-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chương 3 Độ co giãn - Kinh Tế Vĩ Mô | Trường Đại học Phenika
Chương 3 Độ co giãn - Kinh Tế Vĩ Mô | Trường Đại học Phenika được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vi mô (ECO1) 23 tài liệu
Đại học Phenika 846 tài liệu
Chương 3 Độ co giãn - Kinh Tế Vĩ Mô | Trường Đại học Phenika
Chương 3 Độ co giãn - Kinh Tế Vĩ Mô | Trường Đại học Phenika được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (ECO1) 23 tài liệu
Trường: Đại học Phenika 846 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Phenika
Preview text:
KINH TẾ HỌC VI MÔ BÙI DUY HƯNG tonybui1377@gmail.com 0388295355 0 CHƯƠNG 3:
ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 1 Nội dung Chương 3
3.1. Độ co giãn của cầu (theo giá, theo thu nhập,
theo giá chéo; co giãn điểm, khoảng; các nhân tố
ảnh hưởng; phân loại; mối quan hệ với TR)
3.2. Độ co giãn của cung (theo giá; co giãn điểm,
khoảng; các nhân tố ảnh hưởng; phân loại)
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 2
Chúng ta sẽ trả lời các câu hỏi sau:
Độ co giãn là gì? Giúp chúng ta hiểu vấn đề gì?
Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Liên quan thế
nào đến đường cầu, đến doanh thu và tiêu dùng?
Độ co giãn của cung theo giá là gì? Liên quan thế nào đến đường cung?
Độ co giãn của cầu theo thu nhập và giá chéo là gì?
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 3
Sau khi học xong, sinh viên sẽ:
Hiểu ý nghĩa của độ co giãn và các ứng dụng trong phân tích thực tế
Phân tích được mối liên hệ giữa độ co giãn đến
thay đổi doanh thu của doanh nghiệp
Tính được các loại hệ số co giãn
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 4 Kịch bản
Bạn thiết kế trang web cho doanh nghiệp. Bạn
tính phí 200 USD/ trang web và hiện đang bán 12
trang web mỗi tháng.Chi phí của bạn đang tăng
lên (bao gồm cả chi phí cơ hội về thời gian của
bạn), vì vậy bạn đang nghĩ đến việc tăng giá lên
250 USD. Luật cầu cho biết bạn sẽ không bán
được nhiều trang web nếu bạn tăng giá. Bao
nhiêu trang web sẽ giảm đi? Doanh thu sẽ giảm
bao nhiêu hoặc có thể tăng lên hay không?
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 5 Độ co giãn
Ý tưởng cơ bản: Độ co giãn đo lường mức độ
một biến phản ứng trước thay đổi của một khác.
• Một loại độ co giãn đo lường lượng cầu đối với
trang web của bạn sẽ giảm nếu bạn tăng giá. Định nghĩa:
Độ co giãn đo lường mức độ thay i của
lượng cầu (Qd) hoặc lượng cung (Qs) đối với một trong các n
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 6
Độ co giãn của cầu theo giá Độ co giãn của
Phần trăm thay đổi lượng cầu = cầu theo giá Phần trăm thay đổi giá
Độ co giãn của cầu theo giá đo lường mức độ
phản ứng của Qd trước sự thay đổi của P. Nói ngắn gọn, nó iá của người tiêu dùng.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 7
Độ co giãn của cầu theo giá Độ co giãn của
Phần trăm thay đổi lượng cầu = cầu theo giá Phần trăm thay đổi giá P Ví dụ: Độ co giãn
P tăng P2 10% của cầu P1 theo giá là: D Q Q 15% 2 Q1 = 1.5 Q giảm 10% 15%
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 8
Độ co giãn của cầu theo giá Độ co giãn của
Phần trăm thay đổi lượng cầu = cầu theo giá Phần trăm thay đổi giá P
Dọc theo đường cầu D, P và
Q di chuyển ngược chiều P
nhau, điều này khiến độ co 2 giãn theo giá P1 Chúng ta s à D
biểu thị tất cả độ co giãn Q theo giá là số dương. Q2 Q1
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 9
Tính toán tỷ lệ phần trăm thay đổi Phương pháp tính: Cầu thiết kế trang web 100% P B $250 A
Đi từ A đến B thì % thay $200 đổi của P bằng D ($250–$200)/$200 = 25% Q 8 12
CHAPTER 5 ELASTICITY AND ITS APPLICATION 10
Tính toán tỷ lệ phần trăm thay đổi
Vấn đề phát sinh:
Phương pháp tính ở trên cho Cầu thiết kế
các kết quả khác nhau tùy trang web th n P . B Từ A đến B, $250
P tăng 25%, Q giảm 33%, A $200 độ co giãn = 33/25 = 1.33 D Từ B đến A, Q
P giảm 20%, Q tăng 50%, 8 12 độ co giãn = 50/20 = 2.50
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 11
Tính toán tỷ lệ phần trăm thay đổi
Vì vậy, chúng ta sử dụng phương pháp trung
điểm: Giá trị cuối – Giá trị ban đầux 100% Giá trị trung bình
Trung điểm là số nằm giữa giá trị đầu và cuối,
cũng chính là giá trị trung bình.
Việc sử dụng giá trị nào làm “ban đầu” và
“cuối” không còn quan trọng – chúng ta sẽ
nhận được đáp án như nhau!
CHAPTER 5 ELASTICITY AND ITS APPLICATION 12
Tính toán tỷ lệ phần trăm thay đổi
Sử dụng phương pháp trung điểm, % thay đổi của P bằng $250 – $200 x 100% = 22.2% $225
Phần trăm thay đổi của Q là 12 – 8 x 100% = 40.0% 10
Độ co giãn của cầu theo giá bằng 40/22.2 = 1.8
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 13 BÀI TẬP 1:
Tính toán độ co giãn
Sử dụng thông tin sau để
tính độ co giãn của cầu thuê phòng khách sạn theo giá :
Nếu P = $70, Qd = 5000
Nếu P = $90, Qd = 3000 14 BÀI TẬP 1: Đáp án
Sử dụng phương pháp trung điểm để tính phần
trăm thay đổi của Qd (5000 – 3000)/4000 = 50%
Phần trăm thay đổi của P ($90 – $70)/$80 = 25%
Độ co giãn của cầu theo giá bằng 50% = 2.0 25% 15
Điều gì ảnh hưởng đến
độ co giãn của cầu theo giá?
Để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng độ co giãn của
cầu theo giá, chúng ta xem xét một vài ví dụ so
sánh hai hàng hóa thông thường. Trong mỗi ví dụ:
• Giả sử giá của cả hai hàng hóa đều tăng 20%.
• Hàng hóa mà Qd giảm nhiều nhất (tính theo phần
trăm) có độ co giãn của cầu theo giá cao nhất.
Hàng hóa đó là gì? Tại sao?
• Bài học gì từ các ví dụ về các nhân tố tác động độ
co giãn của cầu theo giá?
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 16 VÍ DỤ 1:
Bánh mỳ và kem chống nắng
Giá hai mặt hàng đều tăng 20%, Qd giảm nhiều đối với hàng hóa nào? Tại sao?
Bánh gạo có nhiều sản phẩm thay thế gần (ví dụ như Xôi,
Bún, Phở…), nên người mua có thể dễ dàng chuyển đổi nếu giá tăng.
• Kem chống nắng không có sản phẩm thay thế gần nên
người tiêu dùng có thể sẽ không mua ít hơn nếu giá tăng.
• Bài học: Độ co giãn của cầu theo giá cao hơn khi có sẵn các sả y thế gần.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 17 VÍ DỤ 2:
“Quần jean xanh” so với “Quần áo”
Giá hai mặt hàng đều tăng 20%, Qd giảm nhiều đối với hàng hóa nào? Tại sao?
• Đối với một mặt hàng cụ thể như quần jean xanh: có
rất nhiều sản phẩm thay thế (quần kaki, quần short,…).
• Có ít sản phẩm thay thế hơn cho những hàng hóa chung như quần áo.
Bài học: Độ co giãn theo giá của hàng hóa cao
hơn so với hàng hóa chung.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 18 VÍ DỤ 3:
In-su-lin và vé tham quan du thuyền
Giá hai mặt hàng đều tăng 20%, Qd giảm nhiều đối với hàng hóa nào? Tại sao?
• In-su-lin là sống còn đối với hàng triệu bệnh nhân tiểu
đường, do đó, việc tăng giá sẽ làm cầu giảm ít hoặc thậm chí không giảm.
• Tham quan trên du thuyền là dịch vụ xa xỉ, vì vậy,
nếu giá tăng, một số người sẽ không tiêu dùng dịch vụ.
• Bài học: Độ co giãn của cầu theo giá của hàng xa xỉ cao hơn hàng t u.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 19 VÍ DỤ 4:
Xăng trong ngắn hạn và dài hạn
Giá hai mặt hàng đều tăng 20%, Qd giảm nhiều đối với hàng hóa nào? Tại sao?
• Ngắn hạn, biên độ phản ứng của người tiêu dùng là
không cao, ngoài việc đi xe buýt hoặc đi chung xe.
• Dài hạn, mọi người có thể mua ô tô nhỏ hơn hoặc
sống gần nơi làm việc hơn.
• Bài học: Độ co giãn của cầu theo giá trong dài hạn cao hơn trong n
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 20
Các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu theo giá
Độ co giãn của cầu theo giá phụ thuộc vào :
mức độ sẵn có của các sản phẩm thay thế gần.
liệu hàng hóa là thiết yếu hay xa xỉ.
hàng hóa được định nghĩa như thế nào.
độ co giãn trong dài hạn cao hơn trong ngắn hạn.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 21
Hình dạng đường cầu
Các nhà kinh tế phân loại đường cầu theo độ co giãn.
Độ co giãn của cầu theo giá có quan hệ chặt
chẽ với độ dốc của đường cầu.
Quy tắc ngón tay cái :
Đường cầu càng phẳng thì độ co giãn càng lớn.
Đường cầu càng dốc thì độ co giãn càng nhỏ.
5 slides tiếp theo sẽ trình bày các cách phân loại
khác nhau, từ ít co giãn nhất đến co giãn nhất.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 22
“Cầu hoàn toàn không co giãn”
(một trường hợp cực đoan)
Phần trăm thay đổi Q 0% Độ co giãn của = = 0 cầu theo giá =
Phần trăm thay đổi P 10% P
Đường cầu D: D Thẳng đứng P1
Độ nhạy cảm đối với giá của người tiêu dùng: P2 0 P giảm Q Độ co giãn: Q 10% 1 0 Q thay đổi 0%
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 23
“Cầu kém co giãn” Độ co giãn của
Phần trăm thay đổi Q < 10% = < 1
cầu theo giá = Phần trăm thay đổi P 10% P
Đường cầu D: Tương đối P1
Độ nhạy cảm đối với giá của người tiêu dùng : P2 T D P giảm Q Độ co giãn: Q 10% 1 Q2 < 1
Q tăng ít hơn 10%
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 24
“Cầu co giãn đơn vị”
Độ co giãn của Phần trăm thay đổi Q 10% = = = 1 cầu theo giá
Phần trăm thay đổi P 10% P
Đường cầu D: Độ dốc trung bình P1
Mức độ nhạy cảm đối với
giá của người tiêu dùng : P2 D Trung bình P giảm Q Độ co giãn: Q 10% 1 Q2 1 Q tăng 10%
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 25 “Cầu co giãn” Độ co giãn của
Phần trăm thay đổi Q > 10% = > 1
cầu theo giá = Phần trăm thay đổi P 10% P
Đường cầu D: Tương đối thoải P1
Độ nhạy cảm đối với giá của người tiêu dùng : P D 2 Tương đối cao P giảm Q Độ co giãn: Q 10% 1 Q2 > 1 Q tăng hơn 10%
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 26
“Cầu co giãn hoàn toàn”
(một trường hợp cực đoan khác)
Phần trăm thay đổi Q Tỷ lệ % bất kỳ Độ co giãn của = = không xác
cầu theo giá = Phần trăm thay đổi P 0% định P
Đường cầu D: Nằm ngang P P D 2 = 1
Độ nhạy cảm đối với giá của người tiêu dùng : Vô cùng lớn P thay đổi Q Độ co giãn: Q 0% 1 Q2 Không xác định Q thay đổi với tỷ lệ % bất kỳ
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 27
Độ co giãn của đường cầu tuyến tính P Độ dốc của 200% đường cầu $30 E = = 5.0 40% tuyến tính là không đổi, 67% 20 E = = 1.0 nhưng độ co 67% giãn thì thay 40% 10 E = = 0.2 đổi. 200% $0 Q 0 20 40 60
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 28
Độ co giãn của cầu theo giá và tổng doanh thu
Tiếp tục ví dụ trên, nếu bạn tăng giá từ 200 USD lên
250 USD, doanh thu của bạn sẽ tăng hay giảm?
Doanh thu = P x Q
Việc tăng giá gây ra 2 hiệu ứng lên doanh thu :
• P cao hơn có nghĩa là doanh thu nhiều hơn trên mỗi đơn vị bán ra.
• Nhưng bán được lượng ít hơn (Q thấp hơn) do Luật Cầu chi phối.
Hiệu ứng nào lớn hơn? Điều này phụ thuộc vào độ
co giãn của cầu theo giá.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 29
Độ co giãn của cầu theo giá và tổng doanh thu Độ co giãn của
Phần trăm thay đổi Q = cầu theo giá
Phần trăm thay đổi P
Doanh thu = P x Q
Nếu cầu co giãn, và độ co giãn cầu theo giá > 1:
Phần trăm thay đổi Q > Phần trăm thay đổi P
Doanh thu giảm do Q thấp hơn lớn hơn mức tăng
doanh thu từ P cao hơn, do đó doanh thu giảm.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 30
Độ co giãn của cầu theo giá và tổng doanh thu Cầu co giãn (Độ co giãn = 1.8) PDoanh thu Cầu thiết kế Nếu P = $200, tăng do P website cao hơn
Q = 12 và doanh $250 thu = $2400. $200 Nếu P = $250, Doanh D thu giảm Q = 8 và doanh do Q thu = $2000. thấp hơn Q
Khi đường cầu D co 8 12 giãn, tăng giá sẽ làm giảm doanh thu.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 31
Độ co giãn của cầu theo giá và tổng doanh thu Độ co giãn của
Phần trăm thay đổi Q cầu theo giá =
Phần trăm thay đổi P
Doanh thu = P x Q
Nếu cầu kém co giãn, và độ co giãn cầu theo giá < 1:
Phần trăm thay đổi Q < Phần trăm thay đổi P
Sự sụt giảm doanh thu từ Q thấp hơn nhỏ hơn mức
tăng doanh thu từ P cao hơn, do đó doanh thu tăng.
Trong ví dụ của chúng ta, giả sử Q chỉ giảm xuống 10
(thay vì 8) khi bạn tăng giá lên 250 USD.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 32
Độ co giãn của cầu theo giá và tổng doanh thu Cầu kém co giãn: Độ co giãn = 0.82 Doanh thu
P tăng do P Nếu P = $200, cao hơn Cầu thiết
Q = 12 và doanh kế website thu = $2400. $250 $200 Nếu P = $250, Doanh
Q = 10 và doanh th D u giảm thu = $2500. do Q thấp hơn
Khi đường cầu D kém Q 10 12 co giãn, tăng giá sẽ làm doanh thu tăng.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 33 BÀI TẬP 2:
Độ co giãn và tiêu dùng/doanh thu
A. Các hiệu thuốc tăng giá insulin lên 10%. Tổng
chi tiêu cho insulin tăng hay giảm?
B. Kết quả cuộc chiến giá vé là giá một chuyến du
lịch trên du thuyền hạng sang giảm 20%. Tổng
doanh thu của các công ty du lịch tăng hay giảm? 34 BÀI TẬP 2: Đáp án
A. Các hiệu thuốc tăng giá insulin lên 10%. Tổng
chi tiêu cho insulin tăng hay giảm?
Tổng chi tiêu = P x Q
Vì cầu kém co giãn nên Q sẽ giảm ít hơn 10%, do đó tiêu dùng tăng. 35 BÀI TẬP 2: Đáp án
B. Kết quả cuộc chiến giá vé là giá một chuyến
du lịch trên du thuyền hạng sang giảm 20%.
Tổng doanh thu của các công ty du lịch tăng hay giảm?
Doanh thu = P x Q
P giảm làm giảm doanh thu, nhưng Q tăng, làm
tăng doanh thu. Hiệu ứng nào lớn hơn?
Vì cầu co giãn nên Q sẽ tăng hơn 20%, do đó doanh thu tăng. 36
ỨNG DỤNG: Việc ngăn chặn ma túy làm tăng hay
giảm tội phạm liên quan đến ma túy?
Một hệ lụy của việc sử dụng ma túy bất hợp pháp là
tội phạm: Người dùng thường phạm tội để có tiền sử dụng.
Chúng ta phân tích hai chính sách được thiết kế để
giảm việc sử dụng ma túy bất hợp pháp và xem chúng
có tác động gì đối với tội phạm liên quan đến ma túy.
Để đơn giản, chúng ta giả định tổng giá trị của các loại
tội phạm liên quan đến ma túy (đô la) bằng tổng chi tiêu cho ma túy.
Cầu ma túy bất hợp pháp không co giãn do đặc tính gây nghiện.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 37
Chính sách 1: Ngăn chặn Ngăn chặn Gia tăng tổng chi làm giảm Giá tiêu cho tội phạm
liên quan đến ma S cung ma túy. 2 túy S1 P Vì cầu ma túy 2 không co giãn,
P tăng tỷ lệ cao Sụt giảm tổng P1 hơn Q giảm. chi tiêu cho tội phạm liên quan đến ma túy
Kết quả: gia tăng tổng chi Q Q Lượng 2 1
tiêu cho ma túy và tội phạm liên quan đến ma túy
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 38
Chính sách 2: Giáo dục
Tổng chi tiêu cho tội phạm Giáo dục làm Giá liên quan đến ma túy sau giảm cầu về giáo dục D D ma túy. 2 1 S
Cả P và Q đều giảm. Sụt giảm tổng P1 Kết quả: Giảm chi tiêu cho tội P tổng chi tiêu cho 2 phạm liên ma túy và tội quan đến ma phạm liên quan túy Q Q Lượng đến ma túy. 2 1
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 39
Độ co giãn của cung theo giá Độ co giãn của
Phần trăm thay đổi lượng cung = cung theo giá Phần trăm thay đổi giá
Độ co giãn của cung theo giá đo lường mức độ
phản ứng của lượng cung Qs trước thay đổi của P.
Nói ngắn gọn, nó đo lường mức độ nhạy cảm về giá của người bán.
Một lần nữa, hãy sử dụng phương pháp trung
điểm để tính tỷ lệ phần trăm thay đổi.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 40
Độ co giãn của cung theo giá Độ co giãn của
Phần trăm thay đổi Qs = cung theo giá
Phần trăm thay đổi P P Ví dụ: S Độ co giãn
P tăng P2 8% của cung P1 theo giá bằng Q Q Q 16% 1 2 = 2.0 8% Q tăng 16%
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 41
Hình dạng đường cung
Các nhà kinh tế phân loại đường cung theo độ co giãn.
Độ dốc của đường cung có quan hệ chặt chẽ
với độ co giãn của cung theo giá.
Quy tắc ngón tay cái :
Đường cung càng phẳng thì độ co giãn càng
lớn. Đường cung càng dốc thì độ co giãn càng nhỏ.
5 slide tiếp theo sẽ trình bày các cách phân loại
khác nhau, từ ít co giãn nhất đến co giãn nhất.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 42
“Cung hoàn toàn không co giãn”
(một trường hợp cực đoan)
Độ co giãn của Phần trăm thay đổi Q 0% = = 0
cung theo giá =Phần trăm thay đổi P 10% P
Đường cung S: S Thẳng đứng P2
Độ nhạy cảm đối với giá của người bán: P1 0 P tăng Q Độ co giãn: Q 10% 1 0 Q thay đổi 0%
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 43
“Cung kém co giãn”
Độ co giãn của Phần trăm thay đổi Q < 10% = < 1
cung theo giá =Phần trăm thay đổi P 10% P
Đường cung S: S Tương đối dốc P2
Độ nhạy cảm đối với giá của người bán : P1 Tương đối thấp P tăng Q Độ co giãn : Q 10% 1 Q2 < 1
Q tăng ít hơn 10%
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 44
“Cung co giãn đơn vị”
Độ co giãn của Phần trăm thay đổi Q 10% = = 1
cung theo giá =Phần trăm thay đổi P 10% P
Đường cung S: S Dốc trung bình P2
Độ nhạy cảm đối với giá của người bán : P1 Trung bình P tăng Q Độ co giãn : Q 10% 1 Q2 = 1 Q tăng đúng 10%
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 45 “Cung co giãn”
Độ co giãn của Phần trăm thay đổi Q > 10% = > 1
cung theo giá =Phần trăm thay đổi P 10% P
Đường cung S: S Tương đối thoải P2
Độ nhạy cảm đối với giá của người bán : P1 Tương đối cao P tăng Q Độ co giãn : Q 10% 1 Q2 > 1 Q tăng hơn 10%
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 46
“Cung co giãn hoàn toàn”
(một trường hợp cực đoan khác)
Phần trăm thay đổi Q Tỷ lệ % bất kỳ Độ co giãn của = = Không
cung theo giá =Phần trăm thay đổi P 0% xác định P
Đường cung S: Nằm ngang P P S 2 = 1
Độ nhạy cảm đối với giá của người bán : Vô cùng lớn P thay đổi Q Độ co giãn : Q 0% 1 Q2 Không xác định Q thay đổi với tỷ lệ % bất kỳ
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 47
Các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cung theo giá
Người bán càng dễ dàng thay đổi sản lượng thì
độ co giãn của cung theo giá càng lớn.
Ví dụ: Nguồn cung bất động sản ven biển khó
thay đổi hơn và do đó ít co giãn hơn nguồn cung ô tô mới.
Đối với nhiều hàng hóa, độ co giãn của cung
theo giá trong dài hạn lớn hơn trong ngắn hạn vì
các doanh nghiệp có thể xây dựng nhà máy mới
hoặc các doanh nghiệp mới có thể gia nhập thị trường.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 48
BÀI TẬP 3: Độ co giãn và sự thay đổi
trạng thái cân bằng
Cung bất động sản ven biển không co giãn, cung ô tô mới co giãn.
Giả sử tăng trưởng dân số làm cầu về cả hai
hàng hóa tăng gấp đôi (ở mỗi mức giá, Qd tăng gấp đôi).
P sẽ thay đổi nhiều nhất đối với sản phẩm nào?
Q sẽ thay đổi nhiều nhất đối với sản phẩm nào? 49 BÀI TẬP 3: Đáp án
Bất động sản ven biển (cung kém co giãn) P Khi cung kém co giãn, việc cầu D S 1 D2 tăng tác động đến giá mạnh P B 2 hơn lượng. P1 A Q Q Q 1 2 50 BÀI TẬP 3: Đáp án Ô tô mới Khi cung co (cung co giãn) giãn, việc cầu P tăng tác động đến lượng D1 D2 mạnh hơn giá . S B P2 A P1 Q Q Q 1 2 51
Độ co giãn của cung theo giá thay đổi như thế nào P Cung S thường trở Độ co $15 giãn < 1 nên kém co giãn hơn khi 12 Q tăng do giới hạn Độ co giãn > 1 công suất. 4 $3 Q 100 200 500 525
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 52
Các loại độ co giãn khác
Độ co giãn của cầu theo thu nhập đo lường mức độ
phản ứng của Qd trước thay đổi trong thu nhập của người tiêu dùng. Độ co giãn của
Phần trăm thay đổi lượng cầu = cầu theo thu nhập
Phần trăm thay đổi thu nhập
Nhắc lại: Thu nhập tăng làm tăng cầu đối với hàng hóa thông thường.
Do đó, đối với hàng hóa thông thường, độ co giãn của cầu theo thu nhập > 0.
Đối với hàng hóa thấp cấp, độ co giãn của cầu theo thu nhập < 0.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 53
Các loại độ co giãn khác
Độ co giãn của cầu theo giá chéo đo lường mức
độ phản ứng của cầu hàng hóa này trước thay đổi
về giá của một hàng hóa khác. Độ co giãn của cầu
Phần trăm thay đổi Qd hàng hóa 1 = theo giá chéo
Phần trăm thay đổi giá hàng hóa 2
Đối với hàng hóa thay thế, độ co giãn theo giá
chéo > 0; Ví dụ: giá thịt bò tăng làm tăng cầu về thịt gà.
Đối với hàng hóa bổ sung, độ co giãn theo giá
chéo < 0; Ví dụ: giá máy tính tăng làm giảm cầu về phần mềm.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 54 TÓM TẮT CHƯƠNG
Độ co giãn đo lường mức độ phản ứng của Qd
hoặc Qs đối với một trong các yếu tố ảnh hưởng.
Độ co giãn của cầu theo giá bằng phần trăm thay
đổi của lượng cầu (Qd) chia cho phần trăm thay
đổi của P. Nếu nhỏ hơn 1, cầu là “kém co giãn”.
Nếu lớn hơn 1, cầu là “co giãn”.
Khi cầu kém co giãn, tổng doanh thu tăng khi giá
tăng. Khi cầu co giãn, tổng doanh thu giảm khi giá tăng.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 55 TÓM TẮT CHƯƠNG
Cầu kém co giãn hơn trong ngắn hạn đối với hàng
hóa thiết yếu, đối với hàng hóa chung hoặc đối với
hàng hóa có ít sản phẩm thay thế gần.
Độ co giãn của cung theo giá bằng phần trăm thay
đổi của lượng cung (Qs) chia cho phần trăm thay
đổi của P. Nếu nhỏ hơn 1, cung là “kém co giãn”.
Nếu lớn hơn 1, cung là “co giãn”.
Độ co giãn của cung theo giá trong dài hạn lớn hơn trong ngắn hạn.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 56 TÓM TẮT CHƯƠNG
Độ co giãn của cầu theo thu nhập đo lường lượng
cầu phản ứng như thế nào trước thay đổi trong
thu nhập của người tiêu dùng.
Độ co giãn của cầu theo giá chéo đo lường lượng
cầu một hàng hóa thay đổi như thế nào trước thay
đổi giá của một hàng hóa khác.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG 57