Chương 3 Lượng giảm tự nhiên, tổn thất hàng hóa - Logistics vận tải hàng hóa | Trường Đại học Giao thông Vận Tải

Chương 3 Lượng giảm tự nhiên, tổn thất hàng hóa - Logistics vận tải hàng hóa | Trường Đại học Giao thông Vận Tải được được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 40425501
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN ĐỀ 3:
LƯỢNG GIẢM TỰ NHIÊN, TỔN THẤT HÀNG
HÓA VÀ HOẠT ĐỘNG KHO HÀNG
Họ và tên giảng viên : THS. NGUYỄN THỊ HỒNG THU
Môn : HÀNG HÓA VẬN TẢI
Nhóm thực hiện : NHÓM 3
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2023
lOMoARcPSD| 40425501
2
Tên thành viên
Nhiệm vụ
% hoàn thành nhiệm vụ
Đinh Gia Huy
Nội dung
100%
Nguyễn Thái Quân
Nội dung
100%
Trương Hồng Nhung
Nội dung
100%
Nguyễn Thị Mỹ Ngân
Tổng hợp Word
100%
Thái Văn Quang
Nội dung
100%
Nguyễn Ngọc Mai Anh
Nội dung
100%
Lang Trấn Nghiệp
Tổng hợp Word
100%
Nguyễn Lê Đạo Dũng
Nội dung
100%
Hồ Huỳnh Quỳnh Như
Nội dung
100%
Chương 1: LƯỢNG GIẢM TỰ NHIÊN TỔN THẤT HÀNG HÓA
1.1. Lượng giảm tự nhiên.
1.1.1. Khái niệm: Lượng giảm tự nhiên (hay hao hụt tự nhiên) là sự thay đổi (giảm bớt) về
trọng lượng của hàng hoá trong quá trình vận tải.
lOMoARcPSD| 40425501
3
1.1.2. Nguyên nhân:
Giảm trọng lượng do hàng hóa bốc hơi:Trong quá trình vận tải ,một số loại hàng do
những đặc điểm riêng mà có thể bị bốc hơi, làm giảm trọng lượng trong thực tế của
chúng. Hiện tượng bốc hơi này thường được xem là có liên quan mật thiết tới tính chất
của hàng hoá. (các tác động từ môi trường cũng có thể ảnh hưởng rất nhiều tới lượng hao
hụt tự nhiên của hàng hoá. Nổi bật có thể kể tới nhiệt độ, độ ẩm trong quá trình vận
chuyển hàng hoá).
VD: rau quả tươi, xăng, dầu...
Giảm trọng lượng do rơi vãi: Trong quá trình vận tải, các loại hàng hạt nhỏ, hàng
lỏng, hàng đổ đống... bị giảm khối lượng do bị rơi vãi. Nguyên nhân gây ra rơi vãi là do:
bao bì và chất lượng bao bì không đảm bảo, do khi vận chuyển hàng hoá bị xô, bị lắc, bị
chấn động ...
Lượng hao hụt tự nhiên là không thể tránh khỏi .Chính vì lý do này, nhiều nước đã
đưa ra thông tin về lượng hàng hóa hao hụt được phép cho từng loại.VD:
Nước nga quy định cho từng loại hàng hoá do yếu tố di chuyển trong giới hạn từ 0,1% -
3,4% so với khối lượng vận chuyển.
1. đối với rau quả tươi như: su hào, bắp cải, hành tươi thì tỉ lệ hao hụt tự nhiên là:
3,30%
2. muối hạt: 3,0%
3. vận chuyển bột mì, nếu khoảng cách vận chuyển dưới 1000 km, tỉ lệ hao hụt tự
nhiên là: 0,1%, khoảng cách từ 1000 - 2000 km: 0,15% và cự li trên 2000 km là
0,20%
4. Đối với xăng A72 tỉ lệ này còn phụ thuộc theo mùa: mùa hè: 0,84%; mùa đông:
0,42%.
1.2. Tổn thất hàng hóa.
1.2.1. Khái niệm: Tổn thất hàng hóa là hao hụt về số lượng về chất lượng hàng hóa trong qua
trình vận tải do hàng hóa biến chất, hư hỏng, mất mát,do lỗi của người vận tải thiếu tinh
thần trách nhiệm gây nên (người vận tải sẽ bồi thường).
1.2.2. Nguyên nhân:
- Hiện tượng biển thủ (tham ô) hàng hoá trong quá trình vận tải.
- Bao bì bị hư hỏng trong khi xếp dỡ (do phương pháp xếp dỡ không đảm bảo theo yêu
cầu kĩ thuật qui định).
- Trong quá trình xếp dỡ,bảo quản không chú ý đến ký nhãn hiệu,trọng lượng một mã
hàng quá sức nâng của cần trục, công cụ mang hàng không được kiểm tra trước khi sử
dụng,v.v…
- Trong hầm tàu hàng bị nén ép, xô đẩy khi tàu chạy do xếp quá chiều cao cho phép,
chènlót không cẩn thận,v.v…
- Hàng thấm nước hoặc do ẩm ướt (Trước khi xếp hàng lên phương tiện không tuân thủ
qui định về vệ sinh; không chèn lót cẩn thận, phương tiện không có khả năng che chắn
hàng hoá, Xếp hàng khô lẫn với hàng ẩm, ướt mà không ngăn cách tốt; xếp lẫn hàng có
mùi để mùi lây lan sang các hàng khác)
lOMoARcPSD| 40425501
4
- Hàng bị ảnh hưởng của nhiệt độ không phù hợp (nhiệt độ quá cao/thấp).
- Do thông gió không kịp thời.
- Tổn thất hàng do xác côn trùng, vi sinh vật có hại ( Thường xảy ra ở các loại hàng
lương thực, thực phẩm như lúa, gạo,rau củ,v.v...).
- Gặp sự cố bất ngờ như cháy nổ,tai nạn,v.v…
1.3. Sự khác nhau giữa Lượng giảm tự nhiên và Tổn thất hàng hóa.
Lượng giảm tự nhiên
Tổn thất hàng hóa
Nguyên nhân
+ Do các yếu tố tự nhiên như
môi trường, thời tiết, độ ẩm,
nhiệt độ,...
+ Do sự tác động của đặc tính
hàng hóa
+ Do điều kiện kỹ thuật xếp dỡ
+ Do sự vô ý thiếu trách nhiệm
của con người làm công tác vận tải
và bảo quản gây ra cho nên người
vận tải phải chịu trách nhiệm bồi
thường
Kiểm soát
+ Không thể kiểm soát được
hoàn toàn
+ Có thể kiểm soát được hoàn toàn
Bồi thường
+ Người vận chuyển không phải
bồi thường
+ Người vận chuyển phải bồi
thường
1.4. Ví dụ minh họa.
Biển thủ (tham ô) hàng hóa không được tính là “Lượng giảm tự nhiên” mà quy vào nguyên
nhân tổn thất hàng hóa.( Hao hụt tự nhiên được áp dụng trong trường hợp không có cơ sở
nghi ngờ do biển thủ (tham ô) hàng hoá trong quá trình vận tải).
Tỉ lệ hao hụt tự nhiên nằm trong giới hạn từ 0,1%- 3,4% so với khối lượng vận chuyển sẽ
được xem là “lượng giảm tự nhiên” thông thường tỉ lệ hao hụt tự nhiên vượt quá mức này sẽ
được quy vào “tổn thất hàng hóa”.
Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HƯ HỎNG, THIẾU HỤT
HÀNG HÓA. GIỚI THIỆU CÁC LOẠI THÔNG GIÓ VÀ NGUYÊN TẮC
THÔNG GIÓ TRONG KHO HÀNG VÀ TRONG VẬN TẢI
2.1. Một số biện pháp phòng ngừa hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa
Kiểm tra hàng hóa trước và sau khi nhận: Kiểm tra hàng hóa cẩn thận và ghi chép lại bất kì
hư hỏng hoặc thiếu hụt nào. Điều này giúp xác định nguồn gốc của vấn đề và đưa ra các biện
pháp sữa chữa hoặc bồi thường thích hợp.
Sử dụng đóng gói chất lượng cao: Sử dụng đóng gói chất lượng, bao gồm thùng cartoon,
pallets, vật liệu bảo vệ, chèn lót như bọt biển, túi khí hoặc giấy kín để đảm bảo hàng hóa được
bảo vệ khỏi va đập và yếu tố môi trường.
Gắn mác rõ ràng và chính xác: Đảm bảo rằng tất cả hàng hóa được gắn mác với thông tin
đầy đủ, rõ ràng và chính xác về sản phẩm, khối lượng, kích thước, ngày sản xuất, ngày hết hạn
lOMoARcPSD| 40425501
5
Sử dụng phương tiện vận chuyển phù hợp: Chọn phương tiện phù hợp với loại hàng hóa.
Điều này bao gồm việc lựa chọn xe cơ giới, container, hoặc khoang tàu biển phù hợp với tính
chất của hàng hóa.
Giám sát nhiệt độ và độ ẩm: Đối với hàng hóa nhạy cảm về nhiệt độ và độ ẩm, sử dụng thiết
bị giám sát và điều khiển để đảm bảo rằng điều kiện lý tưởng được duy trì suốt quá trình vận
chuyển và lưu trữ.
Đào tạo và quản lí nhân viên: Đào tạo nhân viên vận chuyển và lưu trữ hàng hóa để họ hiểu
cách đối phó với các tình huống đặc biệt, đảm bảo rằng họ tuân thủ quy trình quy tắc an
toàn.
Bảo vệ an ninh: Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh để đảm bảo rằng hàng hóa không bị
mất trộm hoặc bị gian lận trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
Giám sát liên tục: Sử dụng các hệ thống giám sát và theo dõi liên tục để theo dõi hàng hóa
trong thời gian vận chuyển và lưu trữ để có thể phát hiện kịp thời và giải quyết các vấn đề.
Xác nhận giao nhận chính xác: Khi giao nhận hàng hóa, đảm bảo rằng số lượng và tình
trạng hàng hóa được kiểm tra và xác nhận một cách chính xác, và ghi chép lại thông tin này
2.2. Các loại thông gió trong kho hàng và trong vận tải
2.2.1: Trong kho hàng:
- Quạt điện tử:hệ thống thông gió sử dụng quạt điện tử để tạo lưu thông không khí
trong kho hàng. Thường có động cơ mạnh mẽ và được điều chỉnh để kiểm soát tốc độ
gió. Đặc biệt để làm lạnh kho hoặc tạo áp suất không khí thích hợp.
Hình 2.1. Quạt dàn kho lạnh
- Cửa sổ thông gió: Có thể được mở hoặc đóng để kiểm soát luồng không khí và nhiệt
độ trong kho hàng.
lOMoARcPSD| 40425501
6
Hình 2.2. Cửa sổ thông gió
- Quạt thông gió: Là một thiết bị quan trọng giúp cải thiện chất lượng không khí và duy
trì môi trường làm việc an toàn cho nhân viên. Có thể sử dụng để loại bỏ không khi ô
nhiễm và ẩm ướt, và điều hòa nhiệt độ trong kho.
Hàng 2.3. Quạt thông gió
- Máy làm lạnh và điều hòa không khí: Được sử dụng để duy trì nhiệt độ và độ ẩm ổn
định trong kho, thường kết hợp với hệ thống thông gió để đảm bảo nhiệt độ và không khí
trong kho hàng được làm lạnh và lưu thông một cách hiệu quả.
lOMoARcPSD| 40425501
7
Hình 2.4. Máy làm lạnh trong kho hàng
Hình 2.5. Hệ thống điều hòa không khí
- Quạt trần: Là hệ thống thông gió treo trên trần kho hàng và tạo luồng không khí được
sử dụng để duy trì nhiệt độ và độ ẩm ổn định trong kho.
Hình 2.6. Quạt trần trong kho hàng
- Hệ thống hút khói: Được sử dụng để loại bỏ khói và không khí độc hại.
Hình 2.7. Hệ Thống hút khói
2.2.2: Trong vận tải:
- Cửa sổ thông gió: Thường được trang bị cửa sổ có thể mở và đóng để tạo lưu thông
không khí tự nhiên.
lOMoARcPSD| 40425501
8
Hình 2.8. Cửa sổ thông gió trượt
- Hệ thống điều hòa không khí: Là một phần quan trọng để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm
bên trong. Có thể cung cấp không khí làm mát và thông gió điều khiển
Hình 2.9. hệ thống điều hòa không khí
- Quạt vận tải: Được lấp đặt để tạo lưu thông không khí trong cabin hoặc không gian
vận chuyển. Giúp cải thiện luồng không khí và sự thoải mái của hành khách hoặc thủy
thủ.
Hình 2.10. Quạt vận tải
- Hệ thống gió dưới sàn: Được sử dung để cung cấp không khí sạch và làm mát dưới sàn
để bảo vệ hàng hóa khỏi nhiệt độ cao và độ ẩm.
Hình 2.11. Hệ thống thông gió dưới sàn
- Hệ thống thông gió trong container: Được thiết kế để cải thiện điều kiện bên
trong, làm mát hoặc làm khô không khí.
lOMoARcPSD| 40425501
9
- Cửa thông gió trên tàu biển: Được sử dụng để tạo lưu thông không khí và kiểm
soát điều kiện trong các khoang chứa hàng, có thể mở hoặc đòn theo tùy nhu cầu.
Hình 2.12. Cửa sổ thông gió trên tàu.
2.3. Nguyên tắc thông gió trong kho hàng và vận tải.
2.3.1. Trong kho hàng:
Lựa chọn vị trí và thiết kế kho hàng hợp lý: Để tối ưu hóa lưu thông không khí, lựa chọn vị
trí kho hàng sao cho có thể tận dụng lợi ích từ gió tự nhiên. Thiết kế kho hàng với các cửa sổ
hoặc lỗ thoát không khí ở các vị trí chiến lược để tạo lưu thông không khí hiệu quả.
Sử dụng quạt và hệ thống thông gió cơ học: Trong kho hàng lớn hoặc trong trường hợp
cần, sử dụng quạt và hệ thống thông gió cơ học để tạo lưu thông không khí. Các quạt có thể được
đặt ở các vị trí chiến lược để đảm bảo lưu thông đều và hiệu quả.
Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm: Sử dụng hệ thống thông gió để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm
bên trong bên kho. Điều này có thể đòi hỏi điều khiển lưu thông không khí và sử dụng thiết bị
như máy làm lạnh hoặc máy sấy.
Bảo vệ hàng hóa khỏi bụi cặn bã: Đảm bảo rằng hệ thống thông gió được bảo dưỡng định
kỳ để loại bỏ bụi bẩn và cặn bã. Bụi bẩn có thể thể gây hư hỏng hàng hóa và làm giảm hiệu suất
thông gió.
Làm sạch và bảo dưỡng thường xuyên: Hệ thống thông gió cần được làm sạch và bảo
dưỡng định kỳ để đảm bảo rằng nó hoạt động hiệu quả. Điều này bao gồm việc kiểm tra quạt, lọc
không khí, và các thành phần khác của hệ thống.
An toàn: Đảm bảo rằng hệ thống thông gió không tạo ra nguy cơ an toàn cho nhân viên hoặc
hàng hóa. Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng không mối nguy hiểm từ quạt hoặc thiết bị
thông gió.
2.3.2: Trong vận tải:
Đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động: Đảm bảo rằng các phương tiện vận chuyển có hệ
thống thông gió hoạt động tốt và được bảo dưỡng định kỳ. Điều này bao gồm kiểm tra quạt và
cửa sổ, và đảm bảo rằng chúng ta có thể tạo lưu thông không khí cần thiết.
Kiểm soát nhiệt độ: Trong vận tải hàng hóa nhạy cảm về nhiệt độ, hệ thống thông gió cần
được sử dụng để duy trì nhiệt độ lý tưởng. Điều này có thể làm bằng cách điều chỉnh quạt hoặc
cửa sổ để tạo sự tuần hoàn không khí trong khoang.
lOMoARcPSD| 40425501
10
Đảm bảo không khí tươi: Đảm bảo rằng không khí bên ngoài có thể được cung cấp vào
khoang vận chuyển để duy trì sự tươi mát và sạch sẽ. Điều này giúp duy trì hiệu suất và đảm bảo
không gian sạch sẽ.
Làm sạch và bảo quản hệ thống thông gió: Hệ thống thông gió cần được làm sạch định kỳ
để loại bỏ bụi bẩn và cặn bã. Điều này giúp duy trì hiệu suất và đảm bảo không gian không khí
sạch sẽ.
Điều khiển tốc độ thông gió: Trong trường hợp cần, điều khiển tốc độ thông gió để đảm bảo
rằng hàng hóa không bị tác động bởi luồng không khí quá mạnh hoặc quá yếu.
An toàn: Đảm bảo rằng hệ thống thông gió không tạo ra nguy cơ va chạm hoặc hiểm họa cho
nhân viên hoặc hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Chương 3: CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CẢNG ICD, KHO NGOẠI
QUAN, KHO HÀNG TỔNG HỢP, KHO HÀNG LẠNH, KHO CFS, KHO
HÀNG KHÔNG KÉO DÀI, CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH
3.1. Cảng cạn ICD.
3.1.1. Khái niệm:
ICD (Inland Container Depot) là cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa hoặc gọi tắc là Depot.
Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải
hàng hóa bằng container gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa
khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế.
Theo Điều 04, Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định rằng: Cảng cạn là một bộ phận thuộc
kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động cảng
biển, cảng hàng không, cảng đường thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời
có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu bằng đường biển.
Hình 3.1. Cảng cạn ICD Móng Cái
3.1.2. Các hoạt động của cảng cạn ICD
Tập kết container và trung chuyển hàng hóa: là nơi tập kết, trung chuyển hàng hóa
từ khu vực sản xuất, tiêu thụ và đến cảng biển. Được vận chuyển bằng đường sắt, đường
bộ và đường thủy nội địa.
lOMoARcPSD| 40425501
11
Lưu trữ hàng hóa: Để lưu trữ hàng hóa trong thời gian chờ vận chuyển đến cảng
biển hoặc đến những khu vực tiêu thụ.
Phân phối hàng hóa: Có thể phân phối hàng hóa đến các khu vực tiêu thụ bằng các
phương tiện vận tải.
Làm thủ tục hải quan: Được phép làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển
bằng container.
Giảm thời gian lưu thông hàng hóa: Nhờ có các dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi, thủ
tục hải quan,... cảng cạn giúp giảm được thời gian lưu thông hàng hóa
3.2. Kho ngoại quan.
3.2.1. Khái niệm:
Theo khoản 10 Điều 4 Luật Hải quan 2014, kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ
hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào
gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.
Hình 3.2. Kho ngoại quan
3.2.2. Các hoạt động của kho ngoại quan
Căn cứ Điều 83 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan trực tiếp
thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ kho ngoại quan hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện
các dịch vụ sau đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan:
Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì, đóng ghép hàng hóa: Có thể thực hiện các hoạt động
gia công, chế biến hàng hóa trong thời gín chờ xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Phải được thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa: Kho ngoại quan có thể thực hiện
các hoạt động phân phối, vận chuyển hàng hóa hoặc bảo dưỡng hàng khóa khi hàng hóa đã
được xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Mua bán và chuyển quyền sở hữu hàng hóa: Có thể thực hiện các hoạt động mua bán,
chuyển nhượng hàng hóa trong thời gina lưu giữ tại kho. Phải được thực hiện theo đúng quy
định của pháp luật.
Lưu trữ, bảo quản hàng hóa: Đây là hoạt động cơ bản nhất tại kho ngoại quan. Được lưu
giữ trong kho ngoại quan phải được bảo quản trong điều kiện an toàn, tránh hư hỏng, mất mát.
lOMoARcPSD| 40425501
12
3.3 Kho hàng tổng hợp.
3.3.1: Khái niệm:
Kho hàng chứa hàng tổng hợp hay còn gọi kho chung là nơi lưu trữ hàng hóa từ nhiều
nguồn khác nhau, thường sử dụng trong mô hình kinh doanh B2B và B2C. Các công ty sử
dụng kho để lưu trữ hàng hóa trước khi được phân phối đến các cửa hàng bán lẻ, đại lý hoặc
trực tiếp đến khách hàng. Đây cũng là nơi các nhà cung cấp có thể gửi hàng trực tiếp, giúp
giảm thời gin và chi phí vận chuyển.
Hình 3.2. Kho hàng tổng hợp.
3.3.2: Khi nào sử dụng kho hàng tổng hợp?
Việc sử dụng kho hàng tổng hợp phù hợp kho doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí lưu trữ
và vận chuyển, tối ưu hóa quy trình kinh doanh và nâng cao khả năng đáp ứng nhanh chóng
trước yêu cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp muốn tối ưu quy trình kinh doanh: Giải pháp phù hợp khi doanh nghiệp
mong muốn cải thiện hiệu suất toàn bộ quy trình kinh doanh. Khi tập trung hàng hóa vào một
nơi duy nhất, doanh nghiệp có thể giảm bớt thời gian và tài nguyên cần thiết để quản lý và
vận chuyển hàng hóa.
Có nhiều nhà cung cấp ở cùng một khu vực địa lý: Việc sử dụng kho chung sẽ giúp tập
trung nguồn cung cấp lại với nhau. Điều này giúp giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển
hàng hóa từ các nhà cung cấp đến kho lưu trữ và ngược lại, cùng việc tối ưu hóa việc quản lý
danh sách các nhà cung cấp.
Muốn đáp ứng nhanh chóng trước nhu cầu khách hàng: Giải pháp xử lý hàng hóa từ
nhiều nguồn cung cấp và gửi từng phần riêng lẻ, doanh nghiệp có thể lấy hàng từ kho tổng
hợp và giao hàng nhanh chóng cho khách hàng một cách hiệu quả.
3.3.3. Ưu và nhược điểm cuatr kho tổng hợp.
3.3.3.1. Ưu diểm:
Tiết kiệm chi phí: Giúp giảm chi phí vận chuyển và lưu trữ bằng cách tập trung hàng hóa
ở một nơi.
lOMoARcPSD| 40425501
13
Tối ưu hóa quy trình kinh doanh: Quy trình kinh doanh được tối ưu hóa thông qua việc
loại bỏ các bước không cần thiết trong chuỗi cung ứng.
Tăng cường khả năng đáp ứng nhanh chóng: Cho phép doanh nghiệp đáp ứng nhanh
chóng như cầu của khách hàng bằng cách gửi hàng trực tiếp từ kho.
Tăng cường độ tin cậy và uy tín: Các doanh nghiệp hiệu quả trong quản lý hàng hóa thường
được khách hàng 琀椀 n tưởng hơn và đánh giá cao hơn về độ phục vụ nhanh chóng.
3.3.3.2. Nhược điểm:
Quy trình quản lý phức tạp: Do đa dạng hàng hóa và quy mô lớn, việc quản lý kho hàng
tổng hợp đòi hỏi sự tổ chức và quản lý chặt chẽ.
Rủi ro về an ninh và thất thoát hàng hóa: Việc tập trung lưu trữ hàng hóa tại một nơi có
thể tăng rủi to về an ninh và thất thoát hàng hóa.
Đa dạng hàng hóa và quy mô lớn: Kho hàng tổng hợp đòi hỏi việc quản lý một lượng lớn
và đa dạng hàng hóa, có thể tạo thêm áp lực cho quy trình quản lý
3.3.4. Các hoạt động tại kho hàng tổng hợp.
Lưu trữ hàng hóa: Có thể lưu trữ nhiều loại hàng hóa khác nhau, bao gồm cả hàng hóa
xuất nhập khẩu, hàng hóa nội địa, hàng hóa nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, v.v.
Bảo quản hàng hóa: Được lưu trữ tại kho hàng tổng hợp phải được bảo quản trong điều
kiện an toàn, tránh hư hỏng, mất mát.
Phân phối hàng hóa: Kho hàng tổng hợp có thể thực hiện các hoạt động phân phối hàng
hóa đến các khu vực tiêu thụ.
Vận chuyển hàng hóa: Có thể kết hợp với các nhà vận tải để cung cấp dịch vụ vận chuyển
hàng hóa.
3.4. Kho hàng lạnh.
3.4.1 Khái niệm:
Kho lạnh, kho mát,... đểu là cách nói chung về loại kho có khả năng điều chỉnh các điều kiện
bảo quản như nhiệt độ, độ ẩm, phù hợp với các đặc tính lý tính, hóa học của hàng lưu trữ.
Kho lạnh giống như một tủ lạnh được phóng to, có diện tích lớn đáp ứng như cầu lưu trữ
cho các hàng hóa như:
- Rau củ quả, hoa tươi.
- Đồ thực phẩm, đồ đông lạnh, các sản phẩm cần cấp đông.
- Thủy hải sản.
- Vật tư, thiết bị y tế, các loại thuốc.
- Vacxin, sinh phẩm y học,...
lOMoARcPSD| 40425501
14
Hình 3.4. Kho hàng lạnh
3.4.2. Các hoạt động của kho hàng lạnh.
Lưu trữ hàng hóa: Kho hàng lạnh được sử dụng để lưu trữ các loại hàng hóa cần được
bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp.
Bảo quản hàng hóa: Hàng hóa được lưu trữ tại kho hàng lạnh phải được bảo quản trong
điều kiện an toàn, tránh hư hỏng, mất mát.
Phân phối hàng hóa: Hàng hóa được lưu trữ tại kho hàng lạnh có thể được phân phối đến
các khu vực tiêu thụ.
3.5 Kho CFS.
3.5.1. Khái niệm:
Kho CFS trong tiếng Anh là viết tắt của cụm từ Container Freight Station. Hiểu một cách
đơn giản là điểm giao hàng lẻ. Cụ thể, kho CFS là một hệ thống kho, bãi được sử dụng để thu
gom, chia tách hàng lẻ hy còn gọi là hàng LCL ( Less than container load).
Kho CFS nằm trong địa phận của cảng và thuộc quản lý của cơ quan hải quan. Mọi thủ tục
khai báo được thực hành và hoàn thành trước khi hàng được chuyển lên container.
Hình 3.5. Kho CFS
3.5.2. Các hoạt động của kho CFS:
Thu gom hàng hóa: Hàng hóa từ các chủ hàng khác nhau được tập kết tại kho CFS.
Chia tách hàng hóa: Hàng hóa từ container nhập khẩu được bóc tách thành các lô hàng
của từng chủ hàng.
lOMoARcPSD| 40425501
15
Đóng hàng hóa: Hàng hóa của các chủ hàng khác nhau được đóng chung vào container để
xuất khẩu.
Lưu trữ hàng hóa: Hàng hóa được lưu trữ tại kho CFS trong thời gian chờ xuất khẩu hoặc
nhập khẩu
3.6. Kho hàng không kéo dài.
3.6.1. Khái niệm:
Kho hàng không kéo dài hay Nhà ga hàng hóa kéo dài (Off – Airport Cargo Terminal)
khu vực kho, bãi có diện tích rộng lớn dùng để lưu trữ các loại hàng hóa, sản phẩm xuất nhập
khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không. Chịu sự kiểm tra, giám sát của quan hải
quan.
Ở khu vực Châu Á, việc áp dụng thành công kho hàng không kéo dài tại Nhật Bản với hai
cảng hàng không tại Narita, Kansai. Hay Trung Quốc với Cảng Hàng không Quốc tế Hồng
Kông
Tại Việt Nam, ALS là đơn vị tiên phong phát triển mô hình với hệ thống các nhà ga hàng
hóa hay kho hàng không kéo dài (Off Airport Cargo Terminal) nối liền với Cảng Hàng
không Quốc tế Nội Bải. Các kho hàng không kéo dài được nằm ở các khu công nghiệp ở Bắc
Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên hay các khu vực nội, ngoại thành Hà Nội có vị trí thuận lợi dễ
dàng di chuyển và kết nối thẳng sân bay.
Hàng 3.6. Công ty Cổ phần Logistics Hàng không – ALS
3.6.2. Các hoạt động tại kho hàng không kéo dài:
Lưu trữ hàng hóa: Kho hàng không kéo dài được sử dụng để lưu trữ hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không.
Bảo quản hàng hóa: Hàng hóa được lưu trữ tại kho hàng không kéo dài phải được bảo
quản trong điều kiện an toàn, tránh hư hỏng, mất mát.
Giải phóng hàng hóa: Hàng hóa được giải phóng khỏi kho hàng không kéo dài sau khi đã
hoàn thành thủ tục hải quan và các thủ tục khác theo quy định.
3.7. Chuỗi cung ứng lạnh.
lOMoARcPSD| 40425501
16
3.7.1. Khái niệm:
Chuỗi cung ứng lạnh (Cold Chain) là một chuỗi cung ứng có khả năng kiểm soát và duy trì
nhiệt độ thích hợp với các loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản lạnh khác nhau, nhằm đảm bảo
và kéo dài tuổi thọ của các mặt hàng nhạy cảm với nhiệt độ cao như sản phẩm nông nghiệp,
thủy hải sản, hàng đông lạnh chế biến, hoa tươi cắt cành, các sản phẩm dược phẩm đặc biệt là
vacxin.
Hình 3.7. Chuỗi cung ứng lạnh
3.7.2. Các hoạt động trong chuỗi cung ứng lạnh:
Thu hoạch và chế biến: Hàng hóa được thu hoạch và chế biến trong điều kiện nhiệt độ
thích hợp.
Vận chuyển:ng hóa được vận chuyển bằng các phương tiện có hệ thống làm lạnh để
duy trì nhiệt độ thích hợp.
Lưu trữ: Hàng hóa được lưu trữ tại các kho lạnh để đảm bảo nhiệt độ thích hợp.
Phân phối: Hàng hóa được phân phối đến tay người tiêu dùng trong điều kiện nhiệt độ
thích hợp.
Chương 4: MÃ SKU VAI TRÒ CỦATRONG HOẠT ĐỘNG KHO
BÃI
4.1. Khái niệm:
SKU – Stock Keeping Unit (Mã sản phẩm lưu kho) là một mã định danh duy nhất cho từng
sản phẩm giúp theo dõi hàng tồn kho dễ dàng hơn hay hiểu một cách đơn giản đó là mã hàng
hóa. SKU là công cụ quan trọng đối với các nhà bán lẻ và bán buôn, cho phép họ xác định sản
phẩm và giám sát mức tồn kho trên các hệ thống và kênh dựa trên một chuỗi các kí tự gồm số và/
hoặc chữ.
lOMoARcPSD| 40425501
17
Đối với một sản phẩm, những thuộc tính có thể đặt trong mã SKU bao gồm: loại sản phẩm,
nhà sản xuất, mô tả, vật liệu, kích thước, màu sắc, bao bì, các chính sách bảo hành... Tùy từng
lĩnh vực cũng như cách thức quản lý kho, cách tổ chức xây dựng doanh nghiệp, có thể thiết kế
SKU cho phù hợp. Chính vì vậy, mã SKU là 1 yếu tố quan trọng trong quy trình quản lý hàng
hóa và quản lý tồn kho.
Hình 4.1. mã SKU
Hình 4.2. Mã SKU
Trong các trường thông tin của sản phẩm, nên cân nhắc những thông tin nào là quan trọng
nhất và giúp bạn phân biệt được giữa sản phẩm này với các sản phẩm khác thì hãy đưa vào trong
mã SKU để tránh tình trạng nhồi nhét quá nhiều thông tin.
Thông thường một SKU nên gồm những yếu tố sau đây:
- Tên nhà sản xuất / tên thương hiệu
- Mô tả sản phẩm: về chất liệu (cotton, khaki, lụa, gấm…); hình dáng (dài, ngắn…)
- Ngày mua hàng:Gồm các số ngày, tháng, năm (chỉ nên dùng 2 số cuối)
lOMoARcPSD| 40425501
18
- Kho lưu trữ:Nếu bạn có nhiều kho hàng, bạn có thể có ký hiệu riêng cho từng kho theo
khu vực Hà Nội, Hồ Chí Minh… hay theo quận, huyện.
- Kích cỡ sản phẩm
- Màu sắc sản phẩm
- Tình trạng sản phẩm: còn mới hay đã qua sử dụng
Hình 4.3. Mô tả về mã SKU
Kết hợp tất cả các yếu tố (biến thể) trên lại cùng nhau, ta sẽ đặt SKU cho sản phẩm theo danh
mục một cách dễ dàng
4.2. Vai trò của SKU trong hoạt động kho bãi
Hoạt động kho bãi là quá trình theo dõi từ đầu đến cuối, từ đặt hàng, nhận hàng và nhập kho
đến đóng gói và vận chuyển sản phẩm, thế nên quản lý kho hiệu quả không hề là một công việc
dễ dàng, vậy SKU sẽ đem lại những vai trò nào cho doanh nghiệp cũng như nhà cung cấp?
SKU của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp quản trị tốt hàng hóa trong kho bãi từ đó có thể
kiểm tra được chính xác hàng trong kho, đảm bảo cho kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hóa.
SKU giúp chúng ta nắm được chính xác số lượng hàng hóa và biết được được công suất kho
còn dư hay không. Nếu không có đủ hàng hóa trong kho, thì nhà cung cấp đang lãng phí khả
năng sinh lời của kho hàng. Còn nếu có quá nhiều hàng hóa thì sẽ dẫn đến tình trạng kho không
đủ sức chứa, đình trệ trong việc bảo quản hàng hóa.
Dựa vào tần suất nhập, xuất hàng của từng SKU, ta có thể xác định được mặt hàng nào luân
chuyển nhiều nhất và mặt hàng nào đang hoạt động kém hiệu quả. Điều này không chỉ cung cấp
cho bạn bức tranh rõ ràng hơn về các dòng lợi nhuận mà còn giúp bạn đưa ra các quyết định
chiến lược về sản phẩm nhằm giúp doanh nghiệp tăng trưởng trong tương lai
Ngoài ra, SKU tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định mức tồn kho tối thiểu và tối đa. Nhờ
việc xác định các ngưỡng này, bạn có thể biết khi nào cần thực hiện đơn đặt hàng mới.
lOMoARcPSD| 40425501
19
Hình 4.4. Phân loại hàng hóa bằng mã SKU
SKU đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và là công cụ hữu ích giúp bạn tìm kiếm nhanh
chóng, quản lý sản phẩm một cách dễ dàng và khoa học khi danh mục sản phẩm kinh doanh
ngày một mở rộng và đa dạng với những vai trò quan trọng. Tuy SKU ở dạng truyền thống, có
thể xảy ra một số vấn đề trong quá trình in ấn hay chất lượng in không đạt chuẩn dẫn đến tình
trạng không đọc được mã vạch, gây rất nhiều khó khăn cho người quản lý. Nhưng hiện nay, việc
tạo ra các mã Sku nội bộ, được mã hóa thành barcode sản phẩm đã đem lại sự thuận tiện cao. Nó
được xem là giải pháp tối ưu, giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc số hóa cũng như quản lý
hàng trăm, hàng ngàn loại sản phẩm khác nhau.
Chương 5: SO SÁNH MÔ HÌNH CROSS DOCKING VÀ MÔ HÌNH KHO
HÀNG TRUYỀN THỐNG
5.1. Mô hình Cross Docking:
5.1.1. Khái niệm:
hình Cross Docking được hiểu một hệ thống phân phối hàng hóa. Hàng hóa được
nhận trực tiếp từ kho hoặc trung tâm phân phối, không cần đem vào vị trí lưu trữ mà luôn
sàng vận chuyển đến cửa hàng bán lẻ/khách hàng.
lOMoARcPSD| 40425501
20
Hình 5.1. Mô hình Cross Docking
5.1.2. Phân loại:
Cross Docking nhà sản xuất (Manufacturing Cross Docking): Hỗ trợ tổng hợp c nguồn
cung ứng hàng hóa đầu vào để hỗ trợ JIT (Đúng sản phẩm – đúng số lượng – đúng nơi – đúng
thời điểm cần thiết) trong quá trình sản xuất.
Cross Docking nhà phân phối (Distributor Cross Docking): Đây là hoạt động hỗ trợ và thu
gom hàng hóa từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau. Sau khi nhận xong lô hàng cuối cùng, tất
cả hàng hóa đều được tập hợp chung một pallet và giao cho khách hàng
Cross Docking vận tải (Transportation Cross Docking): Thu gom và kết hợp nhiều lô hàng
từ các nhà vận tải khác nhau theo hình LTL (Less than truckload vận chuyển sản phẩm
lẻ bằng xe tải) hay theo các lô nhỏ với mục đích đem lại lợi ích về quy mô giao dịch
Cross Docking bán lẻ (Retail Cross Docking): Người phân phối sẽ nhập hàng hóa từ nhiều
nhà cung cấp khác nhau và vận chuyển đến những cơ sở kinh doanh bán lẻ trên thị trường
Cross Docking cơ hội (Opportunistic Cross Docking): Hoạt động này có thể áp dụng tại bất
cứ kho hàng nào. Nhà phân phối có thể chuyển hàng hóa từ điểm nhận đến điểm chuyển hàng
để đáp ứng một đơn đặt hàng của khách hàng
Một số loại hàng phù hợp vận chuyển bằng cross docking
Các mặt hàng dễ hư hỏng cần vận chuyển ngay lập tức
lOMoARcPSD| 40425501
21
Hình 5.2. Hoa quả
Nguồn : Internet
Mặt hàng chất lượng cao mà không cần phải kiểm tra chất lượng trong quá trình nhận hàng
Sản phẩm được gắn thẻ ,nhãn mác và sẵn sàng bán cho khách hàng
Mặt hàng quảng cáo và các mặt hàng đang được đưa ra thị trường
Các loại sản phẩm bán lẻ chủ lực với 1 nhu cầu ổn động và biến động thấp
Hình 5.3. Các loại bánh kẹo bán lẻ
· Các đơn hàng của khách hàng của khách hàng được chọn và đóng gói từ 1 nhà máy sản
xuất hoặc kho
5.2. Mô hình kho hàng truyền thống.
5.2.1. Khái niệm: hình kho vận trong đó hàng hóa được lưu trữ trung gian trước khi được
vận chuyển đến khách hàng. Mô hình này thường được sử dụng cho các mặt hàng có vòng đời
dài, không có nhu cầu giao hàng nhanh chóng.
lOMoARcPSD| 40425501
22
Hình 5.4 Mô hình kho hàng truyền thống
5.3. So sánh mô hình Cross Docking và mô hình kho hàng truyền thống.
Cross Docking
Hình thức quản lý kho hàng hiệu quả,
hàng hóa được nhận và chuyển giao ngay
lập tức
Quá trình xử lý hàng hóa trong kho
nhanh chóng và đơn giản, bao gồm việc
kiểm tra, đóng gói và chuyển giao hàng hóa.
Thường không có khu vực lưu trữ lâu dài
và các công đoạn xử lý phức tạp.
Thời gian lưu trữ ng hóa trong kho
thường rất ngắn, giúp giảm thiểu chi phí lưu
trữ.
Yêu cầu lượng lớn vốn đầu tư vì chỉ tiết
kiệm chi phí khi mô hình này hoạt động
trơn tru,không sai sót
Chi phí vận tải cao
Tốn nhiều thời gian khi gặp trục trặc
lOMoARcPSD| 40425501
23
Chương 6: An toàn lao động trong kho hàng
6.1. Khái niệm.
6.2. Các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong kho hàng.
6.3. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong kho hàng
lOMoARcPSD| 40425501
24
Chương 7: KẾT LUẬN
| 1/24

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40425501
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN ĐỀ 3:
LƯỢNG GIẢM TỰ NHIÊN, TỔN THẤT HÀNG
HÓA VÀ HOẠT ĐỘNG KHO HÀNG
Họ và tên giảng viên : THS. NGUYỄN THỊ HỒNG THU Môn
: HÀNG HÓA VẬN TẢI Nhóm thực hiện : NHÓM 3
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2023 lOMoAR cPSD| 40425501 2 Tên thành viên Nhiệm vụ
% hoàn thành nhiệm vụ Đinh Gia Huy Nội dung 100% Nguyễn Thái Quân Nội dung 100% Trương Hồng Nhung Nội dung 100% Nguyễn Thị Mỹ Ngân Tổng hợp Word 100% Thái Văn Quang Nội dung 100% Nguyễn Ngọc Mai Anh Nội dung 100% Lang Trấn Nghiệp Tổng hợp Word 100% Nguyễn Lê Đạo Dũng Nội dung 100% Hồ Huỳnh Quỳnh Như Nội dung 100%
Chương 1: LƯỢNG GIẢM TỰ NHIÊN VÀ TỔN THẤT HÀNG HÓA
1.1. Lượng giảm tự nhiên.
1.1.1. Khái niệm: Lượng giảm tự nhiên (hay hao hụt tự nhiên) là sự thay đổi (giảm bớt) về
trọng lượng của hàng hoá trong quá trình vận tải. lOMoAR cPSD| 40425501 3 1.1.2. Nguyên nhân:
Giảm trọng lượng do hàng hóa bốc hơi:Trong quá trình vận tải ,một số loại hàng do
những đặc điểm riêng mà có thể bị bốc hơi, làm giảm trọng lượng trong thực tế của
chúng. Hiện tượng bốc hơi này thường được xem là có liên quan mật thiết tới tính chất
của hàng hoá. (các tác động từ môi trường cũng có thể ảnh hưởng rất nhiều tới lượng hao
hụt tự nhiên của hàng hoá. Nổi bật có thể kể tới nhiệt độ, độ ẩm trong quá trình vận chuyển hàng hoá).
VD: rau quả tươi, xăng, dầu...
Giảm trọng lượng do rơi vãi: Trong quá trình vận tải, các loại hàng hạt nhỏ, hàng
lỏng, hàng đổ đống... bị giảm khối lượng do bị rơi vãi. Nguyên nhân gây ra rơi vãi là do:
bao bì và chất lượng bao bì không đảm bảo, do khi vận chuyển hàng hoá bị xô, bị lắc, bị chấn động ...
Lượng hao hụt tự nhiên là không thể tránh khỏi .Chính vì lý do này, nhiều nước đã
đưa ra thông tin về lượng hàng hóa hao hụt được phép cho từng loại.VD:
Nước nga quy định cho từng loại hàng hoá do yếu tố di chuyển trong giới hạn từ 0,1% -
3,4% so với khối lượng vận chuyển.
1. đối với rau quả tươi như: su hào, bắp cải, hành tươi thì tỉ lệ hao hụt tự nhiên là: 3,30% 2. muối hạt: 3,0%
3. vận chuyển bột mì, nếu khoảng cách vận chuyển dưới 1000 km, tỉ lệ hao hụt tự
nhiên là: 0,1%, khoảng cách từ 1000 - 2000 km: 0,15% và cự li trên 2000 km là 0,20%
4. Đối với xăng A72 tỉ lệ này còn phụ thuộc theo mùa: mùa hè: 0,84%; mùa đông: 0,42%.
1.2. Tổn thất hàng hóa.
1.2.1. Khái niệm: Tổn thất hàng hóa là hao hụt về số lượng về chất lượng hàng hóa trong qua
trình vận tải do hàng hóa biến chất, hư hỏng, mất mát,do lỗi của người vận tải thiếu tinh
thần trách nhiệm gây nên (người vận tải sẽ bồi thường). 1.2.2. Nguyên nhân:
- Hiện tượng biển thủ (tham ô) hàng hoá trong quá trình vận tải.
- Bao bì bị hư hỏng trong khi xếp dỡ (do phương pháp xếp dỡ không đảm bảo theo yêu
cầu kĩ thuật qui định).
- Trong quá trình xếp dỡ,bảo quản không chú ý đến ký nhãn hiệu,trọng lượng một mã
hàng quá sức nâng của cần trục, công cụ mang hàng không được kiểm tra trước khi sử dụng,v.v…
- Trong hầm tàu hàng bị nén ép, xô đẩy khi tàu chạy do xếp quá chiều cao cho phép,
chènlót không cẩn thận,v.v…
- Hàng thấm nước hoặc do ẩm ướt (Trước khi xếp hàng lên phương tiện không tuân thủ
qui định về vệ sinh; không chèn lót cẩn thận, phương tiện không có khả năng che chắn
hàng hoá, Xếp hàng khô lẫn với hàng ẩm, ướt mà không ngăn cách tốt; xếp lẫn hàng có
mùi để mùi lây lan sang các hàng khác) lOMoAR cPSD| 40425501 4
- Hàng bị ảnh hưởng của nhiệt độ không phù hợp (nhiệt độ quá cao/thấp).
- Do thông gió không kịp thời.
- Tổn thất hàng do xác côn trùng, vi sinh vật có hại ( Thường xảy ra ở các loại hàng
lương thực, thực phẩm như lúa, gạo,rau củ,v.v...).
- Gặp sự cố bất ngờ như cháy nổ,tai nạn,v.v…
1.3. Sự khác nhau giữa Lượng giảm tự nhiên và Tổn thất hàng hóa.
Lượng giảm tự nhiên
Tổn thất hàng hóa Nguyên nhân
+ Do các yếu tố tự nhiên như
+ Do sự vô ý thiếu trách nhiệm
môi trường, thời tiết, độ ẩm,
của con người làm công tác vận tải nhiệt độ,...
và bảo quản gây ra cho nên người
vận tải phải chịu trách nhiệm bồi
+ Do sự tác động của đặc tính thường hàng hóa
+ Do điều kiện kỹ thuật xếp dỡ Kiểm soát
+ Không thể kiểm soát được
+ Có thể kiểm soát được hoàn toàn hoàn toàn Bồi thường
+ Người vận chuyển không phải + Người vận chuyển phải bồi bồi thường thường
1.4. Ví dụ minh họa.
Biển thủ (tham ô) hàng hóa không được tính là “Lượng giảm tự nhiên” mà quy vào nguyên
nhân tổn thất hàng hóa.( Hao hụt tự nhiên được áp dụng trong trường hợp không có cơ sở
nghi ngờ do biển thủ (tham ô) hàng hoá trong quá trình vận tải).
Tỉ lệ hao hụt tự nhiên nằm trong giới hạn từ 0,1%- 3,4% so với khối lượng vận chuyển sẽ
được xem là “lượng giảm tự nhiên” thông thường tỉ lệ hao hụt tự nhiên vượt quá mức này sẽ
được quy vào “tổn thất hàng hóa”.
Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HƯ HỎNG, THIẾU HỤT
HÀNG HÓA. GIỚI THIỆU CÁC LOẠI THÔNG GIÓ VÀ NGUYÊN TẮC
THÔNG GIÓ TRONG KHO HÀNG VÀ TRONG VẬN TẢI

2.1. Một số biện pháp phòng ngừa hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa
Kiểm tra hàng hóa trước và sau khi nhận: Kiểm tra hàng hóa cẩn thận và ghi chép lại bất kì
hư hỏng hoặc thiếu hụt nào. Điều này giúp xác định nguồn gốc của vấn đề và đưa ra các biện
pháp sữa chữa hoặc bồi thường thích hợp.
Sử dụng đóng gói chất lượng cao: Sử dụng đóng gói chất lượng, bao gồm thùng cartoon,
pallets, vật liệu bảo vệ, chèn lót như bọt biển, túi khí hoặc giấy kín để đảm bảo hàng hóa được
bảo vệ khỏi va đập và yếu tố môi trường.
Gắn mác rõ ràng và chính xác: Đảm bảo rằng tất cả hàng hóa được gắn mác với thông tin
đầy đủ, rõ ràng và chính xác về sản phẩm, khối lượng, kích thước, ngày sản xuất, ngày hết hạn lOMoAR cPSD| 40425501 5
Sử dụng phương tiện vận chuyển phù hợp: Chọn phương tiện phù hợp với loại hàng hóa.
Điều này bao gồm việc lựa chọn xe cơ giới, container, hoặc khoang tàu biển phù hợp với tính chất của hàng hóa.
Giám sát nhiệt độ và độ ẩm: Đối với hàng hóa nhạy cảm về nhiệt độ và độ ẩm, sử dụng thiết
bị giám sát và điều khiển để đảm bảo rằng điều kiện lý tưởng được duy trì suốt quá trình vận chuyển và lưu trữ.
Đào tạo và quản lí nhân viên: Đào tạo nhân viên vận chuyển và lưu trữ hàng hóa để họ hiểu
cách đối phó với các tình huống đặc biệt, và đảm bảo rằng họ tuân thủ quy trình và quy tắc an toàn.
Bảo vệ an ninh: Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh để đảm bảo rằng hàng hóa không bị
mất trộm hoặc bị gian lận trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
Giám sát liên tục: Sử dụng các hệ thống giám sát và theo dõi liên tục để theo dõi hàng hóa
trong thời gian vận chuyển và lưu trữ để có thể phát hiện kịp thời và giải quyết các vấn đề.
Xác nhận giao nhận chính xác: Khi giao nhận hàng hóa, đảm bảo rằng số lượng và tình
trạng hàng hóa được kiểm tra và xác nhận một cách chính xác, và ghi chép lại thông tin này
2.2. Các loại thông gió trong kho hàng và trong vận tải 2.2.1: Trong kho hàng:
- Quạt điện tử: Là hệ thống thông gió sử dụng quạt điện tử để tạo lưu thông không khí
trong kho hàng. Thường có động cơ mạnh mẽ và được điều chỉnh để kiểm soát tốc độ
gió. Đặc biệt để làm lạnh kho hoặc tạo áp suất không khí thích hợp.
Hình 2.1. Quạt dàn kho lạnh
- Cửa sổ thông gió: Có thể được mở hoặc đóng để kiểm soát luồng không khí và nhiệt độ trong kho hàng. lOMoAR cPSD| 40425501 6
Hình 2.2. Cửa sổ thông gió
- Quạt thông gió: Là một thiết bị quan trọng giúp cải thiện chất lượng không khí và duy
trì môi trường làm việc an toàn cho nhân viên. Có thể sử dụng để loại bỏ không khi ô
nhiễm và ẩm ướt, và điều hòa nhiệt độ trong kho.
Hàng 2.3. Quạt thông gió
- Máy làm lạnh và điều hòa không khí: Được sử dụng để duy trì nhiệt độ và độ ẩm ổn
định trong kho, thường kết hợp với hệ thống thông gió để đảm bảo nhiệt độ và không khí
trong kho hàng được làm lạnh và lưu thông một cách hiệu quả. lOMoAR cPSD| 40425501 7
Hình 2.4. Máy làm lạnh trong kho hàng
Hình 2.5. Hệ thống điều hòa không khí
- Quạt trần: Là hệ thống thông gió treo trên trần kho hàng và tạo luồng không khí được
sử dụng để duy trì nhiệt độ và độ ẩm ổn định trong kho.
Hình 2.6. Quạt trần trong kho hàng
- Hệ thống hút khói: Được sử dụng để loại bỏ khói và không khí độc hại.
Hình 2.7. Hệ Thống hút khói
2.2.2: Trong vận tải:
- Cửa sổ thông gió: Thường được trang bị cửa sổ có thể mở và đóng để tạo lưu thông không khí tự nhiên. lOMoAR cPSD| 40425501 8
Hình 2.8. Cửa sổ thông gió trượt
- Hệ thống điều hòa không khí: Là một phần quan trọng để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm
bên trong. Có thể cung cấp không khí làm mát và thông gió điều khiển
Hình 2.9. hệ thống điều hòa không khí
- Quạt vận tải: Được lấp đặt để tạo lưu thông không khí trong cabin hoặc không gian
vận chuyển. Giúp cải thiện luồng không khí và sự thoải mái của hành khách hoặc thủy thủ.
Hình 2.10. Quạt vận tải
- Hệ thống gió dưới sàn: Được sử dung để cung cấp không khí sạch và làm mát dưới sàn
để bảo vệ hàng hóa khỏi nhiệt độ cao và độ ẩm.
Hình 2.11. Hệ thống thông gió dưới sàn -
Hệ thống thông gió trong container: Được thiết kế để cải thiện điều kiện bên
trong, làm mát hoặc làm khô không khí. lOMoAR cPSD| 40425501 9 -
Cửa thông gió trên tàu biển: Được sử dụng để tạo lưu thông không khí và kiểm
soát điều kiện trong các khoang chứa hàng, có thể mở hoặc đòn theo tùy nhu cầu.
Hình 2.12. Cửa sổ thông gió trên tàu.
2.3. Nguyên tắc thông gió trong kho hàng và vận tải. 2.3.1. Trong kho hàng:
Lựa chọn vị trí và thiết kế kho hàng hợp lý: Để tối ưu hóa lưu thông không khí, lựa chọn vị
trí kho hàng sao cho có thể tận dụng lợi ích từ gió tự nhiên. Thiết kế kho hàng với các cửa sổ
hoặc lỗ thoát không khí ở các vị trí chiến lược để tạo lưu thông không khí hiệu quả.
Sử dụng quạt và hệ thống thông gió cơ học: Trong kho hàng lớn hoặc trong trường hợp
cần, sử dụng quạt và hệ thống thông gió cơ học để tạo lưu thông không khí. Các quạt có thể được
đặt ở các vị trí chiến lược để đảm bảo lưu thông đều và hiệu quả.
Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm: Sử dụng hệ thống thông gió để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm
bên trong bên kho. Điều này có thể đòi hỏi điều khiển lưu thông không khí và sử dụng thiết bị
như máy làm lạnh hoặc máy sấy.
Bảo vệ hàng hóa khỏi bụi và cặn bã: Đảm bảo rằng hệ thống thông gió được bảo dưỡng định
kỳ để loại bỏ bụi bẩn và cặn bã. Bụi bẩn có thể thể gây hư hỏng hàng hóa và làm giảm hiệu suất thông gió.
Làm sạch và bảo dưỡng thường xuyên: Hệ thống thông gió cần được làm sạch và bảo
dưỡng định kỳ để đảm bảo rằng nó hoạt động hiệu quả. Điều này bao gồm việc kiểm tra quạt, lọc
không khí, và các thành phần khác của hệ thống.
An toàn: Đảm bảo rằng hệ thống thông gió không tạo ra nguy cơ an toàn cho nhân viên hoặc
hàng hóa. Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng không có mối nguy hiểm từ quạt hoặc thiết bị thông gió. 2.3.2: Trong vận tải:
Đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động: Đảm bảo rằng các phương tiện vận chuyển có hệ
thống thông gió hoạt động tốt và được bảo dưỡng định kỳ. Điều này bao gồm kiểm tra quạt và
cửa sổ, và đảm bảo rằng chúng ta có thể tạo lưu thông không khí cần thiết.
Kiểm soát nhiệt độ: Trong vận tải hàng hóa nhạy cảm về nhiệt độ, hệ thống thông gió cần
được sử dụng để duy trì nhiệt độ lý tưởng. Điều này có thể làm bằng cách điều chỉnh quạt hoặc
cửa sổ để tạo sự tuần hoàn không khí trong khoang. lOMoAR cPSD| 40425501 10
Đảm bảo không khí tươi: Đảm bảo rằng không khí bên ngoài có thể được cung cấp vào
khoang vận chuyển để duy trì sự tươi mát và sạch sẽ. Điều này giúp duy trì hiệu suất và đảm bảo không gian sạch sẽ.
Làm sạch và bảo quản hệ thống thông gió: Hệ thống thông gió cần được làm sạch định kỳ
để loại bỏ bụi bẩn và cặn bã. Điều này giúp duy trì hiệu suất và đảm bảo không gian không khí sạch sẽ.
Điều khiển tốc độ thông gió: Trong trường hợp cần, điều khiển tốc độ thông gió để đảm bảo
rằng hàng hóa không bị tác động bởi luồng không khí quá mạnh hoặc quá yếu.
An toàn: Đảm bảo rằng hệ thống thông gió không tạo ra nguy cơ va chạm hoặc hiểm họa cho
nhân viên hoặc hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Chương 3: CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CẢNG ICD, KHO NGOẠI
QUAN, KHO HÀNG TỔNG HỢP, KHO HÀNG LẠNH, KHO CFS, KHO
HÀNG KHÔNG KÉO DÀI, CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH
3.1. Cảng cạn ICD. 3.1.1. Khái niệm:
ICD (Inland Container Depot) là cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa hoặc gọi tắc là Depot.
Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải
hàng hóa bằng container gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa
khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế.
Theo Điều 04, Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định rằng: Cảng cạn là một bộ phận thuộc
kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động cảng
biển, cảng hàng không, cảng đường thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời
có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu bằng đường biển.
Hình 3.1. Cảng cạn ICD Móng Cái
3.1.2. Các hoạt động của cảng cạn ICD
Tập kết container và trung chuyển hàng hóa: là nơi tập kết, trung chuyển hàng hóa
từ khu vực sản xuất, tiêu thụ và đến cảng biển. Được vận chuyển bằng đường sắt, đường
bộ và đường thủy nội địa. lOMoAR cPSD| 40425501 11
Lưu trữ hàng hóa: Để lưu trữ hàng hóa trong thời gian chờ vận chuyển đến cảng
biển hoặc đến những khu vực tiêu thụ.
Phân phối hàng hóa: Có thể phân phối hàng hóa đến các khu vực tiêu thụ bằng các phương tiện vận tải.
Làm thủ tục hải quan: Được phép làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển bằng container.
Giảm thời gian lưu thông hàng hóa: Nhờ có các dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi, thủ
tục hải quan,... cảng cạn giúp giảm được thời gian lưu thông hàng hóa 3.2. Kho ngoại quan. 3.2.1. Khái niệm:
Theo khoản 10 Điều 4 Luật Hải quan 2014, kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ
hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào
gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.
Hình 3.2. Kho ngoại quan
3.2.2. Các hoạt động của kho ngoại quan
Căn cứ Điều 83 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan trực tiếp
thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ kho ngoại quan hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện
các dịch vụ sau đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan:
Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì, đóng ghép hàng hóa: Có thể thực hiện các hoạt động
gia công, chế biến hàng hóa trong thời gín chờ xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Phải được thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa: Kho ngoại quan có thể thực hiện
các hoạt động phân phối, vận chuyển hàng hóa hoặc bảo dưỡng hàng khóa khi hàng hóa đã
được xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Mua bán và chuyển quyền sở hữu hàng hóa: Có thể thực hiện các hoạt động mua bán,
chuyển nhượng hàng hóa trong thời gina lưu giữ tại kho. Phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Lưu trữ, bảo quản hàng hóa: Đây là hoạt động cơ bản nhất tại kho ngoại quan. Được lưu
giữ trong kho ngoại quan phải được bảo quản trong điều kiện an toàn, tránh hư hỏng, mất mát. lOMoAR cPSD| 40425501 12
3.3 Kho hàng tổng hợp. 3.3.1: Khái niệm:
Kho hàng chứa hàng tổng hợp hay còn gọi kho chung là nơi lưu trữ hàng hóa từ nhiều
nguồn khác nhau, thường sử dụng trong mô hình kinh doanh B2B và B2C. Các công ty sử
dụng kho để lưu trữ hàng hóa trước khi được phân phối đến các cửa hàng bán lẻ, đại lý hoặc
trực tiếp đến khách hàng. Đây cũng là nơi các nhà cung cấp có thể gửi hàng trực tiếp, giúp
giảm thời gin và chi phí vận chuyển.
Hình 3.2. Kho hàng tổng hợp.
3.3.2: Khi nào sử dụng kho hàng tổng hợp?
Việc sử dụng kho hàng tổng hợp phù hợp kho doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí lưu trữ
và vận chuyển, tối ưu hóa quy trình kinh doanh và nâng cao khả năng đáp ứng nhanh chóng
trước yêu cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp muốn tối ưu quy trình kinh doanh: Giải pháp phù hợp khi doanh nghiệp
mong muốn cải thiện hiệu suất toàn bộ quy trình kinh doanh. Khi tập trung hàng hóa vào một
nơi duy nhất, doanh nghiệp có thể giảm bớt thời gian và tài nguyên cần thiết để quản lý và vận chuyển hàng hóa.
Có nhiều nhà cung cấp ở cùng một khu vực địa lý: Việc sử dụng kho chung sẽ giúp tập
trung nguồn cung cấp lại với nhau. Điều này giúp giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển
hàng hóa từ các nhà cung cấp đến kho lưu trữ và ngược lại, cùng việc tối ưu hóa việc quản lý
danh sách các nhà cung cấp.
Muốn đáp ứng nhanh chóng trước nhu cầu khách hàng: Giải pháp xử lý hàng hóa từ
nhiều nguồn cung cấp và gửi từng phần riêng lẻ, doanh nghiệp có thể lấy hàng từ kho tổng
hợp và giao hàng nhanh chóng cho khách hàng một cách hiệu quả.
3.3.3. Ưu và nhược điểm cuatr kho tổng hợp. 3.3.3.1. Ưu diểm:
Tiết kiệm chi phí: Giúp giảm chi phí vận chuyển và lưu trữ bằng cách tập trung hàng hóa ở một nơi. lOMoAR cPSD| 40425501 13
Tối ưu hóa quy trình kinh doanh: Quy trình kinh doanh được tối ưu hóa thông qua việc
loại bỏ các bước không cần thiết trong chuỗi cung ứng.
Tăng cường khả năng đáp ứng nhanh chóng: Cho phép doanh nghiệp đáp ứng nhanh
chóng như cầu của khách hàng bằng cách gửi hàng trực tiếp từ kho.
Tăng cường độ tin cậy và uy tín: Các doanh nghiệp hiệu quả trong quản lý hàng hóa thường
được khách hàng 琀椀 n tưởng hơn và đánh giá cao hơn về độ phục vụ nhanh chóng. 3.3.3.2. Nhược điểm:
Quy trình quản lý phức tạp: Do đa dạng hàng hóa và quy mô lớn, việc quản lý kho hàng
tổng hợp đòi hỏi sự tổ chức và quản lý chặt chẽ.
Rủi ro về an ninh và thất thoát hàng hóa: Việc tập trung lưu trữ hàng hóa tại một nơi có
thể tăng rủi to về an ninh và thất thoát hàng hóa.
Đa dạng hàng hóa và quy mô lớn: Kho hàng tổng hợp đòi hỏi việc quản lý một lượng lớn
và đa dạng hàng hóa, có thể tạo thêm áp lực cho quy trình quản lý
3.3.4. Các hoạt động tại kho hàng tổng hợp.
Lưu trữ hàng hóa: Có thể lưu trữ nhiều loại hàng hóa khác nhau, bao gồm cả hàng hóa
xuất nhập khẩu, hàng hóa nội địa, hàng hóa nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, v.v.
Bảo quản hàng hóa: Được lưu trữ tại kho hàng tổng hợp phải được bảo quản trong điều
kiện an toàn, tránh hư hỏng, mất mát.
Phân phối hàng hóa: Kho hàng tổng hợp có thể thực hiện các hoạt động phân phối hàng
hóa đến các khu vực tiêu thụ.
Vận chuyển hàng hóa: Có thể kết hợp với các nhà vận tải để cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa. 3.4. Kho hàng lạnh. 3.4.1 Khái niệm:
Kho lạnh, kho mát,... đểu là cách nói chung về loại kho có khả năng điều chỉnh các điều kiện
bảo quản như nhiệt độ, độ ẩm, phù hợp với các đặc tính lý tính, hóa học của hàng lưu trữ.
Kho lạnh giống như một tủ lạnh được phóng to, có diện tích lớn đáp ứng như cầu lưu trữ cho các hàng hóa như: - Rau củ quả, hoa tươi.
- Đồ thực phẩm, đồ đông lạnh, các sản phẩm cần cấp đông. - Thủy hải sản.
- Vật tư, thiết bị y tế, các loại thuốc.
- Vacxin, sinh phẩm y học,... lOMoAR cPSD| 40425501 14
Hình 3.4. Kho hàng lạnh
3.4.2. Các hoạt động của kho hàng lạnh.
Lưu trữ hàng hóa: Kho hàng lạnh được sử dụng để lưu trữ các loại hàng hóa cần được
bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp.
Bảo quản hàng hóa: Hàng hóa được lưu trữ tại kho hàng lạnh phải được bảo quản trong
điều kiện an toàn, tránh hư hỏng, mất mát.
Phân phối hàng hóa: Hàng hóa được lưu trữ tại kho hàng lạnh có thể được phân phối đến các khu vực tiêu thụ. 3.5 Kho CFS. 3.5.1. Khái niệm:
Kho CFS trong tiếng Anh là viết tắt của cụm từ Container Freight Station. Hiểu một cách
đơn giản là điểm giao hàng lẻ. Cụ thể, kho CFS là một hệ thống kho, bãi được sử dụng để thu
gom, chia tách hàng lẻ hy còn gọi là hàng LCL ( Less than container load).
Kho CFS nằm trong địa phận của cảng và thuộc quản lý của cơ quan hải quan. Mọi thủ tục
khai báo được thực hành và hoàn thành trước khi hàng được chuyển lên container. Hình 3.5. Kho CFS
3.5.2. Các hoạt động của kho CFS:
Thu gom hàng hóa: Hàng hóa từ các chủ hàng khác nhau được tập kết tại kho CFS.
Chia tách hàng hóa: Hàng hóa từ container nhập khẩu được bóc tách thành các lô hàng của từng chủ hàng. lOMoAR cPSD| 40425501 15
Đóng hàng hóa: Hàng hóa của các chủ hàng khác nhau được đóng chung vào container để xuất khẩu.
Lưu trữ hàng hóa: Hàng hóa được lưu trữ tại kho CFS trong thời gian chờ xuất khẩu hoặc nhập khẩu
3.6. Kho hàng không kéo dài. 3.6.1. Khái niệm:
Kho hàng không kéo dài hay Nhà ga hàng hóa kéo dài (Off – Airport Cargo Terminal) là
khu vực kho, bãi có diện tích rộng lớn dùng để lưu trữ các loại hàng hóa, sản phẩm xuất nhập
khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
Ở khu vực Châu Á, việc áp dụng thành công kho hàng không kéo dài tại Nhật Bản với hai
cảng hàng không tại Narita, Kansai. Hay Trung Quốc với Cảng Hàng không Quốc tế Hồng Kông
Tại Việt Nam, ALS là đơn vị tiên phong phát triển mô hình với hệ thống các nhà ga hàng
hóa hay kho hàng không kéo dài (Off – Airport Cargo Terminal) nối liền với Cảng Hàng
không Quốc tế Nội Bải. Các kho hàng không kéo dài được nằm ở các khu công nghiệp ở Bắc
Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên hay các khu vực nội, ngoại thành Hà Nội có vị trí thuận lợi dễ
dàng di chuyển và kết nối thẳng sân bay.
Hàng 3.6. Công ty Cổ phần Logistics Hàng không – ALS
3.6.2. Các hoạt động tại kho hàng không kéo dài:
Lưu trữ hàng hóa: Kho hàng không kéo dài được sử dụng để lưu trữ hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không.
Bảo quản hàng hóa: Hàng hóa được lưu trữ tại kho hàng không kéo dài phải được bảo
quản trong điều kiện an toàn, tránh hư hỏng, mất mát.
Giải phóng hàng hóa: Hàng hóa được giải phóng khỏi kho hàng không kéo dài sau khi đã
hoàn thành thủ tục hải quan và các thủ tục khác theo quy định.
3.7. Chuỗi cung ứng lạnh. lOMoAR cPSD| 40425501 16 3.7.1. Khái niệm:
Chuỗi cung ứng lạnh (Cold Chain) là một chuỗi cung ứng có khả năng kiểm soát và duy trì
nhiệt độ thích hợp với các loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản lạnh khác nhau, nhằm đảm bảo
và kéo dài tuổi thọ của các mặt hàng nhạy cảm với nhiệt độ cao như sản phẩm nông nghiệp,
thủy hải sản, hàng đông lạnh chế biến, hoa tươi cắt cành, các sản phẩm dược phẩm đặc biệt là vacxin.
Hình 3.7. Chuỗi cung ứng lạnh
3.7.2. Các hoạt động trong chuỗi cung ứng lạnh:
Thu hoạch và chế biến: Hàng hóa được thu hoạch và chế biến trong điều kiện nhiệt độ thích hợp.
Vận chuyển: Hàng hóa được vận chuyển bằng các phương tiện có hệ thống làm lạnh để
duy trì nhiệt độ thích hợp.
Lưu trữ: Hàng hóa được lưu trữ tại các kho lạnh để đảm bảo nhiệt độ thích hợp.
Phân phối: Hàng hóa được phân phối đến tay người tiêu dùng trong điều kiện nhiệt độ thích hợp.
Chương 4: MÃ SKU VÀ VAI TRÒ CỦA MÃ TRONG HOẠT ĐỘNG KHO BÃI 4.1. Khái niệm:
SKU – Stock Keeping Unit (Mã sản phẩm lưu kho) là một mã định danh duy nhất cho từng
sản phẩm giúp theo dõi hàng tồn kho dễ dàng hơn hay hiểu một cách đơn giản đó là mã hàng
hóa. SKU là công cụ quan trọng đối với các nhà bán lẻ và bán buôn, cho phép họ xác định sản
phẩm và giám sát mức tồn kho trên các hệ thống và kênh dựa trên một chuỗi các kí tự gồm số và/ hoặc chữ. lOMoAR cPSD| 40425501 17
Đối với một sản phẩm, những thuộc tính có thể đặt trong mã SKU bao gồm: loại sản phẩm,
nhà sản xuất, mô tả, vật liệu, kích thước, màu sắc, bao bì, các chính sách bảo hành... Tùy từng
lĩnh vực cũng như cách thức quản lý kho, cách tổ chức xây dựng doanh nghiệp, có thể thiết kế
SKU cho phù hợp. Chính vì vậy, mã SKU là 1 yếu tố quan trọng trong quy trình quản lý hàng
hóa và quản lý tồn kho. Hình 4.1. mã SKU Hình 4.2. Mã SKU
Trong các trường thông tin của sản phẩm, nên cân nhắc những thông tin nào là quan trọng
nhất và giúp bạn phân biệt được giữa sản phẩm này với các sản phẩm khác thì hãy đưa vào trong
mã SKU để tránh tình trạng nhồi nhét quá nhiều thông tin.
Thông thường một SKU nên gồm những yếu tố sau đây:
- Tên nhà sản xuất / tên thương hiệu
- Mô tả sản phẩm: về chất liệu (cotton, khaki, lụa, gấm…); hình dáng (dài, ngắn…)
- Ngày mua hàng:Gồm các số ngày, tháng, năm (chỉ nên dùng 2 số cuối) lOMoAR cPSD| 40425501 18
- Kho lưu trữ:Nếu bạn có nhiều kho hàng, bạn có thể có ký hiệu riêng cho từng kho theo
khu vực Hà Nội, Hồ Chí Minh… hay theo quận, huyện. - Kích cỡ sản phẩm - Màu sắc sản phẩm
- Tình trạng sản phẩm: còn mới hay đã qua sử dụng
Hình 4.3. Mô tả về mã SKU
Kết hợp tất cả các yếu tố (biến thể) trên lại cùng nhau, ta sẽ đặt SKU cho sản phẩm theo danh mục một cách dễ dàng
4.2. Vai trò của SKU trong hoạt động kho bãi
Hoạt động kho bãi là quá trình theo dõi từ đầu đến cuối, từ đặt hàng, nhận hàng và nhập kho
đến đóng gói và vận chuyển sản phẩm, thế nên quản lý kho hiệu quả không hề là một công việc
dễ dàng, vậy SKU sẽ đem lại những vai trò nào cho doanh nghiệp cũng như nhà cung cấp?
SKU của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp quản trị tốt hàng hóa trong kho bãi từ đó có thể
kiểm tra được chính xác hàng trong kho, đảm bảo cho kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hóa.
SKU giúp chúng ta nắm được chính xác số lượng hàng hóa và biết được được công suất kho
còn dư hay không. Nếu không có đủ hàng hóa trong kho, thì nhà cung cấp đang lãng phí khả
năng sinh lời của kho hàng. Còn nếu có quá nhiều hàng hóa thì sẽ dẫn đến tình trạng kho không
đủ sức chứa, đình trệ trong việc bảo quản hàng hóa.
Dựa vào tần suất nhập, xuất hàng của từng SKU, ta có thể xác định được mặt hàng nào luân
chuyển nhiều nhất và mặt hàng nào đang hoạt động kém hiệu quả. Điều này không chỉ cung cấp
cho bạn bức tranh rõ ràng hơn về các dòng lợi nhuận mà còn giúp bạn đưa ra các quyết định
chiến lược về sản phẩm nhằm giúp doanh nghiệp tăng trưởng trong tương lai
Ngoài ra, SKU tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định mức tồn kho tối thiểu và tối đa. Nhờ
việc xác định các ngưỡng này, bạn có thể biết khi nào cần thực hiện đơn đặt hàng mới. lOMoAR cPSD| 40425501 19
Hình 4.4. Phân loại hàng hóa bằng mã SKU
SKU đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và là công cụ hữu ích giúp bạn tìm kiếm nhanh
chóng, quản lý sản phẩm một cách dễ dàng và khoa học khi danh mục sản phẩm kinh doanh
ngày một mở rộng và đa dạng với những vai trò quan trọng. Tuy SKU ở dạng truyền thống, có
thể xảy ra một số vấn đề trong quá trình in ấn hay chất lượng in không đạt chuẩn dẫn đến tình
trạng không đọc được mã vạch, gây rất nhiều khó khăn cho người quản lý. Nhưng hiện nay, việc
tạo ra các mã Sku nội bộ, được mã hóa thành barcode sản phẩm đã đem lại sự thuận tiện cao. Nó
được xem là giải pháp tối ưu, giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc số hóa cũng như quản lý
hàng trăm, hàng ngàn loại sản phẩm khác nhau.
Chương 5: SO SÁNH MÔ HÌNH CROSS DOCKING VÀ MÔ HÌNH KHO HÀNG TRUYỀN THỐNG
5.1. Mô hình Cross Docking: 5.1.1. Khái niệm:
Mô hình Cross Docking được hiểu là một hệ thống phân phối hàng hóa. Hàng hóa được
nhận trực tiếp từ kho hoặc trung tâm phân phối, không cần đem vào vị trí lưu trữ mà luôn
sàng vận chuyển đến cửa hàng bán lẻ/khách hàng. lOMoAR cPSD| 40425501 20
Hình 5.1. Mô hình Cross Docking 5.1.2. Phân loại:
Cross Docking nhà sản xuất (Manufacturing Cross Docking): Hỗ trợ và tổng hợp các nguồn
cung ứng hàng hóa đầu vào để hỗ trợ JIT (Đúng sản phẩm – đúng số lượng – đúng nơi – đúng
thời điểm cần thiết) trong quá trình sản xuất.
Cross Docking nhà phân phối (Distributor Cross Docking): Đây là hoạt động hỗ trợ và thu
gom hàng hóa từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau. Sau khi nhận xong lô hàng cuối cùng, tất
cả hàng hóa đều được tập hợp chung một pallet và giao cho khách hàng
Cross Docking vận tải (Transportation Cross Docking): Thu gom và kết hợp nhiều lô hàng
từ các nhà vận tải khác nhau theo mô hình LTL (Less than truckload – vận chuyển sản phẩm
lẻ bằng xe tải) hay theo các lô nhỏ với mục đích đem lại lợi ích về quy mô giao dịch
Cross Docking bán lẻ (Retail Cross Docking): Người phân phối sẽ nhập hàng hóa từ nhiều
nhà cung cấp khác nhau và vận chuyển đến những cơ sở kinh doanh bán lẻ trên thị trường
Cross Docking cơ hội (Opportunistic Cross Docking): Hoạt động này có thể áp dụng tại bất
cứ kho hàng nào. Nhà phân phối có thể chuyển hàng hóa từ điểm nhận đến điểm chuyển hàng
để đáp ứng một đơn đặt hàng của khách hàng
Một số loại hàng phù hợp vận chuyển bằng cross docking
Các mặt hàng dễ hư hỏng cần vận chuyển ngay lập tức lOMoAR cPSD| 40425501 21 Hình 5.2. Hoa quả
Nguồn : Internet
Mặt hàng chất lượng cao mà không cần phải kiểm tra chất lượng trong quá trình nhận hàng
Sản phẩm được gắn thẻ ,nhãn mác và sẵn sàng bán cho khách hàng
Mặt hàng quảng cáo và các mặt hàng đang được đưa ra thị trường
Các loại sản phẩm bán lẻ chủ lực với 1 nhu cầu ổn động và biến động thấp
Hình 5.3. Các loại bánh kẹo bán lẻ
· Các đơn hàng của khách hàng của khách hàng được chọn và đóng gói từ 1 nhà máy sản xuất hoặc kho
5.2. Mô hình kho hàng truyền thống.
5.2.1. Khái niệm: Là mô hình kho vận trong đó hàng hóa được lưu trữ trung gian trước khi được
vận chuyển đến khách hàng. Mô hình này thường được sử dụng cho các mặt hàng có vòng đời
dài, không có nhu cầu giao hàng nhanh chóng. lOMoAR cPSD| 40425501 22
Hình 5.4 Mô hình kho hàng truyền thống
5.3. So sánh mô hình Cross Docking và mô hình kho hàng truyền thống. Cross Docking
Kho hàng truyền thống
Hình thức quản lý kho hàng hiệu quả,
Thường lưu trữ hàng hóa trong kho để
hàng hóa được nhận và chuyển giao ngay phân phối sau này lập tức
Quá trình xử lý hàng hóa trong kho
Quá trình xử lý hàng hóa trong kho
nhanh chóng và đơn giản, bao gồm việc
thường kéo dài và phức tạp, bao gồm kiểm
kiểm tra, đóng gói và chuyển giao hàng hóa. tra, đóng gói, đánh số, lưu trữ và phân loại hàng hóa.
Thường không có khu vực lưu trữ lâu dài Thường có nhiều khu vực lưu trữ và các
và các công đoạn xử lý phức tạp.
công đoạn xử lý hàng hóa khác nhau.
Thời gian lưu trữ hàng hóa trong kho Thời gian lưu trữ hàng hóa trong kho
thường rất ngắn, giúp giảm thiểu chi phí lưu thường lâu hơn, do đó tạo ra chi phí lưu trữ trữ. cao hơn.
Yêu cầu lượng lớn vốn đầu tư vì chỉ tiết
Yêu cầu nguồn vốn đầu tư ít hơn so với
kiệm chi phí khi mô hình này hoạt động mô hình cross docking trơn tru,không sai sót Chi phí vận tải cao
Chi phí vận tải vừa phải
Tốn nhiều thời gian khi gặp trục trặc
Tùy trường hợp ,có thể tốn nhiều hoạt ít thời gian lOMoAR cPSD| 40425501 23
Chương 6: An toàn lao động trong kho hàng 6.1. Khái niệm.
6.2. Các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong kho hàng.
6.3. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong kho hàng lOMoAR cPSD| 40425501 24
Chương 7: KẾT LUẬN