-
Thông tin
-
Hỏi đáp
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Nghiên cứu này đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về [chủ đề nghiên cứu], đồng thời mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nghiên cứu sau này. Việc thực hiện các giải pháp đề xuất sẽ góp phần vào việc giải quyết những thách thức hiện tại và đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.
Phương pháp nghiên cứu (KTKTCN) 6 tài liệu
Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Nghiên cứu này đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về [chủ đề nghiên cứu], đồng thời mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nghiên cứu sau này. Việc thực hiện các giải pháp đề xuất sẽ góp phần vào việc giải quyết những thách thức hiện tại và đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.
Môn: Phương pháp nghiên cứu (KTKTCN) 6 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Preview text:
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 3.1. Kết luận:
Dựa vào các nghiên cứu trước về sự tác động của người ảnh hưởng trên
mạng xã hội đến quyết định mua hàng của sinh viên các trường Đại học
ở TP.HCM và qua kết quả nghiên cứu sơ bộ đã xây dựng được mô hình
bao gồm 4 nhân tố tác động đó là chuyên môn của người ảnh hưởng,
khả năng được yêu thích của người ảnh hưởng, chất lượng thông tin từ
người ảnh hưởng và Sự tin tưởng của người có ảnh hưởng. Dựa trên các
lý thuyết và thang đo đã có sẵn về về sự tác động của người có sức ảnh
hưởng trên mạng xã hội đến quyết định mua hàng của sinh viên các
trường Đại học ở TP.HCM, người viết tiến hành xây dựng mô hình các
nhân tố của người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội tác động đến
quyết định mua hàng của sinh viên các trường Đại học ở TP.HCM và
các thang đo cho các khái niệm trong mô hình trong ngành dịch vụ mua
sắm dưới sự tác động của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hình thức sử dụng bảng câu
hỏi làm công cụ nghiên cứu và khảo sát chủ yếu qua Internet bằng liên
kết Google Docs khảo sát online. Sau khi khảo sát, số bảng khảo sát
nhận được của nhóm nghiên cứu là 273 bảng. Nhóm đã tiến hành phân
tích kết quả bằng các công cụ phân tích, đánh giá thang đo thông qua
kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám
phá EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính trên phần mềm SPSS
Kết quả cho thấy nhân tố sự tin tưởng có mức độ tác động ít nhất (β
= 0.222) đến quyết định mua hàng của sinh viên các trường Đại học ở
TP.HCM , kế đến là nhân tố khả năng yêu thích (β = 0.267), chất lượng
thông tin (β = 0.304), và cuối cùng là nhân tố chuyên môn (β = 0.449)
của người ảnh hưởng có tác động đến quyết định mua hàng của sinh
viên các trường Đại học ở TP.HCM. Thông qua kết quả của nghiên cứu
và phân tích các mục tiêu đã đạt được, nhóm đã đưa ra một số hàm ý
quản trị để góp phần giúp các doanh nghiệp, các nhà bán lẻ xây dựng
các chiến lược kinh doanh và giải pháp để tối ưu hóa các chiến
dịch quảng cáo trên mạng xã hội Tiktok. 3.2. Hàm ý quản trị
Có thể thấy rằng, “Chuyên môn” của người ảnh hưởng là nhân tố ảnh
hưởng lớn nhất đến động đến quyết định mua hàng của sinh viên các
trường Đại học ở TP.HCM, và nhân tố sự tin tưởng có tác động ít nhất.
Nhóm sẽ sắp xếp thứ tự đề ra hướng quản trị từ thấp đến cao cụ thể
như sau: sự tin tưởng, khả năng yêu thích, chất lượng thông tin và cuối cùng là chuyên môn.
Đồng thời mỗi nhân tố sẽ có nhiều biến quan sát, nhóm tác giả chỉ đề
ra giải pháp cho những biến quan sát có trọng số lớn dựa vào giá trị Mean 3.2.1 Sự tin tưởng
Mặc dù có chỉ số β thấp nhất trong bốn nhân tố nhưng sự tin tưởng từ
người ảnh hưởng cũng tác động nhất định đến tâm lí và quyết định mua
hàng của sinh viên, tuy nhiên hiện nay ta thấy có khá nhiều trường hợp
người có tầm ảnh hưởng xã hội, có cộng đồng fan tin tưởng những điều mà
họ chia sẻ. Vì vậy, khi họ quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ kém chất
lượng, sẽ có một bộ phận người tiêu dùng tin và mua những sản phẩm ấy, bị
ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và tốn kém tiền bạc.
Nhìn xa hơn, điều này có thể dẫn đến việc người tiêu dùng, cộng đồng
dần mất niềm tin vào những chia sẻ của những người ảnh hưởng.
Vậy nên bản thân người nổi tiếng hay người ảnh hưởng nên thật sự “có
tâm” cho những gì mà mình giới thiệu đến với cộng đồng, về phía
doanh nghiệp cũng cần nổ lực cải tiến để có thể hoàn thiện sản phẩm
của mình, mang đến những giá trị đích thực đến với người dùng, chỉ có
vậy mới thực sự thành công lâu dài. 3.2.2 Khả năng yêu thích
Người ảnh hưởng trên mạng xã hội thường là là những người
được công chúng và truyền thông chú ý (McCracken,1989). Bên cạnh
đó, người ảnh hưởng trên mạng xã hội thường có rất nhiều fan yêu
thích. Rất nhiều người trong số này có xu hướng “bắt chước” thần tượng
của mình. Đây là cơ sở để nhiều thương hiệu sử dụng người nổi tiếng để
quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ của mình, nhằm thu hút sự chú ý từ phía công chúng
3.2.3 Chất lượng thông tin
Đây là nhân tố có chỉ số β khá cao trong số bốn nhân tố, điều này
cũng dễ hiểu do người ảnh hưởng trên mạng xã hội thường sẽ có tiếng
nói, tầm nahr hưởng, cũng như kiến thức, kinh nghiệm nhất định dẫn
những phản ứng tích cực về chất lượng thông tin. Tuy nhiên để có thể
đạt kết quả tốt hơn, thì phía người ảnh hưởng trên mạng xã hội hay
doanh nghiệp cần hiểu được tâm lý khách hàng sẽ giúp việc truyền tải
thông tin trở nên tốt hơn, cung cấp đúng thông tin khác hàng cần, không lang mang nhàm chán.
3.2.4 Chuyên môn của người ảnh hưởng
Chuyên môn của người có ảnh hưởng tác động cùng chiều lên quyết
định mua hàng của sinh viên ở các trường Đại học TP.HCM (hệ số beta =
0.499). Điều này cho thấy nếu khách hàng sẽ an tâm sử dụng sản phẩm nếu
kinh nghiệm chuyên môn của người có ảnh hưởng tốt. Người ảnh hưởng có
thể chia sẽ về hành trình mình đã theo, nghiên cứu một lĩnh vự, chuyên
ngành hay đơn giản là một sản phẩm nào đó. Mình đã đạt được những kết
quả gì, có được những thông tin gì về sản phẩm?...
3.3. Hạn chế của báo cáo nghiên cứu
Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài nhóm đã thu được
kết quả như trên. Bên cạnh đó vẫn còn một số thiếu sót cũng như như
hạn chế kèm theo cụ thể như sau:
Về chọn mẫu theo phương pháp thuận tiên phi xác xuất nên kết quả
nhóm thu được một kết quả tổng quát nhất. Đồng thời việc nghiên cứu
tiến hành ở Tp. Hồ Chí Minh nên kết quả chỉ đại diện cho khu vực thành phố này.
Ngoài các nhân tố được đề cập đến trong đề tài, ta thấy được còn nhiều
yếu, nhân tố bên ngoài nhưng chưa được nhắc đến trong bài nghiên
cứu. Sau cùng những đóng góp và ý kiến góp ý của nhóm chỉ mang tính
chất chủ quan dựa trên nghiên cứu. Vì vậy tùy vào mỗi doanh nghiệp sẽ có hướng đi khác nhau. Tóm tắt chương 3
Nội dung ở chương này nhóm đã đua ra một số đề xuất kiến nghị đối
với kết quả nghiên cứu đem lại để cải thiện tích cực đến quyết định mua
hàng của sinh viên ở các trường Đại học ở TP.HCM thông qua sự tác
động của người ảnh hưởng trên xã hội. Đồng thời đề cập đến các hạn
chế cụ thể nhằm đưa ra hướng nghiên cứu tránh gặp phải những hạn chế
đó. Có một lưu ý là những ý kiến đucợ trình tại chương này chỉ là ý
kiến cá nhân chủ quan từ nhóm nghiên cứu dựa vào kết quả thu được khi nghiên cứu đề tài.