định tại các điều 105, 106 và 107 của Luật này không miễn trừ nghĩa vụ về tài
sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh
đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp người tham gia thủ tục
phá sản có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Câu 2: Cho biết Quyền và Nghĩa Vụ của Chủ DNTN có tư cách pháp nhân
hay không? Giải thích ( Nguyễn Thị Kim Ngân)
Không. Khi nhận diện DNTN thì DNTN do một cá nhân đầu tư vốn và làm chủ.
Chủ DNTN có quyền sở hữu tài sản đầu tư vào DNTN; DNTN không có tài sản
độc lập. Do vậy, DNTN không đủ điều kiện để được công nhận là pháp nhân.
Câu 3: Phân tích khái niệm, đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh.
( Vũ Xuân An)
1. Khái niệm công ty hợp danh: Tại Điều 177 Luật Doanh nghiệp năm
2020 có quy định: “Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng
nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh);
Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp
vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi sổ vốn đã góp vào công ty;
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng kí doanh nghiệp;
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào
Như vậy, Luật Doanh nghiệp không đưa ra một định nghĩa khái quát, mà mô tả
công ty hợp danh qua các đặc điểm đặc trưng.
2. Đặc điểm của công ty hợp danh: Từ khái niệm tại Điều 177 Luật Doanh
nghiệp năm 2020, có thể thấy công ty hợp danh có những đặc điểm cơ bản
sau đây:
- Về thành viên công ty hợp danh: Công ty hợp danh theo Luật Doanh
nghiệp có thể có hai loại thành viên:
o Thành viên hợp danh: Phải là cá nhân, bắt buộc phải có trong
công ty và phải có ít nhất hai thành viên. Thành viên hợp danh
phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về các nghĩa vụ của công ty; Như vậy, chế độ trách nhiệm của
thành viên hợp danh tương tự chế độ trách nhiệm của chủ
DNTN, khi chủ DNTN cũng phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt
động của doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình. Tuy nhiên,
vì công ty hợp danh có ít nhất hai thành viên hợp danh, nên các
thành viên hợp danh phải cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn;
có nghĩa là khi một thành viên hợp danh nhân danh công ty hợp
danh giao kết hợp đồng với đối tác, các thành viên hợp danh
khác dù không trực tiếp giao kết vẫn phải chịu trách nhiệm phát
sinh từ hợp đồng đó. Tuy nhiên, trách nhiệm vô hạn của thành
viên hợp danh phát sinh sau trách nhiệm trả nợ của công ty, vì
công ty hợp danh có tài sản độc lập với các thành viên.
o Thành viên góp vốn: Có thể là cá nhân, tổ chức; Có thể có hoặc
không có trong công ty hợp danh. Thành viên góp vốn chịu
trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào công ty. Trong
kinh doanh, nếu công ty hợp danh gặp khó khăn, thua lỗ, thành
viên góp vốn cũng chỉ chịu trách nhiệm đến hết phần vốn đã góp
vào công ty. Điều này có nghĩa là thành viên góp vốn có thể hạn
chế được rủi ro khi đầu tư vào công ty hợp danh. Đây là một ưu
thế của thành viên góp vốn khiến nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi
không muốn gánh chịu nhiều rủi ro phát sinh trong hoạt động
kinh doanh.
- Về vốn của công ty hợp danh:
o Vốn điều lệ của công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản mà các
thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty. Tài
sản góp vốn có thể góp đủ khi thành lập công ty, có thể góp theo
thời hạn và tiến độ cam kết góp đã được các thành viên nhất trí
thông qua. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải có
nghĩa vụ góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. Thời hạn
góp vốn sẽ được ghi cụ thể trong điều lệ của công ty
o Thành viên hợp danh, thành viên góp vốn khi không muốn là
thành viên của công ty có quyền chuyển nhượng phần vốn góp
của mình cho các thành viên còn lại hay cho người không phải
là thành viên công ty, hoặc rút vốn khỏi công ty.
- Về huy động vốn của công ty hợp danh: Công ty hợp danh không
được phát hành bất kì loại chứng khoán nào để công khai huy động
vốn trong công chúng. Khi có nhu cầu tăng vốn điều lệ, công ty sẽ huy
động bằng cách kết nạp thêm thành viên mới, tăng phần vốn góp của
mỗi thành viên hay ghi tăng giá trị tài sản của công ty.
- Về tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản của công ti hợp danh:
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Doanh nghiệp năm 2020,
công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Như vậy, công ty hợp danh có tư
cách pháp lý độc lập khi tham gia giao dịch, có tài sản độc lập với các
thành viên và chịu trách nhiệm độc lập bằng chính tài sản của mình.
Câu 4: Trình bày quy chế pháp lý về thành viên công ty hợp danh. ( Vũ
Xuân An)
1. Thành viên hợp danh
1.1.Quyền của thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh có các quyền sau
đây:
- Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty;
Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề
kinh doanh của công ty; đàm phán và kí kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc
giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi
nhất cho công ty;
- Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các
ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của
mình để thực hiện công việc kinh doanh của công ty thì có quyền yêu
cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường
trên số tiền gốc đã ứng trước;
- Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm
quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính
thành viên đó;
- Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình
hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu
khác của công ty khi xét thấy cần thiết;
- Được chia lợi nhuận tương ứng với tỉ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận
quy định tại Điều lệ cồng ti.
- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia một phần giá trị tài sản
còn lại tương ứng theo tỉ lệ phần vốn góp vàó công ty nếu Điều lệ công
ty khôĩig quy định tỉ lệ khác;
- Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên
được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ
thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành
thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. (K1 Đ
141 LDN năm 2020)
1.2.Nghĩa vụ của thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh có các nghĩa vụ
sau đây:
- Tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung
thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công
ty;
- Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy
định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng thành
viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
- Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích
của tổ chức, cá nhân khác; Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã
nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp
nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để
nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà
không đem nộp cho công ty;
- Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu
tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;
- Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa
thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh
doanh bị lỗ;
- Định kỳ hàng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình
hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin
về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu
cầu;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
(K2Đ181 LDN năm 2020)
1.3.Hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh
- Thành viên hợp danh không được làm chủ DNTN; không được làm thành
viên hợp danh của công ty họp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí
của các thành viên hợp danh còn lại.
- Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh
người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi
hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ
phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác khác nếu
không được sự chấp thuận của các thành viên hợp đanh còn lại. (Điều 180
LDN năm 2020)
2. Thành viên góp vốn
2.1.Quyền của thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn có các quyền sau
đây:
- Tham gia họp, thảo luận vấ biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc
sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa
vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội
dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và
nghĩa vụ của họ. Thành viên góp vốn không có quyền họp và biểu
quyết về các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của công ty hợp
danh, hay nói cách khác, họ không có quyền quản lý công ty; chỉ có
quyền họp và biểu quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và
nghĩa vụ của họ tại công ty.
- Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỉ lệ vốn góp trong vốn
điều lệ của công ty;
- Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu
cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy
đủ và trung thực các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của
công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài
liệu khác của công ty;
- Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;
- Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh
các ngành, nghề kinh doanh của công ty;
- Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế
chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và
Điều lệ công ty; Trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên
đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty.
- Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỉ
lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;
- Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công
ty. (K1Đ187 LDN năm 2020)
2.2.Nghĩa vụ của thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn có các nghĩa vụ
sau đây:
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi số vốn đã cam kết góp,
- Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc
kinh doanh nhân danh công ty.
- Tuân thủ Điều lệ, nội quy công ty và quyết định của Hội đồng thành
viên;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ
công ty. (K2Đ187 LDN năm 2020)
2.3.Hình thành, chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh
- Hình thành tư cách thành viên: Tư cách thành viên công ty hợp danh
hình thành bằng các con đường sau:
o Góp vốn vào công ty;
o Nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty
o Được tặng cho, được thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty;
o Được nhận nợ bằng phần vốn góp vào công ty của thành viên công
ty.
- Chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh: Tư cách thành viên
hợp danh của công ty hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau
đây: (K1Đ185 LDN năm 2020)
o Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
o Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó
khăn trong nhận thức làm chủ hành vi;
o Bị khai trừ khỏi công ty;
o Chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định theo qui định của pháp luật;
o Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
Câu 5: Phân tích quy chế pháp lý về vốn của công ty hợp danh. ( Đinh Kiều
Linh)
Tài sản của Công ty hợp danh gồm: (Đ179 LDN năm 2020)
- Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho
công ty;
- Tài sản tạo lập được mang tên công ty;
- Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh
thực hiện nhân danh công ty và từ hoạt động kinh doanh của công ty
do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;
- Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Câu 6: Trình bày quy định cơ bản về tổ chức quản lý công ty hợp danh.
( Đinh Kiều Linh)
- Công ty hợp danh có hội đồng thành viên. Theo qui định tại K1Đ182
Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên. Hội đồng thành
viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên,
đồng thời kiêm Giám đốc hoặc tổng Giám đốc công ty nếu điều lệ
công ty không có qui định khác.
- Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả các công việc kinh
doanh của công ty. Các quy định về triệu tập HĐTV được thể hiện rõ
tại Điều 183 của LDN năm 2020.
- Các vấn đề về điều hành công ty được qui định tại Điều 184 LDN năm
2020 cụ thể:
o Các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công
ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công
ty…;
o Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp
danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm
soát công ty….
o Công ty có thể mở một hoặc một số TK tại ngân hàng…
Câu 7: Phân tích sự khác biệt cơ bản trong quy chế pháp lý về thành viên
hợp danh và quy chế pháp lý về thành viên góp vốn trong công ty hợp
danh.
( Nguyễn Trường Huy)
1. Về số lượng:
o Thành viên hợp danh: Phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh là chủ
sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên
chung
o Thành viên góp vốn: Có thể có hoặc không trong công ty hợp danh
2. Về trách nhiệm:
o Thành viên hợp danh: Là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty
o Thành viên góp vốn: Là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về
các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào
công ty
3. Về lợi nhuận:
o Thành viên hợp danh: Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ
phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty
o Thành viên góp vốn: Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với
tỷ lệ phần vốn góp trong vốn Điều lệ của công ty
4. Về việc điều hành, quản lý công ty:
o Thành viên hợp danh: Nhân danh công ty kinh doanh các ngành,
nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng; giao
dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó
cho là có lợi nhất cho công ty
o Thành viên góp vốn: Không được tham gia quản lý công ty; không
được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty
5. Về chuyển nhượng vốn:
o Thành viên hợp danh: Không được chuyển một phần hoặc toàn bộ
phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu
không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại1.
o Thành viên góp vốn: Được phép chuyển nhượng phần vốn góp của
mình tại công ty cho người khác
Câu 8: Phân tích những điểm khác biệt của công ty hợp danh theo Luật
Doanh nghiệp Việt Nam so với công ty hợp danh theo luật các nước
( Nguyễn Trường Huy)
1. Về thành viên: Theo Luật Doanh nghiệp 2020 của Việt Nam, công ty
hợp danh có hai loại thành viên: Thành viên hợp danh và thành viên
góp vốn1. Điều này khác biệt so với một số nước khác, nơi công ty
hợp danh chỉ có một loại thành viên
2. Về trách nhiệm: Thành viên hợp danh tại Việt Nam chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty1. Điều này
có thể khác biệt so với một số nước khác, tùy thuộc vào quy định cụ
thể của từng nước.
3. Về tư cách pháp nhân: Công ty hợp danh tại Việt Nam có tư cách pháp
nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp3.
Điều này có thể khác biệt so với một số nước khác, tùy thuộc vào quy
định cụ thể của từng nước.
4. Về chứng khoán: Theo Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 thì
công ty hợp danh không được niêm yết trên sàn chứng khoán và không
được phát hành chứng khoán4. Điều này có thể khác biệt so với một số
nước khác, tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng nước.
5. Về hợp đồng: Việc thành lập công ty hợp danh tại Việt Nam phải dựa
trên hợp đồng nhưng luật pháp không bắt buộc hợp đồng phải được lập
thành văn bản4. Điều này có thể khác biệt so với một số nước khác,
tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng nước.
Câu 9 : Một cá nhân có được quyền thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân
không ? Tại sao ? ( Nguyễn Tuấn Đức)
Khái niệm : “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm
chủ và tự chịu trách nhệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động
của doanh nghiệp “( Khoản 1, Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020).
o Theo Điều 188 của Luật Doanh nghiệp 2020, mỗi cá nhân chỉ được quyền
thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Điều này có nghĩa là, một cá nhân
không được phép đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên của công
ty hợp danh.
o Quy định này nhằm đảm bảo rằng mỗi doanh nghiệp tư nhân đều có một
người chịu trách nhiệm đầy đủ và minh bạch. Nếu một cá nhân được phép
thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân, điều này có thể tạo ra khó khăn trong
việc xác định trách nhiệm và quản lý doanh nghiệp.
o Tuy nhiên, một cá nhân có thể tham gia góp vốn vào các loại hình doanh
nghiệp khác dưới danh nghĩa cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của
Luật Doanh nghiệp năm 2020.
o Mỗi doanh nghiệp tư nhân là một thực thể pháp lý riêng biệt, với một người
chịu trách nhiệm đầy đủ cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu một cá nhân được phép thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân, điều này
có thể tạo ra khó khăn trong việc xác định trách nhiệm pháp lý và tài chính
cho mỗi doanh nghiệp. Điều này cũng có thể tạo ra khó khăn trong việc quản
lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Vì vậy, để đảm bảo rằng mỗi doanh nghiệp tư nhân đều có một người chịu
trách nhiệm đầy đủ và minh bạch, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rằng
mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
o Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là một cá nhân không thể tham gia vào
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác. Một cá nhân có thể tham
gia góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp khác, như công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn, hoặc công ty hợp danh, dưới danh nghĩa cá nhân.
Điều này cho phép cá nhân có thể tham gia vào nhiều hoạt động kinh doanh
khác nhau, trong khi vẫn đảm bảo rằng mỗi doanh nghiệp tư nhân đều có một
người chịu trách nhiệm đầy đủ và minh bạch.
Câu 10 : Phân tích bản chất pháp lý của công ty TNHH hai thành viên
trở lên. ( Nguyễn Tuấn Đức)
o Tư cách pháp nhân: Khi một công ty TNHH được thành lập và đăng ký
theo quy định của pháp luật, công ty đó sẽ có tư cách pháp nhân. Điều này
có nghĩa là công ty TNHH được pháp luật công nhận là một thực thể pháp
lý độc lập, có quyền và nghĩa vụ pháp lý riêng, và có tài sản riêng biệt so
với tài sản cá nhân của các thành viên. Tư cách pháp nhân giúp công ty
TNHH có khả năng ký kết hợp đồng, mua bán tài sản, tham gia kiện tụng
và thực hiện các hoạt động pháp lý khác.
o Số lượng thành viên: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có số lượng
thành viên từ hai người trở lên nhưng không vượt quá 50 người. Mỗi
thành viên sẽ góp một phần vốn vào công ty và sẽ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
o Cơ cấu tổ chức quản lý: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có Hội
đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc. Hội đồng thành viên là cơ quan quản lý cao nhất của công ty,
quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc là người quản lý hoạt động hàng ngày của công ty.
o Trách nhiệm hữu hạn: Các thành viên của công ty TNHH chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số
vốn đã góp. Điều này có nghĩa là, nếu công ty không thể trả nợ, tài sản cá
nhân của các thành viên sẽ không bị ảnh hưởng, miễn là họ đã đóng đủ số
vốn họ đã cam kết góp vào công ty.
o Không được phát hành cổ phần: Công ty TNHH không được quyền
phát hành cổ phần. Điều này có nghĩa là, công ty TNHH không thể tăng
vốn bằng cách bán cổ phần cho công chúng.
11. Phân tích bản chất pháp lý của công ty TNHH một thành viên..( Nguyễn
Như Hải)
Theo quy định tại Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty TNHH một thành
viên là doanh nghiệp:
Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ
sở hữu công ty).
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.
Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành
công ty cổ phần.
Được phát hành trái phiếu
12. So sánh công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu và
DNTN.( Nguyễn Như Hải)
Tiêu chí DNTN
Công ty TNHH MTV
Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020
pháp lý
Chủ sở
hữu
Vốn góp
Cơ chế
chịu trách
nhiệm
Thay đổi
vốn điều
lệ
Cá nhân (không được đồng
thời là chủ hộ kinh doanh,
thành viên công ty hợp danh,
chủ DNTN khác) (Điều 188)
- Do chủ sở hữu tự đăng ký;
- Không cần làm thủ tục
chuyển quyền sở hữu cho
doanh nghiệp.
(Điều 189)
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm
vô hạn bằng toàn bộ tài sản của
mình.
Tức là nếu tài sản của công ty
không đủ để trả các khoản nợ,
nghĩa vụ tài chính khác thì chủ
sở hữu sẽ phải dùng tài sản
riêng của mình để giải quyết
các khoản nợ này. (Điều 188)
- Trong quá trình hoạt động,
chủ doanh nghiệp tư nhân có
quyền tăng hoặc giảm vốn đầu
tư của mình vào hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp
(phải được ghi chép đầy đủ
vào sổ kế toán).
- Trường hợp giảm vốn đầu tư
xuống thấp hơn vốn đầu tư đã
đăng ký thì chủ doanh nghiệp
tư nhân chỉ được giảm vốn sau
khi đã đăng ký với Cơ quan
- Cá nhân;
- Tổ chức. (Khoản
1 Điều 74)
- Do chủ sở hữu cam kết góp và
ghi trong Điều lệ công ty.
- Chủ sở hữu phải chuyển quyền
sở hữu tài sản góp vốn cho công
ty trong thời gian 90 ngày kể từ
ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp.
(Điều 75)
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu
hạn trong phạm vi số vốn điều lệ
của công ty.
(Khoản 1 Điều 74)
- Có thể tăng vốn điều lệ bằng
những cách sau:
+ Huy động thêm vốn góp của
chủ sở hữu;
+ Huy động thêm vốn đầu tư của
cá nhân, tổ chức khác.
Lưu ý: Trường hợp huy động
thêm vốn đầu tư của cá nhân, tổ
chức khác thì công ty TNHH
MTV phải tiến hành chuyển đổi
loại hình doanh nghiệp sang công
ty TNHH 2 thành viên trở lên
đăng ký kinh doanh.
(Khoản 3 Điều 189)
hoặc công ty cổ phần.
- Có thể giảm vốn điều lệ bằng
những cách sau:
+ Hoàn trả một phần vốn góp cho
chủ sở hữu công ty;
+ Vốn điều lệ không được chủ sở
hữu thanh toán đầy đủ và đúng
hạn.
(Điều 87)
Quyền
phát hành
trái phiếu
Tư cách
pháp lý
Cơ cấu tổ
chức
Quyền
chuyển
nhượng
vốn góp
Không được phát hành bất kỳ
một loại chứng khoán nào.
(Khoản 2 Điều 188)
Không có tư cách pháp nhân
- Chủ sở hữu tự quản lý hoặc
thuê người quản lý;
- Chủ sở hữu là người đại diện
theo pháp luật.
(Điều 190)
Chủ sở hữu không có quyền
chuyển nhượng toàn bộ hoặc
một phần vốn đầu tư mà chỉ có
quyền bán hoặc cho thuê
DNTN cho cá nhân, tổ chức
khác
(Điều 191 và Điều 192).
(Khoản 4 điều 188)
Có thể phát hành trái phiếu. Công
ty TNHH MTV bị hạn chế quyền
phát hành cổ phần.
(Điều 87)
Có tư cách pháp nhân kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp (Khoản 2 Điều
74)
- Công ty TNHH MTV do
nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch
công ty, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc.
- Công ty TNHH MTV do tổ
chức làm chủ sở hữu được tổ
chức quản lý theo một trong hai
mô hình sau đây:
+ Chủ tịch công ty, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc;
+ Hội đồng thành viên (trong đó
bầu ra một người làm Chủ tịch
Hội đồng thành viên), Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc.
(Điều 79)
Chủ sở hữu công ty có toàn quyền
chuyển nhượng toàn bộ hoặc một
phần vốn điều lệ của công ty.
(Điều 76)
Ưu điểm
Nhược
điểm
- Chủ sở hữu được toàn quyền
trong việc quyết định mọi hoạt
động kinh doanh trong doanh
nghiệp.
- Vì chế độ chịu trách nhiệm
của doanh nghiệp tư nhân là vô
hạn nên có thể dễ dàng có được
lòng tin từ khách hàng và các
đối tác hơn (khách hàng hạn
chế được tối đa rủi ro khi hợp
tác).
- Doanh nghiệp tư nhân ít bị
chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi
pháp luật hơn, có thể kiểm soát
được rủi ro vì chỉ có duy nhất
một người làm đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp.
- Vì DNTN chỉ có một cá nhân,
không có sự liên kết góp vốn;
khó có thể đáp ứng ngay nhu
cầu cần có vốn lớn để kinh
doanh. Chính vì chỉ có một
người duy nhất nên dễ xảy ra
quyết định một chiều; thiếu
tính khách quan.
- DNTN không có tư cách
pháp nhân nên không được
thực hiện một số giao kết mà
pháp luật quy định.
- Chủ doanh nghiệp phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật đối
với tất cả hoạt động kinh doanh
của DNTN.
- Chủ doanh nghiệp phải chịu
trách nhiệm vô hạn đối với việc
chi trả những khoản nợ do hoạt
động phát sinh từ công ty ngay
cả khi tuyên bố phá sản.
- Do một tổ chức hoặc một cá
nhân làm chủ nên chủ sở hữu sẽ
có toàn quyền quyết định mọi vấn
đề có liên quan đến hoạt động của
công ty và không cần phải xin ý
kiến hay góp ý từ các chủ thể
khác và việc quản lý công ty cũng
đơn giản hơn.
- Có tư cách pháp nhân nên chủ
đầu tư chịu trách nhiệm hữu hạn
trong phạm vi số vốn điều lệ, vì
vậy hạn chế được rủi ro của chủ
sở hữu khi tiến hành hoạt động
sản xuất kinh doanh.
- Hệ thống pháp luật điều chỉnh
công ty TNHH MTV khắt khe
hơn DNTN.
- Bị hạn chế trong việc huy động
vốn bởi công ty TNHH MTV
không được phát hành cổ phiếu.
- Nếu có nhu cầu huy động thêm
vốn góp của cá nhân, tổ chức
khác, sẽ phải thực hiện thủ tục
chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp sang công ty TNHH hai
thành viên trở lên hoặc công ty cổ
phần.
13. Phân tích các trường hợp hình thành và chấm dứt tư cách thành viên
công ty TNHH. .( Nguyễn Như Hải)
Hình thành tư cách thành viên:
Góp vốn vào công ty: Đối với công ty TNHH có 2 thành viên trở lên, cá nhân
hoặc tổ chức khi góp vốn vào lúc công ty mới thành lập hoặc trong quá trình
hoạt động đều có thể trở thành thành viên.
Nhận chuyển nhượng phần góp vốn: Thành viên có thể trở thành thành viên
khi nhận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp từ các thành viên
khác.
Hưởng di sản thừa kế: Nếu thành viên là cá nhân và qua đời, người thừa kế
theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó sẽ trở thành thành viên của
công ty.
Tặng, cho tài sản góp vốn: Thành viên có thể trở thành thành viên khi tặng
phần vốn góp cho vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng
thừa kế thứ ba. Trường hợp tặng cho người khác, cần được Hội đồng thành viên
chấp thuận.
Chấm dứt tư cách thành viên:
Tự nguyện chấm dứt: Thành viên có thể tự nguyện chấm dứt tư cách thành
viên trong công ty.
Chuyển nhượng phần vốn góp: Thành viên chấm dứt tư cách khi chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho người khác.
Thành viên qua đời hoặc bị tuyên bố mất tích: Khi thành viên chết hoặc bị
Tòa án tuyên bố mất tích, tư cách thành viên cũng chấm dứt.
Tặng phần vốn góp hoặc trả nợ từ tài sản vốn góp: Thành viên chấm dứt khi
tặng phần vốn góp cho người khác hoặc sử dụng tài sản vốn góp để trả nợ cho
người khác.
Thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản: Tư cách thành viên cũng
chấm dứt trong trường hợp tổ chức thành viên bị giải thể hoặc phá sản.
Câu 14: Phân tích thủ tục góp vốn của thành viên vào công ty TNHH
hai thành viên trở lên. ( Nguyễn Tuấn Đức)
Dựa trên Luật Doanh nghiệp 2020 của Việt Nam, thủ tục góp vốn của
thành viên vào công ty TNHH hai thành viên trở lên được thực hiện như
sau:
o Cam kết góp vốn: Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, các thành
viên công ty thống nhất và cam kết góp một số vốn nhất định vào công
ty. Số vốn mà các thành viên cam kết góp tại thời điểm này được coi là
điều lệ của công ty.
o Thực hiện góp vốn: Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thành viên phải thực hiện góp
vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết. Thành viên có thể
góp vốn bằng hình thức chuyển tiền hoặc bằng tiền mặt (nếu tài sản
góp vốn là tiền) hoặc thực hiện thủ tục góp vốn bằng tài sản theo đúng
quy định của pháp luật.
o Chuyển đổi loại tài sản góp vốn: Thành viên có thể góp vốn phần vốn
góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu
được sự tán thành của đa số thành viên còn lại.
o Cấp giấy chứng nhận phần vốn góp: Tại thời điểm góp đủ phần vốn
góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên
tương ứng với phần giá trị phần vốn đã góp. Giấy chứng nhận phần
vốn góp có các nội dung chủ yếu sau: Tên, mã số doanh nghiệp, địa
chỉ trụ sở chính của công ty; Vốn điều lệ của công ty; Họ, tên, địa chỉ
thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh thư
nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với
thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập, hoặc mã số thuế
doanh nghiệp , địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; Phần
vốn góp, giá trị phần vốn góp của thành viên; Số và ngày cấp giấy
chứng nhận phần vốn góp; Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo
pháp luật của công ty.
o Xử lý khi thành viên không góp hoặc góp không đủ số vốn đã cam
kết: Sau thời hạn 90 ngày làm việc, kể từ ngày công ty được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có thành viên chưa góp hoặc góp
chưa đủ số vốn đã cam kết thì:
Đối với thành viên chưa góp vốn theo cam kết thì đương nhiên không
còn là thành viên của công ty.
Thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì có các quyền và nghĩa
vụ tương ứng với phần vốn góp đã góp.
Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết
định của Hội đồng thành viên.
Khi thành viên chưa góp hoặc góp chưa đủ phần vốn góp đã cam kết
khi hết thời hạn góp vốn trên, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn
điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong
thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn.
Câu 15: Phân biệt chuyển nhượng và mua lại phần vốn góp của thành viên
trong công ty TNHH ( Nguyễn Trường Huy)
1. Mua lại phần vốn góp
+ Được quy định cụ thể tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020
+ Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình
nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết,
quyết định của Hội đồng thành viên về một số vấn đề nhất định
+ Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến
công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết
định
+ Công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị
trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ
công ty, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận được về giá
2.Chuyển nhượng phần vốn góp
+ Được quy định tại Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020
+ Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có
quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình
cho người khác
+ Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công
ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về
người mua được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên
+ Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành
viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức
quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và
thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng
Câu 16:Dựa vào luật doanh nghiệp 2020. Nêu nhận xét về các khẳng định
sau: ( Đinh Kiều Linh )
a. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ nên doanh nghiệp tư
nhân không có tư cách pháp nhân.
Đúng. Căn cứ Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về doanh nghiệp tư
nhân như sau:
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh
nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh
của công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần,
phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty
cổ phần.
Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập với chủ sở
hữu doanh nghiệp bởi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về toàn
bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp. Đồng nghĩa, doanh nghiệp
tư nhân không đáp ứng được điều kiện thứ (3) nêu trên.
Bên cạnh đó, tại Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quản lý doanh
nghiệp tư nhân như sau:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp
thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp
này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp tư nhân.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh
nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện
cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của
pháp luật.
Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp tư nhân không thể nhân danh mình tham gia
quan hệ pháp luật một cách độc lập như yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên
đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án,
thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật mà chủ doanh
nghiệp tư nhân sẽ đại diện cho doanh nghiệp tư nhân tham gia các mỗi quan hệ
này. Đồng nghĩa, doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng được điều kiện thứ (4)
nêu trên.
Do đó, từ các dẫn chứng nêu trên có thể xác định doanh nghiệp tư nhân không
có tư cách pháp nhân.
b. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân là quyền và nghĩa vụ của
chủ doanh nghiệp tư nhân.
Đúng. Điều 7, Điều 8 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về quyền và nghĩa
vụ của doanh nghiệp nói chung nhưng đối với doanh nghiệp tư nhân thì các
quyền, nghĩa vụ đó chính là quyền, nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân. Bên
cạnh đó, các điều 188, 189 và Điều 190 Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy
định trực tiếp về quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân về tổ chức quản lý, cho
thuê và bán doanh nghiệp tư nhân.
Ví dụ 1: ( Vũ Xuân An)
Theo khoản 3 Điều 180 LDN 2020 quy định: “Thành viên hợp danh không được
chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức,
cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn
lại.”
Do đó, A không thể chuyển nhượng vốn góp của mình cho N vì B không
đồng ý.
Trong trường hợp A thuyết phục được B đồng ý thì A có thể chuyển vốn góp
cho N, N sẽ được thay thế A trở thành thành viên hợp danh nếu được HĐTV
chấp thuận (theo khoản 1 Điều 186 LDN 2020)
Ví dụ 2: ( Nguyễn Thị Kim Ngân)
a. Trách nhiệm về việc thanh toán các khoản nợ của DNTN thuộc về ai? Vì sao?
Trách nhiệm về việc thanh toán các khoản nợ của DNTN thuộc về chủ doanh
nghiệp, trong trường hợp này là ông . Theo quy định của Luật Doanh nghiệp
2020, chủ doanh nghiệp tư nhân (DNTN) phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là, nếu
DNTN thua lỗ và phát sinh nợ, chủ doanh nghiệp phải sử dụng tài sản cá nhân
của mình để thanh toán nợ
b. Trường hợp B làm trái sự phân công của A thì trách nhiệm thanh toán thuộc
về ai?
Trong trường hợp B làm trái sự phân công của A, trách nhiệm thanh toán vẫn
thuộc về A. Tuy B được A thuê làm Giám đốc và điều hành doanh nghiệp,
nhưng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, chủ doanh nghiệp (A) vẫn
phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này
có nghĩa là, ngay cả khi B làm trái sự phân công của A và gây ra nợ, A vẫn phải
sử dụng tài sản cá nhân của mình để thanh toán nợ. Tuy nhiên, nếu B thực hiện
hành vi vượt quá phạm vi của mình theo hợp đồng khi chủ sở hữu không đồng ý,
B cũng phải chịu trách nhiệm
Ví dụ 3: ( Đinh Kiều Linh )
-Theo quy định tại khoản 2 điều 190 Luật doanh nghiệp 2020, “ Chủ doanh
nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ
doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp tư nhân.”
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật doanh nghiệp 2020, Giám đốc có
quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của
công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành
viên¹.
- Theo quy định tại Điều 420 Bộ luật dân sự 2015, khi người được ủy quyền
thực hiện một giao dịch hợp đồng với bên thứ ba thì bên thứ ba có quyền yêu
cầu người được ủy quyền cung cấp văn bản ủy quyền hoặc giấy tờ khác chứng
minh quyền hạn của người được ủy quyền².
- Dựa trên các quy định trên, đánh giá tình huống như sau:
* Sơn là người được Tuấn thuê làm giám đốc điều hành doanh nghiệp tư nhân
Tuấn Thành, có quyền quyết định mua hàng của công ty nhựa Tiền Phong với
giá trị 120 triệu đồng, không cần hỏi ý kiến của Tuấn.
* Tuấn là chủ doanh nghiệp tư nhân Tuấn Thành, có quyền hủy hợp đồng
thuê Sơn làm giám đốc điều hành, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về giao dịch
mua hàng mà Sơn đã ký với công ty nhựa Tiền Phong.
* Tiền Phong là bên thứ ba trong giao dịch hợp đồng với doanh nghiệp tư
nhân Tuấn Thành, có quyền yêu cầu Sơn hoặc Tuấn cung cấp văn bản ủy quyền
hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền hạn của Sơn khi ký hợp đồng mua hàng.
- Vì vậy, để giải quyết tình huống trên, có các giải pháp sau:
* Sơn nên cung cấp cho Tiền Phong bản thỏa thuận anh ta đã ký với Tuấn
vào ngày 20/1/2021, chứng minh anh ta được Tuấn thuê làm giám đốc điều hành
doanh nghiệp và có quyền ký hợp đồng mua hàng với Tiền Phong.
* Tuấn nên thanh toán cho Tiền Phong số tiền 120 triệu đồng theo hợp đồng
mua hàng mà Sơn đã ký, vì đó là nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với
bên thứ ba. Tuấn có thể yêu cầu Sơn bồi thường thiệt hại nếu cho rằng Sơn đã
làm trái ý chủ doanh nghiệp hoặc vi phạm các điều khoản trong bản thỏa thuận
thuê Sơn làm giám đốc.
* Tiền Phong nên kiên trì đòi quyền lợi của mình theo hợp đồng mua hàng mà
Sơn đã ký với công ty. Nếu Tuấn không thanh toán, Tiền Phong có thể khởi kiện
Tuấn ra tòa án để giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Ví dụ 4: ( Nguyễn Tuấn Đức )
a) Về các loại tài sản góp vốn và việc định giá tài sản vốn góp của các thành
viên:
Bà A góp vốn bằng nhà và quyền sử dụng đất. Đây là hình thức góp
vốn bằng tài sản, được pháp luật cho phép.
Ông B góp vốn bằng cổ phần của một công ty khác. Đây cũng
là hình thức góp vốn bằng tài sản, được pháp luật cho phép.
Ông C góp vốn bằng vàng, cũng là hình thức góp vốn bằng tài sản,
được pháp luật cho phép.
b) Việc định giá tài sản góp vốn cao hơn giá thị trường:
Trường hợp của bà A: Nếu các thành viên đồng ý với việc định
giá nhà và quyền sử dụng đất cao hơn giá thị trường thì việc này
hoàn toàn hợp lệ. Tuy nhiên, việc này cần được minh bạch và rõ
ràng trong Hợp đồng góp vốn để tránh tranh chấp sau này.
Trường hợp của ông B: Việc định giá phần vốn góp cao hơn giá trị
ghi nhận trong Giấy chứng nhận vốn góp cũng cần được thể hiện rõ
ràng trong Hợp đồng góp vốn.
c) Xác định vốn điều lệ, tỉ lệ vốn góp của từng thành viên và tỉ lệ hưởng lợi
nhuận của ông C:
Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị tài sản mà các thành viên góp
vào công ty, trong trường hợp này là 4,5 tỉ (của bà A) + 3,5 tỉ (của
ông B) + 2 tỉ (của ông C) = 10 tỉ đồng.
Tỉ lệ vốn góp của bà A là 4,5/10 = 45%, của ông B là 3,5/10 =
35%, và của ông C là 2/10 = 20%.
Tỉ lệ hưởng lợi nhuận của ông C cũng sẽ là 20%, tương ứng với tỉ lệ
vốn góp của ông C trong công ty. Tuy nhiên, điều này thể thay
đổi nếu có thỏa thuận khác giữa các thành viên trong Hợp đồng góp
vốn hoặc Điều lệ công ty.
| 1/19

Preview text:

CHƯƠNG 2:
Câu 1: Chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp:
( Nguyễn Thị Kim Ngân)
Chủ DNTN chịu trách nhiệm tài sản vô hạn trong kinh doanh có nghĩa là chủ
DNTN phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bằng
toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm cả tài sản chủ DNTN đã
đầu tư vào doanh nghiệp và tài sản mà chủ DNTN không đầu tư vào doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Luật Phá sản đã mở ra hướng “mềm dẻo” hơn về trách nhiệm tài sản
của chủ DNTN khi DNTN bị phá sản. Theo đó, khoản 1 Điều 110 Luật Phá sản
năm 2014 quy định: Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản quy
định tại các điều 105, 106 và 107 của Luật này không miễn trừ nghĩa vụ về tài
sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh
đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp người tham gia thủ tục
phá sản có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Câu 2: Cho biết Quyền và Nghĩa Vụ của Chủ DNTN có tư cách pháp nhân
hay không? Giải thích
( Nguyễn Thị Kim Ngân)
Không. Khi nhận diện DNTN thì DNTN do một cá nhân đầu tư vốn và làm chủ.
Chủ DNTN có quyền sở hữu tài sản đầu tư vào DNTN; DNTN không có tài sản
độc lập. Do vậy, DNTN không đủ điều kiện để được công nhận là pháp nhân.
Câu 3: Phân tích khái niệm, đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh. ( Vũ Xuân An)
1. Khái niệm công ty hợp danh: Tại Điều 177 Luật Doanh nghiệp năm
2020 có quy định: “Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng
nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh);
Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi sổ vốn đã góp vào công ty;
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng kí doanh nghiệp;
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào
Như vậy, Luật Doanh nghiệp không đưa ra một định nghĩa khái quát, mà mô tả
công ty hợp danh qua các đặc điểm đặc trưng.
2. Đặc điểm của công ty hợp danh: Từ khái niệm tại Điều 177 Luật Doanh
nghiệp năm 2020, có thể thấy công ty hợp danh có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Về thành viên công ty hợp danh: Công ty hợp danh theo Luật Doanh
nghiệp có thể có hai loại thành viên:
o Thành viên hợp danh: Phải là cá nhân, bắt buộc phải có trong
công ty và phải có ít nhất hai thành viên. Thành viên hợp danh
phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về các nghĩa vụ của công ty; Như vậy, chế độ trách nhiệm của
thành viên hợp danh tương tự chế độ trách nhiệm của chủ
DNTN, khi chủ DNTN cũng phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt
động của doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình. Tuy nhiên,
vì công ty hợp danh có ít nhất hai thành viên hợp danh, nên các
thành viên hợp danh phải cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn;
có nghĩa là khi một thành viên hợp danh nhân danh công ty hợp
danh giao kết hợp đồng với đối tác, các thành viên hợp danh
khác dù không trực tiếp giao kết vẫn phải chịu trách nhiệm phát
sinh từ hợp đồng đó. Tuy nhiên, trách nhiệm vô hạn của thành
viên hợp danh phát sinh sau trách nhiệm trả nợ của công ty, vì
công ty hợp danh có tài sản độc lập với các thành viên.
o Thành viên góp vốn: Có thể là cá nhân, tổ chức; Có thể có hoặc
không có trong công ty hợp danh. Thành viên góp vốn chịu
trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào công ty. Trong
kinh doanh, nếu công ty hợp danh gặp khó khăn, thua lỗ, thành
viên góp vốn cũng chỉ chịu trách nhiệm đến hết phần vốn đã góp
vào công ty. Điều này có nghĩa là thành viên góp vốn có thể hạn
chế được rủi ro khi đầu tư vào công ty hợp danh. Đây là một ưu
thế của thành viên góp vốn khiến nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi
không muốn gánh chịu nhiều rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh.
- Về vốn của công ty hợp danh:
o Vốn điều lệ của công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản mà các
thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty. Tài
sản góp vốn có thể góp đủ khi thành lập công ty, có thể góp theo
thời hạn và tiến độ cam kết góp đã được các thành viên nhất trí
thông qua. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải có
nghĩa vụ góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. Thời hạn
góp vốn sẽ được ghi cụ thể trong điều lệ của công ty
o Thành viên hợp danh, thành viên góp vốn khi không muốn là
thành viên của công ty có quyền chuyển nhượng phần vốn góp
của mình cho các thành viên còn lại hay cho người không phải
là thành viên công ty, hoặc rút vốn khỏi công ty.
- Về huy động vốn của công ty hợp danh: Công ty hợp danh không
được phát hành bất kì loại chứng khoán nào để công khai huy động
vốn trong công chúng. Khi có nhu cầu tăng vốn điều lệ, công ty sẽ huy
động bằng cách kết nạp thêm thành viên mới, tăng phần vốn góp của
mỗi thành viên hay ghi tăng giá trị tài sản của công ty.
- Về tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản của công ti hợp danh:
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Doanh nghiệp năm 2020,
công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Như vậy, công ty hợp danh có tư
cách pháp lý độc lập khi tham gia giao dịch, có tài sản độc lập với các
thành viên và chịu trách nhiệm độc lập bằng chính tài sản của mình.
Câu 4: Trình bày quy chế pháp lý về thành viên công ty hợp danh. ( Vũ Xuân An)
1. Thành viên hợp danh
1.1.Quyền của thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh có các quyền sau đây:
- Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty;
Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề
kinh doanh của công ty; đàm phán và kí kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc
giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;
- Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các
ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của
mình để thực hiện công việc kinh doanh của công ty thì có quyền yêu
cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường
trên số tiền gốc đã ứng trước;
- Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm
quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó;
- Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình
hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu
khác của công ty khi xét thấy cần thiết;
- Được chia lợi nhuận tương ứng với tỉ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận
quy định tại Điều lệ cồng ti.
- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia một phần giá trị tài sản
còn lại tương ứng theo tỉ lệ phần vốn góp vàó công ty nếu Điều lệ công
ty khôĩig quy định tỉ lệ khác;
- Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên
được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ
thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành
thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. (K1 Đ 141 LDN năm 2020)
1.2.Nghĩa vụ của thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh có các nghĩa vụ sau đây:
- Tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung
thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty;
- Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy
định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng thành
viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
- Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích
của tổ chức, cá nhân khác; Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã
nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp
nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để
nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà
không đem nộp cho công ty;
- Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu
tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;
- Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa
thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;
- Định kỳ hàng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình
hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin
về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. (K2Đ181 LDN năm 2020)
1.3.Hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh
- Thành viên hợp danh không được làm chủ DNTN; không được làm thành
viên hợp danh của công ty họp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí
của các thành viên hợp danh còn lại.
- Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh
người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi
hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ
phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác khác nếu
không được sự chấp thuận của các thành viên hợp đanh còn lại. (Điều 180 LDN năm 2020)
2. Thành viên góp vốn
2.1.Quyền của thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:
- Tham gia họp, thảo luận vấ biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc
sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa
vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội
dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và
nghĩa vụ của họ. Thành viên góp vốn không có quyền họp và biểu
quyết về các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của công ty hợp
danh, hay nói cách khác, họ không có quyền quản lý công ty; chỉ có
quyền họp và biểu quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và
nghĩa vụ của họ tại công ty.
- Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỉ lệ vốn góp trong vốn điều lệ của công ty;
- Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu
cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy
đủ và trung thực các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của
công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;
- Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;
- Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh
các ngành, nghề kinh doanh của công ty;
- Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế
chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và
Điều lệ công ty; Trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên
đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty.
- Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỉ
lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;
- Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty. (K1Đ187 LDN năm 2020)
2.2.Nghĩa vụ của thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn có các nghĩa vụ sau đây:
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi số vốn đã cam kết góp,
- Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc
kinh doanh nhân danh công ty.
- Tuân thủ Điều lệ, nội quy công ty và quyết định của Hội đồng thành viên;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ
công ty. (K2Đ187 LDN năm 2020)
2.3.Hình thành, chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh
- Hình thành tư cách thành viên: Tư cách thành viên công ty hợp danh
hình thành bằng các con đường sau: o Góp vốn vào công ty;
o Nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty
o Được tặng cho, được thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty;
o Được nhận nợ bằng phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty.
- Chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh: Tư cách thành viên
hợp danh của công ty hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây: (K1Đ185 LDN năm 2020)
o Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
o Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó
khăn trong nhận thức làm chủ hành vi;
o Bị khai trừ khỏi công ty;
o Chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định theo qui định của pháp luật;
o Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
Câu 5: Phân tích quy chế pháp lý về vốn của công ty hợp danh. ( Đinh Kiều Linh)
Tài sản của Công ty hợp danh gồm: (Đ179 LDN năm 2020)
- Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;
- Tài sản tạo lập được mang tên công ty;
- Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh
thực hiện nhân danh công ty và từ hoạt động kinh doanh của công ty
do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;
- Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Câu 6: Trình bày quy định cơ bản về tổ chức quản lý công ty hợp danh. ( Đinh Kiều Linh)
- Công ty hợp danh có hội đồng thành viên. Theo qui định tại K1Đ182
Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên. Hội đồng thành
viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên,
đồng thời kiêm Giám đốc hoặc tổng Giám đốc công ty nếu điều lệ
công ty không có qui định khác.
- Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả các công việc kinh
doanh của công ty. Các quy định về triệu tập HĐTV được thể hiện rõ
tại Điều 183 của LDN năm 2020.
- Các vấn đề về điều hành công ty được qui định tại Điều 184 LDN năm 2020 cụ thể:
o Các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công
ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty…;
o Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp
danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty….
o Công ty có thể mở một hoặc một số TK tại ngân hàng…
Câu 7: Phân tích sự khác biệt cơ bản trong quy chế pháp lý về thành viên
hợp danh và quy chế pháp lý về thành viên góp vốn trong công ty hợp danh
. ( Nguyễn Trường Huy) 1. Về số lượng: o
Thành viên hợp danh: Phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh là chủ
sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung o
Thành viên góp vốn: Có thể có hoặc không trong công ty hợp danh 2. Về trách nhiệm: o
Thành viên hợp danh: Là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty o
Thành viên góp vốn: Là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về
các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty 3. Về lợi nhuận: o
Thành viên hợp danh: Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ
phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty o
Thành viên góp vốn: Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với
tỷ lệ phần vốn góp trong vốn Điều lệ của công ty
4. Về việc điều hành, quản lý công ty: o
Thành viên hợp danh: Nhân danh công ty kinh doanh các ngành,
nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng; giao
dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó
cho là có lợi nhất cho công ty o
Thành viên góp vốn: Không được tham gia quản lý công ty; không
được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty
5. Về chuyển nhượng vốn: o
Thành viên hợp danh: Không được chuyển một phần hoặc toàn bộ
phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu
không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại1. o
Thành viên góp vốn: Được phép chuyển nhượng phần vốn góp của
mình tại công ty cho người khác
Câu 8: Phân tích những điểm khác biệt của công ty hợp danh theo Luật
Doanh nghiệp Việt Nam so với công ty hợp danh theo luật các nước
( Nguyễn Trường Huy)
1. Về thành viên: Theo Luật Doanh nghiệp 2020 của Việt Nam, công ty
hợp danh có hai loại thành viên: Thành viên hợp danh và thành viên
góp vốn1. Điều này khác biệt so với một số nước khác, nơi công ty
hợp danh chỉ có một loại thành viên
2. Về trách nhiệm: Thành viên hợp danh tại Việt Nam chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty1. Điều này
có thể khác biệt so với một số nước khác, tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng nước.
3. Về tư cách pháp nhân: Công ty hợp danh tại Việt Nam có tư cách pháp
nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp3.
Điều này có thể khác biệt so với một số nước khác, tùy thuộc vào quy
định cụ thể của từng nước.
4. Về chứng khoán: Theo Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 thì
công ty hợp danh không được niêm yết trên sàn chứng khoán và không
được phát hành chứng khoán4. Điều này có thể khác biệt so với một số
nước khác, tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng nước.
5. Về hợp đồng: Việc thành lập công ty hợp danh tại Việt Nam phải dựa
trên hợp đồng nhưng luật pháp không bắt buộc hợp đồng phải được lập
thành văn bản4. Điều này có thể khác biệt so với một số nước khác,
tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng nước.
Câu 9 : Một cá nhân có được quyền thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân
không ? Tại sao ? ( Nguyễn Tuấn Đức)

Khái niệm : “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm
chủ và tự chịu trách nhệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động
của doanh nghiệp “( Khoản 1, Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020).

o Theo Điều 188 của Luật Doanh nghiệp 2020, mỗi cá nhân chỉ được quyền
thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Điều này có nghĩa là, một cá nhân
không được phép đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên của công ty hợp danh.
o Quy định này nhằm đảm bảo rằng mỗi doanh nghiệp tư nhân đều có một
người chịu trách nhiệm đầy đủ và minh bạch. Nếu một cá nhân được phép
thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân, điều này có thể tạo ra khó khăn trong
việc xác định trách nhiệm và quản lý doanh nghiệp.
o Tuy nhiên, một cá nhân có thể tham gia góp vốn vào các loại hình doanh
nghiệp khác dưới danh nghĩa cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của
Luật Doanh nghiệp năm 2020.
o Mỗi doanh nghiệp tư nhân là một thực thể pháp lý riêng biệt, với một người
chịu trách nhiệm đầy đủ cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu một cá nhân được phép thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân, điều này
có thể tạo ra khó khăn trong việc xác định trách nhiệm pháp lý và tài chính
cho mỗi doanh nghiệp. Điều này cũng có thể tạo ra khó khăn trong việc quản
lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Vì vậy, để đảm bảo rằng mỗi doanh nghiệp tư nhân đều có một người chịu
trách nhiệm đầy đủ và minh bạch, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rằng
mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
o Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là một cá nhân không thể tham gia vào
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác. Một cá nhân có thể tham
gia góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp khác, như công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn, hoặc công ty hợp danh, dưới danh nghĩa cá nhân.
Điều này cho phép cá nhân có thể tham gia vào nhiều hoạt động kinh doanh
khác nhau, trong khi vẫn đảm bảo rằng mỗi doanh nghiệp tư nhân đều có một
người chịu trách nhiệm đầy đủ và minh bạch.
Câu 10 : Phân tích bản chất pháp lý của công ty TNHH hai thành viên
trở lên
. ( Nguyễn Tuấn Đức)
o Tư cách pháp nhân: Khi một công ty TNHH được thành lập và đăng ký
theo quy định của pháp luật, công ty đó sẽ có tư cách pháp nhân. Điều này
có nghĩa là công ty TNHH được pháp luật công nhận là một thực thể pháp
lý độc lập, có quyền và nghĩa vụ pháp lý riêng, và có tài sản riêng biệt so
với tài sản cá nhân của các thành viên. Tư cách pháp nhân giúp công ty
TNHH có khả năng ký kết hợp đồng, mua bán tài sản, tham gia kiện tụng
và thực hiện các hoạt động pháp lý khác.
o Số lượng thành viên: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có số lượng
thành viên từ hai người trở lên nhưng không vượt quá 50 người. Mỗi
thành viên sẽ góp một phần vốn vào công ty và sẽ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
o Cơ cấu tổ chức quản lý: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có Hội
đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc. Hội đồng thành viên là cơ quan quản lý cao nhất của công ty,
quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc là người quản lý hoạt động hàng ngày của công ty.
o Trách nhiệm hữu hạn: Các thành viên của công ty TNHH chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số
vốn đã góp. Điều này có nghĩa là, nếu công ty không thể trả nợ, tài sản cá
nhân của các thành viên sẽ không bị ảnh hưởng, miễn là họ đã đóng đủ số
vốn họ đã cam kết góp vào công ty.
o Không được phát hành cổ phần: Công ty TNHH không được quyền
phát hành cổ phần. Điều này có nghĩa là, công ty TNHH không thể tăng
vốn bằng cách bán cổ phần cho công chúng.
11. Phân tích bản chất pháp lý của công ty TNHH một thành viên..( Nguyễn Như Hải)
Theo quy định tại Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp:
Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty).
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Được phát hành trái phiếu
12. So sánh công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu và
DNTN.( Nguyễn Như Hải) Tiêu chí DNTN Công ty TNHH MTV Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020 pháp lý
Cá nhân (không được đồng - Cá nhân; Chủ sở
thời là chủ hộ kinh doanh, hữu
thành viên công ty hợp danh, - Tổ chức. (Khoản
chủ DNTN khác) (Điều 188) 1 Điều 74)
- Do chủ sở hữu cam kết góp và
ghi trong Điều lệ công ty.
- Do chủ sở hữu tự đăng ký;
- Chủ sở hữu phải chuyển quyền
- Không cần làm thủ tục
sở hữu tài sản góp vốn cho công
Vốn góp chuyển quyền sở hữu cho
ty trong thời gian 90 ngày kể từ doanh nghiệp.
ngày được cấp Giấy chứng nhận (Điều 189) đăng ký doanh nghiệp. (Điều 75)
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm
vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình.
Tức là nếu tài sản của công ty
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu Cơ chế
không đủ để trả các khoản nợ,
hạn trong phạm vi số vốn điều lệ
chịu trách nghĩa vụ tài chính khác thì chủ của công ty. nhiệm
sở hữu sẽ phải dùng tài sản (Khoản 1 Điều 74)
riêng của mình để giải quyết
các khoản nợ này. (Điều 188)
Thay đổi - Trong quá trình hoạt động,
- Có thể tăng vốn điều lệ bằng
vốn điều chủ doanh nghiệp tư nhân có những cách sau: lệ
quyền tăng hoặc giảm vốn đầu
+ Huy động thêm vốn góp của
tư của mình vào hoạt động chủ sở hữu;
kinh doanh của doanh nghiệp
+ Huy động thêm vốn đầu tư của
(phải được ghi chép đầy đủ cá nhân, tổ chức khác. vào sổ kế toán).
Lưu ý: Trường hợp huy động
- Trường hợp giảm vốn đầu tư thêm vốn đầu tư của cá nhân, tổ
xuống thấp hơn vốn đầu tư đã
chức khác thì công ty TNHH
đăng ký thì chủ doanh nghiệp
MTV phải tiến hành chuyển đổi
tư nhân chỉ được giảm vốn sau loại hình doanh nghiệp sang công
khi đã đăng ký với Cơ quan
ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
- Có thể giảm vốn điều lệ bằng những cách sau:
+ Hoàn trả một phần vốn góp cho đăng ký kinh doanh. chủ sở hữu công ty; (Khoản 3 Điều 189)
+ Vốn điều lệ không được chủ sở
hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn. (Điều 87)
Có thể phát hành trái phiếu. Công
Không được phát hành bất kỳ Quyền
ty TNHH MTV bị hạn chế quyền
một loại chứng khoán nào. phát hành phát hành cổ phần. (Khoản 2 Điều 188) trái phiếu (Điều 87)
Có tư cách pháp nhân kể từ ngày
Tư cách Không có tư cách pháp nhân
được cấp Giấy chứng nhận đăng pháp lý
ký doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 74) - Công ty TNHH MTV do
nhân làm chủ sở hữu
có Chủ tịch
công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Công ty TNHH MTV do tổ
- Chủ sở hữu tự quản lý hoặc
chức làm chủ sở hữu được tổ thuê người quản lý;
chức quản lý theo một trong hai
Cơ cấu tổ - Chủ sở hữu là người đại diện mô hình sau đây: chức theo pháp luật.
+ Chủ tịch công ty, Giám đốc (Điều 190) hoặc Tổng giám đốc;
+ Hội đồng thành viên (trong đó
bầu ra một người làm Chủ tịch
Hội đồng thành viên), Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. (Điều 79)
Chủ sở hữu không có quyền
chuyển nhượng toàn bộ hoặc Quyền
một phần vốn đầu tư mà chỉ có Chủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển quyền bán hoặc cho thuê
chuyển nhượng toàn bộ hoặc một
nhượng DNTN cho cá nhân, tổ chức
phần vốn điều lệ của công ty. vốn góp khác (Điều 76) (Điều 191 và Điều 192). (Khoản 4 điều 188)
- Chủ sở hữu được toàn quyền
trong việc quyết định mọi hoạt - Do một tổ chức hoặc một cá
động kinh doanh trong doanh nhân làm chủ nên chủ sở hữu sẽ nghiệp.
có toàn quyền quyết định mọi vấn
- Vì chế độ chịu trách nhiệm
đề có liên quan đến hoạt động của
của doanh nghiệp tư nhân là vô công ty và không cần phải xin ý
hạn nên có thể dễ dàng có được kiến hay góp ý từ các chủ thể
lòng tin từ khách hàng và các
khác và việc quản lý công ty cũng
Ưu điểm đối tác hơn (khách hàng hạn
chế được tối đa rủi ro khi hợp đơn giản hơn. tác).
- Có tư cách pháp nhân nên chủ
- Doanh nghiệp tư nhân ít bị
đầu tư chịu trách nhiệm hữu hạn
chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi trong phạm vi số vốn điều lệ, vì
pháp luật hơn, có thể kiểm soát vậy hạn chế được rủi ro của chủ
được rủi ro vì chỉ có duy nhất
sở hữu khi tiến hành hoạt động
một người làm đại diện theo sản xuất kinh doanh.
pháp luật của doanh nghiệp.
- Vì DNTN chỉ có một cá nhân,
không có sự liên kết góp vốn;
khó có thể đáp ứng ngay nhu
cầu cần có vốn lớn để kinh
doanh. Chính vì chỉ có một
- Hệ thống pháp luật điều chỉnh
người duy nhất nên dễ xảy ra công ty TNHH MTV khắt khe
quyết định một chiều; thiếu hơn DNTN. tính khách quan.
- Bị hạn chế trong việc huy động - DNTN không có tư cách vốn bởi công ty TNHH MTV
pháp nhân nên không được
không được phát hành cổ phiếu. Nhược
thực hiện một số giao kết mà
- Nếu có nhu cầu huy động thêm điểm pháp luật quy định.
vốn góp của cá nhân, tổ chức
- Chủ doanh nghiệp phải chịu
khác, sẽ phải thực hiện thủ tục
trách nhiệm trước pháp luật đối chuyển đổi loại hình doanh
với tất cả hoạt động kinh doanh nghiệp sang công ty TNHH hai của DNTN.
thành viên trở lên hoặc công ty cổ
- Chủ doanh nghiệp phải chịu phần.
trách nhiệm vô hạn đối với việc
chi trả những khoản nợ do hoạt
động phát sinh từ công ty ngay
cả khi tuyên bố phá sản.
13. Phân tích các trường hợp hình thành và chấm dứt tư cách thành viên
công ty TNHH. .( Nguyễn Như Hải)
Hình thành tư cách thành viên:
Góp vốn vào công ty: Đối với công ty TNHH có 2 thành viên trở lên, cá nhân
hoặc tổ chức khi góp vốn vào lúc công ty mới thành lập hoặc trong quá trình
hoạt động đều có thể trở thành thành viên.
Nhận chuyển nhượng phần góp vốn: Thành viên có thể trở thành thành viên
khi nhận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp từ các thành viên khác.
Hưởng di sản thừa kế: Nếu thành viên là cá nhân và qua đời, người thừa kế
theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó sẽ trở thành thành viên của công ty.
Tặng, cho tài sản góp vốn: Thành viên có thể trở thành thành viên khi tặng
phần vốn góp cho vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng
thừa kế thứ ba. Trường hợp tặng cho người khác, cần được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Chấm dứt tư cách thành viên:
Tự nguyện chấm dứt: Thành viên có thể tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên trong công ty.
Chuyển nhượng phần vốn góp: Thành viên chấm dứt tư cách khi chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho người khác.
Thành viên qua đời hoặc bị tuyên bố mất tích: Khi thành viên chết hoặc bị
Tòa án tuyên bố mất tích, tư cách thành viên cũng chấm dứt.
Tặng phần vốn góp hoặc trả nợ từ tài sản vốn góp: Thành viên chấm dứt khi
tặng phần vốn góp cho người khác hoặc sử dụng tài sản vốn góp để trả nợ cho người khác.
Thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản: Tư cách thành viên cũng
chấm dứt trong trường hợp tổ chức thành viên bị giải thể hoặc phá sản.
Câu 14: Phân tích thủ tục góp vốn của thành viên vào công ty TNHH
hai thành viên trở lên. ( Nguyễn Tuấn Đức)
Dựa trên Luật Doanh nghiệp 2020 của Việt Nam, thủ tục góp vốn của
thành viên vào công ty TNHH hai thành viên trở lên được thực hiện như sau:

o Cam kết góp vốn: Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, các thành
viên công ty thống nhất và cam kết góp một số vốn nhất định vào công
ty. Số vốn mà các thành viên cam kết góp tại thời điểm này được coi là điều lệ của công ty.
o Thực hiện góp vốn: Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thành viên phải thực hiện góp
vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết. Thành viên có thể
góp vốn bằng hình thức chuyển tiền hoặc bằng tiền mặt (nếu tài sản
góp vốn là tiền) hoặc thực hiện thủ tục góp vốn bằng tài sản theo đúng
quy định của pháp luật.
o Chuyển đổi loại tài sản góp vốn: Thành viên có thể góp vốn phần vốn
góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu
được sự tán thành của đa số thành viên còn lại.
o Cấp giấy chứng nhận phần vốn góp: Tại thời điểm góp đủ phần vốn
góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên
tương ứng với phần giá trị phần vốn đã góp. Giấy chứng nhận phần
vốn góp có các nội dung chủ yếu sau: Tên, mã số doanh nghiệp, địa
chỉ trụ sở chính của công ty; Vốn điều lệ của công ty; Họ, tên, địa chỉ
thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh thư
nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với
thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập, hoặc mã số thuế
doanh nghiệp , địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; Phần
vốn góp, giá trị phần vốn góp của thành viên; Số và ngày cấp giấy
chứng nhận phần vốn góp; Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
o Xử lý khi thành viên không góp hoặc góp không đủ số vốn đã cam
kết: Sau thời hạn 90 ngày làm việc, kể từ ngày công ty được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có thành viên chưa góp hoặc góp
chưa đủ số vốn đã cam kết thì:
Đối với thành viên chưa góp vốn theo cam kết thì đương nhiên không
còn là thành viên của công ty.
Thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì có các quyền và nghĩa
vụ tương ứng với phần vốn góp đã góp.
Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết
định của Hội đồng thành viên.
Khi thành viên chưa góp hoặc góp chưa đủ phần vốn góp đã cam kết
khi hết thời hạn góp vốn trên, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn
điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong
thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn.
Câu 15: Phân biệt chuyển nhượng và mua lại phần vốn góp của thành viên
trong công ty TNHH ( Nguyễn Trường Huy)
1. Mua lại phần vốn góp
+ Được quy định cụ thể tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020
+ Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình
nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết,
quyết định của Hội đồng thành viên về một số vấn đề nhất định
+ Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến
công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định
+ Công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị
trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ
công ty, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận được về giá
2.Chuyển nhượng phần vốn góp
+ Được quy định tại Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020
+ Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có
quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác
+ Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công
ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về
người mua được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên
+ Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành
viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức
quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và
thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng
Câu 16:Dựa vào luật doanh nghiệp 2020. Nêu nhận xét về các khẳng định sau: ( Đinh Kiều Linh )
a. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ nên doanh nghiệp tư
nhân không có tư cách pháp nhân.
Đúng
. Căn cứ Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về doanh nghiệp tư nhân như sau:
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh
nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần,
phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập với chủ sở
hữu doanh nghiệp bởi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về toàn
bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp. Đồng nghĩa, doanh nghiệp
tư nhân không đáp ứng được điều kiện thứ (3) nêu trên.
Bên cạnh đó, tại Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quản lý doanh nghiệp tư nhân như sau:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp
thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp
này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp tư nhân.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh
nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện
cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp tư nhân không thể nhân danh mình tham gia
quan hệ pháp luật một cách độc lập như yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên
đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án,
thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật mà chủ doanh
nghiệp tư nhân sẽ đại diện cho doanh nghiệp tư nhân tham gia các mỗi quan hệ
này. Đồng nghĩa, doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng được điều kiện thứ (4) nêu trên.
Do đó, từ các dẫn chứng nêu trên có thể xác định doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
b. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân là quyền và nghĩa vụ của
chủ doanh nghiệp tư nhân.
Đúng.
Điều 7, Điều 8 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về quyền và nghĩa
vụ của doanh nghiệp nói chung nhưng đối với doanh nghiệp tư nhân thì các
quyền, nghĩa vụ đó chính là quyền, nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân. Bên
cạnh đó, các điều 188, 189 và Điều 190 Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy
định trực tiếp về quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân về tổ chức quản lý, cho
thuê và bán doanh nghiệp tư nhân.
Ví dụ 1: ( Vũ Xuân An)
Theo khoản 3 Điều 180 LDN 2020 quy định: “Thành viên hợp danh không được
chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức,
cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.”
Do đó, A không thể chuyển nhượng vốn góp của mình cho N vì B không đồng ý.
Trong trường hợp A thuyết phục được B đồng ý thì A có thể chuyển vốn góp
cho N, N sẽ được thay thế A trở thành thành viên hợp danh nếu được HĐTV
chấp thuận (theo khoản 1 Điều 186 LDN 2020)
Ví dụ 2: ( Nguyễn Thị Kim Ngân)
a. Trách nhiệm về việc thanh toán các khoản nợ của DNTN thuộc về ai? Vì sao?
Trách nhiệm về việc thanh toán các khoản nợ của DNTN thuộc về chủ doanh
nghiệp, trong trường hợp này là ông . Theo quy định của Luật Doanh nghiệp
2020, chủ doanh nghiệp tư nhân (DNTN) phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là, nếu
DNTN thua lỗ và phát sinh nợ, chủ doanh nghiệp phải sử dụng tài sản cá nhân
của mình để thanh toán nợ
b. Trường hợp B làm trái sự phân công của A thì trách nhiệm thanh toán thuộc về ai?
Trong trường hợp B làm trái sự phân công của A, trách nhiệm thanh toán vẫn
thuộc về A. Tuy B được A thuê làm Giám đốc và điều hành doanh nghiệp,
nhưng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, chủ doanh nghiệp (A) vẫn
phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này
có nghĩa là, ngay cả khi B làm trái sự phân công của A và gây ra nợ, A vẫn phải
sử dụng tài sản cá nhân của mình để thanh toán nợ. Tuy nhiên, nếu B thực hiện
hành vi vượt quá phạm vi của mình theo hợp đồng khi chủ sở hữu không đồng ý,
B cũng phải chịu trách nhiệm
Ví dụ 3: ( Đinh Kiều Linh )
-Theo quy định tại khoản 2 điều 190 Luật doanh nghiệp 2020, “ Chủ doanh
nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ
doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp tư nhân.”
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật doanh nghiệp 2020, Giám đốc có
quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của
công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên¹.
- Theo quy định tại Điều 420 Bộ luật dân sự 2015, khi người được ủy quyền
thực hiện một giao dịch hợp đồng với bên thứ ba thì bên thứ ba có quyền yêu
cầu người được ủy quyền cung cấp văn bản ủy quyền hoặc giấy tờ khác chứng
minh quyền hạn của người được ủy quyền².
- Dựa trên các quy định trên, đánh giá tình huống như sau:
* Sơn là người được Tuấn thuê làm giám đốc điều hành doanh nghiệp tư nhân
Tuấn Thành, có quyền quyết định mua hàng của công ty nhựa Tiền Phong với
giá trị 120 triệu đồng, không cần hỏi ý kiến của Tuấn.
* Tuấn là chủ doanh nghiệp tư nhân Tuấn Thành, có quyền hủy hợp đồng
thuê Sơn làm giám đốc điều hành, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về giao dịch
mua hàng mà Sơn đã ký với công ty nhựa Tiền Phong.
* Tiền Phong là bên thứ ba trong giao dịch hợp đồng với doanh nghiệp tư
nhân Tuấn Thành, có quyền yêu cầu Sơn hoặc Tuấn cung cấp văn bản ủy quyền
hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền hạn của Sơn khi ký hợp đồng mua hàng.
- Vì vậy, để giải quyết tình huống trên, có các giải pháp sau:
* Sơn nên cung cấp cho Tiền Phong bản thỏa thuận mà anh ta đã ký với Tuấn
vào ngày 20/1/2021, chứng minh anh ta được Tuấn thuê làm giám đốc điều hành
doanh nghiệp và có quyền ký hợp đồng mua hàng với Tiền Phong.
* Tuấn nên thanh toán cho Tiền Phong số tiền 120 triệu đồng theo hợp đồng
mua hàng mà Sơn đã ký, vì đó là nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với
bên thứ ba. Tuấn có thể yêu cầu Sơn bồi thường thiệt hại nếu cho rằng Sơn đã
làm trái ý chủ doanh nghiệp hoặc vi phạm các điều khoản trong bản thỏa thuận thuê Sơn làm giám đốc.
* Tiền Phong nên kiên trì đòi quyền lợi của mình theo hợp đồng mua hàng mà
Sơn đã ký với công ty. Nếu Tuấn không thanh toán, Tiền Phong có thể khởi kiện
Tuấn ra tòa án để giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Ví dụ 4: ( Nguyễn Tuấn Đức )
a) Về các loại tài sản góp vốn và việc định giá tài sản vốn góp của các thành viên:
Bà A góp vốn bằng nhà và quyền sử dụng đất. Đây là hình thức góp
vốn bằng tài sản, được pháp luật cho phép.
Ông B góp vốn bằng cổ phần của một công ty khác. Đây cũng
là hình thức góp vốn bằng tài sản, được pháp luật cho phép.
Ông C góp vốn bằng vàng, cũng là hình thức góp vốn bằng tài sản,
được pháp luật cho phép.
b) Việc định giá tài sản góp vốn cao hơn giá thị trường:
Trường hợp của bà A: Nếu các thành viên đồng ý với việc định
giá nhà và quyền sử dụng đất cao hơn giá thị trường thì việc này
hoàn toàn hợp lệ. Tuy nhiên, việc này cần được minh bạch và rõ
ràng trong Hợp đồng góp vốn để tránh tranh chấp sau này.
Trường hợp của ông B: Việc định giá phần vốn góp cao hơn giá trị
ghi nhận trong Giấy chứng nhận vốn góp cũng cần được thể hiện rõ
ràng trong Hợp đồng góp vốn.
c) Xác định vốn điều lệ, tỉ lệ vốn góp của từng thành viên và tỉ lệ hưởng lợi nhuận của ông C:
Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị tài sản mà các thành viên góp
vào công ty, trong trường hợp này là 4,5 tỉ (của bà A) + 3,5 tỉ (của
ông B) + 2 tỉ (của ông C) = 10 tỉ đồng.
Tỉ lệ vốn góp của bà A là 4,5/10 = 45%, của ông B là 3,5/10 =
35%, và của ông C là 2/10 = 20%.
Tỉ lệ hưởng lợi nhuận của ông C cũng sẽ là 20%, tương ứng với tỉ lệ
vốn góp của ông C trong công ty. Tuy nhiên, điều này có thể thay
đổi nếu có thỏa thuận khác giữa các thành viên trong Hợp đồng góp
vốn hoặc Điều lệ công ty.