Chương 3 LÝ THUYẾT NGƯỜI TIÊU DÙNG | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Lý thuyết người tiêu dùng cung cấp cái nhìn sâu sắc về động cơ và hành vi của người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường và xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả. Việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng không chỉ giúp cải thiện sản phẩm mà còn tạo ra giá trị thực sự cho khách hàng
Môn: Dự báo thị trường
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chương 3
LÝ THUYẾT NGƯỜI TIÊU DÙNG
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Trang bị những kiến thức cơ bản về lợi ích và cách lựa chọn tiêu dùng tối ưu
về các loại hàng hoá của người tiêu dùng.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT
3.1. Lý thuyết về lợi ích
3.1.1. Khái niệm về lợi ích và lợi ích cận biên
Có thể nói động cơ đầu tiên đưa người ta đến mua sắm một hàng hoá hoặc dịch
vụ nào đó chính là sở thích về hàng hoá hoăch dịch vụ đó, tức là mong muốn được
tiêu dùng chúng. Tuy nhiên, khác với các nhà tâm lý học và xã hội học, các nhà kinh
tế không quan tâm đến việc phát hiện ra nguồn gốc của sở thích mà chỉ xem xét sở
thích ảnh hưởng như thế nào nào tới quyết định của người tiêu dùng.
Giả định bạn hài lòng về một sản phẩm nào đó, thì bạn sẽ sẵn sàng trả gía cao
hơn cho nó. Bởi vậy, có quan hệ thuận chiều giữa sở thích và sự sẵn sàng chi trả cho
một hàng hoá nào đó; và đó là đối tượng nghiên cứu của các nhà kinh tế.
Tổng lợi ích và lợi ích cận biên
Lợi ích (U) được hiểu là sự như ý, hài lòng do tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ mang lại .
Lợi ích toàn bộ ( TU) là tổng thể sự hài lòng do toàn bộ sự tiêu dùng hàng hoá và
dịch vụ mang lại.
Lợi ích cận biên (MU) phản ánh mức độ hài lòng do tiêu dùng một đơn vị sản
phẩm cuối cùng mang lại.
Sự thay đổi về tổng lợi ích
Lợi ích cận biên (MU)=
Sự thay đổi về lượng
3.1. 2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần.
Quy luật Lợi ích cận biên của một hàng hoá có xu hướng giảm đi khi lượng mặt
hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn ở trong một thời kỳ nhất định.
Sở dĩ lợi ích cận biên ngày càng giảm đi là do giảm sự hài lòng hay thích thú của bạn
đối với một mặt hàng khi tiêu dùng thêm mặt hàng đó. Quy luật lợi ích cận biên nói lên khi
ta tiêu dùng nhiều hơn một mặt hàng nào đó, tổng lợi ích sẽ tăng lên, tuy nhiên với tốc độ
ngày càng chậm. Việc tăng chậm này là do lợi ích cận biên( lợi ích tăng thêm 52 lOMoAR cPSD| 46884348
do tiêu dùng đơn vị sau cùng của một hàng hoá) giảm đi khi ta tiêu dùng thêm hàng hoá đó.
Yếu tố thời gian cũng có ý nghĩa quan trọng, quy luật lợi ích cận biên giảm dần
thích hợp với thời gian ngắn.
3.1.3. Lợi ích cận biên và đường cầu.
Lợi ích là một khái niệm trừu tượng dùng trong kinh tế học để chỉ cảm giác thích thú
chủ quan, tính hữu ích hoặc sự thoả mãn do tiêu dùng hàng hoá mà có. Không thể đo được
lợi ích và lợi ích cận biên bằng các đơn vị vật lý như đơn vị điện tử, trọng lượng hoặc chiều
dài. Tuy nhiên, khái niệm lợi ích là một công cụ rất hữu ích của các nhà kinh tế dùng để
giải thích nhiều hiện tượng kinh tế, cũng như hành vi của người tiêu dùng. Trong mục này
chúng ta sẽ vận dụng khái niệm lợi ích, lợi ích cận biên và quy luật lợi ích cận biên giảm
dần để giải thích vì sao đường cầu lại nghiêng xuống dưới.
Chúng ta thấy có mối quan hệ qua lại giữa lợi ích cận biên và giá cả. Lợi ích cận
biên của việc tiêu dùng hàng hoá càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn
cho nó và khi lợi ích cận biên giảm thì sự sẵn sàng chi trả cũng giảm đi. Như vậy có thể
dùng giá cả để đo lợi ích cận biên của việc tiêu dùng một loại hàng hoá.
Nếu so sánh ta thấy có sự tương tự về dạng của đường cầu và dạng của đường lợi ích
cận biên. Nó thể hiện một điều đằng sau đường cầu chứa lợi ích cận biên giảm dần của
người tiêu dùng, hay do quy luật lợi ích cận biên giảm dần đường cầu nghiềng xuống dưới.
Đến đây ta có MU D. Nếu các đơn vị tiêu dùng là rời rạc, ta sẽ có đường cầu
gãy khúc từng đoạn. Nếu như các đơn vị tiêu dùng là liên tục, đường cầu sẽ được
thể hiện bằng đường liền.
Đường cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân.
3.1.4. Thặng dư tiêu dùng
Thặng dư tiêu dùng là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của người
tiêu dùng khi tiêu dùng một đơn vị hàng hoá nào đó (MU) với chi phí thực tế để thu
được lợi ích đó(MC).
Hình dưới đây cho biết, giá thị trường bằng 1.000 đồng được thể hiện bằng đường
ngang BE, nó phản ánh chi phí cận biên của người tiêu dùng.Trong tình trạng rất khát
nước, người tiêu dùng sẵn sàng trả cho cốc nước chanh thứ nhất giá 7.000 đồng; với 7.000
đồng đó phản ánh lợi ích cận biên của người tiêu dùng khi tiêu dùng cốc nươc chanh thứ
nhất và được thể hiện bằng toàn bộ hình chữ nhật ứng với cốc nước chanh thứ nhất.
Nhưng trên thực tế người tiêu dùng chỉ phải trả 1.000 đồng/1cốc theo giá thị trường được
thể hiện bằng ô chữ nhật để trống ứng với cốc nước chanh thứ nhất. Do vậy, người tiêu
dùng sẽ có được một khoản thặng dư là 6.000 đồng. Thặng dư xuất hiện do người 53 lOMoAR cPSD| 46884348
tiêu dùng được hưởng nhiều hơn mức họ trả. Người tiêu dùng là người tối đa hoá lợi ích,
nên anh ta sẽ mua nước cho đến khi lợi ích cận biên của cốc nước cuối cùng bằng với chi
phí cận biên của nó. Người tiêu dùng sẽ mua đến cốc nước thứ sáu. Anh không mua cốc
nước thứ bảy vì đối với anh ta nó chỉ đáng giá 500 đồng. Như vậy, giá của cốc nước bằng
lợi ích cận biên của cốc nước cuối cùng anh ta mua. Do quy luật lợi ích cận biên giảm dần,
người tiêu dùng sẽ được hưởng thặng dư tiêu dùng ở các cốc nước trước dó. Tổng thặng dư
tiêu dùng đó( được ký hiệu là CS ) được thể hiện bằng phần gạch chéo ở hình.
Trong ví dụ trên, chúng ta thấy trường hợp chỉ có một người tiêu dùng nước. Tuy
nhiên, do đường cầu thị trường là tổng cộng của các đường cầu cá nhân nên chúng ta có
thể áp dụng khái niệm thặng dư tiêu dùng cho toàn bộ một thị trường. Logic thặng dư tiêu
dùng cá nhân đúng với toàn bộ thị trường. Trong hình , giá thị trường bằng 1.000 đồng
được thể hiện bằng đường nằm ngang E và thặng dư tiêu dùng được thể hiện bằng tam giác ABE. P; MU A 1000 P= MU CS E 100 0
Số lượng cốc ướ
3.2. Lựa chọn sản phẩm và tiêu dùng tối ưu
3.2.1. Tối đa hoá lợi ích người tiêu dùng
Các phân tích ở trên về cầu vẫn dựa trên giả định mua một sản phẩm riêng lẻ với
những mức giá khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế quyết định tiêu dùng phải giải quyết
vấn đề lựa chọn và mua hàng hoá nào trong số nhiều hàng hoá với mức giá nhận được.
Mục đích của người tiêu dùng là đạt được sự thoả mãn tối đa bằng nguồn thu
nhập hạn chế. Việc chi mua của họ đều phải chấp nhận một chi phí cơ hội, vì việc
mua hàng hoá này đồng thời sẽ làm giảm cơ hội mua nhiều hàng hoá khác. Vì vậy,
cần phải quyết định như thế nào để đạt được sự thoả mãn tối đa. 54 lOMoAR cPSD| 46884348
Rõ ràng, sự lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng bị ràng buộc bởi nhân tố chủ
quan là sở thích của họ và nhân tố khách quan là thu nhập hay ngân sách tiêu dùng và giá
cả sản phẩm. Cơ sở để giải thích sự lựa chọn tiêu dùng là lý thuyết về lợi ích và quy luật
cầu. Theo lý thuyết này, người tiêu dùng sẽ dành ưu tiên cho sự lựa chọn sản phẩm có lợi
ích lớn hơn. Theo quy luật cầu, việc lựa chọn còn phải xét tới giá cả thị trường của hàng
hoá mà ta cần. Như vậy, là phải so sánh lợi ích thấy trước của mỗi sự tiêu dùng với chi phí
của nó và việc lựa chọn sản phẩm phải phù hợp nhất với lượng thu nhập có thể có.
Giả sử chúng ta vừa muốn uống trà và vừa muốn chơi trò chơi điện tử . Giả sử ham
muốn uống trà gấp một lần rưỡi chơi. Điều đó có ý nghĩa lợi ích cận biên của cốc trà thứ
nhất bằng 1,5 lần lợi ích cận biên của lần chơi điện tử thứ nhất. Nếu chỉ xét về mặt lợi ích
thì lựa chọn tiêu dùng dường như là hiển nhiên. Vấn đề sẽ phức tạp hơn nếu như ta chỉ biết
gía của một cốc trà gấp hai lần chi phí cho một lần chơi điện tử, thì có nghĩa là phải trả hai
lần nhiều hơn để được 1,5 lần thoả mãn nhiều hơn. Điều đó có nghĩa là, ta sẽ có nhiều lợi
ích hơn trên một đồng chi trả khi lựa chọn ngược lại. Muốn tối đa hoá lợi ích, người tiêu
dùng phải chọn hàng hoá cho lợi ích cận biên tối đa trên một đồng chi mua.
Để trình bày nguyên tắc một cách dễ hiểu, chúng ta tiếp tục sử dụng thí dụ về
uống trà và chơi video. Giả sử trong túi chúng ta chỉ có 1.500đ để chi. Với mức thu
nhập hạn chế đó cần phải chi như thế nào để có lợi ích tối đa.
Chúng ta vẫn giả định lợi ích cận biên của cốc trà thứ nhất lớn hơn lần chơi thứ
hai 1,5 lần. Điều đó có thể lượng hoá bằng cách cho 15 điểm cho cốc trà thứ nhất và 10
điểm lần chơi thứ nhất. Do quy luật lợi ích cận biên giảm dần nên MU của cốc thứ hai
chỉ còn 8 đơn vị, cốc thứ 3 bằng 2, cốc thứ tư bằng 0, cốc thứ 5, thứ 6 chỉ gây cảm giác
khó chịu cho chúng ta nên lợi ích cận biên của chúng ta mang giá trị âm.
Quy luật đó cũng đúng với chơi điện tử nhưng cần lưu ý lợi ích cận biên của nó
giảm chậm hơn so với uống trà.
Chúng ta hãy xem xét cơ cấu chi tiêu tối ưu thông qua việc xem xết tổng lợi ích.
Nếu chi toàn bộ 1.500đ cho trò chơi điện tử thì được 6 lần chơi với tổng lợi ích 25 đơn
vị. Nếu chỉ chọn một trong 2 thứ, chúng ta sẽ chọn việc chơi. Trên thực tế chúng ta có
thể lựa chọn kết hợp. Vậy nên sử dụng 1.500đ như thế nào để tối đa hoá lợi ích.
Nếu sử dụng 500đ đầu tiên để uống trà, ta chỉ được 15 đơn vị lợi ích. Nếu sử
dụng cho chơi điện tử sẽ được 10+9=19 đơn vị lợi ích. Do đó ta sẽ chi 500đ đầu tiên cho chơi điện tử .
Tối đa hoá lợi ích. Lượng tiêu
Lượng lợi ích ( đơn vị thoả mãn ) 55 lOMoAR cPSD| 46884348 dùng Do uống trà Do chơi điện tử Tổng số Cận biên Tổng số Cận biên 0 0 0 0 0 1 15 15 10 10 2 23 8 19 9 3 25 2 26 7 4 25 0 31 5 5 22 -3 34 3 6 12 -10 35 1
Nếu sử dụng 500đ thứ hai cho trò chơi điện tử sẽ chỉ được 7+5=12 đơn vị lợi
ích. Trong khi đó nếu sử dụng cho uống trà sẽ được 15 đơn vị lợi ích. Do đó ta sẽ sử
dụng 500đ thứ hai này cho uống trà .
Tương tự, cuối cùng chúng ta sẽ không sử dụng 500đ thứ ba để mua trà ( với
lợi ích bằng 8 đơn vị ) mà để chơi điện tử cho lợi ích 7+5=12 đơn vị.
Kết luận cuối cùng sẽ là uống 1 cốc nước trà và chơi Video 4 lần. Chúng ta sẽ
thu được lợi ích tối đa với tổng lợi ích 19+15+12=46 đơn vị.
Bây giờ chúng ta cần rút ra quy tắc tổng quát việc tối đa hoá lợi ích. Phương
pháp cơ bản đối với việc tối đa hoá lợi ích là mua thứ hàng có lợi ích cận biên lớn
nhất tính trên một đồng.
Lơị ích cận biên tính trên một đồng bằng MU chia cho giá đơn vị của nó(
MU/P) Do cốc trà thứ nhất có MU = 15 và giá là 500đ,
MU/P = 15 đơn vị/ 500 đ = 0,03 đơn vị/ đ
Lần trò chơi điện tử thứ nhất có MU = 10 và giá cả là 250đ.
Ta có: MU/P= 10 đơn vị /250đ = 0,04 đơn vị/ đ
Theo tính toán đó, chúng ta sẽ chọn lần trò chơi điện tử thứ nhất. Chúng ta có
thể tiếp tục tính toán của mình và sẽ thu được kết cục như đã được trình bày ở trên.
Việc tiêu dùng tối ưu có nghĩa là chúng ta lựa chọn một cơ cấu tiêu dùng hàng hoá tối
đa tổng lợi ích. Điều kiện để tối đa hoá tổng lợi ích là: Lợi ích cận biên tính trên một đồng
của hàng hoá này phải bằng lợi ích cận biên tính trên một đồng của hàng hoá khác. 56 lOMoAR cPSD| 46884348 MUX MUY MU z MUn = = = ….= Px PY Pz Pn
Trong đó x,y,z… là các hàng hoá khác nhau; Px, Py, Pz … là giá cả hàng hoá x,y,z
Chúng ta cần hiểu biết quy tắc đó như thế nào. Để tối đa hoá lợi ích phải so
sánh giữa lợi ích cận biên và giá cả. Nếu một đồng để mua sản phẩm x mang lại lợi
ích cận biên lớn hơn một đồng mua sản phẩm y, thì chúng ta sẽ chọn sản phẩm x, vì
sự lựa chọn như vậy cho phép chúng ta tăng tổng lợi ích.
3.2.2. Giải thích bằng đường ngân sách và đường bàng quan
Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng, có thể giải thích bằng mô hình đường
ngân sách và đường bàng quan.
Như trên đã nói, sự lựa chọn của người tiêu dùng được quyết định bởi nhân tố khách
quan là thu nhập và giá cả, và nhân tố chủ quan là sở thích của người tiêu dùng. Đường
ngân sách thể hiện sự ràng buộc vào ngân sách va giá cả hàng hoá của người tiêu dùng. Nó
chia không gian lựa chọn thành 2 miền: tập hợp có thể đạt được và tập hợp không thế đạt
được và thể hiện tất cả các sự kết hợp có thể có để lựa chọn hai hàng hoá x và y. Do vậy,
đường ngân sách còn được gọi là đường giới hạn khả năng tiêu dùng. - PX
Độ dốc của đường ngân sách = PY
Phương trình của đường ngân sách có dạng: NS PX Y= - X PY PY
Trong đó: x,y là lượng tiêu dùng hàng hoá x,y
Px, Py là giá cả hàng hoá x,y
NS là ngân sách tiêu dùng.
Đường bàng quan thể hiện những kết hợp trong việc lựa chọn hai loại hàng hoá và tất
cả những sự kết hợp đó đều mang lại một số lợi ích như nhau đối với người tiêu dùng. Như
vậy, một mức lợi ích hay sở thích của người tiêu dùng được đại diện bằng một 57 lOMoAR cPSD| 46884348
đường bàng quan và các mức lợi ích của người tiêu dùng được đại diện bằng tập
hợp vô số các đường bàng quan khác nhau.
Chúng ta có công thức tỷ lệ thay thế cận biên hàng hoá y lấy hàng hoá x:
MRS x/y = -Y / X = MUx/ MUY , đây chính là hệ số góc của tiếp tuyến với đường bàng quan .
Điểm tiêu dùng tối ưu phải là điểm tiếp xúc của đường ngân sách ( NS) với
đường bàng quan ( u2). Trên hình vẽ là điểm A QY U3 A NS U2 U1 0 QX
Hệ số góc của đường ngân sách = Hệ số góc của đường bàng quan Hay PY / PX = MUx/ MUY MUX/PX = MUY/PY
Kết luận này hoàn toàn giống kết luận đã thu được ở mục trước.
NỘI DUNG THẢO LUẬN
1. Trình bày khái niệm lợi ích, tổng lợi ích và lợi ích cận biên ?
2. Phương pháp lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi biết lợi ích, tổng lợi ích và lợi ích cận biên
3. Phương pháp lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi sử dụng đường ngân sách và đường bàng quan.
TÓM TẮT NỘI DUNG CỐT LÕI
- Giới hạn ngân sách của người tiêu dùng biểu thị cách kết hợp hàng hoá khác
nhau mà ngưòi ta co thể mua với một mức thu nhập và giá cả hàng hoá cho trước.
Độ dốc của đường ngân sách bằng giá tương đối giữa 2 hàng hoá. 58 lOMoAR cPSD| 46884348
- Đường bàng quan của người tiêu dùng biểu thị sở thích của họ. Nó cũng cho
biết các kết hợp hàng hoá khác nhau đem lại mức thoả mãn như nhau cho người
tiêu dùng. Những điểm nằm trên đường bàng quan cao hơn được ưa thích hơn
những điểm nằm trên đường bàng quan thấp hơn. Độ dốc của đường bàng quan tại
mọi điểm đều bằng tỷ lệ thay thế cận biên của người tiêu dùng( tức tỷ lệ mà tại đó
người tiêu dùng sẵn sàng đánh đổi hàng hoá này để lấy hàng hoá khác).
- Người tiêu dùng tối ưu hoá bằng cách lựa chọn điểm đồng thời nằm trên
đường giới hạn ngân sách và đường bàng quan cao nhất. Tại điểm này, độ dốc của
đường bàng quan ( Tỷ lệ thay thế cận biên giữa các hàng hoá) bằng độ dốc của
đường ngân sách ( giá tương đối giữa các hàng hoá ).
- Khi giá một hàng hoá giảm, ảnh hưởng của nó đối với sự lựa chọn của người tiêu
dùng có thể được phân tích thành hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế. Hiệu ứng
thu nhập là sự thay ddooir của tiêu dùng phát sinh do mức giá thấp hơn làm cho người
tiêu dùng có lợi. Hiệu ứng thay thế là sự thay đổi của người tiêu dùng phát sinh từ chỗ
giá cả thay đổi khuyến khích những tiêu dùng lớn hơn đối với hàng hoá đã rẻ hơn một
cách tương đối. Hiệu ứng thu nhập được phản ánh qua sự dịch chuyển của đường bàng
quan thấp tới đường bàng quan cao. Trái lại hiệu ứng thay thế được biểu thị bằng sự di
chuyển dọc theo một đường bàng quan tới điểm có độ dốc khác .
- Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng được ứng dụng trong nhiều
tình huống. Nó có thể giải thích tại sao đường cầu lại dốc xuống, tại sao tiền lương
cao hơn có thể làm tăng hoặc giảm lượng cung về lao động, tại sao lãi suất cao hơn
có thể làm tăng hoặc giảm tiết kiệm và tại sao người nghèo lại thích nhận được trợ
cấp tiền mặt hơn trợ cấp hiện vật.
BÀI TẬP VẬN DỤNG VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ
4. Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền I = 60 đô la dùng để mua
hai hàng hoá X và Y với giá tương ứng Px = 3 đô la và Py = 1 đô la, cho biết hàm
tổng ích lợi TU = X.Y
a. Viết phương trình đường ngân sách (BL) b. Tính MUx, MUy và MRSx/y
c. Xác định lượng hàng hoá X và Y mà người tiêu dùng mua để tối đa hoá ích lợi (TUmax). 59 lOMoAR cPSD| 46884348
5. Hàng tháng một người tiêu dùng dành 1 triệu đồng để mua thịt X và khoai
tây Y với giá tương ứng Px = 20.000 đ/kg, Py = 5.000đ/kg
a. Thiết lập phương trình đường ngân sách và minh hoạ bằng đồ thị
b. Biết hàm lợi ích của thịt X và khoai tây Y là TU = (X – 2) Y thì kết hợp nào
giữa thịt và khoai tây mà người tiêu dùng sẽ mua tối đa hoá ích lợi.
c. Nếu giá khoai tây tăng gấp đôi thì đường ngân sách và quyết định của
người tiêu dùng sẽ thay đổi như thế nào? Vẽ đường cầu cá nhân về sản phẩm Y.
6. Một người tiêu dùng X có thu nhập hàng tháng là 2500000 đ để tiêu dùng 2
hàng hoá là gạo và xăng. Giá gạo là 8000đ/kg, giá của xăng là 12000 đ/lít.
Hãy vẽ đường ngân sách cho người tiêu dùng X?
Giả sử thu nhập của người tiêu dùng tăng thêm 20% hãy vẽ đường ngân sách
mới cho người tiêu dùng này?
Hãy xác định số kg gạo và số lít xăng mà người tiêu dùng sử dụng để tối đa hoá
lợi ích nếu hàm lợi ích của người tiêu dùng U= 3xy + 4y (thu nhập đã tăng 20%)
Trong đó x là số kg gạo, y là số lít xăng
Giả sử giá xăng tăng lên 10% thì sự kết hợp giữa gạo và xăng như thế nào để
người tiêu dùng tối đa hoá lợi ích? Tính lợi ích lớn nhất đó?
Minh hoạ kết quả bằng đồ thị?
7. Cho đường ngân sách và 3 đường bàng quan của một người bởi hình dưới đây:
Nếu giá của hàng hoá X là 8$ thì ngân sách của người tiêu dùng này là bao nhiêu?
Giá của hàng hoá Y là bao nhiêu?
Xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của người tiêu dùng tại điểm tối đa hoá lợi ích?
Nếu người tiêu dùng tối đa hoá lợi ích của mình ở thành phố khác trả 1/4 cho hàng
hoá X và gấp 4 cho hàng hoá Y thì tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của họ là bao nhiêu?
8. Một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 1,5 triệu đồng để phân bố cho hai hàng hoá X và Y
Giả sử giá hàng hoá X là 3000đ/đơn vị, giá hàng hóa Y là 5000đ/đơn vị. Hãy vẽ
đường ngân sách cho người này?
Xác định tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hoá X và Y?
Giả sử hàm lợi ích của người tiêu dùng này là U(X,Y)= 4x(1+2y). Xác định số
lượng hàng hoá x và y để người tiêu dùng này tối đa hoá lợi ích? Tính lợi ích lớn nhất đó? 60 lOMoAR cPSD| 46884348
Vì cung của hàng hoá X giảm nên giá của nó tăng thành 4000đ. Sự kết hợp x và
y nào để người tiêu dùng tối đa hoá lợi ích? Tính lợi ích lớn nhất đó?
Cửa hàng nơi người tiêu dùng A mua hàng có sự khuyến mại, nếu mua 30 đơn vị
hàng hoá X với giá 4000 đ/đơn vị thì được thêm 10 đơn vị không mất tiền, tất cả các đơn vị
X mua sau đều phải trả giá là 4000đ/đơn vị? Hãy vẽ đường ngân sách mới cho người tiêu dùng này?
Minh hoạ kết quả bằng đồ thị?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1. Đọc lại các nội dung lý thuyết đã học 2. Làm bài tập